Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN NẮNG TRONG VƯỜN CỦA THẠCH LAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ THÁI LIÊN
B1810903

KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN
“NẮNG TRONG VƯỜN” CỦA THẠCH LAM
Niên luận
Ngành Văn học

Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ VĂN PHƯƠNG
Cần Thơ 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... i
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................ 6
1.1 Vài nét về truyện ngắn ........................................................................................ 6
1.1.1 Truyện ngắn - một thể loại văn học ................................................................ 6
1.1.2 Vài nét về truyện ngắn lãng mạn của Việt Nam 1930-1945 .......................... 7
1.2 Vài nét về nhà văn Thạch Lam .......................................................................... 9
1.2.1 Vài nét về cuộc đời ......................................................................................... 9
1.2.2 Vị trí của Thạch Lam trong văn học Việt Nam hiện đại .............................. 10


1.3 Vài nét về tập truyện ngắn Nắng trong vườn .................................................. 12
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TẬP TRUYỆN NGẮN NẮNG
TRONG VƯỜN CỦA THẠCH LAM ........................................................................ 14
2.1 Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ............................................. 14
2.1.1 Không gian nghệ thuật .................................................................................. 14
2.1.2 Thời gian nghệ thuật ..................................................................................... 15
2.2 Đặc điểm không gian và thời gian trong tập truyện ngắn Nắng trong
vườn .......................................................................................................................... 17
2.2.1 Đặc điểm không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn .. 17
2.2.2 Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn ...... 24
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 29
i


TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 30

ii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giai đoạn 1930-1945 là một giai đoạn đầy biến cố của xã hội Việt Nam, mọi mặt
về phương diện đời sống đều bị ảnh hưởng và thay đổi một cách sâu sắc. Trong đó có
văn học nghệ thuật, tầng lớp trí thức trẻ Việt Nam tiếp thu những thành tựu văn học
nghệ thuật của phương Tây về hình thức nghệ thuật và những tư tưởng tiến bộ về cách
nhìn nhận con người. Cái tơi của con người được giải phóng, thốt li khỏi những khuôn
phép hà khắc của Nho học. Thơ ca phát triển một cách mãnh liệt và dữ dội tạo nên một
trào lưu đó là phong trào Thơ mới. Đối với văn xi đó là sự phát triển của truyện ngắn,
tiểu thuyết,... lãng mạn. Nổi bật nhất là Tự lực văn đoàn với những tên tuổi nổi tiếng
như: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam,... Trong đó, Thạch Lam là một

trong những cây bút văn xuôi tài hoa và được nhiều nhà nghiên cứu và độc giả biết đến.
Tuy nhiên, một số cơng trình nghiên cứu trước đây chỉ tập trung đa số vào phương
diện nội dung của tác phẩm, không nhiều cơng trình bàn về phương diện nghệ thuật của
các tác phẩm của Thạch Lam, nhất là về đặc điểm không gian và thời gian mà trong
sáng tác của nhà văn được đề cập đến rất nhiều. Trong khi, không gian và thời gian
trong sáng tác của nhà văn được xem là một nét độc đáo trong văn xuôi lãng mạn. Để
làm rõ hơn vị trí, vai trị và đóng góp của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam.
Chúng tôi chọn một mảng trong sáng tác của nhà văn là thể loại truyện ngắn để nghiên
cứu. Với đề tài: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Nắng trong
vườn. Để có thể nhìn nhận một cách đầy đủ khái quát hơn về quan niệm cũng như đặc
điểm về không gian và thời gian trong sáng tác của Thạch Lam. Với đề tài nghiên cứu
này, giúp chúng tơi có thể vận dụng những lí thuyết về văn học đã được trau dồi vào
thực tiễn nghiên cứu, từ đó giúp cho chúng tơi có thể khắc sâu thêm kiến thức đã được
học và rèn luyện kĩ năng nghiên cứu, đọc sách và khái quát vấn đề. Ngoài ra, đây cịn
là cơ hội để chúng tơi tìm hiểu sâu hơn về tác giả, hoàn cảnh, cuộc đời và những chặn
đường nghệ thuật của nhà văn.

1


2. Lịch sử vấn đề
Thạch Lam là một cây bút vừa tinh tế vừa sâu sắc của văn xuôi lãng mạn Việt Nam
nói riêng và văn văn chương Việt Nam nói chung. Với sự đóng góp trên nhiều phương
diện từ nội dung đến nghệ thuật. Thạch Lam được rất nhiều độc giả yêu mến từ tác
phẩm cho đến con người của nhà văn, và tất nhiên những sáng tác ấy của Thạch Lam
cũng không ngừng là tâm điểm của các nhà nghiên cứu.
Văn chương của Thạch Lam luôn mang trên mình những điều độc đáo và tinh tế,
chính vì thế nghiên cứu về những sáng tác của Thạch Lam luôm là một trong những đề
tài bất hữu. Mỗi bài nghiên cứu tùy vào dung lượng hướng tiếp cận khác nhau mà đạt
được những thành cơng khác nhau.

Những cơng trình nghiên cứu về những sáng tác của Thạch Lam rất đa dạng và
phong phú, ở mức độ bao quát gồm có các bài báo khoa học hay các bài nghiên cứu
được đăng trên các diễn đàn văn học. Các cơng trình nghiên cứu này có đặc điểm là
ngắn gọn và hàm súc, không đi sâu vào ngọn ngành của vấn đề. Trong đó có thể nói
đến:
Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, tác giả Mai Xuân Thu, 15:37, 15/10/2011. Bài
viết nghiên cứu về các vấn đề thi pháp trong truyện ngắn Thạch Lam “không gian trong
truyện ngắn của Thạch Lam được thể hiện qua hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó” hay “thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của
Thạch Lam luôn tuân theo qui luật một chiều trong mối tương quan vũ trụ”.
Truyện ngắn Thạch Lam: Nhìn từ lý thuyết mơ hình văn bản nghệ thuật của
Iu.Lotman, tác giả Trần Thị Thanh Xuân, Chủ nhật, 08 Tháng 1 2012 15:41, bởi vì nhìn
từ mơ hình văn bản nghệ thuật của Iu.Lotman nên bài viết đề cập trong sự tương đồng
với lí thuyết. Đặc điểm về không gian và thời gian được lướt qua không được đề cập
đến nhiều.
Truyện ngắn Thạch Lam - Đặc điểm không gian nghệ thuật, tác giả Lê Ngọc Hà,
được viết trên báo Quân Đội Nhân Dân oline 31/10/2014 9:15. Cơng trình nghiên cứu
về khơng gian nghệ thuật trong sáng tác của Thạch Lam ở hai góc nhìn đó là không gian

2


hịa quyện với thời gian và khơng gian sau bi kịch. Tuy nhiên, với phạm vi của một bài
báo, bài viết chưa làm rõ từng nội dung của vấn đề.
Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, tác giả
Nguyễn Thế Lượng, 1/12/2018. Bài viết làm sáng tỏ đặc điểm thời gian trong trong tác
phẩm Hai đứa trẻ ở hai phương diện đó là thời gian trần thuật và được trần thuật.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu khái qt, là những cơng trình được nghiên
cứu một cách chun sâu và kì cơng.
Phong cách văn xi Thạch Lam, tác giả Nguyễn Thành Thi, xuất bản 2006. Nhà

nghiên cứu nhận định “tác phẩm văn xuôi của ông, là căn bản là thế giới nhìn từ phố
huyện” [52,4]. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả tìm và triển khai những nét đặc sắc
trong không gian truyện ngắn, không gian làng-phố.
Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, tác giả Vũ Tuấn Anh – Lê Dục Tú, tái bản lần
2 11/2007. Đây là quyển sách của hai tác giả sưu tầm những bài nghiên cứu về nhà văn
Thạch Lam từ năm 1930 đến nay, đa dạng về đề tài về mặt nội dung và nghệ thuật trong
các sáng tác của nhà văn. Trong đó có Truyện ngắn Việt Nam – Đặc điểm không gian
nghệ thuật của Hồ Thế Hà nêu lên những nét nổi bật về không gian nghệ thuật trong
truyện ngắn của Thạch Lam.
Thạch Lam và văn chương, tác giả Xuân Tùng sưu tầm và biên tập quý III, 2000.
Đây cũng là một quyển sách tập hợp các tác phẩm truyện ngắn và những cơng trình
nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về những sáng tác của Thạch Lam. Thi pháp
truyện ngắn Thạch Lam của tác giả Phạm Phú Phong.
Đặc biệt là những luận án cao học, đề tài về đặc điểm nghệ thuật của các tác phẩm
truyện ngắn của Thạch Lam như: Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Việt Nam của Lê
Thanh Hải 2010. Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam của Phạm Thị Song Ánh 2011
Không gian và thời gian trong truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh của Nguyễn Thị
Thanh Nguyên 2017.

3


Tựu chung lại, các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề về không
gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của Thạch Lam. Tuy nhiên ở tập truyện
ngắn Nắng trong vườn chưa được nghiên cứu sâu, và vấn đề chưa được làm rõ.
3. Mục đích nghiên cứu
Thạch Lam là một nhà văn rất tinh tế trong xây dựng, khắc họa không gian và thời
gian nghệ thuật. Nghiên cứu về đề tài này giúp cho chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về không
gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn. Đồng thời khẳng định vai
trị của Thạch Lam trong việc góp phần phát triển văn học Việt Nam hiện đại, và cũng

là cơ hội để chúng tôi rèn luyện khả năng nghiên cứu, tự trau dồi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được chúng tôi đề cập là không gian nghệ thật và thời gian
nghệ thuật của tập truyện ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam.
Phạm vi nghiên cứu là tập truyện ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam, cụ thể ở
một số truyện ngắn Hai đứa trẻ, Trong bóng tối buổi chiều, Buổi sớm, Bên kia sơng,
Người đầm, Cuốn sách bỏ quên, Đêm sáng trăng, Bóng người xưa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu về Không gian và thời gian nghệ thuật trong tập truyện
ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
-

Phương pháp tiểu sử: rất cần thiết trong việc nghiên cứu về cuộc đời của tác giả,

từ đó hiểu rõ hơn về những hình tượng mà nhà văn khắc họa trong tác phẩm. Phương
pháp này chủ yếu được vận dụng ở chương thứ nhất, phần tiểu sử nhà văn. Yếu tố tiểu
sử ảnh hưởng hưởng rất lớn đến việc hình thành phong cách, tư tưởng trong quá trình
sáng tác của nhà văn.
-

Phương pháp lịch sử-xã hội: đây cũng là một phương pháp quan trọng trong việc

nghiên cứu một tác phẩm văn học. Phương pháp này thường gắn với phương pháp tiểu
sử, và được vận dụng ở chương thứ nhất. Những tác động của lịch sử-xã hội làm cho
văn học trở nên đa diện nhiều chiều đặc biệt đối với giai đoạn giao thời 1930-1945.

4


-


Hướng tiếp cận thi pháp học: là hướng tiếp cận quan trọng nhất của đề tài. Vì

khơng gian và thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp. Phương pháp này được
vận dụng ở chương thứ hai, để làm rõ những đặc điểm không gian và thời gian nghệ
thuật được biểu hiện trong tác phẩm.

5


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vài nét về truyện ngắn
1.1.1 Truyện ngắn - một thể loại văn học
Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, đây là một thể loại văn học khá gần gũi
với đời sống của con người, được phát triển trong khoảng hơn một thế kỉ gần đây. Thể
loại văn học này được nhiều người biết đến vì nội dung tự sự của tác phẩm khơng dài
như tiểu thuyết, nên người đọc có thể dễ tiếp nhận. Hệ thống nhân vật trong truyện
ngắn chỉ xoay quanh một số nhân vật và một số sự kiện trong một chủ đề nhất định,
chính vì vậy khơng gian và thời gian của tác phẩm cũng vì vậy mà hạn chế.
Khơng giống trong tiểu thuyết, vì tiểu thuyết không giới hạn về độ dài của tác
phẩm nên trong một cuốn tiểu thuyết có thể có hàng chục hoặc lên đến hàng trăm nhân
vật chẳng hạn như tiểu thuyết Chiến tranh và hịa bình của nhà văn Lev Tolstoy. Về
phương diện không gian và thời gian, trong tiểu thuyết với rất nhiều không gian khác
nhau, từ không gian này chuyển tiếp sang nhiều không gian khác và thời gian trong tiểu
thuyết cũng vậy, thời gian trong tiểu thuyết có thể nói về cả cuộc đời của một con người
từ mới sinh ra cho đến lúc chết đi, hay đôi khi lại trãi dài qua bao thế hệ của một dòng
tộc. Tiểu thuyết là một vùng đất rộng, mà người nghệ sĩ có thể tự do khai thác mà khơng
bị một giới hạn nào bó buộc.
Riêng, đối với truyện ngắn, nhân vật trong truyện ngắn không nhiều, chỉ xuất hiện
một số nhân vật và tác phẩm chỉ xoay quanh về cuộc sống của những nhân vật ấy.

Không gian trong truyện ngắn bị giới hạn trong một không gian khá chật hẹp, có thể đó
chỉ là khơng gian của một gia đình, một làng hay một phố huyện nào đó,... chẳng hạn
như cái khơng gian phố huyện đầy bóng tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam,
hay chỉ là cái nhà tù chật hẹp, ẩm thấp trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn
Tuân. Thời gian trong các tác phẩm truyện ngắn cũng không quá dài như tiểu thuyết,
đó là khoảng thời gian của một giai đoạn của đời người, hay đó là sự tái hiện của cả
cuộc đời con người.

6


Tuy nhiên dù tác phẩm truyện ngắn tái hiện cả cuộc đời con người nhưng ắt hẳn
sẽ bị tĩnh lược ở nhiều giai đoạn cuộc đời của nhân vật. Người nghệ sĩ khơng khắc họa
tồn bộ cuộc đời của nhân vật mà đặc biệt chú ý đến một khoảnh khắc quan trọng nhất
trong cuộc đời nhân vật mà thể hiện được một thế giới từ sâu bên trong sâu thẳm của
tâm hồn con người hay bản chất thực sự của xã hội mà nhà văn muốn đề cập trong tác
phẩm.
Truyện ngắn là một thể loại văn học được nhiều tác giả sử dụng sáng tác với nhiều
đề tài, chủ đề khác nhau về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Điều đặc biệt là ở thể
loại này tuy chỉ được thể hiện bằng một độ dài tương đối ngắn nhưng lại có thể khái
quát một cách khá sâu sắc về cuộc đời của một con người. Nếu tiểu thuyết xây dựng
nhân vật là một thế giới thì trong truyện ngắn đó chỉ là một lát cắt. Như một số nhà
nghiên cứu cho rằng: “Truyện ngắn là tảng băng trôi, là bức ảnh chụp nhanh, một bằng
chứng chụp nhanh, một viên sỏi”.
Mỗi thể loại văn học đều mang trên mình một sứ mạng riêng. Không giống như
tiểu thuyết hay truyện dài, truyện ngắn thường khắc họa về một khoảnh khắc của đời
người, đó là những chuyển biến trong tâm hồn, những hành động, xúc cảm hay một bản
chất nào đó của con người. Hoặc đó là những lát cắt về cuộc sống của một xã hội một
sự tôn vinh hay là phê phán, lên án. Trong một tác phẩm truyện ngắn, nhà văn luôn tạo
ra những chi tiết đặc sắc và có ý nghĩa quan trọng. Những chi tiết ấy như một sợi dây

kết nối với tư tưởng của nhà văn, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Chẳng
hạn như cái lò gạch cũ hay bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Có rất nhiều nhà văn thành công khi chọn truyện ngắn là một thể loại để sáng
tác, vì những lát cắt mà tác giả đưa vào phản ánh đúng bản chất của đời sống xã hội và
con người lúc bấy giờ. Truyện ngắn khơng dài dịng mà rất cơ đọng và hàm xúc, ở thể
loại văn học này người nghệ sĩ có thể sáng tác ở một khoảng thời gian không quá dài
và thể hiện được những vấn đề cấp thiết của xã hội một cách nhanh nhất.
1.1.2 Vài nét về truyện ngắn lãng mạn của Việt Nam 1930-1945
Giai đoạn văn học 1930-1945, đây có thể nói là một giai đoạn với nhiều sự chuyển
biến ngoạn mục của Văn học Việt Nam. Đó là những sự chuyển biến ở nhiều phương
7


diện từ nội dung đến hình thức nghệ thuật. Một giai đoạn Hán học đã suy tàn và Tây
học dần chiếm ưu thế. Cái tôi cá nhân dần thay thế cho cái ta chung của Nho học. Các
nhà trí thức trẻ như bị mất phương hướng trước những rối ren của xã hội, và họ chưa
tìm được chân lí cho cuộc đời mình. Văn học lãng mạn ra đời, là sự giải phóng cho
những con người trí thức chưa tìm được hướng đi riêng. Chính những điều này là tiền
đề để văn xuôi và thơ lãng mạn được phát triển một cách nhanh chóng. Truyện ngắn
lãng mạn là một thể văn học loại nằm trong bầu trời của văn xuôi lãng mạn ngồi tiểu
thuyết và truyện dt” [8,24]. Đó là không gian đẹp và thơ mộng. Là nơi mà Mai và Tuân
đã yêu nhau say đắm, ngày chưa tàng mà trăng đã lên. Nhưng đó là một mối lương
duyên đầy ngang trái, tình cảm khơng thành, họ lại càng xa nhau. Khơng gian như lạnh
lẽo và buốt giá, trăng thì càng lúc lên càng muộn và rồi Mai mất vì thương nhớ người
yêu, Mai chết trong sự cô đơn và lạnh giá. Không gian ấy là một không gian đầy nổi
buồn và sự bế tắt của những đôi trai gái nơi làng quê yêu nhau, tuy tình cảm ấy rất chân
thành và bình dị, nhưng khơng được nhận cái hạnh phúc ấy đến hết cuộc đời.
Ngồi ra đó cịn là những kiểu không gian nghệ thuật hàng ngày khác như khơng
gian sinh hoạt hàng ngày trong gia đình, khơng gian trên một chuyến tàu lửa, không
gian trong một rạp chiếu phi,... trong các tác phẩm như Đứa con, Cuốn sách bỏ quên,

Người đầm,... những không gian gắn liền với những hồn cảnh nhân vật khác nhau, đó
là nơi để nhân vật trữ tình bộc lộ những nổi niềm suy tư, những dòng suy nghĩ, là nơi
để họ trãi lòng và nghĩ về bản thân.
Nhân vật trong không gian ấy là những con người thuộc tầng lớp bình dân đó là
những người dân quê hay dân nghèo thành thị, họ phải vất vả sớm hôm để chạy vại lo
cho miếng cơm manh áo, một cuộc sống không mấy là đủ đầy. Trong tác phẩm Cuốn
sách bỏ quên, Thành là một nhà văn, và thu nhập dựa trên tiền nhuận bút nhưng sách
của Thành viết lại không được đọc giả chú ý đến “Sách của ông in ra không được ai
hoan nghênh cả”, “Hai nghìn cuốn Người bạn in ra khơng bán được hai trăm” [8,17].
Đó lại là một bi kịch của người nghệ sĩ sống và sáng tác một cách nhiệt thành nhưng lại
không được mấy ai chú ý đến. Hay trong tác phẩm Hai đứa trẻ nhân vật trong bức tranh
không gian ấy là những con người nghèo khổ và vất vả, dù cố gắng làm lụng sớm hôm
nhưng cái đói nghèo vẫn ln đeo đẳng đó là những nhân vật, chị Tý, vợ chồng bác
Sẫm, chị em Liên và An,... chị Tý tuy “ngày mò cua bắt tép” tối đến thì dọn một góc để
bán nước chè cho những người lính lệ đi gác về hay những người trên chuyến tàu từ Hà
Nội trở về. Nhưng chẳng khắp khá là mấy, chị em Liên thì có cái tiệm tạp hóa bé xíu,
21


hai chị em ngày nào cũng ngóng trơng chuyến tàu về để bán được thêm một chút gì đó
sau một ngày buôn bán ế ẩm. Hay là vợ chồng bác Sẫm, kiếm tiền bằng nghề hát dạo,
nhưng nhiều lúc lại ngủ quên trên mảnh chiếu ấy lúc nào chẳng hay, vì ở đây thưa vắng
và ai cũng mang nặng trên vai sự nghèo khổ. Hay những con người sống ở bến Sen
trong tác phẩm Bên kia sông sống trong những căn nhà cũ kỉ và sập sệ những con người
luôn mang trên mặt nổi buồn bả và ảm đảm, nhà chị Thúy cũng có bán một cửa hàng
tạp hóa nhỏ xíu cạnh bờ ruộng, nhưng cái bến Sen này chỉ độ tầm mười nhà. Việc buôn
bán cũng chẳng đủ vào đâu, và sau này khi nhân vật “tôi” quay trở về thì bến Sen ấy đã
khơng cịn nữa. Qua các nhân vật ấy toát lên những hiện thực của đời sống con người
vất vả gian trn vì những khó khăn của xã hội đang trong thời kì rối ren, khi mọi mặt
đời sống của con người bị đảo lộn vì sự Tây hóa.

Khơng gian “Làng-Phố” trong truyện ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam có
thể nói là khơng gian nổi bật nhất trong các khơng gian cịn lại. Khơng gian “Làng-Phố”
không phải chỉ là bức tranh không gian của riêng một nơi nào đó, mà đó là cả khơng
gian làng mạc và phố huyện của Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945 dưới ngòi bút của
nhà văn Thạch Lam. Giữa một thời kì giao thời cũ và mới, trong khơng gian ấy là những
thân phận con người bé nhỏ, cô đơn giữa cuộc đời mang trên vai những gánh nặng về
sự nghèo khó, những vất vả gian lao để tìm kế mưu sinh.
2.2.1.2 Không gian hồi tưởng
Thạch Lam không chỉ thành công ở phương diện khắc họa không gian hiện thực
hàng ngày, những không gian như “Làng-Phố”. Tuy nhiên ở phương diện khơng gian
hồi tưởng thì nhà văn cũng khắc họa rất tinh tế và tài hoa. Không gian hồi tưởng là
khơng gian được nhà văn khắc họa nên trong dịng suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Khơng
gian ấy có vai trị quan trọng vì sẽ giúp mở rộng hơn cho không gian trong tác phẩm.
Và giữa không gian hồi tưởng và không gian hiện thực hàng ngày sẽ nằm trong sự đối
sánh giữa cái cũ và cái mới, giữa quá khứ và hiện tại, hay hiện tại và tương lai.
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ không gian hồi tưởng được thể hiện qua nhưng dòng
suy nghĩ đến bất chợt trong tâm trí của Liên, khi đứng trước một khơng gian bao la rộng
lớn và đầy bóng tối, chiếc đèn bé xíu của Bác phở Siêu và những mùi hương hấp dẫn
của gánh phở làm cho Liên lại nhớ về những kỉ niệm chốn Hà thành đông vui náo nhiệt
22


“Liên nhớ những ngày ở Hà Nội được thưởng thức quà ngon, lạ, bấy giờ mẹ Liên nhiều
tiền, được chơi bờ hồ và uống những cốc nước lạnh xanh đỏ” [8,40], khoảng khơng
gian trong lịng Liên hồn tồn đối lập với không gian thực tại mà Liên đang sống. Một
sự nuối tiếc về những kỉ niệm đẹp đã qua. Liêm như đã quá mệt mỏi và chán chường
trước cái không gian thực tại tối tăm và thiếu ánh sáng. “Hà Nội nhiều đèn quá. Từ khi
nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này, đêm nào Liên và An cũng ngồi trên
cái chỏng tre dưới cái bàng với cái tối của quang cảnh phố chung quanh” [8,39]. “Hà
Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế

giới khác đi qua” [8,41]. Nhưng sâu thẳm trong trái tim Liên vẫn mang một tình yêu
mãnh liệt đối với mãnh đất nơi này. Chị luôn mơ ước về những ánh sáng rực rỡ và luôn
hi vọng thứ ánh sáng vui vẻ ấy sẽ đến được nơi đây, phố huyện nghèo khó.
Hay trong tác phẩm Trong bóng tối buổi chiều Diên và Mai là một cặp “thanh mai
trúc mã” vì biến cố nên phải lên chốn đô thành để mưu sinh. Trước sự thay đổi của Mai,
anh nhận thấy người yêu mình đã dần thay lịng đổi dạ. Trong một khung cảnh khơng
gian phố thị vào chiều, anh chờ đón Mai về. Trong một khoảng thời gian ngắn anh nghĩ
về tình cảm giữa Mai và anh, hình như tình cảm ấy đã dần phai nhạt. Điều đó đã gợi
cho Diên nghĩ về quá khứ, một không gian hồi tưởng như dần hiện lên trong trong suy
nghĩ của Diên. Không gian của những cánh đồng nơi quê hương anh và Mai mà nơi đó
hai người “len lỏi đùa nghịch nhau trong những vườn sắn trên sườn đồi. Mai là một cô
gái lanh lợi, hay cười. Cịn Diên là một chàng trai ít nói và nhút nhát” [8,31]. Khơng
gian trong hồi tưởng của Diên lại đầy sự mâu thuẩn với không gian thực tại. Ở thời điểm
hiện tại khơng cịn là chốn làng quê mộc mạc ấy mà là phố thị huyên náo và lòng người
cũng đổi thay. Anh cảm thấy thất vọng và đau đớn trước mối tình nhiều năm đã dần đi
đến hồi kết. Anh nhận ra sự thật về Mai rồi “Diên nấc lên một tiếng rồi cuối đầu chạy
trốn trong bóng tối của buổi chiều vừa xuống” [8,33].
Trong truyện ngắn Bên kia sông nhân vật “tôi” trở về sau mười năm xa cách q
hương, anh tìm về những kí ức về bến Sen nơi anh có rất nhiều kỉ niệm với những người
bạn tuổi thơ về người con gái đã khiến cho trái tim của anh lần đầu rung động. “Thấy
chân đầu gạch đen rêu phủ, tôi nhớ lại những người bạn nhỏ của tôi, nhớ đến Thúy,
dáng điệu thùy mị đáng yêu của nàng” [8,16]. Còn hiện tại trước mắt anh bến Sen đã
23


khơng cịn nữa “Một cảnh hoang tàn đợi tơi: bên kia sơng, giờ chỉ cịn là miếng đất bỏ
hoang, cỏ mọc trên những thềm nền nhà cũ.” [8,15]. Cái bến Sen ngày xưa đã chìm vào
q khứ và đã khơng cịn tồn tại nữa. Khơng gian hồi tưởng là nơi để nhân vật trữ tình
nhớ về những gì mà họ đã trãi qua ở quá khứ, những kỉ niệm tươi đẹp trái ngược với
hiện thực cuộc sống khắc nghiệt và đầy nổi luyến tiếc. Khơng gian hồi tưởng cịn là nơi,

để nhân vật trải lịng mình. Qua đó, thể hiện được bao cảm xúc suy tư trăn trở của nhân
vật đối với cái hiện thực đang hiện hưu trước mắt, về những khó khăn gian truân, những
xúc cảm trước xã hội dần thay đổi qua năm tháng.
2.2.2 Đặc điểm thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn
Thời gian trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn được Thạch Lam khắc họa một
cách rất tinh tế, thời gian ấy đan xen giữa hiện thực và quá khứ một cách rất hài hịa, tự
nhiên bởi vì thời gian được cảm nhận bằng tâm lí và là một phạm trù thẩm mĩ trong văn
chương. Thời gian nghệ thuật gắn với những vấn đề nào đó trong câu chuyện mà nhà
văn muốn đề cập, nhấn mạnh và qua đó là ngụ ý của tác giả. Trong truyện ngắn của
Thạch Lam khoảng thời gian được nhà văn khắc họa nhiều nhất đó là thời gian chiều
và tối. Vì chiều và đêm là khoảng thời gian riêng tư của nhân vật trữ tình sau một ngày
bận bịu với những công việc mưu sinh, và thời gian ấy là những giây phút cho những
lắng đọng của tâm hồn, của trái tim. Cách xây dựng thời gian của Thạch Lam trong
truyện ngắn của ông khá phong phú, nhưng nổi bật là thời gian hiện thực và thời gian
hồi tưởng.
2.2.2.1 Thời gian hiện thực
Thời gian hiện thực là thời gian mà nhân vật hiện tại đang sống và có thể nhớ về
những khoảng thời gian của quá khứ hay suy nghĩ về những khoảng thời gian trong
tương lai. Thời gian hiện thực trong tác phẩm gắn liền với những sự việc, hoàn cảnh,
vấn đề mà nhà văn muốn đề cập. Thời gian ấy thường được tác giả kéo dài ra nhằm
mục đích muốn khắc họa sâu vấn đề. Trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn thời gian
hiện thực được xuất hiện trong nhiều tác phẩm.
Trong tác phẩm Trong bóng tối buổi chiều kể về câu chuyện của anh Diên bị chị
Mai phụ tình. “Diên đứng nép mình vào cửa hàng nước, nhìn sang bên kia phố: một
24


đám thợ chen nhau trong cổng nhà máy đi ra, người nào cũng có dáng mỏi mệt; cái
ánh sáng buổi trưa mùa đông tuy mờ sạm cũng đủ làm cho họ nhấp nháy mắt và đưa
tay lên che, như những người vừa bước trong bóng tối ra” [8,31]. Thời gian được nhà

văn khắc họa vào buổi trưa của một ngày mùa đơng, một sự chờ đợi mỏi mịi của Diên
dành cho cô, hôm nay Mai không xuất hiện như thường ngày, và hình như đó là sự lẫn
tránh. Đây khơng phải là lần đầu Diên đến đón cơ. Mà đa rất nhiều lần, vì họ yêu nhau.
Diên cảm nhận được sự bất thường, khoảng thời gian Diên đứng chờ Mai giữa trưa tuy
chỉ trong một chốc nhưng lại được nhà văn kéo dài ra hơn bình thường. Thạch Lam
muốn dừng lại để miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình. Những sự sợ hãi và
lo âu đã dịn nén trong tâm hồn của Diên về tình cảm bấy lâu nay của anh và Mai có
thực sự đã rạn nứt, và qua đó thể hiện được một tình cảm tha thiết của Diên dành cho
Mai. Đồng tiền như mang trên mình một loại ma thuật, và Diên lo sợ Mai sa ngã vào
cạm bẫy ấy, lo sợ mất đi cô. Nhưng bi kịch ấy đã xảy đến.
Thời gian trong Hai đứa trẻ là thời gian về chiều tối trong không gian của một
phố huyện nghèo. Thời gian ấy được nhà văn nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong tác
phẩm đó là những khoảng thời gian chán chường và mỏi mệt trước sự bế tắc và quẩn
quanh. Nhưng thời gian về đêm lại là thời gian mà những con người trong phố huyện
hết mực trơng chờ vì chuyến tàu ấy, chuyến tàu từ Hà Nội về. Mở đầu của tác phẩm là
khoảnh khắc của ngày tàn “Tiếng trống thu khơng trên cái chịi của huyện nhỏ từng
tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” hay “Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như
ru, văn vẳng tiếng ếch nhái ngồi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” [8,38]. Cái chiều
như đến một cách gấp gáp và từ đó lại ngưng đọng và ngày nào cũng thế, đối với người
dân ở phố huyện này. Một âm vị buồn man mác “cái buồn của buổi chiều quê thấm thía
vào tâm hồn ngây thơ của cô; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác
trước cái giờ khắc của ngày tàn” [8,38]. Thời gian về chiều như gợi lên trong lòng
người những cảm xúc khác nhau, lắng đọng lòng người sau một ngày vất vả lao động.
Thạch Lam rất tinh tế trong việc thông báo thời gian về chiều và đêm đó là sự xuất hiện
của những âm thanh tiếng ếch kêu, tiếng trống thu không, hay về đêm là các hình ảnh
ánh sáng và bóng tối. Ánh sáng chỉ là những hột nhỏ và bóng tối thì bao trùm cái ngõ,
những âm thanh tiếng muỗi vo ve. Đêm tối là khoảng thời gian tái hiện hiện thực cuộc
sống của người dân nơi phố huyện, cuộc sống đói nghèo tùng quẫn, nhưng họ vẫn không
25



từ bỏ hi vọng mà vẫn ước mơ về tương lai tươi sáng, tốt đẹp. Khoảng thời gian đoàn tàu
đến từ Hà Nội cũng là thời gian mà họ trông đợi nhất, bởi vì đó là khoảng thời gian họ
được sống trong sự tươi vui, huyên nháo nhộn nhịp, khác hẳn với cái điệu buồn không
một chút tươi vui ở phố huyện.
Hay cái thời gian của một buổi sớm trong Buổi sớm một buổi sáng như bao buổi
sáng. Nhưng hôm nay buổi sớm đó khơng giống như những buổi sớm khác. Vì Bính
hơm nay ngủ ở nhà, sau bao nhiêu tháng ngày của những đêm thâu với những cuộc ăn
chơi, ngày nào cũng thế. Đến tận sáng thì anh mới quay trở về, thế nên khoảng thời gian
của buổi sớm đối với anh chỉ còn là kỉ niệm trong quá khứ. Hôm nay, quá khứ ấy lại ùa
về với anh. Một buổi sớm dài để anh cảm nhận cái hạnh phúc khi trở về cái dung dị
bình thường, sau bao tháng ngày trụy lạc. Một sự thức tỉnh trong tâm hồn của Bính.
Buổi sớm đến nhẹ nhàng “một tiếng gà gáy”, “ánh sáng mờ và yếu ớt len vào khe cửa
và khe hở của lá ngói lợp nhà mà cái nóng ban ngày đã làm hé tách ra” [8,43]. Ánh
sáng ấy như soi chiếu qua tâm hồn đã mất dần ánh sáng của Bính, buổi sớm ấy được
Thạch Lam miêu tả đến từng chi tiết, một sự ngưng đọng về thời gian, để anh kịp nhìn
về những sự thay đổi của bản thân ở quá khứ. Buổi sớm mai ấy là buổi sớm mai thức
tỉnh của hồn người, về sự lãng quên. Anh ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với
gia đình với mẹ. Để kịp thay đổi bản thân mình.
Thời gian hiện thực phản ánh chân thực về hoạt động đời sống của nhân vật. Thời
gian nghệ thuật như chất xúc tác đến tâm hồn nhân vật. Là những phút lắng đọng về
tâm hồn của con người trước sự biến hóa ngưng, đọng của thời gian. Ngồi ra thời gian
hiện thực còn là tiền đề làm cho nhân vật hồi tưởng về những khoảng thời gian của quá
khứ, một thời đã qua.
2.2.2.2 Thời gian hồi tưởng
Thời gian hồi tưởng là là một trong những đặc điểm của thời gian nghệ thuật của
tập truyện ngắn Nắng trong vườn của Thạch Lam. Thời gian hồi tưởng được diễn ra
trong dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật về thời gian quá khứ. Đó là những sự kiện
trong một khoảng thời gian nào đó của quá khứ. Thời gian hồi tưởng là một công cụ
đặc biệt hỗ trợ nhà văn miêu tả thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc.

Cũng như trong thời gian hiện thực, thời gian hồi tưởng cũng có những quãng dài ngắn
26


khác nhau, có những khoảng thời gian được dồn nén hoặc kéo dài nhằm để bộc lộ tâm
lí của nhân vật trữ tình.
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, trước sự quẩn quanh và bế tắc của cuộc sống. Khi
bóng tối lúc nào cũng bủa vây xung quanh cái phố huyện nghèo nàn và tẻ nhạt. Thì Liên
lại nhớ về khoảng thời gian khi chị còn ở Hà Nội, buổi tối được mẹ dẫn đi chơi và được
mua cho quà vặt. Khoảng thời gian Liên nhớ về quá khứ, đó là một khoảng thời gian
tươi đẹp trong tâm hồn của chị, chị cảm thấy thật buồn bả khi bây giờ đối với chị mọi
thứ đều chỉ còn là kỉ niệm, và những món quà ấy thật xa xỉ chẳng biết khi nào lại được
mẹ mua cho. Nhà văn khắc họa tâm lí nhân vật một cách tinh tế của tâm hồn một cô bé
hồn nhiên. Khi nhớ về quá khứ tươi đẹp và nổi khát khao trong lịng của cơ bé gái.
Hay trong tác phẩm Trong bóng tối buổi chiều, khi Diên tức giận nghĩ về tình
cảm của anh và Mai, trong lòng anh chợt nhớ về quãng thời gian tuổi trẻ của anh và Mai
khi còn ở quê “Diên nhớ lại những ngày sung sướng khi còn ở quê nhà khi chàng và
Mai len lỏi đùa nghịch nhau trong những vườn sắn trên sườn đồi” [8,31]. Diên cảm
thấy hạnh phúc khi nhớ về khoảng thời gian ấy, khi hai người vân còn yêu nhau một
cách say đắm. Quá khứ ấy đối lập với hiện tại. Khi tình cảm con người đã nhạt phai,
anh càng nghĩ lại khoảng thời gian hạnh phúc ấy, lòng anh càng cảm thấy đau đớn. Thời
gian hồi tưởng là công cụ giúp nhà văn miêu tả tâm hồn nhân vật một cách rất tinh tế
và sâu sắc. Tình yêu làm trái tim từ vỡ lại lành, nhưng cũng làm cho trái tim từ lành
sang vỡ nát. Sự dằn vặt trong tâm trí Diên minh chứng cho một tình u vơ bờ bến của
người con trai ở một vùng quê nghèo dành cho người phụ nữ mình yêu thương nhất.
Hay đó là sự hồi tưởng của nhân vật Vân trong tác phẩm Bóng người xưa khi nhìn
thấy Mai - vợ của anh “dưới ánh lửa yếu của than hồng” Vân như sống lại trong quá
khứ của anh và Mai “Hình ảnh đó làm Vân nhớ lại Mai lúc trước, Mai ngày mới gặp
chàng, ngày là một thiếu nữ mà vẻ xinh đẹp đã làm chàng cảm động” và rồi “Vân lặng
yên cả người, nhìn vợ vẩn thản nhiên như thường, chăm chú vào cơng việc trong trí

chàng, cả một dĩ vãng nổi lên với rõ rệt một hình ảnh xinh tươi của Mai cịn trẻ; ấy là
tất cả cái lịch sử tình yêu của chàng” [8,34]. Dáng vẻ hôm nay của Mai khác với mọi
ngày, Mai như đang sống lại trước mắt anh. Và chính vì thế những cảm xúc khác nhau
như đang ùa về khắp tâm trí Vân, về những kỉ niệm yêu nhau của hai người, anh như
27


chợt tỉnh giấc sau bao năm chìm đắm trong sự mù quán ghen tuông với quá khứ của
Mai. Anh hối hận và đau đớn trước những sự tàn ác của bản thân đối với người phụ nữ
anh từng rất thương yêu. Một sự giằn xé trong tâm hồn Vân, về một người chồng đã
từng vô trách nhiệm.
Tiểu kết chương 2
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn của
Thạch Lam là một trong những yếu tố quan trọng, được nhà văn sử dụng một cách linh
hoạt để thâm nhập sâu hơn vào đời sống con người. Đó là cuộc sống khốn khó mệt nhọc
và đầy những nổi suy tư, khắc khoải của nhân vật, sự vận động trong tính cách, tình
cảm của con người. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm không chỉ đơn
thuần là tái hiện lại cuộc sống thực tại của con người trong tác phẩm, mà đó cịn là
khơng gian hồi tưởng của nhân vật về quá khứ. Qua đó, là sự đối sánh giữa khơng gian
thời gian thực tại và hồi tưởng, sự chuyển biến tâm lí nhân vật từ hiện tại quay về quá
khứ. Tạo nên nét độc đáo trong cách xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật của
nhà văn.

28


KẾT LUẬN
Nắng trong vườn là một trong những tập truyện ngắn thành công của Thạch Lam,
không chỉ thành công ở phương diện nội dung mà ở phương diện nghệ thuật nhà văn
cũng đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt là những vấn đề về thi pháp học,

nhất là về không gian và thời gian. Trong truyện ngắn của Thạch Lam không gian và
thời gian nghệ thuật được khắc họa rất độc đáo và tinh tế. Đó là những khoảng không
gian thực tại xen lẫn hồi tưởng, mà cụ thể đó là khơng gian của cánh đồng q, phố
huyện, hay không gian của một căn nhà chật chội,... Không gian trong truyện ngắn của
Thạch Lam rất đa dạng phong phú và được nhà văn miêu tả một cách rất đỗi nhẹ nhàng
mà sâu sắc. Mỗi không gian khác nhau là mỗi hoàn cảnh khác nhau về cuộc đời của mỗi
con người. Thời gian nghệ thuật là một phương diện được nhà văn khắc họa một cách
rất độc đáo về những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của nhân vật, gợi trong lòng người
bao cảm xúc trong nội tâm nhân vật.
Thạch Lam là một cây bút văn xuôi tài hoa của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là
một trong những cây bút văn xuôi đầu tiên khi sáng tác bằng chữ Quốc ngữ và cũng là
một trong những cây bút đầu tiên sáng tác bằng thể loại truyện ngắn. Nhà văn góp phần
rất lớn trong việc làm giàu ngôn ngữ tiếng Việt, văn của ông nhẹ nhàng, lãng mạn bay
bổng và “rất đẹp”. Thạch Lam là một phong cách sáng tác rất độc đáo, sự độc đáo ấy
được hình thành từ sự tinh tế của nhà văn khi quan sát hiện thực cuộc sống. Trong văn
chương của Thạch Lam ta cảm nhận được một vẻ trầm ấm và bình dị, êm ã một cách lạ
thường và khi đọc văn của Thạch Lam người ta vẫn giữ mãi một dư vị mà khi đứng
trước hiện thực cuộc sống, một khoảnh khắc bất chợt nào đó, ta lại nhớ về những câu
chuyện của Thạch Lam.

29


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu sách:
1. Vũ Tuấn Anh – Lê Dục Tú (2007), Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, NXB
GD.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011), Từ điển
thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội.
3. Môn Thảo Miên (2000), Truyện ngắn Thạch Lam tác phẩm và dư luận, NXB

Văn học. (3)
4. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, XB Vụ Giáo viên.
5. Nguyễn Thành Thi (2006), Phong cách văn xuôi Thạch Lam, NXB KHXH.
6. Xuân Tùng (2000), Thạch Lam và văn chương, NXB Hải Phòng.
Tài liệu internet:
7. Lê Ngọc Hà (2014), Truyện ngắn Thạch Lam - Đặc điểm không gian nghệ thuật,
báo Quân Đội Nhân Dân.
/>8. Thạch Lam, Nắng trong vườn
/>9. Nguyễn Thế Lượng (2018), Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn “Hai đứa
trẻ” của Thạch Lam. Tạp chí văn nghệ Đất Tổ.
/>10. Nguyễn Thị Thanh Nguyên (2017), Không gian và thời gian trong truyện ngắn
Thạch Lam, Thanh Tịnh.
o/threads/khong-gian-va-thoi-gian-nghe-thuat-trongtruyen-ngan-thach-lam-thanh-tinh.104318/

30



×