Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.42 KB, 33 trang )

PHẦN A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài :
1: Cơ sở lí luận:
Lepton- Xtơi gọi âm nhạc là “ tốc ký của tình cảm”. Nhạc sĩ kiêm nhà phê
bình âm nhạc Xer - Cốp thì gọi nó là “ ngôn ngữ của tâm hồn”, “ là lĩnh vực của
tình cảm và những tâm trạng”, là “đời sống của tâm hồn biểu hiện bằng âm
thanh”.
Trong xã hội hiện nay, giáo dục thiếu niên nhi đồng luôn là mối quan tâm
của các quốc gia. Ở Việt Nam cũng vậy, mục tiêu giáo dục chỉ rõ rằng: Nhằm
đào tạo những con người phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp. Ngoài việc trang bị cho các em tri thức khoa học thì
vấn đề giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông không chỉ là việc giảng
dạy âm nhạc thuần túy mà thông qua âm nhạc cịn tác động đến tồn bộ thế giới
tư tưởng, tình cảm của học sinh- trước hết là tình cảm thẩm mỹ, đạo đức và trí
tuệ của các em.
Chính vì vậy, âm nhạc có tác dụng to lớn đối với giáo dục nói chung và
giáo dục trẻ thơ nói riêng. Nó là một phần quan trọng của chiếc chìa khóa mở
cửa những nhân cách con người XHCN trong thời đại mới.
2: Cơ sở thực tiễn:
Trong chương trình giáo dục phổ thơng nói chung và chương trình giáo
dục Tiểu học nói riêng, bộ mơn Âm nhạc đã được xem là bộ môn không thể
thiếu. Bởi, âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em được
ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Những hình tượng âm thanh, những lời ca tiếng hát, những giai điệu đẹp tác
động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và
sự sáng tạo.
Mơn Âm nhạc Tiểu học được chia thành các phân môn: Học hát, Tập đọc
nhạc, Phát triển khả năng nghe nhạc. Ở lớp 1, 2, 3 gồm 2 nội dung: Học hát và
phát triển khả năng nghe nhạc, còn ở lớp 4, 5 gồm Học hát, Tập đọc nhạc và
phát triển khả năng nghe nhạc. Trong đó Học hát là nội dung chủ yếu, chiếm đa
số thời lượng của chương trình Âm nhạc Tiểu học. Nó cịn là sự tổng hợp của


các phân môn khác. Qua nội dung các bài hát và các hoạt động giúp học sinh
hình thành thói quen nhận xét sự vật, sự việc, diễn tả được cảm nhận của mình
về vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của vạn vật xung quanh từ đó thêm
yêu và trân trọng cuộc sống.
3/30


Là một giáo viên âm nhạc đã giảng dạy 14 năm, tôi được tiếp xúc với tất
cả các em học sinh, từ những em có năng khiếu đến những em khơng có năng
khiếu, từ những em thích học nhạc đến những em khơng thích học nhạc, những
em được bố mẹ, gia đình quan tâm tạo điều kiện học tập đến những em không
được quan tâm, tạo điều kiện. Tôi luôn mong muốn các em dần phát triển và
nâng cao hơn nữa khả năng của mình. Vì thế tơi ln suy nghĩ, tìm ra những
phương pháp giảng dạy phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp thu của học sinh
để giờ học Âm nhạc thật sinh động, hấp dẫn, giúp các em thể hiện khả năng và
cảm xúc của mình thật hồn nhiên, trong sáng, góp phần hình thành và phát triển
nhân cách toàn diện cho học sinh.
Thời lượng của tiết dạy Âm nhạc lớp 2 chỉ có 35 - 40 phút – 1 tiết / tuần,
trong đó nội dung chủ yếu chiếm phần lớn thời gian là học hát . Vậy làm thế
nào để mỗi giờ học hát thực sự có hiệu quả và lơi cuốn học sinh ? Là giáo viên
chuyên trách môn Âm nhạc, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc
đổi mới phương pháp dạy học, bản thân có chun mơn và nghiệp vụ vững
vàng, tơi đã thường xun tự nghiên cứu, tìm tịi, không ngừng học hỏi kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp để xây dựng những tiết dạy tốt. Những tiết dạy
của tôi luôn được thanh tra chuyên môn PDG quận Thanh Xn, BGH nhà
trường, tổ chun mơn đánh giá cao.
Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng và đưa ra :
“ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tiết học hát lớp 2”.
II. Mục đích nghiên cứu :
- Nhằm góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc ở

Tiểu
học, nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc cho học sinh lớp2, giúp giáo
viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của mình.
- Đáp ứng mục tiêu đào tạo của ngành đề ra trong hoạt động giảng dạy và
giáo
dục nhân cách học sinh.
- Giúp học sinh tiếp cận và lĩnh hội những kiến thức âm nhạc mới với
phương
pháp học tập mới.
- Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên, con người, có thái độ đúng đắn với
những tình huống của cuộc sống.
- Giúp học sinh phát triển khả năng âm nhạc, nâng cao năng lực cảm thụ.
- Giúp học sinh không những học tốt mơn Âm nhạc mà cịn học tốt những
4/30


môn khác như Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Thể dục….
- Giúp học sinh yêu thích ca hát, mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn từ đó đưa
phong trào văn nghệ trong nhà trường ngày càng phát triển.Tạo tiền đề cho thế
hệ trẻ nâng cao thẩm mĩ trong âm nhạc và trong cuộc sống sau này, góp phần
hồn thiện nhân cách của mình.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh tiểu học lớp 2 trường tôi năm học 2013-2014 và năm học 20142015.
- Quá trình giảng dạy âm nhạc lớp 2 ở trường tơi.
- Chương trình âm nhạc lớp 2.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 2.
+ Phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
+ Thông tin trên mạng toàn cầu Internet.

+ Giúp giáo viên sử dụng đàn phím điện tử.
- Phương pháp xử lí thơng tin.
- Phương pháp đàm thoại: Nhằm gợi mở, củng cố, tổng kết cho học sinh
những kiến thức thông tin cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Theo dõi việc kiểm tra đánh giá học
sinh trên lớp; Tổng kết kinh nghiệm sư phạm; Học tập kinh nghiệm qua dự giờ
đồng nghiệp.
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp quan sát, so sánh, thống kê đối chiếu.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Kế hoạch nghiên cứu từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2014- 2015.

5/30


PHẦN B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.Những nội dung lý luận:
1-Mục tiêu; Nội dung chương trình; Đặc điểm tâm lý lứa tuổi:
1.1 Mục tiêu của môn Âm nhạc ở lớp 2:
Âm nhạc là môn năng khiếu thông qua môn học, trẻ em được hoạt động,
được nhận thức, được cảm thụ âm nhạc. Qua các bài học, các em được nghe hát,
được nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thơng về âm nhạc.
Chương trình Âm nhạc lớp 2 là sự nối tiếp, củng cố, nâng cao thêm một
bước khả năng ca hát và năng lực âm nhạc cho các em. Trọng tâm là củng cố và
rèn luyện để hình thành một số kỹ năng: hát đồng đều, hịa giọng, chính xác và
diễn cảm.
Cụ thể như sau:
- Dạy cho học sinh hát đúng giai điệu, thuộc lời ca các bài hát phù hợp với
độ
tuổi và khả năng tiếp thu của các em, hòa giọng hát cá nhân trong giọng hát

chung của tập thể.
- Qua giai điệu, tiết tấu, lời ca của các bài hát nhằm giáo dục tình cảm đạo
đức
trong sáng, lành mạnh, góp phần làm cho đời sống tinh thần của các em thêm
phong phú.
- Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc thông qua ca hát, biểu diễn, trò chơi

kể chuyện âm nhạc.
Như vậy, mục tiêu môn Âm nhạc lớp 2 nằm trong mục tiêu môn Âm nhạc
bậc Tiểu học. Giáo viên cần nắm được và làm tốt những mục tiêu đề ra sẽ đạt
kết quả cao mỗi giờ dạỵ
1.2- Nội dung chương trình:
Chương trình Âm nhạc lớp 2 trong đó phần Học hát qui định những nội
dung sau:
- Học sinh học 12 bài hát ngắn gọn (trong đó có 2 bài dân ca Việt Nam, 2 bài
hát nước ngoài) tầm cữ giọng trong một quãng 8 là chủ yếu, phần lớn viết ở nhịp
2/4.
- Bước đầu tập kỹ năng ca hát (lấy hơi, bắt giọng vào bài, hát đều, hòa
giọng
và diễn cảm). Tập hát rõ lời, giọng hát nhẹ nhàng tự nhiên.
- Kết hợp với gõ đệm, vận động phụ họa đơn giản hoặc trò chơi âm nhạc.
6/30


Danh mục bài hát gồm 12 bài sau đây:
1. Thật là hay ( Hồng Lân ).
2. Xịe hoa ( Dân ca Thái - Lời mới: Phan Duy )
3. Múa vui ( Lưu Hữu Phước ).
4. Chúc mừng sinh nhật ( Nhạc Anh – Lời Việt: Đào Ngọc Dung ).
5. Cộc cách tùng cheng ( Phan Trần Bảng ).

6. Chiến sĩ tí hon ( Nhạc: Đinh Nhu – Lời mới: Việt Anh ).
7. Trên con đường đến trường ( Ngô Mạnh Thu ).
8. Hoa lá mùa xuân ( Hoàng Hà ).
9. Chú chim nhỏ dể thương ( Nhạc Pháp – Lời: Hồng Anh ).
10.Chim chích bơng ( Nhạc: Văn Dung – Thơ: Nguyễn Viết Bình ).
11.Chú ếch con ( Phan Nhân ).
12.Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ ).
1.3- Đặc điểm tâm lý lứa tuổi:
- Mỗi học sinh lớp 2 là một nhân cách đang hình thành.
- Trong mỗi học sinh lớp 2 tiềm tàng khả năng phát triển.
- Học sinh có tri giác cụ thể, trí tưởng tượng phong phú, thích hoạt động, vui
chơi, ca hát.
Vì thế, trong từng bài giảng cụ thể người giáo viên cần chú ý phương pháp sư
phạm nhằm kích thích sự chủ động suy nghĩ, sự sáng tạo, trí tưởng tượng của
học sinh nhằm đem lại niềm vui, hứng thú cho các em, giúp các em nắm được ý
nghĩa, nội dung bài học.
2- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tụi nhn thy một số thuận lợi và
khó khăn khi thùc hiƯn như sau:
2.1. Thn lỵi:
- Dưới sự chỉ đạo ca Chi b; Ban giám hiu nh
tr-ờng với ph-ơng châm đi tr-ớc đón đầu trong ph-ơng
h-ớng nhiệm vụ giáo dục. Trong những năm gần đây
tr-ờng tụi gt hỏi c nhiu thnh cụng trong vic đổi mới
ph-ơng pháp dạy học, đây là nhiệm vụ trọng tâm m lónh
o nh tr-ờng t ra vµ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học
sinh. Nhà trường trang bị các loại sách tham khảo bồi dưỡng chuyên môn, đồ
dùng trực quan, nhạc cụ hiện đại và đặc biệt tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên
được tham gia đầy đủ các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,
7/30



trình độ tin học, giao lưu học hỏi ở các trường bạn, cũng như sự giúp đỡ tạo điều
kiện của bn bố ng nghip...
- Về phía giáo viên c o to chuyờn ngnh õm nhc chớnh
quy, nhiệt tình, sáng tạo, có ý thức đổi mới ph-ơng
pháp dạy học theo tinh thn cuộc vận động:
Mỗi giáo
viên là một tấm g-ơng trong học tập và sáng tạo của
ngành đề ra.
- Về phía häc sinh được tiếp cận với âm nhạc dưới nhiều hình
thức, các con đa phần høng thó häc tËp m«n ¢m nh¹c.
- Nội dung các bài hát lớp 2 gần gũi với học sinh, giai điệu trong sáng, dễ
thuộc, tiết tu vui ti, sụi ni.
2.2. Khó khăn:
Qua vic ging dy nhiều năm môn Âm nhạc tại trường tiểu học, tôi nhận
thấy:
- Âm nhạc là một mơn học nghệ thuật địi hỏi học sinh phải có chút năng
khiếu nhưng giáo viên phải dạy trên phạm vi đại trà, số học sinh mỗi lớp lại lớn
nên không tránh khỏi trong giờ dạy có nhiều đối tượng học sinh cùng một lúc
(có và khơng có năng khiếu). Đây chính là một khó khăn của giáo viên dạy nhạc
trong nhà trường phổ thông. Vẫn cịn nhiều học sinh coi bộ mơn âm nhạc là môn
phụ, không cần thiết nên hạn chế năng lực nhận thức, phát triển âm nhạc của
chính các em.
- Một phần không nhỏ học sinh chưa mạnh dạn trước các bạn, chưa biết
cách tư duy hoặc nắm bắt nội dung bài học còn chậm nên ảnh hưởng chung đến
tiết học.
- Nhà trường chưa có phịng học âm nhạc riêng.
Nhìn vào thực tế đã nêu, tôi nhận thấy việc học hát không hề đơn giản,
nhất là đối với học sinh lớp 2. Học sinh thì nhỏ tuổi, hiếu động có khi cịn thuộc

bài trước, giáo viên thì chủ quan cho rằng đó là các bài hát ngắn gọn, dễ dạy.
Song nếu mỗi người giáo viên tìm được những biện pháp khắc phục và hướng
dẫn học sinh một cách đúng đắn có phương pháp phù hợp, sáng tạo, biết sử dụng
đồ dùng dạy học hợp lý, hiệu quả thì chắc chắn giờ học sẽ sinh động và hấp dẫn
học sinh.
II. Giải pháp thực hiện.
1, Điều tra phân loại học sinh:
Để biết được kết quả học tập khả năng của học sinh, ngay từ tiết đầu tiên của
năm học tôi thường phân loại học sinh thông qua một cuộc “kiểm tra nhỏ” về
8/30


khả năng ca hát và vận động của các em. Từ kết quả của cuộc kiểm tra thăm dò
tại các lớp, tơi phân ra những em học sinh có năng khiếu về hát và vận động, có
sự u thích mơn học, và những em khơng có năng khiếu, khả năng cịn hạn chế,
sức tập trung kém để từ đó kịp thời điều chỉnh và thay đổi phương pháp giảng
dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Kết quả đầu 2 năm học 2013- 2014; 2014- 2015:
- Hát hay, vận động tự tin
: 7% đến 10%
- Hát đúng, vận động hạn chế : 60% đến 75%
- Hát chưa đúng, thiếu tự tin : 18% đến 25%
2, Biện pháp thực hiện:
Dạy âm nhạc lớp 2 chủ yếu là dạy hát. Dạy hát là giáo dục âm nhạc. Học sinh
học hát chính là tiếp xúc với âm nhạc có lời. Ngồi giai điệu và tiết tấu, lời ca
của bài hát còn biểu hiện nội dung cụ thể về một sự vật, sự việc. Mỗi bài hát là
một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện nội
tâm được diễn tả bằng ngôn ngữ văn học và âm nhạc.
Theo phân phối chương trình và thiết kế bài giảng thì nội dung học hát thường
diễn ra trong 2 tiết (Tiết 1: Học bài hát mới- tiết 2: Ôn tập và vận động), tôi

thường tiến hành các hoạt động chia theo dạng bài sau:
*)Tiết 1: Học bài hát mới.
- Hoạt động 1: Học hát.
+ Bước 1: Giới thiệu bài
+ Bước 2: Hát mẫu.
+ Bước 3: Đọc lời ca.
+ Bước 4: Học hát và luyện tập.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
+ Bước 1: Hướng dẫn từng câu.
+ Bước 2: Luyện tập gõ đệm cả bài.
- Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động theo nhạc.
*) Tiết 2: Ôn tập bài hát.
- Hoạt động 1: Ôn hát kết hợp gõ đệm
+ Bước 1: Ôn bài hát.
+ Bước 2: Ôn hát kết hợp gõ đệm.
- Hoạt động 2: Vận động phụ họa
+ Bước 1: Hướng dẫn từng động tác, từng câu.
9/30


+ Bước 2: Luyện tập vận động cả bài.
Với những hoạt động và các bước nêu trên, giáo viên cần có sự chủ động,
linh hoạt thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh vào tiết học.
Bằng sự phát vấn, gợi mở, làm mẫu sinh động giáo viên dẫn dắt, giúp các em hát
đúng giai điệu và lời ca, tiếng hát còn thể hiện được “cái hồn” của nhạc, có sức
biểu cảm với những trạng thái khác nhau.
Hệ thống các bài hát lớp 2, theo tôi, thường chia thành các thể loại: Bài hát
dân ca, bài hát nước ngoài, bài hát về loài vật, bài hát về hoa lá, bài hát về chủ
đề hịa bình,….. Đối với mỗi bài dạy đều có mục đích, u cầu, nội dung riêng,
và tùy từng đối tượng học sinh, tôi thường thực hiện theo các bước sau:

2.1- Xác định mục tiêu bài học:
Trong khi lên kế hoạch bài dạy, bao giờ tôi cũng tìm hiểu kĩ, xác định và đề
ra rõ ràng mục tiêu của mỗi bài, thể hiện cụ thể những điều học sinh phải biết
được
(kiến thức), làm được (kĩ năng), và rút ra bài học gì cho bản thân (thái độ). Việc
xác định mục tiêu tiết dạy cũng cần lưu ý tới từng đối tượng học sinh, từng lớp
sẽ giúp tiết học đạt hiệu quả hơn.
*Ví dụ 1: Tiết 4- Học hát: Bài Xòe hoa.
+ Về kiến thức: Học sinh biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
HS biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
+ Về kĩ năng: Học sinh hát tập thể chính xác theo giai điệu thuộc lời ca; hát
đều, hịa giọng, rõ lời. Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
+ Về thái độ: Học sinh thêm hiểu, yêu dân ca, có tinh thần vui vẻ, thêm u
cuộc sống.
*Ví dụ 2: Tiết 11- Học hát: Bài Cộc cách tùng cheng
+ Về kiến thức: Học sinh biết tên một số nhạc cụ dân tộc: Sênh, thanh la,
mõ, trống. Biết hát theo giai điệu và lời ca.
+ Về kĩ năng: Học sinh hát đều, hòa giọng, rõ lời. Biết hát kết hợp gõ đệm
theo tiết tấu lời ca.
+ Về thái độ: Học sinh thấy được cái hay, cái độc đáo của những nhạc cụ
dân tộc Việt Nam, từ đó thêm niềm tự hào dân tộc.
*Ví dụ 3: Tiết 31- Ơn tập bài hát Bắc kim thang – Tập hát lời mới.
+ Về kiến thức: Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca (Gồm lời bài hát và 2
lời ca mới).
+ Về kĩ năng: Học sinh biểu diễn tự nhiên với động tác vận động phụ họa.
10/30


+ Về thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu làn điệu dân ca, biết giữ gìn vệ sinh
(khơng ăn quả xanh, uống nước lã), biết bảo vệ sức khỏe: đi trời nắng phải đội

mũ.
2.2- Chuẩn bị:
2.2.1 Giáo viên:
Với tiết dạy nào cũng vậy, tôi luôn chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, tư liệu
giảng dạy, giáo án trước khi lên lớp và sử dụng chúng một cách linh hoạt, hiệu
quả. Trước hết là việc chuẩn bị về kiến thức, nghiên cứu kĩ nội dung bài giảng
thông qua sách giáo viên Nghệ thuật lớp 2 (trong đó có mơn Âm nhạc), tập bài
hát lớp 2. Tơi cịn nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo như: Sách Âm nhạc- Tác
giả, tác phẩm, báo Thế giới trong ta, sách Phương pháp giảng dạy Âm nhạc ở
Tiểu học, Thiết kế bài giảng lớp 2, …. Tơi ln nắm vững quy trình 1 tiết học
hát để xây dựng tiết dạy cho hợp lý.
Như tơi đã trình bày, với thời lượng ít nên việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy
học trực quan giúp giáo viên vững vàng, chủ động khi hướng dẫn cho học sinh:
- Đàn phím điện tử (organ, piano điện tử): luyện đánh và đệm các bài hát
chính xác.
- Đĩa CD các bài hát lớp 2, máy nghe.
- Nhạc cụ gõ (thanh phách, mõ, song loan,….).
- Các động tác vận động phụ họa phù hợp từng bài hát.
- Tranh, ảnh minh họa cho nội dung các bài hát, lời ca bài hát.
- Máy tính, projecter.
2.2.2.Học sinh:
Tùy từng bài hát mà tơi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước một số vấn đề để
giúp học sinh học tốt và nắm vững hơn nội dung bài học:
- Tìm những bài hát cùng chủ đề, chủ điểm.
- Động tác vận động phụ họa.
* Ví dụ 1: Tiết 19- Học hát: Bài Trên con đường đến trường.
Từ cuối tiết 18, tôi đã nhắc học sinh tìm một số bài hát theo chủ điểm thiên
nhiên, đi học.
*Ví dụ 2: Tiết 20- Ơn bài hát: Trên con đường đến trường
Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị một số động tác vận động phụ họa cho bài và

tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
Tóm lại, đối với nội dung dạy hát lớp 2, những đồ dùng dạy học giáo viên cần
có phải đáp ứng được những vấn đề nghe thấy (đàn, đĩa nhạc) và thực hành
thuận tiện (nhạc cụ gõ, động tác vận động phụ họa). Tuyệt đối tránh nói nhiều,
11/30


khó hiểu. Đặc biệt việc dùng đàn phím điện tử, đĩa CD hát mẫu là rất cần thiết
và không thể thiếu trong giờ học hát, nó giúp học sinh hát chính xác về cao độ,
tạo sự tập trung học tập, giáo viên khơng cảm thấy mệt mỏi, rát họng vì phải hát
mẫu nhiều, thậm chí nó cịn khắc phục tình trạng “hát chênh, hát phô”, hát
không chuẩn xác của giáo viên.
Chuẩn bị trình chiếu lời ca nhằm thu hút 100% học sinh tập trung về một
hướng, cùng khai thác và thực hiện các nội dung học tập theo sự hướng dẫn của
giáo viên. Bảng lời ca bao gồm các phần: Lời ca bài hát; Lời ca có đánh dấu
chỗ lấy hơi, gõ đệm theo nhịp, phách hoặc tiết tấu lời ca.
Được thực hành với các nhạc cụ gõ là cách thức luyện tập giúp các con chắc
nhịp phách trường độ một bài hát rất tốt, việc học sinh chuẩn bị trước ở nhà
những bài hát cùng chủ đề, chủ điểm, động tác vận động phụ họa,… kích thích
trí tị mị muốn khám phá cái mới ở học sinh. Làm được như vậy chứng tỏ sự
chủ đạo của thầy, sự chủ động sáng tạo của trò một yêu cầu cơ bản trong “đổi
mới phương pháp dạy học” hiện nay.
2.3- Các hoạt động dạy và học:
Khi soạn kế hoạch bài dạy cho các tiết học, tôi thường chia thành các hoạt
động cơ bản:
- Hoạt động 1: Học hát (Ôn bài hát đối với tiết 2)
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm (Vận động phụ họa đối với tiết 2)
- Hoạt động 3: Luyện tập (Tập biểu diễn )
Đối với từng lớp, từng đối tượng học sinh, tôi luôn dự kiến các yêu cầu, các
câu hỏi, các phương pháp dạy học trong từng hoạt động để giúp học sinh nắm

vững bài học.
2.4- Các bước tiến hành dạy một bài hát lớp 2:
Trong quá trình dạy và học, việc giải quyết đồng thời những thao tác cơ bản:
Nhìn – nghe – ghi nhớ - thực hành sáng tạo dựa trên nguyên tắc “ Học mà vui –
Vui mà học” góp phần khơng nhỏ để giờ học đạt tới sinh động, hiệu quả. Tiến
hành tổng hợp những thao tác cơ bản trong một giờ giúp giáo viên và học sinh
hoạt động nhịp nhàng, tạo bầu khơng khí vui – thoải mái – một yêu cầu cơ bản
trong giờ âm nhạc- đặc biệt là giờ học hát.
2.4.1: Học hát
a, Giới thiệu bài: Thời gian từ 1 đến 2 phút.
* Mục đích: Giúp học sinh nắm được nội dung tiết học và tạo hứng thú cho
học sinh.

12/30


Để giới thiệu bài, ngay từ đầu tiết học, tôi đưa ra một số tranh ảnh sinh động
và đẹp mắt, có nội dung phù hợp với bài hát để giới thiệu. Khi tiến hành giảng
bài, tôi đưa ra các câu hỏi gợi mở, gợi ý để các em nhận xét, nhận ra nội dung
của tranh, ảnh gắn với nội dung bài hát, dẫn dắt các em vào bài một cách nhẹ
nhàng. Sau khi tôi giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, tên tác giả….tơi cịn sử dụng
thêm bản đồ thế giới, bản đồ Việt Nam, những cảnh quan đặc trưng để giới thiệu
giúp các con có cái nhìn khái qt về sự vật hiện tượng xung quanh (Tôi luôn
chú ý đến độ vừa sức với lứa tuổi) và vừa giúp các con khắc sâu kiến thức.
* Ví dụ 1: Tiết 4- Học hát: Bài Xịe hoa (Dân ca Thái)
- Tơi dùng bức tranh vẽ nam nữ Thái đang múa xòe hoa cho học sinh quan
sát
rồi đặt câu hỏi:

? Bức tranh vẽ gì? – Học sinh trả lời.

- Tơi dùng ảnh thiếu nữ mặc trang phục Thái, bản đồ Việt Nam để giới
thiệu
về phong tục tập quán của đồng bào Thái, địa bàn người dân tộc Thái thường
sinh sống,….

13/30


*Ví dụ 2: Tiết 9- Học hát: Bài Chúc mừng sinh nhật.
- Tôi dùng một bức ảnh về tiệc sinh nhật (có bánh gato, nến, hoa,…) để gây
ấn tượng với các em học sinh, đặt câu hỏi:

? Con thấy bức ảnh chụp cảnh gì?- HSTL
Rồi tơi giới thiệu: Mỗi người đều có một ngày sinh. Đó là một ngày vui đầy ý
nghĩa. Gia đình, người thân, bạn bè thường chia vui và chúc mừng khi chúng ta
kỉ niệm ngày sinh. Có một bài hát để chúng ta cùng hát chúc mừng nhau – Đó là
bài hát: Chúc mừng sinh nhật (Nhạc Anh – Lời Việt: Đào Ngọc Dung)
- Tôi đưa thêm bản đồ Châu Âu để giới thiệu vị trí nước Anh giúp học sinh
14/30


khắc sâu hơn xuất sứ bài hát.
* Ví dụ 3: Tiết 26 – Học hát: Bài Chim chích bơng.
- Vì đã nhắc học sinh ở tiết trước về nhà sưu tầm các bài hát về chủ đề con
vật nên ở tiết này tôi không dùng tranh minh họa ngay từ đầu mà gây sự chú ý
của các em bằng câu hỏi gợi mở:
? Các con nêu cho cô một số bài hát viết về chủ đề con vật đáng yêu? (Một con
vịt, Đàn gà con, Rửa mặt như mèo, Con chim vành khuyên,….)
Với câu hỏi gợi mở này, học sinh đã rất hào hứng trả lời và tập trung vào bài
học. Sau đó, tơi vừa giới thiệu vừa đưa bức tranh minh họa chim chích bơng cho

học sinh xem, từ đó giới thiệu tên bài, tác giả. Tơi nhận thấy các con rất thích
thú với bài hát.

Tùy theo từng nội dung bài hát mà tôi chuẩn bị phần giới thiệu cho phù hợp,
sinh động. Khi thực hiện phần giới thiệu bài mới giáo viên cần lưu ý: Chọn
tranh, ảnh đẹp, hấp dẫn, cách giới thiệu bài ngắn gọn, dễ hiểu, trọng tâm, gây
hứng thú với học sinh không nên kéo dài bởi đây chỉ là một phần nhỏ của tiết
học.
b, Hát mẫu:
Sau khi giới thiệu, dẫn dắt vào bài hát, tôi cho học sinh nghe bài hát mẫu.
Tùy thuộc vào từng tiết học tôi hát mẫu cho các em nghe hoặc cho các em nghe
đĩa bài hát mẫu do thiếu nhi trình bày. Qua q trình giảng dạy tơi thấy nghe đĩa
bài hát mẫu sẽ đảm bảo tính nghệ thuật và sự chuẩn mực, nhưng giáo viên hát
cho học sinh nghe sẽ vô cùng thú vị, hấp dẫn.
Ở tiết học bài hát mới, tôi thường hát mẫu cho học sinh nghe, tôi thể hiện
bài hát thật chuẩn xác và cố gắng diễn tả tốt nhất sắc thái biểu cảm của từng bài,
các em tỏ ra rất thích thú và tập trung học tập hơn.
15/30


Đến tiết ôn bài hát, tôi cho học sinh nghe bài đĩa hát mẫu do các em thiếu
nhi trình bày, sự chuẩn mực về diễn xuất và đảm bảo về tính nghệ thuật sẽ giúp
học sinh ơn tập và biểu diễn một cách tốt nhất.
c, Đọc lời ca: (Bước này chỉ thực hiện ở tiết dạy bài hát mới hoặc bài hát
có lời mới học ở tiết 2)
Đọc lời ca giúp cho các em cảm nhận nội dung và phát âm đúng. Đối với học
sinh lớp 2 việc rèn đọc đúng là một quá trình liên tục và ở tất cả các môn học
khác, do vậy ở bước này tôi uốn nắn các em rất kĩ việc đọc đúng chính tả, đặc
biệt là phát âm l, n. Thao tác này cịn giúp các em học tốt phân mơn Tập đọc.
Để tiến hành đọc lời ca, tôi thực hiện 3 bước nhỏ như sau:

- Đọc trơn (tức là đọc không theo tiết tấu lời ca): Bước này tôi đưa ra Slide
bảng lời ca cho các em quan sát rồi đọc. Học sinh lớp 2 đã đọc tương đối tốt văn
bản do đó thay vì việc đọc mẫu cho học sinh nghe, tôi gọi mét em đọc tốt đọc
cho cả lớp nghe sau đó yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh từ mét đến hai lần.
- Giảng từ khó: Nếu trong lời ca bài hát nào đó có từ khó tơi giảng cho các
em hiểu để các em nắm vững hơn nội dung bài hát.
Ví dụ 1: Bài Xịe hoa (Dân ca Thái):
Trong lời ca, có từ “ xịe hoa” : xịe theo tiếng Thái nghĩa là múa, xòe hoa là
múa hoa, cịn có từ “ chiêng, khèn”: là nhạc cụ của đồng bào dân tộc.
Ví dụ 2: Bài Chim chích bơng:
Với lời ca bài này, tôi giảng từ “ bụi chuối ”: là một khóm gồm nhiều cây
chuối mọc sát nhau.
Ví dụ 3: Bài Cộc cách tùng cheng:
Tôi giảng tiếng “sênh” là một loại nhạc cụ gõ của Việt Nam và giới thiệu cho
các em biết hình ảnh và nhạc cụ sờnh tin.
Vớ d 4: Bi Bắc kim thang:
Tôi giải nghĩa tên bài hát Bắc kim thang đ-ợc xuất
phát từ trò chơi đồng giao ngày x-a của ng-ời dân Nam
Bộ: bắt con ngựa gỗ màu nâu ; cà lang bí rợ- một
khoảng sân rộng tr-ớc nhà; cột , kèo, té tôi hỏi
học sinh tự nêu.... Học sinh đ-ợc thêm hiểu biết c¸c
con rÊt thÝch thó.
- Đọc lời ca theo tiết tấu: Đây là bước quan trọng giúp học sinh khi hát sẽ
hát chính xác hơn về tiết tấu, trường độ của bài hát.
Ở bước này, tôi thường đọc mẫu từng câu đúng tiết tấu lời ca rồi bắt nhịp cho
các em đọc. Khi học sinh đọc, tôi gõ đệm bằng thanh phách cho học sinh đọc
16/30


theo. Sau khi hướng dẫn kĩ từng câu, ghép hết bài, tôi yêu cầu học sinh đọc tiết

tấu lời ca kết hợp gõ đệm với thanh phách. Cần lưu ý thêm những chỗ khó tập
riêng nhiều lần giúp cho học sinh nắm vững và đọc đúng.
Ví dụ: Bài: Chúc mừng sinh nhật:
Đọc: Cuộc đời sẽ thêm tươi đẹp vì những khúc ca và đóa hoa.

* * * *
* * * *
* * * * *
Câu này các em rất hay đọc sai tiếng đẹp - ngân khơng đúng sau đó lại đọc liền
“vì những khúc ca”, tơi đã phải sửa rất kĩ để học sinh đọc đúng, nhờ có phần
luyện đọc theo tiết tấu lời ca mà khi hát học sinh đã hát đúng hơn.
Bài: Trên con đường đến trường:
Đọc: Có gió gió mát từng cơn
Có cơn mưa qua từng mùa
Gõ:
* * * * * *
Câu này, tôi hướng dẫn học sinh đọc tiết tấu chấm giật thật kĩ, những tiếng gió,
cơn ngân dài ¾ phách, gió mát, mưa qua đọc nhanh.
Bài: Chú chim nhỏ dễ thưong:
Đọc: Lại đây hỡi ……….
A!
Gõ : * * * ……….
*
Ở ví dụ này, tiếng lại tôi hướng dẫn các em ngân dài 1 phách rưỡi, đây hỡi đọc
nhanh, chữ A ngân đủ 4 phách.
=> Ở cả 3 ví dụ trên, khái niệm 1 phách, ¾ phách, 1 phách rưỡi tôi xác định
cho các em bằng việc đọc mẫu và gõ thanh phách nhiều lần thật rõ ràng để các
em nghe rồi đọc, không giảng giải nhiều.
Với những bài hát có hai lời ca, học lời ca hai ở tiết tiếp theo tôi tiến hành
cho học sinh đọc tập thể lời ca theo tiết tấu và cũng giải nghĩa từ khó.

Từ những bước nêu trên tôi đã dần giúp học sinh hiểu bài kĩ hơn, đọc đúng
hơn, phát âm chuẩn xác hơn, khắc phục được những chỗ khó khi học sinh hát và
chuẩn bị tốt cho phần học hát dễ dàng hơn, các em hát chính xác hơn tốt hơn.
d, Học hát:
Phương pháp phổ biến trong dạy hát cho học sinh từ trước đến nay vẫn là
giáo viên dạy truyền khẩu từng câu, câu sau nối tiếp câu trước cho đến hết
bài.Tôi đã linh hoạt thay đổi cách thức tiến hành để truyền dạy cho học sinh.

17/30


Khi cho học sinh học hát, tôi hát mẫu từng câu mét đến hai lần thật chuẩn
xác rồi bắt nhịp cho học sinh hát. Khi hát mẫu và dùng đàn đàn giai điệu tay
phải, đến khi các em hát tôi đánh giai điệu, đệm hợp âm rải để các em nghe và
hát tốt. Việc hát mẫu và đàn từng câu hát tôi luôn linh hoạt với mỗi bài hát, câu
hát và đối tượng học sinh cụ thể để làm sao vừa hiệu quả vừa tránh việc mất thời
gian không cần thiết.
Bên cạnh đó việc dùng đàn trong khi dạy hát vơ cùng quan trọng. Tơi dùng
tiếng piano khơng có phần đệm tự động, tay phải tôi đánh giai điệu, tay trái đệm
hợp âm rải. thao tác này giúp học sinh nghe rõ hơn giai điệu và hát chính xác
hơn.
Mỗi câu hát, giáo viên hát mẫu rồi bắt nhịp, đệm đàn cho học sinh hát hai
đến ba lần, ghép lần lượt đến hết bài.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức của học
sinh. Ở phần dạy hát, tơi khơng chỉ hát mẫu tồn bài để dạy cho học sinh mà xét
thấy có những bài hát có hai lời hoặc có những câu giống nhau về giai điệu và
tiết tấu tôi đã gợi mở, phát vấn để học sinh tự nhận ra và có thể hát ln.
Ví dụ 1: Bài Chiến sĩ tí hon
C1: Kèn vang đây đoàn quân. Đều chân ta cùng bước.
C3: Nào ta đi cùng nhau. Đều chân theo nhịp trống.

Ví dụ 2: Bài Hoa lá mùa xuân:
C1: Tôi là lá, tôi là hoa. Tôi là hoa lá hoa mùa xuân.
C3: Xuân vừa đến trên cành cao, cho ngàn muôn lá hoa đẹp tươi.
Ví dụ 3: Bài Chú ếch con.
Đây là bài hát có hai lời hồn tồn giống nhau về giai điệu và tiết tấu, được
dạy trong 2 tiết. Sau khi hướng dẫn kĩ lời 1, học sinh đã hát tốt, đến khi dạy hát
lời 2 ngay từ đầu tôi tiến hành cho các em nghe toàn bộ bài hát mẫu rồi yêu cầu
học sinh nhận xét giai điệu lời 2 với giai điệu lời 1 (giống nhau). Nếu có câu
khó, tơi hướng dẫn thật kĩ và sửa kịp thời.
Trong quá trình dạy hát học sinh cũng được phát hiện những tiếng hát
có luyến trong mỗi câu hát, làm cho các con ln có tinh thần thi đua hào hứng.
Ví dụ : Bài Chim chích bơng.
Câu hát: “Từ cành na ra cành bưởi…”; “Em vẫy gọi chích bơng ơi” - tiếng
“bưởi”, “ơi” có luyến.
Ví dụ : Bài Bắc kim thang.

18/30


Câu hát: “Chú bán ếch ở lại làm chi”; “ Con le le đánh trống thổi kèn”; “Con
bìm bịp thổi tị tí te tị te”- tiếng “làm”, hai tiếng “thổi” cũng là những tiếng hát
có luyến.
Trong khi dạy hát, cần chú ý những kí hiệu âm nhạc có trong bài hát để
uốn nắn học sinh hát cho đúng.
Ví dụ:
Bài Cộc cách tùng cheng: 4 tiếng cuối cộc cách tùng cheng nói đúng tiết
tấu.
Bài Chú ếch con: 2 tiếng “phi, ron” luyến xuống.
Bài Chú chim nhỏ dễ thương: câu Lại đây hỡi chú chim …này. Lại
đây…..

dễ thương hát lại ở cuối để kết thúc, chữ “A” ngân dài 4 phách.
Bài Chim chích bơng: tiếng “ơi” vừa luyến và ngân dài 1 phách rưỡi, nghỉ
nửa phách.
Sau khi đã dạy các em hát xong tồn bài, tơi tiến hành cho các em hát khớp
với toàn bộ bài bằng tiếng đàn piano đệm cả hai tay với tốc độ chậm, giúp các
con hát chính xác nhạc và khơng bị bỡ ngỡ. Sau đó tơi mới cho các con ghép
bằng nhạc đệm nhằm để dần dần nâng cao chất lượng giọng hát của các em.
Muốn phần khớp nhạc thật hồn chỉnh, tơi chia thành các bước nhỏ như sau:
- GV đệm nhạc phù hợp với bài hát: Yêu cầu học sinh hát theo với tốc độ vừa
phải.
- Bật nhạc đệm (phần này tôi đã chuẩn bị trước nhạc thu sẵn trong đàn hoặc
nhạc chuẩn trong đĩa CD của Bộ giáo dục mà tôi đã cắt soạn và biên tập riêng
phần nhạc) học sinh hát khớp với nhạc, tốc độ đúng.
- Giáo viên sửa, chú ý sửa sắc thái, điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Học sinh
hát hoàn chỉnh bài.
=> Với phần cho học sinh hát khớp với nhạc đệm đã thu hút sự tập trung
chú ý của các em. Những nét nhạc vui tươi, phần đệm sinh động đã giúp cho tiết
học sôi nổi hẳn lên, các em hát một cách hào hứng và có sắc thái biểu cảm hơn.
Trong số những bài hát lớp 2, có những bài hát các em đã tự thuộc hoặc
học ở mẫu giáo nhưng lại thuộc sai (sai lời ca, sai giai điệu, tiết tấu…) nên giáo
viên cần lưu ý để sửa chính xác:
Ví dụ : Bài Chú ếch con: Cụm ca từ “Có đơi là đơi mắt trịn” các em
thường hát sai là “Có hai là hai mắt trịn”.
Ví dụ: Bài Bắc kim thang: Cụm ca từ “Cột bên kèo là kèo bên cột” lại hát
sai thành “Cột qua kèo là kèo qua cột”. Cũng ở bài này, câu cuối “Con le le
19/30


……… tí te tị te” , các từ “đánh trống” là chấm giật, “tị tí te tị te” đều là móc
đơn các em thường hát khơng chính xác nên giáo viên cần lắng nghe để sửa

luôn.
đ, Luyện tập:
Để giúp học sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, tôi cho các em luyện
tập nhiều lần, kịp thời sửa sai và điều chỉnh cách hát của các em sao cho tiếng
hát có chất lượng nhất. Việc luyện tập luân phiên giữa các tổ, nhóm, cá nhân là
hình thức tơi thường dùng để củng cố bài, tạo khơng khí làm việc tích cực, có
tác dụng động viên tất cả học sinh đều tham gia vào bài học. Tôi đã linh hoạt
thay đổi bằng các hình thức luyện tập khác nhau như: Hát đối đáp, nối tiếp, hát
lĩnh xướng hòa giọng…tùy thuộc vào từng bài hát. Công việc này giúp tôi bao
quát lớp tốt hơn, lắng nghe kĩ hơn phần hát của học sinh để điều chỉnh kịp thời
đồng thời giúp giữ gìn giọng hát của trẻ và có thời gian để học sinh lắng nghe
bạn hát rồi rút kinh nghiệm cho chính mình.
Ví dụ : Bài X hoa:
Tơi chia lớp thành hai nửa, yêu cầu các em theo tay tôi chỉ huy, luân phiên
mỗi nửa hát một câu:
Câu 1: Bùng boong ……..vang vang- Nửa lớp bên phải hát.
Câu 2: Nghe tiếng chiêng…. rộn ràng- Nửa lớp bên trái hát.
Câu 4: Tay nắm tay ………xoè hoa- Nửa lớp bên trái hát.
Các em cứ luân phiên hát đổi bên cho đến khi thuộc bài.
Ví dụ : Bài Hoa lá mùa xn:
Tơi chỉ định mỗi tổ một câu hát, cho các em hát nối tiếp:
Câu 1: Tôi là lá ……..hoa lá hoa mùa xuân- Tổ 1 hát.
Câu 2: Tôi cùng múa……… …mừng xuân- Tô 2 hát.
Câu 3: Xuân vừa đến………...đẹp tươi. - Tổ 3 hát.
Câu 4: Cho nhựa mới………..nơi nơi.- Tổ 4 hát.
Có thể tiến hành vài lượt, đổi câu cho các em thuộc bài.
Những cách trên đã làm cho tiết học phong phú hơn, đảm bảo mục tiêu “
Học vui – Vui học”.
Ví dụ : Bài Múa vui:
Tôi mời một học sinh hát lĩnh xướng 2 câu hát đầu từ: “Cùng nhau múa

…….cùng nhau múa đều”; cả lớp sẽ hát hòa giọng câu hát 3,4: “ Nắm tay
nhau….cùng nhau múa đều”.
e, Ôn bài hát (đối với tiết ôn tập):

20/30


Cũng ở hoạt động 1 nhưng là tiết ôn tập bài hát với mục đích giúp học sinh
ơn luyện để hát hoàn chỉnh bài, bước đầu thể hiện được sắc thái, tính chất các
bài hát, tơi tiến hành các bước sau:
- Tôi cho học sinh nghe lại đĩa CD các bạn thể hiện. Học sinh nêu lại nội
dung bài hát, nêu sắc thái tính chất âm nhạc cảm nhận được- giúp học sinh nhớ
lại những gì đã nghe thấy và biết.
- Học sinh hát tập thể hoặc nhóm, cá nhân thuộc lời ca, theo giai điệu, thể
hiện được sắc thái tính chất đã cảm nhận.
- Ơn cách gõ đệm đã học hoặc tập cách gõ đệm mới.
Như tơi đã trình bày ở tiết học bài hát mới - bước 1- cho học sinh nghe hát
mẫu (do giáo viên thể hiện) là rất cần thiết, giúp học sinh cảm nhận bài hát một
cách chính xác, đến tiết ơn bài hát- trong hoạt động 1, phần nghe hát mẫu (do
các em thiếu nhi thể hiện qua đĩa CD) sẽ giúp học sinh cảm nhận sắc thái, tình
cảm, tính chất một cách chuẩn mực từ đó thể hiện bài hát tốt hơn.
Trước khi cho nghe đĩa bài hát mẫu bao giờ tôi cũng nhắc học sinh lắng
nghe để cảm nhận sắc thái, tính chất của bài hát. Sau khi học sinh nghe xong tôi
nêu câu hỏi gợi ý: Con thấy bài hát như thế nào?, Con thấy các bạn trình bày
bài hát như thế nào?, Hoặc cụ thể hơn: Con thấy bài hát có vui tươi, rộn rã
khơng?, Bài hát có sơi nổi không?......Từ phần trả lời của học sinh, tôi chốt ý,
nêu sắc thái, tính chất của bài hát rồi hướng dẫn học sinh hát thể hiện sao cho
đúng sắc thái và tinh thần của bài. Kết hợp nhạc đệm với tốc độ, âm sắc phù hợp
đã giúp học sinh phần nào hiểu và thể hiện khá tốt bài hát với sắc thái biểu cảm
trong sáng, hồn nhiên.

Cũng trong phần ôn tập này, việc sửa sai cho học sinh là rất quan trọng, có
khi là sai giai điệu, có khi là sai tiết tấu, sai lời ca… Với mỗi lần học sinh hát,
giáo viên cần lắng nghe rồi sửa kịp thời, chính xác để học sinh sửa được và hát
đúng.
Việc ôn phần hát kết hợp các cách gõ đệm giúp học sinh nắm chắc các cách
gõ đệm chắc nhịp phách tiết tấu của một bài hát, một tác phẩm âm nhạc.
=> Tóm lại, trong tiết ôn tập bài hát tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, điều
chỉnh những chỗ hát sai kết hợp thêm một số hoạt động làm cho giờ học sinh
động, phong phú, giúp học sinh từng bước hoàn thiện khả năng thể hiện của
mình.
2.4.2: Tập gõ đệm:
Sau khi các em đã hát được giai điệu và lời ca, việc hát kết hợp vỗ tay
hoặc gõ đệm là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất quan trọng cần
21/30


phải tận dụng, nó cũng giúp tiết học sinh động hơn, học sinh được vận động nhẹ
nhàng.
Có 3 cách gõ đệm chúng ta vẫn thường dùng để truyền dạy cho học sinh,
ở trường tôi ngay từ lớp 1 các em đã nắm rõ và thực hành rất tốt, đó là: gõ đệm
theo nhịp, gõ đệm theo phách, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Để phân biệt và áp dụng 3 cách gõ đệm này, tôi đã giảng cho học sinh
một cách đơn giản, dễ hiểu nhất:
- Gõ đệm theo nhịp là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn ở
mỗi
câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng rồi mở tay ra và các thao tác “gõ mở” cứ đều đặn
như vậy cho đến hết bài.
- Gõ đệm theo phách là cách gõ đều nhau, gõ vào các chữ được hát nhấn
cũng
như hát bình thường ở mỗi câu hát, khi gõ thì gõ 1 tiếng ở mặt to của thanh

phách, 1 tiếng ở cạnh nhỏ của thanh phách.
- Gõ đệm theo tiết tấu lời ca là cách gõ vào tất cả các chữ có trong bài hát,
nghĩa là hát chữ nào thì gõ vào chữ đó.
Khi vào từng bài hát với từng cách gõ đệm tôi làm mẫu rõ ràng để các em
nắm được và thực hành đúng.
Với mỗi bài hát, trong 1 tiết học khoảng 35 phút, phần gõ đệm chiếm
khoảng 10 phút đến 12 phút, do vậy tôi đã linh hoạt áp dụng các cách gõ đệm
sao cho hiệu quả và học sinh hứng thú nhất. Cũng không thể áp dụng cả 3 cách
trong 1 giờ học, và cũng tùy thuộc vào mỗi bài hát, tôi chọn 1 đến 2 cách gõ
đệm phù hợp để hướng dẫn học sinh. Việc dùng slide trình chiếu lời ca có đánh
dấu chỗ gõ đệm sẽ giúp học sinh định hình được dễ dàng và gõ đúng hơn.
Ví dụ 1: Bài Múa vui- Gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (TTLC ):
Hát: Cùng nhau múa xung quanh vòng, cùng nhau múa cùng vui.
TTLC:
*
* * *
*
*
*
* * *
*
Phách:
*
*
*
*
*
*
* *
Ở bài này, tôi hướng dẫn các em cách gõ đệm theo TTLC trước, bởi cách

này dễ thực hiện, tạo không khí vui tươi, rộn ràng cho tiết học.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện cách gõ đệm này học sinh rất dễ bị cuốn
nhịp do vậy giáo viên cần hướng dẫn và giữ nhịp chắc để học sinh gõ đúng. Tôi
thường khắc phục tình trạng này bằng cách khi tập gõ đệm từng câu, tôi cho các
em gõ đệm và hát khơng có nhạc đệm, khi đã thuần thục cả bài tôi yêu cầu các
em gõ nhỏ, vừa gõ vừa nghe nhạc sau cùng gõ rõ ràng hơn và hát thật đều.
22/30


Để gõ đệm theo phách, tôi luyện cho các em gõ đều, miệng đếm “1 2 1 2…”
Đếm:
Gõ:

1
2
1
2
1
2
*
*
*
*
*
*
mạnh nhẹ mạnh nhẹ mạnh nhẹ
- Đếm 1- tay phải gõ lên tay trái ở mặt to của thanh phách
- Đếm 2- tay phải gõ lên tay trái ở cạnh của thanh phách
Sau đó áp dụng vào từng câu hát, ghép đến hết bài.
Cứ như vậy, tôi đã giúp các em gõ đệm thuần thục hai cách trên ở bài Múa vui.

Ví dụ 2: Bài Bắc kim thang- Gõ đệm theo phách, nhịp:
Hát :
Bắc kim thang cà lang bí rợ
Phách:

*

*
*

*

*
*

Nhịp :
Bài Bắc kim thang là bài hát được bắt đầu ở phách nhẹ, muốn học sinh gõ
đúng hai cách trên giáo viên cần gợi ý và hướng dẫn kĩ để học sinh thực hiện
cho tốt. Khi thực hiện gõ đệm bài này, tôi đưa slide bảng phụ lời ca có đánh dấu
chỗ gõ đệm cho học sinh quan sát. Những kí hiệu đánh dấu về phách mạnh, nhẹ
đã được tôi qui định ngay từ HK2 của lớp 1 và nhắc lại ở đầu lớp 2 nên khi nhìn
bảng phụ các em đã nhận ra dễ dàng, thậm chí một số em đã có thể gõ đệm ngay
được. Tôi đã hướng dẫn học sinh gõ đệm lần lượt từng cách. Ở cách gõ đệm
theo nhip, chú ý nhắc học sinh mở thanh phách ở hai tiếng “Bắc kim”, gõ đệm
vào tiếng “thang” - chỉ cần xác định chính xác tiếng đầu học sinh sẽ gõ đệm
đúng cả bài. Để gõ đệm theo phách đúng, tôi hướng dẫn học sinh lật cạnh của
thanh phách lên sẵn để gõ tiếng đầu là phách nhẹ tiếp đến lật thanh phách trở lại
để gõ phách mạnh, cứ như thế gõ đến hết bài.
Với từng bước nhỏ như vậy, tôi đã áp dụng vào từng bài cụ thể, học sinh đã
hiểu và thực hành bài một cách chủ động, chắc chắn.

Trong quá trình hướng dẫn học sinh tập gõ đệm để luyện nhịp điệu và tiết
tấu giáo viên không nên áp đặt cách này hay cách khác mà có quyền lựa chọn để
dạy cho phù hợp, miễn sao tạo khơng khí vui tươi, sơi nổi trong lớp học, học
sinh hứng thú học tập. Tuy nhiên trong khi tập gõ đệm học sinh rất dễ bị kích
động, gõ to quá hoặc nghịch nhạc cụ gõ, do vậy giáo viên nên qui định thật rõ
ràng khi nào được dùng nhạc cụ gõ, khi nào khơng để tạo thành thói quen cho
học sinh. Khi hướng dẫn gõ đệm tôi đã luôn thay đổi hình thức: Lúc thì cả lớp
gõ đệm và hát, lúc thì tổ này hát, tổ khác gõ đệm, lúc thì nhóm hát và gõ đệm
thậm chí có lúc chỉ yêu cầu các em gõ đệm không hát (hoặc hát thầm)…Việc
23/30


ln tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh càng chứng tỏ năng
lực điều hành lớp học của giáo viên.
2.4.3: Tâp vận đông phụ hoạ ( nội dung này thường diễn ra ở tiết 2):
Đối với học sinh tiểu học được vận động chính là thể hiện khả năng sáng
tạo của mình. Khi học sinh đã hát đúng giai điệu và lời ca thì việc hướng dẫn
một số động tác vận động phụ hoạ đơn giản sẽ giúp phát triển thể lực cho các em
.
Để đảm bảo cho tất cả hoc sinh biết vận động và không bỡ ngỡ khi thực
hành, ngay từ tiết học đầu tiên hoặc tiết tăng cường tôi trang bị và tập cho các
em một số động tác cơ bản, đơn giản như: nhún từng chân, nhún bước sang
ngang, từng tay vung lên, hai tay vung lên, động tác hái đào một tay, hái đào hai
tay, động tác mõ mời, hai tay vịng ở trên đầu,…..
Trước mỗi bài hát, tơi nghiên cứu xuất sứ, nội dung, sắc thái để từ đó tìm
những động tác vận động phù hợp để hướng dẫn học sinh.
Ví dụ: Bài Múa vui
Câu 1: Cùng nhau múa xung quanh vòng cùng nhau múa cùng vui.
Tay phải đưa lên để vòng tròn trên đầu, tiếp đến tay trái.
Câu 2: Cùng nhau múa xung quanh vòng vui cùng nhau múa đều.

Hai tay vòng tròn ở trên đầu nghiêng sang phải, nghiêng sang trái rồi mở
ra
hai bên.
Câu 3: Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa ca.
Hai tay vỗ vào nhau theo tiết tấu lời ca rồi múa hái đào sang bên phải.
Câu 4: Nắm tay nhau, bắt tay nhau vui cùng vui múa đều
Hai tay vỗ vào nhau theo tiết tấu lời ca rồi múa hái đào sang bên trái.
Ví dụ : Bài Chú ếch con
Lời 1: Câu 1: Kìa chú là chú ếch con có đơi là đơi mắt trịn
Tay phải chỉ ra phía trước, hai tay đưa lên hai mắt ngón trỏ và ngón cái vòng
tròn, chân nhún theo nhịp.
Câu 2: Chú ngồi học bài một mình bên hố bom kề vườn xoan
Động tác mõ mời bốn lần đổi bên, chân nhún theo nhịp.
Câu 3: Bao nhiêu chú trê non cùng bao cô cá rô ron.
Vỗ tay theo tiết tấu lời ca bên phải, bên trái, người nghiêng theo bên vỗ.
Câu 4: Tung tăng chiếc vây son nhịp theo tiếng ếch vang dồn.
Hai tay để sau hông giả làm “vây cá” vẫy hai bên theo nhịp, chân nhún theo
nhịp.
Lời 2: Câu 1: Kìa chú là chú ếch con bé ngoan là ngoan nhất nhà.
24/30


Tay phải chỉ ra phía trước, hai tay vịng vào trước ngực, chân nhún theo
nhịp.
Câu 2: Chú học thuộc bài xong rồi, chú hát thi cùng hoạ mi.
Động tác giống câu 2- Lời 1.
Câu 3: Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô phi.
Động tác giống câu 4- Lời 1.
Câu 4: Nghe tiếng hát mê li cùng vui thích chí cười khì.
*

*
*
Hai tay vỗ theo nhịp(ba nhịp), đến tiếng hát “cười khì” – hai tay dùng ngón
trỏ đưa lên miệng cười xinh tươi, kết hợp chân nhún nhịp nhàng theo nhịp.
Có những bài đơn giản lời ca rõ ràng, dễ hiểu tôi mời học sinh lên thể hiện
động tác của mình (Vì tơi đã nhắc các em chuẩn bị ở tiết trước) chỉ cần các em
thể hiện một số động tác ứng với một vài câu, tôi không yêu cầu vận động cả
bài.
Ví dụ: Bài Thật là hay, Chiến sĩ tí hon, Trên con đường đến trường, Cộc cách
tùng cheng,……
Ở trường tôi, học sinh đã chuẩn bị và thể hiện khá tốt phần động tác vận
động của mình. Từ đó tơi chọn lựa, ghép các động tác thành bài rồi hướng dẫn
các em. Cũng chính từ động tác của học sinh mà tơi đã có rất nhiều gợi ý để
hồn thiện bài dạy của mình.
2.4.4: Tập biểu diễn - Trò chơi âm nhạc:
Nhằm khắc sâu hơn bài học và làm cho tiết học thực sự sôi nổi, tôi ln tổ
chức một số trị chơi âm nhạc cho các em. Có thể ở tiết bài hát mới cũng có khi
ở tiết ôn bài hát. Chỉ là khoảng thời gian ít ỏi thôi nhưng đem lại cho các em
nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn.
Với học sinh lớp 2 tơi thường áp dụng một số trị chơi sau:
* Hát theo nguyên âm: Hoạt động này giúp các em luyện giai điệu rất tốt.
Giáo viên qui định các nguyên âm bằng kí hiệu tay. Khi tổ chức trị chơi giáo
viên ra hiệu tay, học sinh hát nguyên âm theo đúng giai điệu bài hát vừa học.
Ví dụ: Bài Xoè hoa:
Câu 1: Bùng boong………vang vang- hát theo nguyên âm a
Câu 2: Nghe tiếng chiêng ….rộn ràng- hát theo nguyên âm o
Câu 3: Theo tiếng khèn…...vang lừng- hát theo nguyên âm u
Câu 4: Tay nắm……………..xoè hoa- hát theo nguyên âm i
* Hát âm tượng thanh và làm động tác cách đánh nhạc cụ: Hoạt động này
cũng giúp các em luyện giai điệu thêm vận động nhịp nhàng.

25/30


Giáo viên nêu một số nhạc cụ mà các em đã biết, qui định âm tượng thanh và
động tác sau đó tổ chức cho học sinh thực hành.
Ví dụ: Bài X hoa.
Câu 1: Hát tình tính tinh….- hai tay làm động tác đánh đàn ghi- ta.
Câu 2: Hát tung tung tung.- hai tay làm động tác đánh trống.
Câu 3: Hát cheng cheng…- hai tay làm động tác gõ chiêng.
Câu 4: Hát lời ca, chân nhún đều.
Ví dụ : Bài Chiến sĩ tí hon
Câu 1: Hát tị tí te…………… – làm động tác thổi kèn.
Câu 2: Hát tùng tung tung…. – làm động tác đánh trống.
Câu 3: Hát tình tính tinh…… – làm động tác đánh đàn.
Câu 4: Hát lời ca, chân dậm đều.
* Tập làm nhạc trưởng:
Trò chơi này giúp học sinh thêm mạnh dạn, tự tin, phát huy năng khiếu của
mình. Tơi chọn ở các lớp một số em có tố chất, tiếp thu tốt, hướng dẫn các em
cách đánh nhịp đơn giản ( chủ yếu là nhịp 2/4) sau đó chỉ huy cho cả lớp hát.
Em nào được chọn để chỉ huy tỏ ra đều rất hào hứng và cố gắng thể hiện mình,
cịn khi lớp hát có bạn chỉ huy học sinh đã rất chú ý và thích thú.
* Nghe giai điệu- đốn câu hát; Nghe tiết tấu- đốn bài hát:
Trị chơi này góp phần phát triển tai nghe năng lực cảm thụ âm nhạc cho học
sinh. Tơi thường tổ chức trị chơi này ở tiết ơn tập khi muốn các em nhận ra bài
hát đã học hoặc tổ chức ở phần củng cố bài dạy.
* Tập biểu diễn- hay trò chơi: Em tập làm ca sĩ hoặc Ca sĩ và những khán
giả.
Hồn thiện bài khơng chỉ là việc hát đúng giai điệu và lời ca mà quan trọng
hơn đó là việc các em biết hát có sắc thái biểu cảm, biết thể hiện bài hát trước
tập thể một cách tự tin, mạnh dạn. Mặt khác các con được tập mình là những ca

sĩ nhí hoặc là những khán giả thanh lịch văn minh, học sinh vô cùng thích thú.
Tuỳ từng bài hát với nội dung, giai điệu và tiết tấu riêng tơi đã chọn hình
thức biểu diễn hợp lý để hướng dẫn các em như đơn ca, song ca, tốp ca,…. Tuy
nhiên với học sinh lớp 2, việc biểu diễn không cần phân định rõ như vậy, việc
giáo viên cần làm là giúp học sinh thể hiện bài thật vui tươi, hồn nhiên, trong
sáng. Tôi thường cho các em biểu diễn theo nhóm, thi đua giữa các tổ đối với
những bài hát mang tính chất tập thể như: Múa vui, Xoè hoa, Chiến sĩ tí hon,…
Tổ chức cho các em đóng nhân vật hát theo vai ở các bài hát diễn tả hoa lá, con
vật như: Hoa lá mùa xn, Chim chích bơng, Chú ếch con, Bắc kim thang,…
Cũng có khi tơi hướng dẫn biểu diễn gồm một nhóm khoảng 3-5 học sinh hát kết
26/30


hợp với động tác vận động hoặc gõ đệm ở các bài: Cộc cách tùng cheng, Chúc
mừng sinh nhật, Trên con đường đến trường,….
Ở tất cả các hình thức biểu diễn trên, tôi đều yêu cầu học sinh hát kết hợp
động tác vận động phụ hoạ, điều này giúp tôi kiểm tra được khả năng ca hát
cũng như sự sáng tạo vận động của các em. Vì thường là biểu diễn theo nhóm
nên rất ít khi tơi áp đặt bạn diễn cho học sinh, tôi đã cho các em tự chọn bạn
diễn, chính điều này làm cho các em thêm tự tin mạnh dạn, biểu diễn ăn ý hơn.
Khi có học sinh biểu diễn chưa đạt tôi không vội vàng sửa ngay mà khéo léo để
các em hiểu và tự sửa. Nếu có học sinh chưa mạnh dạn và lúng túng tơi sẽ biểu
diễn cùng các em, từ đó đánh giá, tuyên dương, động viên các em.
2.5: Nhận xét, đánh giá:
Trong từng tiết dạy, sau mỗi phần thể hiện của học sinh, bao giờ tôi cũng
yêu cầu học sinh nhận xét bạn, sau đó giáo viên nhận xét bổ sung. Tôi khen
động viên kịp thời những cá nhân học sinh, nhóm hát hay, gõ đệm đúng, vận
động đẹp, nhắc nhở khuyến khích những học sinh hát, gõ đệm chưa chính xác,
vận động chưa đẹp. Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc trong tiết học,
tham gia làm mẫu cho các bạn. Nhằm khích lệ các con phát huy hết những phẩm

chất năng lực vốn có của mình.
Sau từ hai đến ba bài học trong một tháng học, giáo viên tích hợp phần
nhận xét của học sinh cũng như của bản thân để đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo tinh thần chỉ đạo của thông tư 30/2014- BDGĐT
Khi thực hiện phần nhận xét, đánh giá tôi luôn lưu ý:
- Để học sinh tự nhận xét; câu hỏi gợi ý dễ hiểu, ngắn gọn. Giáo viên không
nên chê trách học sinh bằng những từ như không hay, không đẹp mà thay thế
bằng những từ như chưa thật chính xác, chưa đẹp bằng, chưa hay bằng,…. để
không tạo sư tự ti, chán nản cho những em khơng có năng khiếu.
- Đặc biệt tuyên dương những em xuất sắc, có năng khiếu, tích cực tham
gia hoạt động học tập . Khen, động viên kịp thời những em tiến bộ không chỉ
kiến thức kĩ năng mà ngay cả năng lực cũng như phẩm chất cũng đều đáng chân
trọng.
Sau mỗi bài học, việc giáo dục tư tưởng, thái độ cho các em rất quan trọng.
Tuỳ vào nội dung từng bài hát mà giáo viên nhắc nhở, giáo dục học sinh để các
em thấy được ý nghĩa của bài học và tự mình rút ra được những việc cần làm.
VD: Bài Chúc mừng sinh nhật: Nhắc nhở các em nhớ ngày sinh của người
thân để chúc mừng, chia vui.
Bài Chim chích bơng: Giáo dục các em biết u q và bảo vệ lồi
chim chun bắt sâu bảo vệ vườn rau, cây cối; đồng thời nhắc nhở các em chăm
chỉ chuyên cần trong học tập cũng như trong cuộc sống.
27/30


×