Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công nền móng của Công ty cổ phần Fecon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được
thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Hà Nội, ngày ...... tháng.......năm 2018
Tác giả Luận văn

Vũ Văn Phúc

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo PGS-TS Dương Đức Tiến và những ý kiến về chuyên môn
quý báu của các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình – Trường Đại học Thủy lợi cũng
như sự giúp đỡ của Công ty Cổ phần FECON. Tác giả xin chân thành cảm ơn các
thầy cô trong Trường Đại học Thủy lợi đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận tình và
Cơng ty cung cấp số liệu trong q trình học tập, nghiên cứu hồn thành luận văn
này.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác
giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii


DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG VÀ THI
CƠNG XỬ LÝ NỀN MĨNG CỌC KHOAN NHỒI – TƯỜNG VÂY .......................... 4
1.1 Giới thiệu chung về cơng tác xử lý nền móng, cọc khoan nhồi – tường vây ............4
1.1.1 Xử lý nền móng ......................................................................................................4
1.1.2 Thi công cọc khoan nhồi ........................................................................................ 6
1.1.3 Thi công tường vây............................................................................................... 11
1.2 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng và thi cơng xử lý nền móng cọc khoan
nhồi – tường vây hiện nay ............................................................................................. 13
1.2.1 Tổng quan công tác thi cơng xử lý nền móng hiện nay .......................................13
1.2.2 Tổng quan công tác thi công cọc khoan nhồi – tường vây hiện nay ....................16
1.3 Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát chất lượng thi công cọc
khoan nhồi – tường vây. ................................................................................................ 26
1.3.1 Các sự cố thường gặp trong thi công cọc khoan nhồi ..........................................26
1.3.2 Các sự cố thường gặp trong thi công tường vây ..................................................33
1.3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giám sát thi cơng cơng trình .............33
1.4 Kết luận chương 1 ...................................................................................................35
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI
CÔNG XÂY DỰNG CỌC KHOAN NHỒI – TƯỜNG VÂY ......................................36
2.1 Cơ sở khoa học công tác giám sát thi công xây dựng cọc khoan nhồi – tường vây36
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy về giám sát thi cơng xây dựng cơng trình ...............36
2.1.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan công tác quản lý chất lượng của Nhà thầu 43
2.1.3 Vai trị, mục tiêu của cơng tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình....44
2.1.4 Ngun tắc chung của cơng tác giám sát thi cơng xây dựng ............................... 46
2.1.5 Hình thức, phương pháp và cơng cụ giám sát thi cơng xây dựng cơng trình. ......47
2.1.6 Nội dung, quy trình giám sát chất lượng thi công xây dựng ................................ 48

iii



2.2 Cơ sở thực tiễn công tác giám sát thi công xây dựng ............................................. 50
2.2.1 Đối với cơ quan Quản lý nhà nước ...................................................................... 50
2.2.2 Đối với Chủ đầu tư ............................................................................................... 51
2.2.3 Đối với đơn vị khảo sát, thiết kế .......................................................................... 52
2.2.4 Đối với đơn vị Tư vấn giám sát............................................................................ 53
2.2.5 Đối với Nhà thầu thi công .................................................................................... 53
2.3 Quy trình và nội dung cơng tác giám sát thi cơng xây dựng................................... 54
2.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống quản lý chất lượng trong xây dựng và giám sát thi
công xây dựng ............................................................................................................... 54
2.3.2 Mơ hình tổ chức giám sát thi cơng xây dựng ....................................................... 56
2.3.3 Quy trình tổ chức giám sát thi công xây dựng ..................................................... 57
2.3.4 Yếu tố con người .................................................................................................. 58
2.3.5 Ảnh hưởng bởi đặc điểm dự án xây dựng ............................................................ 59
2.4 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT THI
CƠNG XỬ LÝ NỀN MĨNG CỌC KHOAN NHỒI – TƯỜNG VÂY ........................ 63
3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần FECON ................................................................. 63
3.1.1 Thông tin chung ................................................................................................... 63
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................... 63
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty ....................................................... 64
3.1.4 Chính sách chất lượng .......................................................................................... 65
3.1.5 Sơ đồ tổ chức của đơn vị ...................................................................................... 66
3.1.6 Các đơn vị thành viên ........................................................................................... 66
3.1.7 Những thành tựu đã đạt được ............................................................................... 67
3.1.8 Các cơng trình tiêu biểu của cơng ty trong những năm qua................................. 71
3.2 Thực trạng công tác giám sát thi cơng xây dựng, xử lý nền móng, cọc khoan nhồi –
tường vây tại Công ty Cổ phần FECON ....................................................................... 71
3.2.1 Về tổ chức hoạt động giám sát, thi công và quy trình quản lý chất lượng cơng

trình của Cơng ty ........................................................................................................... 71
3.2.2 Về nguồn nhân lực ............................................................................................... 85
3.2.3 Về hệ thống hồ sơ, tài liệu quản lý chất lượng..................................................... 86

iv


3.2.4 Về quy trình kiểm sốt chất lượng giám sát thi cơng tại dự án ............................ 89
3.3 Giải pháp hồn thiện công tác quản lý chất lượng và nâng cao năng lực giám sát thi
công tại công ty Cổ phần FECON .................................................................................90
3.3.1 Xây dựng quy trình và nội dung cơng tác quản lý chất lượng và giám sát, thi
công xây dựng ...............................................................................................................90
3.3.2 Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, Ban dự án, Ban điều hành ....96
3.3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng giám sát thi công tại Công ty cổ
phần FECON. ................................................................................................................97
3.3.4 Áp dụng công nghệ mới trong quản lý chất lượng và giám sát thi cơng cơng trình .. 101
3.4 Kết luận chương 3 .................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................103
1.Kết luận.....................................................................................................................103
2. Kiến nghị .................................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................105

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cơng trường cọc khoan nhồi. (Mỹ Đình Pearl – FECON) ............................. 7
Hình 1.2: Cọc liền kề ( tạo thành tường chắn ) ............................................................. 10
Hình 1.1 Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng ................................................. 56
Hình 2.2 Đặc điểm áp dụng ISO 9001 trong xây dựng ................................................. 56

Hình 3.1 Logo Cơng ty Cổ phần FECON ..................................................................... 63
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần FECON ....................................................... 66
Hình 3.3 Cơng trường nhà máy thép Hòa Phát – Quảng Ngãi...................................... 70

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT

: Chủ đầu tư

CLCT

: Chất lượng cơng trình

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng

HTQLCL

: Hệ thống quản lý chất lượng

NTTC

: Nhà thầu thi công

QLCL


: Quản lý chất lượng

QLNN

: Quản lý nhà nước

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TVGS

: Tư vấn giám sát

TVTK

: Tư vấn thiết kế

XDCT

: Xây dựng công trình

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO nền kinh tế hội nhập. Ngày càng xuất hiện
nhiều Công ty xây dựng hoạt động trên thị trường và các cơng trình xây dựng cũng

mọc lên trên khắp cả nước. Trong bối cảnh đó hạng mục xử lý và thi cơng nền móng là
rất quan trọng và là phần việc quan trọng nhất trong mỗi cơng trình.
Mặt khác do sự hội nhập quốc tế thì việc tự khẳng định mình ln là vấn đề quan tâm
hàng đầu của các doanh nghiệp. Vì vậy buộc các doanh nghiệp phải tự tạo ra năng lực
cho mình để cạnh tranh và khẳng định mình với các doanh nghiệp khác, Cơng ty cổ
phần FECON cũng khơng nằm ngồi quy luật đó.
Thi cơng và xử lý nền móng hiện nay đã rất phổ biến ở nước ta nên việc nâng cao chất
lượng trong giám sát và thi công là cơ sở cạnh tranh công khai lành mạnh giữa các nhà
thầu sẽ tìm ra một nhà thầu tối ưu, mang lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động xây dựng.
Điều này tạo ra môi trường cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp xây dựng.
Công ty cổ phần FECON là một doanh nghiệp vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý, duy trì,
khai thác hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng, cũng như các cơng trình cơng nghiệp và dân
dụng, đặc biệt lĩnh vực thi cơng và xử lý nền móng là mũi nhọn cho sự phát triển của
công ty. Công ty vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 14 và trong những năm qua đã thu
được nhiều kết quả đáng khích lệ và phần nào khẳng định được vị trí của mình trong
thị trường xây dựng. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, phát triển và mở cửa thị
trường hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn. Vì vậy, áp lực cạnh
tranh khơng nhỏ đối với Công ty nên vấn đề làm sao để nâng cao năng lực giám sát
chất lượng thi cơng là bài tốn mà Cơng ty cần tìm lời giải đáp.
Hoạt động xử lý và thi cơng nền móng, đặc biệt là trong lĩnh vực cọc khoan nhồi và
tường vây có đặc thù là tính cạnh tranh cao và quyết liệt giữa các nhà thầu. Thực tế
cho thấy, để đứng vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, bất kỳ một công ty
xây dựng nào cũng phải vận dụng hết tất cả các khả năng mình có, ln nắm bắt những
cơ hội của môi trường kinh doanh, đưa ra những biện pháp thi cơng tối ưu với chi phí
1


thấp và phải đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ. Trong thời gian tới do môi trường
cạnh tranh ngày càng gay gắt nên vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty
trong thi công phải được quan tâm thực hiện. Chính vì muốn tìm hiểu, nghiên cứu để

hiểu rõ hơn tầm quan trọng của biện pháp nâng cao năng lực giám sát thi cơng xử lý
nền móng, đặc biệt là trong lĩnh vực cọc khoan nhồi – tường vây là rất cần thiết đối
với Công ty, do đó em đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giám sát thi công nền móng
của cơng ty cổ phần FECON" với mong muốn góp một phần nào đó cho sự phát triển
đi lên của Cơng ty.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực giám sát chất
lượng thi cơng xử lý nền móng, đặc biệt trong lĩnh vực cọc khoan nhồi – tường vây
của Công ty cổ phần FECON.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động trong lĩnh vực này, có liên quan đến các
cơng trình của công ty đã và đang thi công nhằm đưa ra những biện pháp tối ưu cho
các dự án tiếp theo của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh; và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát chất
lượng thi cơng, những ý nghĩa thiết thực, hữu ích có thể vận dụng vào công tác thi
công của Công ty cổ phần FECON.
6. Kết quả đạt được
Luận văn đã giải quyết được những kết quả sau đây:

2


- Những vấn đề lý luận chung về nâng cao năng lực giám sát và thi cơng xử lý nền
móng, thi cơng cọc khoan nhồi – tường vây.

- Phân tích thực trạng công tác giám sát và thi công của Công ty cổ phần FECON.
- Đề xuất một số giải pháp trong thi công, nhằm nâng cao năng lực đấu thầu, cạnh
tranh, đảm bảo chất lượng cơng trình.
7. Nội dung của luận văn
- Luận văn giải quyết các vấn đề về cơ sở lý luận, về biện pháp thi công, giám sát chất
lượng các cơng trình cọc khoan nhồi – tường vây;
- Luận văn giải quyết các vấn đề nhằm nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng
cao năng lực giám sát, thi cơng nền móng các cơng trình xây dựng nói chung và cơng
trình cọc khoan nhồi – tường vây nói riêng.

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
VÀ THI CƠNG XỬ LÝ NỀN MĨNG CỌC KHOAN NHỒI – TƯỜNG
VÂY
1.1 Giới thiệu chung về công tác xử lý nền móng, cọc khoan nhồi – tường vây
1.1.1 Xử lý nền móng
Xử lý nền móng chính là xử lý nền đất yếu và đưa ra phương án xử lý phù hợp với
từng loại địa chất.
Kỹ thuật cải tạo đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết
và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với u cầu
của từng loại cơng trình khác nhau. Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn đặt
móng cơng trình xây dựng trên nền đất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải
tạo tính năng chịu lực của nó. Nền đất sau khi xử lý gọi là nền nhân tạo.
Việc xử lý khi xây dựng cơng trình trên nền đất yếu phụ thuộc vào điều kiện như: Đặc
điểm cơng trình, đặc điểm của nền đất… Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế
đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Có nhiều biện pháp xử lý cụ thể khi gặp nền đất yếu
như:
- Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình

- Các biện pháp xử lý về móng
- Các biện pháp xử lý nền
1.1.1.1 Các biện pháp xử lý về kết cấu cơng trình
Kết cấu cơng trình có thể bị phá hỏng cục bộ hoặc hoàn toàn do các điều kiện biến
dạng không thỏa mãn: Lún hoặc lún lệch quá lớn do nền đất yếu, sức chịu tải bé.
Các biện pháp về kết cấu cơng trình nhằm giảm áp lực tác dụng lên mặt nền hoặc làm
tăng khả năng chịu lực của kết cấu cơng trình. Người ta thường dùng các biện pháp
sau:
- Dùng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ, thanh mảnh, nhưng phải đảm bảo khả năng chịu
lực của cơng trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng bản thân cơng trình, tức là
giảm được tĩnh tải tác dụng lên móng.

4


- Làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình kể cả móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh
định hoặc phân cắt các bộ phận của cơng trình bằng các khe lún để khử được ứng suất
phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều.
- Làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu cơng trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra
do lún lệch và lún không đều bằng các đai bê tông cốt thép để tăng khả năng chịu ứng
suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đốn xuất hiện ứng suất
cục bộ lớn.
1.1.1.2 Các biện pháp xử lý về móng
Khi xây dựng cơng trình trên nền đất yếu, ta có thể sử dụng một số phương pháp xử lý
về móng thường dùng như:
– Thay đổi chiều sâu chơn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền;
Khi tăng chiều sâu chơn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm
giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng; Đồng thời tăng độ
sâu chơn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn.
Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chơn móng phải cân nhắc giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ

thuật.
– Thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác
dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện
biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng
lên mặt nền và làm giảm độ lún của cơng trình. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần
theo chiều sâu thì biện pháp này khơng hồn tồn phù hợp.
– Thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất cơng
trình: Có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc
móng hộp; trường hợp sử dụng móng băng mà biến dạng vẫn lớn thì cần tăng thêm
khả năng chịu lực cho móng; Độ cứng của móng bản, móng băng càng lớn thì biến
dạng bé và độ lún sẽ bé. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép
dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản
có kích thước lớn.

5


1.1.1.3 Các biện pháp xử lý nền đất yếu
Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số
tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt,
tăng trị số modun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất…
Đối với cơng trình thủy lợi, việc xử lý nền đất yếu cịn làm giảm tính thấm của đất,
đảm bảo ổn định cho khối đất đắp.
Các biện pháp xử lý nền thông thường:
- Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phương pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn
động, phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…),
phương pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương
pháp đệm cát…
- Các biện pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng
giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…

- Các biện pháp hóa học: Gồm các phương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi
măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa…
- Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cọc cát khác với các loại cọc cứng khác (bê
tông, bê tông cốt thép, cọc gỗ, cọc tre…) là một bộ phận của kết cấu móng, làm nhiệm
vụ tiếp nhận và truyền tải trọng xuống đất nền, mạng lưới cọc cát làm nhiệm vụ gia cố
nền đất yếu nên còn gọi là nền cọc cát.
1.1.2 Thi công cọc khoan nhồi
Phương pháp của công nghệ này là dùng thiết bị tạo lỗ lấy đất lên khỏi lỗ. Đồng thời
bơm vào lỗ một loại dung dịch có khả năng tạo màng giữ thành vách hố đào và có
trọng lượng riêng hơi nhỉnh hơn nước ngầm trong đất một chút để cân bằng lại áp lực
khi lấy đất lên. Tiếp theo làm sạch cặn lắng (bùn lắng và đất đá rời) rơi dưới đáy lỗ,
đảm bảo sự tiếp xúc trực tiếp của mũi cọc bê tông sau này vào vùng đất nền chịu lực
tốt, tăng sức kháng mũi của cọc. Sau đó tiến hành hạ lồng thép và đổ bê tông bằng
phương pháp đổ bê tông dưới nước, nghĩa là đổ bê tông liên tục từ dưới đáy lỗ lên,
không cho bê tông mới đổ tiếp xúc trực tiếp với dung dịch giữ thành (ống đổ bê tông
luôn nằm trong lịng khối bê tơng vừa đổ, để bê tông ra khỏi ống đổ không trực tiếp
6


tiếp xúc với dung dịch), bê tông đùn dần lên chiếm chỗ của dung dịch giữ thành, đẩy
đung dịch này trào ra ngồi miệng lỗ. Sau cùng, khi bê tơng cọc đã ninh kết, đóng
rắn và đạt một cường độ nhất định, tiến hành đào hở phần đỉnh cọc và phá bỏ phần
đỉnh cọc này - thường là phần bê tông chất lượng kém do lẫn với dung dịch giữ thành
khi bắt đầu đổ bê tông và được đẩy dần lên đỉnh cọc trong q trình đổ bê tơng.
Cọc khoan nhồi có những đường kính và độ sâu khác nhau tùy thuộc vào quy mơ và
địa chất cơng trình.

Hình 1.1: Cơng trường cọc khoan nhồi. (Mỹ Đình Pearl – FECON)
1.1.2.1 Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ
Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đã được nghiên cứu phát triển cách đây trên 100 năm

xuất phát từ nhu cầu cải tạo sửa chữa các cơng trình kiến trúc cổ đại tại Ý do kiến trúc
sư P.Lizz phát minh và đưa vào ứng dụng. Với lịch sử phát triển 100 năm cọc khoan
nhồi đường kính nhỏ đã sử dụng rộng rãi trên thế giới (Ý, Mỹ, Đức, Trung Quốc ….)
với các ứng dụng khác nhau như xây dựng các cơng trình chen thành phố ,cải tạo sửa
chữa , phục hồi các cơng trình kiến trúc văn hóa.
7


Từ năm 2001, cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đã được ứng dụng trong cơng trình xây
dựng đầu tiên tại thành phố Hà Nội, được thị trường xây dựng thành phố Hà Nội chấp
nhận và phát triển rất mạnh trên cả nước cho đến nay . Hiện nay công nghệ xử lý bằng
khoan nhồi đường kính nhỏ đã áp dụng cho hàng ngàn cơng trình xây dựng dân dụng
nhà ở dân cư, nhà cao tầng khách sạn, văn phòng .Tuy nhiên ưu thế chính của cơng
nghệ chính là các cơng trình nhiều tầng xây chen trong thành phố, nơi có mặt bằng thi
công chật hẹp, dễ gây ảnh hưởng đến các cơng trình lân cận. Chính vì vậy, nhiều chủ
đầu tư đã quyết định chọn giải pháp thi công này cho cơng trình của mình
Phạm vi sức chịu tải cọc: Tùy theo đất nền và yêu cầu kinh tế.
-

D300: 30- 60T /cọc

-

D400: 40- 80T /cọc

-

D500: 80- 150T /cọc

-


D600: 150- 190T /cọc

-

D800: 250- 300T /cọc

Ưu điểm:
-

Thiết bị thi công nhỏ gọn ,cơ động ,có thể thi cơng trong ngõ hẹp ,mặt bằng thi công
nhỏ (tối thiểu khoảng 20m) chiều cao thi công tối thiểu 3m.

-

Không gây ảnh hưởng làm nứt, hỏng các cơng trình liền kề.

-

Có thể thi cơng sát nhà lân cận, nhưng trên thực tế thường lấy khoảng cách từ mép
tường đến mép cọc gần tối thiểu 15cm do quy định thiết kế đài cọc.

-

Sức chịu tải cọc cao, có thể thay đổi bằng cách thay đổi độ sâu cọc sao cho đạt điểm
kinh tế nhất, không bị hạn chế bởi các tầng đất cứng xen kẹp.

-

Giảm thiểu chi phí đài cọc do số lượng cọc ít, cọc khơng bị lệch tâm với cột


-

Đường kính cọc có thể tùy chọn bất kỳ trong phạm vi từ D300 đến D800 sao cho
sức chịu tải cọc là kinh tế nhất.

-

Độ liên tục của cọc được đảm bảo, khơng có mối nối.

Nhược điểm:
-

Khó kiểm tra chính xác chất lượng cọc, do đó địi hỏi kinh nghiệm của kỹ sư thi

cơng và cơng tác quản lý chất lượng tốt.
8


-

Mặt bằng thi cơng sình lầy (có thể khắc phục được một phần bằng biện pháp tổ

chức mặt bằng thi cơng).
Phạm vi ứng dụng
-

Các cơng trình cao tầng xây chen trong thành phố.

-


Các cơng trình cải tạo sửa chữa, nâng tầng.

-

Tường cừ chắn đất tường tầng hầm, chống trượt.

-

Cọc neo chịu nhổ cho các kết cấu cột anten, biển quảng cáo, nhà cơng nghiệp.

-

Gia cố nền để nâng tầng.

Tính hiệu quả kinh tế của giải pháp cọc nhồi tiết diện nhỏ
-

Sử dụng cọc nhồi tiết diện nhỏ không cao hơn nhiều so với phương án sử dụng cọc

ép truyền thống. Trong một số trường hợp khi tầng đất yếu dày, cơng trình cao trên 5
tầng, xây dựng trong vùng đất chật hẹp thì giá thành giảm hơn so với sử dụng cọc ép.
-

Khơng gây lún nứt các cơng trình liền kề khi thi cơng. Do đó sẽ khơng làm phát

sinh chi phí đền bù, sửa chữa các cơng trình lân cận, đẩy nhanh tiến độ thi công.
-

Khi thi công cọc khoan nhồi đường kính nhỏ đảm bảo an tồn tuyệt đối cho các


cơng trình hiện có xung quanh, đó cũng là ưu điểm lớn nhất cho giải pháp móng nhà
xây chen hiện nay.
-

Q trình thực hiện thi cơng móng cọc khoan nhồi đường kính nhỏ dễ dàng, máy thi

cơng nhỏ gọn, có thể vào mọi nhà dân trong thành phố.
-

Khơng ảnh hưởng nào đến phần móng và kết cấu cơng trình kế cận.

-

Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ tận dụng hết khả năng chịu lực của bê tơng móng

cọc do điều kiện tính tốn theo lực tập trung. Sức chịu tải trên mỗi đầu cọc khoảng 70
tấn đến 300 tấn. Gấp 3 đến 4 lần sức chịu tải của cọc ép.
-

Giá thành rẻ hơn các móng cọc bê tơng cốt thép khác nhờ vào khả năng chịu tải trên

mỗi đầu cọc cao nên số lượng cọc trong móng giảm. Thêm vào đó phần đài cọc nhỏ
gọn góp phần giảm chi phí cho phần cọc.
-

Độ an tồn trong thiết kế và thi công cao. Bê tông đổ liên tục từ đáy hố khoan lên

trên tránh được tình trạng chắp nối giữa các cọc. Nhờ tháp dẫn hướng, độ chênh lệch
của cọc đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.

9


-

Thi công nhanh gọn và được giám sát chặt chẽ.

-

Xác định được địa tầng mà cọc xuyên qua, từ đó xác định chính xác chiều sâu của

cọc để đảm bảo an tồn cho cơng trình. Xác định được độ ngầm của cọc trên nền đất
tốt.
-

Các cơng trình quy mơ trung bình từ 5-7 tầng: giá thành phương án cọc nhồi nhỏ

tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với cọc ép nếu tính đến cả chi phí phần
đài giằng giảm.
-

Các cơng trình nhiều tầng xây chen, từ 9 tầng trở lên: iá thành phương án cọc nhồi

nhỏ giảm hơn so với phương án cọc ép và có độ an tồn cao hơn.
1.1.2.2 Cọc khoan nhồi đường kính lớn
Với các cơng trình nhà cao tầng, các khu chung cư, trung tâm thương mại lớn… người
ta sử dụng cọc khoan nhồi có đường kính lớn từ D800 đến D2000 nhưng đa số trong
khoảng D1000, D1200. Các đường kính lớn như D2000, D2500 chủ yếu sử dụng trong
thi công cọc cầu dưới sông, biển. Các kết cấu yêu cầu sức chịu lực lớn.
Ở một số cơng trình đặc biệt, cọc khoan nhồi cịn được thi cơng liên tục sát nhau thành

hàng cọc liền kề, tạo nên một bức tường cọc chắn đất. Bên cạnh đó, một ứng dụng của
cọc khoan nhồi nữa là tạo nên một bức tường cọc nhưng các cọc ăn vào nhau 1015cm, được gọi là cọc cát tuyến.

Hình 1.2: Cọc liền kề (tạo thành tường chắn )
Ưu điểm:
- Có sức chịu tải lớn, với đường kính lớn và chiều sâu lớn có thể tới hàng nghìn tấn.

10


- Thi công không gây ra chấn động đối với các cơng trình xung quanh khắc phục
được nhược điểm này của cọc đóng.
- Có thể mở rộng đường kính và tăng chiều dài cọc đến độ sâu tuỳ ý. Khi điều kiện
địa chất và thiết bị thi công cho phép, có thể mở rộng mũi cọc hoặc mở rộng thân cọc
để làm tăng sức chịu tải của cọc.
- Lượng thép bố trí trong cọc thường ít hơn so với các loại cọc lắp ghép (với cọc đài
thấp).
Nhược điểm:
- Việc kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi rất phức tạp, gây ra tốn kém trong thi
công.
- Ma sát thành cọc với đất giảm đi đáng kể so với cọc đóng và cọc ép do quá trình
khoan tạo lỗ.
- Việc sử lý các khuyết tật của cọc khoan nhồi rất phức tạp (trong một số trường hợp
phải bỏ đi để làm cọc mới hoặc khoan bù 2 cọc khác ở 2 bên cọc cũ để bổ sung sức
chịu tải).
- Công nghệ thi cơng địi hỏi kỹ thuật cao để tránh các hiện tượng phân tầng khi thi
cơng bê tơng dưới nước có áp, cọc đi qua các lớp đất yếu có chiều dày lớn.
- Giá thành cao hơn so với các phương án cọc đóng và cọc ép khi xây dựng các cơng
trình thấp tầng (khi cơng trình dưới 12 tầng giá thành phương án cọc khoan nhồi có thể
cao hơn 2 – 2,5 lần so với phương án khác, nhưng khi xây dựng nhà cao tầng hay các

cầu lớn, thì phương án cọc khoan nhồi lại hợp lý hơn).
1.1.3 Thi công tường vây
Tường vây là tường bê tông cốt thép, được thi cơng từ cao trình mặt đất. Chúng có khả
năng chống biến dạng rất tốt và hầu như không thấm nước. Tường vây được đào thành
từng phần (từng tấm tường) bằng cẩu bánh xích sử dụng gầu cạp cơ hoặc gầu thủy lực,
sử dụng dung dịch giữ thành để ổn định hố đào. Các tấm tường vây được đào theo
định hướng của tường dẫn được thi cơng trước đó, tường dẫn có độ sâu từ 1m đến
1.2m. Tường dẫn cho phép dao động mực dung dịch giữ thành và chịu tải trọng tạm từ
cốt thép hoặc các cấu kiện giữ gioăng chống thấm. Khi đạt đến độ sâu cuối cùng, các
thanh chặn tạm thời (thanh cừ giữ gioăng chống thấm) hoặc vĩnh cửu được lắp hạ vào
11


rãnh đào, dung dịch ổn định rãnh đào được sàng cát và tiến hành thi cơng hạ lồng thép.
Sau đó tiến hành đổ bê tơng. Trong q trình đào tấm tường kế cận, thanh chặn tạm
được lấy ra để tái sử dụng.
Tường vây có chức năng giữ ổn định và chống thấm. Trong thi công đập thủy điện,
người ta dùng phương pháp này làm tường hào chống thấm cho đập và hỗn hợp bơm
xuống là bentonite – xi măng thay cho bê-tông. Trong thi công nhà cao tầng nhiều tầng
hầm, tường vây được sử dụng làm móng, tường tầng hầm hoặc tường bao cho các kết
cấu.
Tường vây có bề rộng từ 600mm – 2000mm tùy theo thiết kế và địa chất mỗi cơng
trình. Đối với những cơng trình địi hỏi móng, tường chịu lực lớn, người ta thiết kế cọc
barrette trong tường.
Cọc barrette thực chất là một loại cọc nhồi bê tơng, nhưng khác cọc khoan nhồi về
hình dạng tiết diện, và phương pháp tạo lỗ; tạo lỗ bằng máy cạp để đào đất. Tiết
diện cọc barrette là chữ nhật. Cọc Barrette được người Pháp cải tiến từ cọc nhồi để tạo
ra sức chịu tải lớn hơn với cùng một thể tích bê tơng sử dung.
Cọc barrette có sức chịu tải lớn hơn nhiều so với cọc nhồi (có thể lên hơn 1000T) nên
dùng cho những cơng trình có tải trọng dưới móng rất lớn. Móng barrette thường sử

dụng khi kết hợp làm tường vây và thường dùng cho loại nhà có 2 tầng hầm trở lên tuy
nhiên giá thành thi cơng loại móng này thường đắt hơn nhiều (do công nghệ thi công)
so với dùng cọc khoan nhồi.
Ưu điểm tường vây:
- Chịu tải trọng lớn
- Có khả năng sử dụng trong mọi loại địa tầng khác nhau
- Không gây tiếng ồn và tác động đến môi trường, phù hợp để xây dựng các cơng
trình lớn trong đơ thị.
- Độ an toàn cao
Nhược điểm:

12


- Sản phẩm trong suốt q trình thi cơng đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật
dễ xảy ra.
- Thi công phụ thuộc nhiều vào thời tiết như mùa mưa bão... Vì việc bố trí thi cơng
thường hồn tồn ngồi trời.
- Hiện trường thi cơng dễ bị lầy lội ảnh hưởng đến mơi trường.
- Chi phí thí nghiệm cọc barrette, tường vây tốn kém.
- Quy trình, thiết bị thi cơng phức tạp
- Thi cơng ở những cơng trình có mặt bằng rộng (do sử dụng máy cạp có kích thước
lớn)
1.2 Tổng quan về công tác giám sát chất lượng và thi cơng xử lý nền móng cọc
khoan nhồi – tường vây hiện nay
1.2.1 Tổng quan công tác thi công xử lý nền móng hiện nay
Trong các cơng trình xây dựng hiện nay, cơng tác xử lý nền móng là điều kiện tối quan
trọng và là bước đầu tiên trong cơng tác thi cơng.
1.2.1.1 Thi cơng xử lý nền móng các cơng trình cầu đường
Phương pháp xử lý: chất tải nén trước, tầng đệm cát, gia cố nền đường, bệ phản áp, sử

dụng vật liệu nhẹ (sử dụng phụ gia để gia cố nền đất, nền đất bằng vật liệu nhẹ); thay
bằng lớp đầm chặt, thả đá hộc (với chiều dày lớp bùn khơng sâu); thốt nước cố kết
(bấc thấm, giếng bao cát, cọc cát, giếng cát, cọc đá dăm, dự ép chân không, chân
không chất tải dự ép liên hợp); nền móng phức hợp (hạ cọc bê tơng, hạ cọc bằng chấn
động, cọc xi măng đất, cọc đất – vơi – xi măng, cọc bê tơng có lẫn bột than); cọc cứng
(cọc ống mỏng chế tạo tại chỗ); cọc cừ tràm hoặc cọc tre ...
Xử lý không thêm vật liệu gia cố và thêm vật liệu gia cố:
- Không thêm vật liệu: phương pháp cố kết đất (bấc thấm, gia cố chân không); đầm
nén đối với đất hạt rời (gia cố động, đầm chấn động).
- Thêm vật liệu: Thêm vật liệu tự nhiên (cọc cát, đắp đá, cọc đá); thêm vật liệu nửa
cứng (cột vữa xi măng, phụt vữa…).
Phạm vi ứng dụng của các biện pháp:
- Xử lý nền bằng cọc tre và cọc cừ tràm: xử lý nơi nền đất yếu có chiều nhỏ.
13


- Chất tải nén trước (gia tải trước): dùng để xử lý lớp đất yếu, có thể sử dụng đơn độc
hoặc có thể kết hợp với thốt nước cố kết, sử dụng liên hợp một cách phức hợp.
- Tầng đệm cát: sử dụng nhiều ở lớp mặt nền đất yếu, thường kết hợp với thoát nước
theo chiều thẳng đứng.
- Gia cố nền đường: dùng cho các dạng đất yếu để nâng cao độ ổn định, giảm bớt
biến dạng không đều.
- Bệ phản áp: dùng để tăng độ ổn định và chống trượt lở cơng trình.
- Gia cố nền đường bằng chất vô cơ (vôi, sợi tổng hợp): sử dụng khi hàm lượng nước
lớn, cường độ chịu cắt thấp.
- Nền đường chất dẻo (sử dụng bọt khí FPS gia cố nền đất, trọng lượng FPS ở đất là
1/50 ¸ 1/100): làm giảm tải trọng nền đường, giảm độ lún thích hợp lớp đất có hàm
lượng nước lớn, lớp đất yếu có độ dày lớn.
- Nền đường gia cố bằng hoá chất: khi phun hố chất, nước và bọt khí qua hỗn hợp
trộn xong hình thành vật liệu sợi, trọng lượng có thể đạt 1/4 trọng lượng đất, thích hợp

với lớp đất có hàm lượng nước lớn, độ dày đất yếu lớn.
- Thay thế lớp đất yếu: dùng xử lý tầng nông, dùng ở lớp đất mỏng, độ dày không lớn
và thuộc đất bùn.
- Bấc thấm, giếng bao cát: sử dụng xử lý lớp bùn đất, bùn sét, độ sâu xử lý không
vượt quá 25m.
- Cột cát, giếng cát, cọc đá dăm: sử dụng ở lớp bùn, bùn đất sét, nhưng dễ sản sinh co
ngót.
- Dự ép chân khơng: sử dụng với bùn đất, nền móng thuộc lớp bùn đất dính.
- Chân không - chất tải dự ép liên hợp: liên kết chân không và chất tải dự ép sử dụng
với đoạn đường đắp cao và đường đầu cầu, sử dụng chân khơng chất tải dự ép nên sử
dụng trong nền móng có bố trí giếng cát hoặc bấc thấm và bản thốt nước, ép chân
khơng có độ chân khơng nhỏ hơn 70 Kpa.
- Ép cọc bê tông: sử dụng trường hợp khơng thốt nước, chống cắt lớn hơn 10 Kpa.
- Hạ cọc bằng chấn động: sử dụng khơng thốt nước, cường độ chống cắt lớn hơn 15
Kpa.

14


- Cọc xi mămg (cọc xi măng - đất): bao gồm cọc phun vữa xi măng sử dụng để gia cố
nền đất yếu có cường độ chống cắt khơng nhỏ hơn 10 Kpa, sử dụng cọc phun bột xi
măng (khô hoặc ướt) để gia cố nền đất yếu có độ sâu không vượt quá 15m.
- Cọc CFG (cọc bê tông có lẫn bột than): thích hợp với lớp đất có cường độ chịu tải
lớn hơn 50 Kpa.
- Cọc cứng: thích hợp với khu vực đất yếu ở độ sâu lớn hơn nền đường cũ được mở
rộng.
- Tường cách ly: thông thường chỉ sử dụng với nền đường cũ được cải tạo mở rộng.
- Làm ngăn cách và hạ mực nước ngầm: nền đá nứt nẻ, đường miền núi.
Trong những năm vừa qua các cơng trình giao thơng được nâng cấp cải tạo và xây
dựng mới, cùng với sự phát triển công nghệ, các dự án xây dựng giao thông đã áp

dụng hầu hết các phương pháp trên thế giới để xử lý nền đất yếu như:
- Quốc lộ 1A: sử dụng cọc cát, bệ phản áp (đầu cầu Phù Đổng), bấc thấm, vải địa kỹ
thuật (đoạn Cà Mau – Năm Căn)…
- Quốc lộ 5: bấc thấm kết hợp vải địa kỹ thuật, tầng đệm cát, vét bùn…
- Quốc lộ 18,10: cọc cát, tầng đệm cát kết hợp vải địa kỹ thuật, bấc thấm.
- Dự án đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 1): thay đất yếu, làm rãnh ngầm hạ mực nước
ngầm, thả đá hộc (Km89 – Km92).
- Dự án đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương: cầu cạn, vét bùn thay đất, giếng cát,
bấc thấm, sàn giảm tải.
- Những công nghệ mới như cọc xi măng - đất áp dụng để xử lý nền móng sân bay
Trà Nóc (TP Cần Thơ), đường vào khu khí điện đạm Cà Mau.
- Hút chân khơng áp dụng để xử lý nền móng nhà máy khí điện đạm Cà Mau
Việc đưa ra một số các biện pháp xử lý nền đất yếu mới góp phần làm phong phú các
phương pháp xử lý nền móng trong cơng tác xây dựng nền đường qua vùng địa hình
có địa chất yếu.
1.2.1.2 Thi cơng xử lý nền móng trong các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp
Tại Việt Nam những năm gần đây, với việc nhiều khu công nghiệp và khu đô thị cao
tầng được xây dựng trên vùng đất yếu, chúng ta cũng đã tiếp cận, học tập được nhiều
15


kinh nghiệm trước đây từ Nhật Bản và hiện nay là từ Hàn Quốc trong việc xử lý nền
đất yếu. Các kỹ thuật như sử dụng cọc đất trộn xi măng, cọc cát, giếng cát, bấc thấm…
cũng đã bước đầu được áp dụng tại Việt Nam để xử lý nền đất yếu. Các giải pháp được
ứng dụng thành công của một số dự án, cơng trình lớn trong những năm qua như sân
bay Trà Nóc, khu cơng nghiệp Hiệp Phước, khu công nghiệp Nhơn Trạch, đường cao
tốc Hà Nội - Hải Phịng… Tại khu cơng nghiệp Nhơn Trạch, nền đất đã được xử lý
bằng hệ thống bấc thấm kết hợp với cọc cát tại các vị trí chịu tải trọng lớn.
Tại một số dự án trong đơ thị, các tịa cao ốc được xây trên nền đất yếu, công nghệ cọc
xi-măng đất và bấc thấm cũng được áp dụng để làm ổn định nền đất trước khi thi công

cọc khoan nhồi và tường vây. Có thể kể đến như cơng trình 69B Thụy Kh, 54
Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội và khách sạn Chuo – Hải Phịng.
1.2.2 Tổng quan cơng tác thi công cọc khoan nhồi – tường vây hiện nay
Ngày nay, công nghệ thi công cọc khoan nhồi và tường vây rất phổ biến ở Việt Nam,
được áp dụng rộng rãi trong xây dựng nhà dân đến các công trình lớn, khu cơng
nghiệp, nhà máy, cao ốc, cầu đường, hầm, cảng biển…
Cơng nghệ thi cơng cọc khoan nhồi địi hỏi Nhà thầu phải có đủ năng lực và kinh
nghiệm về nhân lực, thiết bị, quy trình thi cơng và các biện pháp xử lý khi xảy ra các
sự cố trong q trình thi cơng cọc khoan nhồi – tường vây.
1.2.2.1 Đặc điểm công nghệ thi công cọc khoan nhồi
Trên thế giới có rất nhiều cơng nghệ và các loại thiết bị thi công cọc khoan nhồi khác
nhau. Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là sử dụng 3 phương pháp khoan cọc nhồi với các
loại thiết bị và quy trình khoan khác nhau như sau:
- Phương pháp khoan thổi rửa (cịn gọi là phương pháp khoan phản tuần hồn).
- Phương pháp khoan dùng ống vách
- Phương pháp khoan gầu trong dung dịch bentonite
a. Phương pháp khoan thổi rửa
Phương pháp khoan thổi rửa hay cịn gọi là phản tuần hồn

16


- Sơ lược công nghệ: Máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất. Dung dịch bentonite
được bơm xuống để giữ vách hố đào. Mùn khoan và dung dịch được máy bơm và máy
nén khí đẩy từ đáy hố khoan lên đưa vào bể lắng. Lọc tách dung dịch bentonite cho
quay lại và mùn khoan ướt được bơm vào xe téc hoặc các công chứa mùn khoan và
vận chuyển ra khỏi công trường.
- Ưu điểm: giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành hạ.
- Nhược điểm: Khoan chậm chất lượng và độ tin cậy chưa cao.
b. Phương pháp khoan dùng ống vách

- Sơ lược công nghệ: Xuất hiện từ trập niên 60~70 của thế kỷ này ống vách được hạ
xuống và nâng lên bằng cách vừa xoay vừa rung. Trong phương pháp này không cần
dùng đến dung dịch bentonite để giữ vách hố khoan. Đất trong lòng ống vách được lấy
ra bằng gầu ngoạm.
- Ưu điểm: của phương pháp này là: không cần đến dung dịch benlonitc, công trường
sạch, chất lượng cọc đảm bảo.
- Nhược điểm: của phương pháp này là khó làm được cọc đến 30m, máy cồng kềnh,
khi làm việc gây chấn động rung lớn, khó sử dụng cho việc xây chen trong thành phố.
c. Phương pháp khoan gầu
- Sơ lược công nghệ: Gầu khoan ở dạng thùng xoay cắt đất và đưa ra ngoài, cần gầu
khoan có dạng ăng ten thường là 3 đoạn truyền được chuyển động xoay từ máy dài
xuống gầu đào nhờ hệ thống rãnh. Vách hố khoan được giữ ổn định bằng dung địch
betonite. Quá trình tạo lỗ được thực hiện trong dung dịch sét bentonite.
- Dung dịch sét bentonite được thu hồi lọc và tái sử dụng vừa đảm bảo vệ sinh và
giảm khối lượng chuyên chở. Trong quá trình khoan có thể thay các đầu đào khác nhau
để phù hợp với nền đất và có thể vượt qua các dị vật trong lòng đất. Việc đặt cốt thép
và đổ bê tông được tiến hành trong dung dịch bentonite. Các thiết bị đào thông dụng ở
Việt Nam là Bauer (Đức), Soil-Mec (Italia) và Hitachi (Nhật Bản).
- Ưu điểm: thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng thuận tiện rõ ràng, bảo đảm vệ
sinh mơi trường. Ít ảnh hưởng đến cơng trình xung quanh.

17


×