Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA JOHN STUART MILL VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.43 KB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HỒNG NGỌC

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA JOHN STUART MILL
VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI CỦA NÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2020
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG HỒNG NGỌC

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CỦA JOHN STUART
MILL
VÀ GIÁ TRỊ HIỆN THỜI CỦA NÓ

Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 822900101

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hải Hoàng




Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “tư tưởng đạo đức của John Stuart
Mill và giá trị hiện thời của nó” là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tôi trong
thời gian qua. Kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách
khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất
kỳ hình thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung
thực trong thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.”


LỜI CẢM ƠN
“Lời đầu tiên, xin trân trọng cảm ơn Thầy đã hướng dẫn tơi là TS.
Nguyễn Hải Hồng, thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong q trình học tập
cũng như trong việc hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc khoa Triết học trường Đại
Học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giảng dạy cho tơi trong thời
gian học tập.
Xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã đọc luận văn
và cho tôi những nhận xét q báu, chỉnh sửa những sai sót của tơi trong bản
thảo luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!”


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đạo đức là thước đo phản ánh tồn tại người, lịch sử hình thành và phát
triển đạo đức gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của xã hội lồi
người. Phản ánh những quan hệ chủ yếu của đời sống xã hội và là hình thái
giá trị tinh thần cơ bản của con người và xã hội, là yếu tố cốt lõi của tính
cách con người, đạo đức đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống xã hội
và đời sống của mỗi con người, điều này đã được thể hiện rõ trong sự khái
quát của I. Kant - nhà triết học cổ điển Đức khi chỉ ra rằng: trong thế giới
của sự nhận thức lý thuyết thì Tơi có thể biết gì? Cịn trong thế giới hành
động thì Tơi phải làm gì? Với tư cách phản ánh giá trị phổ biến và khách
quan, không chỉ là mô tả, định hướng hành động của con người mà cịn đi
tìm và trình bày các nguyên tắc đầu tiên, cơ bản của hành động đó, vì vậy
triết học đạo đức ngay từ sớm đã khẳng định vị trí quan trọng của mình
trong dịng chảy của lịch sử triết học và đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
ngay từ giai đoạn đầu của sự hình thành tư tưởng triết học của nhân loại.
Trong hệ thống tư tưởng đạo đức học phương Tây hiện đại, tư tưởng
đạo đức của John Stuart Mill (1806 - 1873), một nhà triết học người Anh đã
có ảnh hưởng không nhỏ đến tới tư tưởng phương Tây thế kỷ XX và hiện
nay. Chẳng hạn, theo nhận định của Henry Sidgwick (1838 - 1900), nhà triết
học theo thuyết công lợi đã nhận xét rằng: trong khoảng thời gian 1860 1865, tư tưởng của J.S. Mill đã lan tỏa và thống trị tồn nước Anh - điều mà
rất ít người có thể làm được. Bốn thập kỷ sau ngày mất của J.S. Mill. Cựu
thủ tướng Anh Arthur Balfour (1848 - 1930) đánh giá tầm ảnh hưởng của

6


J.S. Mill tại các trường đại học của Anh có thể so sánh với Hegel ở Đức và
Aristotle thời cổ đại. Nhà xã hội học người Đức Leopold Von Wiese (1876 1969) đã nhận định: “Trong lịch sử Âu Châu hiện đại chỉ có một số ít các
học giả được nhiều ngành khoa học xem trọng như trượng hợp của Mill”.
Người ta biết đến John Stuart Mill không chỉ như một nhà triết học thực
chứng, mà cịn là nhà lơgic học, nhà kinh tế học, nhà chính luận và nhà xã

hội học với các tác phẩm được nhiều người biết đến như: Hệ thống lơgích
(1843), Các ngun lý về kinh tế chính trị học (1848), Bàn về tự do (1859),
Chính thể đại diện (1861), Thuyết công lợi (1863), A.Comte và chủ nghĩa
thực chứng (1865), Bàn về tôn giáo (1874, in sau khi ông mất) v.v... Tư
tưởng của ông mang đậm dấu ấn duy lý của văn hố phương Tây, tơn sùng
chân lý như giá trị tối thượng mà trí tuệ con người khát khao hướng tới.
Giới học thuật ngày nay vẫn cịn nhắc tới tên tuổi của J.S. Mill vì những
đóng góp đặc sắc trong lĩnh vực tư tưởng. Ơng được xem như một triết gia
can đảm dám dấn thân vào những vấn đề nhạy cảm của thời đại. Ông được
coi là người tiên phong trong lĩnh vực đấu tranh cho tự do, dân chủ, bình
đẳng của nhân dân Anh quốc; “lý tưởng của ông là đem lại sự tự do cho
từng người để có được sự phồn vinh của tất cả mọi người và cuối cùng là
nhằm có được sự tiến bộ xã hội”[35, tr.10]. Đặc biệt với việc tiếp tục ủng hộ
thuyết công lợi của Jeremy Bentham (1748-1832), J.S.Mill đã có những tuyên
bố về đạo đức học. Vậy những tư tưởng đạo đức của J.S.Mill nói riêng và của
thuyết cơng lợi nói chung là gì? Những giá trị cũng như những hạn chế của
nó? Liệu Việt Nam chúng ta trong quá trình tìm kiếm hệ giải pháp để xây
dựng nền đạo đức mới có kế thừa được gì từ nó với tư cách là tiền đề, cơ sở lý
luận hoặc phản tiền đề, hoặc gợi mở cho chúng ta điều gì?... để trả lời những
vấn đề này địi hỏi chúng ta cần có những cơng trình nghiên cứu nhất định.
Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, dân tộc Việt Nam dưới sự

7


lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã tạo dựng được nhiều thành tựu
trên các lĩnh vực, tạo dựng thế và lực mới cho người dân cũng như đất
nước. Mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được vận
hành trong đời sống kinh tế - xã hội đã tỏ rõ tính hiệu quả và sự hợp lý của
nó, đồng thời tự bản thân nó cũng địi hỏi một nền đạo đức mới tương

thích. Do đó, cùng với nhiệm vụ xây dựng kinh tế thị trường, việc chủ động
xây dựng nền đạo đức mới là một nội dung, phương diện của sự nghiệp đổi
mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, những nỗ lực của
chúng ta nhằm thực hiện nhiệm vụ này vẫn chưa đem lại kết quả như mong
muốn. Mặc dù “nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức
từng bước được hình thành. Tính năng động và tính tích cực của cơng dân
được phát huy, sở trường và năng lực của cá nhân được khuyến khích”[11,
tr.42], nhưng “tình trạng suy thối xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự gia
tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”[12,
tr.172,173]. Chính vì vậy, một trong các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010 là “tạo chuyển biến mạnh mẽ
trong việc xây dựng văn hóa, đạo đức và lối sống”[12, tr.172,173] và trong
báo cáo chính trị trình đại hội XII của Đảng trong nhiệm vụ xây dựng, phát
triển văn hóa con người giai đoạn 2016-2021 đã xác định cần “có giải pháp
ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội”[13, tr.127]. Để tạo
bước chuyển mạnh mẽ trong việc xây dựng đạo đức một mặt, cần phân tích
một cách khách quan sự biến động của đạo đức trong điều kiện xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, từ
đó xác định được những khâu, những vấn đề chủ yếu nhất cần giải quyết;
mặt khác, triết học và triết học đạo đức với chức năng định hướng giá trị
cho con người và xã hội, thực hiện sự phản tư đối với hệ thống giá trị văn
hóa tinh thần đang tồn tại, phê phán những giá trị lỗi thời và xây dựng, luận
chứng cho những giá trị mới, phù hợp với bối cảnh lịch sử hiện tồn, cho
8


nên việc nghiên cứu thực chất nội dung các học thuyết đạo đức học nói
chung và đạo đức học phương Tây hiện đại nói riêng, từ đó phân tích, nhận
diện những vấn đề gợi mởi, lưu ý cũng như đặt ra đối với Việt Nam có ý
nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc, cung cấp những cơ sở lý luận

khoa học để đưa ra các giải pháp ứng xử nhằm xây dựng thành công nền
đạo đức và con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chính vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu “tư tưởng đạo đức của đạo đức của
John Stuart Mill” từ đó chỉ rõ “ý nghĩa hiện thời của nó” có giá trị lý luận
và thực tiễn nhất định, đặc biệt đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng
nền đạo đức mới ở hiện nay. Hơn nữa là học viên cao học chuyên ngành Triết,
việc lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là mong
muốn của cá nhân tác giả, không chỉ mong muốn làm phong phú thêm tri thức
của bản thân, tác giả còn hi vọng đây là một trong những con đường để tác giả
tiếp cận được văn hóa, con người phương Tây một đối tác không thể bỏ trong
quan hệ đối ngoại trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Với những nghiên cứu và tư tưởng của mình trải nhiều trên lĩnh vực,
John Stuart Mill được coi là một nhân vật mà tư tưởng của ông đã để lại dấu
ấn nhất định trong lịch sử tư tưởng phương Tây. Do đó, tư tưởng và tác phẩm
của ông đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngồi
-

nước, trong đó có Việt Nam.
Một số nghiên cứu về John Stuart Mill ở nước ngoài
Với những di sản về tư tưởng để lại, J.S. Mill đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của giới học giả thế giới, đặc biệt là các học giả phương Tây. Các
đề tài nghiên cứu về J.S. Mill tập trung phân tích tư tưởng chính trị của ơng,
đặt nó trong mối quan hệ với dịng chảy tư tưởng triết học chính trị phương
Tây thời kỳ cổ đại, cận đại và hiện đại để đánh giá những giá trị, điểm tiến bộ
và hạn chế trong hệ thống tư tưởng của ông. J.S. Mill (1806-1873) là nhà tư

9



tưởng nổi tiếng người Anh ở thế kỷ XIX và có ảnh hưởng sâu rộng đối với
triết học chính trị phương Tây cận - hiện đại. Do vậy, các học giả ở nhiều
quốc gia đã nghiên cứu về nội dung tư tưởng chính trị của ơng với những
cơng trình có giá trị nhất định. Trong đó, phải kể đến những tác phẩm sau:
Luận án Tiến sỹ của John Mercel Robson (Đại học Toronto, Tháng 12,
1956) với đề tài “The social and political thought of J.S.Mill” (Tư tưởng
chính trị - xã hội của J.S.Mill) đề cập quan niệm của Mill về Chính phủ song
cịn rất hạn chế. Tác giả chủ yếu đi phân tích những tư tưởng chính trị xã hội
nói chung của Mill như Đạo đức học, Phương pháp khoa học hay một số vấn
đề xã hội khác.
Cuốn “Mill on Democracy: From the Athenian Polis to Representative
Government” (Tạm dịch: Mill bàn về Dân chủ: Từ thành bang Athen đến
Chính thể Đại diện) của Nadia Urbinati, giáo sư chuyên nghiên cứu về Lý
thuyết chính trị và lịch sử Hy Lạp thuộc Khoa Khoa học Chính trị của Đại
học Columbia, Hoa Kỳ. Cơng trình khoa học này được xem là nghiên cứu
đầu tiên mang lại những kiến thức sâu rộng về lý thuyết Dân chủ của Mill.
Cuốn "Great political thinkers" (Tạm dịch: Những nhà tư tưởng chính trị vĩ
đại) của William Thomas (Oxford University Press, New York, 1992) là cơng
trình nghiên cứu tư tưởng chính trị về 4 nhà tư tưởng gồm Niccolo Machiavelli,
Thomas Hobbes, John Stuart Mill và Karl Marx. Trong cơng trình này, William
Thomas nghiên cứu về J.S.Mill theo từng luận điểm: tuổi thơ, nền giáo dục
sớm, kinh tế chính trị học. J.S.Mill được đánh giá như một nhân vật quan trọng
của lịch sử tư tưởng thế kỷ XIX, một nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại.
Bộ sách Sổ tay Cambridge về triết học do nhà xuất bản Đại học
Cambridge Anh quốc phát hành. Loạt sách này giới thiệu chi tiết về các tác
giả, nhà tư tưởng, nghệ sĩ, chủ đề và giai đoạn triết học khác nhau. Mỗi một
tập bao gồm những bài viết của những học giả hàng đầu nên đó là tập hợp
các quan điểm khác nhau chứ không phải là ý kiến của một tác giả duy nhất.
10



Bộ sách này có hai cuốn đề cập đến thuyết công lợi của John Stuart Mill.
Năm 1998, ấn phẩm Sổ tay Cambridge về Mill do John Skorupski làm
chủ biên với sự cộng tác của các học giả nổi tiếng khác được phát hành.
Herny R. West, biên tập viên tại tạp chí Triết học Quốc tế, đã nhận xét
cuốn sách này là “bộ sưu tập” những bài viết độc đáo này về triết học của
John Stuart Mill. Đây là cơng trình toàn diện và đáng tin cậy nhất từ trước tới
nay nghiên cứu về tư tưởng triết học của John Stuart Mill. Năm 2014, Nhà
xuất bản Cambridge tiếp tục phát hành cuốn sổ tay thứ hai: Sổ tay Cambridge
về Thuyết công lợi do Ben Eggleston và Dale Miller đồng chủ biên. Các bài
viết tập hợp trong cuốn sách này được đánh giá là nguồn tư liệu quan trọng
cho các nghiên cứu về triết học đạo đức, triết học chính trị, lý luận chính trị và
lịch sử tư tưởng. Tập sách này gồm 4 nội dung chính như sau: Nguồn gốc và
sự phát triển của chủ nghĩa công lợi thông qua các tác phẩm của Jeremy
Bentham, John Stuart Mill, Henry Sidgwich và một số người khác; Các vấn đề
trong việc xây dựng thuyết công lợi; Chủ nghĩa công lợi được xem xét trong
mối quan hệ với triết học Kant về đức hạnh đạo đức và về khả năng xung đột
giữa thuyết công lợi và thuyết công bằng; Nghiên cứu những tác động của
thuyết công lợi trong bối cảnh hiện đại bằng cách xem xét những tác động
thực tế của nó đối với những vấn đề đương đại đang gây tranh cãi như xung
đột qn sự và sự nóng lên tồn cầu.
Cuốn sách “Tư tưởng chính trị của J.S. Mill” được nhà xuất bản Đại
học Cambridge xuất bản năm 2007 của hai tác giả Nadia Urbinati và Alex
Zakaras đã đưa ra một cách đánh giá lại (theo cách diễn đạt của các tác giả)
về giá trị trong tư tưởng chính trị Mill. Trong cuốn này, các tác giả cố gắng
liệt kê những bài viết đề cao giá trị triết học chính trị của Mill, từ đó các tác
giả đưa ra nhận định riêng của mình về sức hấp dẫn của những ý tưởng đặc
sắc trong tư tưởng J.S. Mill.
Một loạt những cuốn sách nghiên cứu về thuyết công lợi do nhà xuất
11



bản Cambridge University xuất bản như: Giới thiệu về đạo đức học công
lợi của Mill của tác giả Henry R. West trong đó có rất nhiều phân tích thú vị
về John Stuart Mill và thuyết công lợi của ông; Chủ nghĩa công lợi và hơn
thế nữa do Amartya Sen và Bernard Williams biên tập; Chủ nghĩa công
lợi: ủng hộ và phản đối của hai tác giả J.J.C. Smart và Bernard Williams;
tác giả D. Weinstein với tác phẩm Chủ nghĩa công lợi và chủ nghĩa tự
do mới (Bối cảnh tư tưởng). Đầu năm 2014, John Perry - Giảng viên
trường St Andrews, Scotland đã xuất bản cuốn Chúa, điều thiện và thuyết
công lợi-từ viễn cảnh của Peter Singer. Điều đó cho thấy thuyết công lợi
mà J.Bentham và J.S.Mill theo đuổi, trong thời đại ngày nay vẫn có những
ảnh hưởng nhất định và thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
Một số bài báo nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill
như: Triết học đạo đức của John Stuart Mill do Mark Philop Strasser công
bố năm 1991; bài báo Thảo luận về thuyết công lợi của Mill của David O.
Brink đăng trên báo Triết học và công luận số 21 in năm 1992, và cũng kể
đến cuốn sách Giới thiệu về triết học chính trị xuất bản năm 2003 của các
tác giả Robinson, Dave và Groves, Judy. Năm 2008, Daniel Jacobson của
đại học Bowling Green State, bang Ohio, Hoa Kỳ đã cơng bố một bài báo
trên tạp chí Triết học với tên gọi: Chủ nghĩa công lợi không theo thuyết
hậu quả đạo đ ức: trường hợp của John Stuart Mill. Trong bài này, tác
giả đã phân tích và khẳng định John Stuart Mill là người theo thuyết công
lợi, nhưng không phải là người theo chủ nghĩa hậu quả đạo đức
(consequentialism) - học thuyết coi kết quả của hành động là cơ sở cuối
cùng để đánh giá một hành vi là đúng hay sai, có đạo đức hay khơng.
Thuyết cơng lợi của John Stuart Mill xuất hiện trong hầu hết các
cuốn sách nhập môn về triết học phương Tây hiện đại, triết học đạo đức và
được giảng dạy nhiều tại các trường đại học hàng đầu trên thế giới với các
giảng viên danh tiếng như giáo sư Ian Shapiro và giáo sư Szelenyi của

12


trung tâm nghiên cứu MacMillan, Đại học Yale; giáo sư Michael Sandel
của Đại học Harvard. Năm 2013, tác phẩm “Phải trái đúng sai” (Justice What’s the right thing to do?) của giáo sư Michael Sandel (đã được dịch
sang tiếng Việt bởi Hồ Đắc Phương và do nhà xuất bản Trẻ phát hành). Trong
tác phẩm này, nguyên tắc hạnh phúc tối đa của Thuyết công lợi được Michael
Sandel đề cập trong phần đầu của cuốn sách. Sandel đã phân tích, đánh giá các
giải quyết các vấn đề đạo đức gây tranh cãi trong thực tiễn theo quan điểm của
Thuyết công lợi. Từ đó, Sandel chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm riêng trong
Thuyết công lợi về đạo đức của Jeremy Bentham và John Stuart Mill.
Là đại biểu của chủ nghĩa công lợi nói chung và thuyết cơng lợi nói
riêng, John Stuart Mill đã thu hút sự quan tâm, tranh luận, nghiên cứu nhiều
và có ảnh hưởng nhất định đến đời sống chính trị, xã hội nước Anh nói riêng
và phương Tây nói chung, tư tưởng đạo đức được xây dựng trên nền tảng
thuyết cơng lợi đã có những sự phù hợp nhất định mặc dầu còn nhiều tranh
cãi, và điều này chứng tỏ tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill vẫn cịn
mang tính thời sự và tiếp tục thu hút sự quan tâm nghiên cứu.
-

Những nghiên cứu về John Stuart Mill ở trong nước
Về lĩnh vực dịch thuật, tác phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill
được dịch bởi Nguyễn Văn Trọng và xuất bản lần đầu vào năm 2004, đến năm
2007, dịch giả này tiếp tục giới thiệu tới độc giả trong nước tác phẩm “Chính
thể đại diện” với sự hiệu đính của Bùi Văn Nam Sơn. Năm 2019, dịch giả
Đặng Đức Hiệp đã chuyển thể tác phẩm Thuyết công lợi của John Stuart Mill
sang tiếng Việt và được Nhà xuất bản Văn hóa - Nghệ thuật thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản. Có thể nói rằng với bộ ba tác phẩm gốc của John Stuart Mill
được dịch ra tiếng Việt đã cho phép những người quan tâm và nghiên cứu ở
Việt Nam có cơ hội tiếp cận được tư tưởng gốc về chính trị, đạo đức của John

Stuart Mill, từ đó phục vụ có hiệu quả cho q trình nghiên cứu của mình.
Về các cơng trình nghiên cứu, luận văn, luận án, bài báo.

13


Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hải Hoàng viết với đề tài Quan điểm
về tự do trong Bàn về tự do của John Stuart Mill, năm 2008. Luận văn chỉ
tập trung nghiên cứu quan điểm của John Stuart Mill về tự do. Tuy nhiên,
trong q trình phân tích về vấn đề tự do của Mill, tác giả cũng đã tiếp cận
và giới thiệu khái quát về nguyên tắc công lợi, cơ sở cho việc hình thành
quan điểm tự do cũng như quan điểm về đạo đức của John Stuart Mill.
Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Linh viết bằng
tiếng Anh có tên: John Stuart Mill’s socio - political philosophical thought
(Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của John Stuart Mill), năm 2010.
Trong khóa luận của mình, tác giả cũng đã trình bày ngun tắc cơng lợi và
nguyên tắc tự do với tư cách là cơ sở, điểm xuất phát trong tư tưởng của Mill
để từ đó trình bày quan điểm về giáo dục, quan điểm về nền dân chủ, đã
nêu được những tư tưởng cơ bản về triết học chính trị và đạo đức xã hội
của John Stuarl Mill trong tác phẩm Bàn về tự do và chỉ ra một số giá trị
và hạn chế chính của ơng trong tác phẩm.
Luận án Tiến sĩ Triết học của Ngô Thị Như (Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2012) với tên đề
tài: “Triết học chính trị của J.S. Mill - Giá trị và bài học lịch sử”, trình bày
một cách hệ thống triết học chính trị J.S.Mill và chỉ ra những nội dung cơ
bản trong triết học chính trị của ơng. Luận án cũng phân tích và rút ra những
giá trị, bài học lịch sử của triết học chính trị J.S.Mill trong vấn đề tự do cá
nhân, quyền lực nhà nước, dân chủ, bầu cử, giáo dục và giải phóng phụ nữ,
qua đó chỉ rõ những hạn chế của triết học chính trị J.S.Mill thể hiện ở tính
chủ quan, thiếu nhất quán và thiếu một cơ sở thực tiễn thể hiện ở quan điểm

về vai trò của quần chúng nhân dân. Trên cơ sở phân tích tư tưởng chính trị
của J.S.Mill, tác giả đã tiếp cận và phân tích ngun tắc cơng lợi như là nền tảng
cơ sở để đảm bảo tự do và dân chủ.
Luận văn thạc sĩ chính trị học của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Đại học
14


Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) với tên đề
tài: “Tư tưởng chính trị của John Stuart Mill”, tác giả cũng tập trung đi sâu
vào nghiên cứu, phân tích nội dung tư tưởng chính trị của J.S.Mill như tư
tưởng tự do, bình đẳng của phụ nữ, dân chủ, quyền bầu cử, tiêu chuẩn đánh
giá thể chế chính trị, từ đó chỉ ra những giá trị và hạn chế và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu này của tác giả được nhìn
nhận từ khía cạnh của chính trị học.
Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Ánh Hồng Minh (Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014) với tên đề tài:
“Tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill trong tác phẩm Thuyết công lợi”.
Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu phân tích những điều kiện kinh tế - xã
hội, tền đề tư tưởng cho việc hình thành tư tưởng đạo đức của J.S.Mill, tác
giả làm rõ những quan niệm đạo đức cơ bản của J.S.Mill trong tác phẩm “chủ
nghĩa công lợi” và đánh giá về tư tưởng đạo đức của J.S.Mill thông qua tác
phẩm thuyết công lợi. Đây là một trong số ít cơng trình nghiên cứu trực tiếp
đến tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill và là nguồn tư liệu tham khảo quý
giá để tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm những nội hàm trong tư tưởng đạo
đức của John Stuart Mill sau này.
Bài báo Chủ nghĩa vị lợi nhìn từ góc độ đạo đức học của tác giả Đỗ Minh
Hợp và Trần Thanh Giang Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa
học Xã hội và Nhân văn số 26, năm 2010. Bàn về góc độ đạo đức của chủ nghĩa
công lợi qua hai triết gia chính là Jeremy Bentham và John Stuart Mill, trên cơ
sở phản đối chủ nghĩa công lợi gay gắt của J. Moore các tác giả đi đến kết luận,

cần chỉ ra sự cần thiết phải đánh giá đúng chủ nghĩa cơng lợi cả về hạn chế lẫn
ưu điểm của nó.
Bên cạnh đó, một số nội dung tư tưởng cơ bản của John Stuart Mill
cũng được trình bày trong một số cuốn giáo trình về Triết học phương Tây
hiện đại. Tuy nhiên, các cơng trình này tập trung vào trình bày khái quát
15


nội dung tư tưởng triết học của John Stuart Mill chứ chưa đi sâu vào khai
thác tư tưởng đạo đức của ơng.
Đề tài "Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại" do Ngơ Huy
Đức, Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ
nhiệm là đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng chính trị. Đề tài dành
chương II để nghiên cứu về các tư tưởng của Mandison và Mill, trong đó, tư
tưởng chính trị của J.S.Mill được để cập thông qua các luận đề như quan
niệm về con người chính trị, quan niệm về thể chế chính trị, mối quan hệ
giữa con người chính trị và thể chế chính trị.
Nhìn chung, các cơng trình nói trên đều nghiên cứu về tư tưởng của
John Stuart Mill ở nhiều khía cạnh khác nhau, có nội dung khác nhau. Các
cơng trình nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tư tưởng về
ngun tắc tự do và nguyên tắc công lợi như là cơ sở, nền tảng xác định
quyền con người, quyền lực của nhà nước, phẩm chất đạo đức của con
người, từ đó đi đến đánh giá đóng góp và hạn chế trong tư tưởng của ông.
Như vậy, với nguyên tắc công lợi, nguyên tắc tự do làm điểm xuất phát để
xây dựng những tư tưởng về chính trị, đạo đức. Những tư tưởng này của Mill đã
có sự ảnh hưởng nhất định đối với lịch sử phát triển tư tưởng phương Tây và đã
được quan tâm, nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và bình diện. Tuy nhiên, khơng
phải vì thế mà những nghiên cứu về ông sẽ giảm đi mà ngược lại. Điều này đã
được chứng minh khi giáo sư triết học Michael Sandel của Đại học Harvard
trong những năm gần đây, trong các bài giảng về công lý, về giá trị đã tiếp tục

thổi bùng tư tưởng của chủ nghĩa công lợi nói chung và của J.S.Mill nói riêng
và thu hút được sự quan tâm cũng như tranh luận của giới trẻ nước Mỹ. Ở Việt
Nam, trong những năm gần đây khi mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa được vận hành trong nền kinh tế - xã hội, việc đề cao lợi ích kinh
tế và tiêu chuẩn lợi ích của kinh tế được xem xét, vận dụng và đánh giá trong
các quyết định và mối quan hệ xã hội thì việc tiếp tục nghiên cứu tư tưởng đạo
đức của John Stuart Mill tiếp tục là cần thiết qua đó góp phần phản biện tư duy
16


một chiều trong sự phát triển kinh tế - xã hội, và góp phần thực hành quan điểm
phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt, đồng thời cũng
qua đó góp phần xây dựng nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay và mai sau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở trình bày, phân tích những tư tưởng cơ bản của John Stuart Mill
về đạo đức, từ đó khẳng định giá trị hiện thời của nó và gợi mở cho Việt Nam
một số ý nghĩa nhất định trong quá trình xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn
hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, luận giải những điều kiện và tiền đề cho sự hình thành tư tưởng
đạo đức của J.S.Mill.
Thứ hai, phân tích những quan niệm cơ bản về đạo đức của J.S.Mill, trên
cơ sở đó bước đầu đưa ra những đánh giá về tư tưởng đạo đức của J.S.Mill và
chỉ rõ giá trị hiện thời của nó cũng như phác thảo gợi ý nhất định đối với quá
trình xây dựng đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo đức cơ bản của John Stuart Mill.
* Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn khảo sát của luận văn là tư tưởng đạo đức của John Stuart Mill
trong các tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt bao gồm: Bàn về tự
do, Chính thể đại diện và Thuyết công lợi.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

17


* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của
của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
về tư tưởng.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hố, trừu tượng hóa, phương
pháp lơgíc và lịch sử, phương pháp văn bản học…
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tiến hành luận giải một cách có căn cứ, mang tính hệ thống và
khách quan, bước đầu góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng đạo đức cơ bản
của John Stuatr Mill, đặc biệt từ sự phân tích đó, luận văn nêu ra một số vấn đề
đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng đạo đức mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về tư tưởng đạo đức của John
Stuart Mill, từ đó một mặt làm rõ những tư tưởng đạo đức cơ bản của John
Stuart Mill, một trong các đại biểu tiêu biểu của Chủ nghĩa cơng lợi trong triết
học, mặt khác góp phần bổ sung, làm rõ tính phong phú, đa dạng trong hệ thống

lý luận về đạo đức học phương Tây hiện đại.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy các trào lưu
triết học phương Tây hiện đại ở bậc đại học và sau đại học.
- Là tài liệu tham khảo về văn hóa, đạo đức cho các ngành khoa học xã
hội ở bậc đại học và cao đẳng.
8. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.

18


CHƯƠNG 1
ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
CỦA JONH STUART MILL
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của
John Stuart Mill
“Xét cho đến cùng, mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều
là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ”[34; tr.137]. Do đó,
khi tìm hiểu về những tư tưởng đạo đức của J.S.Mill đòi hỏi chúng ta cần phải
khảo cứu về đặc điểm kinh tế, xã hội mà ông đã trải nghiệm.
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa, từ cuối thế kỉ XV,
đầu thế kỉ XVI, các ngành công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu, đặc
biệt là ở Anh. Nhu cầu mở rộng sản xuất hàng hóa và mở rộng thị trường đã
tạo động lực to lớn cho các ngành khoa học tự nhiên phát triển mạnh mẽ và đạt
được nhiều thành tựu, nhiều phát minh vĩ đại trong sản xuất đã ra đời như:
phát minh ra Thoi bay của John Kay năm 1733, máy hơi nước của James Watt
năm 1784, hay lò luyện thép của Henry Bessemer năm 1875, xe lửa chạy bằng
hơi nước năm 1804,... thậm chí, năm 1851, Anh đã tổ chức một cuộc triển lãm
để bố cáo với thế giới về sự phát triển mạnh mẽ trong kĩ thuật cũng như kinh

tế của mình. Với những phát minh mang tính đột phá về kỹ thuật mới trong
sản xuất đã thúc đẩy năng suất lao động lên cao, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ
và thay đổi về chất của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất mới được xác
lập và nhanh chóng lan tỏa từ Anh sang các nước khác ở Tây Âu, tạo điều kiện
cho cuộc cách mạng trong lĩnh vực quan hệ sản xuất - một kiểu quan hệ sản
xuất mới ra đời thay thế quan hệ sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời, lạc
hậu so với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất của cuộc đại cách
mạng công nghiệp. Trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp, phương
thức sản xuất tư bản đã nhanh chóng chiếm ưu thế và thay thế phương thức
sản xuất phong kiến lạc hậu, thống lĩnh toàn Châu Âu.
19


Cuộc cách mạng tư sản thắng lợi đã đập tan xiềng xích buộc con người
của chế độ phong kiến độc tài, tạo ra sự chuyển mình mạnh mẽ trong tồn xã
hội không chỉ ở những mặt căn bản như kinh tế, chính trị mà cả trong lĩnh vực
văn hóa tư tưởng. Những giá trị văn hóa mới ra đời, đồng thời có sự phục
hưng mạnh mẽ của những giá trị văn hóa tư tưởng cổ đại sau hàng trăm năm bị
áp bức bởi những tư tưởng duy tâm tôn giáo với mục đích chi phối con người
của xã hội phong kiến.
Giai cấp tư sản ngay từ khi ra đời đã thu hút mạnh mẽ lực lượng tham
gia. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được coi là giá trị đích thực của sự tồn tại, là
mục tiêu hướng tới của toàn xã hội đã trở thành cực nam châm để giai cấp tư
sản thu hút sự hưởng ứng và ủng hộ từ tất cảc các lực lượng quần chúng. Lần
đầu tiên những con người cùng khổ bị áp bức bởi phong kiến được nghe tới
những cụm từ này, họ biết đấu tranh vì cuộc sống của mình chứ khơng phải đặt
cuộc sống của mình vào tay thần thánh hay nhà vua như trước kia nữa. Đây
cũng chính là hệ giá trị xuất phát điểm để từ đó, giai cấp tư sản thực hiện xây
dựng lên những hệ giá trị tư tưởng khác tiêu biểu cho thời đại mới, thay thế
những giá trị của hệ tư tưởng phong kiến nhằm thực hiện cuộc cách mạng tiếp

theo trên bình diện tư tưởng. Nếu như ở thời kỳ phong kiến, tư tưởng con
người bị kiềm chế, chịu sự thống trị của xã hội phong kiến, của những tư
tưởng duy tâm tôn giáo thì nay đã có những biến đổi mạnh mẽ. Sau hàng trăm
năm con người bị đè nén về mặt tư tưởng, lần đầu tiên, con người được tiếp
cận với những khái niệm như tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ. Những học
thuyết về chính trị, về tự do của con người và những qui chuẩn đạo đức của xã
hội mới lần lượt được ra đời và còn giữ nguyên giá trị cho đến thời hiện đại.
Một trong những biểu hiện rõ nét về sự chuyển biến trên bình diện tư
tưởng là phong trào triết học khai sáng, các đại biểu như G.Locke J.
Rousseau, P.Bacon, R. Descartes,... đã manh nha từ thế kỉ XVII nhưng phải
đến thế kỉ XVIII, giai đoạn của I.Kant, triết học khai sáng nói riêng và luồng
20


tư tưởng mới nói chung mới được hình thành rõ nét. Triết học khai sáng theo
quan điểm của I.Kant là sự giải thốt con người ra khỏi tình trạng chưa trưởng
thành mà chính con người tạo ra cho mình. Sự chưa trưởng thành này được
đánh giá qua việc con người phải dựa vào sự dẫn dắt của một chủ thể khác chứ
khơng phải dựa vào lý trí của chính mình. Điều này khơng phải do con người
thiếu lý trí mà do con người thiếu sự can đảm, không dám sử dụng lý trí của
chính mình nên đã để kẻ khác lợi dụng, dẫn dắt và chi phối một cách mù
quáng. Nhận thức rõ sự u mê và thiếu can đảm của con người trong xã hội
phong kiến, các nhà triết học khai sáng đã đưa ra lời kêu gọi con người hãy
dám tìm hiểu, dám biết và dám sử dụng lý trí của mình để quyết định cuộc
sống của mình. Phong trào khai sáng và tư tưởng của các triết gia theo trường
phái khai sáng vẫn đã và đang có sức ảnh hưởng quan trọng tới tư tưởng nhân
loại. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, phong trào khai sáng vẫn tiếp tục được
nhân rộng và là vũ khí quan trọng giúp chống lại chủ nghĩa phong kiến mông
muội, tối tăm và chế độ thần quyền trên bình diện tư tưởng. Một số luận điểm
của các nhà khai sáng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay như: Lý tính

được coi là khả năng quan trọng nhất của con người, nhờ có nó mà con người
nhận biết được điều gì là đúng đắn, từ đó đưa ra quyết định về hành động của
bản thân; Hoặc niềm tin của con người mang tính chủ quan, xuất phát từ mỗi
cá nhân, cụ thể hơn là từ lý tính của mỗi cá nhân. Niềm tin khơng có tính
truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, không thể dùng chức sắc
hay uy quyền để bắt ép và càng không dựa trên tôn giáo hay kinh nghiệm của
con người. “Tất cả mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng về khía
cạnh lý lẽ so với các cá nhân hay với một tổ chức, mọi người đều có quyền có
lý lẽ của cá nhân mình, khơng ai có quyền xâm phạm hay tước đoạt quyền đưa
ra lý lẽ cá nhân của người khác. Từ đó, con người trong xã hội cần xây dựng
và bảo vệ quyền bình đẳng, tự do cá nhân của mình cũng như quyền bình đẳng
trước pháp luật”.
21


Một trong những giá trị chủ đạo của tư tưởng thời kì này là tư tưởng về
sự tự do cá nhân, những giá trị đạo đức được xây dựng trên tinh thần mới, tinh
thần của con người dân chủ. Chính bối cảnh chính trị nước Anh này đã tác
động khơng nhỏ đến sự hình thành tư tưởng của J.S.Mill, khiến ông phát hiện
và có những đóng góp nhất định bằng việc đưa ra được nhiều tư tưởng quí báu
và mang ý nghĩa cấp thiết cho xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực đạo đức, chính
trị. Sinh ra ở thế kỷ XIX, đây là giai đoạn nước Anh hưng thịnh nhất, chủ
nghĩa tư bản đã đem lại nguồn lợi to lớn cho nước Anh, nhưng J.S.Mill đã sớm
nhận thấy mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Với một xã hội vị lợi nhuận, vị đồng
tiền bấy giờ, phù hợp với thuyết công lợi đơn thuần của Bentham. Với châm
ngôn: “Giảm bất hạnh tăng lợi ích” giới cầm quyền đã lợi dụng điều đó để lái
sang hướng khác, nhằm phục vụ mục đích của mình. J.S.Mill mong muốn
khắc phục hạn chế của thuyết cơng lợi và mang lại tính nhân văn cho nó.
Thêm vào đó, nhờ cuộc phát kiến địa lý vĩ đại tìm ra châu Mỹ của
Colombus mà làn sóng di dân trên thế giới diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, nhà

nước Anh đã nắm bắt cơ hội, thúc đẩy ngành nghề cơng nghiệp đóng tàu, hàng
loạt con tàu bằng kim loại ra đời thay thế cho tàu gỗ trước đó. Với sự phát
triển của nghành cơng nghiệp tàu thủy, nước Anh thâu tóm gần như tồn bộ
việc giao thơng vận tải trên biển, hoạt động giao thương, buôn bán trên thế
giới diễn ra náo nhiệt hơn bao giờ hết. Nhờ sự đón đầu và tiềm lực kinh tế của
mình, nước Anh đã vươn lên trở thành quốc gia sở hữu nhiều thuộc địa lớn
nhất thế giới. Thuộc địa của Anh trải dài cả ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ,...
mở ra giai đoạn chủ nghĩa đế quốc thực dân ở Anh. Trong giai đoạn đó, chính
những mâu thuẫn giai cấp cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành tư tưởng
J.S.Mill, bằng chứng cho điều đó là những đoạn ơng viết về công lý, sự bất
công và những người cộng sản trong các tác phẩm của mình.
22


1.2 Những tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng đạo đức của John
Stuart Mill
1.2.1 Thuyết khoái lạc của Epicurus (341-271 TCN)
Chủ nghĩa khoái lạc là một trong những khuynh hướng triết học duy vật
Hi Lạp thời kỳ hậu Socrates, xem khối lạc là mục đích của cuộc đời. Có rất
nhiều người hiểu sai về từ khối lạc, khi nhắc tới hai từ “khối lạc” người ta
thường hình dung tới một lối sống phóng túng, đời sống thiếu lành mạnh và có
phần trụy lạc, thả tâm trí và sức lực vào những thú vui nhục dục không màng
tới thực tại. Tư tưởng đó là hồn tồn sai và có phần phiến diện. Học thuyết
khối lạc của Epicurus lại hồn tồn ngược lại, đó là một học thuyết hướng về
những tư tưởng cao đẹp của các bậc hiền triết và hồn tồn với mục đích đúng
đắn, hướng con người ta tới cái chân - thiện - mỹ và hoàn thiện đời sống.
Học thuyết khoái lạc được bắt nguồn từ một mơn đệ của Socrates có tên
Aristippus (khoảng 430 -350 TCN) sáng lập ra, theo đó sự thỏa mãn những
dục vọng trực tiếp của cá nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi
là mục đích tối cao; những khối cảm xác thịt, theo phái này cịn đáng giá hơn

những niềm vui trí tuệ hư ảo và phức tạp. Ông muốn đưa nguyên tắc của thầy
mình đến gần với đời sống con người và phổ cập nguyên tắc: coi hạnh phúc là
cái đích chung của tồn nhân loại. Hạnh phúc trong thuyết khối lạc có điểm
đặc biệt, khơng giống các học thuyết khác. Hạnh phúc không giống như Platon
mô tả là: “cái hoan lạc được chiêm ngưỡng và kết hợp cùng cái chân - thiện mỹ”[5, tr.105]. Hạnh phúc cũng khơng đơn thuần là sự bình n trong tâm
hồn, thanh thản trong cuộc sống như quan điểm của phái Khắc Kỷ. Hạnh phúc
ở đây chính là một sự cảm nhận ngắn ngủi trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc
chính là khoái lạc thể chất, là sự thỏa mãn của con người khi thể chất hoặc tinh
thần đưa ra những địi hỏi cụ thể. Hạnh phúc theo thuyết khối lạc khơng bao
giờ đạt tới sự phóng túng, trụy lạc vì ở đó con người vẫn phải giữ sự tự do,
tỉnh táo của tâm hồn. Chỉ người nào không giữ được sự tự do tâm hồn, dẫn đến
23


bị những ham muốn cá nhân điều khiển và chi phối mới trở thành nơ lệ của
khối lạc. Sự độc lập và táo bạo về tư tưởng làm nên sự tự do cho tâm hồn.
Giá trị của hành động là do kết quả của nó qui định chứ khơng phải ở ý hướng
hoặc giá trị tinh thần nào khác. Tuy nhiên, do nhấn mạnh và gắn khoái lạc với
việc đạt được, thỏa mãn những nhu cầu của thể xác đã làm cho chủ nghĩa
khối lạc của Aristippus mang tính q khích, thể hiện khuynh hướng chủ
nghĩa khối lạc tầm thường, vị kỷ
Chủ nghĩa khoái lạc phát triển đến giai đoạn Epicurus (341-271 TCN) đã
có sự thay đổi về chất, gắn với phái triết học do Epicurus sáng lập, được gọi là
chủ nghĩa khối lạc lý tính, đề cao những phẩm hạnh như tính tự chủ và sự cẩn
trọng và sẽ là khơng tốt nếu làm điều gì đó để có được khoái cảm nhất thời
nhưng lại gây ra hậu quả xấu cho tương lai. Có thể khẳng định: Epicurus chính
là người có vai trị quan trọng bậc nhất trong việc phát triển về chất qua đó phổ
biến tư tưởng của học thuyết khối lạc. Ơng là người đã dung hịa được tất cả
những quan niệm của các bậc tiền bối về khoái lạc và đưa khoái lạc trở thành
một hệ thống tư tưởng, luận điểm. Epicurus cho rằng cả thể xác và linh hồn

của con người đều là do sự cấu tạo một cách tình cờ của các nguyên tử tạo
thành. Đây là một quan điểm mang tính duy vật đậm nét. Từ đó, ơng dẫn giải
hạnh phúc của con người hay các sinh vật khác chính là sự thỏa mãn, từ sự
thỏa mãn nơi thân xác sẽ dẫn tới cái khối lạc. Epicurus đưa ra khẩu hiệu: Tìm
khối lạc và tránh đau khổ, đây cũng là tiêu chí đánh giá hoạt động và mục
đích hướng tới của thuyết khối lạc. Theo ông, nỗi đau khổ phần lớn đến từ
tinh thần, tâm hồn của mỗi con người. Con người có rất nhiều nỗi sợ hãi vơ ích
như sợ chết, sợ thần linh, sợ số mệnh,... và chính những nỗi sợ vơ ích này là
ngun nhân đem tới khổ đau, từ đó chúng ta cần tiêu diệt, hóa giải chúng. Nói
như vậy khơng có nghĩa thuyết khối lạc là thuyết vơ thần, phủ nhận sự tồn tại
của thần thánh. Quan điểm của Epicurus là thần thánh dù có tồn tại hay không
cũng không ảnh hưởng tới đời sống của con người. Số mệnh cũng là thứ
24


khơng đáng bận tâm vì theo ơng mọi sự gặp gỡ đều do sự tình cờ tác động.
Sau cùng khi nói tới sự chết, Epicurus có nói “Sự chết chỉ là một ảo ảnh, vì nó
khơng là gì cả khi cịn sự sống, mà lúc nói tới thì linh hồn đã tiêu tan rồi: vậy
nó chả làm gì được ai, sống cũng như chết. Vì vậy, khơng nên sợ những điều
vơ ích, nó sẽ làm giảm sự hạnh phúc của con người. Trong quan niệm về
những nỗi đau đớn của thể xác, nếu người theo phái khắc kỷ phủ nhận tác hại
của nó thì những người theo thuyết khối lạc lại hồn tồn cơng nhận nó. Cách
tốt nhất để vượt qua những đau đớn về thể xác là tưởng tượng ra những khối
lạc đã từng diễn ra trước đó hoặc những khoái lạc sẽ tới sau khi sự khổ đau
này kết thúc. Epicurus có tư tưởng rất lạc quan về vấn đề này, ông khuyên con
người ta rằng sự đau đớn mạnh thì mau qua cịn sự đau đớn nhẹ thì dễ dàng
chịu đựng. Epicurus đã dùng chính cuộc đời của ơng để minh chứng cho tơn
chỉ của mình: khi ông mắc căn bệnh sỏi thận trong thận vô cùng đau đớn, ông
vẫn luôn mỉm cười, nhớ lại những ngày tháng sống êm đềm bên cạnh những
người thân yêu và nói rằng mình đã trải qua một ngày sung sướng.

Epicurus lấy lý tưởng của Democrite về một cuộc sống thanh thản là sự
tốt lành tối ưu, ông dẫn theo lập luận của Eudoxus coi sự thơi thúc tự nhiên đi
tìm lạc thú của mọi loài là thiện hảo, và phân biệt hai loại lạc thú, lạc thú được
nghiệm thấy khi một cơ thể cảm thấy hạnh phúc từ một sự thiếu hụt được đáp
ứng, và một loại nghiệm thấy khi cơ thể ở trong trạng thái ổn định, không bị
chi phối bởi đau khổ hay phiền hà; loại sau được coi là tối ưu.
Như vậy, đối với khoái lạc, Epicurus đã nhấn mạnh vào sự phân biệt
những loại lạc thú khác nhau để hướng dẫn con người đạt được đời sống hạnh
phúc nhất, từ đó ơng đã phân loại khối lạc thành hai dạng: thứ nhất là khoái
lạc động - bản chất của nó là sự tiêu khiển, vui vẻ, náo động, làm thỏa mãn
những ham muốn của cơ thể như đói được ăn, khát được uống nước; thứ hai là
khối lạc tĩnh - bản chất của nó là cơ thể khỏe mạnh và tinh thần vô ưu, trong
trạng thái bình lặng khơng có địi hỏi gì, và khối lạc thứ hai mới thực sự đem
25


×