Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Bài tập nhóm khởi sự kinh doanh lập KH kinh doanh kem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 58 trang )

Mục lục
Tóm tắt............................................................................................................ 3
Nội dung.......................................................................................................... 4
I.

Giới thiệu cơng ty............................................................................... 4
1. Mô tả công ty.................................................................................... 4
2. Sản phẩm.......................................................................................... 4

II. Bối cảnh thị trường................................................................................. 5
1. Đánh giá ngành................................................................................ 5
2. Đặc điểm khách hàng..........................................................................7
3. Đối thủ cạnh tranh.............................................................................. 8
III. Kế hoạch marketing............................................................................. 9
1. Đánh giá thị trường........................................................................... 9
2. Thị trường mục tiêu...........................................................................9
3. Kế hoạch xúc tiến............................................................................ 12
4. Kế hoạch giá..................................................................................... 13
5. Kế hoạch phân phối...........................................................................16
6. Kế hoạch ngân quỹ........................................................................... 17
7. Dự tính doanh thu............................................................................17
IV. Kế hoạch sản xuất................................................................................ 17
1. Nguyên liệu trong sản xuất...............................................................17
2. Sơ đồ quy trình sản xuất....................................................................18
3. Giới thiệu thiết bị sản xuất................................................................19
4. Sản phẩm........................................................................................... 21
V. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp.........................................................23
1. Kế hoạch......................................................................................... 23
2. Lịch trình........................................................................................ 29
VI. Bộ máy quản trị................................................................................... 30


1


VII. Rủi ro cơ bản và biện pháp đối phó....................................................31
1. Rủi ro................................................................................................. 32
2. Giải pháp........................................................................................... 33
VIII. Kế hoạch tài chính............................................................................ 34
1. Nguồn vốn và tài sản.........................................................................34
2. Chi phí hoạt động..............................................................................35
3. Doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến................................................35
4. Đánh giá......................................................................................... 48
Điều lệ Công ty............................................................................................. 51

2


Tóm tắt
Tóm tắt
Xuất phát từ niềm đam mê vơ hạn với kem, mong muốn đem lại một hình thức
thưởng thức kem hoàn toàn mới, tiện lợi hơn và đặc biệt hơn
Sản phẩm của Blue Bunny với nhiều đặc tính vượt trội
 Khơng hoặc ít đường, ít béo
 Các loại kem đóng gói, trang trí khơng chỉ nhanh, tiện dụng mà cịn mang ý nghĩa
chủ đề riêng
 Khách hàng có thể tự thiết kế, đặt khn theo sở thích của mình
Chúng tới hướng tới khách hàng là các bạn học sinh, sinh viên, những bạn yêu
thích đồ ngọt, những người cần một không gian gặp gỡ hay những người không thể tìm
được quán kem chất lượng ở gần, và đặc biệt những người thích ăn kem mà lại sợ béo.
Mơ hình kinh doanh đầy sáng tạo, môi trường làm việc năng động, luôn hướng tới bảo vệ
môi trường, luôn cố gắng đổi mới sản phẩm phù hợp với mọi khách hàng. Blue Bunny

đảm bảo mang lại nhiều tải nghiệm mới cũng như sự hài lòng đối với khách hàng.
Sản phẩm đảm bảo được bảo quản trong điều kiện thích hợp ( -30 độ C), đủ dự trữ
trong 3 ngày và 10 lít/ lần sản xuất
Doanh nghiệp ln tìm kiếm và liên kết với các nhà cung cấp nguyên liệu đảm bảo
chất lượng, rõ nguồn gốc. Đào tạo, huấn luyện nhân viên được xem trọng hàng đầu và
tiến hành hàng tháng, hàng năm. Luôn cố gắng để mở rộng quy mô hoạt động, tạo điều
kiện thuận lời cho những ai muốn ăn kem mà ngại đi xa qua mơ hình bán hàng trên xe di
động.
Với tổng số vốn đầu tư ban đầu dự kiến là 450.000.000 đồng, chúng tôi sẽ đạt
doanh thu trung bình hàng tháng là 135.000.000 đồng, tương đương 150 suất kem/ ngày.
Kế hoạch tài chính đã bao gồm những chi phí cố định và biến đổi có thể có được trừ vào
doanh thu hàng năm và thuế. Ước tính dự án sẽ đem lại hơn 150.000.000 đồng bằng 1/3
số vốn đầu tư ( hệ số ROA lên tới hơn 0,3) đủ thấy được tiềm năng của mơ hình.

3


Nội dung
I. Giới thiệu công ty
1. Mô tả công ty
I.1. Tên công ty : Blub Bunny
I.2. Địa điểm : P306 – 54 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân – Hà Nội
I.3. Ngành nghề kinh doanh : Sản phẩm đông lạnh
I.4. Tầm nhìn: Trở thành biểu tượng niềm tin trên khắp cả nước về một sản
phẩm từ tươi mới vì sức khỏe cũng như sự thoải mái trong cuộc sống của khách hàng
I.5. Sứ mệnh: Là nhà cung cấp và cống hiến cho xã hội những sản
phẩm tươi ngon, mới mẻ, nhằm nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng tốt nhất
I.6. Giá trị cốt lõi :
 Chất lượng: Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng quy trình sản

xuất àn tồn, sạch sẽ là quyết định cho sự tồn tại của công ty
 Đạo đức: Gia tăng giá trị,cống hiến những sản phẩm chất lượng tốt
nhất cho xã hội, khách hàng theo các tiêu chuẩn đã được thiết lập,hành động một cách có
đạo đức.
 Đam mê: Đam mê là nguồn động lực thúc đẩy sự sáng tạo và khơi gợi
hứng thú làm việc của nhân viên. Từ đó, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất
 Với quan điểm phát triển bền vững dựa trên khơng ngừng hồn thiện
nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ mơi trường và xây
dựng văn hóa doanh nghiệp,cơng ty đưa ra thị trường các sản phẩm độc đáo trong công
thức, tạo sự thoải mái, hài long và ngon miệng cho người sử dụng, có khả năng cạnh
tranh được với các sản phẩm kem khác trên cả nước.
2. Sản phẩm
2.1. Tên sản phẩm : Kem tươi
2.2. Đặc tính vượt trội
 Ít đường, ít béo do làm từ hương liệu hoa quả, socola, vani,bơ sữa...
 Kem Diet cream, zero calo và kem lowcab dành cho người ăn kiêng
 Trình bày theo khn mẫu đa dạng, dễ thương, sáng tạo
 KH được tự design và gửi thông điệp cho từng sản phẩm kem theo yêu
cầu của khách hàng
 Đề cao bản ngã, cái tôi của người mua
 Hương vị tự nhiên và hấp dẫn từ khứu giác
 Đóng gói lịch sự, tiện dụng, phục vụ nhanh chóng
II. Bối cảnh thị trường

4


Kem tươi là món ăn gắn liền với rất tuổi thơ và cuộc sống của rất nhiều người từ
người lớn tuổi tới trẻ thơ, nhu cầu cao và độ phổ biến khiến cho đây luôn là một sản
phẩm tiềm năng trong ngành giải khát. Cửa hàng kem không những đáp ứng nhu cầu cao

của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, bắt nhịp cùng cuộc sống, mà cịn góp phần vào sự
phát triển kinh tế xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, con người tham gia rất nhiều hoạt
động, nhiều cơng việc để có thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân song con người lại
càng có ít thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi, vì vậy một cửa hàng kem sẽ đáp ứng được
nhu cầu thư giãn hàng ngày trong những bộn bề của cuộc sống. Do dó, nhu cầu cần có
cửa hàng kem ngon, độc đáo, giá cả thích hợp và cách trang trí đẹp là rất cần thiết.
Các quán kem hiện nay rất nhiều, nhưng khơng phải là dễ dàng để có thể đáp ứng
được đúng và đủ những điều mà khách hàng thực sự muốn. Các cửa hàng nhỏ với giá
bình dân và phân bố nhiều thì trang trí q đơn giản và chưa có đầu tư cho sản phẩm, các
thương hiệu nổi tiếng thì chỉ tập trung ở các trung tâm thương mại và giá kem không hề
phù hợp với mong muốn khách hàng. Tất cả những điều trên cho thấy nhu cầu để có quán
kem để vừa đáp ứng nhu cầu và độc đáo riêng không hề đơn giản, rất cần thiết được triển
khai.
1. Đánh giá ngành
a) Market demand (cầu thị trường)
Thị trường kem tại Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng. Theo Euromonitor
2015 cho biết, thị trường thực phẩm lạnh có giá trị khoảng 15.940 tỷ đồng, trong đó thị
trường ngành kem là 2.400 tỷ đồng, sữa chua là 9.300 tỷ đồng, các thực phẩm mát & lạnh
khác 4.240 tỷ đồng.
b) Market size (quy mô thị trường)
Ngành kem Việt ghi dấu ấn bởi các ông lớn top đầu như KIDO, Vinamilk, Thủy Tạ,
Tràng Tiền, Bạch Đằng.... và ở nhiều phân khúc khác nhau.

5


Vinamilk có thế mạnh ở các siêu thị. KIDO với các sản phẩm kem que, kem hộp,
kem ốc quế, kem viên… ở tất cả các phân khúc phổ thông, trung cấp, cao cấp với hơn
30.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thế mạnh của KIDO là các sản phẩm phù hợp với
khẩu vị người Việt ở các phân khúc bình dân, trung cấp. Thủy Tạ, Tràng Tiền lại ở phân

khúc bình dân. Các thương hiệu kem nước ngồi như Buds, Fanny hay Baskin Robbins
thì lại tập trung ở các dịng phân khúc trung và cao cấp.
Cũng theo báo cáo của Euromonitor International 2015, KIDO đang dẫn đầu
ngành kem với thị phần 36,9% và bỏ xa đối thủ gần nhất với chỉ 10,3% thị phần. Tăng
trưởng doanh thu của ngành lạnh KIDO (kem& sữa chua) năm 2015 là 30% so với năm
2014. Tập đồn này cịn cho biết, thương hiệu Merino, Celano, Wel Yo có mức tăng
trưởng doanh thu lần lượt 16%, 16% và 80% trong năm 2015.

6


Có thể thấy, mỗi phân khúc đều có một “đế chế” và ranh giới khá rõ ràng. Tuy
nhiên, theo CTCP CK FPT (FPTS), sự sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và
lối sống mới của giới trẻ, sự tăng trưởng trong thu nhập sẽ dần đẩy thị phần của các hãng
kem ngoại tăng lên. Cùng với sự thay đổi này, cơ cấu khách hàng cũng sẽ dần dịch
chuyển từ tầm phổ thông sang mức trung và cao cấp, đây sẽ là áp lực với doanh nghiệp
Việt Nam trong tương lai.
2. Đặc điểm khách hàng
Trẻ em, học sinh, sinh viên là khách hàng chủ yếu của chúng tôi vì đây là tầng lớp
có nhu cầu lớn về đồ ngọt, cần địa điểm thư giãn, checkin, tụ tập với bạn bè. Cụ thể, phân
khúc khách hàng hướng tới đó là giới trẻ - độ tuổi từ 5-25. Đây là nhóm khách hàng có
nhu cầu về giải trí, vui chơi của họ là những quán kem, quán café, trà đá nơi vừa đông vui
vừa đẹp mắt và tiện lợi cao ... chiếm phần đơng.
Định hướng đặc điểm nhóm khách hàng:

7





Học sinh, sinh viên



Người yêu thích đồ ngọt



Những người cần một địa điểm tụ tập, ngồi với nhau



Bận rộn hoặc khơng thể đi xa tìm 1 cửa hàng kem chất lượng



Kem dành cho người giảm cân

Do khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh viên nên họ có cách sống của họ đơn
giản, dễ gần gũi. Khi đến cửa hàng, điều mà họ quan tâm nhất là sự tiện lợi, giá cả, điểm
độc đáo, hương vị và cuối cùng là khơng gian. Ngồi ra, theo tìm hiểu qua các cuộc nói
chuyện với khách hàng chúng tơi được biết khi đến đây họ cịn cân nhắc những điều sau
 Có nhiều loại kem ngon khơng?
 Mức giá có phù hợp khơng?
 Ở đâu?
 Có gì đặc biệt?
 Ăn kem có béo khơng?
Đây là nhóm khách hàng có rất nhiều nhu cầu khác nhau, vì vậy đáp ứng được tất
cả nhu cầu của họ sẽ mang lại cho quán một lợi thế cạnh tranh lớn trong trong môi trường
kinh doanh “ giải trí- giải khát” ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay.

3. Đối thủ cạnh tranh
Mặc dù mở ra cửa hàng kem có nhiều điều kiện khách quan cũng như chủ quan
thuận lợi. Nhưng để thành công không phải là chuyện dễ vì khơng chỉ có của hàng của
mình ,mà còn nhiều cửa hàng hiện nay cũng đang tham gia lĩnh vực này nên các đối thủ
cạnh tranh là rất lớn, họ cũng muốn đạt những gì họ muốn, do đó chúng tơi phải làm tốt
hơn đối thủ thì mới thu hút được khách hàng.
Thị trường kem Việt Nam chưa có “thủ lĩnh”, cụ thể chỉ có 30% thị phần thuộc về
các tên tuổi, thương hiệu lớn, còn lại 70% vẫn là từ các quán kem, cửa hàng kem còn lại
trên cả nước. Vinamilk với phân khúc phổ thơng, bình dân và KIDO với phân khúc trung
và cao cấp và rất rất nhiều các cửa hàng, quán kem nằm trong 70% thị phần thị trường là
cạnh tranh không hề dễ dàng với các cửa hàng kem mới trong nước.
a. Đối thủ cạnh tranh chính
Song các đối thủ cạnh tranh chính ở phân khúc bán lẻ, cửa hàng kem lại chính là
các thương hiệu nước ngoài, sau khi vừa mới gia nhập mạnh mẽ, đặc biệt khi thương hiệu
kem Mỹ nổi tiếng là Buds tiến vào Việt Nam. Theo sau đó, các thương hiệu kem ngoại
lớn như BaskinRobbins, Snowee, Swensens, Hagen-Dazs, Fanny, Dairy Queen... đều lần
lượt có mặt tại Việt Nam. Những thương hiệu này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn
như Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu…

8


b. Quy mơ, tình trạng đối thủ
Theo một báo cáo phân tích của CTCK FPT (FPTS), Baskin Robbins đã có 23 cửa
hàng sau 3 năm tiến quân vào Việt Nam, Buds có 8 chi nhánh, 6 cửa hàng franchise và 7
kios. Fanny có 4 cửa hàng ở TP.HCM và 1 cửa hàng ở Hà Nội. Những thương hiệu ngoại
này chủ yếu tập trung vào phân khúc trung và cao cấp với các cửa hàng lớn đặt tại các
trung tâm thương mại hoặc các địa điểm “đắc địa” tuy vậy vẫn chưa thể phủ sóng dày
đặc, hay dễ dàng bắt gặp.
Sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và lối sống mới của giới trẻ, sự

tăng trưởng trong thu nhập sẽ là lợi thế không nhỏ gây áp lực cho các quán kem nội địa.
c. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
STT

Các nhân tố

Mức
độ xXx
quan trọng
1
Giá cả
0.3
5
2
Chất lượng sản 0.2
3
phẩm
3
Độ đa dạng hóa 0.2
3
sản phẩm
4
Địa điểm
0.2
4
5
Mức độ tiện lợi 0.1
3
Tổng
1

3.8

Baskin Robbins

KIDO food

3
4

4
2

4

2

2
2
3.1

3
2
2.8

III. Kế hoạch marketing
1. Đánh giá thị trường
Việc giải trí nhằm xả stress sau mỗi nhiều giờ học tập, làm việc đang là
nhucầu cấp thiết của con người. Kem là món ăn gắn liền với tất cả mọi người từ trẻ
nhỏ đến người già. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều quán kem nhưng vẫn chưa
thể đáp ứng hết được nhu cầu của khách hàng. Khách hàng chủ yếu là học sinh, sinh

viên những người thích tụ tập với bạn bè nên đây sẽ là thị trường khá tiềm năng để
kinh doanh sản phẩm kem.
2. Thị trường mục tiêu
2.1. Mục tiêu quán hướng đến
- Sản phẩm phong phú, đa dạng, đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ trung, chuyên
nghiệp, luôn luôn nở nụ cười với thực khách, cùng phong cách phục vụ chuyên
nghiệp sẽ mang lại cho bạn một cảm giác thật gần gũi và ấm cúng…
- Cửa hàng sẽ là nơi thư giãn của mọi khách hàng, là nơi gặp gõ giao lưu bạn
bè thú vị sau những những khoảng thời gian mệt mỏi.

9


- Tối đa hố sự hài lịng của khách hàng
- Về mục tiêu lợi nhuận, cửa hàng phấn đấu: Đạt được lợi nhuận ngay từ năm
đầu hoạt động.
 Phân đoạn thị trường: Phân đoạn thị trường khiến cho khách hàng
thỏa mãn nhu cầu và ngươc lại sẽ dẫn đến mối quan hệ tốt, lâu dài hơn giữa người
mua và người bán. Vì vậy phân đoạn thị trường là yếu tố cần thiết để thực hiện quan
điểm marketing có hiệu quả.
Trẻ em, học sinh, sinh viên là khách hàng chủ yếu của chúng tơi vì đây là tầng
lớp có nhu cầu lớn về đồ ngọt, cần địa điểm thư giãn, checkin, tụ tập với bạn bè.Cụ
thể, phân khúc khách hàng hướng tới đó là giới trẻ - độ tuổi từ 5-25. Đây là nhóm
khách hàng có nhu cầu về giải trí, vui chơi của họ là những quán kem, quán café, trà
đá nơi vừa đông vui vừa đẹp mắt và tiện lợi cao ...chiếm phần đông.
 Đánh giá các phân đoạn thị trường
Các tiêu thức để thực hiện phân đoạn thị trường
Địa lý
Dân số- Xã hội


Tâm lý

Hành vi tiêu dùng

Gần khu trung tâm Hà Nội, gần khu dân cư Timescity, ĐH
KTQD,…
Tuổi: từ 5-30 tuổi
Thu nhập: thu nhập trung bình, có cả kem với giá cả tầm
thấp dễ dàng mua được
Thích kem, thích chỗ check in đẹp, tụ tập dễ dàng,
Khu đơng vui, gần trường và nơi làm việc, giá cả phải
chăng, phục vụ tận tình,…
Lý do mua: có nhu cầu ăn kem ngon, quán view đẹp, kem
đa dạng và có giá cả, kích cỡ vừa phải với học sinh, sinh
viên
Tỷ lệ hài lòng: thu thập tỉ lệ hài lòng của khách hàng qua
các app như Foody hay Lozi,…
Tính trung thành với sản phẩm: đảm bảo khách hàng sẽ
quay trở lại với cửa hàng, khơng để khách hàng có ân tượng
xấu cới cửa hàng trong những lần đến thưởng thức kem.

 Mục tiêu và khả năng của công ty
Trên cơ sở phân tích mục tiêu và thơg tin thu thập từ thị trường của hàng đưa
ra một số chiến lược kinh doanh như sau:
- Liên kết với các nhà cung cấp lớn để tạo ưu thế về nguồn nguyên liệu
- Đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng

10



- Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
- Luôn đưa vào những sản phẩm mới với hương vị hấp dẫn, nhiều hình dạng
ngộ nghính nhằm thu hút khách hàng.
2.2. Chiến lược marketing
 Mục tiêu chiến lược
- Trước tiên là mục tiêu lợi nhuận: đây là mục tiêu không thể thiếu đối với
mỗi một dự án kinh doanh.
- Thế lực trong kinh doanh: Khi dự án đưa vào hoạt động và ngày một phát
triển thì điểm giữ xe có thể chiếm lĩnh được thị trường, khả năng cạnh tranh cao,
mức độ sinh lời ngày càng tăng trong kinh doanh.
- An toàn trong kinh doanh: Mọi hoạt động của dự án đều được thể hiện mức
độ an toàn là rất lớn, mức độ xảy ra rủi ro là khơng cao và có thể đề phịng và ngăn
ngừa rủi ro có thể xảy ra.
- Mục tiêu nhân văn: Tạo công ăn việc làm cho xã hội, bảo vệ môi trường sinh
thái, không gây ùn tắc giao thơng
 Hình thức quảng cáo:
- Phát tờ rơi quảng cáo tại các trường ĐH, trung học, các công ty và người
trung niên ở khu vực xung quanh đó. (1000 tờ rơi phát trong tháng đầu, sau đó có thể
cân nhắc phát thêm hay không). Mỗi tờ rơi giảm 10% cho 1 ly, nhưng không cộng
gộp với nhau
- Quảng cáo thơng qua các hình thức chủ yếu treo băng rơn ở các tuyến
đường chính.Trong tuần đầu khai trương khách hàng sẽ được giảm giá 50% trong
ngày đầu và 30% trong các ngày tiếp theo cho tất cả các sản phẩm.
- Làm hình nộm chiếc kem tại mặt tiền của quán Kem để thu hút khách đi
đường nhìn thấy và ghi nhớ.
3. Kế hoạch xúc tiến.
Để khuyến khích và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty,
chúng tôi đưa ra 1 số hoạt động xúc tiến như sau:
3.1. Hoạt động quảng cáo, khuyến mại
Chúng tôi sẽ quảng cáo trên mạng xã hội FB, Lozi, Foody,… là những trang

web review đồ ăn, giá cả, comment của khách háng sau khi đã thử sản phẩm đồ ăn
thức uống, cũng như nó gợi ý những địa điểm cho khách hàng lần đầu đến thưởng
thức những món mới lạ. chính sách khuyến mại qua rất nhiều hình thức như check in

11


được discount 10%, tích điểm đủ số lần nhất định sẽ được miễn phí một món của
qn, đánh giá qn 5 sao sẽ được tặng bánh, quà,…
VD: giao diện trên trang web Foody.vn, lozi.vn

Một số chương trình quảng bá sản phẩm
3.2. Chương trình khuyến mãi
- Chương trình khuyến mại được áp dụng tự động theo mức độ ưu tiên đã cài đặt
trước đó. Khơng giới hạn số lượng chương trình khuyến mại áp dụng
- Nhiều hình thức khuyến mại cho doanh nghiệp lựa chọn: Khuyến mại sản phẩm,
Coupon, Chiết khấu đơn hàng, Chiết khấu sản phẩm,...
- Tích điểm theo nhiều phương thức: Tặng điểm, Tặng tiền tích lũy, Trừ điểm, Trừ
tiền tích lũy,...
VD: mẫu quảng cáo chương trình khuyến mãi
Chương trình khuyến mãi “Trời nóng muốn tránh nắng nên ăn gì ! “
Ngày đăng tin: 23/5/2016
Chương trình khuyến mãi “Trời nắng nên Ăn Gì?” của kem Bunny áp dụng tại tất
cả cửa hàng từ 10h đến 14h, từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần, giá chỉ với 30.000đ/phần.
Mỗi ngày nắng nóng bạn lại phân vân với câu hỏi “Trời nắng nên Ăn Gì?” Giờ
đây, câu trả lời thật đơn giản với phần kem tuyệt ngon cộng với đồ ăn mặn khác, quá đủ

12



cho một buổi thư giản chỉ với 30.000đ. Bất kể bạn đang ở văn phòng, hay trường học hãy
đến thưởng thức tại các cửa hàng của kem BUNNy Thật ngon, thật tiết kiệm!
 1 Patbingsu (vừa) + 1 kem que = 30.000
 1 Kem Cá + 1 kem ốc quế + 30.000
 1 Kem hoa quả + nước ép + kem ốc quế +40.000
 V.v… còn rất nhiều kết hợp tiết kiệm khác
Thời gian khuyến mãi: từ nay đến hết 30/5/2016
Điều kiện tham dự khuyến mãi
+ Chương trình áp dụng tại tất cả các cửa hàng của kem Bunny.
+ Không áp dụng cho thẻ giảm giá và các chương trình khuyến mại khác
- Ngồi ra cịn có rất nhiều hoạt động quảng bá sản phẩm
+ Ăn thử miễn phí
+ Tổ chức một cuộc thi, rút thăm trúng thưởng, hay giảm giá mộ số
sản phẩm và quảng bá hoạt động đó thật rầm rộ
+ Đề nghị khách hàng làm người chứng nhận cho sản phẩm của bạn
+ Một hình thức tạo “giấy chứng nhận” miễn phí và dần gây dựng độ
tín nhiệm cho website, từ đó giúp thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp.
4. Kế hoạch giá
 Phương pháp định giá sản phẩm:
a. Phương pháp định giá cộng chi phí (markup pricing hoặc cost-plus
pricing)
Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính theo cơng thức:
Giá sản phẩm = Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + 1 khoảng lợi
nhuận/từng sản phẩm
b. Phương pháp định giá dựa trên điểm hòa vốn (Break-even point pricing):
Theo phương pháp này, giá sản phẩm sẽ được tính dựa trên cơng thức:

hoặc

13



Cửa hàng chúng tôi sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm đa dạng về chủng loại
với nhiều mức giá khác nhau dành cho mọi đối tượng khách hàng từ người có thu
nhập thấp đến người có thu nhập cao, từ công nhân, học sinh, sinh viên đến các
doanh nhân, công nhân viên… phù hợp với mọi lứa tuổi.
Sản phẩm

Giá

Kem cây: vị sữa, đậu phộng, sô cô la,…

5.000/cái

Kem ly

20.000/ly

Kem cao cấp

35.000/ly

Kem đá bào (patbingsu)

45.000/bát

Kem trái cây

25.000/ly


Kem ốc quế

15.000/chiếc

Kem cá

30.000/chiếc

Kem cuộn

30.000/suất

Chính sách giá: ta định giá dựa vào đối thủ cạnh tranh,khách hàng tiềm năng,
địa điểm kinh doanh và dung lượng thị trường.Là quán mới mở nên cần thâm nhập
thị trường và khiến cho nhiều khách hàng biết đến nhãn hiệu của mình trước hết nên
giá ban đầu cần vừa phải, phù hợp với thu nhập của khách hàng và có thể cạnh tranh
được với những quán khác.
 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bảng giá của đối thủ cạnh tranh

14


Sản phẩm

Giá cả

Kem kitkat trà xanh – Số 40 Hàng Mành, Hoàn Kiếm

30k/chiếc


Kem trái cây – Số 40 Hàng Mành, Hoàn Kiếm

30k/chiếc

Kem cá Aboong – Số 45A Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm

45k/chiếc

Kem ốc quế – Patice – Số 42C Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

20k/chiếc

Kem tuyết – Hokkaido Snowie – Số 35 Hàng Lược, Hoàn Kiếm

(>60k suất)

Kem Fanny – Lẩu kem – Số 51 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm

300k/set/4 người

Kem dừa – Số 29 Hàng Than, Ba Đình

45k/quả

Kem cuộn – Mr.Rolly – Ngách 25 Ngõ 167 Tây Sơn, Khu TT ĐH Cơng 35k/suất
Đồn, Đống Đa

5. Kế hoạch phân phối


Cửa hàng
Cố định

15


Sản phẩm kem

Khách hàng
Cửa hàng di động

Nhu cầu đặc thù của thị trường
Thị trường Hà Nội
Thói quen tiêu dùng
Đa phần khách hàng ở hà nội dựa vào sự tin
tưởng và trải nghiệm đầu tiên với sản phẩm
hay dịch vụ đem lại, ln sẵn sàng đón nhận
những cái mới
Có 55% sẵn sàng chi tiền để thử tiêu dùng sản
phẩm mới
Họ là những người mua sắm nhanh và cũng
chú trọng hình thức của sản phẩm
Các loại kem của quán phải “Ngon+đẹp + giá
cả phù hợp”
Kênh phân phối

Phân phối cấp 0( phân phối trực tiếp đến
khách hàng)
1. Bán tại cửa hàng cố định
2. Bán tại cửa hàng di động ( trên ô tô,…)

Mục tiêu kế hoạch năm thứ 1
Đạt 150ly/ngày + 100(kem que+ ốc quế)/ngày
Giá trung bình mỗi ly 30.000đ
Kem que+ ốc quế giá TB là 10.000đ
Đạt được TR=5.500.000đ/ ngày
Tổng giá trị 2.007.500.000đ/ năm
Các hoạt động dự kiến để thực Nâng cao trình độ trang trí kem, nâng cao chất
hiện mục tiêu
lượng phục vụ, chính sách “ Khơng để khách
hàng chờ đợi q 30s”, thúc đẩy quảng cáo,
xúc tiến, khuyển mãi.
Mở thêm cơ sở ở nhiều tỉnh khác

Tiêu chí mở quán cố định

16


Đặt ở trung tâm thành phố Hà Nội, gần khu đơng dân cư ,gần các khu văn phịng,
gần trường học, ví dụ như Hồ Gươm, Times City, Royal City, trường Kinh tế Quốc
Dân
6. Kế hoạch ngân quỹ
Ngân quỹ cho hoạt động Marketing theo tỷ lệ % trên doanh số bán hàng là
6%/tháng. 2 năm đầu : 8 triệu / tháng và từ năm thứ 3 trở đi : 12 triệu / tháng
7. Dự tính doanh thu
Kịch bản Doanh thu trong các trường hợp :
Tốt nhất

150.000.000/ tháng


Xấu nhất

120.000.000/ tháng

Dễ xảy ra nhất

135.000.000 /tháng

IV. Kế hoạch sản xuất
1. Nguyên liệu trong sản xuất
1.1. Sữa và các sản phầm từ sữa
Tạo nên giá trị dinh dưỡng và hương vị cho kem. Sữa dùng cho sản xuất kem có
thể là sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa bột gầy, chất béo từ sữa như cream, bơ, hay chất
béo khan,… Yêu cầu quan trọng đối với sữa làm kem là phải có hàm lượng chất béo cao,
lượng chất béo trong sữa là yếu tố giúp tạo nên cấu trúc đặc trưng của sản phẩm.
1.2. Đường
Đường giúp tạo vị ngọt, hiệu chỉnh hàm lượng chất khô, tăng giá trị dinh dưỡng và
óp phần tạo cấu trúc sản phẩm. Ngồi đường lactose có sẵn trong sữa, thường sử dụng
đường sacharose, đường nghịch đảo và syrup giàu fructose.
1.3. Chất béo
Chất béo là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc của kem, có thể sử dụng dầu
thực vật như dầu nành, dầu cải, dầu dừa hay dầu hướng dương kết hợp với chất béo của
sữa để sản xuất kem. Hàm lượng dầu thực vật có thể chiếm 6-10% khối lượng kem thành
phẩm.
1.4. Chất nhũ hóa
Chất nhũ hóa có vai trị tăng khả năng liên kết giữa các hạt cầu béo, điều này quyết
định đến khả năng giữ nước của kem. Trong sản xuất kem, chất nhũ hóa thông dụng như

17



long đỏ trứng nhưng giá thành cao, ngồi ra có các chất nhũ hóa khác rẻ hơn như mono
hay diglyceride, các ester của sorbitol,…
1.5. Chất ổn định
Chất ổn định tạo ra mạng lưới không gian để hạn chế sự chuyển động tự do của
các phân tử nước, nhờ đó trong q trình lạnh đơng hỗn hợp ngun liệu để sản xuất kem,
các tinh thể đá xuất hiện sẽ có kích thước nhỏ, kem trở nên đồng nhất.
Chất ổn định dùng cho sản xuất kem thường là gelatin, casein, globuline,…
1.6. Chất tạo hương
Hương liệu cùng với sự tạo hình kem tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm kem. Các
loại hương liệu thường sử dụng như: vanilla, mùi cam, mùi sầu riêng, dâu, chocolate, mùi
cà phê,…
1.7. Chất màu
Màu sắc tạo sự lơi cuốn hấp dẫn cho kem từ cái nhìn đầu tiên. Các nhóm sản phẩm
cần tạo màu là các sản phẩm kem có hương vị trái cây. Kem có hương vị trái cây nào thì
cần có màu của loại trái cây ấy.
1.8. Ngun liệu khác
Nước và khơng khí: nước có tác dụng tạo tinh thể đá, tạo độ cứng cần thiết và tạo
cảm giác mát lạnh khi sử dụng sản phẩm. Khơng khí giúp cho sản phẩm có độ mềm, xốp.
Acid: việc bổ sung acid hữu cơ như acid citric, acid tartric,… ngồi việc tạo độ
chua thích hợp cho kem, cịn có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật có
trong sản phẩm.
Phụ gia chống vi sinh vật: thường sử dụng natri benzoat.
2. Sơ đồ quy trình sản xuất

18


3. Giới thiệu thiết bị sản xuất
3.1. Thiết bị làm lạnh

Lạnh đông là hạ nhiệt độ của sản phẩm xuống dưới nhiệt độ kết tinh của nước
trong sản phẩm đó.

19


Hình: kết cấu máy làm lạnh đơng sơ bộ

Hình: máy làm lạnh đông sơ bộ
3.2. Thiết bị làm cứng, tạo hình
Quá trình làm cứng: tạo độ vững chắc cho cấu trúc kem và tạo hình cho sản
phẩm. Là quá trình kết tinh hoàn toàn nước trong sản phẩm. Sản phẩm kem sau khi ra
khỏi thiết bị lạnh đông sợ bộ có thể chia thành 2 nhím:
+ Nhóm khơng cần làm cứng tạo hình: bao gồm kem hộp, kem tươi, kem

20


cung cấp vào các máy bán kem. Nhóm sản phẩm này sau khi được làm lạnh đơng sơ bộ
được rót trực tiếp vào hộp, bình chưa…để trong kho lạnh, sau đó vẩn chuyển đến nơi sử
dụng.
+ Nhóm cần làm cứng tạo hình: gốm kem cây, các loại kem có hình dáng,
kem sau khi được làm đông sơ bộ sẽ được đưa vào máy làm cứng tạo hình
4. Sản phẩm
4.1. Bảo quản
Kem thành phẩm được bảo quản trong nhiệt độ -30 oC, do đặc thù riêng về cấu
trúc, kem thành phẩm cần được bảo quản trong điều kiện đúng quy định để tránh những
biến đổi và hư hỏng về mặt chất lượng.
Khi bảo quản ở cửa hàng, kem thành phẩm nên được bảo quản ở nhiệt độ không
lớn hơn -18oC.

4.2. Mô tả sản phẩm
Kem được sản xuất dưới các hình thức:
- Kem que

-

Kem ốc quế

-

Kem hộp

21


-

Kem ly

- Kem cuộn

- Kem đá bào

22


- Kem tươi sản xuất trong máy
4.3. Số lượng sản xuất

1

2
3
4
5
6
7

Tên chủng loại
Kem que
Kem ốc quế
Kem hộp
Kem tươi
Kem ly
Kem cuộn
Kem đá bào

Số lượng
100 cái/ngày
100 cái/ngày
100 hộp/ngày
50 lít/ngày
50ly/ ngày
Tùy thuộc nhu cầu
Tùy thuộc nhu cầu

Số lượng sản xuất trong một ngày sẽ được thay đổi khi có những số liệu mới về
nhu cầu của khách hàng được cập nhật, và sản phẩm được tiêu thụ được thống kê.
V. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp
1. Kế hoạch
1.1. Các yêu cầu cần thiết giúp lập kế hoạch phát triển doanh nghiệp

a. Thiết lập mục tiêu cho sự phát triển
Môi trường kinh tế ngày các nhiều biến động, hội nhập mang lại nhiều cơ hội kinh
donah mới, những luồng văn hóa mới, nhu cầu giải trí-thư giãn của con người ngày càng
tăng cao, song song với nó là nhiều dịch vụ giải trí khác nhau cũng phát triển mạnh mẽ.
Đến với chuỗi cửa hàng của chúng tôi bạn sẽ được thưởng thức những ly kem thơm ngon,

23


mát lạnh với nhiều hương vị mới lạ, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm
việc.
Mục tiêu mà chúng tôi mong muốn mang lại
 Sản phẩm đồ uống đa dạng với các mặt hàng kem là chủ yếu.
 Mang lại cho bạn những giây phút thoải mái sau khi làm việc căng
thẳng.
 Bạn có thể thưởng thức thêm một số đồ ăn nhanh ngay tại quán.
 Tối đa hóa sự hài lịng của khách hàng
 Mang lại cho những khách hàng thân quen một sự thoải mái nhất mà
giá cả phải chăng. Khách hàng gần như không có lo lắng gì khi tới qn.
Mục tiêu lợi nhuận
Cần mở một quán kem tầm trung và một xe kem lưu động vào đầu tháng 4/2017
và trong vòng 3 tháng sẽ thu hồi được vốn bỏ ra và đến tháng thứ tư sẽ bắt đầu có lãi
rịng. Đó là mục tiêu ngắn hạn phải thực hiện, mục tiêu dài hạn được đề ra là mở một
chuỗi cửa hàng kem trên cả nước và mang về một mức lợi nhuận lớn.
b. Thúc đẩy sự tham gia của đội ngũ quản lý và nhân viên
 Gặp gỡ thường xuyên với đội ngũ quản lý và nhân viên để xem xét kết
quả và giám sát hoạt động hiện tại.
 Khuyến khích và thúc đẩy nhân viên được tham gia vào sự phát triển
của cơng ty.
c. Kiểm sốt chi phí

Một dịng tiền lớn hơn khơng phải ln ln có nghĩa là đang tạo ra lợi nhuận.
Kiểm sốt chi phí là u cầu rất quan trọng với tăng trưởng thành công.
d. Thường xuyên xem xét các mục tiêu
 Lên lịch đánh giá hàng tháng để xem doanh nghiệp của bạn hoạt động
như thế nào.
 So sánh kết quả thực tế với các mục tiêu, kế hoạch và ngân sách đặt ra.
Nếu kế hoạch phát triển của công ty không hiệu quả hoặc đang gặp phải vấn đề về tài
chính hoặc hoạt động thì hãy u cầu sự giúp đỡ ngay lập tức từ phía các đối tác hay các
tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp.
e. Phát triển những hệ thống báo cáo.
Xây dựng hệ thống báo cáo hiệu quả về tình trạng doanh nghiệp. Để thơng tin
được truy cập một cách nhanh chóng và dễ dàng thì chúng tơi có thể so sánh dự báo kinh
doanh với hiệu quả kinh doanh. Một hệ thống báo cáo tốt có thể cung cấp thơng tin liên
tục và cho phép công ty chúng tôi đưa ra quyết định nhanh chóng khi cần thiết.

24


1.2. Kế hoạch cụ thể
Do khách hàng của chúng tôi là tất cả mọi tầng lớp từ những người tầng lớp
thượng lưu, khách du lịch đến tầng lớp là sinh viên,…mỗi người có cách sống riêng của
họ có người thì thích sự sang trọng, có người thì thích sự đơn giản. Nhưng khi đến quán
điều mà họ quan tâm nhất là hình thức phục vụ và khơng gian có thoải mái hay khơng, sự
tiện lợi khi thưởng thức kem,…Ngồi ra, theo tìm hiểu qua thị hiếu khách hàng hiện nay
biết được họ cịn cân nhắc những điều sau:
 Khơng gian có thoải mái khơng ?
 Chất lượng kem như thế nào ?
 Giá kem và các đồ ăn kèm theo có đắt khơng ?
 Nhân viên phuc vụ thế nào ?
Chúng ta đang có lợi thế về giá cả khi đặt mục tiêu ban đầu là giá cả vừa phải với

mọi tầng lớp khách hàng. Chất lượng kem và sự phục vụ của nhân viên ln trong tầm
kiểm sốt. Từ đó, trên cơ sở phân tích mục tiêu và thơng tin thu thập từ thị trường công ty
đưa ra một số chiến lược kinh doanh để phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới như
sau:
a. Tiếp tục tìm và liên kết với các nhà cung cấp lớn để tạo ưu thế
về nguồn nguyên liệu.
Cho dù bạn đang tìm kiếm nguyên vật liệu hay sản phẩm cuối cùng để làm trung
gian, bạn cũng cần tìm được các nhà cung cấp tiềm năng. Họ là những người cung cấp
cho bạn nguồn thông tin quan trọng, giúp bạn đánh giá sản phẩm, theo dõi một hành động
của đối thủ và thông báo cho bạn những cơ hội đầy hứa hẹn.
Nếu như bạn cần thơng qua 1 nhà bán sỉ, thì họ sẽ giúp bạn tìm bạn hàng, đề xuất
giải pháp để cắt giảm chi phí, cải tiến sản phẩm và thiết kế, thậm chí giúp bạn tổ chức
những chương trình tiếp thị.
Phương thức tìm nhà cung ứng
 Đánh giá nhà cung cấp tiềm năng: Nhà cung cấp thường được chia ra
làm 4 loại:
 Nhà sản xuất: Giá cả từ nhà sản xuất sẽ rẻ nhất, nên công ty cần chủ
động tiếp cận nguồn cung cấp này nhất.
 Nhà phân phối: Được biết đến với nhiều tên gọi như nhà bán sỉ, môi
giới, nhà phân phối mua hàng từ nhà sản xuất, và hàng dự trữ của các công ty lớn và bán
lại cho người bán lẻ. Mặc dù giá của nhà phân phối cao hơn của nhà sản xuất, nhưng họ
có thể linh động giải quyết những đơn hàng nhỏ giúp công ty.
 Các bên làm đại lý độc quyền: Họ chỉ cung cấp hàng bằng văn phòng

25


×