Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.52 KB, 30 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG
NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢN BÌNH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số
26/2002/QĐ-UB ngày 25/12/2002 của UBND tỉnh Quảng Bình trên cơ sở sáp nhập các
đơn vị sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phía Bắc của tỉnh. Thực hiện Quyết định số 58/QĐ
- UB, ngày 23/8/2002 của UBND tỉnh về phê duyệt đề án đổi mới tổ chức và cơ chế quản
lý các lâm trường quốc doanh theo quyết định số 187/QĐ - TTg, Công ty thành lập thêm 3
ban quản lý rừng phòng hộ và 1 xí nghiệp chuyên về sản xuất cây giống, khai thác và chế
biến lâm sản.
Nhìn chung, các hoạt động của Công ty từ khi thành lập đã từng bước có hiệu quả, cụ
thể:
Chất lượng các hạng mục công trình lâm sinh trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã
được nâng lên rõ rệt, dự án trồng nguyên liệu được triển khai, các hoạt động khai thác gỗ
rừng tự nhiên, trồng rừng, nhựa thông ... thực hiện dúng quy trình, đảm bảo chất lượng,
việc phá rừng, cháy rừng từng bước được ngăn chặn, đã tạo được việc làm thường xuyên
cho hàng ngàn lao động, góp phần cải thiện đời sống đồng bào miền núi. Đặc biệt với sự
hoạt động có hiệu quả của Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn đã góp một phần
không nhỏ cho Công ty.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất vẫn gặp một số khó khăn: Nhiều đơn vị chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do vậy khó cho công tác bảo vệ và phát triển rừng,
hiệu quả sử dụng đất còn thấp, chưa làm rõ chức năng sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ
công ích nên sản xuất kinh doanh còn lúng túng ...
Thực hiện Quyết định số 342/2005/QĐ - TTg, ngày 26/12/2005 của thủ tướng chính
phủ về phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trườn quốc doanh
thuộc QBND tỉnh Quảng Bình, Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình xây dựng đề
án sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh trình QBND tỉnh Quảng Bình
phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Vốn điều lệ của Công ty (tính đến 12/2002) gồm có:
+ Tổng vốn sản xuất kinh doanh: 9,532 tỷ đồng.


Bao gồm: Vốn cố định : 6, 541 tỷ đồng chiếm 68.6% tổng vốn
Vốn lưu động : 2,991 tỷ đồng chiếm 31,4% tổng vốn
Trong đó: Vốn ngân sách: 7,756 tỷ đồng chiếm 81,3%
Vốn tự có : 1,694 tỷ đồng chiếm 17,8 %
Nguồn khác : 0,082 tỷ đồng chiếm 0.9%
- Các đơn vị trực thuộc Công ty gồm có:
+ Các Lâm trường: Lâm trường Bố Trạch, Lâm trường Bồng Lai, Lâm trường Minh
Hoá, Lâm trường Quảng Trạch, Lâm trường Tuyên Hoá, Lâm trường Cao Quảng.
+ Các Xí nghiệp: Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn, Xí nghiệp cơ giới và xây
dựng Lâm nghiệp, Xí nghiệp giống cây trồng Lâm nghiệp.
+ Các Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH): BQLRPH Quảng Trạch, BQLRPH
Thanh Lâm, BQLRPH Minh Hoá.
Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một số
năm qua:
Thứ
tự
Hạng mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
1 Doanh thu
25.149.670.000.0
00
23.936.250.000.00
0
27.210.950.000.0
00
2
Nộp ngân
sách
3.603.210.000 1.733.940.000 1.699.360.000
3
Lợi nhuận sau

thuế
466.310.000 158.730.000 95.548.700
4
Tổng quỹ
lương
Lương bq
tháng
4.012.343.400
786.734
4.129.694.400
809.744
5.752.824.480
1.128.005
5 Nợ phải thu 5.870.500.000 8.909.900.000 10.950.660.000
6 Nợ phải trả 6.168.000.000 11.922.100.000 12.336.632.000

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
a. Chức năng của Công ty
- Khai thác gỗ (rừng tự nhiên và rừng trồng), mây song, nhựa thông, tinh dầu và các loại
lâm sản phụ khác theo chỉ tiêu kế hoạch. Gia công chế biến gỗ, lâm sản đặc sản, nông sản
phục vụ tiêu dùng và xuất khâư.
- Xuất khẩu: Lâm sản (gỗ, mây song, nhựa thông ...), nông sản, thực phẩm.
- Nhập khẩu: Lâm sản, máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản
xuất, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng.
- Sản xuất các loại cây con phục vụ cho việc trồng rừng của Công ty và nhân dân địa
phương.
b. Nhiệm vụ của Công ty
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn và ngắn hạn, tổ chức thực hiện kế
hoạch sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đẩy mạnh công tác công tác trồng rừng Nông Lâm Công nghiệp trong phạm vi quản

lý cua Công ty và vùng phụ cận (với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ...
thông qua hợp đồng), hình thành khu nguyên liệu tập trung đủ lớn và cung cấp ổn định
công nhân chế biến gỗ nhân tạo.
- Công ty có trách nhiệm quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh trong phạm vị diện tích
rừng và đất rừng được giao.
- Tiến hành trồng rừng, tu bổ, khoanh nuôi, quản lý, bảo vệ rừng và động vật rừng, khai
thác, vận chuyển, chế biến lâm đặc sản (gỗ, mây song, nhựa thông, tinh dầu và các loại lâm
sản phụ khác), sản xuất một số vật liệu xây dựng. Chú trọng trồng rừng, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.
- Sản xuất các loại cây con có năng suất, chất lượng cao phục vụ trồng rừng nguyên liệu
và rừng phòng hộ của Công ty và nhân dân địa phương. Tổ chức dịch vụ kỹ thuật, thu mua
sản phẩm cho nguời dân tham gia sản xuất lâm nghiệp mở rộng ngành nghề thu hút lao
động trên địa bàn.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
đặc biệt ưu tiên phát triển các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế về tiềm năng tài nguyên.
- Tích cực mở rộng sản xuất và kinh doanh tổng hợp, thu hút vốn đầu tư thông qua liên
doanh, liên kết để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm hàng
hoá đáp ứng nhu cầu trong nước và hàng xuất khẩu.
- Quản lý vốn, tài sản, lao động theo các quy định hiện hành và thực hiện nghĩa vụ đối
với nhà nước.
2.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG
BÌNH.
2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc
Quảng Bình
2.2.1.1. Mặt hàng kinh doanh
Lĩnh vực sản xuất:
- Khai thác gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Khai thác nhựa thông.

- Khai thác mây song, tinh dầu và các lâm sản phụ khác.
- Chế biến mộc xuất khẩu: Bàn, ghế, ván ghép thanh, ván sàn ...
Lĩnh vự kinh doanh thương mại: Nhập gỗ và các phụ kiện khác dùng để sản xuất.
2.2.1.2. Các nhà cung cấp
- Miền nam: Công ty cổ phần Việt Đan - Huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương: Cung cấp gỗ
xẻ, gỗ tròn, bạch đàn.
- Miền trung: Xí nghiệp bao bì giấy khen Đà Nẵng: Cung cấp thùng cartoon.
Công ty TNHH TM và DV Linh Châu - TP Đà Nẵng: Cung cấp vật tư.
2.2.1.3. Tổ chức mạng lưới kinh doanh
- Văn phòng công ty.
- Các Xí nghiệp: Xí nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ Ba Đồn, Xí nghiệp cơ giới và xây
dựng lâm nghiệp, Xí nghiệp giống cây trồng Lâm nghiệp.
- Các Lâm trường: Lâm trường Bố Trạch, Lâm trường Bồng Lai, Lâm trường Minh
Hoá, Lâm trường Quảng Trạch, Lâm trường Tuyên Hoá, Lâm trường Cao Quảng.
- Các Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH): BQLRPH Quảng Trạch, BQLRPH Thanh
Lâm, BQLRPH Minh Hoá.
2.2.1.4. Khách hàng
Công ty có lượng khách hàng khá đông nhưng chủ yếu nằm trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình:
- Xí nghiệp đóng tàu thuyền Hoàng Tường - Quảng Văn - Quảng Trạch - Quảng Bình.
- Công ty chế biến lâm sản Văn Minh - Thanh Khê - Bố Trạch - Quảng Bình.
- Công ty chế biến lâm sản Đại Phúc - Thanh Khê-Bố Trạch - Quảng Bình.
- Công ty TNHH Trường An - Bắc Lý - Đồng Hới - Quảng Bình.
- Công ty TNHH Hùng Phú - Thanh Khê - Bố Trạch - Quảng Bình.
Ngoài ra, còn có một số khách hàng từ nước ngoài như Công ty TNHH Scancom -
Hồng Kông ...
2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Bộ máy quản lý ở Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình tổ chức theo kiểu trực
tuyến chức năng: Cấp trên chỉ đạo trực tuyến xuống các phòng ban chức năng, các Xí

nghiệp, Lâm trường ... Giữa các bộ phận có mối quan hệ chức năng với nhau, tham mưu
cho lãnh đạo công ty về mọi vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.



Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng Tổ chức
hành chính
Phòng Kế hoạch-
Kỹ thuật
Phòng Quy hoạch
và QLBV rừng
Phòng Kế toán-
Thống kế
Các Ban quản lý
rừng phòng hộ
Các Lâm trườngCác Xí nghiệp


Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
* Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Trong đó giám đốc là người điều
hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc điều hành doanh
nghiệp bằng quy chế, một mặt điều hành thông qua các trưởng phòng, ban công ty, giám
đốc lâm trường, xí nghiệp. Mặt khác điều hành trực tiếp đến từng cán bộ công nhân viên và
tổ công tác khi cần thiết; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có chức
năng theo pháp luật quy định. Các phó giám đốc giúp giám đốc điều hành Công ty khi
giám đốc đi vắng. Các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và UBND tỉnh về
những việc được phân công phụ trách. Ngoài các nhiệm vụ công tác trên, mỗi phó giám
đốc còn phải trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị Lâm trường, Xí nghiệp thành viên trực
thuộc Công ty mình phụ trách.
- Phòng Kế toán - Thống kê: Là phòng tham mưu, giúp việc trực tiếp cho giám đốc
công ty về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp.
Giúp giám đốc kiểm tra phát hiện những vướng mắc trong quá trình điều hành sản xuất
kinh doanh.
Xác định giá thành tối ưu cho từng sảnh phẩm theo từng kỳ kế hoạch thông qua xác
định chi phí sản xuất, dịch vụ tiêu thụ, chi phí mua, bán hàng hoá sản phẩm, quảng cáo và
bảo hành sản phẩm.
Trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác hạch toán từ Lâm trường, Xí
nghiệp thành viên đến Phòng Kế toán-Thống kê công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng phục vụ điều hành quản lý sản xuất kinh
doanh tập trung thống nhất của giám đốc trên tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, điều động cán bộ, xử lý các vấn
đề liên quan đến chế độ lương, bảo hiểm, trợ cấp ... nhằm hoàn thiện bộ máy nhân sự của
Công ty.
- Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật: Có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp giúp giám đốc công ty
lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác quản lý bảo vệ phát triển vốn rừng. Hàng năm
có kế hoạch lâu dài của Công ty 3 năm hoặc 5 năm hoặc 10 năm xây dựng chiến lược phát
triển lâu dài của Công ty.
- Phòng quy hoạch quản lý bảo vệ rừng: Có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho giám
đốc và phó giám đốc trong công tác quy hoạch quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
Thiết kế lập dự toán, xây dựng cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh, khai thác chế biến
các dự án trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng ... Lập phương án quy hoạch tổng thể, xây
dựng vốn rừng, bảo vệ tốt tài nguyên rừng thuộc Công ty.
- Các Lâm trường: Có nhiệm vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ, phát triển rừng, khai thác gắn

với chế biến và tiêu thụ lâm sản.
- Các xí nghiệp: Sản xuất, chế biến các loại lâm sản và hàng mộc xuất khẩu đáp ứng
nhu cấu tiêu thụ của thị trường.
2.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
Mô hình tổ chức kế toán được áp dụng tại Công ty là mô hình vừa tập trung vừa phân
tán. Các công việc kế toán được phân công cụ thể cho từng kế toán phần hành theo nguyên
tắc bất kiêm nhiệm.
Các đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phó phòng kế toán công
ty trực tiếp chỉ đạo các nghiệp vụ kinh tế. Định kỳ, kế toán cơ sở gửi báo cáo kế toán lên
phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh ở văn phòng công ty đồng thời kiểm tra, tổng hợp các báo cáo kế toán do
các đơn vị trực thuộc gửi lên.
Trưởng phòng KTTC

Sơ đồ 2.2 - Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
* Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
* Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán):
+ Giúp giám đốc công ty điều hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống
kê trong doanh nghiệp.
+ Kế toán trưởng có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài
sản, các quỹ, về kế toán hạch toán, chế độ kiểm tra và các chế độ khác do Nhà nước quy
định, chịu trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của mọi hoạt động tài chính tại Công
ty trước pháp luật.
+ Tổ chức quyết toán kịp thời, công khai báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm để đánh
giá đúng đắn, khách quan vè hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện nộp ngân
sách đúng quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo hạch toán đầy đủ mọi khoản chi phí phát sinh trong năm tài chính tại Công
ty.
- Phó phòng kế toán tài chính:

Phó phòng KTTC
Kế toán
thống kê
Kế toán
TGNH
Thủ quỹKế toán
TSCĐ,
CCDC
Kế toán
thanh
toán
Kế toán đơn vị trực thuộc
+ Kiểm tra báo cáo nhanh, báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, thực hiện báo
cáo tài chính toàn công ty; thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong toàn công ty,
công khai thuế, công tác giá thành phân xưởng.
+ Giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi vắng (nếu được uỷ quyền). Phó phòng
kế toán trực tiếp hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra các kế toán viên làm việc, là người tham
mưu cho kế toán trưởng về công tác kế toán.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thu, chi bằng tiền mặt; theo dõi phản ánh tiền lương, các
khoản trích theo lương, các khoản tạm ứng của công nhân viên.
- Kế táon TSCĐ, CCDC: Theo dõi TSCĐ, CCDC; theo dõi những khoản chi phí chờ
phân bổ; theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tỷ giá VNĐ và USD của tài khoản Công ty mở tại các
ngân hàng, theo dõi khoản tiền vay và lập thủ tục vay, thanh toán các khoản nợ đến hạn.
- Kế toán thống kê: Thống kê và tổng hợp báo cáo của các đơn vị trực thuộc gửi lên.
- Thủ quỹ: Theo dõi và đảm bảo quỹ tiền mặt tại công ty, phụ trách khâu chi tiền mặt
theo chứng từ hợp lệ; theo dõi và phản ánh việc cấp phát, nhận tiền mặt vào sổ quỹ. thủ
quỹ phải thường xuyên so sánh, đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt ở Công ty với sổ sách
kế toán liên quan để kịp thời phát hiện và sửa chữa những thiếu sót trong quá trình ghi
chép.

2.2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng
Bình
Hiện nay hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình
là hình thức Chứng từ ghi sổ.
 Sơ đồ trình tự ghi sổ:
Chứng từ
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi định kỳ
Quan hệ đối chiếu
 Diễn giải:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập định khoản phản ánh vào các sổ chi
tiết liên quan.
Cuối tháng kế toán tổng hợp các sổ phát sinh của từng tài khoản trên bảng tổng hợp,
bảng kê kiêm chứng từ ghi sổ rồi tiến hành cân đối sổ số phát sinh Nợ một tài khoản có
nhiều tài khoản tương ứng hoặc ngược lại. Nếu có sự chênh lệch thì phải tiến hành đối
chiếu, nếu đúng thì tiến hành ghi sổ cái. Sổ cái bao gồm tất cả các tài khoản, mỗi tài khoản
được dành cho một hay nhiều trang tuỳ thuộc vào số lượng nghiệp vụ phát sinh ít hay
nhiều. Sau khi vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh, số luỹ kế, số dư cuối tháng
của các tài khoản, đối chiếu với sổ kế toán chi tiết.
Cuối quý kế toán khoá sổ, lập bảng cân đối tài khoản để kiểm tra việc ghi chép trên sổ
sách và sổ kế toán chi tiết. Trên cơ sở đó lập các báo cáo kế toán.
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối tài khoản
Sổ cái
Bảng tổng hợp,
Bảng kê kiêm
Sổ quỹ
Sổ kế
toán chi
tiết

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM
CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH
Nhìn chung, công tác kế toán tài chính của Công ty được thực hiện một cách có nề nếp
và khá tốt. Thực hiện việc ghi sổ chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo tài chính kịp thời, đầy
đủ, đảm bảo chất lượng và thời gian của báo cáo quy định. Tuy nhiên, công tác kế toán
quản trị ở Công ty chưa được thực hiện bởi vì lý do sau đây:
- Theo Luật kế toán Việt Nam: Về mặt pháp lý Nhà nước thì hiện nay chưa có một văn
bản chính thức nào của nhà nước quy định và bắt buộc các đơn vị thực hiện kế toán quản
trị. Mặc dầu hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 52 ngày 12 tháng 6 năm 2006
hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhằm giúp cho các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh tổ chức tốt công tác kế toán. Do vậy, kế toán quản trị đối với các đơn
vị, các doanh nghiệp Việt Nam không còn mới lạ. Tuy nhiên, đối với Công ty Lâm Công
Nghiệp Bắc Quảng Bình hiện nay thì sự quan tâm đến vấn đề này vẫn chưa đúng mức và
chưa được tốt lắm.
- Về tổ chức công tác kế toán tại Công ty (kể cả ở Công ty và đơn vị trực thuộc) thì
công tác kế toán mới chỉ đặt trọng tâm vào kế toán tài chính, chưa chú ý đến kế toán quản
trị. Mà cụ thể là chưa bố trí đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán quản trị. 7 nhân viên kế
toán tại công ty và kế toán các Lâm trường, các Xí nghiệp chưa được trang bị đầy đủ về kế
toán quản trị, thường làm việc theo sự phân công, đơn giản chỉ ghi chép, tổng hợp số liệu
chứ chưa có sự am hiểu về kế toán quản trị, chưa bố trí cán bộ nào thực hiện việc tổng hợp,
phân tích thông tin và tư vấn cho các quản lý Công ty.
- Công ty chưa xác định rõ nội dung của kế toán quản trị trong hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thê hiện ở các điểm sau:
+ Nhu cầu thông tin phục vụ cho nội bộ lãnh đạo chưa được xác định. Công tác thu
nhận, xử lý, hệ thống hoá và cung cấp thông tin của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng
Bình mới chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xủa lý và cung cấp thông tin kinh tế tài
chính chứ chưa cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu thông tin cho nhà quản lý trong việc đưa
ra quyết định tối ưu trong một số tình huống cụ thể. Mặt khác mối liên hệ thông tin cung
cấp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp chưa thống nhất và xử lý thông tin chưa kịp thời.
+ Kể cả lãnh đạo của công ty cũng như lãnh đạo của phòng kế toán cũng chưa chú

trọng đến kế toán quản trị. Điều này thể hiện, hiện nay công ty chưa có bộ phận kế toán
quản trị, chính vì vậy thông tin chưa được hệ thống hoá một cách thường xuyên, đồng bộ
để cung cấp thông tin cho việc ra quyết định của các nhà lãnh đạo.
+ Hầu hết các thông tin nhằm sử dụng cho chức năng kế toán quản trị ở công ty ít quan
tâm đến như chưa thực hiện tốt các công việc: Xây dựng hệ thống dự toán, lập và phân tích
báo cáo kế toán quản trị, dự toán chi phí theo hoạt động của kế hoạch linh hoạt, xây dựng
các dự án sử dụng tốt các nguồn lực ...
Trong nhiệm vụ thực hiện sản xuất kinh doanh chưa lập dự toán chi tiết để làm cơ sở đánh
giá, để xem xét mức độ hoạt động của công ty thay đổi như thế nào.
2.3.1. Công tác phân loại, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình.
2.3.1.1. Phân loại chi phí trong hạch toán chi phí tại Công ty
Chi phí phát sinh tại Công ty được phân ra làm 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản
phẩm. Đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng
(vận chuyển, bao bì ...)
- Chi phí gián tiếp: Là các khoản chi phí có tính chất quản lý và phục vụ chung cho toàn
doanh nghiệp như chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp ... Trong đó, chi
phí sản xuất chung gồm tiền lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng, tổ sản xuất (bộ
phận trả lương theo thời gian), các chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí khác phát
sinh tại các phân xưởng, các tổ sản xuất. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chi phí trả
lương cho bộ phận gián tiếp và các chi phí văn phòng khác.
Tại công ty, do chưa tổ chức công tác Kế toán quản trị nên các cách phân loại chi phí sử
dụng trong công tác Kế toán quản trị như phân loại theo cách ứng xử của chi phí ... chưa
được áp dụng.
2.3.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí là từng bộ phận, từng đơn vị trực thuộc và đối tượng tính giá
thành là từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Vì thế chi phí phát sinh liên quan đến bộ phận

×