Tải bản đầy đủ (.doc) (207 trang)

Luận án tiến sĩ tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng hồ chí minh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 207 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
TRONG CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
Mã số: 9 31 02 01
Người hướng dẫn khoa học:

1. TS Lương Ngọc Vĩnh
2. PGS, TS Đoàn Thị Minh Oanh

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
được nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình của ai khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thu Huyền



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.....6
A. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng và công tác
tuyên truyền.......................................................................................................6
B. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân và chống chủ
nghĩa cá nhân...................................................................................................13
C. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến tuyên truyền chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh..............................22
D. Kết quả và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến tuyên truyền
chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. .26
Chương 1: TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN...........................................................................................29
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân và chống chủ nghĩa cá
nhân trong cán bộ, đảng viên...........................................................................29
1.2. Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh – khái niệm và các yếu tố cấu thành...............................48
1.3. Những yếu tố tác động đến tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay..............61
Chương 2: TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.......................................................69
2.1. Khái quát thực trạng chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên ở Việt
Nam hiện nay...................................................................................................69
2.2. Thực trạng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên
theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay............................................78
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh..............................................123

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG TUYÊN TRUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN TRONG
CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................................130
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian tới..130
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam thời gian tới...137
KẾT LUẬN......................................................................................................170
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ.......................172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................173
PHỤ LỤC……………………………………………………………...……..186


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá thái độ đối với CNCN của cán bộ, đảng viên......................... 97
Biểu đồ 2.2. Đánh giá của cán bộ, đảng viên về sự gương mẫu trong tư tưởng,
đạo đức, lối sống của cán bộ tuyên truyền....................................105
Biểu đồ 2.3. Đánh giá tính bổ ích của nội dung tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí
Minh về chống chủ nghĩa cá nhân...............................................107
Biểu đồ 2.4. Mức độ sử dụng các phương pháp tuyên truyền chống CNCN trong
cán bộ, đảng viên..........................................................................110
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của đội ngũ làm tuyên truyền về thực trạng trang thiết bị
và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tuyên truyền hiện nay...114
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ quan tâm của cán bộ, đảng viên đối với nội dung
tuyên truyền.................................................................................. 115
Biểu đồ 2.7. Khảo sát thái độ của cán bộ, đảng viên khi tham gia các hoạt động
tuyên truyền chống CNCN............................................................116
Biểu đồ 2.8. Khảo sát xu hướng hành động của cán bộ, đảng viên khi chứng kiến
những biểu hiện CNCN của đồng nghiệp, bạn bè mình...............118



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành tổ chức cách mạng
chân chính, đại biểu cho lợi ích giai cấp, nhân dân và dân tộc. Và cũng chính Hồ
Chí Minh, từ rất sớm, đã chỉ ra chủ nghĩa cá nhân (CNCN) - kẻ địch “nội xâm” của
những người cộng sản, một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng.
Người chỉ rõ: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là
vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người u mến và ca ngợi, nếu lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ
nghĩa cá nhân” [57, tr.672]. Hiện nay, CNCN đang biểu hiện trong một bộ phận
không nhỏ đội ngũ cán bộ, đảng viên và trở thành vấn nạn đối với Đảng. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng
cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó
có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; cịn biểu hiện
quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở... Nhiều tổ chức đảng,
đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong
nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu
tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ
chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị cịn bị động, thiếu sắc bén và
hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất
ngắn, nguy hiểm khơn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực
xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân
tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của
Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với

Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [28,
tr.12]. Đây cũng chính là những biểu hiện tập trung nhất của “căn bệnh” CNCN
trong đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, một trong những nguy cơ đe dọa sự
tồn vong của Đảng, của chế độ. Do đó, CNCN chính là kẻ địch “nội xâm” của


2

những người cộng sản, “Chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm mà mỗi người
chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo đề phòng và kiên quyết tiêu diệt” [56, tr.469].
Để cuộc đấu tranh chống CNCN giành thắng lợi thì trước hết mỗi cán bộ,
đảng viên phải nắm vững và hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, tác hại của CNCN …
điều này chỉ có thể thực hiện được thơng qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục
của Đảng. Do đó, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh, ln coi cơng tác tun truyền là một trong những bộ phận
trọng yếu của công tác tư tưởng, là nhân tố cấu thành quan trọng hàng đầu trong
sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động tuyên truyền của Đảng nói chung và tuyên
truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên nói riêng vẫn được tiến hành thường
xuyên nhưng chất lượng, hiệu quả tuyên truyền chưa đáp ứng mục đích yêu cầu
bởi hoạt động tuyên truyền còn tồn tại hạn chế chưa được khắc phục. Ở nhiều địa
phương, bộ ngành, công tác tuyên truyền chưa được chỉ đạo thường xuyên, liên
tục, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nhận thức về công tác tuyên truyền chống
CNCN của lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị còn bị coi nhẹ, chỉ là nhiệm vụ của
ngành tuyên giáo; các biện pháp tuyên truyền chưa thật sự đa dạng, phong phú;
kinh phí phục vụ cho cơng tác tun truyền chống CNCN cịn hạn hẹp; chế độ,
chính sách cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cịn hạn chế nên chưa
khuyến khích để các tun truyền viên phát huy khả năng, tâm huyết trong công
tác tuyên truyền chống CNCN… do đó, làm cho kết quả và chất lượng tuyên
truyền chưa đạt được như mục đích đã đề ra.

Vì vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong
cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay là một địi hỏi
mang tính cấp thiết, có ý nghĩa thiết thực, quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Do
đó, tác giả đã chọn vấn đề: Tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay làm đề tài nghiên cứu
cho luận án tiến sĩ.


3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng tuyên truyền
chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất phương
hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nội dung có liên quan đến đề tài;
nhận xét khái quát về kết quả đã nghiên cứu và chỉ ra hướng nghiên cứu tiếp theo;
- Xây dựng khung lý thuyết về tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ,
đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Phân tích thực trạng truyên truyền chống CNCN và chỉ rõ những vấn
đề đặt ra đối với việc truyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo
tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay;
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyên
truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt
Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí
Minh ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án khơng đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ
Chí Minh về CNCN, mà tiếp cận chống CNCN theo tư tưởng Hồ Chí Minh như
là một nội dung của hoạt động tuyên truyền.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tuyên truyền chống CNCN trong cán
bộ, đảng viên của Đảng ở Việt Nam. Trong đó, tác giả chọn khảo sát bằng bảng hỏi
tại 10 tỉnh, bao gồm: 04 tỉnh miền Bắc, 03 tỉnh miền Trung và 03 tỉnh miền Nam.


4

- Phạm vi về thời gian khảo sát thực trạng: Từ năm 2011 đến năm 2019
(gắn với việc ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tuyên truyền
và tuyên truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa
học, bao gồm:
Phương pháp điều tra xã hội học: làm đơn giản hóa các khái niệm để xây
dựng thành các tiêu chí đánh giá, từ đó hình thành bảng hỏi và chọn mẫu mang tính
đại diện để điều tra; sử dụng phần mềm SPSS 2.0 để xử lý phiếu điều tra xã hội học
nhằm thu thập thông tin, dữ liệu sơ cấp, phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tiến hành nghiên cứu các cơng trình khoa

học, tài liệu, sách, báo, tạp chí, sách chun khảo có nội dung liên quan đến vấn đề
tuyên truyền chống chủ nghĩa cá nhân trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ
Chí Minh để tìm hiểu, kế thừa các tri thức phục vụ cho mực đích nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử và lơgic: phương pháp này dùng để tìm ra được mối
liên hệ bản chất, tính tất yếu, tính quy luật và trình tự thời gian của các vấn đề có
liên quan đến nội dung đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được luận án sử dụng để nghiên cứu các
tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn kiện của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; các báo cáo của ban tun giáo các cấp; các cơng trình khoa
học trong nước và nước ngồi có liên quan đến đề tài luận án.

5. Những đóng góp của luận án


5

Luận án góp phần làm rõ hơn nội dung về tư tưởng Hồ Chí Minh về
CNCN và chống CNCN; xây dựng được cơ sở lý luận về tuyên truyền chống
CNCN và chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Luận án đã chỉ ra được những biểu hiện mới của CNCN trong bối cảnh
hiện nay. Phát hiện những khó khăn, những vấn đề đặt ra trong quá trình tuyên
truyền chống CNCN trong cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh gắn với
bối cảnh hiện nay.
Từ góc độ khoa học cơng tác tư tưởng, luận án đề xuất được các phương
hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, kết quả tuyên truyền chống CNCN phù
hợp với đối tượng cán bộ, đảng viên hiện nay.
6. Ý nghĩa của luận án
Các phương hướng, những giải pháp được đề ra trong luận án có thể áp
dụng vào thực tiễn tuyên truyền, giáo dục đấu tranh chống những nguy cơ và
biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng trong đội ngũ

cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả của luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng vào thực tiễn để tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy cho lĩnh
vực Hồ Chí Minh học, lĩnh vực cơng tác tư tưởng cũng như các ngành, lĩnh vực khoa
học xã hội có liên quan về phương pháp tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng; bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm, ý thức chính trị cán bộ, đảng viên và nhân dân.
7. Kết cấu của luận án
Ngồi phần mở đầu, tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài,
kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.


6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
A. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác tư tưởng và công
tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền là một khâu, một bộ phận cấu thành quan trọng
của cơng tác tư tưởng. Do đó, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu về cơng tác tư tưởng có đề cập đến cơng tác tun
truyền. Trong đó, một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến công tác tư tưởng
và công tác tun truyền ở nước ngồi có:
Bài nghiên cứu của John Martin (1971), “Effectiveness of International
Propaganda (Hiệu quả của tuyên truyền quốc tế) [152]. Trong bài nghiên cứu
này, tác giả đã đưa ra được định nghĩa tuyên truyền và phân tích về bản chất
của tuyên truyền. Tác giả cho rằng, tuyên truyền về bản chất chính là một hoạt
động truyền thơng có tính chất là thuyết phục.
Cơng trình của các tác giả Everette E. Dennis và John C. Merrill (1991),
“Media Debates Issues in Mass Communication” (Vấn đề tranh luận trên

truyền thông về truyền thơng đại chúng) [139]. Ở cơng trình này, các tác giả đã
đưa ra khái niệm về tuyên truyền trong đó đã nhấn mạnh đến bản chất của
tuyên truyền với tư cách là một q trình truyền thơng với những kỹ thuật, thủ
thuật nhất định; mục đích của tuyên truyền là làm cho đối tượng làm, đi hoặc
ủng hộ niềm tin và ý tưởng của chủ thể.
Cục Cán bộ, Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
(2005), “Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới”, do Trần Khang và Lê
Cự Lộc dịch [136]. Cuốn sách bao gồm 9 chương với những nội dung cơ bản về:
công tác tuyên truyền tư tưởng; công tác truyền thông báo chí; cơng tác chính trị tư
tưởng… Trong đó, cũng chỉ rõ vai trị đặc biệt quan trọng của cơng tác tuyên
truyền: “Trên các mặt trận lãnh đạo của Đảng thì tuyên truyền tư tưởng là mặt trận
hết sức quan trọng. Trong các cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng thì cơ quan làm
cơng tác tun truyền tư tưởng là cơ quan hết sức quan trọng” [136, tr.8]. Đặc biệt,
ở chương 9, cuốn sách đã trình bày về vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm
công tác tuyên truyền tư tưởng, tầm quan trọng của việc xây dựng lực lượng làm


7

công tác tuyên truyền và đưa ra những yêu cầu, tố chất, phẩm chất của cán bộ làm
công tác tuyên truyền tư tưởng: “trong hàng ngũ cán bộ của Đảng thì những người
làm cơng tác tun truyền tư tưởng là lực lượng hết sức quan trọng” [136, tr.8].
Các tác giả Chu Hiểu Tín, Phùng Linh Chi (2008), “Xây dựng cơ chế
phản hồi nhanh dư luận, tạo ra kênh thông tin thơng suốt cho quyết sách của
Đảng và Chính phủ” [138]. Cuốn sách đã đi sâu làm rõ những vấn đề về quan
niệm và hiệu quả công tác tuyên truyền; tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả, trình
độ hiểu biết chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước; ý thức, niềm tin cộng sản chủ nghĩa và tính tích cực xã hội (tiêu
chuẩn quyết định công tác tuyên truyền). Các tác giả cũng phân tích những
điều kiện khách quan và chủ quan để nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền.

Trong đó, những điều kiệu khách quan là lối sống xã hội chế độ dân chủ và
mội trường xã hội; nhân tố chủ quan bao gồm trình độ lãnh đạo của Đảng đối
với cơng tác tuyên truyền, năng lực của cán bộ tuyên truyền, thường xuyên cải
tiến và đổi mới các hình thức, phương pháp; phát huy vai trò của các cơ quan
tuyên truyền và các tổ chức xã hội trong công tác tuyên truyền.
Tác giả B. Mozias (2009), “Cơ sở tư tưởng hệ của công cuộc cải cách
kinh tế ở Trung Quốc”, đăng trên Tạp chí Kinh tế thế giới và các quan hệ quốc
tế [153]. Bài viết đã đặt ra những yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, nhấn
mạnh những yêu cầu công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
trong đó, bộ máy tuyên truyền Đảng Cộng sản phải t ừng bước “cấy” những
giá trị thị trường mới vào khuôn khổ hệ tư tưởng hiện thời, làm cho chúng trở
nên dễ hiểu và dễ chấp nhận đối với quần chúng nhân dân.
Các tác giả G.S. Jowett và V.O’ Donnell (2012), “Propaganda and
Persuasion (Tuyên truyền và Thuyết phục) [143]. Nội dung cuốn sách đã nêu lên và
giải nghĩa thuật ngữ tun truyền, trong đó nhấn mạnh đến tính mục đích của tuyên
truyền là nhằm hình thành nhận thức, tác động đến hiểu biết và hướng dẫn hành vi
của đối tượng để đạt được phản hồi theo mong muốn của người tun truyền.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến cơng tác tư tưởng và công
tác tuyên truyền ở Việt Nam có:


8

Lương Khắc Hiếu (1996), “Tư tưởng, phong cách tuyên truyền Hồ Chí
Minh và một số suy nghĩ về cơng tác tuyên truyền hiện nay”, kỷ yếu đề tài khoa học
cấp bộ, mã số 95-98-03/ĐT [36]. Nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng, phong
cách tuyên truyền Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghiên cứu hệ thống quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về cơng tác tun truyền. Nội dung, đặc điểm phong cách tuyên
truyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua các hình thức tuyên truyền và tập
trung làm rõ phong cách sử dụng ngôn ngữ văn bản trong khi nói, viết của Hồ Chí

Minh và nêu lên một số giải pháp nhằm đổi mới công tác tuyên truyền.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh với cơng tác tư tưởng - văn hóa” (2000), [63].
Cuốn sách đã tập hợp, tuyển chọn các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa, trong đó bao gồm cả cơng tác tun truyền từ năm
1920 đến năm 1969. Các bài viết đã thể hiện rõ việc giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Hồng Quốc Bảo (2004), “Phương pháp tun truyền Hồ Chí Minh – những
đặc trưng và sự vận dụng để đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng
cấp tỉnh và huyện của Đảng hiện nay”, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [3], Luận án trình bày nguồn gốc và những đặc trưng
cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; thực trạng áp dụng các phương
pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tuyên truyền cấp tỉnh, cấp huyện và việc vận
dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm
đổi mới phương pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, cấp huyện của Đảng
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay như: (1) Đẩy mạnh việc nghiên cứu, học tập
phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh của cán bộ tư tưởng của Đảng ở cấp tỉnh,
huyện; (2) Quán triệt sâu sắc sự thống nhất giữa lời nói với việc làm trong phương
pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền cho cán bộ tư
tưởng cấp tỉnh, huyện; (3) Nâng cao năng lực trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ tư
tưởng cấp tỉnh, huyện vận dụng sáng tạo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để
đổi mới phương pháp tuyên truyền hiện nay; (4) Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy
đối với việc vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương
pháp tuyên truyền của cán bộ tư tưởng cấp tỉnh, huyện hiện nay.


9

Hồng Vinh và Đào Duy Quát (đồng chủ biên) (2006), “Hồ Chí Minh với
cơng tác tư tưởng” [116]. Cuốn sách đã đi sâu vào các vấn đề sự phát triển về lý
luận cơng tác tư tưởng của Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh với q trình tư tưởng
cách mạng Việt Nam; Hồ Chí Minh với các lĩnh vực của cơng tác tư tưởng:

nghiên cứu, giáo dục lý luận, tuyên truyền, cổ động; Hồ Chí Minh với báo chí; Hồ
Chí Minh với công tác tư tưởng trong các tầng lớp xã hội khác nhau, phương
pháp và nghệ thuật làm công tác tư tưởng của Hồ Chí Minh và cuối cùng nhóm
tác giả đã đề cập đến một số vấn đề thiết thực phát huy di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh vào cơng tác tư tưởng trong giai đoạn hiện nay.
Hồng Quốc Bảo (chủ biên) (2006), “Học tập phương pháp tuyên truyền
cách mạng Hồ Chí Minh” [4]. Thơng qua nội dung cuốn sách, tác giả muốn đóng
góp thêm ý kiến của mình vào việc tìm hiểu nguồn gốc và nêu lên những đặc
trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh; nghiên cứu thực trạng
phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng,
đặc biệt là trong công tác tuyên truyền của Đảng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao, đổi mới phương pháp tuyên truyền của
đội ngũ cán bộ tư tưởng theo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh.
Phạm Tất Thắng (chủ biên) (2010), Đổi mới cơng tác tư tưởng, lý luận
trong tình hình mới [85]. Cuốn sách đề cập khá sâu về công tác tư tưởng, lý luận
của Đảng, trong đó đưa ra những biện pháp đổi mới mạnh mẽ cả về nội dung,
phương pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng
nhằm phát huy sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, của đại đồn kết tồn
dân tộc, phấn đấu thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế. Về
tuyên truyền, cuốn sách viết: “Đổi mới cách viết, tuyên truyền gương người tốt,
việc tốt, các phong trào thi đua yêu nước theo hướng thiết thực, khơng hình thức,
khơng phơ trương, lãng phí, phù hợp với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [85, tr.296].
Lê Hồng Anh (2014), “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả, chất lượng
cơng tác tun giáo”, Tạp chí Tun giáo, số 2-2014 [2], chỉ ra những nhược
điểm, hạn chế của cơng tác tun giáo nói chung và tun truyền nói riêng:
“Cơng tác tun giáo năm 2013 vẫn cịn một số nhược điểm hạn chế: chậm đổi


10


mới phương thực hoạt động để phù hợp với tình hình mới và đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đất nước” [2, tr.4].
Hoàng Quốc Bảo (2014), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp nâng
cao hiệu quả tuyên truyền”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, số 5-2014
[5]. Qua nghiên cứu tồn bộ di sản tư tưởng của Hồ Chí Minh với tư cách là một
nhà tuyên truyền, tác giả đã khái quát thành những luận điểm cơ bản về phương
pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền của Người như sau: (1) Nghiên cứu, phân
loại và nắm chắc đặc điểm của đối tượng tuyên truyền; (2) Tuyên truyền phải phù
hợp với trình độ nhận thức của đối tượng; (3) Chuẩn bị nội dung tuyên truyền thật
công phu, chu đáo; (4) Phải học cách tuyên truyền của quần chúng nhân dân.
Vũ Hoài Phương (2014), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về tuyên truyền
miệng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, số 7-2014 [75]. Trong bài viết,
tác giả đã bước đầu góp phần khái quát một số quan điểm, quan niệm của Hồ Chí
Minh về các yếu tố cấu thành cơng tác tun truyền. Bài viết tác giả chia thành 7
quan điểm: (1) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ thể tuyên truyền; (2) Quan
điểm của Hồ Chí Minh về đối tượng tuyên truyền; (3) Quan điểm của Hồ Chí Minh
về mục đích, nhiệm vụ tuyên truyền; (4) Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung
tuyên truyền; (5) Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp tuyên truyền; (6)
Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương tiện tuyên truyền; (7) Quan điểm của Hồ
Chí Minh về hiệu quả tuyên truyền. Đây là một trong những bài viết được tác giả
đề cập khá đầy đủ về các yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền.
Phan Xuân Thủy (2015), “Đổi mới phương thức, nội dung tuyên truyền ở
khu vực Tây Nguyên”, Tạp chí Tuyên giáo, số 3-2015 [87]. Nội dung bài viết đã đề
cập đến một số giải pháp để đổi mới phương thức và nội dung tuyên truyền ở khu
vực Tây Nguyên như: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền và các cấp, các ngành về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền ở
Tây Ngun; (2) Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị tư tưởng phải bám sát
thực tiễn; (3) Công tác tuyên truyền phải tăng cường đấu tranh, vạch rõ âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch; (4) Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp

tuyên truyền, vận động đồng bào bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, “dắt tay
chỉ việc”; (5) Quan tâm về mặt cơ chế, chính sách, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ


11

thuật phục vụ cơng tác tun truyền; (6) Kiện tồn bộ máy làm công tác tuyên giáo
phù hợp với đặc điểm địa bàn Tây Nguyên; (7) Phát huy sức mạnh của hệ thống
chính trị, các “binh chủng” tham gia cơng tác tuyên truyền.
Hà Thị Mỹ Hạnh và Yên Ngọc Trung (đồng tác giả) (2016), “Thực hiện
quan điểm “Lời nói đi đơi với việc làm” của Hồ Chí Minh trong rèn luyện cán
bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-2016 [34]. Bài viết đã làm
sáng tỏ một trong những phương pháp tuyên truyền hiệu quả nhất của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đó là lời nói đi đơi với việc làm. Trong đó, các tác giả đã nêu lên
sự cần thiết phải thống nhất tư tưởng với hành động của mỗi cán bộ, đảng viên
của Đảng; tầm quan trọng của việc nói đi đơi với làm. Từ quan điểm của Hồ Chí
Minh về thực hiện nói đi đơi với làm, tác giả cũng lưu ý mội số nội dung quan
trọng để góp phần giúp cán bộ, đảng viên rèn luyện, hình thành tác phong làm
việc lời nói đi đơi với hành động: (1) Nói đi đơi với làm, lý luận gắn liền với
thực tiễn là trách nhiệm, vai trị của người đứng đầu cấp ủy và chính quyền các
cấp; (2) Làm gương và nêu gương là một tiêu chí để đánh giá cán bộ, đảng viên;
(3) Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện lời nói, lời hứa, hành
động, việc làm của cán bộ, đảng viên.
Dỗn Thị Chín (2016), “Quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến
hành công tác tư tưởng của Đảng”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, số 42016 [16]. Tác giả nhận định, công tác tư tưởng là một trong ba bộ phận cấu thành
quan trọng của công tác xây dựng Đảng và được xác định ở vị trí hàng đầu nhằm
tạo sự thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động trong tồn Đảng, tồn dân và
tồn qn. Chính vì thế, trong q trình giáo dục và rèn luyện, Đảng ta đã quán triệt
các quan điểm của Hồ Chí Minh về nguyên tắc tiến hành cơng tác tư tưởng của
mình, bao gồm: ngun tắc giữ vững tính đảng, nguyên tắc đảm bảo tính khoa học,

nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và nguyên tắc kết hợp công tác tư tưởng với
công tác tổ chức. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, trước những biến đổi nhanh
chóng và phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, việc kế thừa và phát huy
quan điểm của Hồ Chí Minh về những ngun tắc trong cơng tác tư tưởng của
Đảng lại cần phải quán triệt hơn bao giờ hết.


12

Nguyễn Thị Hồng Mai (2016), “Tìm hiểu phương pháp nêu gương của Chủ
tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12-2016 [46]. Nội dung bài viết, tác
giả đã đi sâu phân tích phương pháp nêu gương – một trong những phương pháp
tuyên truyền, giáo dục hiệu quả được Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xun sử
dụng. Trong đó, tác giả đã làm sáng tỏ sự thể hiện phương pháp nêu gương của Hồ
Chí Minh chủ yếu thơng qua khen ngợi; nêu gương kết hợp với phát động thi đua,
khuyến khích và khen thưởng; nêu gương kết hợp với giáo dục và tự rèn luyện, tự
phê bình; nêu gương bằng lời nói và việc làm. Cuối cùng, tác giả khẳng định, chính
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sống có sức lan tỏa, sức lơi kéo
mạnh mẽ và mãi mãi là di sản tinh thần to lớn của dân tộc mà toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo.
Lương Khắc Hiếu và Lê Ngọc Tuấn (đồng tác giả) (2017), “Phát triển lực
lượng công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền
thơng, số 6-2017 [37]. Trong bài viết, các tác giả đã làm rõ, lực lượng công tác tư
tưởng ở nước ta xét theo cơ cấu, rất đa dạng, là bộ phận hợp thành bởi: lực lượng
lãnh đạo và quản lý; lực lượng tham mưu, lực lượng tác chiến… Để làm tốt việc
xây dựng, phát triển lược lượng công tác tư tưởng ở nước ta hiện nay, tác giả đã xác
định các định hướng, các giải pháp phát triển như: kiện toàn bộ máy các cơ quan
làm công tác tư tưởng; Tăng cường đào tạo, đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ
cấu và chất lượng cao của đội ngũ cán bộ tư tưởng; Xây dựng lực lượng công tác tư
tưởng không chuyên; Tạo lập động lực để cán bộ tư tưởng nâng cao trình độ và thu

hút cán bộ chuyển sang; Hiện đại hóa đồng bộ hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Năm 2019, liên quan đến công tác tư tưởng và công tác tuyên truyền, tác giả
Lương Ngọc Vĩnh có các cơng trình: “Cần nhận thức đúng về cơng tác tun giáo
của Đảng”, Tạp chí Tun giáo, số 5-2019 [117] và “Ngăn chặn sự tha hóa của
cơng tác tư tưởng trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Tuyên giáo, số 8-2019 [118].
Các bài viết đều được tác giả khẳng định vai trị quan trọng của cơng tác tun
truyền, đồng thời tác giả cũng đề cập đến nhiệm vụ của cơng tác tun truyền, đó
là: “giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, cương lĩnh, đường lối của Đảng cho cán bộ,
đảng viên và quần chúng để tạo sự thống nhất về tư tưởng trong nội bộ Đảng; đồng
thời, giác ngộ, tập hợp nhân dân dưới ngọn cờ của Đảng” [117, tr.68]. Theo tác giả,


13

bước sang một thời kỳ mới, công tác tư tưởng nói chung và cơng tác tun truyền
nói riêng dễ đối mặt với nguy cơ tha hóa về: mục tiêu và hiệu quả, mối quan hệ
giữa chủ thể và đối tượng, về nội dung, phương thức tiến hành công tác tư tưởng.
Do đó, tác giả đã đề xuất năm giải pháp cơ bản để ngăn chặn sự tha hóa này.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã đề cập đến cơng tác tun truyền
dưới các góc độ khác nhau. Có cơng trình bàn về mục đích, u cầu của cơng tác
tun truyền đối với từng nhiệm vụ cụ thể. Có cơng trình bàn về một số nội
dung, phương thức đổi mới công tác tuyên truyền trước yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập một cách đầy đủ, sâu sắc, khoa học và
có hệ thống về các yếu tố cấu thành của hoạt động tuyên truyền dưới góc độ
khoa học cơng tác tư tưởng.
B. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân và
chống chủ nghĩa cá nhân
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân và tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa cá nhân
Có nhiều cơng trình đã nghiên cứu về CNCN nói chung và tư tưởng Hồ Chí

Minh về CNCN nói riêng. Trong đó có một số cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi như:
Tác giả Hạ Vỹ Đông, Lý Dĩnh, Dương Tông Nguyên (2006), “Trào lưu chủ
nghĩa cá nhân” (论论论论论论论) [140]. Cuốn sách được chia thành ba phần: Phần đầu
tiên phác thảo ngắn gọn về lịch sử phát triển của CNCN ở Trung Quốc và phương
Tây, cho thấy nội hàm bản chất của CNCN; Phần thứ hai chọn ra bốn giai đoạn lịch
sử đại diện, quy nạp khái quát các biểu hiện cụ thể, đặc điểm cơ bản và nội hàm bản
chất của CNCN ở các giai đoạn lịch sử khác nhau trong bối cảnh văn hóa Trung
Quốc; Phần thứ ba bắt đầu khảo sát với trường phái triết học của Hy Lạp cổ đại và
mở rộng tranh luận về một số vấn đề quan trọng của chủ nghĩa cộng đồng và CNCN
ở xã hội phương Tây đầu thế kỷ này.
Tác giả Peter L. Callero (2013), “Huyền thoại của chủ nghĩa cá nhân: Các
lực lượng xã hội định hình cuộc sống của chúng ta như thế nào”, (The Myth of
Individualism: How Social Forces Shape Our Lives [135]. Huyền thoại của CNCN
được xem như là một lời giới thiệu hay, ngắn gọn về xã hội học và tư duy xã hội
học, cho độc giả thấy các lực lượng xã hội định hình cuộc sống của chúng ta và thế


14

giới như thế nào. Tác phẩm này thách thức niềm tin phổ biến rằng hành vi của con
người là kết quả của sự lựa chọn tự do của các tác nhân tự trị, nó cho thấy những
phương thức mà con người là thực thể tự nhiên - xã hội, phụ thuộc lẫn nhau và
được định hình bởi các lực lượng xã hội. Với những nghiên cứu sâu sắc, Huyền
thoại của CNCN đã gợi mở về trí tưởng tượng xã hội học. Bằng cách thừa nhận
giới hạn của nỗ lực và kiểm sốt cá nhân, chúng ta có được cái nhìn sâu sắc về
cuộc sống của chính mình và cuộc sống của những người khác.
Tác giả Robert Villegas (2015), “Chủ nghĩa cá nhân” (Individualism), nhà
xuất bản CreateSpace Independent Publishing Platform [156]. Trong cuốn sách, tác
giả nêu quan điểm, ngày nay, văn hóa của con người ln tràn ngập màu sắc của
chủ nghĩa tập thể, cho rằng con người thuộc về nhóm và phải tn theo các tun

ngơn đạo đức của nhóm, ln cho rằng, mỗi người đều thuộc về gia đình, cộng
đồng, nhà thờ, chủng tộc, dân tộc,... Họ cho rằng chỉ có tập thể là quan trọng và sự
hy sinh cho tập thể là hành động đạo đức duy nhất. Tuy nhiên, cuốn sách này lại
tìm kiếm và đưa ra một sự khác biệt về quan điểm, góc nhìn, rằng cá nhân là vơ
cùng quan trọng và là mục đích cuối cùng của mỗi người, điều vốn không được các
nhà lãnh đạo tập thể sử dụng vì mục đích “chung”. CNCN cho rằng, bản chất của
cuộc sống con người là cá thể đơn lẻ và cá nhân đó là một thực thể tự lập với mục
tiêu là trải nghiệm, tình yêu, niềm vui và thành tựu. Con người, CNCN, là một thực
thể của linh hồn tự lập, một thực thể mà suy nghĩ, cảm xúc và đạo đức của họ xuất
phát từ tâm trí, suy nghĩ độc lập của chính mình.
Tác giả Vỹ Đơng (2015), “So sánh và cạnh tranh: Lý thuyết, vấn đề và
thực tiễn của chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa cá nhân” (论论论论论论 论论论论论论论论论论
论论论论论论论论) [158]. Cuốn sách dựa trên ý thức vấn đề, đi sâu khảo sát về những
khác biệt bản chất trong nguồn gốc, sự ra đời, phát triển và nội hàm của chủ
nghĩa tập thể và CNCN, so sánh bối cảnh khác nhau của hai vấn đề này ở
phương Tây. Cuốn sách này phân tích và trả lời nhiều vấn đề của chủ nghĩa tập
thể và CNCN, gồm những thách thức mà chủ nghĩa tập thể phải đối mặt và sự
gia tăng mạnh mẽ của CNCN, với mục đích là để củng cố, phát triển và cải thiện
tốt hơn chủ nghĩa tập thể và hình thành một màu sắc đạo đức tốt đẹp trong xã
hội.


15

Tác giả F.A. Hayek (2016), “Chủ nghĩa cá nhân và trật tự kinh tế”
(Individualism and Economic Order), do Đinh Tuấn Minh, Phạm Nguyên Trường,
Nguyễn Vi Yên và Nguyễn Công Minh dịch [141]. Cuốn sách đã đề cập đến 10 nội
dung, trong đó, nội dung đầu tiên, tác giả đã đề cập đến vấn đề “Chủ nghĩa cá nhân:
Thật và Giả”, tác giả đã đánh giá cao vai trò của CNCN với tư cách là tự do cá
nhân. “Chủ nghĩa cá nhân: Thật và Giả” được xem như là một bản tuyên ngôn về

chủ nghĩa tự do cá nhân và tác giả gọi đó là “chủ nghĩa cá nhân chân chính”, tại đó,
ơng xác lập các ngun lý chung nhất mà một xã hội thực sự vì sự phát triển của
con người cần phải tựa vào. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày sơ lược về dịng
lịch sử trí tuệ của CNCN; giải thích thuật ngữ CNCN chân chính; các đặc điểm
then chốt của CNCN chân chính; sự khác biệt giữa CNCN chân chính và “chủ
nghĩa cá nhân” (giả).
Tác giả Cung Kính Tài (2016), “Nghiên cứu triết học của chủ nghĩa cá
nhân kinh tế” (论论论论论论论论论论论 [137]. Cuốn sách tiến hành những nghiên cứu
triết học có hệ thống về CNCN kinh tế, có giá trị lý luận và có ý nghĩa thực tiễn
quan trọng. Trước hết, tác phẩm không chỉ khảo chứng diễn tiến của CNCN từ
ba cấp độ xã hội, tư tưởng và khái niệm, mà còn chứng minh rằng, CNCN là cốt
lõi của các giá trị kinh tế chính thống ở phương Tây từ logic nội tại của hiện
thực và tư duy. Thứ hai, trên cơ sở đó, từ quan điểm triết học đi sâu trình bày sáu
khía cạnh quan trọng của CNCN kinh tế: cạnh tranh tự do là hiện thân của
CNCN kinh tế, hiệu quả là tiêu chuẩn đánh giá của CNCN kinh tế; “bàn tay vơ
hình” là ẩn dụ triết học của CNCN kinh tế; “con người kinh tế” là biểu hiện phổ
biến của CNCN kinh tế; doanh nhân là cá nhân hóa CNCN kinh tế; tiến hóa sinh
học của Darwin là nguồn gốc khoa học của CNCN kinh tế.
Tác giả Kevin MacDonald (2019), “Chủ nghĩa cá nhân và truyền thống tự do
phương Tây: Nguồn gốc diễn trình, lịch sử và triển vọng cho tương lai”
(Individualism and the Western Liberal Tradition: Evolutionary Origins, History, and
Prospects for the Future) [148]. Trong cơng trình này, tác giả đã cho rằng ảnh hưởng
dân tộc là nhân tố rất quan trọng để hiểu phương Tây. Cuộc xâm lược thời tiền sử
của người Ấn-Âu gây ra những biến đổi ở Tây Âu, tạo nên một thời kỳ kéo dài gắn
với“chủ nghĩa cá nhân quý tộc” dẫn đến các biến thể của di truyền và ảnh hưởng văn


16

hóa Ấn-Âu. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế kỷ XVII, một nền văn hóa mới được gắn mác

“chủ nghĩa cá nhân bình đẳng” dần trở nên thống trị, chịu ảnh hưởng của khuynh
hướng bình đẳng từ trước của người Tây Bắc Âu. Chủ nghĩa cá nhân bình đẳng mở
ra thế giới hiện đại nhưng cũng có thể mang hạt giống hủy diệt của chính nó.
Bên cạnh đó cũng có khơng ít các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam có
liên quan như:
Phạm Huy Kỳ (2001), Quan hệ cá nhân – xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh với vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội [43]. Luận án trình bày quan hệ cá nhân – xã hội và giải quyết mối quan hệ cá
nhân – xã hội trong đạo đức; quan hệ cá nhân – xã hội trong tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh; vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về quan hệ cá nhân – xã hội để
giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Đặc
biệt, tác giả đã dành một tiết trong chương 2 để nói về chống CNCN và xây dựng
chủ nghĩa tập thể. Trong đó, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm và biểu hiện của
CNCN, nhất là những biểu hiện của CNCN trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay gồm: CNCN núp dưới vỏ bọc tôn trọng quyền tự do cá
nhân, nó tuyệt đối hóa cái “tơi”, lấy bản thân mình làm trung tâm, đối lập cá nhân
với cộng đồng xã hội; chủ nghĩa cá nhân coi lợi ích cá nhân là mục đích cơ bản của
hoạt động và là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá, xem xét mọi hiện tượng xung
quanh; CNCN là chỉ thấy quyền lợi, địi hỏi quyền lợi từ phía xã hội mà không ý
thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với xã hội. Bên cạnh đó, tác giả
cũng phân tích những nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chống CNCN: về
sự cần thiết phải chống CNCN; xác định chống CNCN là một cuộc đấu tranh lâu
dài và phức tạp; chống CNCN dưới mọi hình thức biến tướng của nó; chống
CNCN khơng phải là chống lại lợi ích chính đáng của cá nhân và khẳng định rằng,
chống CNCN phải đi đôi với trau dồi chủ nghĩa tập thể.
Tác giả Bùi Kim Hồng (2009), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tổ chức,
cán bộ [40] đã sưu tầm một số lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng những bài
viết của tác giả về vấn đề cán bộ, những mẩu chuyện, bài học rút ra từ tư tưởng của
Người về công tác tổ chức và cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện Đảng



17

cầm quyền, mọi thắng lợi hay sai lầm đều không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng,
tách rời phẩm chất, năng lực của người đảng viên. Do đó, Người ln kiên trì giáo
dục đạo đức, đề lên hàng đầu “tư cách người cách mệnh”, coi đạo đức là cái gốc
của người cán bộ, nêu cao đạo đức cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư, khiêm tốn,
giản dị, ln nhắc nhở người cách mạng phải “ít lịng tham muốn về vật chất”.
Người chỉ rõ, người cán bộ cách mạng phải thường xun chống tham ơ, lãng phí,
quan liêu, những căn bệnh bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, đó là những thứ
“giặc nội xâm” có thể làm đổ vỡ sự nghiệp cách mạng.
Trần Viết Hoàn (2010), Đạo đức Bác Hồ - tấm gương soi cho muôn đời [38].
Nội dung cuốn sách gồm nhiều bài viết ngắn gọn, mộc mạc, chân thực về cuộc đời
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh cũng như những sinh hoạt đời thường của
Người, những lời dạy thiết thực về đạo đức cách mạng là vũ khí để đấu tranh chống
lại các hiện tượng tha hóa về đạo đức trong đời sống xã hội, trong đó có CNCN.
Người cho rằng, mọi thói hư, tật xấu của cán bộ, đảng viên đều xuất phát từ lòng
tham muốn danh lợi, địa vị cho cá nhân mình. Người cho đó là CNCN vơ cùng
nguy hiểm, nó sinh ra hàng trăm thứ bệnh trong đó có bệnh: quan liêu, tham nhũng,
bè phái, xu nịnh, hiếu danh, kiêu ngạo... Vì vậy, giải pháp hiệu quả là phải kiên
quyết quét sạch CNCN, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tính tập thể, tinh
thần đồn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật...
Cuốn sách Tư cách người cách mạng (2012) [69], đã giới thiệu nội dung sáu
tác phẩm quan trọng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về đạo đức cách mạng
gồm: tư cách một người cách mệnh; sửa đổi lối làm việc; cần kiệm liêm chính; thực
hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan liêu; đạo đức cách mạng
và nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đây là những tác
phẩm vô giá về đạo đức cách mang mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta.
Trong các tác phẩm, Người đã nêu lên: sự cần thiết phải chống CNCN, bản chất,

biểu hiện, tác hại, biện pháp để chống CNCN, trong đó, chữa bằng thang thuốc hay
nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình.
Tác giả Hứa Khánh Vy (2017), “Cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
nguy cơ của đảng cầm quyền”, Tạp chí Cộng sản, số 891 (1-2017) [119]. Trong
bài viết, tác giả đã đề cập đến một trong những nguy cơ của đảng cầm quyền là


18

giặc “nội xâm” – CNCN lũng đoạn. Tác giả phân tích biểu hiện, tác hại của
CNCN đối với cán bộ, đảng viên và tổ chức Đảng. Đồng thời, tác giả cũng liên hệ
với những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kêu gọi Đảng phải kiên quyết
“quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”.
Tác giả Nguyễn Hữu Khiển và Nguyễn Thị Mai Anh (2017), “Nhận diện,
ngăn ngừa và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân - lực cản trên con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 893 (3-2017) [42]. Nội dung bài
viết đã phân tích sâu sắc những biểu hiện, tác hại của CNCN đối với con người,
đối với công việc. CNCN là một biểu hiện tiêu cực trong xã hội, đi ngược lại sự
phát triển, làm tha hóa con người, là một trong những lực cản thực hiện các
chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, ổn định xã hội và con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Do đó, việc hạn chế, ngăn chặn sự lây lan
và hậu quả mà CNCN gây ra sẽ giúp giảm thiểu những lực cản đối với tiến
trình phát triển của đất nước.
Nguyễn Trọng Phúc (2017), “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,
thực dụng nhằm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 7-2017 [73]. Tác giả khẳng định, thứ giặc “nội xâm” nguy hiểm nhất hiện nay
trong Đảng chính là CNCN. Tác giả cũng nêu lên những quan điểm của Hồ Chí
Minh về tác hại của CNCN: do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ; do cá nhân
chủ nghĩa mà mất đoàn kết; do cá nhân chủ nghĩa mà làm hại đến lợi ích của
cách mạng, của nhân dân… Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, nguyên nhân của

việc CNCN chưa thể bị quét sạch mà còn biểu hiện tinh vi, phức tạp như hiện
nay là do: (1) Lý tưởng cách mạng, tư tưởng xã hội chủ nghĩa chưa được thấm
nhuần sâu sắc trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; (2) Khơng ít người gia nhập
Đảng, tham gia vào công việc chung với động cơ không trong sáng; (3) Do mặt
trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tác động tiêu cực làm nảy sinh lối
sống thực dụng, tham muốn vật chất… đã làm cho CNCN có cơ hội phát triển.
Mạch Quang Thắng (2017), “Nhận diện để ngăn chặn, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân, xây dựng Đảng trong sạch”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10-2017 [83].
Trong bài viết, tác giả cho rằng, nhận diện CNCN và những nguy hại của nó để
đấu tranh đẩy lùi và quét sạch CNCN là yêu cầu cấp thiết của công tác xây dựng


19

Đảng. Do đó, tác giả đã chỉ ra 5 biểu hiện để nhận dạng CNCN: (1) Tách rời lợi
ích của cá nhân mình với lợi ích của Đảng; (2) Chỉ vun vén cho lợi ích của cá
nhân mình; (3) Coi cái tôi cao hơn tất thảy, bất chấp đường lối, chủ trương, điều lệ
Đảng, pháp luật của Nhà nước; (4) Quan liêu, tham nhũng, lãng phí; (5) Phản bội
Đảng, phản bội chế độ chính trị.
Qua các cơng trình nghiên cứu trên đây có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh
về CNCN là một vấn đề được đông đảo các nhà khoa học quan tâm. Hầu hết các
cơng trình đều cho thấy được những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự
cần thiết phải nhận diện CNCN, những biểu hiện và tác hại của CNCN đối với
con người, đối với cơng việc.
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến chống chủ nghĩa cá nhân và
tư tưởng Hồ Chí Minh về chống chủ nghĩa cá nhân.
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1959), Chống chủ nghĩa cá nhân [79].
Trong tác phẩm, Đại tướng chỉ rõ nguồn gốc và hoàn cảnh phát sinh CNCN
trong Đảng và trong quân đội. Biểu hiện của CNCN. Từ đó, Đại tướng đã đề ra
những phương hướng, biện pháp chống CNCN là phải học tập lý luận, sửa chữa

tác phong, rèn luyện đức tính, đặc biệt phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng đắn
phê bình và tự phê bình và phải nâng cao trách nhiệm của mình trước Đảng,
trước nhân dân.
Nguyễn Khánh Bật (2006), Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá
nhân, một số vấn đề lý luận và thực tiễn [13]. Nội dung cuốn sách gồm ba phần, phần
một tập trung nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng, về CNCN và về nâng cao
đạo đức cách mạng, chống CNCN ; phần hai cuốn sách tập trung phân tích thực trạng
đạo đức cách mạng và CNCN trong cán bộ, đảng viên hiện nay; phần ba cuốn sách
nói về vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng, chống CNCN trong cán bộ, đảng viên
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tác giả đã đề xuất một số
giải pháp chủ yếu để chống CNCN như: đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ; tăng
cường và đổi mới giáo dục đạo đức cách mạng; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình;
đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng; hồn chỉnh cơ chế, chính sách, hệ thống pháp
luật.


20

Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh "Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" trong giáo dục đạo đức cán bộ,
đảng viên hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2014 [74]. Trong bài viết, tác giả
đã nêu lên sự cần thiết phải rèn luyện và nâng cao đạo đức cách mạng và việc học
tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chống CNCN. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra một số nội dung cơ bản cần phải thực hiện nhằm nâng cao đạo đức cách
mạng, quét sạch CNCN trong mỗi cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. Yêu cầu
mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác học tập và tu dưỡng, rèn luyện theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, thực
hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng; đồng thời, coi trọng
xây dựng quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, tổ

chức, tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện.
Nguyễn Thế Trung (2016), “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân hiện nay”,
Tạp chí Cộng sản, số 879 (1-2016) [106]. Nội dung bài viết đã chỉ rõ nguyên nhân vì
sao trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cho cơng bố tác phẩm “Nâng cao đạo
đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Bởi đây là thời kỳ đầy cam go, thử
thách, khi cả nước đang huy động mọi lực lượng cho sự nghiệp giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, đòi hỏi một tinh thần hy sinh cao cả, mọi quyền lợi, ích
kỷ cá nhân phải được đẩy lùi. Hồ Chí Minh đã kêu gọi phải quét sạch CNCN, trước
hết là từ trong mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Đồng thời, tác giả cũng đã nhận diện
CNCN trong bối cảnh hiện nay và đề xuất một số giải pháp khắc phục CNCN: (1)
Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên,
nhất là những người lãnh đạo quản lý; (2) Đảng, Nhà nước có cơ chế để cấp ủy các
cấp, các ngành và nhân dân lựa chọn, bố trí được những người đứng đầu thật sự có
trí tuệ, có kỷ cương và gương mẫu; (3) Sớm xây dựng, cụ thể hóa tiêu chí đánh giá
cán bộ; (4) Khẩn trương nghiên cứu xây dựng hoặc bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính
sách pháp luật thích ứng với q trình vận hành của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; (5) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Đinh Nguyễn An (2017), “Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân
trong cán bộ, đảng viên hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 893 (3-2017) [1]. Tác giả


21

đã đề cập đến sự cần thiết và tính cấp bách phải đấu tranh, ngăn chặn CNCN trong
cán bộ, đảng viên hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp góp
phần ngăn chặn và đẩy lùi CNCN trong cán bộ, đảng viên, đó là: Các cấp ủy cần
tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm về đấu tranh chống
CNCN cho cán bộ, đảng viên; Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của
các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; Mỗi cán bộ, đảng viên phải

thực sự nêu gương trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi CNCN; Phát huy tinh thần
đoàn kết, xây dựng bầu khơng khí dân chủ, giữ vững đồn kết, kỷ luật trong từng tổ
chức đảng và chính quyền; Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII
gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Tác giả Nguyễn Xuân Tú và Đào Xuân Dũng (2017), “Tư cách một người
cách mệnh” trong tác phẩm Đường Cách mệnh của Hồ Chí Minh soi sáng cơng
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6-2017
[108]. Bài viết đã làm rõ về tư cách của một người cách mạng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh là như thế nào; đề cập đến thực trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức,
lối sống, tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng ta hiện
nay; đồng thời, tác giả đã nêu lên một số vấn đề cần chú trọng thực hiện để rèn
luyện tư cách người cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, tác giả
đã đề xuất giải pháp cần phải đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống CNCN,
cuộc đấu tranh này có hiệu quả cao hay thấp, phụ thuộc rất nhiều vào việc tự phê
bình và phê bình trong Đảng, đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng
để ngăn chặn và đẩy lùi CNCN trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay.
Mạch Quang Thắng (2017), “Nhận diện để ngăn chặn, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân xây dựng Đảng trong sạch”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10-2017 [83].
Từ việc nhận diện chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tác giả đã
đề xuất 3 giải pháp phòng, chống CNCN từ xây dựng nguồn nhân lực; giữ vững
và thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng và xây dựng tư cách người
đảng viên; làm trong sạch mơi trường văn hóa, đạo đức vừa là điều kiện, vừa là
nhiệm vụ trong tâm của chống CNCN.
Trần Đình Thắng (2017), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào phịng,
chống suy thối, “tự diễn biến”, “tự chuyển hố” trong nội bộ”, Tạp chí Lịch sử


×