Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động của công ty bảo hiểm hoà bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.8 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

VŨ BÌNH MINH
QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY
BẢO HIỂM HỒ BÌNH

2005-2007

VŨ BÌNH MINH

HÀ NỘI – 2007
HÀ NỘI
2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP


NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY
BẢO HIỂM HỒ BÌNH

Người thực hiện: VŨ BÌNH MINH
Người hướng dẫn khoa học: GS,TS ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI – 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

LỜI CAM ĐOAN

Tơi tên là Vũ Bình Minh, học viên lớp Cao học QTKD – Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội – khố 2005 – 2007. Tơi xin cam đoan đây là đề tài
nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tài liệu, kết quả trong luận văn này là
thực tế. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung đề tài này.

Vũ Bình Minh

1

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ .......................................................... 4
LỜI NĨI ĐẦU .................................................................................................. 6
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG .......................................................................................................... 9
1.1. Nghiên cứu phát triển hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị
trường ............................................................................................................ 9
1.2. Các đặc điểm hoạt động của bảo hiểm................................................. 25
1.2.1. Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm................................................. 25
1.2.2. Đặc điểm về khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh bảo
hiểm ......................................................................................................... 31
1.2.3. Đặc điểm công nghệ kinh doanh bảo hiểm ................................... 35
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY BẢO HIỂM HỒ BÌNH............................ 48
2.1. Tình hình thị trường Bảo hiểm Việt Nam ............................................ 48
2.2. Tình hình hoạt động và nghiên cứu phát triển hoạt động của cơng ty
bảo hiểm Hồ Bình...................................................................................... 58
2.2.1. Tình hình hoạt động của Bảo hiểm tỉnh Hồ Bình ....................... 58
2.2.2. Tình hình nghiên cứu phát triển hoạt động của công ty Bảo Việt
Hồ Bình ................................................................................................. 80
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG
TY BẢO HIỂM HỒ BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 – 2015 ............................... 90
3.1. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM HỒ BÌNH TRONG GIAI
ĐOẠN 2008 - 2015 ..................................................................................... 90
3.2. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TẠI

BẢO VIỆT .................................................................................................. 98
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO
HIỂM HỒ BÌNH GIAI ĐOẠN 2008 - 2015.......................................... 102
3.3.1. Phát triển và đa dạng hóa nghiệp vụ bảo hiểm trên địa bàn ....... 102
3.3.2. Mở rộng hệ thống phân phối ....................................................... 104
3.3.3. Phân loại và định hướng khách hàng .......................................... 107
3.3.4. Hoàn thiện về tổ chức quản lý doanh nghiệp .............................. 110
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118

Vũ Bình Minh

2

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BH

Bảo hiểm

BHHB

Bảo hiểm Hồ Bình


BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

BHPNT

Bảo hiểm phi nhân thọ

BVHB

Bảo Việt Hồ Bình

BV

Bảo Việt

DN

Doanh nghiệp

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

KT – XH


Kinh tế - xã hội

ROA

Sức sinh lợi của tài sản

ROE

Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

Tp

Thành phố

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Vũ Bình Minh

3

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG BIỂU

STT

Trang

Bảng 1.1

Các đặc điểm chính của kinh doanh dịch vụ

14

Bảng 1.2

Các hệ số xét tính lợi ích xã hội – chính trị và ảnh hưởng đến
môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả kinh doanh
dịch vụ Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2020

16

Bảng 2.1

Tình hình nguồn lực tài chính của các DNBH trên thị trường
Việt Nam năm 2006

51

Bảng 2.2


Tình hình khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt
Nam năm 2006

52

Bảng 2.3

Doanh thu của các DNBH tại Việt Nam năm 2006

54

Bảng 2.4

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Hồ Bình giai đoạn
2004 - 2006

60

Bảng 2.5

Một số chỉ tiêu KT-XH của tỉnh Hồ Bình đến năm 2020

61

Bảng 2.6

Tình hình doanh thu theo nghiệp vụ BH của cơng ty BVHB
giai đoạn 2004 - 2006

69


Bảng 2.7

Tình hình chi bồi thường BH gốc của cơng ty BVHB giai đoạn
2004 - 2006

70

Bảng 2.8

Thị phần của một số DNBH lớn trên địa bàn Hồ Bình

72

Bảng 2.9

Đánh giá khái qt về BVHB và các đối thủ cạnh tranh trên địa
bàn tỉnh Hồ Bình

74

Bảng 2.10 Doanh thu từ các hình thức kênh phân phối thời gian qua

79

Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty BVHB

81

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp tiềm năng các nghiệp vụ BH tại Hồ Bình tới

năm 2010

83

Bảng 3.1

Dự báo tiềm năng nhu cầu thị trường bảo hiểm Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2010

99

Bảng 3.2

Dự báo tiềm năng nhu cầu BHPNT của tỉnh Hồ Bình giai
đoạn 2008 – 2010

99

Vũ Bình Minh

4

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

DANH MỤC HÌNH VẼ

TÊN HÌNH VẼ

STT

Trang

Hình 1.1

Ba giai đoạn của q trình sản xuất kinh doanh dịch vụ

15

Hình 1.2

Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai từ quá
khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương
lai khi dự báo nhu cầu của thị trường

22

Hình 1.3

Vị thế trong cạnh tranh

23

Hình 1.4

Các cơ sở, căn cứ cho hoạch định phát triển hoạt động của
doanh nghiệp


24

Hình 1.5

Nội dung các giai đoạn xây dựng phương án phát triển hoạt
động của doanh nghiệp

25

Hình 1.6

Thị phần của các cơng ty bảo hiểm

34

Hình 2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơng ty Bảo hiểm Hồ Bình

66

Vũ Bình Minh

5

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh


Trường ĐHBKHN

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ từ cơ chế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý
vỹ mơ của Nhà nước. Từ một nền kinh tế yếu kém, vừa thoát khỏi chiến
tranh, sức mạnh nội sinh thấp, lạm phát cao và liên tục, các thành phần kinh tế
được giải phóng, phát triển năng động, đưa đất nước ta từng bước ra khỏi khó
khăn, đời sống của người dân từng bước được nâng cao.
Trong sự phát triển chung của toàn nền kinh tế, lĩnh vực tài chính - ngân
hàng - bảo hiểm nói chung và ngành bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) nói
riêng cũng đã có những bước phát triển đáng kể. Doanh thu từ các loại hình
BHPNT ngày càng tăng cao và ổn định. Ngồi ra, với tính chất ưu việt riêng
có, BHPNT đã góp phần ổn định kinh tế - xã hội thông qua công tác bồi
thường và chi trả tiền bảo hiểm, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm
ngàn lao động.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) tồn ngành BHPNT của Việt Nam nói chung cũng như của Bảo Việt
nói riêng bước vào một giai đoạn cạnh tranh đầy khó khăn. Sự xuất hiện của
các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài với nhiều thế mạnh lớn như mạng lưới
đại diện rộng khắp, uy tín trên thị trường quốc tế, tiềm lực tài chính… đã gây
cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước khơng ít khó khăn. Chính vì vậy,
hơn lúc nào hết, việc đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển hoạt
động đang là một trong số những yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm của Việt Nam.


Vũ Bình Minh

6

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Trong số các doanh nghiệp BHPNT đang hoạt động tại Việt Nam, tính
tới thời điểm 2006, Tổng cơng ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đang là
doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về doanh thu và thị phần. Thách thức là
rất lớn đối với Bảo Việt để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu này tại thị trường
Việt Nam trong thời gian tới.
Mặc dù BHPNT là một ngành kinh doanh không còn quá mới mẻ tại Việt
Nam song các nghiên cứu về ngành và hoạt động của các doanh nghiệp còn
hạn chế. Với cương vị là một cán bộ quản lý tại Bảo hiểm Hồ Bình, tơi xin
mạnh dạn chọn đề tài “ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠNG TY BẢO HIỂM HỒ BÌNH” làm đề tài
tốt nghiệp của mình với mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé hỗ trợ
cho sự phát triển bền vững của cơng ty, đồng thời, góp phần vào sự phát triển
chung của toàn ngành BHPNT và kinh tế của đất nước trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng hoạt
động và công tác nghiên cứu phát triển hoạt động của cơng ty Bảo hiểm Hồ
Bình trong giai đoạn 2004 – 2006 vừa qua. Trên cơ sở đó luận văn đề ra
những biện pháp thích hợp nhằm phát triển thị trường, phát triển hoạt động

cho công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là đề tài nghiên cứu các hoạt động xây dựng và phát triển hoạt động
tại một cơng ty BHPNT có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Do đó, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài là định hướng phát triển hoạt động cho cơng ty
Bảo hiểm Hồ Bình trong thời gian tới.

Vũ Bình Minh

7

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cơ bản như phương pháp điều tra chọn mẫu các đối tượng liên quan, phân
tích dữ liệu, tổng hợp thống kê và so sánh. Trong quá trình nghiên cứu, các
phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt, hoặc kết hợp hoặc riêng lẻ
để giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.
5. Nội dung của đề tài
Luận văn được chia thành 3 phần như sau:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Phần 2: Thực trạng thị trường Bảo hiểm Việt Nam và hoạt động của
cơng ty Bảo hiểm Hồ Bình
Phần 3: Một số giải pháp phát triển hoạt động của công ty Bảo hiểm Hồ

Bình giai đoạn 2008 - 2015

Vũ Bình Minh

8

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM TRONG
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Nghiên cứu phát triển hoạt động của doanh nghiệp trong kinh
tế thị trường
Một trong số các hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của con người là
hoạt động kinh tế. Loài người đã sáng lập ra nền kinh tế, sáng tạo ra thị
trường nhằm mục đích phát triển nhanh, có hiệu quả hoạt động kinh tế. Nền
kinh tế là một phương thức (thể chế, cơ chế định hướng, điều khiển và cách
thức) tiến hành các hoạt động kinh tế chủ yếu. Thị trường là nơi gặp gỡ và
diễn ra quan hệ mua bán (trao đổi) giữa người có và người cần hàng hố.
Lồi người đã trải qua các nền kinh tế từ thấp đến cao như sau:
Nền kinh tế tự nhiên, tự cung – tự cấp, tự sản – tự tiêu.
Nền kinh tế hàng hố giản đơn, trong đó người ta chỉ tiến hành hàng
đổi lấy hàng là chính.
Nền kinh tế thị trường tự do, trong đó tiền đã xuất hiện và trở thành
hàng hoá đặc biệt – vật trung gian cho việc trao đổi, kinh tế tư nhân

phát triển mạnh mẽ…
Nền kinh tế thị trường hiện đại, trong đó các công ty cổ phần, các
công ty đa quốc gia phát triển mạnh mẽ; sản xuất kinh doanh được
tiến hành trên cơ sở công nghệ thiết bị hiện đại; thông tin, sản phẩm
sáng tạo (chất xám, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến…), uy tín,
dịch vụ các loại… trở thành hàng hoá đặc biệt và chiếm tỷ trọng cao.
Cơ cấu kinh tế phát triển là cơ cấu trong đó cơng nghiệp – 20%, nông
nghiệp – 10%, dịch vụ - 70%.
Như vậy, đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là hàng hoá, là tự do
kinh doanh hàng hoá trong khn khổ pháp luật. Do mưu cầu lợi ích của con
người và do được tự do kinh doanh nên trong kinh tế thị trường cạnh tranh
diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, đa dạng. Từ đó chúng ta có thể phát biểu rằng,
nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động chủ yếu theo quy luật cạnh
Vũ Bình Minh

9

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

tranh đáp ứng nhu cầu hàng hoá. Cạnh tranh diễn ra trong thiên nhiên ở mọi
lúc, mọi nơi không tuỳ thuộc vào ý muốn của riêng ai nên là một quy luật
quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Con người sinh ra từ tự nhiên, nên khơng
thể nằm ngồi quy luật đó. Con người thường xuyên phải tìm cách tạo ra,
giành giật nguồn sống bởi vì điều kiện phát triển có giới hạn và xuất hiện
phần nhiều là ngẫu nhiên. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự giành

giật thị trường, khách hàng, đối tác trên cơ sở các ưu thế về chất lượng hàng
hoá, giá cả hàng hoá, thời hạn, sự thuận tiện và uy tín lâu dài.
Cạnh tranh trên cơ sở các ưu thế là cạnh tranh lành mạnh. Để có ưu thế
về chất lượng sản phẩm, dịch vụ người sản xuất phải đầu tư thoả đáng cho
việc nghiên cứu đổi mới sản phẩm, đổi mới quản lý, đổi mới cơng nghệ, cho
nhân tố con người. Để có ưu thế về chất lượng sản phẩm, giá chào bán, giá
bán hàng hố, doanh nghiệp khơng cịn cách nào khác phải thường xuyên
quan tâm đầu tư quản lý tốt tất cả các yếu tố sản xuất, các hoạt động thành
phần. Chất lượng sản phẩm dịch vụ ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trước hết
là chất lượng đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của người sử dụng sản phẩm, dịch
vụ. Như vậy, khi quản lý kinh doanh cần nắm bắt được chất lượng mà người
tiêu dùng yêu cầu đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và phải biết quan hệ
giữa chất lượng với chi phí. Trước đây trong nhiều trường hợp để đảm bảo,
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải sử dụng vật tư, thiết bị đắt tiền
(khấu hao tăng), tiến hành tăng một số lượng hoạt động… tăng một số loại chi
phí, giá thành sản phẩm làm lợi thế về giá. Nhưng trong kinh tế thị trường do
đảm bảo chất lượng phù hợp với yêu cầu (nhu cầu) người tiêu dùng nên sản
lượng sản xuất – tiêu thụ của các sản phẩm, dịch vụ thường là tăng và có khi
rất mạnh. Khi sản lượng sản xuất – tiêu thụ tăng phần chi phí cố định cho một
sản phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ giảm, tức là lợi thế cạnh tranh
về giá càng đảm bảo. Cạnh tranh lành mạnh giữa những người sản xuất, giữa
các nhà cung cấp tạo ra nhiều phản ứng dây chuyền tích cực đem lại nhiều lợi
ích thiết thực trước hết cho người tiêu dùng, cho những người cạnh tranh
thành cơng, cho cộng đồng, cho tồn xã hội. Tiến hành cạnh tranh lành mạnh
là phải làm việc thực sự nghiêm túc, không ngừng sáng tạo, sử dụng sản phẩm
sáng tạo; là phải biết chi nhiều để được thu nhiều hơn, là phải mạo hiểm, chấp
nhận rủi ro… Trong kinh tế thị trường phương pháp quản lý hiện đại và tiến
Vũ Bình Minh

10


Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

bộ khoa học cơng nghệ là hai vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sản xuất kinh doanh
có cạnh tranh rất cần đến tiến bộ quản lý và tiến bộ khoa học công nghệ. Và
bản thân kinh doanh sản xuất có cạnh tranh lại ln thúc đẩy hai lĩnh vực hoạt
động đó nhanh chóng phát triển. Doanh nghiệp nào tụt hậu trong hai lĩnh vực
đó là có nguy cơ thất bại trong cạnh tranh, nguy cơ phá sản, đổ vỡ. Do vậy,
trong kinh tế thị trường thường doanh nghiệp chủ động bỏ tiền mua thành tựu
khoa học công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại hoặc đầu tư nghiên cứu –
triển khai để tạo ra các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Trong thực
tế ln có những người khơng chịu hoặc không biết tiến hành cạnh tranh lành
mạnh, tức là ln có khả năng xuất hiện, tồn tại cạnh tranh thơ bạo. Quản lý
nhà nước có nhiệm vụ, trách nhiệm tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh
phát triển, kiểm sốt và xử lý cạnh tranh khơng lành mạnh.
Cạnh tranh trong hoạt động kinh tế bao giờ cũng lan truyền sang tất cả
các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vì các lĩnh vực khác được sinh ra
và tồn tại chủ yếu là để tạo ra nhân (đầu vào), một phần là sử dụng quả (đầu
ra) của hoạt động kinh tế. Hiện nay, tuy Việt Nam đang trong giai đoạn
chuyển sang kinh tế thị trường mà cạnh tranh đã len lỏi vào tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội, hoạt động của mỗi con người, của mỗi gia đình, của mỗi
tổ chức, của cả quốc gia đã phải chịu sức ép khá mạnh mẽ của cạnh tranh.
Trong kinh tế thị trường các quá trình, hiện tượng, sự vật biến đổi với tốc độ
nhanh hơn bình thường rất nhiều, trình độ cao hay thấp, đúng hay sai, hơn
hay kém, tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu, tích cực hay tiêu cực… bộc lộ

nhanh chóng, rõ ràng hơn.
Và do tác động của cạnh tranh lành mạnh nên kinh tế thị trường đem lại
cho chúng ta lợi ích to lớn sau:
Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ phong phú hơn, đẹp hơn, dễ mua hơn;
Con người chủ động, năng động hơn;
Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất ra đời và phát triển nhanh hơn…
Mặt khác, trong kinh tế thị trường dễ xảy ra:
Trường hợp một số người do quá cuồng nhiệt theo đuổi hiệu quả kinh
tế dẫn đến mua bán mọi thứ, cạnh tranh thô bạo.
Trường hợp tàn phá môi sinh, không chú ý đến môi trường lao động.
Vũ Bình Minh

11

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Bất công đối với những người ít có khả năng cạnh tranh do nguyên
nhân khách quan, bẩm sinh, cống hiến cho cách mạng, cho chiến tranh
bảo vệ tổ quốc…
Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ tạo ra khung pháp luật; cơ sở hạ tầng,
cơ chế kiểm soát, trọng tài, đề ra chiến lược ưu tiên phát triển cho từng giai
đoạn… nhămg phát huy tối đa các lợi ích, phịng ngừa được nhiều nhất những
khuyết tật của kinh tế thị trường.
Qua nghiên cứu chúng ta hồn tồn có thể khẳng định rằng, nền kinh tế
thị trường có bản chất, một số quy luật hoạt động vừa gắn với tự nhiên, vừa

mang dấu ấn của thời đại và về cơ bản là khác với kinh tế bao cấp – chỉ huy
tập trung. Trong nền kinh tế thị trường để đạt được hiệu quả hoạt động chúng
ta phải thay đổi nhận thức, cách thức tiếp cận, thay đổi các căn cứ của các
quyết định, phải năng động, linh hoạt… Để không ngừng nâng cao hiệu quả
hoạt động nói chung, hoạt động kinh doanh nói riêng có sự tham gia của
nhiều người trong khung giới hạn về các điều kiện nhân – tài – vật – lực, thời
gian, khơng gian, và có cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các ơng chủ
khơng có cách nào khác là phải đích thực hố mọi vấn đề; thiết thực hoá,
hiện đại hoá các yếu tố đầu vào, trật tự hoá, hợp lý hoá, đồng bộ hoá các
hoạt động bộ phận, tức là phải đặc biệt coi trọng việc học tập nâng cao trình
độ quản lý hoạt động nói chung, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh nói
riêng.
Hiện nay trong thực tế và trong lý luận người ta sử dụng thuật ngữ kinh
doanh và thuật ngữ quản lý với nhiều nghĩa khác nhau. Ở đây, trong khuôn
khổ luận văn này, xin hiểu thuật ngữ kinh doanh theo nghĩa làm kinh tế mà
nhân dân ta thường dùng, thuật ngữ quản lý với nghĩa gồm cả lãnh đạo và
điều hành khác với thuật ngữ quản trị: quản theo lý lẽ, theo nguyên lý.
Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành một loạt hoạt động,
trong đó hoạt động kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động trọng
tâm.
Hoạt động đầu tư, tổ chức chi nhằm vào việc thoả mãn nhu cầu của
người khác để có thu thoả mãn nhu cầu của chính mình được gọi là hoạt động
kinh tế, là hoạt động kinh doanh.
Vũ Bình Minh

12

Lớp CHQTKD 2005 - 2007



Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng
các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, lợi
nhuận; tạo lập và củng cố vị thế… Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một
hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có
thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ. Trong
kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành tham gia kinh doanh là tham gia
cạnh tranh. Khi nền kinh tế đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế
giới, doanh nghiệp có nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh
ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nào tụt lùi, khơng tiến so với
trước, tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh ∆1
< ∆2, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn,
nguy cơ phá sản, đổ vỡ lớn hơn.
Dịch vụ, một lĩnh vực tiềm năng và có triển vọng phát triển lớn nhất
trong số tất cả các ngành kinh tế, đã và đang tỏ rõ được ưu thế cũng như vai
trị quan trọng của mình trong q trình thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đời
sống ngày một nâng cao, nhu cầu của con người ngày càng trở nên đa dạng và
phong phú hơn.
Việc tạo ra một hệ thống dịch vụ nhằm quan tâm, phục vụ, thoả mãn một
cách tối đa những nhu cầu của con người là thực sự cần thiết và mang lại lợi
ích cho cả hai phía: người tạo ra dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ. Tại
những nước phát triển, ngành này đã được quan tâm một cách đúng mức và
kết quả đạt được thật đáng nể, tổng thu nhập từ ngành dịch vụ chiếm tới trên
70% tổng thu nhập quốc dân. Còn ở những nước đang phát triển, ngành dịch
vụ cũng đóng góp một phần khơng nhỏ cho ngân sách quốc gia hàng năm.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể cung cấp, sản xuất một hoặc
một số dịch vụ hoàn chỉnh; một hoặc một số công đoạn… của một, một số

loại dịch vụ nào đó. Sản phẩm dịch vụ ngay từ đầu và mãi về sau chủ yếu là
các sản phẩm vơ hình phục vụ cho các nhu cầu ngày càng đa dạng của con
người, gián tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm vật chất của
xã hội.

Vũ Bình Minh

13

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Bảng 1.1: Các đặc điểm chính của kinh doanh dịch vụ
Đặc điểm của dịch vụ

Ví dụ điển hình

1. Sản phẩm
a. Cơng dụng

Đa dạng, phục vụ nhu Bảo hiểm, du lịch, giáo
cầu của con người
dục…

b. Mức độ phức tạp


Theo đối tượng khách Các loại hình bảo hiểm
hàng, mục tiêu sử dụng Khung chương trình
giáo dục

c. Mức độ chính xác

Cao, theo cảm nhận

d. Giá trị

Phụ thuộc mức độ hài Du lịch, y tế
lòng của người sử dụng

2. Công nghệ

Không cố định

Bảo hiểm, y tế

3. Nguyên liệu

Đa dạng, thứ yếu

Bảo hiểm, du lịch

4. Lao động

Yêu cầu cao

Y tế, giáo dục


Dịch vụ y tế

5. Mức độ và quá trình Phụ thuộc ngành nghề
đầu tư thiết bị
kinh doanh

Doanh nghiệp dịch vụ là doanh nghiệp tiến hành kinh doanh một hoặc
một số loại dịch vụ cho người tiêu dùng.
Quản lý doanh nghiệp dịch vụ phải xuất phát từ các đặc điểm của ngành
kinh doanh dịch vụ, phải có trình độ cao và rất cao thì các sản phẩm dịch vụ
mới giành được thắng lợi trong cạnh tranh, khi đó các hoạt động kinh doanh
dịch vụ mới có hiệu quả cao, doanh nghiệp dịch vụ mới tồn tại và phát triển
được trong kinh tế thị trường. Chỉ cần cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào
không thông minh hoặc điều hành quá trình sản xuất các sản phẩm dịch vụ
kém nhịp nhàng, nhiều trục trặc hoặc cạnh tranh cung cấp các sản phẩm đầu
ra chậm chạp, sai lệch về giá… là góp phần làm tăng chi phí, giảm chất
lượng, giảm kết quả dẫn đến hiệu quả thấp, nguy cơ tăng…
Vũ Bình Minh

14

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

NHÀ NƯỚC


Áp đặt

Thời
bao
cấp

Cung ứng

- Kế hoạch
- Biên chế
- Quỹ lương

Phân phối

Nguyên vật liêu

TSCĐ
Nhân lực
TS Vơ hình

Thời
kinh tế
thị
trường

Cạnh tranh mua
các yếu tố đầu vào

DOANH


SẢN PHẨM

NGHIỆP
Sản xuất

Cạnh tranh bán
sản phẩm đầu ra

Hình 1.1: Ba giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ
Về phương pháp đo lường hiệu quả kinh doanh sản phẩm dịch vụ cụ thể,
cần quan tâm tới cả ba mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội – chính trị và
ảnh hưởng đến mơi trường, trong đó lấy hiệu quả kinh tế làm nền chính để
đánh giá. Hiệu quả kinh tế của kinh doanh dịch vụ là kết quả tương quan so
sánh những lợi ích kinh tế thu được với phần các nguồn lực, chi phí cho việc
tạo ra các lợi ích kinh tế đó. Như vậy, cần đảm bảo tương thích giữa lợi ích và
chi phí. Khơng đảm bảo tương thích là đánh giá khơng chính xác, hiệu quả,
dẫn đến lựa chọn sai. Lợi ích kinh tế của kinh doanh các sản phẩm dịch vụ
phải kể đến lợi ích cho chủ đầu tư (lãi rịng), lợi ích kinh tế cho nhà nước, lợi
ích kinh tế cho những người tham gia… Để tính và so sánh hiệu quả kinh tế
của các hoạt động khác nhau hoặc của một hoạt động ở các thời kỳ khác nhau
chúng ta phải nêu được tất cả các kết quả, lợi ích do hoạt động cụ thể đem lại
và tất cả các loại chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, sau đó quy đổi hợp lý.
Vũ Bình Minh

15

Lớp CHQTKD 2005 - 2007



Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Do kết quả, lợi ích con người thu được từ kinh doanh dịch vụ thường là phong
phú, đa dạng, có thể là hữu hình, cũng có khi là vơ hình nên cần nhận biết,
thống kê đầy đủ trích tính làm sao cho tương đối sát đúng.
Về đo lường, đánh giá hiệu quả xã hội – chính trị và ảnh hưởng mơi
trường, theo GS. TS. Đỗ Văn Phức, việc xét đến các hiệu quả này là rất cần
thiết vì: chúng là những đảm bảo cho hiệu quả kinh tế bền lâu. Để xét tính các
hiệu quả này trước hết cần xếp loại A, B, C cho các loại sản phẩm dịch vụ
khác nhau theo mức độ đạt chuẩn quy định, ứng với từng loại ở từng thời kỳ
phát triển kinh tế - xã hội có một hệ số cụ thể xét thêm hiệu quả xã hội –
chính trị, ảnh hưởng đến mơi trường. Sau đó, hiệu quả kinh doanh dịch vụ nói
chung được đo lường, đánh giá tổng hợp bằng cách lấy hiệu quả kinh tế nhân
với hệ số hiệu quả xã hội – chính trị và mơi trường. Về bản chất, hiệu quả
chính trị - xã hội và mơi trường là điều kiện tiên đề của hiệu quả kinh tế trong
tương lai. Lãnh đạo, quản lý thông minh là phải nhận thức được và thực thi
trên thực tế được điều đó. Chính phủ và nhân dân hồn tồn có quyền địi hỏi
ở các doanh nghiệp điều đó, cả các doanh nghiệp cơng nghiệp hay các doanh
nghiệp dịch vụ, doanh nghiệp thương mại… Trong thời gian tới, chúng ta
phải xem xét một cách nghiêm túc và tương đối chính xác hiệu quả của cả 3
mặt của các dự án kinh doanh dịch vụ trước khi cho triển khai, tránh để xảy ra
những hậu quả vô cùng to lớn trong tương lai.
Bảng 1.2: Các hệ số xét tính lợi ích xã hội – chính trị và ảnh hưởng
đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ
Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2020
Loại ảnh hưởng
Loại A Xã hội – chính trị
Mơi trường

Loại B Xã hội – chính trị
Mơi trường
Loại C Xã hội – chính trị
Mơi trường

Vũ Bình Minh

2001-2005
1.45
1.1
1
1
0.75
0.85

16

Năm
2006-2010 2011-2015
1.35
1.25
1.2
1.3
1
1
1
1
0.80
0.85
0.80

0.75

2016-2020
1.15
1.45
1
1
0.90
0.70

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp chủ
yếu phụ thuộc vào trình độ lãnh đạo, quản lý – chất lượng thực hiện bốn
loại công việc quản lý của doanh nghiệp đó.
Để kinh doanh có hiệu quả cao trước hết doanh nghiệp phải lựa chọn
lĩnh vực kinh doanh, các cặp sản phẩm – khách hàng với sản lượng cụ thể có
đủ cơ sở, căn cứ khoa học và thực tế. Để có cơ sở tính tốn, so sánh, đi đến
quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, các cặp sản phẩm – khách hàng cụ
thể doanh nghiệp phải đầu tư thoả đáng cho việc dự báo, định lượng tương
đối chính xác nhu cầu thị trường mục tiêu, các nguồn đáp ứng khác (các đối
thủ cạnh tranh) và năng lực của bản thân doanh nghiệp trong cùng một tương
lai. Nhu cầu của thị trường là nhu cầu của một cộng đồng (tập hợp người) nên
rất đa dạng, phong phú, luôn biến động. Như vậy, từ nhu cầu của con người
chúng ta có thể nhận biết được phần lớn nhu cầu của thị trường, động thái và

tổng lượng của từng nhu cầu. Ngồi việc nghiên cứu nhu cầu hàng hố của
con người, của thị trường cụ thể còn phải nghiên cứu nghiêm túc, tỉ mỉ, công
phu các nguồn đáp ứng khác – các đối thủ cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp trong và ngoài nước được tự do kinh doanh các mặt
hàng nhà nước không cấm. Do vậy, dự đốn, nghiên cứu tương đối chính xác
được các đối thủ cạnh tranh theo từng loại mặt hàng kinh doanh là quan trọng
và rất khó khăn. Trong những năm cuối thế kỷ 20 nhiều doanh nghiệp Việt
Nam thuộc một số lĩnh vực như: thép xây dựng, xi măng, phân bón… do
nghiên cứu, dự tính nhu cầu sai hoặc do không xem xét nghiêm túc đến các
đối thủ cạnh tranh đã rơi vào tình trạng ứ đọng quá nhiều hàng hố, ứ đọng
vốn, gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, trước khi tiến hành kinh doanh trong kinh tế thị trường cần
nghiên cứu, xem xét thực sự nghiêm túc, công phu nhu cầu của thị trường, các
đối thủ cạnh tranh; đầu tư thoả đáng, thông minh để tạo ra và không ngừng
phát triển các yếu tố nội lực như: trình độ của những người lãnh đạo, quản lý,
trình độ của các chun gia cơng nghệ, trình độ của đội ngũ những người thừa
hành… những người sẽ sáng tạo ra cách thức, công cụ, phương tiện hoạt động
tiến bộ, đảm bảo và duy trì các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ…
Trước khi tiến hành hoạt động con người thường có những ý tưởng về
hoạt động dự kiến tiến hành trong đầu hoặc cả một phương án hoạt động
Vũ Bình Minh

17

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN


chính thức được trình bầy một cách bài bản, trong kinh tế thị trường cần định
hướng tương đối chính xác và chuyển hướng kịp thời hoạt động của doanh
nghiệp mới hy vọng tồn tại và phát triển.
Phương án hoạt động của doanh nghiệp gồm 3 phần: phần mục đích và
các mục tiêu; phần hoạt động kinh doanh và các nguồn lực dự định huy động.
Mục đích của hoạt động doanh nghiệp là hiệu quả (ROA, ROE…) cao nhất có
thể. Mục tiêu là kết quả trung gian – kết quả của các mặt, các giai đoạn công
việc. Phần lớn các hoạt động kinh doanh phải nêu rõ các cặp sản phẩm –
khách hàng cùng sản lượng và các thông số chất lượng quan trọng. Định
hướng và chuyển hướng kinh doanh của doanh nghiệp là một bộ phận quan
trọng của hoạch định (lập kế hoạch) kinh doanh.
Lập kế hoạch để làm gì? Thường bản kế hoạch được sử dụng cho nhiều
công việc quan trọng sau nó. Đó là:
1.
Lập kế hoạch cơ sở, căn cứ cho việc chuẩn bị trước, đầy
đủ, đồng bộ các điều kiện, nguồn lực để triển khai thành công các hoạt
động.
2.
Kế hoạch đưa ra các nhiệm vụ, mốc, chuẩn… cụ thể cho
việc điều hành, cho tổ chức thực hiện.
3.
Kế hoạch hoạt động là cơ sở cụ thể cho việc xây dựng và
triển khai các biện pháp kiểm tra.
Nếu tiến hành các hoạt động không được dự định trước, không được lên
phương án trước thì khó hoặc khơng tập trung được các nguồn lực, không nỗ
lực tối đa, các điều kiện không được chuẩn bị tốt dẫn đến trục trặc nhiều, lãng
phí nhiều, hiệu quả thấp.
Nếu tiến hành hoạt động theo một kế hoạch, sai lầm chúng ta khơng chỉ
thu được ít kết quả, lợi ích, tổn phí nhiều mà cịn làm giảm sút lòng tin, làm

cho con người uể oải, chán chường, tổ chức bị rối loạn…
Trong kinh tế thị trường, chỉ cần dự bao, xét dùng sai đáng kể ở một
trong ba mặt nêu trên là nguy hiểm, dễ đi đến tổn thất to lớn, đổ vỡ.
Như vậy, trong kinh tế thị trường doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm
đầu tư cho công tác dự báo nhu cầu của thị trường, dự báo về các đối thủ cạnh

Vũ Bình Minh

18

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

tranh và về năng lực của chính bản thân doanh nghiệp trong tương lai. Về dự
báo nhu cầu: Đối với một số hàng hố dịch vụ có nhu cầu tăng (giảm) tương
đối ổn định, ví dụ như: lương thực, nhiên liệu… có thể sử dụng khối lượng và
xu hướng quá khứ, đối với những hàng hố có nhu cầu tăng (giảm) theo chu
kỳ với biên độ lớn, ví dụ như quần áo, thời trang… cần xét đến các giai đoạn
của chu kỳ sống của sản phẩm khi dự báo; đối với nhiều hàng hoá như xăng
dầu… cần xét đến các yếu tố tác động đến nhu cầu trong cùng tương lai như
năng lượng thay thế… để dự báo nhu cầu. Dự báo các đối thủ cạnh tranh
trong cùng một tương lai là việc cực kỳ quan trọng và là khâu yếu kém nhất
của ta từ trước đến nay. Phải dựa vào xu hướng thay đổi chính trị, quan hệ
giữa các nước, dựa vào kết quả nghiên cứu chiến lược kinh doanh của các tập
đồn, các hãng, các cơng ty sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh… Phải đầu tư thoả
đáng cho hoạt động tình báo, gián điệp kinh tế… mới có thể dự báo tương đối

chính xác về các đối thủ cạnh tranh.
Quy trình định hướng và chuyển hướng hoạt động của doanh nghiệp
gồm các bước như: Nhận biết cơ hội, thách thức; Tập hợp, kiểm định các cơ
sở, căn cứ; Xây dựng một số phương án; Chính thức quyết định chọn phương
án phát triển hoạt động…
Hình thành
các ý tưởng
về hoạt động

Xây dựng các
phương án
phát triển hoạt
động

Tìm hiểu cụ
thể, thu thập
thơng tin, kiểm
định dữ liệu

Cân nhắc,
chính thức lựa
chọn hoạt
động

Bước 1: Hình thành ý tưởng về hoạt động trên cơ sở nhận biết cơ hội,
thách thức
Quan sát, phân
tích, dự báo tình
hình thị trường


Nhận biết cơ hội
kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh
(sơ bộ lựa chọn hoạt
động kinh doanh)

Sau khi có ý tưởng về hoạt động thông qua việc nhận biết cơ hội, nguy
cơ, sức ép người ta tiến hành dự đốn, tìm hiểu cụ thể, tương đối chính xác
chúng để đi đến chính thức xác định các nội dung của bản kế hoạch hoạt
động.
Vũ Bình Minh

19

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Bước 2: Tập hợp, kiểm định các cơ sở, căn cứ liên quan
Khơng có bột khơng gột nên hồ. Phải có các cơ sở, căn cứ, ngun liệu
thì mới có thể xây dựng được phương án phát triển hoạt động của doanh
nghiệp. Như vậy, bước thứ 2 của việc xây dựng các phương án phát triển là
phải tập hợp, kiểm định và thống nhất các cơ sở, căn cứ phục vụ cho việc xác
định các chỉ tiêu kế hoạch. Các cơ sở, căn cứ phục vụ cho lập kế hoạch là các
kết quả dự báo về nhu cầu, về các nguồn đáp ứng khác như các đối thủ cạnh
tranh và về năng lực của chính doanh nghiệp. Khó khăn trong việc đảm bảo

mức độ đầy đủ và chính xác của các cơ sở căn cứ lập kế hoạch có rất nhiều.
Trước hết, dự báo những gì xảy ra trong tương lai khơng thể hồn tồn chính
xác. Và các kế hoạch thường có quan hệ hữu cơ với nhau. Kế hoạch này tạo
ra cơ sở, căn cứ cho kế hoạch kia và ngược lại. Ví dụ kế hoạch xây dựng một
số khu cơng nghiệp mới ở thành phố Hà Nội tạo ra nhiều cơ sở, căn cứ cho
các kế hoạch phát triển các mặt khác như: cơ sở hạ tầng, thương mại, dịch vụ,
giáo dục… Kế hoạch đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, kế hoạch phát
triển các khu công nghiệp là cơ sở, căn cứ cho lập kế hoạch phát triển xi
măng, thép xây dựng, kế hoạch phát triển khách sạn, du lịch, kế hoạch đào tạo
và đảm bảo việc làm…
Bước 3: Xác định các phương án phát triển hoạt động
Một phương án phát triển hoạt động của doanh nghiệp có 3 phần: phần
mục đích và các mục tiêu, phần các cặp sản phẩm – khách hàng và phần tài
chính – nguồn lực. Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ với
nhau. Xác định phần này phải giả định, lường định 2 phần còn lại.
Xác định, đưa ra mục đích, các mục tiêu (cây mục tiêu) định lượng cụ
thể, rõ ràng có thể được coi là bước thứ 2 của quy trình lập kế hoạch. Một
hoạt động có thể nhằm một số mục đích. Mục đích là những kết quả cuối
cùng, hiệu quả mà chúng ta dự định ( dự kiến, kỳ vọng ) đạt được sau toàn bộ
hoạt động, là những thứ thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển. Từ xa xưa
người ta đã tổng kết rằng, con người thường quan tâm đến lợi, danh và oai
ốch. Ngày nay chúng ta thấy con người có các nhu cầu như: nhu cầu thu
nhập (làm để có tiền), nhu cầu hiểu - biết, nhu cầu thể hiện mình trước người
khác…Mục đích của đội( câu lạc bộ) bóng đá là thu nhập, danh tiếng, sự tồn

Vũ Bình Minh

20

Lớp CHQTKD 2005 - 2007



Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

tại và phát triển của từng thành viên và của cả câu lạc bộ. Mục đích của doanh
nghiệp là lợi nhuận cao bền lâu
Mục tiêu, mục đích được xác định phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1- Mục đích mục tiêu phải được xác định rõ ràng trước khi tiến hành
hoạt động;
2- Số lượng mục đích đồng thời và độ lớn của từng mục đích phải hợp
lý;
Như trên đã trình bầy kế hoạch hố (kế hoạch) có ba phần quan hệ hữu
cơ với nhau.
Thay đổi một trong ba phần là phải điều chỉnh (thay đổi) hai phần còn
lại, kết quả cho ta một phương án kế hoạch
Người ta thường dựa vào kinh nghiệm, ý kiến chuyên gia để xây dựng
một số phương án kế hoạch (2-5phương án). Nhiều phương án quá sẽ rất tốn
kém và khó khăn cho việc lựa chọn.
Sau khi tìm được các phương án người ta tiến hành đánh giá chúng dựa
vào mức độ tin cậy của các cơ sở, căn cứ và dựa vào mục tiêu, mục đích cần
ưu tiên trong trường hợp, giai đoạn cụ thể. Một phương án có thể có lợi nhuận
cao nhất song cần vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn đầu tư chậm:
phương án khác nữa có thể thích hợp hơn với các mục tiêu dài hạn của công
ty.
Bước 4: Lựa chọn và chính thức quyết định phương án phát triển hoạt
động
Lựa chọn phương án phát triển kinh doanh là so sánh, cân nhắc các
phương án đã được xây dựng về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu

quả kinh tế - xã hội, về các mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ
hơn của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương
án kế hoạch tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất… Trong trường hợp phải
so sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và
máy điện toán.
Phương án phát triển hoạt động của doanh nghiệp phải bao gồm sự thay
đổi về thành phần sản phẩm – khách hàng; sự thay đổi về chất lượng và sản
Vũ Bình Minh

21

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

phẩm của từng sản phẩm và thay đổi về cơ cấu sản phẩm. Những thay đổi đó
phải được đưa ra sau khi có và xem xét nghiêm túc các cơ sở, căn cứ và về
mặt hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, trong quá trình xây dựng phương án phát triển hoạt động của
doanh nghiệp cần nghiên cứu công phu từng mặt và phối hợp các mặt sau để
có kết quả làm cơ sở, căn cứ:
1. Nhu cầu của các thị trường mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp
Để dự báo nhu cầu của thị trường về một hàng hoá cụ thể chúng ta phải
nghiên cứu, nhận biết được: thị trường mục tiêu cụ thể, các yếu tố tạo nên,
ảnh hưởng; thời đoạn dự báo nằm ở giai đoạn nào trên chu kỳ sống của hàng
hố đó. Đối với một số hàng hố có xu hướng tăng trưởng nhu cầu ổn định ta
sử dụng phương pháp mơ hình hố thống kê, phương pháp nội suy. Đối với

hàng hố có xu hướng tăng trưởng nhu cầu không ổn định ta sử dụng phương
pháp nội suy kết hợp với ý kiến về mức độ làm tăng (giảm) bất thường do một
số yếu tố cụ thể của các chuyên gia.

A
-

+++

++

---

-+

B

+

t
tqk

tn

ttl

Hình 1.2: Kết hợp phương pháp suy ra xu hướng cho tương lai
từ quá khứ với xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tương lai
khi dự báo nhu cầu của thị trường


Vũ Bình Minh

22

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


Luận văn cao học quản trị kinh doanh

Trường ĐHBKHN

Khi dự báo nhu cầu của thị trường về một loại hàng hố nào đó cần
nghiên cứu các yếu tố tạo nên, ảnh hưởng và lượng hoá mức độ. Các yếu tố
tạo nên, ảnh hưởng đến nhu cầu của một loại hàng hoá cụ thể trên thị trường
thường là:
- Sự cần thiết và mức độ hấp dẫn của bản thân hàng hoá đó
- Nhận thức của người tiêu dùng
- Khả năng thanh tốn của người tiêu dùng
- Mơi trường văn hố, thói quen tiêu dùng
- Chính sách điều tiết của nhà nước…
2. Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp trong cùng một tương lai:
Những ai và họ có yếu tố năng lực cạnh tranh nào hơn hoặc kém so với
của ta trong cùng một thời điểm, thời đoạn của chiến lược kinh doanh… Cần
tìm hiểu và đánh giá bằng điểm các yếu tố cảu năng lực cạnh tranh. Trên cơ
sở nhu cầu của thị trường mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh chúng ta tìm, chỉ
ra cơ hội kinh doanh.
3. Khả năng, năng lực thực sự, cụ thể của ta về số lượng, chất lượng, giá
và thời hạn, thuận tiện giao dịch, xem hàng, vận chuyển, thanh toán, dịch
vụ sau bán hàng… Sau khi so sánh năng lực cạnh tranh của ta làm rõ, chỉ ra
mức dộ hiệu quả sử dụng cơ hội kinh doanh của ta.

Đối thủ cạnh tranh

Ta
∆1 < ∆2

T1

Thời gian

T2

Hình 1.3: Vị thế trong cạnh tranh
Vũ Bình Minh

23

Lớp CHQTKD 2005 - 2007


×