Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.85 KB, 54 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ
2.1. Đối tượng, phương pháp, trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm.
2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp
chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó nhằm đáp ứng yêu cầu giám
sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm.
Tại Công ty TNHH Hoàng Vũ đối tượng là các chi phí sản xuất được
xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, trình độ
và yêu cầu công tác quản lý của Công ty. Do quy trình công nghệ phức tạp,
mỗi giai đoạn của quy trình sản xuất tạo ra những sản phẩm khác nhau. Giai
đoạn đầu sản xuất ra các loại cán, xong từ loại băng cán sản xuất ra các sản
phẩm ống. Như vậy đối tượng tập hợp chi phí tại công ty TNHH
Hoàng Vũ là từng giai đoạn sản xuất. Cụ thể là: giai đoạn sản xuất
cán và giai đoạn sản xuất ống.
2.1.2. Trình tự kế toán chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiếu loại với
tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán và tính nhập chi phí
vào giá thành sản phẩm cũng khác nhau. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải
được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá
thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc
vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, vào mối
quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, vào trình
độ công tác quản lý và hạch toán...
1
1 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
TK 111, 112, 141, 331
Chi phí bằng tiền
TK 152,153


Xuất NVL, CCDC
TK 334,338
Tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 154
Giá trị SP hỏng
TK 138, 334
TK 214
Trích KH TSCĐ
TK 142, 242
Không sử dụng nhập lại kho
SP hoàn thành nhập kho
Hàng gửi đi bán
SP hoàn thành tiêu thụ ngaykhông qua nhập kho
TK 152,153
TK 155
TK 157
TK 632
Phân bổ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Vũ có thể
khái quát thành sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi phí sản xuất tại Công ty
2
2 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Vũ
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung: CP NVLTT là toàn bộ chi phí về NVL sử dụng trực tiếp cho
hoạt động sản xuất sản phẩm.

Công ty TNHH Hoàng Vũ là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại
ống thép Inox trang trí (ống, hộp, xoắn trúc), ống Inox công nghiệp, cuộn thép
không gỉ. Với đặc thù là một ngành cơ khí sản xuất Inox nên chi phí NVLTT
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm (khoảng 60% đến 70%). Do
vậy, việc hạch toán đúng đủ chi phí NVLTT có tầm quan trọng đặc biệt trong
việc xác định lượng tiêu hao NVL và đảm bảo tính chính xác của giá thành
sản phẩm.
Chứng từ sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán
sử dụng hai loại chứng từ chủ yếu là: Phiếu xuất kho, Giấy đề nghị xuất kho.
Tài khoản sử dụng: TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Chi tiết:
− TK 154C – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của cán.
− TK 154O – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của ống.
Trình tự luân chuyển chứng từ: Việc xuất kho nguyên vật liệu tại Công
ty được căn cứ vào kế hoạch sản xuất để tiến hành thủ tục xuất kho. Tổ nào có
nhu cầu về vật liệu để sản xuất sản phẩm thì tổ trưởng của tố đó trình phiếu
yêu cầu cấp vật liệu tư nên phòng kế hoạch. Sau khi duyệt phòng kế hoạch
viết phiếu cấp vật tư và ghi rõ vật tư xuất dùng cho sản xuất, chi tiết cho sản
phẩm nào. Tại kho khi giao vật tư thủ kho ghi rõ số lượng thực cấp
vào phiếu cấp vật tư và gửi lên phòng kế toán.
Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: Một liên lưu lại bộ phận có nhu cầu
vật tư, một liên do thủ kho giữ, một liên còn lại do kế toán hàng tồn kho giữ.
3
3 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền liên hoàn.
Công thức tính như sau:
Đơn giá bình quân NVL xuất trong
tháng
=

Giá trị thực tế NVL
tồn đầu tháng +
Giá trị thực tế NVL nhập
trong tháng
Số lượng NVL tồn đầu
tháng
+
Số lượng NVL
nhập trong tháng
Giá trị thực tế của NVL xuất dùng
trong tháng
=
Đơn giá bình quân NVL
xuất dùng trong tháng
x
Số lượng NVL
xuất dùng
trong tháng
Trình tự ghi sổ: Kế toán ghi nhận được phiếu xuất kho sẽ tiến hành
kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ, ký xác nhận. Từ các phiếu xuất kho, kế
toán hàng tồn kho sẽ vào các bảng kê xuất nguyên liệu vật liệu. Cuối tháng, từ
bảng kê nhập xuất tồn và sử dụng phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
sẽ tính được trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng. Căn cứ
vào đó kế toán sẽ bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu. Từ bảng phân bổ nguyên
liệu công cụ dụng cụ kế toán sẽ vào các chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ
sẽ lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và vào sổ cái các TK liên quan.
4
4 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Ví dụ: Ngày 01 tháng 11 năm 2008, Công ty có phiếu xuất kho sau:

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Số: 06001
Nợ: TK 154C
Có: TK 1521
Họ tên người nhận: Đoàn Hương Sơn. Địa chỉ (bộ phận): Tổ cán
- Lý do xuất kho: Sản xuất
- Xuất tại kho (ngăn lô): Kho 32 Địa điểm: Quốc lộ 32 – Phú Diễn
STT
Tên nhãn hiệu, phẩm chất vật tư,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
3 cuộn 3 ly Kg 27.564 27.564
Cộng x x x x
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ):...............................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo:...................................................................
Xuất, Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Phụ trách

bộ phận sử dụng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi kế toán nhận được phiếu xuất kho trên sẽ tiến hành kiểm tra tính
hợp lệ của chứng từ, ký xác nhận. Từ phiếu xuất kho trên kế toán sẽ vào bảng
kê xuất nguyên vật liệu như sau:
5
5 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU CUỘN 3 LY
Tháng 11 năm 2008
Ngày Số CT ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
01/11 06001 Kg 27.564
02/11 06002 “ 28.923
… … … …
30/11 060027 Kg 26.154
Cộng 850.063
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.1: Bảng kê xuất nguyên vật liệu cuộn 3 ly
Như vậy, trong tháng 11 có 850.063 kg cuộn 3 ly xuất để sản xuất cán. Mà:
Giá trị thực tế của cuộn 3 ly tồn đầu tháng: 10.718.142.299 VNĐ
Số lượng cuộn 3 ly tồn đầu tháng: 506.663 kg
Giá trị thực tế của cuộn 3 ly nhập trong tháng 11 là: 18.503.288.000 VNĐ

Số lượng cuộn 3 ly nhập trong tháng là: 790.293 kg
Đơn giá bình quân 1 kg băng cán xuất trong tháng 11 là:
293.790663.506
000.288.503.18299.142.718.10
+
+
=
≈ 22.530,78 (đồng/kg)
Trị giá thực tế của cuộn 3 ly xuất trong tháng 11 là:
= 22.530,78 x 850.063
= 19.152.582.439 (đồng)
6
6 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Từ bảng kê nhập xuất tồn, kế toán sẽ vào bảng phân bổ Nguyên liệu,
vật liệu, công cụ dụng cụ. Như sau:
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 11 năm 2008
STT

Đối tượng
sử dụng
(Ghi nợ các TK)
TK 1521 TK 1522 TK 153 TK 142
1
TK 154C – Chi phí sản xuất kinh dở
dang của Cán
19.152.582.439 65.143.314 3.102.320 15.034.000
2

TK 154O – Chi phí sản xuất kinh dở
dang của Ống
1.850.086.887 38.898.734 2.357.500
3
TK 642 – Chi phí quản lý doanh
nghiệp
69.954.578
4 TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn 52.465.933
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.2. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
7
7 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Ghi có các TK
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 20.1/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Ghi chú
Nợ Có
Bảng phân bổ
NVL - CCDC
154C
154O

1521
1521
19.152.582.439
1.850.086.887
Cộng x x 21.002.669.326
Kèm theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 20.2/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Bảng phân bổ
NVL - CCDC
154C
154O
1522
1522
65.143.314
38.898.734
Cộng x x 104.042.048
Kèm theo bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập

(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
8
8 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Từ 2 chứng từ ghi sổ trên kế toán sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
(trang 61), sổ cái TK 154C (trang 62), và sổ cái TK 154O (trang 63)
Riêng đối với loại băng cán dùng cho quá trình sản xuất, khi xuất kho
kế toán vẫn lập phiếu xuất kho.
Ví dụ: ngày 1 tháng 11 năm 2008, Công ty có phiếu xuất kho sau:
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Số: 13521
Nợ: TK 154O
Có: TK 155C
- Họ tên người nhận: Nguyễn Hoàng Anh. Địa chỉ (bộ phận): Tổ xẻ
- Lý do xuất kho: Sản xuất
- Xuất tại kho (ngăn lô): Kho 32 Địa điểm: Quốc lộ 32 – Phú Diễn
STT
Tên nhãn hiệu, phẩm chất vật tư,
dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành

tiền
Yêu cầu
Thực
xuất
A B C D 1 2 3 4
Băng cán Kg 12.846 12.846
Cộng x x x x
- Tổng số tiền (Viết bằng chữ):.................................................................
- Số chứng từ gốc kèm theo:......................................................................
Xuất, Ngày 01 tháng 11 năm 2008
Phụ trách
bộ phận sử dụng
Phụ trách
cung tiêu
Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
9
9 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Sau đó, kế toán sẽ vào bảng kê xuất nguyên vật liệu băng cán như sau:
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG KÊ XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU BĂNG CÁN
Tháng 11 năm 2008
Ngày Số CT ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
01/11 13521 Kg 12.846
02/11 13522 ... 12.462
.... .... ... ...
30/11 13551 kg 13.156
Cộng 318.998
Ngày 30 tháng 11 năm 2008

Người lập bảng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 2.3. Bảng kê xuất nguyên vật liệu băng cán
Như vậy trong tháng 11 có 318.998 kg băng cán được xuất để
sản xuất ống. Đồng thời cuối tháng 11, ta có số lượng băng cán nhập kho là
251.459 kg, trị giá thực tế của băng cán nhập kho trong tháng 11 là:
5.820.885.706 đồng. (Căn cứ vào phiếu nhập kho, bảng tính giá thành sản
phẩm cán – xem ở phần tính giá thành) mà:
Trị giá thực tế của băng cán tồn đầu tháng 11 là : 2.594.283.210 đồng
Số lượng băng cán tồn đầu tháng 11 là: 156.641 kg
Áp dụng phương pháp tính của phương pháp bình quân gia quyền liên
hoàn (bình bày ở trên) ta có:
10
10 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Đơn giá bình quân 1kg băng cán xuất trong tháng 11 là:
=
2.594.283.210 + 5.820.885.706
156.641 + 251.459
= 20.620,36 (đồng/kg)
Trị giá thực tế băng cán xuất trong tháng 11 là:
= 20.620,36 x 318.998
= 6.577.853.599 (đồng)
Căn cứ vào bảng kê nhập xuất thành phẩm cán kế toán sẽ tính được số
liệu như trên. Tiếp đó kế toán sẽ lập chứng từ ghi sổ TK 155C
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 23C/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008

Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Xuất phục vụ sx
Xuất bán
154O
632
155C
6.577.853.599
6.322.570.211
Cộng x x 12.900.423.810
Kèm theo …. chứng từ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ chứng từ ghi sổ trên, kế toán sẽ vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
(trang 61), sổ cái TK 154O (trang 62), và sổ cái TK 632 (trang 64).
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại Công ty chi phí NCTT không phải là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
các chi phí sản xuất. Tuy nhiên việc hạch toán chi phí NCTT có ý nghĩa vô
11
11 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
cùng quan trọng. Hạch toán đầy đủ chính xác chi phí NCTT không những
cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản lý mà có tác động tâm lý
lớn đối với người lao động, ví nó gắn với lợi ích kinh tế mà họ có được. Làm
tốt công tác này người lao động sẽ thấy được sức lao động mình bỏ ra có

được bù đắp xứng đáng hay không. Từ đó thúc đẩy họ nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Ngoài ra, hạch toán chính xác chi phí NCTT còn là căn cứ
để Công ty xác định các khoản nghĩa vụ phải nộp cho cơ quan bảo hiểm
(BHXH, BHYT).
* Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại
lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp,
trích tiền BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,
Bảng thanh toán tiền lương, bảng tổng hợp lương…
* Tài khoản sử dụng: TK 154C, TK 154O
* Trình tự luân chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ
+ Tại mỗi tổ, tổ trưởng sẽ kiêm luôn nhiệm vụ theo dõi thời gian làm
việc, thời gian nghỉ phép… số lượng chi tiết sản phẩm hoàn thành của từng
ngươi rồi ghi vào sổ theo dõi của mình và chấm công cho từng người. Cuối
tháng sẽ gửi sổ theo dõi và bảng chấm công cho phòng kế toán.
+ Sau khi có bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành, bảng chấm công làm thêm giờ…Kế toán tiền lương sẽ lập bảng
thanh toán lương cho các tổ. Từ bảng thanh toán tiền lương kế toán sẽ lập
bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
12
12 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
+ Số liệu trên bảng phân bổ tiền lương và BHXH được sử dụng để ghi
vào sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chi tiết theo dõi đối tượng và chứng từ
ghi sổ. Sau đó sẽ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK liên quan.
* Hình thức lương tại doanh nghiệp
+ Hiện tại Công ty TNHH Hoàng Vũ áp dụng 2 hình thức trả lương cho
cán bộ công nhân viên trong công ty: Lương công nhật và lương khoán.
+ Lương công nhật: được áp dụng chủ yếu cho bộ phận gián tiếp như

bộ phận quản lý hành chính, phục vụ, cho bộ phận văn phòng và cũng được
áp dụng để trả lương cho công nhân.
+ Lương khoán: Được áp dụng trực tiếp sản xuất dựa trên tổng số sản
phẩm để trả lương và số sản phẩm mà mỗi công nhân làm ra. Lương khoán thì
có lương khoán theo sản phẩm và lương khoán theo tổ.
* Công thức tính lương của công nhân sản xuất trực tiếp:
+ Đối với những tổ thực hiện lương khoán theo tổ:
Tiền lương của công nhân = (lương hành chính được hưởng cộng
thưởng) + Lương khoán còn được lĩnh + phụ cấp xe, nhà + phụ cấp trách
nhiệm + thưởng công nhật + Các khoản khác – Phạt vi phạm nội, nghỉ,…
 Quỹ lương
của cả tổ
= (Số lượng SP x đơn giá) +
Lương công nhật
của cả tổ
Lương HC được
hưởng+ thưởng =
Bậc lương cơ bản
Số ngày công trong tháng x
Tổng số
ngày công
Tổng số ngày công = Ngày công khoán + ngày công nhật
Lương khoán
còn được lĩnh
=
Quỹ lương  -
lương được
hưởng+ thưởng
x
Ngày công khoán

của từng người
Ngày công khoán của cả tổ
13
13 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
- Nghỉ phạt không phép và khác áp dụng cho toàn bộ CBCNV trong
công ty: nghỉ có phép không trừ lương, nghỉ một ngày không phép phạt
25.000 đồng, nghỉ ảnh hưởng đến sản xuất một ngày phạt 50.000 đồng.
- Các khoản phụ cấp bao gồm: Phụ cấp độc hại, phụ cấp trách
nhiệm, phụ cấp nhà, xe,…
Tùy theo mức độ độc hại mà mỗi người có mức độc hại khác nhau: có
tổ mức độc hại của mỗi người là 8.000 đồng/ngày, có tổ mức độc hại của mỗi
người là 75.000 đồng/tháng, 150.000 đồng/tháng, 200.000 đồng/tháng.
Phụ cấp trách nhiệm: 100.000 dồng/người hoặc 200.000 đ/người…
Phụ cấp xe và nhà ở: 80.000 đồng/người, 100.000 đồng/người, hoặc
150.000 đồng/người…
+ Đối với những tổ thực hiện lương khoán theo sản phẩm:
- Lương thực tế của công nhân = Lương khoán + lương công nhật +
thưởng + Phụ cấp nhà, xe + phụ cấp trách nhiệm + Thưởng công nhật + Cộng
các khoản khác – Phạt vi phạm nội quy, nghỉ,…
Lương công nhật =
Lương 1 ngày
công nhật
x
Số ngày công nhật
làm việc thực tế
Lương 1 ngày
công nhật
=
Bậc lương cơ bản

Ngày công chế độ
Lương khoán
theo sản phẩm
= Số sản phẩm x Đơn giá
Lương ngoài giờ
ngày thường
=
Tiền lương
1giờ công
x 1,5 x
Số giờ làm thêm
ngày thường
Lương làm thêm
(ngày nghỉ lễ)
=
Tiền lương
1giờ công
x 2 x
Số giờ làm thêm
(ngày nghỉ lễ)
Tiền lương 1 giờ công =
Bậc lương cơ bản
208 giờ
Ví dụ: đối với tổ xẻ thực hiện chế độ lương khoán theo tổ.
PHIẾU XÁC NHẬN SẢN PHẨM HOẶC CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
14
14 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Ngày 09 tháng 11 năm 2008
Tên đơn vị: Tổ xẻ

STT Tên sản phẩm ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
A B C 1 2 3 D
1 Xẻ phôi để cán Kg 18.254 20 365.080
2 Xẻ băng 0,45 <= t < 0,55 Kg 10.046 34 341.564
3 Xẻ băng 0,55 <= t < 0,65 Kg 2.826 31 87.606
4 Xẻ băng 0,65 <= t < 0,85 Kg 7.650 28 214.200
5 Xẻ băng t >= 0,85 Kg 27.304 24 655.296
Cộng 66.080 1.663.746
Tổng số tiền (bằng chữ): Một triệu sáu trăm sáu mươi ba nghìn bảy trăm bốn
mươi sáu đồng.
Ngày 09 tháng 11 năm 2008
Tổ trưởng Người kiểm tra chất lượng Người duyệt
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu 2.4. Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
15
15 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Vũ
Bộ phận: Tổ xẻ
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 11 năm 2008
STT Họ và tên
Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 ... 29 30
Ngày công
khoán
Ngày công
nhật
Tổng ngày
công

... ... ... ... ...
13 Nguyễn Bá Sơn x x x ... + x 22,5 3,5 26
14 Nguyễn Văn Hải x x + ... x x 20 2 22
15 Lưu Văn Tập x x x ... + x 21,5 2,5 24
... ... ... ... ...
Cộng 479 50 528
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người chấm công
(Ký, họ tên)
Phụ trách bộ phận
(Ký, họ tên)
Người duyệt
(Ký, họ tên)
Biểu 2.5. Bảng chấm công
Cuối tháng, khi nhận được bảng chấm công và các phiếu xác nhận công
việc sản phẩm hoàn thành, kế toán sẽ lập các bảng thanh toán tiền lương của các
tổ. Ví dụ, bảng thanh toán tiền lương của tổ xẻ tháng 11 năm 2008 như sau:
16
16 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Vũ
Bộ phận: Tổ xẻ
LƯƠNG KHOÁN TỔ XẺ
Tháng 11 năm 2008
Phân việc
Đơ
n
giá
Ngày làm việc trong tháng
Tổng số

(Kg)
Tiền khoán
1 …… 9 10 …… 30
San cuộn t < 0,7 20


3.204


35.514 710.280
Xẻ phôi để cán 20


18.254


87.208 1.744.160
Xẻ mép cuộn 22




4.882 32.293 710.446
Xẻ băng t < 0,35 41 9.558




51.071 2.093.911
Xẻ băng 0,35 <= t < 0,45 37



7.966


75.609 2.797.533
Xẻ băng 0,45 <= t < 0,55 34 6.446


10.046


5.048 69.711 2.370.174
Xẻ băng 0,55 <= t <0,65 31


2.826 5.580


77.563 2.404.453
Xẻ băng 0,65 <= t <0,85 28 6.426


7.650


173.078 4.846.184
Xẻ băng t >= 0,85 24



27.304 9.658


28.025 545.716 13.097.184
tổng cộng 22.430


66.080 26.408


37.955 1.147.763 30.774.325
Lương công nhật của cả tổ: 2.035.000
Quỹ lương của cả tổ: 32.809.325
17
17 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Biểu 2.6. Lương khoán tổ xẻ
18
18 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngànhKhoa Kế Toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Đơn vị: Công ty TNHH Hoàng Vũ
Bộ phận: Tổ xẻ
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG TỔ XẺ
Tháng 11 năm 2008
Tên người sản
xuất
NC
khoá
n

Tổn
g
NC
nhật
Tổn
g
NC
Bậc lương
cơ bản
Lương HC
được hưởng
cộng
thưởng
Lương
khoán còn
được lĩnh
Lương CN
P/C xe
+ nhà
P/C
trách
nhiệm
Trừ
BHXH
Tổng lương
thực lĩnh
Đã
lĩnh
Còn
lĩnh

26 26
A B C D E F G H I M N O P
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Nguyễn Bá Sơn 22,5 3,5 26,0
1.200.00
0
1.200.00
0
489.00
0
162.00
0
100.00
0
100.00
0
36.00
0
2.015.00
0
600.00
0
600.00
0 815.000
Nguyễn Văn Hải 20,0 2 22,0
900.00
0
762.00
0
435.00

0
69.00
0
100.00
0
30.00
0
1.336.00
0
415.00
0
450.00
0 471.000
Lương Văn Tập 21,5 2,5 24,0
800.00
0
738.00
0
467.00
0
77.00
0
80.00
0
30.00
0
1.332.00
0
338.00
0

400.00
0 594.000
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Cộng 479 50 528
25.300.00
0
22.405.00
0
10.404.00
0
2.035.00
0
1.660.00
0
500.00
0
600.00
0
36.404.00
0
22.699.00
0
13.705.00
0
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Kế toán

(Ký, họ tên)
Giám đốc
(Ký, họ tên)
19
19 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
32 Ngô Thị TươiLớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Biểu 2.7. Bảng thanh toán tiền lương tổ xẻ
20
20 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
* Đối với các khoản trích theo lương:
+ Hiện nay Công ty không thực hiện trích kinh phí công đoàn
+ Đối với các khoản BHXH, BHYT Công ty phải nộp
Trích BHXH = 15%(Tiền lương cơ bản + các khoản phụ cấp)
Trích BHYT = 2%(Tiền lương cơ bản + các khoản phụ cấp)
Đối với các khoản BHXH, BHYT mà công nhân phải nộp: Do Công ty
TNHH Hoàng Vũ là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên hiện tại công
nhân sản xuất trong Công ty chưa có một hệ thống lương nhất định. Tuy
nhiên để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nên công nhân sẽ đóng BHXH,
BHYT theo mức tiền lương quy định. Có thể mức tiền lương đóng BHXH và
BHYT đó là 500.000VND, 600.000VND, 700.000VND. Chính vì vậy mà
BHXH và BHYT mà công nhân phải đóng là:
BHXH = 5%* mức lương quy định đóng bảo hiểm
BHYT = 1% * mức lương quy định đóng bảo hiểm
Trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương của các tổ, kế toán sẽ lập
bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Như bảng sau:
21
21 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngànhKhoa Kế Toán

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Công ty TNHH Hoàng Vũ
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 11 năm 2008
STT
Ghi có TK
Đối tượng sử dụng
(Ghi nợ các TK)
TK 334 - Phải trả người lao động TK 338 - Phải trả phải nộp khác
Lương
Các khoản
khác
Cộng có
TK 334
BHXH BHYT
Cộng có
TK 338
1 TK 154C - Chi phí sản xuất dở dang của cán 55.536.000 2.611.000 58.147.000 5.709.000 761.200 6.470.200
Tổ ủ 36.580.000 1.547.000 38.127.000 4.125.000 550.000 4.675.000
Tổ cán 18.956.000 1.064.000 20.020.000 1.584.000 211.200 1.795.200
2 TK 154O - Chi phí sản xuất dở dang của ống 281.496.000 17.566.000 299.062.000 32.472.000 4.353.000 36.825.600
Tổ xẻ 32.809.000 2.160.000 34.969.000 4.119.000 549.200 4.668.200
Tổ lốc ống 63.586.000 4.542.000 68.128.000 7.617.000 1.015.000 8.632.600
Tổ đánh bóng 32.456.000 2.939.000 35.395.000 3.846.000 512.800 4.358.800
Tổ cơ động 15.120.000 1.089.000 16.209.000 1.822.500 243.000 2.065.500
Tổ đóng gói 32.589.000 1.596.000 34.185.000 3.987.000 531.600 4.518.600
Tổ sản xuất phụ 18.958.000 1.480.000 20.438.000 1.503.000 200.400 1.703.400
Tổ trúc xoắn 85.978.000 3.760.000 89.738.000 9.577.500 1.301.000 10.878.500
3 TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 125.235.000 10.983.000 136.218.000 1.725.000 2.300.000 9.343.200
4 TK 338 - Phải trả phải nộp khác 18.360.000

22
22 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
34 Ngô Thị TươiLớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
Biểu 2.8. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
23
23 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 33/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH
154C
154O
.....
334
58.147.000
299.062.000
.......
Cộng x x 510.768.000
Kèm theo bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 34/11
Ngày 30 tháng 11 năm 2008
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền Ghi chú
Nợ Có
Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH
....
154C
154O
....
338
6.470.200
36.825.600
Cộng x x 82.639.000
Kèm theo bảng phân bổ tiền lương, BHXH và các chứng từ.
Ngày 30 tháng 11 năm2008
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Từ chứng từ ghi sổ của TK 334 và TK 338 trên, kế toán sẽ vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ (trang 61), sổ cái TK 154C (trang 62) và sổ cái TK 154O
(trang 63).
2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
2.2.3.1. Chi phí vật liệu – công cụ dụng cụ
24

24 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh
Chuyên đề thực tập chuyên ngành Khoa Kế Toán
+ Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất
chung tại các tổ sản xuất tại Công ty bao gồm: Chi phí các thiết bị sửa chữa
TSCD trong các tổ sản xuất, chi phí bóng đèn,…
+ Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, giấy đề nghị xuất kho…
+ Tài khoản sử dụng: TK 154 chi tiết: TK 154C, TK 154O
+ Trình tự luôn chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ: Tương tự như trình tự
luôn chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ của Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Các khoản chi phí này được theo dõi và tập hợp như đối với chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Đặc biệt, chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho sản
xuất chung tại các tổ sản xuất có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản
xuất kinh doanh thì Công ty sẽ tiến hành phân bổ tùy theo mức độ của giá trị
sản phẩm và sự tham gia của công cụ dụng cụ đó và các chu kỳ sản xuất.
Thông thường đối với các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho
cả hai quy trình sản xuất Ống và Cán thì Công ty sẽ thực hiện phân bổ theo
tiêu thức khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Hệ số phân bổ =
Tổng chi phí cần phân bổ
Tổng khối lượng sản phẩm
hoàn thành (của Cán và Ống)
Chi phí phân bổ
cho Cán (Ống)
=
Khối lượng sản phẩm
hoàn thành của Cán (Ống)
x Hệ số phân bổ
Ví dụ: Cuối kỳ sau khi tính được giá bình art 30 lít sử dụng chung cho
các tổ là: 3.380.000 đồng.
Mà trong tháng 11 có 850.063 kg Cán nhập kho; và 318.998 kg Ống nhập

kho. Khi đó:
Hệ số phân bổ =
3.380.000
= 2,89
850.063 + 318.998
25
25 Ngô Thị Tươi Lớp HCKTK8 – Như Quỳnh

×