Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương - Láng The để giảm ngập cho một số khu vực ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.34 MB, 108 trang )

Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thành phố HCM thuộc hạ du sơng Sài Gịn – Đồng Nai, có địa hình thấp,
kênh rạch chằng chịt. Là đô thị lớn nhất của cả nước, hàng năm Tp. HCM
thường xảy ra ngập lụt trên diện rộng, nhất là khi có mưa lớn kết hợp với triều
cường và xả lũ của các hồ chứa từ thượng lưu. Ngập lụt tại Tp. HCM gây nhiều
tác động tới phát triển kinh tế, xã hội và đặc biệt là môi trường sống của người
dân. Nguyên nhân gây ngập lụt chủ yếu do triều cường, mưa lớn kết hợp xả lũ
của các cơng trình đầu nguồn và sự quá tải của hệ thống tiêu thoát nước hiện
hữu do tốc độ đơ thị hóa ngày càng nhanh của thành phố. Trong tương lai gần
dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các dạng thời tiết cực
đoan sẽ là những nguy cơ làm cho tình hình ngập úng trở lên phức tạp và khó
kiểm sốt.
Thời gian qua đã có nhiều đề tài, dự án, các cơng trình khoa học nghiên
cứu nhằm đề xuất các giải pháp phịng tránh ngập và kiểm sốt rủi ro thiên tai
cho Tp. HCM. Các giải pháp hiện tại chủ yếu là các giải pháp cơng trình như
nạo vét kênh mương, xây dựng đê bao, công ngăn triều, nâng cao cốt nền, bơm
tiêu hỗ trợ, cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thốt hiện có .v.v... Tất các giải
pháp trên đã và đang góp phần rất lớn và hiệu quả của cơng tác kiểm sốt ngập
lụt và phịng tránh thiên tai của Tp. HCM. Tuy nhiên, tình hình diễn biến ngập
úng ngày càng phức tạp, nhất là dưới tác động của BĐKH, Tp. HCM được xem
là một trong những khu vực chịu nhiều tổn thương nhất. Chính vì vậy, việc đề
xuất các giải pháp phòng tránh ngập hiệu quả, thân thiện mơi trường là những
vấn đề nóng đặt ra cho với Tp. HCM hiện nay.
Vùng hạ du Rạch Bến Mương – Láng The – Kênh Địa Phận thuộc xã Tân
Thạnh Tây huyện Củ Chi là vùng thấp trũng với gần 3.000ha đất thấp, nước
sơng Sài Gịn chảy qua đoạn này cao nên vùng này thường xuyên bị ngập do


Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

1


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

triều cường, mưa lớn kết hợp hồ Dầu Tiếng xả lũ, gây ảnh hưởng lớn đến sản
xuất, dân sinh. Vùng Bàu Hưng Lợi và thượng lưu cầu Bến Nẩy, diện tích 500ha
đất trũng, (cao độ từ -0,5 ÷ +0,7) sản xuất khó khăn, năng suất lúa thấp, hiện nay
thường sử dụng trồng cỏ hoặc hoang hoá nên xây dựng hồ điều hịa để điều tiết
lượng nước mưa (khi có mưa lớn) kết hợp nước ngồi sơng Sài Gịn dâng cao,
để điều tiết, trữ nước mưa, giảm áp lực tiêu trong thời đoạn hợp lý, qua đó giảm
ngập cho vùng lân cận, góp phần giảm ngập chung cho Tp. HCM, đồng thời là
khu trữ nước để cung cấp nước sinh họat và cấp nước nơng nghiệp vào mùa khơ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất được giải pháp xây dựng cơng
trình hồ điều tiết Bến Mương – Láng The nhằm điều tiết nước mưa, giảm áp lực
tiêu mưa, qua đó giảm ngập cho vùng lân cận và giảm lũ cho nội thành TP
HCM.
3. Cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu:
Vấn đề nghiên cứu là đề xuất giải pháp cơng trình hồ chứa điều tiết phục
vụ giảm ngập cho khu vực. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam nên luận văn sử dụng cách tiếp cận kế thừa/ứng dụng, chọn lọc những
kiến thức khoa học, công nghệ về giải pháp hồ điều tiết.
Vấn đề nghiên cứu được xem xét tiếp cận một cách toàn diện, hệ thống,
thực tiễn và tổng hợp.

Hồ điều tiết được đặt trong toàn hệ thống cống ngăn triều, đê bao, trạm
bơm... và làm việc ràng buộc lẫn nhau theo một quy trình, vì vậy cách tiếp cận
từ tổng thể đến chi tiết sẽ được xem xét sử dụng trong luận văn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài là:
- Phương pháp kế thừa có chọn lọc và các dữ liệu liên quan đến đề tài
- Phương pháp điều tra thực địa
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

2


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

- Phương pháp sử dụng mơ hình tốn
- Phương pháp chun gia
5. Kết quả đạt đƣợc:
- Đánh giá nguyên nhân gây ngập và giải pháp chống ngập cho Thành phố
Hồ Chí Minh
- Đánh giá mức độ chống ngập của giải pháp hồ Bến Mương – Láng The
cho khu vực hồ và giảm ngập hạ du sơng Sài Gịn
- Đề xuất các cơng trình trong hệ thống kết hợp để khai thác hồ hiệu quả
- Đề xuất kết cấu mái hồ đảm bảo an toàn, ổn định, mỹ quan và kinh tế

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh


3


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGẬP LỤT ĐƠ THỊ VÀ
GIẢI PHÁP CHỐNG NGẬP
1.1.

Tình trạng ngập lụt đơ thị và giải pháp kiểm soát ngập lụt trên thế
giới và Việt Nam.

1.1.1. Tình trạng ngập lụt đơ thị:
Tình trạng ngập lụt đô thị xảy ra khắp nơi trên thế giới và cả trên đất nước
Việt Nam
Ở Bangkok, Thái Lan: Vào mùa mưa diễn ra từ tháng 4-10, Bangkok
thường có nhiều trận lụt lớn nhỏ, gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân và
các hoạt động du lịch. Thường vào cuối tháng 5, mưa lớn kéo dài khiến thủ đô
Bangkok và một số khu vực lân cận chìm sâu trong nước

Hình 1.1. Ngập lụt trên đường phố Bangkok, Thái Lan
Ngày 7 và 8/6/2015, mưa lớn dẫn đến hàng loạt con đường bị ngập ở thủ
đô Bangkok, Thái Lan khiến giao thông hỗn loạn, hàng loạt xe cộ chết máy trên
đường. Trong buổi sáng 8.6, mực nước ngập lên đến 50 cm sau khi đợt mưa lớn
kéo dài 5 giờ liền vào rạng sáng cùng ngày
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh


4


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Ở Venice, Italy: Hiện tượng nước dâng cao thường diễn ra ở Venice vào
mùa đông, do sự kết hợp của triều cường, gió nam thổi mạnh và hoạt động của
đợt sóng biển kéo dài

Hình 1.2. Ngập lụt trên đường phố Venice, Italy
Các khu vực thấp của thành phố như quảng trường St. Mark có nước dâng
khá cao, đơi khi lên tới 1,4 m. Tuy nhiên, điều này chỉ gây đôi chút bất tiện,
thậm chí cịn khiến nhiều du khách thích thú
Ở Chennai, Ấn Độ: Lượng mưa lớn, các cửa sông bị thu hẹp, khu dân cư
lấn ra bờ sơng, đường thốt nước tự nhiên tắc nghẽn và thiếu hệ thống cảnh báo
lũ lụt khiến thành phố này rơi vào cảnh nước ngập ngang người

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

5


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.3. Ngập lụt trên đường phố Chennai, Ấn Độ

Ở Manila, Philippines: Với mật độ dân số dày đặc, thủ đô của
Philippines khơng có đủ hệ thống đường ống để thốt nước khi mưa lớn

Hình 1.4. Ngập lụt ở thủ đơ Manila, Philippines
Ngồi ra có rất nhiều thành phố lớn trên thế giới bị ngập lụt như Thượng
Hải – Trung Quốc, Mumbai - Ấn Độ, Rio de Janeiro – Brazil, London - Anh
Quốc, Miami - Mỹ, Sydney – Australia, Durban - Nam Phi,…
Nguyên nhân ngập do lũ, triều cường, mưa lớn nhưng hệ thống thoát nước
làm việc kém và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

6


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Các đô thị thuộc tỉnh Miền Trung ở Việt Nam hằng năm thường xảy ra
ngập chủ yếu là do lũ lớn từ thượng nguồn về, do sông Miền Trung dốc lớn, lũ
về thốt khơng kịp, do các hồ chứa chủ động xả lũ lớn

Hình 1.5. Lũ lụt ởn Miền Trung,Việt Nam
Các Thành phố ở đồng bằng Nam Bắc Bộ và Nam Bộ cũng thường
xuyên ngập, thường do mưa và do triều
- Ở Thành phố Hà Nội thường ngập do những cơn mưa lớn, vũ lượng
ngày càng lớn, hệ thống thoát nước lạc hậu khơng đủ khả năng thốt kịp. với hệ
thống thốt nước như hiện nay của Thủ đơ khi lượng mưa từ 50 mm đến 100

mm, kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ, Hà Nội vẫn bị ngập tại 18 tuyến phố, có 170
điểm ngập trong khu dân cư.
Ngồi ra cịn có các ngun nhân quản lý chồng chéo, diện tích ao hồ bị
lấn chiếm, các dự án qui hoạch chỉ quan tâm doanh thu mà ít quan tâm đến hạ
tầng, hệ thống thoát nước
Mới nhất, ngày 10/6/2018 tại khu vực Hà Nội đã xảy ra một trận mưa lớn,
kéo dài gần 1 giờ khiến một số nơi rơi vào cảnh bị ngập, xe máy bị "chết máy"
và người dân phải lội bì bõm, dắt bộ về nhà trong đêm.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

7


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.6. Ngập ở đường Cổ Nhuế
Trận mưa ngày 04/8/2017 đã ngập nặng khá nhiều điềm phố Hai Bà
Trưng, Vĩnh Tuy, Nguyễn Du , Xã Đàn..

Hình 1.7. Ngập đường phố Hà Nội sau cơn mưa ngày 04/8/25017
- Ở Thành phố Hồ Chí Minh: Với tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, cơ
sở hạ tầng còn lạc hậu, ý thức người dân kém, khí hậu ngày càng khắc nghiệt …
Thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ngập úng nặng nề, nhất là trong mùa
mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 và trong thời kỳ triều cường từ tháng 9 đến

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu

vực ở TP. Hồ Chí Minh

8


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

tháng 12. Những năm gần đây ngập xảy ra thường xuyên từ các tuyến đường,
khu dân cư, kể cả những khu vực quan trọng như sân bay Tân Sơn Nhất
Các khu vực thường xuyên ngập nước như đường Nguyễn Hữu Cảnh,
mặc dù đã có bố trí máy bơm lớn để tiêu nước

Hình 1.8. Ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh sau cơn mưa ngày 17/10/2017
Đường Nguyễn Văn Quá khu vực phường Đông Hưng Thuận mặc dù cao
độ nền cao hơn mực nước triều nhưng thường xuyên ngập sau những cơn mưa
lớn

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

9


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.9. Ngập đường Nguyễn Văn Quá sau cơn mưa ngày 25/8/2017

Sân bay Tân thốt nước có cao độ trung bình +6,40m gồm 03 hướng thốt
ra ngồi: phía kênh Hy Vọng, phía kênh Nhật Bản và phía A41 ra đường Cộng
Hịa nhưng sau những cơn mưa lớn vẫn bị ngập

Hình 1.10. Ngập sân bay Tân Sơn Nhất sau cơn mưa ngày 19/5/2018
- Ở các đô thị thuộc tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: cũng thường
xuyên ngập. Hình ảnh một số thành phố thường xuyên bị ngập

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
10


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.11. Ngập ờ Thành phố Cần Thơ sau cơn mưa ngày 19/5/2018

Hình 1.12. Ngập ờ Thành phố Vĩnh Long sau cơn mưa ngày 22/3/2018

Hình 1.13. Ngập ờ Thành phố Cà Mau sau cơn mưa ngày 23/10/2017

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
11


Học viên: Văn Phú Thái


GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.14. Ngập ở Thành phố Tân An, Long An sau cơn mưa ngày
26/8/2016
1.1.2. Một số giải pháp chống ngập trên thế giới:
a. Malaysia: Đƣờng hầm "2 trong 1"
Thủ đô Kuala Lumpur gần với nơi hợp lưu của 2 dịng sơng lớn tại Malaysia
nên hàng năm, người dân thành phố hiện đại bậc nhất Đông Nam Á này cũng
phải kêu trời vì lụt.
Tuy nhiên, một trong những giải pháp thơng minh có một khơng hai đã được
triển khai tại thành phố này là xây dựng một đường hầm "2 trong 1", vừa dùng
để thốt lũ và phục vụ giao thơng.
Trong điều kiện thời tiết bình thường, đường hầm sẽ được sử dụng như hầm
đường bộ bình thường cho xe cộ qua lại. Tuy nhiên, khi nước sơng tràn bờ, nó
sẽ được chuyển thành một kênh thoát lũ ngay bên dưới những con đường, giúp
cho các con đường phía trên khơng bị ngập.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
12


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.15. Lối vào đường hầm đặc biệt tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.
Với chi phí nửa tỷ USD, đường hầm mang tên SMART dài 9,7km tại thủ đô
Kuala Lumpur đã trở thành hầm đường bộ kết hợp thoát lũ đầu tiên trên thế giới.
Trên thực tế, việc xây dựng đường hầm này là một thử thách lớn khi địa hình

của thủ đô Kuala Lumpur khá phức tạp. Cho tới nay, SMART vẫn là đường hầm
dài nhất Đông Nam Á và dài thứ nhì châu Á.
Từ khi đưa vào hoạt động, đường hầm này đã chứng tỏ tính hiệu quả của
mình khi những trận ngập lụt nặng nề đã khơng cịn xảy ra với người dân thủ đô
Kuala Lumpur như trước kia.
Khi thời tiết chuyển xấu với diễn biến mưa bão thất thường, đường hầm này
sẽ chuyển thành cơng trình chống lũ cho thành phố.
b. Hà Lan: Xây kè chắn biển, đê chắn nƣớc:
Nói đến chống ngập lụt, người ta phong cho Hà Lan cái tên "phù thủy chống
ngập". Chẳng phải nói ngoa khi quốc gia nằm dưới mặt nước biển này bao thập
kỷ nay khơng cịn phải chịu đựng những trận ngập lụt hay xâm nhập mặn của
Đại Tây Dương.
Các nước khác đôi khi chỉ phải chống lụt từ các trận mưa lớn hay lũ sơng thì
Hà Lan cịn phải lo không cho biển dâng quá sâu vào đất liền. Để chống ngập
hiệu quả, quốc gia này đã triển khai kế hoạch "Delta Work" - một hệ thống đê kè

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
13


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

phòng vệ, bảo vệ Hà Lan khỏi bị nước biển dâng. Đây là một trong những hệ
thống cơng trình chống ngập lụt lớn nhất thế giới khi được triển khai từ năm
1954 cho tới những năm 1991.

Hình 1.16. Hệ thống đê biển kiên cố ở Hà Lan.

Tại Hà Lan, có tất cả khoảng bảy loại đê, kè chuyên dụng cho biển, sông, hồ,
kênh đào, hay loại đê khẩn cấp, đê chống bão… được xây dựng phù hợp tùy vào
tính năng sử dụng.
Những cơng trình đê biển trong dự án Delta Works đã bảo vệ vùng đất phía
Tây Nam Hà Lan một cách hiệu quả và kiểm soát được lượng nước trong khu
vực. Nhiều khu vực cửa sơng có thể được đóng mở để phòng trường hợp nước
biển dâng cao quá mức trong những ngày bão.
Còn trong đất liền, Hà Lan cũng đào nhiều các kênh rạch, sông nhỏ, hồ chứa
nước chống ngập, xây dựng các cối xay gió, lắp đặt máy bơm để đảm bảo nước
mưa và nước sông được điều tiết hợp lý. Các "khu vực xả nước" cũng được hình
thành, đề phịng trường hợp nước sơng dâng cao thì sẽ xả nước đảm bảo an toàn
cho thành phố.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
14


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.17. Hệ thống kênh rạch của thành phố Amsterdam nhìn từ trên cao.
c. Nhật Bản: Các cơng trình chống ngập dƣới lòng đất
Nếu như với nhiều quốc gia, người ta chọn giải pháp nâng nền để chống ngập
thì với Nhật Bản, giải pháp tối ưu được áp dụng là đẩy nước xuống lịng đất.
Cũng như nhiều thủ đơ khác, thành phố Tokyo có lợi thế gần sơng tiện cho
giao thương và nguồn nước cung cấp cho người dân. Tuy nhiên sau mùa đông
tuyết tan, rồi lượng nước mưa ập đến, nỗi lo ngập lụt lại khiến người dân thành
phố ngán ngẩm.

Tuy nhiên, năm 1993, chính phủ Nhật quyết định xây kênh thốt nước ngầm
ngoại vi đơ thị, hay cịn gọi là dự án G. Dự án mất 13 năm để hồn thành với
kinh phí 3 tỷ USD. Cơng trình này còn được gọi bằng cái tên: điện Pantheon
dưới lòng đất.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
15


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.18. Điện Pantheon dưới lịng đất.
Cơng trình vĩ đại này gồm 5 trụ chứa cao 75m, rộng 32m được nối với nhau
bằng đường ống dài 6,3km, đường kính 10m và nằm sâu dưới mặt đất 50m.
Đường ống này sẽ dấn một bể chứa nước khổng lồ cao 25m, dài 177m, rộng
78m – rộng hơn một sân bóng. Chỉ cần nghe tới kích thước thơi là người ta đã
chống với quy mơ của cơng trình này.
Mỗi khi mưa lớn, nước sẽ được dẫn từ các trụ chứa tới bể chứa khổng lồ. Sau
đó, người ta sẽ bơm nước từ bể chứa ra sông Endo với các máy bơm công suất
lớn để tránh ngập cho tồn thành phố. Nhờ có hệ thống "điện Pantheon dưới
lòng đất", người dân Tokyo và các vùng lân cận đã tránh được các đợt ngập lụt
nặng trong những năm qua.

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
16



Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.19. Đường ống dẫn giúp nước mưa có thể thốt ra hầm chứa khổng lồ
rồi đổ vào sông Endo.
d. Singapore: Hệ thống hồ chứa nƣớc quy mô lớn
Với các quốc gia như Singapore, việc chống ngập lụt đôi khi khiến đất nước
này đau đầu hơn khi vừa phải đảm bảo lụt lội không diễn ra, vừa phải đảm bảo
không lãng phí nguồn nước ngọt quý giá đủ cho nhu cầu sử dụng của hơn 6 triệu
dân đảo quốc sư tử.
Chính vì vậy, thay vì sử dụng các biện pháp phức tạp, Singapore đã triển khai
xây dựng các hồ dự trữ nước trên khắp đất nước để vừa có thể chống ngập, vừa
có nguồn nước ngọt cho người dân. Nghe chừng có vẻ đơn giản nhưng 17 hồ
chứa nước tại Singapore đang chứng tỏ hiệu quả chống lụt rõ rệt của nó.
Đáng kể nhất trong các cơng trình chống ngập tại Singapore phải kể tới hồ
chứa và đập chắn nước Marina. Cơng trình hồ chứa nước Marina có tổng chi phí
lên tới 135 triệu USD và là hồ chứa nước lớn nhất tại Singapore. Với hệ thống
đê chắn, nó khơng chỉ giúp ngăn nước biển xâm nhập, làm hồ chứa nước khi
ngập xảy ra mà còn giúp dự trữ nước biển cho toàn thành phố.
1.1.3. Giải pháp chống ngập ở Việt Nam

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
17


Học viên: Văn Phú Thái


GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Thành phố Hà Nội: Nguyên nhân chính đã được thừa nhận là do phần
lớn nước mưa đã bị đổ thẳng vào cống thoát nước làm cho hệ thống thoát nước
trở nên quá tải do hệ thống đã xây dựng lâu năm, khơng đáp ứng tần suất mưa
hiện nay. Nhiều diện tích trồng cây xanh và hồ ao đã bị bê tông hóa trong q
trình xây dựng nhà ở, đường xá làm cho nước mưa không thể thấm xuống đất
hoặc chảy vào các ao hồ. Mặc dù chi rất nhiều tiền đầu tư cải tạo hệ thống thoát
nước, mua sắm máy bơm hiện đại, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề úng
ngập ở Hà Nội.
Để giải quyết triệt để úng ngập, bên cạnh các giải pháp đang làm, Hà Nội
cần có chính sách khuyến khích người dân và các nhà đầu tư áp dụng các giải
pháp điều hòa nước mưa như xây dựng các bể chứa nước mưa phục vụ sinh
hoạt, tăng cường khả năng thấm nước mưa xuống đất.
Các chuyên gia Nhật Bản đề xuất giải pháp chống ngập khẩn cấp với các
hầm trữ nước (tận dụng các phần đất ngầm dưới các khu cơng viên, vườn hoa,
thậm chí cả sân bóng đá) để xây dựng các hầm, tạo ra như hồ chứa nước để thốt
nước tức thì khi mưa xuống; xe bơm di động; đặc biệt là xây dựng hệ thống
quan trắc và hệ thống cảnh báo ngập toàn diện, tổng thể; thành lập trung tâm
Điều hành khẩn cấp (EOC) và kế hoạch điều hành công tác chống ngập. Ngoài
ra, xây dựng hệ thống cảnh báo sử dụng radar băng tần X - Band, hiện đại hàng
đầu thế giới chuyên để quan trắc mưa và có thể xây dựng các hình ảnh 3D giúp
đo đạc chính xác các dữ liệu phục vụ công tác dự báo, lên kế hoạch...
Các chuyên gia đến từ tập đoàn JAKS (Malaysia) giới thiệu với TP. Hà
Nội mơ hình đường hầm thơng minh giao thơng - chống ngập cho khu vực phía
Tây Thủ đơ (nơi tập trung nhiều khu đô thị mới, nhà cao tầng). Đường hầm
thơng minh có 3 tầng, nằm dưới mặt đất 20m; có cửa thốt lũ và thơng khí. Ở
điều kiện bình thường, khi ít mưa hoặc khơng mưa, đường hầm mở cửa cho các
phương tiện qua lại. Khi mưa ở mức độ trung bình, chế độ SMART được kích


Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
18


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

hoạt, nước mưa được dẫn vào đường hầm phụ nằm phía dưới đường hầm chính;
các phương tiện vẫn qua lại được. Khi có bão lũ, các trạm quan sát sẽ theo dõi
nhu cầu đóng cửa đường hầm, các cổng hầm tự động mở để nước mưa tràn vào
và thoát lũ ra hồ chứa; sau bão lũ hệ thống đường hầm này sẽ mở cửa lại trong
vịng 48 tiếng...

Hình 1.20. Trạm bơm Yên Sở - trạm bơm lớn tiêu nước chống ngập Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành phố giải quyết vấn đề tiêu thoát nước
chống ngập bao gồm các qui hoạch chủ yếu Quy hoạch 752( 2001) , Quy hoạch
1547 ( 2008). Hiện nay thành phố đã triển khai các biện pháp cơng trình và phi
cơng trình như đê bao, cống ngăn triều, trạm bơm, nạo vét, cải tạo hệ thống tiêu
thoát nước, xây dựng các hồ điều tiết. Tuy nhiên các hệ thống chưa được đầu tư
đồng bộ, một số cơng trình lớn chưa được xây dựng hồn thành nên đến nay vẫn
thường xuyên bị ngập do triều cường và mưa lớn. Chi tiết các giải pháp được thể
hiện ở phần 1.2

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
19



Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Thành phố Cần Thơ: Theo qui hoạch chống ngập số 214/QĐ-TCTLQLNN. Giải pháp chủ yếu là giải pháp cơng trình và giải pháp phi cơng trình.

Cơng trình là đầu tư xây dựng các cơng trình nhằm kiểm sốt nước lũ, triều và
tiêu úng bằng hệ thống đê bao, các cống dưới đê, van ngăn triều đồng thời kết
hợp với các trạm bơm để tiêu nước ra sơng. Tồn bộ khu đơ thị được phân thành
18 ô bảo vệ (chủ yếu theo kênh cấp I) với diện tích biến đổi từ 600 ha đến 4.300
ha. Trong đó bao lớn vùng trung tâm thành phố Cần Thơ, bao gồm quận Ninh
Kiều, quận Bình Thủy và một phần của quận Ơ Mơn và huyện Phong Điền với
diện tích khoảng 17.700 ha theo các sơng rạch chính là sơng Hậu, sơng Cần
Thơ, rạch Tắc Ơng Thục và kênh Ơ Mơn. Tổng diện tích khu đơ thị được bảo vệ
khoảng 48.000 ha. Phi cơng trình đảm bảo dung tích trữ cho vùng đơ thị (gồm
diện tích ao, hồ, kênh rạch) tối thiểu là 10% đối với khu phát triển đơ thị thuộc
Quận Ninh Kiều, Quận Bình Thủy (theo Quy hoạch sử dụng đất thành phố Cần
Thơ) và 20% đối với khu vực đô thị đang phát triển thuộc các Quận, Huyện còn
lại trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra tạo bề mặt thấm, vùng đệm, vùng đất ngập
nước nhằm trữ nước mưa, gia tăng lượng nước bổ sung cho tầng nước ngầm,
giảm sự hình thành dịng chảy mặt, hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ do mưa
lớn thời đoạn ngắn, giảm tải cho hệ thống thoát nước của Thành phố.
Thành phố Cà Mau: Theo qui hoạch chống ngập số 351/QĐ-BNNTCTL. Giải pháp cơng trình bao gồm việc : Nâng cấp và xây dựng hệ
thống thoát nước, đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu tiêu thốt cho thành phố
có xem xét biến đổi khí hậu - nước biển dâng, nâng cấp và xây dựng hệ thống đê
bao, bờ bao chống tràn, lắp đặt các cửa van clape tự động tại các cửa xả để ngăn
cản triều cường, nạo vét, nâng cấp mở rộng các kênh trục, cấp I, cấp II, xây
dựng các trạm bơm tiêu hỗ trợ khi xảy ra mưa lớn trùng với thời gian triều
cường, xây dựng hệ thống cống tại các cửa sông để ngăn triều cường từ xa
truyền vào cho thành phố Cà Mau. Giải pháp phi cơng trình bao gồm: Nghiên


Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
20


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

cứu, xây dựng quy trình vận hành các cơng trình chống ngập trên địa bàn thành
phố, tạo vùng đệm, vùng đất ngập nước nhằm trữ nước mưa, giảm hình thành
dịng chảy mặt, hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ do mưa thời đoạn ngắn, giảm
tải cho hệ thống thoát nước của thành phố, thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh
báo khí tượng, thủy văn; cơng tác quản lý khai thác cơng trình thủy lợi phục vụ
chống ngập úng cho thành phố.
1.2. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến chống ngập khu vực Tp. HCM
và vùng phụ cận.
Để đảm bảo chống ngập cho thành phố HCM, có rất nhiều giải pháp được
đưa ra như: giải pháp san nền, xây dựng cống kiểm soát ngăn triều cục bộ, tập
trung vào việc giải quyết tiêu thoát nước do mưa và xử lý nước thải cho vùng
nội thành (Quy hoạch 752 - 2001) và giải pháp kiểm soát triều chia từng vùng
tùy thuộc vào vị trí địa lý và tính chất quan trọng của từng vùng (vùng I nâng
cấp hệ thống thoát nước và cơng trình chống ngập, vùng II cải tạo hệ thống kênh
rạch và san nền cục bộ, vùng III áp dụng các biện pháp phi cơng trình), trong đó
xây dựng 12 cống kiểm soát triều cho vùng bao thành phố và 170km đê bao
(Quy hoạch 1547 - 2008).

Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh

21


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.21. Mặt bằng các vùng thoát nước cho khu vực nội thành (Quy hoạch
1547)
Qui hoạch Bộ Nông Nghiệp biến thể Quy hoạch thủy lợi Bộ NN&PTNT
cho vùng 1, phân vùng này thành 2 tiểu vùng:
- Vùng 1A tương ứng với vùng trong quy hoạch đô thị đến năm 2025 của Tp
HCM.
- Vùng IB tương ứng với vùng 1 trừ đi vùng 1A .
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
22


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Hình 1.22. Mặt bằng các vùng thoát nước cho khu vực nội thành (Quy
hoạch 1547 biến thể)
Hiện nay các dự án đã và đang được triển khai thực hiện theo lộ trình, tuy
nhiên do nguồn kinh phí khá lớn làm chậm tiến độ thực hiện như dự án Quản lý
rủi ro khu vực thành phố Hồ Chí Minh, dự án Giải quyết ngập do triều khu vực
TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.


Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
23


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

Các lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tân Hóa Lị Gốm, Tàu Hủ Bến Nghé
đã xây dựng tương đối hoàn thành đang đưa vào sử dụng. Dự án Tham Lương –
Bến Cát đang trong giai đoạn thiết kế và tìm vốn đầu tư

LV Tham
Lương _ Bến
Cát – Nước Lên
LV Nhiêu Lộc
Thị Nghè

LV Tàu Hủ
Bến Nghé

LV Tân Hóa
Lị Gốm

Hình 1.22. Mặt bằng các lưu vực thoát nước cho khu vực nội thành

Về giảm ngập cho thành phố theo việc điều tiết các hồ xả lũ thượng nguồn
theo quyết định Số: 471/QĐ-TTg ngày 24/3/2016 về việc ban hành quy trình
vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sơng Đồng Nai, theo đó Hồ Dầu Tiếng xả lũ

về bảo đảm lưu lượng xả về hạ lưu không vượt quá 200 m³/s giảm khá nhiều so
với qui trình vận hành trước đây từ 600m³/s ÷ 1000m³/s
Qui hoạch đê biển Vũng Tàu - Gị Cơng [15] đã được nghiên cứu từ năm
2009, là giải pháp tổng thể để giải quyết triệt để vấn đề ngập úng do tổ hợp tác
động của lũ thượng nguồn, mưa lớn và triều cường, chống xâm nhập mặn, đồng
Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
24


Học viên: Văn Phú Thái

GVHD: PGS TS. Đỗ Tiến Lanh

thời cũng là cơng trình chống nước biển dâng, chống biến đổi khí hậu ở thế chủ
động cho 1.100.000 ha.

Hình 1.23. Mặt bằng qui hoạch đê biển Vũng Tàu – Gò Cơng

Tuyến đê biển Vũng Tàu - Gị Cơng nếu được xây dựng với chiều dài đê
chính khoảng 28km, đê phụ dài 13 km, đê chống tràn ở rừng Cần Giờ 60km, với
cống trên đê Vũng Tàu - Gị Cơng rộng 2000m, âu thuyền trên đê Vũng Tàu Gị Cơng rộng 33m, cống và âu thuyền trên sơng Lịng Tàu rộng 200m, sẽ tạo ra
một hồ chứa nước rộng 43.000ha, với dung tích hữu ích 1,5tỷ m3. Nếu sử dụng
hệ thống cống trên đê và cống trên sơng Lịng Tàu để điều tiết lũ, cơng trình có
thể chống lại tổ hợp lũ tần suất P=0,5%, mà mực nước cao nhất ở Phú An chỉ
còn +0,64m, giảm 0,97m so với trước khi có cơng trình là 1,61m.
Cơng trình có thể chống ngập do triều, do lũ, tạo mực nước thấp để tiêu
thoát nước mưa cho toàn bộ khu vực TP.HCM, chống ngập lũ cùng với triều
cường cho TP. Tân An cho đến khi nước biển dâng thêm 100-130cm.


Nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ điều tiết Bến Mương – Láng The để giảm ngập một số khu
vực ở TP. Hồ Chí Minh
25


×