Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bệnh duy ý chí và biểu hiện của nó ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 110 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA H ổ CHÍ MINH

N G U X Ễ K M A im arẾ N
iUtì.-*vv,:u
TPHG
3;i ỉíi-u ũUONG
MẢ.MEỉnH _____
ĩ

ỉ V ỉ \ r1

F

N

'

BỆNH DUY Ý CHÍ VÀ BIỂU HIỆN CỦA NỚ
Ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Chuyên ngành : Triết học
M ã sô'

: 60.22.80

LUẬN VÃN THẠC s ĩ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Văn Phòng

HẢ NỘI - 2004




NHŨNG CHỮVIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

BCHTƯ ........ Ban chấp hành trung ương
CBLĐ,QL..... Cán bộ lãnh đạo, quản lý
CNDT

........ Chủ nghĩa duy tâm

CNDV

........ Chủ nghĩa duy vật

CNXH

........ Chủ nghĩa xã hội

CNH.HĐH..... Cơng nghiệp hố, hiện đại hố
DYC ............ Duy ý chí
ĐH ................ Đại hội
ĐV .............. Đảng viên
ĐNCBLĐ,QL. . .Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
HTX .............. Hợp tác xã


Nam Định

VKĐH


Văn kiện đại hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chương

1

1:B Ệ N H D U Y Ý C H Í - BẢ N C H Ấ T , B iể u H IỆN VÀ
N G U Y Ê N NHÂN

5

1.1

Bản chất của bệnh duy ý chí

5

1.1.1

Chủ nghĩa duy tâm triết học và chủ nghĩa duy ý chí

5


1.1.2

Ý chí và bệnh duy ý chí

13

1.2

Nhũng biểu hiện của bệnh duy ý chí trong cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở nước ta

19

1.2.1

Những biểu hiện trong hoạt động nhận thức

19

1.2.2

Những biểu hiện trong hoạt động thực tiễn

22

1.3

Những nguyên nhân chủ yếu của bệnh duy ý chí trong đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta


27

1.3.1

Nguyên nhân nhận thức luân

27

1.3.2

Nguyên nhân xã hội

33

Chương

2 :B iể u HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA

KHẮC PHỤC BỆNH DUY Ý CHÍ ở ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ở NAM ĐỊNH
2.1

2.1.1

40

Biểu hiện và nguyên nhân của bệnh duy ý chí trong đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Nam Định


40

Đặc diểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Nam Định

40


2.2

Một số giải pháp chủ yếu nhằm ngăn ngừa và từng bước
khắc phục bệnh duy ý chí trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý ở Nam Định

2.2.1

70

Từng bước nâng cao trình độ lý luận, trình độ chun mơn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Nam Định

71

2.2.2

Phát triển kinh tế - xã hội với bước đi và hình thức thích hợp

81

2.2.3


Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nglũa cá nhân, khắc phục

2.2.4

tư tưởng phong kiến, gia trưởng và tiểu tư sản

87

Dân chủ hoá trong Đảng và trong đời sống xã hội

91

Kết luận

99

Tài liệu tham khảo

101

Phu luc

107


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay lừ năm 1986 tại ĐH đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta

nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm và sai lầm về đánh giá tình hình,
xác định mục tiêu và bước đi, về bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo XHCN, củng cố
quan hệ sản xuất mới,v.v..ĐH khẳng định: “Những sai lầm nói trên là những
sai lầm nghiêm trọng và kéo đài về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ
đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [13, tr. 26]. Đồng thời ĐH cũng vạch rõ
nguyên nhân của mọi sai lầm trên, đó là bệnh chủ quan, nóng vội, DYC. Với
đường lối đổi mới tồn diện mà trước hết là đổi mới tư duy đã mở ra một bước
ngoặt mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta. Cùng với các thành tựu
quan trọng đã đạt được trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,
giáo dục-đào tạo...chúng ta đã khắc phục được một phần những biểu hiện của
bệnh DYC. Tuy nhiên, “căn bệnh” này vẫn là một lực cản lớn ở ĐNCBLĐ,QL
trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng CNXH;
CNH.HĐH đất nước. Vì thế, Hội nghị lần thứ Ba BCHTƯ Đảng khóa VIII
một lần nữa nhắc .nhở “Một số lãnh đạo chủ chốt có biểu hiện chủ quan” [17,
tr. 69],
Hịa chung trong khí thế đi lên của cả nước, NĐ đã đạt được những
thành tựu đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục-đào
tạo...như tham gia vào các câu lạc bộ các tỉnh đạt trên 1 triệu tấn lương thực,
thành phố NĐ được cơng nhận là thành phố cấp II.. .NĐ có những dổi thay
nhanh chóng so với trước thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi tái lập tỉnh NĐ. Tuy
nhiên, ở NĐ trong thời gian gần đây cũng đã xuất hiện một số chủ trương,
quyết định có biểu hiện nóng vội, DYC với mong muốn chủ quan đẩy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh như: xây dựng cảng biển Hải Thịnh
với chi phí đầu tư lớn nhưng khơng đạt hiệu quả kinh tế như mong đợi; hiện


2

đại hố nhà máy liên hợp Dệt NĐ nhưng khơng đồng bộ làm cho sản phẩm
của nhà máy đạt chất lượng chưa cao không chiếm lĩnh được thị trường, hiệu

quả kinh tế kém; xuất hiện tình trạng khiếu kiện kéo dài ở Hồng. Thuận mà
một trong những nguyên nhân là các biện pháp giải quyết mang tính chủ quan,
DYC của CBLĐ,QL ở đây

V.V..

Vì vậy, việc nghiên cứu bệnh DYC ở ĐNCBLĐ,QL ở nước ta nói
chung, ở NĐ nói riêng đặc biệt là trong thời kỳ cả nước đang tiến hành công
cuộc đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước. Làm rõ bản chất, biểu hiện và những
nguyên nhân chủ yếu để tìm ra các giải pháp ngăn ngừa và khắc phục là vấn
đề có ý nghĩa lý luân và thực tiễn cấp bách hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ở Việt Nam, Bệnh DYC đã được nhiều tác giả quan tâm, đặc biệt là sau
ĐH Đảng toàn quốc lần thứ VI. Trong các cơng trình, các bài viết trên các tạp
chí, sách báo, các cuộc hội thảo khoa học về đổi mới tư duy, về nhận thức và
vận dụng các quy luật khách quan, về các vấn đề lý luận, thực tiễn của CNXH
ở Việt Nam, các tác giả đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về biểu hiện,
nguyên nhân, tác hại cũng như phương hướng khắc phục bệnh DYC. Chẳng
hạn, GS,TS Nguyễn Ngọc Long “Chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, khắc
phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều trong quá trình đổi mới tư duy lý luận”
trong sách: “Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận”; GS,TS Lê Hữu
Nghĩa: “Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán bộ ta”; Hội thảo
khoa học: “Đổi mới tư duy, xây dựng tư,duy khoa học biện chứng duy vật”,
“Hội nghị bàn tròn về đổi mới tư duy” ...
Trong các luận văn, luận án có luận án PTS của Nguyễn Văn Sáu:
“Bệnh chủ quan, duy ý chí trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta thời kỳ
sau 1975 - nguyên nhân và phương hướng khắc phục”.


3


Tuy nhiên, bệnh chủ quan, DYC ở ĐNCBLĐ,QL vẫn cần được tiếp tục
nghiên cứu làm sáng tỏ. Là một giảng viên bộ mơn Mác Lênin tại một trưịng
đại học cơng lập đầu tiên ở NĐ, tơi mong muốn đóng góp những hiểu biết của
mình vào cơng cuộc xây dựng tỉnh nhà. Vì thế tơi chọn đề tài: “Bệnh duy ý
chí và biểu hiện của nó ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Nam Định hiện
nay”.
1

3. Mục đích và nhiệm vụ
*

Mục

đích:T rên cơ sở phân tích bản chất, biểu hiện nguyên nhân chủ yếu của

bệnh DYC ở ĐNCBLĐ,QL từ thời kỳ đổi mới đến nay tại NĐ, luận văn dề
xuất những phương hướng, giả pháp góp phần ngăn ngừa và khắc phục căn
bệnh này trong đội ngũ cán bộ NĐ trong thời gian tới.
* Nhiệm

vụ:

- Phân tích nguồn gốc, bản chất của bệnh DYC.
- Nêu các biểu hiện, nguyên nhân của bệnh DYC trong ĐNCBLĐ,QL ở
NĐ.
- Bước đầu đề xuất các phương hướng, giải pháp cơ bản để ngăn ngừa
khắc phục căn bệnh này
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*


Đối

ng:tư

Bệnh duy ý chí ở ĐNCBLĐ,QL nói chung và ở ĐNCBLĐ,QL tại

Nam Định nói riêng kể từ sau cơng cuộc đổi mới đất nước đến nay
*

Phạm

vinghiên cứu: Luận văn giới hạn việc nghiên cứu bệnh DYC tron

ĐNCBLĐ.QL tại NĐ từ 1986 đến nay.


4

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý

luận:

- Luận văn được tiến hành trên cơ sở vân lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc, quan điểm,
phương pháp khoa học của CNDVBC và CNDVLS, những quan điểm tư tưởng
trong các văn kiện của Đảng.
- Luận văn cũng sử dụng kết quả các cơng trình đã cơng bố trên sách
báo và tạp chí, trong các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài.

* Phương

pliápnghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử-lô gich, phân

tích, lổng hợp, điều tra xã hội...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần cung cấp các luận cứ khoa học gúp cho CBLĐ,QL
quan tâm chú ý và đề phòng bệnh DYC trong hoạt động, trong cơng tác của
mình.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu giảng dạy ở các trường chính trị, các trường Đại học, Cao đẳng
7. Kết cấu của luận văn
Cùng với phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn được chia thành 2 chương, 5 tiết.


5

Chương 1
BỆNH DUY Ý CHÍ- BẢN CHẤT, BIÊU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN
1.1. BẲN CHẤT CỦA BỆNH DUY Ý CHÍ
1.1.1. Chủ nghĩa duy tâm triết học và chủ nghĩa duy ý chí
Như chúng ta đă biết, những người theo CNDT cho rằng: ý thức, tinh
thần có trước, quyết định vật chất. Ngay từ khi mới ra đời CNDV dã tìm cách
bác bỏ CNDT, nhưng do khơng thấy được tính chất phức tạp, năng động, biện
chứng của quá trình nhận thức, cho nên CNDV trước Mác đă quan niệm “chủ
nghĩa duy tâm triết học chỉ là một sự ngu xuẩn”, “chủ nghĩa duy tâm đó là chủ
nghĩa thầy tu” ....Chỉ đến khi chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít ra đời thì
nguồn gốc nhận thức luận của CNDT mới được làm sáng tỏ trên cơ sở khoa
học. Lênin viết: “Chủ nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi

phồng, bơm to) phiến diện, thái quá, khuyếch đại của một trong những đặc
trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức
thành một cái tuyệt đối, tách dời khỏi vật chất, khỏi tự nhiên, thần thánh
hoá”[39, tr.3]. Rõ ràng là tư duy của con người có khả năng sáng tạo đặc biệt.
Những mơ hình trong đầu óc con người được hiện thực hố thơng qua thực
tiễn thành cả một thế giới các sự vật, một thiên nhiên thứ hai hết sức đa dạng
cần thiết cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Thậm chí ngay cả
những sự biến đổi xã hội cũng được con người thực hiện theo những tư tưởng
nhất định. CNDT đã phát triển tính năng động, sáng tạo của tư duy, mà do
những hạn chế của mình CNDV cũ đã không nhận ra, “nhưng là “phát triển
một cách trừu tượng” và đi tới sai lầm, như Mác đã nhận xét” [32, tr.2].
Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, do tính chất phức tạp,
đa dạng, phong phú của nó, chúng ta buộc phải “cắt đứt tính liên tục”, “đơn
giản hố”, “làm thơ lỗ”, “làm tách dời”, “làm chết cứng cái đang


6

sống” . . .Đúng như Hêghen đã nhận xét: “cái ln ln gây khó khăn, đó là tư
duy, bởi vì nó xét những vịng khâu của một đối tượng trong sự tách dời
nhau, mà trong hiện thực, chúng là gắn liền với nhau” [39, tr.275]. Vì vậy,
nếu chúng ta xa rời thực tiễn, xa rời các thực thể, xa rời tính ngun vẹn, tồn
khối của sự vật, rơi vào phiến diện, cường điệu, nhấn mạnh quá mức yếu tố
này, hay yếu tố khác thì chắc chắn chúng ta sẽ đi đến chủ nghĩa duy lâm một
cách không tự giác.
Để nhận thức bản chất các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan,
tư duy của chúng ta không thể không sử dụng sức mạnh của sự trìni tượng
hố, khái qt hoá. Nhưng ngay ở điểm mạnh nhất của tư duy này cũng đã
chứa đựng khả năng rơi vào CNDT. Lênin viết:


. .Sự phân đơi của nhận thức

con người và tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm (= tôn giáo ) đã có trong
sự trừu tượng dầu tiên, tối sơ “cái nhà nói chung và những cái nhà cá biệt”
[39, tr.394].
CNDV biện chứng khẳng định, nhận thức là quá trình con người phản
ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở
thực tiễn lịch sử - xã hội. Chính vì vậy, tuyệt đối hố quá trình nhận thức của
con người, xa rời hiện thực khách quan, cũng như quan niệm không đúng đắn
thiếu khoa học về quá trình nhận thức cũng sẽ đưa chúng ta rơi vào CNDT.
Lênin đã căn dặn: “Nhận thức của con người không phải là (không đi theo)
một đường thẳng, mà là một đường cong đi gần như vô hạn đến một loạt
những vịng trịn, đến một vịng xốy ốc. Bất cứ đoạn nào, khúc nào, mảnh
nào của đường cong ấy cũng có thể chuyển hố (chuyển hố một cách phiến
diện) thành một đường thẳng độc lập, đầy đủ, đường thẳng này (nếu chỉ nhìn
thấy cây mà khơng thấy rừng) sẽ dẫn đến vũng bùn, đến chủ nghĩa thầy tu .
Tính đường thẳng và tính phiến diện, sự chết cứng và cứng nhắc, chủ nghĩa
chủ quan và sự mù quáng chủ quan đó là những nguồn gốc về nhận thức luận
của chủ nghĩa duy tâm” [39, tr.385].


7

Như vậy, CNDT có thể nảy sinh ngay trong quá trình chúng ta nhận
thức thế giới khách quan một cách tự phát và trở thành “đóa hoa khơng kết
quả”, thậm chí có thể gây hại nếu vân dụng nó vào thực tiễn, bởi lẽ quá trình
nhận thức của con người là “vơ cùng phức tạp”. Chỉ có đứng vứng trên các
nguyên lý của CNDV biện chứng thì mới giúp cho chúng ta khỏi sa vào
CNDT trên bước đường nhận thức thế giới khách quan.
Mặt khác, để nhận thức thế giới khách quan, chúng ta phải luôn dùng

“thủ pháp”: làm đơn giản hoá sự vật, xem xét kỹ từng mặt, từng thuộc tính.
Đây cũng chính là nguồn gốc nhận thức luận của chủ nghĩa chủ quan. Cách
xem xét, đánh giá này đem lại tri thức không đầy đủ, phiến diện, đơn điệu về
sự vật, hiện tượng, và dễ đưa chủ thể nhân thức đến sự “ mù quáng chủ
quan”. Chính sự nhìn nhận phiến diện, siêu hình hiện thực khách quan khiến
chủ thể nhân thức sa vào chủ quan, lấy cái sẽ có làm cái hiện có, lấy ảo tưởng
thay cho hiện thực, bóp méo, xuyên tạc hiện thực và tất yếu dẫn đến DYC
ở đây,
của

cltúngta

cầnphân biệt chủ nghĩa chủ chủ

nhận thức. Chủ nghĩa chủ quan tách rời nhận thức ra khỏi khách thể. Lê-

nin đã phê phán chủ nghĩa chủ quan của Can-tơ: “ Những quy định của
những tư tưởng nói chung, những phạm trù, những quy định của phản tư,
cũng như những khái niệm hình thức và các vịng khâu của nó, theo quan
niệm ấy (tức quan niệm của chủ nghĩa chủ quan) có vị trí khơng phải là
những quy định hữu hạn tự nó, mà là hữu hạn theo nghĩa chúng là một cái
chủ quan so với thuộc tính trống rỗng và trở thành vật tự nó” [39, tr.222].
Theo Lê-nin, những người theo chủ nghĩa chủ quan chỉ hiểu “tính chất hữu
hạn, tạm thời, tương đối, có điều kiện của nhận thức của con người” là chủ
quan (trong tính tương đối của chúng), là mang hình thức chủ quan, mà
không hiểu rằng đồng thời chúng cũng biểu hiện “vật tự nó” là khách quan
trong nguồn gốc của nó, những người theo chủ nghĩa chủ quan là những
người “đã tách nhận thức ra khỏi khách thể”. Cịn tính chủ quan, theo Lê-nin



8

“là khuynh hướng nhằm tiêu diệt sự tách rời ấy (của ý niệm) với khách thể”.
[39, tr. 206],
CNDVBC khẳng định nhận thức mang tính chủ quan về hình thức và
mang tính khách quan về nội dung, mặc dù khi nhận thức các yếu tố của chủ
thể như lợi ích, lý tưởng, tài năng, ý chí, phẩm chất đạo đức...đều tham gia
vào quá trình nhận thức với những mức độ khác nhau và ảnh hưởng dến kết
quả nhận thức. Nhận thức đúng đắn, (phù hợp với sự vật trong thực tế, như nó
vốn có) có nghĩa là hình thức phù hợp với nội dung (hình thức này là của nội
dung đó), tính chủ quan thống nhất với tính khách quan (ý niệm phù hợp,
nhất trí với khách thể). Nhận thức sai, (khơng phù hợp với sự vật, khơng đúng
như nó vốn có) có nghĩa là sự phản ánh của con người (“tính chủ quan”)
khơng phù hợp với tính khách quan, hình thức khơng phù hợp với nội dung
(hay nói đúng hơn là hình thức này khơng phải là hình thức của nội dung ấy);
“tính chủ quan” trong trường hợp này khơng cịn là tính chủ quan nữa, mà là
hồn tồn (thuần tuý) chủ quan, hay thuộc về chủ quan. Như vậy chủ nghĩa
chủ quan không chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm triết học mà
còn là mặt tiêu cực của tính chủ quan.
Chúng ta có thể đồng ý với định nghĩa: “
khuynh hướng
hồn tồn
thực khách
một

nghĩa chủ quan

tuyệtđối hố chủ thể trong quan niệm

hiện


hành động, phủ n

hay phần nào bản chất và

q u a n . v ề mặt nhận thức chủ nghĩa chủ quan dẫn đến p

chiều không có cơ sở. v ề mặt hoạt động thực tiễn chủ nghĩa

dẫn đến duy ỷ

tínq

chí

quan

luận”.[67, tr.92]. Theo định nghĩa trên DYC luận

DYC, chủ nghĩa DYC) có nguồn gốc nhận thức luận là chủ nghĩa chủ quan.
Theo từ điển triết học “ý chí luận là trào lưu triết học duy tâm thừa nhận
ý chí là cơ sở ban đầu của mọi cái tồn tại” [78, tr. 149]. Những người theo
thuyết này đã tuyệt đối hố vai trị của ý chí, đối lập và tách rời ý chí với tri


9

thức, coi ý chí là cơ sở ban đầu của mọi tồn tại và có tính độc lập tuyệt đối.
Những tư tưởng của thuyết này bắt nguồn từ những giáo điều thần học về ý
chí Thượng đế, được coi như khởi nguyên sáng tạo của tồn tại. Những luận

điểm, nguyên lý của ý chí luận đã được thể hiện rõ rệt trong học thuyết của
Ôguytxtanh và Đơnxcốt. Đến thế kỷ XIX nó phát triển và phân chia thành hai
loại: một mang hình thức của chủ nghĩa duy tâm khách quan và một mang
hình thức của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Đại biểu của chủ nghĩa DYC dưới hình thức duy tâm khách quan là Sôpen-hau-ơ và E.Héc-man. Họ cho rằng “vật tự nó” của Can-tơ chính là “ý chí
thế giới” là cái thứ nhất, cái khơng bị gì quy định cả: “Ý chí là bản chất của
thế giới, mọi cái đang tồn tại chỉ là sản phẩm của ý chí” [8, tr.43]. Theo Sôpen-hau-ơ, động lực của mọi sự sống là ý chí vươn tới sự sống mang tính tự
phát, bản năng, cịn đối với con người thì ơng cho rằng ý chí cá nhân có tính
chất bản năng, mù quáng và ý chí tự giác chỉ là thứ sinh của ý chí cá nhân.
Học thuyết của ồng dẫn đến thuyết định mệnh, bi quan khi ông kêu gọi từ bỏ
ý chí sống cá nhân và hồ các cá nhân vào trong ý chí thế giới, vũ trụ.
Đại biểu của chủ nghĩa DYC dưới hình thức duy tâm chủ quan là
Stiêcnơ và Nít-sơ. Họ cho rằng ý chí cá nhân là tự do, cái “Tôi” là động lực
thứ nhất và bác bỏ hoàn toàn nguyên lý về quy luật khách quan phổ biến.
Theo họ, do con người có ý chí khác nhau từ lúc mới sinh ra, nên có thể xuất
hiện những người có ý chí siêu mạnh, có khả năng đứng trên người khác, cai
trị người khác, từ đó hình thành tư tưởng về “siêu nhân”, những người có thể
áp đặt ý chí của mình cho dân tộc mình và cho các dân tộc khác, bất chấp các
quy luật khách quan của xã hội, quay ngược bánh xe lịch sử. Vì vậy, ngược
lại với thuyết DYC của Sơ-pen-hau-ơ có tính chất định mệnh và bi quan,
thuyết DYC của Nit-sơ, tán dương “ý chí vươn tới quyền lực” như là một
tiềm năng ý chí tối cao. Đây là một trong những nguồn gốc lý luận cùa hệ tư
tưởng phát-xít.


10

Nhìn chung, các học thuyết của chủ nghĩa DYC đẻu đề cao vai trị của ý
chí, phủ nhận mọi quy luật khách quan của lịch sử, coi mọi hoạt động của
con người chịu sự chỉ đạo duy nhất của ý chí.

Tuy nhiên, ở
luận

cửa

nước
Sơ-pen-hau-ơ,hay của

hay Đơnxcớt,
muốn,

tavừa

Nit-sơ,khơng có nguồn gốc

mà là

sự cường điệu thái q ý

nơn nóng chủ quan.

Bệnh D Y c ở nước ta khơng xuất phát

những

dung hồ giữa CNDV và CNDT,

đề lý luận

sự


từ cáchọc

củ

ut.Những người đã cho rằng: “ý chí của chúng ta cũng khơng khác gì mấy
so với sức ép của hịn đá so với vật đõ nó” [37, tr.2.31]
Bệnh DYC ở nước ta cũng không
học duy tâm

về

“tự do ý

phát từ trào hat tư tưởng

ch í”.Bởi lẽ, những n

về “tự do ý chí” lại cho rằng: sở dĩ con người khác bộ phận còn lại ấy là do
chỗ con người có ý thức, có ý chí, tức là có tự do. Cũng như các học thuyết
của ý chí luận, những người theo quan điểm “tự do ý chí” cho rằng, con
người có thể luỳ ý hành động, cải tạo hiện thực, tuỳ hứng sáng tạo “tự nhiên”
m ới,.. .tức con người có quyền tự do tuyệt đối. Bắt nguồn từ sự quan sát trong
cuộc sống hàng ngày, con người luôn luôn bắt gặp các lối ứng xử khác nhau
của một người trong những tình huống khác nhau. Chính điều này khiến
người ta nhầm tưởng là con người hành động khơng phụ thuộc vào điều kiện
bên ngồi và chỉ có “tự do ý chí” của con người là cơ sở cho các hoạt động
đó. Thơng qua tự do ý chí, mà con người có quyền tự do hành động, tự do
ứng xử, tự do mong muốn, tự do đạt mục đích.. .Mọi thứ ngồi ý chí, thì hoặc



là chỉ để ý chí sử dụng để đạt được mục đích, hoặc cùng lắm là có tác dụng
cản trở hay giúp cho ý chí đạt đến mục đích mà thơi. Lý luận về “tự do ý chí”
dựa trên nền tảng triết học duy tâm nói trên là một trong những nguồn gốc tư


11

tưởng cho chủ nghĩa DYC trong chính trị ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chính
chủ nghĩa phát-xít trước kia và những kẻ cầm đầu của chủ nghĩa đế quốc hiện
nay đã và đang cố tình áp đặt ý chí của mình, ý chí của các tập đồn tư bản
độc quyền, lũng đoạn xuyên quốc gia “cho” nhân dân các dân tộc khác, cố
tình quay ngược bánh xe lịch sử, bất chấp các quy luật khách quan của tiến
trình lịch sử để phục vụ cho các lợi ích ích kỷ của mình.
Đối lập với các quan điểm duy tâm về “tự do ý chí”, các nhà sáng lập ra
chủ nghĩa Mác khẳng định: tự do của con người không phải là ở sự độc lập
tưởng tượng đối với hiện thực khách quan mà trên cơ sở thừa nhận sự tồn tại
khách quan của các quy luật của tự nhiên, tính tất yếu của giới tự nhiên để từ
đó nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan vào các hoạt động cải tạo
tự nhiên và xã hội của mình. Quá trình thâm nhập ngày càng sâu hơn của con
người vào các bí mật của tự nhiên, q trình nhận thức và làm chủ các quy
luật khách quan của sự phát triển xã hội, cũng đồng thời là quá trình phát
triển tự do của con người. Ăngghen cho rằng tự do không phải là ở sự độc lập
tưởng tượng đối với các quy luật của tự nhiên, mà là ở sự nhận thức được
những quy luật đó và buộc những quy luật đó tác động một cách có kế hoạch
nhằm những mục đích nhất định, “tự do của ý chí” là cái năng lực quyết định
một cách hiểu biết công việc, còn sự do dự, thiếu quả quyết là biểu hiện của
sự thiếu hiểu biết mà thơi,... “Vì vậy,
thân và
những tất


tự

là ỏ sự chi phối được chính bản

nhiên bên ngồi, một sự
yếu của

tự

nhiê,do đó, tự do là sản phẩm tất yếu củ

của lịch sử” [55, tr. 164] (in nghiêng do tác giả nhấn mạnh).
Theo CNDVBC, trong mối quan hệ giữa ý chí và nhận thức của con
người với tính tất yếu của tự nhiên thì giới tự nhiên là cái có trước, cịn ý chí
và ý thức là cái có sau. Chừng nào chúng ta chưa biết được một quy luật của
giới tự nhiên thì quy luật đó, trong khi tồn tại và tác động độc lập và ở ngoài
nhận thức của ta, biến ta thành những nô lệ của “tính tất yếu mù quáng”. Khi


12

chúng ta dã biết được quy luật đó, quy luật tác động khơng lệ thuộc vào ý chí
chúng ta và vào ý thức của chúng ta thì chúng ta trở thành người chủ của giới
tự nhiên. Việc làm chủ giới tự nhiên biểu hiện ra trong thực tiễn của con
người, là kết quả của sự phản ánh chân thực khách quan của những hiện
tượng và quá trình tự nhiên vào trong đầu óc con người, là bằng chứng chỉ ra
rằng phản ánh đó (trong những giới hạn mà thực tiễn chỉ ra cho chúng ta) là
một chân lý khách quan tuyệt đối, vĩnh cửu. Như vậy, quan niệm về “tự do ý
chí” của chủ nghĩa Mác-Lênin hồn tồn khơng phải là con người muốn làm

gì thì làm, tự do khơng có nghĩa là hành động tuỳ tiện, bất chấp quy luật, bất
chấp tính tất yếu khách quan mà trên nguyên tắc tự do là nhận thức được quy
luật và làm theo quy luật. CNDVBC khẳng định tự do là sản phẩm phát triển
của lịch sử. Ở giai đoạn mông muội của lịch sử, con người là nơ lệ của tính
mù quáng ngự trị trong tự nhiên. Khi xuất hiện chế độ tư hữu, hình thành xã
hội có giai cấp, tự do ý chí của con người khơng chỉ lệ thuộc vào giới tự
nhiên mà còn chịu thêm sự ràng buộc của các quan hệ xã hội, trước hết là
quan hệ sản xuất. Vì vậy, những hành vi của con người mang tính tất yếu và
“tự do ý chí” của con người tuyệt nhiên khơng loại bỏ lý tính, khơng loại bỏ
lương tâm và cũng không loại bỏ sự đánh giá những hành vi con người.
Ngược hẳn lại: chỉ có “tự do ý chí” mới giúp ta đánh giá được chặt chẽ và
đúng đắn vai trò cá nhân trong lịch sử. “Vấn đề thực sự đặt ra khi đánh giá
hoạt động xã hội của một cá nhân là: trong những điều kiện nào thì hoạt
động đó được đảm bảo thành cơng? Đâu là điều đảm bảo cho hoạt động đó
khơng cịn là hành động đơn độc, chìm ngập trong biển cả những hành động
trái ngược nhau”[38, tr. 190-191]. Điều này có nghĩa, một khi con người đã
nhân thức dược quy luật thì những hành vi của con người mang tính tất yếu
để phù hợp với những quy luật đó. Tuy nhiên, trong khi tiến hành các hoạt
động của mình con người vẫn có thể tự do lựa chọn những biện pháp, phương
thức tiến hành, dự đốn những hậu quả có thể xảy ra và xem xét nó dưới ánh
sáng của lý trí, của lương tâm, của thang giá trị đạo đức. Tương tự như vậy


13

Irong lĩnh vực xã hội, hoạt động của cá nhân chỉ đạt được hiệu quả, thực hiện
được mục đích của mình khi cá nhân đó hiểu và tn theo quy luật vận động
tất yếu của lịch sử, còn ngược lại thì đó chỉ là hoạt động vơ nghĩa.
1.1.2. Ý chí và bệnh duy ý chí
CNDVBC cho rằng: ý chí là một trong những yếu tố cấu thành ý thức

con người. Ý chí, tình cảm, tri thức...tham gia vào mọi hoạt động của con
người và trở thành một trong những động lực thúc đẩy hoạt động của con
người. Trong đó, tri thức - kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới
khách quan - có trở thành ý chí, tình cảm mãnh liệt, mới trở nên sâu sắc và
phải thơng qua ý chí, tình cảm, thì tri thức mới “biến” thành hành động thực
tế cua con người và mới phát huy được sức mạnh của mình.
Có rất nhiều quan niệm về ý chí. Theo từ điển tiếng Việt: “Ý chí là khả
năng tự xây dựng mục đích cho hành động và hướng hành động của mình
khắc phục khó khăn nhằm đạt mục đích đó” [77, tr.1126]. Trong Đại từ điển
tiếng Việt: “Ý chí là khả năng của con người tự mình lựa chọn điều mong
muốn và quyết tâm đi tới đích” [11, tr.956]. Theo Đại từ điển Bách khoa Xô
viết do nhà xuất bản “Từ điển Liên xô” Mátxcơva ấn hành năm 1971 thì “Ý
chí là năng lực (khả năng) lựa chọn mục đích của hành động và bằng việc
huy động những sức mạnh bên trong cần thiết để biến nó thành hiện
thực”[10, tr.349].
Ở từ điển triết học “Ý chí là chí hướng tự giác của con người nhằm
thực hiện những hành vi nào đó” [78, tr.709]. Như vậy, nguồn gốc của hoạt
động ý chí có mục đích của con người là thế giới khách quan, là hoạt động
thực tiễn nhằm cải tạo thế giới khách quan. Ý chí khơng phải là đặc tính bẩm
sinh của con người mà nảy sinh trong q trình lựa chọn và có khả năng lựa


14

chọn mục đích của con người. Ý chí xuất hiện từ lúc con người đề ra các
quyết định cũng như trong quá trinh tiến hành công việc đến cùng. Ý chí nảy
sinh do q trình con người phải khắc phục những trở ngại bên ngoài hay bên
trong để đạt đến mục đích, để thực hiện hành động. Việc thực hiện quyết
định là việc cơ bản nhất để đánh giá hành động đó là hành động ý chí. Đối
với một con người cụ thể, ý chí có tính chất khơng chỉ là “Tôi muốn”,mà

trước hết là “Cần phẳi”-“Tôi cần phải...” với mong muốn, thơi thúc nội tâm
mãnh liệt biến ý chí thành hiện thực. Với cách hiểu ý chí như vậy, chúng tơi
cho rằng:
q

trình

ý

hộicủa con

hiện tượng tâm lý nảy
cuảcon người

thực

huy động mọi nguồn sức mạnh bên trong

thành hành động khắc



một

chỉ đạo hoạt động

đó, có tác dụng

Ý


chílà

phục

mọikhó khăn trở

chí có vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động

một m
con

đ ể đạt đư

tạo và

người.CNDVBC khẳng định, con người muốn thực hiện

các mục tiêu của mình tuân theo các quy luật khách quan thì phải có nhận
thức về các quy luật khách quan đó, phải biết vân dụng đúng đắn và sáng tạo
chúng trong hoạt động của mình. Phải có ý chí, có phương pháp để tổ chức
hành động. Một trong những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác đó là tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng ý thức xã hội có tác động trở lại
đến tồn tại xã hội, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đó là do
ý thức có vai trị chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế
hoạch, biện pháp cho hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho
con người hoạt động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những
điều kiện khách quan nhất định. Vai trò của ý thức, tư tưởng cịn thể hiện ở
chỗ nó nhận thức thế giới khách quan để từ đó làm cho con người hình thành
được mục đích, phương hướng biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động của
mình. Sức mạnh của ý chí con người khơng phải ở chỗ tách rời điều kiện vật



15

chất, thoát ly hiện thực khách quan, mà là biết đựa vào điều kiện vật chất đã
có, trên cơ sở phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới khách
quan một cách chủ động, với nhiệt tình cao. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác
khẳng định: tư tưởng và lý luận cách mạng, ý chí và niềm tin cách mạng khi
đã thấm sâu vào quần chúng thì sẽ trở thành một lực lượng vật chất to lớn.
Mác viết: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế được sự phê
phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật
chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm
nhập vào quần chúng” [52, tr.580]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dã khẳng
định: “Khơng có việc gì khó. Chỉ sợ lịng khơng bền. Đào núi và lấp biển.
Quyết chí ắt làm nên” [61, tr.95]. Cịn Lênin thì cho rằng:" Hãy cho tơi một
tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ đảo ngược nước Nga” [31, tr.21].
Những lời nói trên hồn tồn khơng có gì là DYC, chính vì cái ý chí cách
mạng mãnh liệt đó được đảm bảo bằng thực tiễn sinh động, bằng những
chiến lược sách lược cách mạng cụ thể. Lê-nin với việc xây dựng và rèn
luyện một Đảng Bơn-sê-vích kiểu mới đã lãnh đạo thành công cách mạng
Tháng Mười vĩ đại, mở ra một thời đại mới thời đại quá độ từ CNTB lên
CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì nói kế hoạch 10 phần, biện pháp 20 phần
và quyết tâm phải 30 phần.
Trong kháng chiến chống Pháp, nếu không có ý chí “Thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, thì
cũng khơng có chiến thắng lịch sử chấn động toàn cầu Điện Biên Phủ. Trong
kháng chiến chống Mỹ, với “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” toàn
Đảng toàn dân ta đã đánh sập ý chí xâm lược của chúng. Cuộc chiến tranh
diễn ra quyết liệt hơn 20 năm là cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử dân
tộc khơng chỉ giữa hai ý chí - xâm lược và chống xâm lược, mà còn giữa các

chiến lược, chiến thuật để thực hiện các ý chí ấy. Bằng việc liên tục tổng kết
những bài học thực tiễn, so sánh đối chiếu với kinh nghiệm của ông cha, của


16

thế giới, bằng nghị lực, trí thơng minh và lịng dũng cảm ta đã buộc địch sa
vào chỗ yếu của chúng, buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta, sống
theo cách sống của ta “Buộc chúng “ăn bằng đũa” chứ khơng cho ăn cùi dìa,
phuốc-sét” [31, tr. 21]. Nếu khơng có cái ý chí thắng Mỹ ngay từ đầu thì
cũng khó có thắng lợi vĩ đại ngày 30-4-1975 giải phóng hồn miền Nam.
Cơng cuộc đổi mới được tiến hành khi đất nước rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng trên mọi lĩnh vực của đời xã hội và sau đó là CNXH lâm vào
thoái trào với sự sụp đổ của CNXH ở Liên-xô và Đông Âu. Đảng ta vãn
khẳng định con đường đi lên CNXH và dứt khoát tuyên bố: đồi mới không
phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện
có kết quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, bằng những bước đi
và biện pháp thích hợp. Khơng có cái quyết tâm ấy thì cũng sẽ khơng có
đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch và biện pháp thực hiện đổi mới
đưa đến những thành tựu to lớn như ngày nay.
Bước vào thế kỷ XXI, với niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, tin chắc rằng dù phải trải qua các
bước quanh co của lịch sử, nhưng cuối cùng CNXH nhất định sẽ thành công,
chúng ta nhất quyết đi theo con đường đã chọn khơng hề nao núng. Đó phải
chăng là sự khẳng định một niềm tin lớn, một ý chí lớn, một quyết tâm lớn
mà nếu khơng có thì sẽ khơng thể tiếp tục cụ thể hoá và từng bước đi vào
cuộc sống những điều ghi trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong các nghị quyết Đại hội VII,

vin, IX của


Đảng.
Hiện nay, chúng ta đang rất cần có một ý chí lớn nhanh chóng xóa bỏ
tình trạng nghèo và kém phát triển, thực hiện CNH, HĐH đất nước rút ngắn
khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới...
Đương nhiên là chỉ cần ý chí, lịng nhiệt tình cách mạng thơi chưa đủ mà cịn




__________

TRƯỜNG m ũíhư DƯỎKG

NẠjụ

17

Ị H ư V« 'Ẫ»,

B o : .M jĩÀ Í 2 ũ //} {
phải có trí tuệ. Đảng ta luôn đặt ra nhiệm vựxừrrg~vứrnâng~ékrHrf
vừng~vớrn âng~cácr tuệ, cần
phải bồi dưỡng ý chí cách mạng đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhưng đồng
thời nghiêm khắc phê phán tư tưởng chủ quan, DYC - một căn bệnh nảy sinh
trong q trình cải tạo và xây dựng CNXH.
Bệnhduy ỷ
tâm

chủ


clií

quan hay Lê nin còn gọi là

một trào hai

"chủ n

tư tưởng không tôn trọng thực tế khách quan, không

khách quan là cơ sở,

làm

chính sách suy nglũ và hành động theo lịng
năng của ý
lành

thựcchất là khuynli hướng tư tưởng của

tiềnđề cho vihoạch

tế

dường

tuyệt đối vào sức

vạn


“chí. Bệnh” ở đây được hiểu như một " trạng tưởng không

mạnh,biểu

hiện bằng những chủ trương

độ không đúng đắn tro

hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn [76, tr.71].
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, DYC là “suy nghĩ và hành động
chủ quan khơng tính đến những quy luật khách quan để lên hàng đầu cái ý
chí “tự do” của những cá nhân “xuất chúng” muốn sáng tạo lịch sử theo ý
định chủ quan” [75, tr.690]. Theo chúng tơi, khái niệm này hơi hẹp vì cho
đây là căn bệnh riêng có của những nhà lãnh đạo chính trị, những cá nhân
xuất chúng. Khái niệm
chí quyết
định

"duyý

chílà

định tất cả, cố ỷ
chính sách

chí
cũngnhư trong hành động cụ

thực tế những


điểu

thì

việcgì cũng

thường thốt ly tì

kiện và khả năng

[31, tr.21] đẩy đủ hơn, bao quát hơn.
Như vậy "Bệnh
rằng ý

tư tưởng không lành m

chí quyết định tất cả suy Iigliĩ và hành động theo lịng

sức mạnh vạn năng
chấp

D YC là trạng


tình

luật khách quan.

của ý

hình thực

tuyệt đối vào

chívà có thể khắ
tế,những điều kiện và khả nâng thực

ThúONG OMOicODUGNu


Cơ sở của bệnh D Y c là cường điệu vai trị của nhân tố ý chí, của mong
muốn, nguyện vọng chủ quan, cường điệu nhân tố chủ quan, xa rời và coi
thường hiện thực khách quan. Bệnh DYC không phải do chỗ con người trước
khi hành động đã đề ra mục đích, chỉ tiêu, biện pháp, phương phấp cho hành
động của mình mà là những mục đích, chủ trương, biện pháp đó khơng căn
cứ trên thực tiễn khách quan, điều kiện khách quan. Nhân danh là người duy
vật nhưng vẫn có thể mắc bệnh DYC một cách khơng tự giác nhất là khi xem
xét các vấn đề kinh tế xã hội. Do xuất phát từ ý muốn chù quan; từ sự giản
đơn hoá các nhiệm vụ cần thực hiện, cũng như muốn thực hiện nhanh chóng
nhiều mục tiêu trong khi điều kiện thực tế chưa cho phép; do thấp kém về
trình độ học vấn nói chung, trình độ tư duy lý luận nói riêng; do “kiêu ngạo
cộng sản” ...m à không nhận thấy con người làm ra lịch sử của mình khơng
phải là tuỳ tiện mà tn theo những quy luật khách quan; không nhận thức
được con người chỉ có tự do khi con người nhận thức được tính tất yếu và
hành động theo tính tất yếu đó. Vì vậy, mọi sự cường điệu ý chí, nhiệt tình
cách mạng, coi nhẹ tri thức khoa học, coi nhẹ thực tiễn khách quan nhất định
sẽ rơi vào bệnh DYC. Chúng ta cần phải phân biệt rõ: tuỳ theo điều kiện,
hoàn cảnh mà người ta đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ cao hay thấp, ít hay
nhiều, xa hay gần...và khơng thể căn cứ vào mục tiêu cao hay thấp, ít hay
nhiều,.. .dể đánh giá DYC hay không DYC mà phải căn cứ vào tính hiện thực

của nó, vào năng lục, cách thức, phương tiện vật chất...thực hiện mục tiêu đó
để đánh giá.
Bệnh DYC thực chất là một thứ CNDT, mắc phải sai lầm của CNDT,
song không đồng nhất với CNDT tâm triết học. CNDT với tư cách là một học
thuyết triết học, nó có hệ thống lý luận, cho rằng ý thức, tinh thần có trước
giới tự nhiên “sáng tạo ra giới tự nhiên” với “sự thổi phồng” một ứong những
đặc trưng, những mặt, những khía cạnh của nhận thức và thần thánh hố nó.
Cịn bệnh DYC cũng là duy tâm, cũng là một khuynh hưóng tư tưởng có




19

nguồn gốc từ chủ nghĩa chủ quan, song không dựa trên lý luận duy tâm hay
do những quan điểm, khuynh hướng chính trị phản động chi phối mà tự phát
mắc phải do thiếu kiến thức, kém lý luận, ít kinh nghiệm, do trình độ năng
lực cịn hạn chế, do ấu trĩ tả khuynh, do “sự mù quáng chủ quan”, ảo tưởng
trước những thắng lợi bước đầu...nên dễ dẫn đến bốc đồng thiếu suy xét chín
chắn. Bệnh DYC cũng có thể coi là sản phẩm của lịch sử, nó thể hiện trình độ
phản ánh của con người: sự phản ánh chưa đầy đủ, chưa khách quan, phiến
diện, tuyệt đối hoá yếu tố chủ quan, tuyệt đối hoá khả năng và năng lực con
người, lồi người nói chung, ý chí con người nói riêng. Lấy ý muốn chủ quan
làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược
của cách mạng, lấy ý chí áp đặt cho thực tiễn, lấy ảo tưởng thay cho hiện
thực, vi phạm quy luật khách quan...
1.2.

NHỮNG BIỂU HIỆN CHỦ YẾU CỦA BỆNH DUY Ý CHÍ TRONG


CÁN B ộ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ ở NUỚC TA
1.2.1. Những biểu hiện trong hoạt động nhận thức
Biểu
chủ quan nóng

hiện đầu

tiêncủa bệnh DYC ở ĐNCBLĐ,QL
vội.Chúng ta đi lên CNXH từ một nền kinh tế sản xuất

nông nghiệp lạc hậu, manh mún (bình quân ruộng đất chỉ khoảng

500m2/người), trình độ học vấn nói chung, trình độ áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất của nhân dân còn hết sức thấp kém. Hơn nữa, chúng ta
bước đầu xây dựng nền kinh tế thị trường, nhân dân ta chưa có đầy đủ tâm lý,
kinh nghiệm của người sản xuất hàng hố, vốn liếng ít ỏi, thị trường chưa ổn
định.. .Cán bộ ta tuy được tôi luyện trong chiến tranh, có lịng u nước nồng
nàn, ý chí cách mạng kiên cường, có năng lực nhất định trong việc vận dụng
các đường lối của Đảng vào việc xây dựng các chủ trương chính sách phát
triển kinh tế xã hội, đã tích luỹ được một số kinh nghiệm thực tiễn, đã đạt
được sự nhạy cảm chính trị nhất định, có khả năng dự báo xu hướng phát


20

triển kinh tế xã hội ở mức độ nào đó. Tuy nhiên, trình độ học vấn, tư duy lý
luận ở đội ngũ cán bộ nhìn chung cịn rất hạn chế so với yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới, của thời kỳ đẩy mạnh CNH.HĐH. Vì vậy, cán bộ ta vẫn còn
tâm lý, suy nghĩ giản đơn, ước muốn thực hiện nhanh chóng nhiều mục tiêu
(điện, đường, trường, trạm,bia, mía, đường, xi-măng lò đứng...) trong điều

kiện nước ta mới ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, sản xuất mới được phục
hồi, đời sống nhân dân mới tạm thời ổn định. Mặt khác, do điều kiện chiến
tranh kéo dài, do điều kiện lịch sử, đội ngũ cán bộ ở nước ta nói chung,
ĐNCBLĐ.QL nói riêng hầu hết chưa được đào tạơ có hệ thống về mọi mặt
(Ngay ở thành phố Hồ Chí Minh trong ĐNCBLĐ,QL số có trình độ học vấn
cấp tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn chiếm tới 25% [33, tr.41- 47] ), lại
chịu ảnh hưởng nặng nề của lối tư duy siêu hình cũ về cơng nghiệp hố, do
đó họ chưa nhận thức dược tính chất lâu dài, phức tạp, những đòi hỏi về
“bước đi và hình thức thích hợp” mang tính đồng bộ, tồn diện cao của sự
nghiệp CNH,HĐH. Do chưa được chuẩn bị đủ các điều kiện tiền đề vật chất
tinh thần cần thiết, chậm khắc phục, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội đã
lỗi thời lại nóng vội đẩy nhanh thực hiện CNH,HĐH trên cơ sở hiểu máy
móc, giản đơn về CNH ịHĐH, mà khơng thấy hết những khó khăn phức tạp,
đầy mâu thuẫn của nó. Kết quả là sản phẩm sản xuất ra khơng có nơi tiêu thụ,
khơng sử dụng hết cơng suất máy móc, khơng bố trí kịp lao động dơi dư...
Thậm chí ở nhiều ngành, nhiều địa phương sản xuất trì trệ, đời sống cán bộ,
cơng nhân viên và nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Biểu
tư tưởng áp đặt
phương

hiện thứ

haicủa bệnh DYC ở ĐNCBLĐ.QL
sự

vậndụng những

T
ình. heo quan điểm của CNDV biện chứng, công cuộc xây dựng

m

CNXH phải tiến hành theo nguyên tắc vừa tuân thủ những nguyên lý chung
vừa phải đặc biệt coi trọng những điều kiện riêng biệt của từng nước , phải
tính đến sự thay đổi của thời đại để có cách thức tiến hành phù hợp. Tuy


21

nhiên, trong thời gian vừa qua, trong đội ngũ cán bộ nước ta đã có những
quan niệm có tính chất DYC về CNH.HĐH; CNH.HĐH nông nghiệp và
nông thôn. Một bộ phận cán bộ ta đã có những quan niệm giản đơn, ấu trĩ về
nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hố chỉ là thay thế lao động thủ cơng bằng
lao động dựa trên máy móc là chủ yếu, CNH,HĐH nơng thơn là bê tơng hố,
gạch ngói hố làng xóm. Vì vậy, đã dẫn đến nhập ồ ạt máy móc, cơng cụ mà
phần nhiều đã lỗi thời; đơ thị hố nơng thơn thiếu quy hoạch dẫn đến tình
trạng lộn xộn: làng không ra làng, phố không ra phố. Mặt khác, cũng đã xuất
hiện xu hướng áp đặt vào thực tiễn những mong muốn chủ quan, hình thành
một cách tự phát như tỉnh nào cũng có nhà máy bia, rượu, thuốc lá, xi măng
lị đứng, nhà máy đường ...thậm chí đến xã huyện cũng có các nhà máy bia
của mình.
Trong tư duy của cán bộ ta về CNH,HĐH còn chứa đựng yếu tố chủ
quan, DYC, ảo tưởng. Hơn nữa trong việc tiến hành CNH,HĐH chúng ta cịn
phải “đi tắt, đón đầu”, phải khắc phục “nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa”, trong
bối cảnh chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới...nên cũng dễ sa vào
nóng vội, tuỳ tiện áp đặt, sao chép kinh nghiệm nước ngoài khi đề ra các mục
tiêu nhiệm vụ cũng như khi chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đó.
Biểu

hiện


đối hố những

thuận

q say sưa trước những thắng
dự báo

thứ ba

tình

của bệnh DYC
lợitạm

thời,những

ĐNC

thơhg tốt

lợibước

tốn khoa

S
hìn. ự nghiệp đổi mới ở nước ta đã được tiến hành thuận lợi

chúng ta đã khắc phục và ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, sản xuất được
phục hồi và phát triển với tốc độ cao, đời sống nhân dân được nâng lên một

bước. Những điều này đã tạo thuận lợi cho việc có thể huy động một cách
tương đối dễ dàng hơn các nguồn vốn trong nước và quốc tế, nguồn lao động
trẻ dồi dào, thế bao vây cấm vận bị phá vỡ, xu hướng tồn cầu hố tạo điều
kiện dễ dàng cho việc chuyển giao kỹ thuật, công nghệ giữa các nước, các


×