Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.44 KB, 29 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
Tên Công ty: Công ty cổ phần May Thăng Long
Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng – Hà Nội
Điện thoại: 04 – 3862 3372
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May
Thăng Long
Công ty cổ phần May Thăng Long tiền thân là Công ty May mặc xuất
khẩu thuộc Tổng Công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, được thành lập vào
ngày 8/5/1958 theo quyết định của Bộ Ngoại thương, trụ sở đóng tại số 15
Cao Bá Quát, Hà Nội.
Ban đầu Công ty có khoảng 1.200 công nhân và 1.100 máy may công
nghiệp. Đến ngày 15/12/1958 Công ty đã hoàn thành kế hoạch năm với
tổng sản lượng là 391.129 sản phẩm đạt 112.8% chỉ tiêu. Năm 1959 kế
hoạch Công ty được giao tăng gấp 03 lần năm 1958 nhưng Công ty vẫn
hoàn thành và đạt 102% kế hoạch. Trong những năm này Công ty đã mở
rộng mối quan hệ với các khách hàng nước ngoài như Liên Xô, Đức, Mông
Cổ, Tiệp Khắc.
Tháng 7/1961, Công ty chuyển địa điểm làm việc về số 250 Minh Khai,
Hà Nội, hiện là trụ sở chính của Công ty. Với địa điểm mới này, các bộ
phận trước kia phân tán nay thống nhất thành một mối tạo thành dây
chuyền khép kín khá hoàn chỉnh từ khâu nguyên liệu, cắt, may, là, đóng
gói.
Ngày 31/8/1965, theo quyết định của Bộ Ngoại thương tách bộ phận
gia công thành một đơn vị sản xuất độc lập với tên gọi Công ty Gia công
may mặc xuất khẩu; còn Công ty May mặc xuất khẩu đổi tên thành Xí
nghiệp May mặc xuất khẩu; Ban Chủ nhiệm đổi thành Ban Giám đốc.
Đây là sự thay đổi về công tác tổ chức cho linh hoạt với tình hình sản xuất,
tạo điều kiện cho chuyên môn hóa mặt hàng xuất khẩu.
Năm 1979, Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp
May Thăng Long.
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1980-1985), Công ty chuyển


hướng từ sản xuất hàng mậu dịch sang gia công hàng xuất khẩu. Với
những thành tựu đã đạt được, năm 1983, Xí nghiệp May Thăng Long đã
được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng nhì
Cuối năm 89, đầu những năm 90, Liên xô tan rã, thị trường của Công
ty thu hẹp dần. Đứng trước khó khăn này lãnh đạo Công ty đã quyết định
tổ chức lại sản xuất, đầu tư hơn 20 tỷ đồng để thay thế toàn bộ hệ thống
thiết bị cũ của Cộng hoà dân chủ Đức (FAAP), Nhật Bản ( JUKI). Đồng thời
Công ty hết sức chú trọng đến việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất
khẩu sang các nước Pháp, Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 1991, với những sự thay đổi hiệu quả trên Xí nghiệp May Thăng
Long là đơn vị may mặc đầu tiên được cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Công ty được trực tiếp ký hợp đồng và tiếp cận với khách hàng đã giúp tiết
kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Tháng 6/1992, thực hiện việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước
và địa phương trong thời kỳ đổi mới Xí nghiệp được Bộ Công nghiệp nhẹ
(nay là Bộ Công nghiệp) cho phép chuyển đổi tổ chức từ Xí nghiệp sang
Công ty, Xí nghiệp May Thăng Long thành Công ty May Thăng Long
theo Quyết định 218 TC/LĐ-CNN. Công ty May Thăng Long ra đời, đồng
thời là mô hình Công ty đầu tiên trong các Công ty May mặc phía Bắc
được tổ chức theo cơ chế đổi mới. Nắm bắt được xu thế phát triển của
toàn ngành, năm 1993 Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 3 tỷ đồng mua
16.000m2 đất tại Hải Phòng, xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thu hút
gần 200 lao động.
Ngoài thị trường xuất khẩu Công ty đã chú trọng thị trường nội địa,
năm 1993 Công ty đã thành lập Trung tâm thương mại và giới thiệu sản
phẩm tại 39 Ngô Quyền, Hà Nội với diện tích trên 300m2. Nhờ sự phát
triển đó, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở phía Bắc chuyển
sang hoạt động gắn Sản xuất với Kinh doanh
Bắt đầu từ năm 2000, Công ty đã thực hiện theo hệ thống quản lý ISO
9001- 2000 và tiêu chuẩn SA 8000

Thực hiện Quyết định 165/TCLĐ-BCN ngày 14/10/2003 của Bộ Công
nghiệp về việc chuyển Công ty May Thăng Long thành Công ty cổ phần
May Thăng Long, nhà nước nắm cổ phần chi phối 51%. Số vốn điều lệ
23.306.700.000 đồng được chia thành 233.067 cổ phần.
Năm 2006, Công ty đã thực hiện thành công đợt bán đấu giá phần vốn
nhà nước tại Công ty. Ngày 15/2/2007, Công ty đã chuyển đổi chủ sở hữu
và trở thành Công ty 100% cổ phần do các cổ đông góp vốn.
Vốn điều lệ của Công ty 23.306. 700.000 đồng
Vốn điều lệ được chia thành 233.067 cổ phần
Mệnh giá phổ thông 100.000 đồng/1CP
Lao động tại Công ty 1.650 LĐ
1.2/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP May
Thăng Long
* Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính
chất tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông, ngành
nghề sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm:
- Sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu các sản phẩm may mặc, các loại
nguyên liệu, thiết bị phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị tạo
mẫu thời trang và các sản phẩm khác của ngành dệt may.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng công nghệ thực phẩm,
công nghiệp tiêu dùng, trang thiết bị văn phòng, nông, lâm, hải sản, thủ
công mỹ nghệ.
* Đặc điểm về sản phẩm, hàng hoá và thị trường đầu vào đầu ra của
Công ty
Sản phẩm chủ lực của Công ty là áo Sơ mi Nam và áo Jắc két, bên
cạnh đó Công ty cũng mở rộng sản xuất các sản phẩm và các Xí nghiệp
được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng như XN1 và XN2 chuyên sản
xuất áo sơ mi nam nữ, XN3 sản xuất áo Jắc Két, XN4 và XN5 sản xuất
quần Bò và quần Jin, XN6 sản xuất hàng dệt kim. Riêng Xí nghiệp May

Nam Hải tại Nam Định đã tách ra hoạt động độc lập không phụ thuộc từ
tháng 09 năm 2008
Công ty chủ yếu là gia công các mặt hàng theo đơn đặt hàng, vì vậy
số lượng lớn và sản xuất hàng loạt sau đó suất khẩu sang thị trường các
nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan…Bên cạnh đó Công
ty vẫn trú trọng thị trường trong nước, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhờ
hệ thống cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại 250 Minh Khai, 39 Ngô
Quyền và các đại lý của Công ty trên khắp cả nước.
* Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
Sau 55 năm xây dựng và phát triển việc mở rộng thị trường Công ty
luôn chú trọng, nhờ nó mà đến nay Công ty đã có quan hệ với khách hàng
ở hầu khắp các châu lục trên thế giới. Đồng thời thị trường trong nước
cũng được khai thác, tuy nhiên do biến động của nền kinh tế thị trường thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, Cty cũng đã gặp rất nhiều khó khăn
trong việc tiêu thụ hàng hoá, vì vậy duy trì các bạn hàng truyền thống và
đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là
điều mà Đội ngũ lãnh đạo của Công ty luôn giữ quan hệ tốt với các khách
hàng này, đẩy mạnh xuất khẩu hàng ra các nước này và tốc độ tăng
trưởng bình quân các chỉ tiêu từ năm 2007 - 2008 ta có thể thấy qua Bảng
chỉ tiêu Tài chính sau:
BIỂU 1-1: CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2007-2008
(Đơn vị tính: VNĐ)
ST
T
Chỉ tiêu tài chính Năm 2007 Năm 2008
1 Tổng tài sản: 128.096.933.850 130.777.436.278
2 - Tài sản ngắn hạn 54.634.954.423 65.270.075.934
- Tài sản dài hạn 73.461.979.427 65.507.360.344
3 Nợ phải trả: 111.821.738.249 108.553.173.332
- Nợ ngắn hạn 73.711.169.618 81.628.488.572

- Nợ dài hạn 38.110.568.631 26.924.684.760
4 Tổng doanh thu 96.204.510.194 104.613.148.318
5 Lợi nhuận trước thuế 1.981.518.267 2.789.352.153
6 Nộp ngân sách nhà nước 554.825.115 781.018.603
7 Thu nhập bình
quân/người/tháng
1.500.000 1.700.000
Nguồn: Báo cáo kết quả Kinh doanh của Công ty năm 2008
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần May
Thăng Long.
Là một Công ty cổ phần, phương thức quản lý của Công ty mang tính
chất tự
quyết lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông. Tuy nhiên,
hiện nay bộ máy quản lý của Công ty vẫn chia thành 2 cấp, cấp Công ty và
cấp Xí nghiệp với sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị cử
ra.
* Bộ máy quản lý ở cấp Công ty: Bộ máy tổ chức bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông;
- Hội đồng quản trị;
- Ban Kiểm soát;
- Tổng Giám đốc;
- Bộ máy giúp việc.
Tổ chức bộ máy quản lý được khái quát trong sơ đồ sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phó Tổng Giám đốc điều hành Kỹ thuật
Văn phòng Công ty
Giám đốc các XN 1 đến XN 6

Nhân viên thống kê các XN
Phó Tổng Giám đốc điều hành Nội chínhPhó Tổng Giám đốc điều hành Tài chínhPhó Tổng Giám đốc điều hành Sản xuất
HT cửa hàng thời trang
Phòng Kinh doanh nội địaPhòng Kế toán tài vụ
Phòng Kế hoạch Sản xuất
Phòng Kinh doanh XNK
Phòng Kỹ thuật chất lượng Xí nghiệp Dịch vụ đời sống
Sơ đồ 1-1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Nguồn: Văn phòng Công ty
Trong đó:
Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng
quản trị và ban kiểm soát, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược
phát triển dài hạn của Công ty thông qua biểu quyết.
Hội đồng quản trị: Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu,
được bầu ra do biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín.
Ban Kiểm soát: Được Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành
viên trở lên, có nhiệm vụ giám sát mọi hoạt động tài chính và sản xuất kinh
doanh của Công ty và Hội đồng quản trị. Đứng đầu là Trưởng ban kiểm
soát.
Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ
quan cấp trên, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày của công ty. Hội đồng quản trị sẽ quyết định bổ nhiệm hay bãi miễn
Tổng giám đốc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trước
Tổng Giám đốc về kỹ thuật chất lượng, kỹ thuật sản xuất và thiết kế tạo
mẫu cho Công ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách sản xuất: Có trách nhiệm giúp việc
cho Tổng Giám đốc về việc chỉ đạo sản xuất trong các Xí nghiệp trực thuộc
Công ty
Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính: Tham mưu về lĩnh vực Tài

chính cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc, thực hiện chế độ Tài chính
theo đúng tôn chỉ của Bộ Tài Chính.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách nội chính: Giúp Tổng Giám đốc điều
hành kiểm soát các hoạt động liên quan đến các cơ quan hữu quan và chế
độ chính sách cho người lao động, định biên lao động tại Công ty.
Các phòng ban chức năng bao gồm:
Văn phòng công ty: Tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn cho Công
ty và tuyển dụng lao động theo định biên sản xuất, phổ biến quy trình làm
việc theo ISO và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn SA 8000, quản lý về
các mặt tổ chức hành chính của Công ty, quản lý về nhân sự và quan hệ
đối ngoại với các cơ quan hữu quan, giải quyết các chế độ chính sách liên
quan đến người lao động.
Phòng Kỹ thuật chất lượng: Thiết kế tạo mẫu và phác thảo các mẫu
cứng và mẫu đối theo đơn đặt hàng của khách hàng và nhu cầu của Công
ty, là nơi kiểm tra chất lượng quy trình kỹ thuật khi 1 sản phẩm đầu truyền
hoàn thành trước khi sản xuất hàng loạt.
Phòng Kinh doanh nội địa: Tìm kiếm thị trường và có chiến lược tiêu
thụ hàng hoá nội địa, theo dõi nhập xuất tồn hàng hoá, quản lý và giao dịch
với các kênh đại lý của công ty.
Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm khách hàng, đàm
phán soạn thảo hợp đồng với khách hàng nước ngoài, theo sát kế hoạch
sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm; tổ chức và quản lý công tác
xuất nhập khẩu hàng hóa.

×