Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá nguồn lực cạnh tranh của công ty phát triển và đầu tư công nghệ fpt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 89 trang )

Nguyễn thị mai hương

bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
---------------------------------------

luận văn thạc sĩ khoa học

ngành : quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh

đánh giá nguồn lực cạnh tranh của công ty
phát triển và đầu tư công nghệ fpt trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet

Nguyễn thị mai hương

2004 - 2006
Hà Nội
2007

NGI HNG DN KHOA HC: TS. LÊ HIẾU HỌC

Hµ Néi 2007


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

MỤC LỤC
CHƯƠNG I ................................................................................................................................. 3


MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 3

1.1

Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 3

1.2

Mục đích của đề tài ................................................................................... 4

1.3

Vấn đề nghiên cứu..................................................................................... 4

1.4

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 4

1.5

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5

1.6

Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5

CHƯƠNG II ................................................................................................................................ 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .............................................................. 6

2.1 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh ............................................................... 6

2.1.1 Cạnh tranh .......................................................................................... 6
2.1.2 Lợi thế cạnh tranh ............................................................................ 12
2.2 Nguồn lực và năng lực cạnh tranh .......................................................... 14
2.2.1 Các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh .................................... 14
2.2.2 Năng lực cạnh tranh ......................................................................... 17
2.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của Doanh nghiệp................................................................. 18
2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ............................. 23
2.3

Kết luận ................................................................................................... 24

CHƯƠNG III ............................................................................................................................ 26
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 26

3.1

Cơ sở lý luận ........................................................................................... 26

3.2 Các thông tin đánh giá nguồn lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ internet .................................................................................................. 30
3.3

Thu thập dữ liệu ...................................................................................... 31

CHƯƠNG IV ............................................................................................................................ 32
ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY FPT .................................... 32
TRONG LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET .................................................. 32

4.1 Quá trình hình thành và phát triển Cơng ty............................................. 32

4.1.1 Giới thiệu chung ............................................................................... 32
4.1.2 Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT ............................................ 34
4.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................. 35
1
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

4.1.4

Nhân sự ............................................................................................. 35

4.2

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua .................. 36

4.3

Những thành tựu đã đạt được .................................................................. 38

4.4

Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty FPT Telecom .............................. 40

4.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ Internet.................................................................................................. 41
4.5.1 Đặc điểm thị trường dịch vụ Internet và viễn thông Việt Nam ........ 41

4.5.2 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường cung cấp dịch vụ Internet .. 46
4.6 Đánh giá nguồn lực cạnh tranh của Công ty FPT Telecom .................... 46
4.6.1 Nguồn lực tài chính .......................................................................... 48
4.6.2 Nguồn lực tổ chức, văn hóa .............................................................. 52
4.6.3 Nguồn lực về cơng nghệ và cơ sở hạ tầng ........................................ 56
4.6.4 Nguồn lực kỹ thuật ............................................................................ 60
4.6.5 Nguồn lực con người ........................................................................ 60
4.6.6 Nguồn lực sáng tạo ........................................................................... 71
4.6.7 Nguồn lực danh tiếng, thương hiệu .................................................. 72
4.6.8 Hoạt động marketing ........................................................................ 74
4.6.9 Nghiên cứu và triển khai (R&D) ...................................................... 75
4.7 Đánh giá chất lượng sử dụng dịch vụ Internet của Công ty FPT thông
qua số liệu điều tra ............................................................................................ 76
4.8

Kết luận ................................................................................................... 82

CHƯƠNG V .............................................................................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 84

5.1 Những kết quả đạt được của luận văn ..................................................... 84
5.1.1 Lý thuyết............................................................................................ 84
5.1.2 Thực tiễn ........................................................................................... 84
5.2

Những hạn chế của luận văn ................................................................... 84

5.3

Đề xuất .................................................................................................... 85


KẾT LUẬN ............................................................................................................................... 87

1

2
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1

Sự cần thiết của đề tài
Tại Hội nghị quốc gia về phát triển Internet được tổ chức nhân kỷ niệm 10

năm Internet Việt Nam vào ngày 16/5/2007 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Bưu chính
- Viễn thơng, Đỗ Trung Tá, nhận xét 10 năm qua Internet Việt Nam đã phát triển
nhanh một cách đầy ấn tượng.
Đến nay cả nước đã có 4,3 triệu số thuê bao Internet, mật độ sử dụng
Internet của Việt Nam đạt gần 19 % so với dân số, cao hơn bình quân của khu
vực ASEAN và thế giới, vượt các nước Thái Lan, Trung Quốc, Philippines và
Indonesia. Song, Bộ Bưu chính - Viễn thơng vẫn đặt mục tiêu đến năm 2010, số
người dùng Internet ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 40 % dân số.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ đó là sự gia tăng về số lượng cơng ty tham
gia vào lĩnh vực này, từ đó dẫn đến việc cạnh tranh trong thị trường này ngày một

trở nên gay gắt và khốc liệt và Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT cũng
không phải là ngoại lệ. Nếu nằm ngồi quy luật đó có nghĩa là doanh nghiệp làm
ăn không hiệu quả, sử dụng lãng phí nguồn lực hơn những doanh nghiệp khác,
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bị đào thải.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, đặc tính sản phẩm, làm cho sản phẩm phù
hợp với nhu cầu về chất lượng, mẫu mã, giá cả v.v. Từ những cố gắng nỗ lực đó
của doanh nghiệp đã dần nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, nói
cách khác là tạo ra ưu thế cho sản phẩm về giá cả, uy tín, chất lượng. Để đạt được
điều này, doanh nghiệp cần phải sư dơng ngn lùc mét cách hiệu quả để tạo ra
lợi thế cạnh tranh; từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp
hơn đối thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh cđa doanh nghiƯp.
Tóm lại, viƯc sư dơng ngn lùc s½n cã cđa doanh nghiƯp nh»m nâng cao
năng lực cạnh tranh trở thành điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp tồn tại và
3
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

phát triển trong xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như gia nhập
tiến trình thương mại khu vực và thế giới.
Ở Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet, trong đó Cơng ty
Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT là một trong 4 công ty tiên phong trong lĩnh
vực Internet.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, Công ty Phát triển và Đầu tư
Công nghệ FPT mặc dù là đơn vị tiên phong song cũng đang đứng trước những
thách thức để tồn tại và phát triển, vì thế đánh giá ngn lực của Cơng ty và từ đó

nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường lựa chọn tất yếu của FPT.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá nguån lực cạnh tranh của Công ty
Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet”
được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Quản trị Kinh doanh.
1.2 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở lý luận về cạnh tranh, nguån lùc, năng lực cạnh tranh kết hợp
với nghiên cứu, đánh giá chất lượng của khách hàng thông qua phiếu điều tra,
đánh giá các nguồn lực và vị thế của Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ
FPT trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ Internet, tác giả đưa ra các ®Ị
xt nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
1.3 Vấn đề nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là những vấn đề có ảnh hưởng
đến ngn lùc cđa doanh nghiƯp tõ ®ã gióp doanh nghiƯp t¹o ra năng lực cạnh
tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet như: nguồn lực tài chính, con
người, tổ chức văn hoá, k thut, danh ting thng hiu và các hoạt động khác
như chính sách marketing, mạng lưới phân phối, chính sách chăm sóc khách
hàng.v.v.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
4
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

- Nghiên cứu lý luận về cạnh tranh, nguån lùc c¹nh tranh, năng lc cnh
tranh t ú tìm hiểu mối quan hệ giữa cạnh tranh, nguồn lực cạnh tranh, lợi thế
cạnh tranh, a ra tiêu chí đánh giá nguån lực cạnh tranh.

- Phân tích các tiêu chí đã đưa ra để xác định nguån lực cạnh tranh của
Công ty Phát triển và Đầu tư Cơng nghệ FPT.
- Từ kết quả phân tích đưa ra mt s đề xuất, gợi ý sử dụng các nguån lùc
c¹nh tranh nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các nguồn lực cạnh tranh của Công ty thơng qua
phiếu điều tra Trưởng các phịng ban chức năng và 100 khách hàng sử dụng dịch
vụ của Công ty cùng với các báo cáo định kỳ, số liệu từ các phịng ban, thơng tin
trên sách báo, tạp chí, mạng internet… để phân tích ngn lực cạnh tranh của
Cơng ty Phát triển và Đầu tư công nghệ FPT.
1.6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ, phụ lục, tài liệu tham
khảo, kết cấu của luận văn được trình bày qua 5 chương:
Chương I : Mở đầu
Chương II : Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh
Chương III : Phương pháp luận nghiên cứu
Chương IV: Đánh giá nguån lực cạnh tranh của Công ty Phát triển và Đầu
tư Công nghệ FPT.
Chương V: Kết luận và kiến nghị

5
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

2 CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

Cạnh tranh là một xu thế tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là cách duy nhất để đạt được vị thế trên thương trường và đạt được
mục tiêu thu lợi nhuận. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến
hành các hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả nhằm thu được lợi nhuận
tối đa. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó
đào thải khơng thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có
chất lượng kém. Mặt khác, nó buộc tất cả các doanh nghiệp phải không ngừng
phấn đấu để đạt chất lượng cao bằng cách cải thiện q trình sản xuất, giảm chi
phí, cho phép công ty bán hàng với mức giá cao hơn và giảm giá thành sản phẩm,
từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, cạnh tranh đã buộc
các doanh nghiệp phải tăng cường sức cạnh tranh của mình, đồng thời phải tạo ra
lợi thế cạnh tranh của riêng mình nếu doanh nghiệp khơng muốn bị đào thải.
2.1 Cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh
2.1.1 Cạnh tranh
2.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Sự sống luôn luôn vận động và phát triển cùng với quy luật cạnh tranh tất
yếu để tồn tại. Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh. Khơng có cạnh
tranh sẽ khơng có sinh tồn và phát triển. Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt:
"Cạnh tranh là sự giành giật nhau để chiến thắng" ( Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất
bản Văn hố Thơng tin, 2005).
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết
liệt giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau dựa trên chế độ sở hữu khác nhau
về tư liệu sản xuất nhằm giành giật điều kiện sản xuất và nơi tiêu thụ có lợi nhất,
đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
6
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006



Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

Cạnh tranh (competition) là sự tranh đua giữa các doanh nghiệp trong việc
giành giật thị trường hoặc khách hàng (Micheal Porter (1996), Chiến lược cạnh
tranh, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội). Thực chất, đó là giành ưu thế hay giành
độc quyền thị trường mua và thị trường bán hàng hóa, dịch vụ...
Mục đích trực tiếp của các hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các
chủ thể kinh tế là giành những lợi thế để hạ thấp giá cả các yếu tố "đầu vào" của
các chu trình sản xuất, kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho với chi
phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt mức lợi nhuận cao nhất. Bởi vậy, thực chất của
cạnh tranh là giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ (mua và bán). Đó cũng
chính là phương thức để giành lấy lợi nhuận cao nhất cho các chủ thể kinh tế khi
tham gia thị trường.
Các chủ thể kinh tế là những người sản xuất kinh doanh khi tham gia vào
thị trường với tư cách là người mua thì phải tìm đủ biện pháp để có thể mua được
hàng hóa, dịch vụ cần mua với giá thấp hơn mặt bằng giá nói chung (giá cả bình
qn hay cịn gọi là giá cân bằng) trên thị trường về chủng loại, chất lượng hàng
hóa để có thể hạ tới mức thấp nhất giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ, hàng
hóa của mình. Ngược lại, khi xuất hiện với tư cách người bán sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ thì họ phải tìm đủ mọi biện pháp để bán với giá cao hơn giá cân
bằng trên thị trường. Nếu những u cầu đó khơng thành hiện thực thì họ sẽ bị
loại ra khỏi thị trường, bị loại ra khỏi quy luật cạnh tranh và nguy cơ dẫn đến phá
sản là khó tránh khỏi. Đối với người tiêu dùng cũng vậy, nếu họ không đủ sức
mua để trả giá cân bằng trên thị trường thì họ cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường.
Bất kỳ một loại sản phẩm nào khi đưa ra thị trường đều phải chịu một sức
cạnh tranh nhất định. Bởi vì một loại sản phẩm có thể được sản xuất bởi nhiều
doanh nghiệp khác nhau và như vậy số lượng sản phẩm được cung ứng ra thị
trường rất lớn. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau nhằm tiêu thụ hết sản
phẩm của mình với mức lợi nhuận thu được lớn nhất. Trong cơ chế thị trường,

các doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh; do vậy mức độ
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt.
7
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

2.1.1.2 Phân loại cạnh tranh
Cạnh tranh diễn ra muôn màu, muôn vẻ trên thị trường. Để phân loại cạnh
tranh người ta có thể căn cứ vào một số các tiêu thức sau:


Căn cứ vào số người tham gia trên thị trường, cạnh tranh được chia làm
ba loại:


Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cuộc cạnh tranh theo

"luật" mua rẻ bán đắt. Những người bán muốn bán các sản phẩm của mình với
giá cao nhất, còn những người mua lại muốn mua sản phẩm với giá thấp nhất.
Giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá thống nhất giữa những người bán và
người mua sau q trình "mặc cả" với nhau.


Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh trên

thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu

thụ sản phẩm, dịch vụ.


Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cuộc cạnh tranh

giữa những người mua nhằm mua được thứ hàng hóa mà họ cần. Khi cung nhỏ
hơn cầu thì giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng lên. Do thị trường khan hiếm nên người
mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được những hàng hóa mà họ cần. Vì số
người mua đông nên người bán tiếp tục nâng giá hàng lên và người mua tiếp tục
chấp nhận giá đó.


Căn cứ vào phạm vi kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại:


Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết
quả của cuộc cạnh tranh này là hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình qn và giá
trị hàng hóa thành giá trị sản xuất.


Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hóa nhằm mục đích
tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn. Biện pháp cạnh
8
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006



Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

tranh là các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động
nhằm làm cho giá trị hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội
để thu được lợi nhuận cao hơn.


Căn cứ vào chi phí bình qn của doanh nghiệp, cạnh tranh được chia
thành hai loại:


Cạnh tranh dọc: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi

phí bình qn thấp nhất khác nhau cùng tham gia vào thị trường. Khi đó, mỗi
doanh nghiệp điều chỉnh mức giá và lượng hàng hóa bán ra của mình sao cho có
thể đạt lợi nhuận cao nhất trên cơ sở quan sát giá bán của các doanh nghiệp khác.
Quy luật cạnh tranh dọc chỉ ra rằng: sự thay đổi về giá bán hoặc lượng bán nói
trên của doanh nghiệp sẽ có điểm dừng. Tức là chỉ sau một thời gian nhất định sẽ
hình thành một mức giá thống nhất trên thị trường.
Cạnh tranh dọc buộc các doanh nghiệp phải hiện đại hóa sản xuất để giảm
chi phí thì mới có thể tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh. Đây là một
quá trình liên tục có tính chất quyết định tới sự sống cịn đối với các doanh
nghiệp. Kết quả của quá trình này là số lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường
được tăng cao và giá cả có xu hướng giảm dần xuống.


Cạnh tranh ngang: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi


phí bình qn thấp nhất ngang nhau. Khác với cạnh tranh dọc, cạnh tranh ngang
dẫn tới kết quả là khơng có doanh nghiệp nào bị loại ra khỏi thị trường do có mức
chi phí bình qn thấp nhất ngang nhau. Song giá cả ở mức tối đa, lợi nhuận giảm
dần và có thể là khơng có lợi nhuận hoặc tất cả bị đóng cửa do nhu cầu mua quá
thấp. Trong tình hình đó, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp không thể chấp
nhận kết quả do cạnh tranh mang lại mà sẽ vận động theo hai hướng: Hoặc là
chấm dứt cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, thống nhất với nhau một mức giá
bán tương đối cao, giảm lượng bán trên toàn thị trường để giành độc quyền. Điều
này gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Vì vậy, để công bằng, Nhà nước
buộc phải ban hành luật cấm thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, buộc các doanh
9
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

nghiệp phải cạnh tranh. Hoặc là các doanh nghiệp phải tìm cách để giảm chi phí
sản xuất để chuyển từ cạnh tranh ngang sang cạnh tranh dọc nhằm trụ lại được
trên thị trường với mức lợi nhuận cao.
2.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trên bình diện nền kinh tế, cạnh tranh có vai trị thúc đẩy phát triển kinh tế,
góp phần phân bổ nguồn lực có hiệu quả nhất thơng qua việc kích thích các
doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất cũng như hạn chế được những
méo mó của thị trường, góp phần phân phối lại thu nhập một cách có hiệu quả
hơn và đồng thời góp phần nâng cao phúc lợi xã hội.
Trên bình diện doanh nghiệp, bằng sự hấp dẫn của lợi nhuận từ việc đi đầu

về chất lượng, mẫu mã cũng như áp lực phá sản nếu đứng lại, cạnh tranh buộc
các doanh nghiệp phải luôn cải tiến, đổi mới công nghệ, phương pháp sản xuất,
quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất
và lợi nhuận, qua đó đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của chính các doanh
nghiệp.
Trên bình diện người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra sự lựa chọn rộng rãi hơn,
bảo đảm cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng không thể áp đặt giá cả tùy tiện.
Với khía cạnh đó, cạnh tranh là yếu tố điều tiết thị trường, quan hệ cung cầu, góp
phần hạn chế méo mó giá cả và lành mạnh hóa các mối quan hệ xã hội.
2.1.1.4 Chức năng của cạnh tranh
Cạnh tranh có thể mang lại lợi ích cho người này và gây thiệt hại cho
người khác, song xét dưới góc độ an tồn xã hội, cạnh tranh ln có tác động tích
cực. Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng sau:
- Cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh giữa cung và cầu. Cạnh tranh hướng việc
sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất.
10
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

- Cạnh tranh tạo mơi trường thuận lợi để sản xuất thích ứng với sự biến
động của cầu và công nghệ sản xuất.
- Cạnh tranh tác động một cách tích cực đến phân phối thu nhập: cạnh
tranh sẽ hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình
thành thu nhập khơng tương ứng với năng suất.
- Cạnh tranh là động lực thúc đẩy đổi mới.
Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời

kỳ. Tùy theo từng thời kỳ, tùy theo việc đánh giá tầm quan trọng của mỗi chức
năng, người ta xây dựng mơ hình chính sách cạnh tranh khác nhau. Chính vì vậy,
để áp dụng ngun trạng một mơ hình chính sách cạnh tranh của nước này vào
một nước khác, một doanh nghiệp này vào một doanh nghiệp khác, một sản phẩm
này vào một sản phẩm khác chắc chắn sẽ khơng thu được kết quả như mong đợi,
thậm chí cịn nảy sinh những hậu quả tai hại.
Tóm lại, mục tiêu tối cao và duy nhất trong kinh doanh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận tối đa vì đó là thu nhập hiện tại
của mỗi doanh nghiệp và là tiền đề để hiện đại hoá và phát triển doanh nghiệp,
tạo thu nhập trong tương lai cho họ. Bên cạnh đó thị trường có rất nhiều doanh
nghiệp cùng kinh doanh một loại hàng hoá, cạnh tranh trên thị trường là khơng
thể tránh khỏi vì đó là cuộc cạnh tranh vì lợi ích vật chất giữa các doanh nghiệp
với nhau. Cạnh tranh lành mạnh là một động lực quan trọng để phát triển lực
lượng sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, là điều kiện để phát triển tính tháo vát,
năng động, nhạy bén và sáng tạo của các doanh nghiệp.
Như vậy, để duy trì được sức cạnh tranh nhằm đạt được lợi nhuận lớn nhất
và có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trên thương trường, doanh nghiệp phải
luôn đảm bảo các yếu tố sau: chất lượng, hiệu suất, đáp ứng yêu cầu khách hàng,
và nhiều sáng tạo. Ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn các yếu tố trên trong các phần
sau đây.
11
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

2.1.2 Lợi thế cạnh tranh
R.Hall, (1992) trong cuốn Strategic Management Journal giới thiệu bốn

yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp: hiệu suất, chất lượng, sự
sáng tạo và sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sơ đồ khối của lợi thế cạnh tranh
được đưa ra dưới đây cho phép mọi doanh nghiệp có thể sử dụng, cho bất kỳ
ngành nào, sản phẩm hay dịch vụ gì (xem hình 2.1).
Hình 2.1 Các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp
Hiệu suất

ChÊt l­ỵng cao

Lợi thế cạnh
tranh
Chi phí thấp
Sự khác biệt

Đáp ứng yêu
cầu khách
hàng

Sự sáng tạo

- Hiệu suất: đây là yếu tố quan trọng tạo nên năng suất của cơng ty, đó là
mối tương quan giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, hiệu suất ở đây được tính
bằng yếu tố đầu ra/số lao động. Khi hiệu suất lao động cao nhất trong ngành thì
sẽ có giá thành thấp nhất. Nói cách khác, cơng ty có lợi thế cạnh tranh về giá.
- Chất lượng cao: cung cấp sản phẩm chất lượng cao sẽ tạo ra giá trị cao
cho sản phẩm trong con mắt của khách hàng đồng thời sẽ tạo cho công ty cơ hội
để nâng cao giá bán cho sản phẩm.
- Sự sáng tạo: đây là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh vì chúng
mang lại cho cơng ty tính duy nhất mà đối thủ khơng có được. Điều này cho phép
12

Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

cơng ty có được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và từ đó đưa ra mức giá
cao hơn cho sản phẩm của mình nhưng vẫn thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
- Sự sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng: để giành được sự hưởng
ứng của khách hàng, công ty phải giành được tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong
việc xác định và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Lúc đó sản phẩm làm ra sẽ
phù hợp với thị hiếu khách hàng và tạo được sự khác biệt với những đối thủ cạnh
tranh, tăng hiệu quả sản xuất và thị phần, từ đó lợi nhuận cũng như vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên.
Năng suất

Chi phí
thấp

Sự sáng tạo

Chất lượng

Giá cao

Đáp ứng yêu
cầu KH

Hình 2.2 Tác động của Năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu khách

hàng và sự sáng tạo tới giá thành và chi phí
Tóm lại, hiệu suất, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng và sự sáng
tạo đều là những nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh
tranh (xem hình 2.2). Hiệu suất cao cho phép cơng ty giảm chi phí, chất lượng
cao cho phép doanh nghiệp bán được sản phẩm với giá cao hơn. Khi yêu cầu của
khách hàng được đáp ứng tốt cơng ty có cơ hội đưa ra giá bán cho sản phẩm cao
hơn. Sự sáng tạo cùng với chất lượng tốt là nhân tố hàng đầu giúp doanh nghiệp
có được chi phí thấp và giá bán cao. Bốn nhân tố trên giúp cho doanh nghiệp tạo
13
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

ra giá trị bằng cách giảm chi phí và tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm so với đối
thủ cạnh tranh. Chính điều này giúp cho công ty làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh,
giá thành sản phẩm của công ty thấp hơn các nhà cạnh tranh khác hoặc bằng giá
của các nhà cạnh tranh khác khiến doanh nghiệp vẫn thu được nhiều lợi nhuận
hơn. Hoặc doanh nghiệp có thể bán rẻ hơn mà vẫn thu được mức lợi nhuận ngang
bằng với họ, từ đó đồng thời duy trì được lợi thế cạnh tranh.
2.2

Nguồn lực và năng lực cạnh tranh

2.2.1 Các nguồn lực tạo nên năng lực cạnh tranh
Nguồn lực là yếu tố bên trong quá trình sản xuất. Nguồn vốn, kỹ năng của
nhân viên, bằng sáng chế, khả năng tài chính và tài quản lý… đều là nguồn lực
của công ty.

Các nguồn lực riêng rẽ không làm nên năng lực cạnh tranh. Nguồn lực của
công ty bao gồm một phần là nguồn lực hữu hình và một phần là nguồn lực vơ
hình. Nguồn lực hữu hình là những tài sản nhìn thấy được và xác định được như:
đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc... Nguồn lực vơ hình bao gồm những
tài sản gắn liền với sự hình thành và phát triển của cơng ty và được tích luỹ theo
thời gian. Nguồn lực vơ hình chính là thế mạnh của một doanh nghiệp mà đối thủ
rất khó khăn trong việc tìm hiểu và bắt chước. Tri thức, sự trung thành của nhân
viên, ý tưởng, khả năng sáng tạo, kỹ năng quản lý, kỷ luật công việc, khả năng
nghiên cứu khoa học, danh tiếng, bằng sáng chế.. của doanh nghiệp cho hàng hoá
và dịch vụ của họ, tất cả tạo thành nguồn lực vơ hình cho doanh nghiệp.
Nguồn lực hữu hình bao gồm nguồn lực về tài chính, nguồn lực về tổ chức
quản lý, nguồn lực về vật chất và nguồn lực về cơng nghệ (xem bảng 2.1)
Bên cạnh đó, nguồn lực vơ hình bao gồm: nguồn lực về con người, sự sáng
tạo và danh tiếng (xem bảng 2.2)
Như vậy, để có được năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phải kết hợp hài
hồ được các nguồn lực mà doanh nghiệp có. Thiếu một vài nguồn lực sẽ làm cho
sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu đi và nếu thiếu nhiều thì năng lực cạnh
14
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

tranh sẽ không có. Các kỹ năng này thể hiện trong cách thức hoạt động của cơng
ty, đó cũng là cách mà doanh nghiệp đưa ra các quyết định và quản lý quá trình
hoạt động bên trong của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của mình. Hơn
nữa, khả năng của doanh nghiệp chính là kết quả của mơ hình tổ chức và hệ
thống quản lý.

Bảng 2.1 Nguồn lực hữu hình
Nguồn lực tài chính

-Vốn, khả năng huy động vốn
- Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
- Khẩu hiệu, chiến lược kinh doanh
- Cơ cấu tổ chức bộ máy

Nguồn lực tổ chức, văn
hoá

- Phương châm làm việc, các hệ thống lập kế hoạch, điều phối
và kiểm tra
- Hoạt động tập thÓ
- Các hoạt động tinh thần, văn hố cơng ty

Nguồn lực vật chất
Nguồn lực về kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng
- Tiếp cận nguồn nguyên liệu thô
- Bằng sáng chÕ, thương hiệu, bản quyền và bí quyết kinh doanh

(Nguồn: Adapted J.B.Barney, (1991) Firm resources and sustained
competitive advantage, Journal of Management, 17, p.101; R.M.Grant (1991),
Contemporary Strategy Analysis (Cambridge, UK: Blackwell Business), pp.100)
Việc đánh giá chính xác được nguồn lực và khả năng giúp doanh nghiệp
tạo cho mình một năng lực khác biệt. Đây là điểm mạnh duy nhất mà chỉ doanh
nghiệp có, cho phép doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản
phẩm, sự sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng một cách cao nhất, từ đó tạo

ra lợi nhuận cao nhất đồng thời duy trì năng lực cạnh tranh.
Việc sử dụng và huy động tất cả các nguồn lực nêu trên kết hợp lại sẽ tạo
nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp thể hiện thông qua chất lượng và năng suất của sản phẩm bởi vì năng suất,
chất lượng là chỉ tiêu tổng hợp của mọi yếu tố: nguồn vốn, con người, công
15
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức v.v. Năng suất và chất lượng của doanh
nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao
bấy nhiêu so với các doanh nghiệp cùng loại. Có năng suất, chất lượng cao là nhờ
tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chi
phí.
Bảng 2.2 Nguồn lực vơ hình
- Tri thức, khả năng quản lý
- Sự trung thành
Nguồn lực con người

- Chi phí đào tạo nâng cao trình độ
- Cơ cấu lao động: giới tính, trình độ, thâm niên, nghiệp vụ, độ
ti
- Chính sách đãi ngộ
- Cách thức hoạt động của doanh nghiệp

Nguồn lực sáng tạo


- Ý tưởng
- Kỹ năng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới
- Khả năng sáng tạo

Nguồn lực về danh tiếng

- Niềm tin đối với khách hàng
- Thương hiệu
- Sự am hiểu về chất lượng, lâu bền, niềm tin đối với sản phẩm.

(Nguồn: R.Hall, (1992) The strategic analysis of intangible resources,
Strategic Management Journal, 13, pp.139-9)
Ngoài việc huy động được các nguồn lực nói trên, doanh nghiệp phải song
song thực hiện các hoạt động chức năng như: Sản xuất, marketing và quảng cáo,
nghiên cứu và phát triển, và các hoạt động khác.
Sản xuất tập trung vào việc tạo ra sản phẩm hàng hố. Các sản phẩm nói
chung liên quan đến quá trình chế tạo. Đối với lĩnh vực dịch vụ như ngân hàng
hoặc hoạt động bán hàng, sản xuất thể hiện khi mà dịch vụ thực sự được triển
khai tới khách hàng. Sản xuất chỉ có thể tạo ra sản phẩm thông qua việc thực hiện
những hoạt động tạo ra sản phẩm nhằm duy trì chất lượng sản phẩm cao, điều
16
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

này dẫn đến sự khác biệt của sản phẩm và chi phí thấp, như vậy là tạo ra được lợi

nhuận cho công ty.
Nghiên cứu và phát triển (R&D) tập trung vào khâu thiết kế sản phẩm và
quá trình sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng cho rằng q trình nghiên
cứu và phát triển chỉ phù hợp với quá trình thiết kế các sản phẩm vật chất và
những doanh nghiệp chuyên sản xuất nhưng nhiều doanh nghiệp dịch vụ cũng
thực hiện R&D. Ví dụ, các ngân hàng cạnh tranh với nhau thơng qua việc phát
triển các sản phẩm tín dụng mới và đưa ra những cách thức mới mẻ để đưa sản
phẩm tới tay khách hàng. Ngân hàng trực tuyến và thẻ thơng minh là hai ví dụ về
các thành quả gần đây trong việc phát triển sản phẩm của công nghệ ngân hàng.
Với những thiết kế sản phẩm vượt trội, R&D có khả năng làm tăng thêm các
chức năng của sản phẩm, làm cho chúng có sức hấp dẫn hơn đối với khách hàng,
từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Marketing và quảng cáo tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua việc
phát hiện những nhu cầu về sản phẩm từ khách hàng và phản hồi lại cho chức
năng R&D, từ đó việc thiết kế sản phẩm sẽ mang tính thực tế hơn.
Các hoạt động khác ở đây bao gồm các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng và
các hoạt động hỗ trợ. Các hoạt động này cho phép doanh nghiệp có niềm tin của
khách hàng thơng qua việc giải đáp và hỗ trợ sau bán hàng. Làm tốt được điều
này, doanh nghiệp đã có thêm được những khách hàng tiềm năng và tạo được uy
tín của mình trên thương trường.
2.2.2 Năng lực cạnh tranh
Theo M.Poter, 1986: không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được
thừa nhận một cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, NLCT có
nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu
mà có được. Đối với nhiều nghị sĩ quốc hội, sức cạnh tranh là xuất siêu trong
ngoại thương. Đối với một số nhà kinh tế học, sức cạnh tranh là giá thành thấp
của đơn vị suất lao động dựa vào điều chỉnh hối suất. Cuộc cạnh tranh cho tới
17
Nguyễn Thị Mai Hương


CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

những năm 90 (thế kỷ XX) vẫn diễn ra sơi nổi và có phần gay gắt. Trên cơ sở đó,
M.Poter đưa ra định nghĩa sau: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất có hiệu quả
làm cho doanh nghiệp, các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát
triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” (Bạch Thụ Cường, (2002) Bàn
về cạnh tranh tồn cầu, NXB Thơng Tấn)
2.2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của Doanh nghiệp
Doanh nghiệp muốn có được năng lực cạnh tranh cần phải xác định được
chiến lược cạnh tranh, có nhiều bước chiến lược như: chiến lược về tài chính,
chất lượng, chiến lược marketing, tổ chức, phân phối… trong đó phân tích nội
lực bên trong của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Nội lực bên trong của
doanh nghiệp phụ thuộc vào các nguồn lực mà doanh nghiệp có. Như vậy, để
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta đi phân tích các nguồn lực
sau đây:
2.2.3.1 Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố rất quan trọng, để xem xét tiềm lực của doanh
nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Trong tiêu chí này có 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu:
a. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
b. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn
c. Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn
d. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh
giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định
trong tương lai.
Các hệ số thuộc từng nhóm chỉ tiêu này sẽ được tổng hợp về công thức và
ý nghĩa cùng với các nhận xét về giá trị của chúng đối với các doanh nghiệp trong

các bảng dưới đây.
18
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

Bảng 2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của
doanh nghiệp
Công thức

STT

Nhận xét
Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu
thanh toán hiện hành động. Hệ số này quá nhỏ, doanh nghiệp có
1

(Current Ratio) = Tổng khả năng rơi vào tình trạng mất khả năng
tài sản lưu động/ Tổng thanh toán. Hệ số này quá cao, tức doanh
nợ ngắn hạn

nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá
nhiều, không mang lại hiệu quả lâu dài. Mức
hợp lý là bằng 2.


Hệ số khả năng
thanh toán nhanh (Quick
Ratio) = (Tổng tài sản
2

lưu động – Hàng tồn
kho) / Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền đang có.
Hệ số này càng cao càng tốt. Tuy nhiên cịn
phải xem xét kỹ các khoản phải thu (nợ khó
địi) có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động bình
thường thì hệ số này thường bằng 1.
Vốn bằng tiền có khả năng thanh khoản

Hệ số khả năng cao nhất, nó được sử dụng ngay khi cần trả
thanh

toán

(Immediate
3

tức
Ratio)

thời nợ. Hệ số này cho thấy khả năng doanh
= nghiệp thanh toán được nợ ngắn hạn ngay.


Tổng vốn tiền mặt / Tổng Nếu hệ số này cao, doanh nghiệp có khả năng
nợ ngắn hạn.

lớn, nhưng q cao thì khơng có hiệu quả vì
tiền mặt khơng sinh lời. Hệ số này hợp lý
thường khoảng 0,5.
19

Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

Bảng 2.4. Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn
Công thức

STT

Nhận xét
Đây là chỉ tiêu quan trọng bởi vì dự trữ
hàng hố, vật tư là để sản xuất kinh doanh và

Vòng quay hàng tồn kho
(Tốc độ luân chuyển hàng tồn
1

kho) = Doanh thu thuần/ Hàng

tồn kho

sản xuất ra sản phẩm là để tiêu thụ nhằm đạt
được lợi nhuận cao, nếu dự trữ quá mức vật
tư hay hàng hố tiêu thụ chậm dẫn đến số
vịng quay hàng tồn kho chậm (thấp) nên
sinh lợi kém. Tuy nhiên, do luôn cần lượng
dự trữ nhất định hàng tồn kho để đảm bảo
kinh doanh bình thường nên tỉ số này khơng
phải càng cao, càng tốt mà cần ở mức tối ưu.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thu hồi
vốn trong kinh doanh. Kỳ thu tiền bình quân
thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị đọng

Kỳ thu tiền bình quân = trong thanh toán. Tuy nhiên cần xem xét với
2

Các khoản thu/ Doanh thu bình chính sách tín dụng thương mại nhằm mục
qn một ngày

tiêu mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Để tránh bị ứ đọng vốn, doanh nghiệp cần
đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thời và tìm
khách hàng làm ăn có uy tín.

Số vịng quay vốn cố định
3

Chỉ tiêu này đo lường hiệu suất sử dụng


(Hiệu quả sử dụng vốn cố định) tài sản cố định xem một đồng vốn cố định
= Doanh thu thuần/ Giá trị tài tạo ra được mấy đồng doanh thu. Tỷ số này
sản cố định

càng cao, càng tốt.

Hiệu quả sử dụng toàn bộ
4

tài sản = Doanh thu thuần /
Tổng tài sản hay Tổng vốn đầu


20
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

Bảng 2.5. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn và nguồn vốn
Công thức

STT

Nhận xét

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn
1


vốn:

Tỷ lệ này càng thấp doanh nghiệp càng ít
phụ thuộc, các khoản nợ càng đảm bảo thanh

Tỷ lệ nợ (The Debt Ratio) = tốn. Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của
Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn (%)

ngành là hợp lý.

Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn:
Tỉ lệ vốn cè định = Vốn cố
2

định/ Tổng tài sản (%)
Tỉ lệ vốn lưu động = Vốn

Cho biết cơ cấu vốn của doanh nghiệp có
hợp lý khơng và có phù hợp với đặc điểm kinh
doanh của mình khơng.

lưu động/ Tỉng tài sản (%)

Bảng 2.6. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Cơng thức

STT

Nhận xét

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 hay 100
đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi

1

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
= Lợi nhuận/ Doanh thu (%)

nhuận thu được. Chỉ tính lợi nhuận do hoạt
động sản xuất kinh doanh đem lại, tức là
phần lợi nhuận có được từ doanh thu bán
hàng. Chỉ số này càng cao càng tốt, chứng tỏ
giá thành sản phẩm thấp.

2

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư
= Lợi nhuận / Tổng vốn đầu tư (%)

Chỉ số này phản ánh 1 hay 100 đồng
vốn đem vào đầu tư thì sinh được bao nhiêu
lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có
3

= Lợi nhuận/ Tổng vốn chủ sở hữu
(%)

21

Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

2.2.3.2 Nguồn lực tổ chức
Nguồn lực tổ chức trước tiên thể hiện thông qua văn hố của Cơng ty. Văn
hố Cơng ty chính là giá trị cốt lõi của Cơng ty, văn hố Cơng ty có ảnh hưởng
đến cách các nhân viên giải quyết công việc như thế nào, xử lý rủi ro ra sao và
hoạt động như thế nào trong các nhóm làm việc. Việc đưa ra mục tiêu hoạt động
của Công ty trong từng giai đoạn cụ thể cũng tạo ra cho cơng ty một định hướng
phát triển, từ đó theo đuổi mục tiêu và sứ mệnh của mình, thúc đẩy quá trình sản
xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho sự thành cơng chung của doanh nghiệp.
Đặc điểm văn hố tổ chức được thể hiện thông qua các hoạt động ngoại khoá
tập thể, các tờ báo nội san, các cuộc thi tìm hiểu về cơng ty, các khố học nâng
cao trình độ, các hoạt động tinh thần… Tất cả những hoạt động đó tạo cho nhân
viên một tình cảm tốt đẹp với cơng ty, đặt nền móng cho sự cống hiến hết mình
vì sự thành cơng chung của cơng ty.
2.2.3.3 Nguồn lực về công nghệ và cơ sở vật chất
Công nghệ có ảnh hưởng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, bất kể là nhà
cung cấp dịch vụ có cam kết đầu tư lớn hay khơng. Các q trình kinh doanh chủ
yếu của nhà cung cấp dịch vụ càng tự động hố thì các dữ liệu càng chính xác.
Với cơng nghệ cao thì khả năng tiếp cận được với khách hàng càng dễ dàng.
Ngồi ra càng tự động hố thì càng tiêu chuẩn hố, càng giảm chi phí đào tạo
nhân viên, giảm lao động và càng làm cho khách hàng dễ hiểu. Công nghệ thông
tin thường đem lại hiệu quả về mặt chi phí.
Cơ sở hạ tầng là một yếu tố quan trọng cấu thành nên sự thành công của
doanh nghiệp. Nếu cơng ty có một cơ sở hạ tầng khang trang và hiện đại sẽ thúc

đẩy sự nhiệt tình lao động của công nhân viên và tạo cơ hội cạnh tranh với đối
thủ ngành.
2.2.3.4 Nguồn lực con người
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực
22
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

công nghệ mới như Internet thì yếu tố con người đóng vai trị cực kỳ quan trọng
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh
tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách có hiệu quả về
việc quản lý nguồn lực con người. Mức độ này phản ánh thông qua cơ cấu lao
động theo trình độ, thâm niên cơng tác, cơ cấu hợp đồng, cơ cấu nghiệp vụ, …
ngồi ra cịn có các biện pháp thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ, đào tạo, mức
lương thưởng…
2.2.3.5 Nguồn lực sáng tạo
Đây chính là khả năng nghiên cứu sản phẩm mới, những ý tưởng mới, những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sản xuất, tạo nên sự khác biệt
hơn so với đối thủ trong ngành, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp.
2.2.3.6 Nguồn lực danh tiếng, thương hiệu
Thương hiệu của doanh nghiệp gắn với sự tin tưởng của khách hàng đối với
sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
Việc quảng bá cho sản phẩm, việc xây dựng thương hiệu, củng cố và phát
triển nó là vấn đề rất quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.

Bên cạnh những nguồn lực đã nêu ở trên, khả năng của doanh nghiệp trong
việc sử dụng nguồn lực và ứng dụng nó vào các hoạt động chức năng như
marketing, nghiên cứu và triển khai, kênh phân phối… cũng đóng vai trị rất quan
trọng .
2.2.4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách
quan. Nó diễn ra hết sức gay gắt và khốc liệt, nhưng không phải là sự hủy diệt mà
là sự thay thế. Thay thế những doanh nghiệp làm ăn khơng hiệu quả, sử dụng
lãng phí nguồn nhân lực xã hội bằng những doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu
23
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty FPT trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet

quả hơn, đáp ứng nhu cầu xã hội, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, để đạt được điều này không phải đơn giản
bởi các đối thủ cạnh tranh cũng ý thức được điều kiện để tồn tại và phát triển
trong cơ chế thị trường. Đồng thời nó trở nên khó khăn hơn khi cạnh tranh không
chỉ diễn ra trong một ngành, trong một quốc gia mà vượt cả ra bên ngoài, lan ra
phạm vi khu vực và tồn cầu. Doanh nghiệp sẽ khơng chỉ cạnh tranh với các đối
thủ trong nước mà cả với các đối thủ nước ngồi. Chính vì vậy, việc nâng cao
năng lực cạnh tranh càng cần thiết hơn nữa nếu doanh nghiệp khơng muốn bị đào
thải và thơn tính.
Tóm lại, nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành điều kiện cần và đủ để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước cũng như tiến trình thương mại khu vực và thế giới.
2.3 Kết luận

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào
nội lực bên trong của doanh nghiệp, đó là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vơ
hình cùng với khả năng sử dụng nguồn lực và ứng dụng nó vào các hoạt động
chức năng của doanh nghiệp để tạo ra được chất lượng dịch vụ cao cùng với chi
phí thấp và sự khác biệt so với đối thủ ngành.
Bản luận văn này sẽ thực hiện phân tích nguồn lực cạnh tranh trên thị
trường kinh doanh dịch vụ Internet của Công ty Phát triển và Đầu tư cơng
nghệ FPT. Có thể tóm tắt nội dung Chương 2 thông qua sơ dồ dưới đây

24
Nguyễn Thị Mai Hương

CHQTKD Khóa 2004-2006


×