Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của nhà nước tại ngân hàng phát triển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 111 trang )

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-----------------------------------

luận văn thạc sỹ khoa học

Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính
các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
ngành: quản trị kinh doanh
mà số

hoàng liên sơn

Hà Nội 2007


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-----------------------------------

luận văn thạc sỹ khoa học

Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính
các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
ngành: quản trị kinh doanh
mà số

hoàng liên sơn


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Minh D

Hµ Néi 2007


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, PHỤ LỤC

6

MỞ ĐẦU

7

1.

Tính cần thiết của đề tài

7


2.

Mục đích của đề tài

8

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

4.

Phương pháp nghiên cứu

8

5.

Nội dung và kết cấu của luận văn

9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CĨ TÍNH ĐẾN RỦI RO 10
1.1.

1.2.


Dự án đầu tư

10

1.1.1. Khái niệm

10

1.1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư

10

1.1.3. Nội dung của dự án đầu tư

11

1.1.4. Phân loại dự án đầu tư

14

1.1.5. Chu trình dự án đầu tư

15

Phương pháp thẩm định phương án tài chính
1.2.1. Tổng quan về thẩm định phương án tài chính dự án đầu tư

17
17


1.2.2. Nội dung thẩm định về tính tốn và phân tích tài chính của dự án 20
1.3.

Rủi ro

29

1.3.1. Khái niệm

29

1.3.2. Phân loại rủi ro

29

1.3.3. Phương pháp thẩm định có tính đến rủi ro

35

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Hồng Liên Sơn

41

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


2


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CƠNG TÁC THẨM ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TÍN

DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VDB
2.1.

2.2.

2.3.

Khái quát chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

42
42

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của VDB

42

2.1.2. Hoạt động của VDB.

45

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của VDB:

46

2.1.4. Trách nhiệm và quyền hạn của VDB


47

2.1.5. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Phát triển

48

Kết quả hoạt động của VDB

49

Kết quả đối với nền kinh tế

49

Kết quả đối với VDB

50

Nội dung và phương pháp thẩm định phương án tài chính tại VDB

53

2.3.1. Thực trạng nội dung và phương pháp thẩm định PATC tại VDB 53
2.3.2 Áp dụng thẩm định PATC DAĐT tại VDB

63

2.3.3. Đánh giá nội dung và phương pháp thẩm định PATC DAĐT có
tính đến rủi ro tại VDB


69

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

74

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THẨM
ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TẠI VDB
3.1.

Định hướng hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
3.1.1. Định hướng và phương châm chiến lược

75
75
75

3.1.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 76
3.1.3. Giải pháp chiến lược giai đoạn 2006-2010:
3.2.

Các giải pháp hạn chế rủi ro trong thẩm định PATC tại VDB

77

81

3.2.1.Giải pháp 1: Đánh giá đầy đủ, chính xác năng lực của chủ đầu tư 81

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


3

3.2.2. Giải pháp 2: Kiểm tra dòng tiền và các chỉ tiêu tài chính của DA82
3.2.3. Giải pháp 3: Hồn thiện phương pháp phân tích, tính tốn rủi ro 85
3.2.3.1.Nâng cao phương pháp phân tích độ nhậy.

85

3.2.3.2.Sử dụng phương pháp mô phỏng.

88

3.2.4. Giải pháp 4. Xây dựng hệ thống giám sát và quản trị rủi ro phù
hợp với chuẩn mực quốc tế.
3.3.

94

Kiến nghị

96

3.3.1. Các dự án gặp rủi ro do Chính phủ điều chỉnh chính sách

96


3.3.2. Các dự án gặp rủi ro do thiên tai

97

3.3.3. Trong cơng tác thẩm định

97

TĨM TẮT CHƯƠNG 3

100

KẾT LUẬN

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

102

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


4

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả của đề tài "Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài

chính các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại
Ngân hàng Phát triển Việt Nam" xin cam đoan luận văn này là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi, được tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu, tự
thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế để đưa ra các giải
pháp với mong muốn góp một phần nhỏ vào cơng tác quản lý tín dụng
tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Luận văn này không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung của luận văn
này.

Tác giả luận văn

Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VDB

The Vietnam Development Bank - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

DAĐT

Dự án đầu tư;


TDĐT

Tín dụng đầu tư của Nhà nước

PATC

Phương án tài chính

ĐT

Đầu tư

CĐT

Chủ đầu tư



Quyết định

PA

Phương án

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007



6

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, PHỤ LỤC
Trang
Hình 1.1. Chu trình dự án đầu tư --------------------- -------------------------- 15
Bảng 1.1. Nội dung thẩm định phương án tài chính ------------------------- 19
Bảng 2.1. Định mức, đơn giá chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh ---- 64
Bảng 2.2. Số liệu về cho vay vốn TDĐT tại VDB ------------------------- 72
Bảng 3.1. Áp dụng phương pháp tính tốn độ nhậy ------------------------- 87
Bảng 3.2. Các thơng số chủ yếu khi áp dụng phần mềm Crystal Ball ---- 92
Đồ thị 1. Đồ thị các tần suất IRR ---------------------------------------------- 93
Đồ thị 2. Đồ thị độ nhậy -------------------------------------------------------- 93
Phụ lục số 01. Bảng thông số dự án đầu tư nhà máy dệt sợi Ý - Việt
Phụ lục số 02. Tính tốn giá thành sản phẩm
Phụ lục số 03. Tính tốn hiệu quả kinh tế - tài chính của DAĐT nhà máy sợi
Ý - Việt.
Phụ lục số 04. Phương án trả nợ của dự án
Phụ lục số 05. Tính tốn hồn vốn đầu tư có chiết khấu
Phụ lục số 06. Phân tích độ nhậy của dự án
Phụ lục số 07. Tính tốn, phân tích tình huống
Phụ lục số 08. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơng trình (Ban hành kèm
theo Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ)
Phụ lục số 09. Danh mục dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước
(Ban hành kèm theo Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của
Chính phủ).

Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007



7

MỞ ĐẦU
1.

Tính cần thiết của đề tài

Hoạt động ĐT là hoạt động có mục đích của tất cả các tổ chức, các đơn
vị kinh tế, nhằm thực hiện các công việc của quá trình ĐT, từ khâu chiến
lược, quy hoạch, chuẩn bị ĐT, thực hiện ĐT, đưa cơng trình (dự án) vào khai
thác, sử dụng và giám sát quá trình hoạt động của vốn ĐT. Đầu tư có hiệu quả
ln thu hút sự quan tâm của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và các nhà quản
lý.
DAĐT có vai trò quan trọng nhất trong thực hiện hoạt động ĐT, nhưng
sự thành công hay thất bại của hoạt động ĐT lại phụ thuộc vào quyết định
ĐT. Vì vậy, bất kỳ một dự án nào trước khi ra quyết định ĐT (hay không) đều
phải tiến hành thẩm định, thực chất là xem xét, đánh giá mức độ khả thi của
dự án để ra quyết định: dự án có được chấp nhận khơng, và nếu có thì PA nào
là tốt nhất.
Thực tế trong những năm qua, các dự án sử dụng vốn TDĐT đã góp
phần đáng kể tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc nội, tăng nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước, tăng tích luỹ cho các doanh nghiệp, tạo việc làm và ổn
định việc làm cho người lao động. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án chưa phát
huy được kết quả, gặp khó khăn trong việc thực thi, dẫn đến hiệu quả của dự
án không cao.
Để các dự án sử dụng vốn TDĐT mang lại hiệu quả thực sự, hạn chế tối
đa rủi ro trong ĐT, công tác thẩm định PATC nhằm xem xét, đánh giá khả
năng tài chính, khả năng trả nợ là những công việc quan trọng để quyết định
ĐT dự án.


Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


8

Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, việc thẩm định PATC các
DAĐT vay vốn TDĐT được quan tâm hàng đầu và đây cũng là khâu tác
nghiệp đầu tiên trong q trình quản lý tín dụng. Do đó việc hạn chế rủi ro
trong khi thẩm định PATC của các DAĐT vay vốn TDĐT tại VDB cần thiết
phải thực hiện tốt để có được QĐ chấp thuận tài trợ (hoặc khơng tài trợ) hợp
lý nhất.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng trên, là một cán bộ quản lý tại
VDB, tôi chọn đề tài "Hạn chế rủi ro trong thẩm định phương án tài chính
các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam".
2.

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu lý thuyết và phương pháp thẩm định PATC DAĐT có tính
đến rủi ro.
Phân tích thực trạng nội dung và phương pháp thẩm định PATC các
DAĐT vay vốn TDĐT tại VDB.
Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong thẩm định PATC DAĐT vay vốn
TDĐT tại VDB.
3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung và phương pháp thẩm định PATC DAĐT đang được áp dụng ở
Việt Nam và áp dụng tại VDB qua dự án cụ thể: "DAĐT Nhà máy sợi Ý Việt".
4.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, xuất pháp từ các nguyên lý chung về
DAĐT, về tài chính doanh nghiệp và các điều kiện về vay vốn TDĐT cũng
Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


9

như các phương pháp khái quát hoá, cụ thể hoá, phương pháp hệ thống,
phương pháp điều tra thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh…trong q trình nghiên cứu đề tài.
5.

Nội dung và kết cấu của luận văn

Luận văn được chia thành các phần như sau:
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và phương pháp thẩm định phương án tài
chính dự án đầu tư có tính đến rủi ro.
Chương 2: Phân tích hiện trạng cơng tác thẩm định phương án tài
chính các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng

Phát triển Việt Nam.
Chương 3: Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong thẩm định phương
án tài chính các dự án đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.
Kết luận

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


10

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH
PHƯƠNG ÁN TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CĨ TÍNH ĐẾN RỦI RO
1.1. Dự án đầu tư
1.1.1.

Khái niệm

Theo ngân hàng thế giới (World Banks – WB): DAĐT là tổng thể các
chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm
đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
Theo Luật số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 về Xây dựng của Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "DAĐT xây dựng công trình
là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơng trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì
nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn
nhất định".
Theo Luật số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về ĐT của Quốc hội

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: "DAĐT là tập hợp các đề xuất bỏ
vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động ĐT trên địa bàn cụ thể, trong
khoảng thời gian xác định".
Nói chung, có thể coi việc thực hiện DAĐT là một hoạt động kinh
doanh bỏ vốn ra ban đầu, sử dụng các nguồn lực để thu lại lợi ích trong tương
lai với thời gian nhất định.
* Đối với VDB, DAĐT là căn cứ quan trọng để xem xét tính khả thi của dự
án, đảm bảo khả năng trả nợ, từ đó sẽ đưa ra QĐ việc tài trợ hay không tài trợ
cho dự án và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất.
1.1.2.

Đặc điểm của DAĐT

Đặc điểm chung nhất của DAĐT:
Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


11

- Mục tiêu rõ ràng, cụ thể: lợi ích của Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng, khu vực hoặc đối với một doanh nghiệp; Lợi
nhuận hay mức độ sinh lời của nguồn vốn ĐT.
- Là hoạt động bỏ vốn, sử dụng các nguồn lực một cách khoa học, có
hệ thống: mỗi một DAĐT đều chịu sự chi phối của nguồn vốn ĐT cũng như
chỉ có một nguồn lực hữu hạn. Vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
ĐT và sử dụng hợp lý nguồn lực (nội lực và ngoại lực) là đã có thể đạt được
mục tiêu đề ra.
- Là hoạt động có thời hạn: các hoạt động ĐT đều phải có thời gian kết
thúc để có thể đánh giá được hiệu quả ĐT của dự án.

Đầu tư dự án là việc đánh đổi lợi ích truớc mắt lấy lợi ích trong tương
lai, do đó đây là hoạt động mang nặng tính rủi ro: các hoạt động của dự án là
các hoạt động trong tương lai với nhiều biến đổi về cơ chế chính sách, về con
người, về nguồn lực ... do đó, rủi ro xảy ra là khơng tránh khỏi.
1.1.3.

Nội dung của DAĐT

1.1.3.1.

Theo Điều 24 - Nghị định số 52/ 1999/ NĐ-CP ngày

08/ 7/ 1999 của Chính phủ về Quản lý ĐT và x ây dự ng, nội dung
DAĐT bao gồm :

- Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải ĐT .
- Lựa chọn hình thức ĐT.
- Chương trình sản xuất và các yếu tố đáp ứng (đối với các dự án sản
xuất).
- Các PA địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến cơng trình) phù
hợp với quy hoạch xây dựng (các giải pháp bảo vệ mơi trường).
- Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có)
- Phân tích lựa chọn PA kỹ thuật, cơng nghệ.
Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


12


- Phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các PA
kiến nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
- Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính,
tổng mức ĐT và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hồn trả vốn ĐT (đối
với dự án có yêu cầu thu hồi vốn ĐT).
- Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.
- Phân tích hiệu quả ĐT.
- Các mốc thời gian chính thực hiện ĐT.
- Kiến nghị hinh thức quản lý thực hiện dự án.
- Xác định CĐT.
- Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
1.1.3.2.

Theo Điều 6; Điều 7 - Nghị định số 16/ 2005/ NĐ-CP ,

Nghị định số 112/ 2006/ NĐ-CP của Chính phủ, nội dung DAĐT bao
gồm :

1. Phần thuyết minh
- Sự cần thiết và mục tiêu ĐT; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ
sản phẩm đối với dự án sản xuất; kinh doanh hình thức ĐT xây dựng cơng
trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên
liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
- Mơ tả về quy mơ và diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục
cơng trình bao gồm cơng trình chính, cơng trình phụ và các cơng trình khác;
phân tích lựa chọn PA kỹ thuật, cơng nghệ và cơng suất.
- Các giải pháp thực hiện bao gồm:
+ PA giải phóng mặt bằng, tái định cư và PA hỗ trợ xây dựng hạ tầng
kỹ thuật nếu có;


Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


13

+ Các PA thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đơ thị và cơng
trình có u cầu kiến trúc;
+ PA khai thác dự án và sử dụng lao động;
+ Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
- Đánh giá tác động mơi trường, các giải pháp phịng, chống cháy, nổ
và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
- Tổng mức ĐT của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả
năng cấp vốn theo tiến độ; PA hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi
vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã
hội của dự án.
2. Phần thiết kế cơ sở
- Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ,
bảo đảm thể hiện được các PA thiết kế, là căn cứ để xác định tổng mức ĐT và
triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
- Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:
+ Đặc điểm tổng mặt bằng; PA tuyến cơng trình đối với cơng trình xây
dựng theo tuyến; PA kiến trúc đối với cơng trình có u cầu kiến trúc; PA và
sơ đồ cơng nghệ đối với cơng trình có u cầu cơng nghệ;
+ Kết cấu chịu lực chính của cơng trình; phịng chống cháy, nổ; bảo vệ
môi trường; hệ thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơng trình, sự kết
nối với các cơng trình hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào;
+ Mô tả đặc điểm tải trọng và các tác động đối với cơng trình;
+ Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.

- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện với các kích thước chủ yếu,
bao gồm:
+ Bản vẽ tổng mặt bằng, PA tuyến cơng trình đối với cơng trình xây
dựng theo tuyến;
Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


14

+ Bản vẽ thể hiện PA kiến trúc đối với cơng trình có u cầu kiến trúc;
+ Sơ đồ cơng nghệ đối với cơng trình có u cầu cơng nghệ;
+ Bản vẽ thể hiện kết cấu chịu lực chính của cơng trình; bản vẽ hệ
thống kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơng trình.
* Đối với VDB, các DAĐT vay vốn TDĐT chủ yếu là có hoạt động xây
dựng. Vì vậy, nội dung DAĐT cần tuân thủ theo các quy định tại Nghị định
hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng. Các dự án khơng có xây dựng như trồng
rừng, trồng cây ăn quả ... được áp dụng theo quy định tại Nghị định số
52/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
1.1.4.

Phân loại DAĐT

1. Theo quy mơ và tính chất
- Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho
phép ĐT; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại
Phụ lục 1 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005, Nghị định số
112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý DAĐT xây dựng
cơng trình;

- Các dự án được phân loại theo tổng mức ĐT của dự án.
2. Theo nguồn vốn ĐT
- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng ĐT
phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn ĐT phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
3. Ngồi ra có thể phân loại DAĐT theo các hình thức:
- Theo hình thức ĐT: tự ĐT; liên doanh; BT;BOT,BTO ...
Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


15

- Theo ngành và lĩnh vực ĐT : sản xuất kinh doanh, kết cấu hạ tầng,
hành chính sự nghiệp, văn hóa xã hội ...
- Theo Luật điều chỉnh: ĐT trong nước, ĐT nước ngồi (FDI), ĐT ra
nước ngồi ...
1.1.5.

Chu trình DAĐT

Chu trình của DAĐT là các bước hay giai đoạn thực hiện dự án; Theo
các quy định hiện hành của Nhà nước, hiện nay các DAĐT được thực hiện
đều trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị ĐT;
- Giai đoạn thực hiện DAĐT;

- Giai đoạn vận hành dự án.
Hình 1.1. Chu trình dự án đầu tư

NGHIªN CỨU TKT

NGHIªN CøU KHả THI

CHuẩn Bị đầu Tư

nghiên cứu cơ hội

thiết kế, đấu thầu

thực hiện dự án

vận hành dự án

kết thúc dự án

Hong Liờn Sn

vận hành dự án

đánh giá sau dự án

thi công xây lắp

Lun vn Thc s khoa hc nm 2007



16

1. Nội dung chuẩn bị ĐT bao gồm:
- Nghiên cứu sự cần thiết và quy mô ĐT
- Tiến hành tiếp xúc, thăm dị thị trường trong và ngồi nước, xác định
nhu cầu tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng
thiết bị, vật tư cho sản xuất kinh doanh, xem xét về khả năng nguồn vốn và
lựa chọn hình thức ĐT.
- Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng.
- Lập DAĐT. Gửi hồ sơ dự án và văn bản liên quan đến dự án tới
người có thẩm quyền QĐ ĐT, tổ chức cho vay vốn ĐT và các cơ quan thẩm
định DAĐT.
- Thẩm định DAĐT.
2. Nội dung giai đoạn thực hiện ĐT bao gồm:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất);
- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên(nếu cần);
- Thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái
ĐT , chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu cần);
- Mua sắm thiết bị và công nghệ;
- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự tốn, dự tốn cơng trình;
- Tiến hành thi cơng xây lắp;
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng;
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng;
- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn ĐT, bàn giao và thực hiện
bảo hành sản phẩm.
- Nghiệm thu, bàn giao cơng trình;
- Thực hiện việc kết thúc xây dựng cơng trình;
- Bảo hành cơng trình;
Hồng Liên Sơn


Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


17

- Quyết tốn vốn ĐT;
- Phê duyệt quyết tốn;
Các cơng việc trong giai đoạn thực hiện ĐT có thể thực hiện theo tuần
tự hoặc gối đầu, xen kẽ tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng dự án do người có
thẩm quyền QĐ ĐT QĐ.
3. Nội dung vận hành dự án bao gồm:
- Vận hành thử cơng trình và hướng dẫn sử dụng;
- Vận hành chính thức;
- Sau một thời gian vận hành nhất định, hoặc theo định kỳ; người vận
hành dự án cần đánh giá dự án theo phương pháp so sánh giữa các kết quả
thực tế thu được trong quá trình vận hành với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật,
tài chính, kinh tế - xã hội .... với DAĐT ban đầu được phê duyệt để có kinh
nghiệm nếu tiếp tục ĐT.
- Chấm dứt hoạt động của dự án sau thời gian vận hành được xác định.
1.2. Phương pháp thẩm định PATC DAĐT
1.2.1.

Tổng quan về thẩm định PATC DAĐT

1.2.1.1.

K hái niệm về thẩm định DAĐT:

Thẩm định DAĐT là xem xét, đánh giá một cách lôgic, khoa học,
khách quan và toàn diện mọi nội dung của dự án và các nội dung liên quan để

khẳng định tính khả thi của dự án trước khi quyết định đầu tư.
1.2.1.2.

Nội dung thẩm định DAĐT:

 Theo Hướng dẫn tại Điều 61- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều
của Luật ĐT, nội dung thẩm định DAĐT có sử dụng vốn Nhà nước gồm:

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


18

- Sự phù hợp của DAĐT với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ (của cả nước hoặc của vùng hoặc của
lãnh thổ) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sự phù hợp của việc ĐT, kinh doanh vốn Nhà nước, mục tiêu ĐT,
hiệu quả ĐT; phương thức quản lý phù hợp với từng nguồn vốn và loại
DAĐT.
- Sự phù hợp với chính sách hõ trợ ĐT (nếu có).
- Tiến độ thực hiện DAĐT; thời hạn của DAĐT.
- Khả năng thu hồi vốn ĐT; khả năng hoàn trả vốn vay và PA hóa trả
vốn vay (nếu có).
 Theo Quy định tại Điều 10 - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày
29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ. Nội dung thẩm định DAĐT xây
dựng cơng trình của người quyết định ĐT:


- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án, bao gồm: sự
cần thiết ĐT; các yếu tố đầu vào của dự án; quy ô, công suất, công nghệ, tời
gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án.
- Xem xét các yếu tố đảm bảo tính khả thi của dự án, bao gồm: sự phù
hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải
phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh
nghiệm quản lý của CĐT; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở; khả năng hoàn trả
vốn vay; giải pháp phòng chống cháy nổ; các yếu tố ảnh hưởng đến dự án như
quốc phịng, an ninh, mơi trường trên cơ sở ý kiến bằng văn bản của các cơ
quan liên quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


19

1.2.1.3.

Thẩm định phư ơng án tài chính của DAĐT

Để thẩm định phương án tài chính của dự án, trước tiên cần hiểu PATC
của dự án là gì.
Đến thời điểm hiện nay, các quy định của Nhà nước cũng như trong tất
cả các tài liệu tham khảo đều chưa có khái niệm rõ ràng về PATC của dự án,
trong khi đó đối với hệ thống VDB cần phải thẩm định PATC của dự án trước
khi QĐ cho vay hoặc từ chối cho vay.

Để thuận lợi cho việc thẩm định PATC của dự án, tác giả xin đề xuất
khái niệm thẩm định PATC của dự án (có thể hiểu một cách đơn giản như
sau):
Thẩm định PATC của DAĐT có thể được coi là việc thẩm định tập hợp
các loại chi phí, thu nhập (tính bằng tiền ) của CĐT dự kiến trong quá trình triển
khai thực hiện DAĐT và hoạt động sản xuất kinh doanh của DAĐT trong một
thời gian xác định.

Nội dung thẩm định về PATC của DAĐT tập trung phân tích, đánh giá
về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án (nếu có). Các
khía cạnh khác như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng
sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng DAĐT.
Bảng 1.1. Nội dung thẩm định PATC

Các yếu tố
cần thẩm định

Nội dung thẩm định
Tư cách pháp nhân; Năng lực của CĐT (về tài chính); Sự

Pháp lý

phù hợp về luật pháp đối với những nội dung liên quan;
Các quy định chế độ áp dụng cho dự án. Nếu dự án không
phù hợp về mặt pháp lý thì bị loại bỏ ngay.

Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007



20

Nhu cầu sản phẩm của DAĐT; Sức cạnh tranh và khả năng
chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm (trong và ngoài nước);
PA tiêu thụ và phân phối sản phẩm; Khả năng cung cấp
Thị trường

nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào (trong quá trình sản
xuất). Thẩm định thị trường là cơ sở cho việc đánh giá
quy mô ĐT, công suất và khả năng tiêu thụ sản phẩm
của dự án.
Sự hợp lý của địa điểm xây dựng; các giải pháp công nghệ

Công nghệ

kỹ thuật lựa chọn (quy hoạch, xây dựng, sản xuất,...); Tính

Kỹ thuật

hiện đại, tiên tiến và hiệu quả của các thiết bị, phương tiện

Môi trường

lựa chọn; Tác động của dự án đến môi trường và biện pháp
bảo vệ môi trường.
Sự chuẩn xác và độ tin cậy về các dự báo; Xác định quy

Kinh tế


mô dự án; Tổng mức ĐT; Các nguồn tài chính ĐT dự án;

Tài chính

Lợi ích tài chính, kinh tế (Doanh thu; Chi phí; Thu nhập);
PA trả nợ vốn vay ....

Tổ chức thực
hiện

Đánh giá tính khả thi của các yếu tố có liên quan đến tổ
chức thực hiện và vận hành dự án.
Đánh giá hiệu quả từng mặt (tài chính, kinh tế, xã hội) và
hiệu quả tổng hợp của dự án (NPV; IRR; B/C; Thời gian

Hiệu quả

hồn vốn). Xác định các tình huống rủi ro; Biện pháp xử lý
rủi ro.

1.2.2.

Nội dung thẩm định về tính tốn và phân tích tài chính

của dự án

1.2.2.1.

Dịng tiền của dự án


1. Dịng chi phí của dự án, bao gồm:
Hồng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


21

- Vốn ĐT dự án:
+ Chi phí xây lắp;
+ Chi phí thiết bị;
+ Chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư;
+ Chi phí tư vấn và ĐT;
+ Chi phí quản lý dự án;
+ Chi phí khác;
+ Chi phí dự phòng
Nguồn vốn của dự án bao gồm: vốn chủ sở hữu; vốn vay (các điều kiện
tín dụng: phương thức trả gốc và lãi, lãi suất vốn vay, thời hạn vay vốn ...)
- Chi phí khai thác và vận hành dự án:
+ Chi phí nguyên vật liệu chính, phụ;
+ Chi phí nhiên liệu;
+ Chi phí nhân cơng;
+ Chi phí khấu hao;
+ Chi phí lãi vay vốn (cố định, lưu động);
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Chi phí khác ...
2. Dịng thu của dự án bao gồm:
- Doanh thu từ bán sản phẩm của dự án = số lượng sản phẩm tiêu thụ x
giá bán;
- Giá trị tài sản thu hồi.

3. Dịng tiền của dự án:
- Dự án khơng vay vốn = - Vốn ĐT + dòng thu - dòng chi
- Dự án có vay vốn = - Vốn ĐT + dịng thu - dịng chi (khơng tính
khấu hao tài sản cố định để trả nợ và lãi vay vốn cố định phải trả).
* Tại VDB (hiện nay đang tính tốn dòng tiền sau thuế), đối với CĐT
đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay thường được tính tốn trả nợ
Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


22

đều hàng năm, trả lãi vay vốn từ khi phát sinh dư nợ và được trả nợ theo
tháng/quý trên số dư nợ phù hợp với từng loại dự án cụ thể.
1.2.2.2.

Tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án:

Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin ngày nay cùng với tiến bộ
của khoa học kỹ thuật. Người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để
thẩm định hiệu quả tài chính của DAĐT như: phương pháp hiện giá thu nhập
thuần (NPV); phương pháp chỉ tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ (IRR); phương
pháp Chỉ tiêu hiện giá hệ số sinh lời của dự án (B/C); phương pháp Thời gian
hồn vốn có nhiều tác dụng thực tế và mang tính thuyết phục cao.
1. Phương pháp Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần hay còn gọi là giá trị
hiện tại ròng ( Net Present Value) - NPV
Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần hay còn gọi là giá trị hiện tại thuần
(NPV) là hiệu số giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí trong tồn bộ thời
gian thực hiện dự án. Hay có thể hiểu một cách khác là chênh lệnh giữa tổng

giá trị hiện tại thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn ĐT bỏ ra
được hiện tại hóa ở tại thời điểm năm đầu tiên (được quy ước là năm 0)
Công thức xác định:
n

NPV = ∑ ( Bt − Ct )(1 + i ) −t
t =0

Trong đó:
Bt: Doanh thu của dự án năm thứ t.
Ct: Chi phí của dự án năm thứ t
i: Tỷ suất chiết khấu
n: số năm dự án hoạt động;
- Tiêu chuẩn lựa chọn dự án (dự án độc lập):

Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


23

+ NPV>0: Chấp nhận dự án;
+ NPV <0: Loại bỏ dự án;
+ NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà ĐT; nhà tài trợ ...
- Các ưu điểm khi sử dụng chỉ tiêu NPV:
+ Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính tốn
hiệu quả bao trùm cho cả đời dự án;
+ Có tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian;
+ Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các

chỉ tiêu thu, chi và lãi suất;
+ Có thể tính đến nhân tố rủi ro tùy theo mức độ tăng giảm của chỉ tiêu
tỷ suất thu hồi vốn nội bộ;
+ Kết hợp được 2 chỉ tiêu: lợi nhuận và an tồn (vì đã phản ánh thời
hạn hồn vốn nhờ khấu hao và lợi nhuận);
+ Có thể so sánh các PA có vốn ĐT khác nhau mà khơng cần tính tốn
điều chỉnh;
+ Tính tốn đơn giản hơn so với các chỉ tiêu động khác, và là cơ sở để
tính tốn nhiều chỉ tiêu động khác;
+ Là chỉ tiêu ưu tiên khi chọn PA tốt nhất.
- Các hạn chế khi sử dụng chỉ tiêu NPV:
+ Chỉ đảm bảo kết quả chính xác trong điều kiện của thị trường hoàn
hảo, đây là điểm khơng phù hợp với thực tế;
+ Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án;
+ Kết quả lựa chọn PA phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của chỉ tiêu suất
thu lợi tối thiểu (lãi suất chiết khấu); việc xác định chỉ tiêu này rất phức tạp;
+ Hiệu quả tính tốn mang số tuyệt đối (khơng biểu diễn được dưới
dạng tương đối) do chỉ nói rõ được dự án đã đạt được lãi suất tối thiểu mà
không xác định được mức lãi suất đạt được tối đa.
Hoàng Liên Sơn

Luận văn Thạc sỹ khoa học năm 2007


×