Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

FICTIF chương trình đào tạo từ xa bằng tiếng pháp, tiếng pháp tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.83 KB, 2 trang )

FICTIF, chương trình đào tạo từ xa bằng tiếng pháp/tiếng pháp tin học
FICTIF là chương trình đào tạo từ xa trong 9 tuần, tiếp nối chương trình đào tạo tiếng pháp
tập trung trong 8 tháng. Chương trình đào tạo này hiện đang được tiến hành thử nghiệm tại
Viện Tin học Pháp ngữ (IFI) tại Hà Nội, Việt Nam.
Chương trình đào tạo này cho phép các sinh viên tham gia vào một tình huống giao tiếp
tưởng tượng, trong đó họ sẽ trở thành giáo viên dạy tin học, còn sinh viên của họ là những
học sinh đến từ các nước sử dụng tiếng pháp (Bỉ, Pháp, Canada, châu Phi, vv.). chương
trình này bao gồm 3 phần :
Phần thứ nhất (Module 1) : Các sinh viên trở thành giáo viên giảng dạy tin học, họ cùng
nhau lựa chọn nội dung giảng dạy, tìm tài liệu tham khảo, xây dựng chương trình giảng
dạy, phân công phần kiến thức giảng dạy và mỗi người sẽ giới thiệu qua băng vidéo có
kèm theo slide về môn học do mình phụ trách giảng dạy. Nội dung phần trình bày này sẽ
được các bạn trong nhóm làm việc thông qua.
Phần thứ hai (Module 2) : các “giáo viên” tưởng tượng này sẽ tìm hiểu về đối tượng giảng
dạy của họ, những sinh viên đến từ các nước nói tiếng pháp. Và như vậy, các sinh viên
Việt Nam của IFI sẽ cùng đàm luận với các sinh viên Pháp, Camerun, Quebec, qua diễn
đàn, xoay quanh 5 chủ đề, chẳng hạn như : “thế nào là một giáo viên tốt ?” hoặc “Thế nào
là một người có giáo dục ?”. Bài tập cá nhân được đan xen vào cùng với hoạt động của
nhóm nhỏ. Mục đích của Module này là làm cho sinh viên hiểu được những nét khác biệt
và tương đồng giữa sinh viên Việt Nam, Pháp, Bỉ, Canada, Camerun, vv. Thông qua diễn
đàn, họ bắt đầu lý giải để có thể hiểu được vì sao có những nét khác biệt này. Module này
được phỏng theo chương trình phát triển văn hóa từ năm 1997 của MIT (Massachusetts
Institue of Technology), chương trình này cũng có cùng cách so sánh giao thoa văn hóa.
Trong phần cuối cùng (Module 3), các “giáo viên”, luôn mong muốn tiếp tục hoàn thiện
hiểu biết của mình về ngôn ngữ tiếng pháp, theo từng nhóm nhỏ, sẽ cùng nhau tìm giải
pháp cho các vấn đề ngôn ngữ mà họ gặp phải trong quá trình sử dụng. Công việc nghiên
cứu của từng nhóm nhỏ sẽ được trình bày trong diễn đàn chung. Mỗi nhóm sẽ bình chọn
giải pháp hay nhất. Chẳng hạn như : Hai trạng từ “enfin” và “finalement” trong 8 tình
huống giao tiếp khác nhau, liệu chúng có thể thay thế được cho nhau trong các tình huống
này hay không ? Nếu được, có thể có sự thay đổi về nghĩa hay không ?
Sự cộng tác giữa các thành viên trong nhóm (bao gồm hình thức viết là chủ yếu) là điều vô


cùng quan trọng trong chương trình đào tạo từ xa này. Nó được thể hiện dưới nhiều hình
thức : đọc và sửa lỗi về nội dung và hình thức bài làm của bạn cùng nhóm, giải quyết vấn
đề ngôn ngữ, đối chiếu so sánh với các nhóm khác.
Công việc cuối cùng của chương trình đào tạo này là “trang web của trường đại học tưởng
tượng” được sinh viên của IFI cùng nhau tạo ra. Phần trình bày qua băng video của mỗi
sinh viên về môn học mà họ đảm nhận sẽ hiển thị trên trang web này. Những cuộc đàm
luận xunh quanh 5 vấn đề văn hóa trong Module 2 sẽ được tổng hợp lại dưới dạng các bài
báo và đăng trên trang web của sinh viên IFI, tờ báo điện tử Jifi (www.jifi.auf.org). 9 vấn
đề ngôn ngữ cùng với các giải pháp sẽ được viết bằng tiếng pháp và tiếng việt, được đăng
trên trang web của IFI (www.ifi.auf.org).
Chương trình đạo tạo từ xa FICTIF được đưa ra, và phát triển còn tùy thuộc vào kết quả
đạt được, với sự tham gia, đóng góp của các trường đại học.
Mọi thông tin chi tiết liên quan tới chương trình đào tạo này, xin liên hệ với :
Chachkine Elsa : , giáo viên tiếng pháp, nghiên cứu viên về
phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ; Trịnh Thúy Hoa, , giáo viên tiếng
pháp, tham gia vào công trình nghiên cứu về vấn đề đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy
ngoại ngữ ; Nguyễn Thị Hà , giáo viên tiếng pháp, nghiên cứu ngôn ngữ
pháp.

×