Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

LÊ HOÀNG NGÂN

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CƠ KHÍ ỨNG DỤNG
CHO NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------

LÊ HOÀNG NGÂN

HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC CƠ KHÍ ỨNG DỤNG
CHO NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN LÝ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN

HÀ NỘI - 2018


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ
LĨNH VỰC ...................................................................................................................... 9
1.1 Khái niệm và các nội dung về phát triển ngành và lĩnh vực thuộc ngành .............. 9
1.1.1 Khái niệm về phát triển .................................................................................... 9
1.1.2 Khái niệm về ngành kinh tế ........................................................................... 10
1.1.3 Khái niệm về phát triển ngành và lĩnh vực thuộc ngành ............................... 11
1.2 Nội dung phát triển ............................................................................................... 12
1.2.1 Xác lập các căn cứ ........................................................................................ 12
1.2.2 Xác lập mục tiêu phát triển: là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà
ngành (lĩnh vực) muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. ................... 12
1.2.3 Xây dựng Chiến lược phát triển:.................................................................... 12
1.2.4 Xây dựng Kế hoạch hành động ..................................................................... 14
1.2.5 Xác lập các chính sách thúc đẩy phát triển .................................................... 14
1.2.6. Xây dựng các giải pháp................................................................................. 17
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng ......................................................................................... 17
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài .................................................................................... 17
1.3.2 Các nhân tố bên trong (nội lực) ..................................................................... 19
1.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển ngành cơ khí nơng nghiệp........ 20

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CƠ KHÍ
TRONG NƠNG NGHIỆP ............................................................................................ 30
2.1 Tổng quan về ngành nông nghiệp Việt Nam ........................................................ 30
2.1.1 Hiện trạng phát triển ...................................................................................... 31
2.1.2 Hiện trạng ứng dụng cơ giới hóa nơng nghiệp .............................................. 38
2.2 Tổng quan về ngành cơ khí Việt Nam .................................................................. 49
2.2.1 Hiện trạng ngành cơ khí Việt Nam ................................................................ 50
2.2.2 Hiện trạng ngành cơ khí chế tạo máy phục vụ nơng nghiệp .......................... 54
2.3 Tổng quan các chính sách, cơ chế ưu đãi ngành nông nghiệp và lĩnh vực ứng
dụng cơ khí trong nơng nghiệp ................................................................................... 64
2.3.1 Các chính sách của Chính phủ đối với ngành cơ khí ..................................... 69


2.3.2 Các cơ chế, chính sách của các bộ, ngành ..................................................... 72
+ Giải pháp về chính sách ....................................................................................... 83
+ Tăng cường hợp tác quốc tế ................................................................................ 88
2.3.3 Các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển lĩnh vực cơ khí phục vụ nông - lâm ngư nghiệp .............................................................................................................. 89
2.4. Đánh giá hiện trạng chính sách ứng dụng cơ khí cho sản xuất nông nghiệp ....... 92
2.4.1 Những thành công .......................................................................................... 92
2.4.2 Những tồn tại ................................................................................................. 93
Ghi chú: chi phí ngày cơng lđ gia đình được hạch tốn theo giá thị trường bằng 200
nghìn đồng/ngcơng ......................................................................................................... 97
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015)................................................................................ 97
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LĨNH
VỰC CƠ KHÍ ỨNG DỤNG CHO NƠNG NGHIỆP ............................................... 101
3.1 Quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây
dựng nông thôn mới .................................................................................................. 101
3.2 Mục tiêu của ngành nông nghiệp Việt Nam ....................................................... 103
3.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 103
3.2.2 Một số chỉ tiêu về trông trọt và chăn nuôi đến năm 2020 .......................... 103

3.3 Đề xuất hoàn thiện các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy ngành cơ khí
nơng nghiệp phát triển .............................................................................................. 104
3.3.1 Tích tụ và tập trung đất đai .......................................................................... 105
3.3.2 Tăng cường nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp ...................................... 107
3.3.3 Đẩy mạnh công nghiệp chế tạo máy, thiết bị phục vụ nơng nghiệp. Khuyến
khích đầu tư máy móc, thiết bị vào sản xuất nơng nghiệp trên cơ sở tổ chức lại sản
xuất và triển khai có hiệu quả các chính sách kích cầu đối với cơ giới hóa nơng
nghiệp.................................................................................................................... 110
3.4 Đề xuất trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan đến chính sách đẩy mạnh lĩnh
vực cơ khí cho nơng nghiệp ...................................................................................... 111
3.4.1 Phía các cơ quan quản lý nhà nước.............................................................. 111
3.4.2 Phía các cơ quan quản lý ngành ................................................................... 114
3.4.3 Phía các doanh nghiệp đầu tư vào nơng thơn .............................................. 115
3.4.4 Phía địa phương và người nông dân ............................................................ 116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 122


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT
TẮT

DỊCH NGHĨA

TÊN TIẾNG ANH

MOIT

Bộ Công Thương


Ministry of Industry and Trade

MOST

Bộ Khoa Học Công Nghệ

Ministry of Science
&Technology

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn

Ministry of Agriculture &
Rural Development

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ministry of Planning and
Investment

MOF

Bộ Tài chính

Ministry of Finance


SBV

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do Đông
Nam Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng
Nam Á

CNH –
HĐH

Cơng Nghiệp Hố - Hiện Đại
Hố

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

CNTT

Cơng Nghệ Thơng Tin


WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

World Trade Organization,

ISO

Hệ thống Quản lý Chất lượng

International Organization for
Standardization

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Produc

CSC

Chính sách cơng

GĐLH

Máy gặt đập liên hợp

1


Total Factor Productivity


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Tóm tắt một số chính sách cơ giới hóa nơng nghiệp của một số nước
Bảng 2.1 GDP ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 2011-2015 và 2016
Bảng 2.2 Trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng 2011-2015
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất nông nghiệp qua các năm (giá so sánh 2010)
Bảng 2.4. Diện tích gieo trồng một số cây qua các năm
Bảng 2.5. Số lượng một số loại máy móc phục vụ cho nông nghiệp tại Việt Nam
Bảng 2.6 Số lượng doanh nghiệp cơ khí từ 2009 đến 2015
Bảng 2.7. Số lượng lao động trong ngành cơ khí
Bảng 2.8. Giá trị gia tăng các ngành cơ khí (theo giá thực tế)
Bảng 2.9. Số lượng doanh nghiệp lĩnh vực ứng dụng cơ khí từ 2009 đến 2015
Bảng 2.10 Số lượng lao động một số ngành cơ khí cấp 2 có liên quan đến lĩnh
vực cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp
Bảng 2.11 Giá trị gia tăng (theo giá thực tế) một số ngành cơ khí cấp 2 có liên
quan đến lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp
Bảng 2.12. Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp năm 2015 của một số ngành cơ khí
cấp 2 có liên quan đến lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp
Bảng 2.13. Tình hình tài chính của một số cơng ty tiêu biểu trong lĩnh vực ứng
dụng cơ khí trong nơng nghiệp
Bảng 2.14. Chi phí liên quan đến manh mún đất đai
Bảng 2.15. So sánh chi phí sản xuất có sử dụng cơ giới và không sử dụng cơ giới
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu nông nghiệp năm 2020

2



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Nội dung cơ bản của một bản chiến lược phát triển
Hình 2.1 Tăng trưởng GDP nơng nghiêp 2011-2015 và năm 2016
Hình 2.2 Sơ đồ các loại máy móc và các cơng ty cơ khí tiêu biểu
Hình 2.3 Sơ đồ các nhóm chiến lược trong ngành chế tạo máy nông nghiệp

3


LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ
của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép
tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều
kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tơi xin cảm ơn tới các thầy cô Viện Đào tạo Sau đại học và Viện Kinh tế
& Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã có sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo
tận tình để tơi đã có thể hồn thành luận văn, đề tài:“Hoàn thiện các giải pháp
nhằm thúc đẩy phát triển lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nông nghiệp Việt
Nam”.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Viện trưởng
– TS. Nguyễn Danh Nguyên đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hồn thành tốt
luận văn này trong thời gian qua.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một học
viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cơ để tơi có điều kiện bổ sung,
nâng cao ý thức của mình,phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.

Xin chân thành cảm ơn!

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Cơng nghiệp cơ khí là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, bởi đây là
một ngành cơng nghiệp sản xuất ra máy móc thiết bị cung cấp cho toàn bộ các
ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy, trên thế giới sự phát triển của bất kỳ một
nền kinh tế hùng mạnh thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa mà
lại khơng có nền cơng nghiệp cơ khí phát triển mạnh. Có thể nói ngành cơng
nghiệp cơ khí vừa là nền tảng, vừa là động lực phát triển của tất cả các ngành
nghề khác nhau trong xã hội.Phát triển cơng nghiệp cơ khí khơng những tạo động
lực phát triển cho các ngành kinh tế, tạo điều kiện giải phóng sức lao động thủ
cơng của con người, nâng cao năng suất lao động, mà còn sẽ cho phép tiết kiệm
một khoản ngân sách lớn cho việc nhập khẩu các máy móc thiết bị hàng năm
Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với
mục tiêu là trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 nên
việc đẩy nhanh phát triển ngành cơng nghiệp cơ khí là một nhiệm vụ đặc biệt
quan trọng. Với khoảng hơn 50% dân số làm nông nghiệp, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng các vấn đề liên quan tới nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đặc
biệt là vấn đề cơ giới hóa nơng nghiệp, nhằm giải phóng sức lao động cho người
nơng dân
Nơng nghiệp Việt Nam đóng vai trị to lớn trong việc phát triển kinh tế đất
nước, đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho cư dân nông thôn. Nông nghiệp đã trở thành ngành sản xuất hàng hoá quan
trọng, tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nền
nông nghiệp của Việt Nam đã và đang chuyển mạnh từ sản xuất theo mục tiêu số

lượng sang hiệu quả và chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bền
vững. Phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng tâm mà
Đảng và Chính phủ quan tâm và đã được thể hiện bằng nhiều chủ trương, chính
sách như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (khố IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị
(khố VI) được triển khai cùng các chỉ thị, nghị quyết khác của các Đại hội và
5


Hội nghị Trung ương của các khoá V, VI, VII đã đưa đến những thành tựu to lớn
trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Đại hội X của đảng đã nhấn mạnh: Hiện
nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có tầm
chiến lược đặc biệt quan trọng; Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
nghiệp và nơng thơn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và
nông dân. Nhưng thực tế cho thấy rằng ngành cơ khí nơng nghiệp nước nhà vẫn
phát triển một cách trì trệ, một phần là do cản trở về mặt chính sách, các chính
sách ban hành thiếu đồng bộ. Do vậy cần thiết phải có các chính sách ưu tiên,
thúc đẩy ngành cơ khí nơng nghiệp phát triển
Với vị trí cơng tác ở một Bộ kinh tế lớn của Việt Nam, góc độ quan sát
khá rộng, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc hiện đại hóa
ngành nơng nghiệp nước nhà, nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất
nông nghiệp, em chọn đề tài “Hoàn thiện các giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nông nghiệp Việt Nam”. Mặc dù nhận được
nhiều ý kiến đóng góp, hỗ trợ từ bạn bè, đồng nghiệp ở lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp nhưng do điều kiện hạn chế về thời gian, lĩnh vực nghiên cứu lại
quá rộng, liên quan tới nhiều ngành nên chắc chắn sẽ cịn những thiếu sót trong
nghiên cứu, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thày cơ giáo và
các bạn quan tâm để em có thể hồn thiện thêm hiểu biết của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Với vai trị quan trọng của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân,
cũng đã có một số nghiên cứu liên quan đến phát triển ứng dụng cơ khí trong

nơng nghiệp như: “Chính sách phát triển cơng nghệ cơ điện-trường hợp của
Nghệ An” của Ths Phan Thế Quyết ( Viện Cơ điện Nông nghiệp và sau thu hoạch,
Bộ NN& PT NT), “Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nền nơng nghiệp
Việt Nam” của Ths Nguyễn Anh Vũ. “Hồn thiện chính sách đầu tư cho phát
triển nơng nghiệp nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ths
Vũ Thị Thảo (trường Đại học Kinh tế Quốc dân), luận án tiến sĩ “Hồn thiện các
chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” của nghiên cứu sinh Nguyễn Tiến Dĩnh…
6


Các nghiên cứu này phần nào đề cập đến việc phát triển ngành cơ khí ứng dụng
cho nơng nghiệp như là một yêu cầu tất yếu và chưa đưa ra được chính sách cụ
thể nhằm thúc đẩy phát triển ngành cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp Việt Nam.
Luận văn này sẽ cố gắng đi sâu vào phân tích hệ thống chính sách hiện có
đối với lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nông nghiệp nông thôn, kinh nghiệm thành
công xây dựng ngành cơ khí nơng thơn ở một số nước… trên cơ sở đó đề xuất
hồn thiện hệ thống chính sách hiện có nhằm thúc đẩy phát triển ngành cơ khí
ứng dụng trong nơng nghiệp một cách tồn diện.
3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng của lĩnh vực cơ khí nơng
nghiệp trong những năm qua, các cơ chế chính sách đã ban hành. Từ đó, người
nghiên cứu có thể đề xuất một số giải pháp hồn thiện các cơ chế, chính sách đã
ban hành.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các chính sách liên quan đến ngành cơ khí và lĩnh vực cơ khí phục vụ
nơng nghiệp
- Các chiến lược, quy hoạch có liên quan đến ngành cơ khí và ngành nông
nghiệp.
- Một vài doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành cơ khí (VEAM, cơ khí Hịa

Bình….)
3.3 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về một số vấn đề lý luận có liên quan
đến đề tài: thực trạng ngành cơ khí và lĩnh vực cơ khí ứng dụng trong nơng
nghiệp và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành. Đề xuất hồn thiện cơ chế,
chính sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực cơ khí nơng nghiệp phát triển, khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cơ khí ứng dụng trong nơng nghiệp.
Về khơng gian: trên tồn lãnh thổ Việt Nam
Về thời gian: trên cơ sở thu thập số liệu từ năm 2010 đến hết năm 2016 và
đề xuất giải pháp cho lĩnh vực cơ khí ứng dụng trong nơng nghiệp đến năm 2025.

7


4. Tóm tắt các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Từ thực trạng phát triển của ngành cơ khí Việt Nam, trong đó có lĩnh vực
cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp và các giải pháp chính sách cho phát triển
ngành nơng nghiệp và ngành cơ khí, tác giả đã phân tích những mặt tích cực
cũng như những hạn chế của các giải pháp chính sách đã ban hành từ các cấp
quản lý. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nhằm thúc đẩy phát
triển lĩnh vực cơ khí ứng dụng cho nơng nghiệp Việt Nam như giải pháp quyết
liệt tích tụ và tập trung đất đai, chấp nhận một bộ phận nông dân mất đất sản xuất.
tăng cường nguồn vốn cho nông dân…
Đặc biệt tác giả cũng mạnh dạn đề xuất trách nhiệm của các cơ quan quản
lý và các địa phương đối với từng giải pháp được đề xuất.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nghiên cứu hiệu quả những vấn đề của đề tài đặt ra, luận văn
sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu dữ liệu, so
sánh biện chứng. Đây là phương pháp chủ đạo, xun suốt tồn bộ q trình
nghiên cứu của luận văn, để đưa ra những kết luận khoa học đảm bảo tính khách
quan, chân thực. Bên cạnh đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ

thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích hệ thống;
phương pháp mơ hình (mơ hình tác nghiệp…) và đi thực tế tại một vài cơ sở sản
xuất cơ khí, máy động lực thuộc Bộ Cơng Thương như: VEAM, IMIE..
6. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu ra thành ba phần gồm lời mở đầu, nội dung chính
và kết luận. Cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển
Chương 2: Thực trạng các chính sách đối với lĩnh vực ứng dụng cơ khí
trong nơng nghiệp
Chương 3: Đề xuất hoàn thiện các giải pháp thúc đẩy phát triển lĩnh vực
ứng dụng cơ khí cho nơng nghiệp

8


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH
VÀ LĨNH VỰC
1.1 Khái niệm và các nội dung về phát triển ngành và lĩnh vực thuộc ngành
1.1.1 Khái niệm về phát triển
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của một sự sự vật. Q trình trình vận động đó đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của
quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra
theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu
nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn.
Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc
trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách
thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã
hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự

nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối
công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích khơng ngừng nâng cao
chất lượng cuộc sống của họ.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hồn chỉnh về mặt cơ cấu,
thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống.
Khái niệm tăng trưởng dùng để chỉ quá trình biến đổi theo chiều hướng
tăng lên đơn thuần về lượng của sự vật; nó khơng phản ánh q trình biến đổi
theo chiều hướng nâng cao về chất của sự vật. Đây là điểm khác nhau căn bản
giữa khái niệm phát triển và khái niệm tăng trưởng.
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái
niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia
tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu
người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá

9


trình gia tăng đó, cịn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là
những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc khơng ngừng
nâng cao mức sống tồn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng
loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh,
trình độ dân trí, bảo vệ mơi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học
- kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội… Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ
bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát
triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội….
1.1.2 Khái niệm về ngành kinh tế
Ngành kinh tế là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng
hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế phong kiến, cơ cấu nền kinh tế còn nghèo nàn,

các hoạt động kinh tế ở quy mô nhỏ, manh mún. Ngành kinh tế chủ yếu khi đó
là nơng nghiệp và thương mại. Các ngành kinh tế được đa dạng hóa và hình
thành như hiện nay bắt đầu từ những năm 1800 (hơn 2 thế kỷ trước), và kể từ đó
liên tục phát triển cho đến ngày nay với sự trợ giúp bởi tiến bộ công nghệ. Rất
nhiều nước phát triển (như Hoa Kỳ, Anh quốc, Canada) phụ thuộc sâu sắc vào
khu vực sản xuất. Các quốc gia, các nền kinh tế và các ngành cơng nghiệp của
các quốc gia đó đan xen, liên kết, tương tác nhau trong một mạng lưới phức tạp
nhằm một mục tiêu chung là phát triển kinh tế-xã hội.
Hoạt động kinh tế nói chung được xếp vào bốn khu vực của nền kinh tế:
Khu vực sản xuất sơ khai gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khai
mỏ và khai khoáng.
Khu vực thứ hai của nền kinh tế bao gồm công nghiệp và xây dựng.
Khu vực thứ ba chính là khu vực dịch vụ: giao thơng, tài chính, ăn uống,
du lịch, giải trí, v.v...
Khu vực thứ tư - khu vực tri thức: Hiện có xu hướng tách một số ngành
trong khu vực dịch vụ gồm giáo dục, nghiên cứu và phát triển, thông tin, tư vấn
thành một khu vực riêng.

10


Có thể phân loại ngành kinh tế theo vốn hoặc lao động: ngành thâm dụng
tư bản - ngành thâm dụng lao động.
Phân loại theo sản phẩm: ngành hóa chất, ngành dầu mỏ, ngành thực phẩm,
ngành cá, ngành giấy, ngành tài chính, ngành phần mềm, ngành quảng cáo,
ngành giải trí, v.v...
1.1.3 Khái niệm về phát triển ngành và lĩnh vực thuộc ngành
Ngành là tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất - kinh doanh có cùng cơ
cấu kinh tế - kĩ thuật hay các tổ chức, đơn vị hoạt động với mục đích giống nhau
(sản xuất ra cùng loại sản phẩm, thực hiện cùng loại dịch vụ, cùng tiến hành hoạt

động sự nghiệp nhất định).
Lĩnh vực thuộc ngành là một đơn vị phân loại nghề ở mức độ khái quát
nhất. Nó là tập hợp những nhóm ngành có đối tượng nghề nghiệp và yêu cầu đối
với người lao động khá giống nhau. Ví dụ: trong ngành cơ khí có lĩnh vực cơ khí
máy động lực, cơ khí sản xuất thiết bị chế biến nơng-lâm-thủy sản, cơ khí chế tạo
máy cơng cụ…
Phát triển ngành (deverlopement) là quá trình thay đổi (change) và chuyển
đổi (transformation) của bản thân ngành đó trong sự vận động của tồn nền kinh
tế nói chung, nó liên quan mật thiết tới các ngành kinh tế khác
Phát triển ngành theo nghĩa rộng là sự phát triển của ngành đó về mặt số
lượng theo thời gian và theo chiều sâu là sự thay đổi và chuyển đổi về mặt chất
lượng theo chiều hướng tích cực.
Phát triển một lĩnh vực thuộc ngành cũng là sự thay đổi và chuyển đổi của
lĩnh vực đó trong sự vận động của ngành đó, liên quan mật thiết với các lĩnh vực
khác trong ngành đó
Đây là định nghĩa có tính tổng qt, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu
trọng yếu nhất của phát triển một ngành (lĩnh vực), phù hợp với điều kiện và tình
hình ở Việt Nam. Theo ý nghĩa nội hàm của phát triển ngành ở phần trên thì Phát
triển ngành là một q trình tiến hóa tất yếu của nền kinh tế, trong đó các chủ thể
lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với nền kinh tế,

11


huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được mục
tiêu và kế hoạch mà ngành cơ khí đã đề ra theo từng thời kỳ.
1.2 Nội dung phát triển
1.2.1 Xác lập các căn cứ
Việc xác lập các căn cứ để thực hiện thằng lợi mục tiêu phát triển ngành
hoặc lĩnh vực nào đó thuộc ngành là phải dựa vào các văn bản của Nhà nước,

cụ thể là các Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia qua từng thời kỳ,
các quy hoạch phát triển của ngành hoặc của các ngành có liên quan. Đối với
lĩnh vực cơ khí ứng dụng trong nơng nghiệp có cắc căn cứ quan trọng sau:
- Đường lối phát triển nơng nghiệp của Đại hội Đảng tồn quốc
- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp;
- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp;
- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành cơ khí;
- Các văn bản chỉ đạo khác của Đảng, Nhà nước, Chính phủ tới ngành
cơng nghiệp, nơng nghiệp, cơ khí
1.2.2 Xác lập mục tiêu phát triển: là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng
thái mà ngành (lĩnh vực) muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định.
Thông thường chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn (theo lý
thuyết quy hoạc, mục tiêu dài hạn tính cho khoảng thời gian 5 năm hoặc xa hơn
nữa) và mục tiêu ngắn hạn (tính trong khoảng thời gian <5 năm).
- Để thành công, mục tiêu cần phải đạt các tiêu chí sau :
- Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể và xác định được;
- Mục tiêu phải có thời gian cụ thể;
- Mục tiêu đặt ra phải lớn hơn khả năng hiện tại của ngành (lĩnh vực);
- Mục tiêu phải có tính khả thi.
1.2.3 Xây dựng Chiến lược phát triển:

12


Trên thực tế có rất nhiều quan điểm khác nhau về chiến lược. Tuỳ theo
mục đích nghiên cứu khác nhau và vào từng thời kỳ phát triển khác nhau mà các
nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về chiến lược.
Theo General Ailleret, chiến lược là “việc xác định những con đường và
những phương tiện vận dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông qua
các chính sách”, theo G.Hissh thì “ Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hành

động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn”
Từ các quan niệm khác nhau về chiến lược, chúng ta có thể rút ra được
một khái niệm chung nhất về chiến lược như sau:
Chiến lược phát triển ngành là hệ thống các quan điểm, các mục đích và
các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách
tốt nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội của ngành đó để đạt được các mục tiêu đề
ra trong một thời hạn nhất định.

Hình 1.1 Các nội dung cơ bản của chiến lược phát triển
Như vậy trước hết, chiến lược liên quan tới các mục tiêu phát triển của
ngành. Thứ đến, chiến lược phát triển bao gồm không chỉ những gì ngành muốn
thực hiện, mà cịn là cách thức thực hiện những việc đó là một loạt các hành
động và quyết định có liên quan chặt chẽ với nhau và lựa chọn phương pháp phối
hợp những hành động và quyết định đó.
Hệ thống mục tiêu chiến lược bao giờ cũng là một hệ thống các mục tiêu
khác nhau cả ở tính tổng qt, phạm vi,.. nên nó mang bản chất là tác động một
cách biện chứng lẫn nhau trong đó mỗi mục tiêu lại đóng vai trị khác nhau cho
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng là nhằm đạt
được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Do vậy, phải xác định đúng và cụ
13


thể mục tiêu thì việc soạn thảo chiến lược mới đúng hướng và mang lại hiệu quả
mong muốn.
1.2.4 Xây dựng Kế hoạch hành động
Để mục tiêu phát triển mang tính khả thi, cần phải xây dựng một bản kế
hoạch hành động cụ thể đi kèm là một cơng việc địi hỏi rất nhiều sự chính xác và
tỉ mỉ, bao gồm các bước sau:.
Bước 1: xác định chính xác được đâu là điều ngành cần phải đạt trong
từng lĩnh vực cụ thể.

Bước 2: thiết lập các mốc thời gian cần thiết để đạt được những mục tiêu
đó. Những mốc thời gian cụ thể sẽ giúp kiểm sốt được lịch trình , điều chỉnh
mọi hoạt động sao cho tất cả luôn đi đúng theo những gì mà mục tiêu đã đề ra.
Bước 3: Xác định chính xác tình hiện trạng của tồn ngành và từng lĩnh
vực thuộc ngành.
Bước 4: Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên phát triển sao cho phù hợp với hiện
trạng. Thường các mục tiêu sẽ liên quan đến nhau, ví dụ như có những mục tiêu
chỉ có thể hoàn thành sau khi các mục tiêu khác đã hoàn thành trước đó.
Bước 5: Xác đinh tất cả những việc cần phải làm để có thể đạt được từng
mục tiêu cụ thể.
Bước 6: Xác định chính xác các rào cản có thể gặp phải khi thực hiện mục
tiêu phát triển
Bước 7 : Cuối cùng, sắp xếp tất cả những việc bạn cần phải làm thành một
bản kế hoạch hành động cụ thể; Xác định việc nào càn phải làm trước; việc nào
quan trọng nhất, việc nào ít quan trọng hơn. Đây sẽ là tấm bản đồ cho trong suốt
cuộc hành trình thực hiện mục tiêu.
1.2.5 Xác lập các chính sách thúc đẩy phát triển
Quản lý là hoạt động có mục đích của con người. Ọuán lý là hoạt động
do một hay nhiều người điều phối hành động của những người khác nhằm đat
được một mục tiêu nào đó một cách có hiệu quả. Như vậy, quản lý là sự áp

14


dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để điều khiển nguồn lực thực hiện các
tiến trình để giải quyết các vấn đề.
Xét ở góc độ của Luận văn, ta thấy rằng từ định nghĩa và đặc điểm trên
ta thấy vai trò rất quan trọng của các nhà quản lý (nhà nước) trong việc hoạch
định chính sách cơng. Chính sách cơng (CSC) là chính sách của nhà nước, ra
đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước.

CSC có vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Ở nước ta, chính sách đã được Hiến pháp quy định. Như vậy, chính sách
cơng là một trong những cơng cụ cơ bản được Nhà nước sử dụng để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Các chính sách cơng là do Nhà nước ban hành. Các chính sách này là sự
cụ thể hóa đường lối, chiến lược và các định hướng chính sách của Đảng.
Chính sách cơng ở Việt Nam thường được thể chế hóa thành các văn bản
quy phạm pháp luật nhằm tạo căn cứ pháp lý cho việc thi hành, song nó bao gồm
những phương án hành động khơng mang tính bắt buộc, mà có tính định hướng,
kích thích phát triển.
Ngồi vai trị cơ bản này, CSC cịn có vai trị cụ thể sau:
Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh
tế - xã hội,
Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã
hội theo mục tiêu chung.
Muốn đạt được các mục tiêu phát triển ngành hoặc lĩnh vực thuộc ngành,
nhà nước phải ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những
cách thức tác động mang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành
phần như: miễn giảm thuế, tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi,
ban hành những thủ tục hành chính đơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt
khác,.. Sự tác động của CSC khơng mang tính bắt buộc, mà chỉ khuyến khích
các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước. Chẳng hạn, để tăng cường đầu
tư vào nền kinh tế, Nhà nước ta ban hành chính sách khuyến khích các chủ thể

15


trong nước và nước ngồi tích cực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực hay những
vùng cần được ưu tiên phát triển.
Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của

nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị
trường khác đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sảnxuất kinh
doanh, không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất ượng
sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nhờ đó mà cả
xã hội và từng người dân, tổ chức đều được hưởnq lợi như: hàng hóa và dịch vụ
tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã, chất
lượng ngày càng tược nâng cao với giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Nhưng, sự vận
hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà các nhà kinh tế gọi
là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trong sản
xuất cung ứng khơng đầy đủ hàng hóa cơng cộng, sự bất công bằng, chênh lệch
giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé...
gây ảnh hưởng khơng tốt lên tồn xã hội và mỗi người dân. Trong tình hình đó,
nhà nước phải sử dụng hệ thống CSC để giải quyết những vấn đề bất cập về
kinh tế, khắc phục những thất bại của thị trường thông qua trợ cấp, cung ứng
dịch vụ công cho người dân do các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự
nghiệp công hay hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện.
Thứ tư, tạo lập các cân đối trong phát triển.
Để một ngành phát triển một cách ổn định bền vững, nhà nước phải dùng
chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản như cân đối giữa hàng - tiền,
cung - cầu, xuất - nhập khẩu, tiết kiệm - tiêu dùng,.. Đồng thời, nhà nước cịn
dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa các vùng
miền của đất nước
Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội
Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các
nguồn lực cho phát triển. Mục tiêu phát triển bền vững bao gồm cả gia tăng về
lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vì thế tài nguyên tự nhiên
16



và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn ln trở thành vấn đề quan tâm chính
yếu của nhà nước.
1.2.6. Xây dựng các giải pháp
Việc xây dựng các giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi của các chính
sách đã ban hành cho lĩnh vực cần phát triển trong từng thời kỳ, đó là các giải
pháp về đất đai, giải pháp về tín dụng, giải pháp về thị trường, giải pháp về đào
tạo nguồn nhân lực, giải pháp về khoa học công nghệ….
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng
Thực tiễn chỉ ra rằng, quá trình đẩy mạnh ứng dụng cơ khí trong nơng
nghiệp ln chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài các
cơ sở sản xuất nơng nghiệp. Các yếu tố bên ngồi bao gồm: điều kiện tự nhiên;
cơ sở hạ tầng; chính sách của Nhà nước; và thị trường. Trong khi đó, nhóm tác
yếu tố bên trong gồm có: điều kiện kinh tế và xã hội của hộ; và đặc điểm ruộng
đất; khả năng tiếp cận tín dụng; quy mơ của cơ sở sản xuất nông nghiệp; Tiền
công lao động ở khu vực phi nơng nghiệp.
1.3.1 Các nhân tố bên ngồi
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật
ni.
- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng
vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp
- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi,
khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
1.3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội
- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi
(là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ
chức lãnh thổ nông nghiệp.

17



- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản
lượng..
1.3.1.3 Cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước
Các chính sách là cơng cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước
sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mơ, chúng có chức năng chung là tạo ra những
kích thích đủ lớn cần thiết để biến đường lối chiến lược của đảng cầm quyền
thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người
trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục
tiêu bộ phận mà chính sách hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát
triển kinh tế quốc dân.
Thơng qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để
hình thành mơi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính
sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công
nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng...
Thực tiễn nước ta và nhiều nước trên thế giới cho thấy phần lớn những
thành công trong việc phát triển bất cứ một ngành kinh tế hoặc lĩnh vực thuộc
một ngành kinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách
kinh tế thích hợp, có năng suất cao để khai thác tối ưu các lợi thế so sánh của
đất nước về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ,
thị trường, kết cấu hạ tầng.
1.3.1.4 Nhân tố thị trường
Nhân tố thị trường ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng
chun mơn hóa. Nó bao gồm thị trường cung ứng máy nông nghiệp và phương
tiện cơ giới và thị trường cung ứng dịch vụ cơ giới
Việc hình thành một số đơn vị cung ứng máy nông nghiệp đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các nông hộ có thể lựa chọn mua các loại máy móc, thiết bị
và phương tiện cơ giới từ nhiều hãng khác nhau, cũng như lựa chọn các sản
phẩm phù hợp với điều kiện tài chính bằng cách mua loại máy cũ đã qua sử

dụng.

18


Thị trường dịch vụ cơ giới ở Việt Nam cũng bắt đầu phát triển, với sự
tham gia của các đơn vị và một số tổ chức cá nhân ở rải rác ở các địa phương,
trong đó thực hiện cung ứng các dịch vụ CGHNN, bao gồm dịch vụ làm đất,
dịch vụ gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp, vận chuyển nơng sản, xử lý thực bì,
chặt hạ rừng trồng, cho thuê máy móc và phương tiện cơ giới.
Tuy nhiên, do hạn chế về quy mô sản xuất cũng như tính mùa vụ trong
sản xuất nơng nghiệp, dẫn đến cầu về dịch vụ cơ giới hóa ở hầu hết các địa
phương còn thấp, trong khi cạnh tranh giữa các đơn vị và cá nhân cung ứng
dịch vụ cơ giới ngày càng tăng, chính vì vậy, hiệu quả hoạt động của các cá
nhân và đơn vị cung ứng dịch vụ cơ giới chưa cao, chưa khai thác hết hiệu suất
làm việc của máy móc.
1.3.2 Các nhân tố bên trong (nội lực)
Bao gồm 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực ứng dụng cơ
khí trong nơng nghiệp, đó là:
1.3.2.1 Yếu tố tài chính (vốn) của người nơng dân: so với lĩnh vực công
nghiệp, các hộ nông dân gặp khá nhiều khó khăn về vốn, bởi đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, ảnh hưởng của
thiên tai, dịch bệnh khiến người nông dân rất khó tích tụ vốn.
Một lý do khác là từ phía các ngân hàng, họ vẫn liệt khoản cho vay vốn
phát triển sản xuất nông nghiệp vào hàng rủi ro cao. Nguyên nhân là do sản
xuất nông nghiệp phần lớn phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên, ảnh hưởng của
thiên tai, dịch bệnh khiến người nơng dân có thể mất trắng, khả năng trả nợ rát
khó. Mặt khác, đối với các món vay nơng nghiệp so với các món vay ở các lĩnh
vực khác lại khá nhỏ, trong khi ngân hàng vẫn phải hoàn thiện đầy đủ các khâu
thẩm định dự án, lập hồ sơ cho vay, đánh giá tài sản thế chấp... Đây cũng là

điều khiến cho nhiều ngân hàng khơng mặn mà với các món vay này. Do hạn
chế của việc thiếu vốn đầu tư nên việc mở rộng lĩnh vực ứng dụng cơ khí trong
sản xuất trong nơng nghiệp đều gặp khó khăn và diễn ra chậm chạp
1.3.2.2 Yếu tố về con người: Người nông dân chưa có trình độ hiểu biết
cũng như kỹ năng sử dụng máy móc thiết bị khoa học cơng nghệ cao. Chúng ta
19


lại chưa đào tạo được đội ngũ công nhân nông nghiệp lành nghề để có thể về
nơng thơn làm việc. Phần lớn người vận hành máy móc nơng nghiệp đều chưa
qua tào đạo, trình độ rất thấp, thêm nữa, số lượng kỹ sư, cao đẳng, công nhân
trong các cơ sở chế tạo máy móc rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu. Tiêu chí
của nơng nghiệp hiện đại là chuyển 70% lao động nông nghiệp sang làm các
ngành nghề khác, chỉ 30% làm trong ngành sản xuất nông nghiệp, điều này còn
xa vời với chúng ta.
1.4 Kinh nghiệm của các nước trong việc phát triển ngành cơ khí nơng
nghiệp
1.4.1 Thái Lan
Cơ giới hóa đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển của nông
nghiệp Thái Lan. Nước này đã từng bước chủ động sản xuất máy móc nơng
nghiệp và thiết bị nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính
của người sử dụng. Hiện nay, hầu hết các thiết bị nông nghiệp được sử dụng ở
Thái Lan được sản xuất trong nước như máy kéo, máy cày, máy bừa, máy bơm
nước, phun, máy đập lúa, máy gặt, máy gặt đập, làm sạch thiết bị, máy sấy, máy
xay xát lúa gạo, và thiết bị chế biến. Mỗi năm nước này sản xuất khoảng 40.000
máy kéo 4 bánh và 3.000 máy gặt đập liên hoàn.
Từ năm 2008 chính phủ Thái Lan đã thành lập mơ hình trang trại thơng
minh, có áp dụng cơng nghệ thơng tin và công nghệ điện tử để tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà cuối cùng sẽ nâng cao chất lượng sống của
người nông dân trong khu vực nông thơn. Mơ hình trang trại thơng minh tập

trung vào 4 sản phẩm nơng nghiệp chính là lúa, sắn, cao su và mía đường.
Chính phủ Thái Lan cũng đưa ra chương trình Trung tâm dịch vụ cơ giới
hóa ở cấp làng. Mục tiêu là thiết lập khoảng 886 trung tâm dịch vụ cơ giới hóa
làng và dự kiến sẽ nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của nông sản; phát triển
thị trường. Trung tâm sẽ cung cấp dịch vụ máy kéo, đào tạo hoạt động máy, sửa
chữa, bảo trì. Phát triển trong tương lai cần tập trung vào chất lượng và tính bền
vững của việc áp dụng khoa học, công nghệ, đổi mới và sáng tạo.

20


Do diện tích đất nơng nghiệp có hạn nên Thái Lan đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhằm cải
tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới có khả năng thích ứng với những
vùng đất canh tác bạc màu, khơ hạn. Để giữ và nâng cao độ phì nhiêu đất nông
nghiệp, Thái Lan sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu
sinh học. Thơng qua đó, vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu
phân bón và nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Ở Thái Lan hiện nay,
mức độ cơ giới hóa đã bao phủ từng thửa ruộng. Ngay cả những khâu sau thu
hoạch cũng được cơ giới hóa tồn bộ. Nhưng bí quyết thành cơng của nơng dân
Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống
với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Bởi do điều kiện tự
nhiên khác nhau nên nhiều vùng cần phải có những cơng nghệ và kỹ thuật canh
tác đặc thù.
Thái Lan đã thực hiện thành cơng chính sách CGHNN, trong đó đáng chú
ý là việc ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với ngành cơng nghiệp chế biến
nông sản sau thu hoạch như: (1) miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp mới
đầu tư vào nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; (2) giảm 5-10% số thuế phải
nộp hàng năm đối với đầu tư vào các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản; (3)
nâng mức lương khởi điểm của các cán bộ khoa học công nghệ trong các cơ quan

nghiên cứu lên gấp 3 lần so với mức lương tối thiểu, cán bộ giảng dạy và giáo sư
trong một số chuyên ngành được tiếp tục cơng việc của mình sau khi nghỉ hưu.
Từ những năm 90 của thế kỷ XX, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách miễn
thuế nhập khẩu máy móc thiết bị và chuyển giao cơng nghệ của nước ngồi; giảm
5% thuế thu nhập của công ty trong 5 năm sau thời kỳ được miễn thuế.
Hiện Bộ Nông nghiệp và HTX Thái Lan công bố rằng, mọi điều kiện đã
sẵn sàng tạo đà cho nông dân Thái tiến theo hướng “Nông dân thơng minh –
Smart farmers”. Theo đó, Chính phủ sẽ ban hành chính sách đối với nơng nghiệp
cùng đổi mới cơng nghệ để sao cho thế hệ trẻ trở thành “nông dân thông minh”
thời công nghệ 4.0.

21


×