Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nghiên cứu điều kiện nuôi cấy nhộng trùng thảo cordyceps militaris nhằm làm nguyên liệu sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 61 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN MẠNH HÙNG

“NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY NHỘNG TRÙNG THẢO
CORDYCEPS MILITARIS NHẰM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
DƢỢC PHẨM VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG’’

Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------

NGUYỄN MẠNH HÙNG

“NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY NHỘNG TRÙNG THẢO
CORDYCEPS MILITARIS NHẰM LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT
DƢỢC PHẨM VÀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG’’

Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành : Công nghệ Thực phẩm

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
1. GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt
2. PGS.TS. Hồ Phú Hà

Hà Nội – Năm 2019


Lời cam đoan

Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt, PGS.TS Hồ Phú Hà và sự
hỗ trợ của TS. Hoàng Văn Vinh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về
lời cam đoan này.

Học Viên

Nguyễn Mạnh Hùng

6


MỤC LỤC
Lời cam đoan .......................................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. 9
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 10
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 10

2.

Mục đích nghiên cứu của luận văn ............................................................... 11

3.

Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả......... 11

CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 12
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NẤM CORDYCEPS .................................................... 12

1.1.1.

Tên gọi của nấm cordyceps .................................................................. 12

1.1.2.

NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI NẤM C. MILITARIS .................... 12

1.2.

Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 14


1.2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................... 14

1.2.2.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................... 15

1.3.

Giá trị dinh dƣỡng và giá trị dƣợc liệu của nấm nhộng trùng thảo ...... 18

1.4.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT

LƢỢNG CỦA NẤM C. MILITARIS ...................................................................... 21
1.4.1.

Chất lƣợng nguồn giống và sự thối hóa giống C. militaris .............. 21

1.4.2.

Môi trƣờng dinh dƣỡng ....................................................................... 22

3


1.4.3.


Các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và sốc trong q trình ni

cấy

24

1.4.4.

Tạp nhiễm trong q trình ni cấy ................................................... 25

1.5.

Các tiền chất và con đƣờng sinh tổng hợp cordycepin của C. militaris . 26

CHƢƠNG 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 30
2.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 30

2.2.

Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 30

2.3.

Hóa chất và thiết bị ..................................................................................... 30

2.4.


Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................................. 31

2.5.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 31

2.5.1.

Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 31

2.5.1.

Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................. 32

2.5.2.

Chuẩn bị giống ...................................................................................... 33

2.5.3.

Môi trƣờng nuôi cấy ............................................................................. 34

2.5.1.

Khảo sát điều kiện chiếu sáng ............................................................. 36

2.5.2.

Khảo sát thay đổi điều kiện nhiệt độ và độ ẩm theo các pha tối sáng
36


2.5.3.

Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh vật .......................................................... 36

2.5.4.

Phƣơng pháp chiết tách, phân tích cordycepin và adenosine .......... 37

2.5.5.

Xử lý số liệu ........................................................................................... 38

CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 39
3.1.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng MT1 và MT2 đến quá trình phát triển hệ

sợi ở pha tối .............................................................................................................. 39
3.2.

Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng và các điều kiện chiếu sáng đến

quá trình sinh trƣởng của quả thể nấm C. militaris ............................................. 40

4


3.3.


Ảnh hƣởng của môi trƣờng dinh dƣỡng và các điều kiện chiếu sáng đến

hàm lƣợng hoạt chất Adenosin và Cordyccepin trong quả thể nấm C. militaris
44
3.4.

Ảnh hƣởng của thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo pha tối/sáng ................ 46

3.5.

Quy trình sản xuất nấm Cordyceps militaris TNT8 .................................. 48

3.6.

Các chỉ tiêu vi sinh vật ................................................................................ 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 52
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 52
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 54

5


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3′-AM

Adenosine-3′-monophosphate


AMP

Adenosine monophosphate (AMP)

AS

Ánh sáng

C. militaris

Cordycep militaris

CFU

Colony Forming Units

CME

Ethanol extract of Cordyceps militaris

DNA

deoxyribonucleic acid

FFAs

Free fatty acids

GPR


G-protein coupled receptors

GSK-3β

Glycogen synthase kinase 3 beta

HEAA

Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs

HPLC

High-performance liquid chromatographic

HSP

Heat Shock Protein

LX

Lux: đơn vị đo cường độ ánh sáng cảm nhận

MT

Mơi trường

NA

Nutrient Agar


Ophiocordyceps sinensis

O. sinensis

PA

Chất cảm ứng thuộc nhóm nucleosides

PDA

Potato Dextrose Agar

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

YMK

Yeast Magnesium Potassium

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
ảng 1: phân loại của Cordyceps militaris ...............................................................13
ảng 2: Thành phần dinh dưỡng nấm Cordyceps militaris (Hyun Hur, 2008) ........20
ảng 3: Danh mục thiết bị, hóa chất và dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm .............30
ảng 4: Thành phần môi trường PDA ......................................................................34
ảng 5: Thành phần môi trường YMK .....................................................................34
ảng 6: Thành phần môi trường MT1 ......................................................................35

ảng 7: Các tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trong sản phẩm ......................37
ảng 8: nh hư ng của các điều kiện chiếu sáng khác nhau trên 2 môi trường nuôi
đến tốc độ sinh trư ng và thời gian thu hoạch (hình thành bào tử của quả thể nấm)
...................................................................................................................................41
ảng 9: nh hư ng của các điều kiện môi trường và ánh sáng khác nhau đến chiều
dài, số lượng và khối lượng quả thể nấm ..................................................................42
ảng 10: Hàm lượng hoạt chất Adenosin và Cordyccepin trong quả thể

các điều

kiện khác nhau...........................................................................................................45
ảng 11: Số lượng quả thể mọc cao trên 5 cm, hình thái, kích thước và hàm lượng
các hoạt chất trong quả thể

thí nghiệm thay đ i nhiệt độ, độ ẩm ngày đêm. .........47

ảng 12: Các chỉ số vi sinh vật trong sản phẩm dạng khô và tươi ...........................51

8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Quả thể nấm C. militaris trên k chủ nhộng ngoài tự nhiên (A) và ni cấy
nhân tạo ( ) ...............................................................................................................13
Hình 2: Con đường chuyển hóa adenine được tái tạo theo hướng sinh t ng hợp
cordycepin giả định

C. militaris (Wanwipa Vongsangnak và cộng sự, 2017) ......26

Hình 3: Phân định đường dẫn sinh t ng hợp của cordycepin và pentostatin (theo

Yongliang Xia và cộng sự, 2017) .............................................................................28
Hình 4: Các quá trình trao đ i chất khác nhau của sinh t ng hợp cordycepin .........29
Hình 5: Một lộ trình trao đ i chất giả định hướng tới sự hình thành 3′-AMP liên
quan đến sinh t ng hợp cordycepin. (Boontariga Wongsa và cộng sự, 2019...........29
Hình 6: Sơ đồ thí nghiệm ..........................................................................................32
Hình 7: nh chủng C. militaris được bảo quản dưới dạng lạnh sâu A và hệ sợi , C
...................................................................................................................................34
Hình 8: A – Cơ chất mơi trường,

và C hệ sợi phủ kín bề mặt cơ chất được chuyển

màu vàng khi chuyển ra điều kiện chiếu sáng ..........................................................39
Hình 9: Giai đoạn hình thành các chồi nấm n i lên trên bề mặt mơi trường ............40
Hình 10: Quả thể nấm

các điều kiện môi trường và ánh sáng khác nhau ..............42

Hình 11: S c k đồ phân tích hàm lượng Adenosin và Cordycepin của ..................44
Hình 12: Quy trình sản xuất nấm Cordyceps militaris TNT8 ..................................49

9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhộng tr ng thảo Cordyceps militaris là lồi nấm k sinh trên cơn tr ng,
thuộc chi Cordyceps, thuộc lớp Ascomycetes, ngoài tự nhiên thường được phát hiện
trong các khu r ng nhiệt đới và được sử dụng t lâu đời như một vi thuốc c truyền
của các nước phương ông (Das SK., Masuda M. 2010). Nhiều nghiên cứu gần đây
đ chỉ ra r ng nhộng tr ng thảo Cordyceps militaris có giá trị dinh dưỡng cao, giúp

tăng cường sức khoẻ, nâng cao hệ miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, hỗ trợ điều
trị cho người bị bệnh hen phế quản, viêm phế quản m n tính, ho lao, ph hợp với
mọi lứa tu i, có tác dụng tích cực đến các bệnh như rối loại sinh dục, thận hư, liệt
dương, di tinh, cải thiện chức năng thận, đau lưng, ho hen, chống ung thư và các
chất phóng xạ, có tác dụng đặc trị đối với bệnh viêm tiền liệt tuyến và bệnh tiểu
đường ( Bok J.W và cộng sự, 1999; Byung-Tae và cộng sự, 2009; Das SK và cộng
sự, 2010; Du D.J và cộng sự,1986). Trong thành phần quả thể và dịch thể nấm C.
militaris chứa nhiều hoạt chất có giá trị sinh học tương tự như trong quả thể nấm
ông tr ng hạ thảo Ophiocordyceps sinensis bao gồm các axit amin: Axit cysteic,
Axit aspartic, Serine, Axit glutamic, Glycine, Histidine, Arginine, Threonine,
Alanine, Proline, Tyrosine, Valine, Methionine, Lysine, Isoleucine, Leucine,
Phenylalanine; các Axit b o: Palmitic, Palmitoeic, Stearic, Oleic, Linoleic,
Linolenic; Các loại vitamin:

2,

B3, A, C, E, D-Mannitol; có nhiều loại vi khống

như: Al, As, P, K, Na, Mg, Mn, Ca, I, Cu, Zn
qu

như:

hydroxyethyl-adenosine,

; đặc biệt là các hoạt chất sinh học

polysaccharide,

adenosine,


cordycepin

(Cunningham K.G và cộng sự, 1950; Dong J và cộng sự, 2012; Russell R và cộng
sự, 2008).
Chính vì vậy, nhộng tr ng thảo Cordyceps militaris là một loại nấm dược
liệu qu và có giá trị cao, đ và đang được ứng dụng rộng r i trong sản xuất thực
phẩm chức năng, dược phẩm và m phẩm. Do đó mà nhiều nước trên thế giới như:
Trung Quốc, Nhật ản, Hàn Quốc, M

đ nghiên cứu, nuôi trồng và thương mại

10


thành cơng các sản phẩm có nguồn gốc t Nhộng tr ng thảo Cordyceps militaris.
Việt Nam hiện nay đang có nhiều cơ s nghiên cứu nuôi trồng và cho ra thể quả cây
nấm mọc trên thân con t m hoặc con nhộng hoặc trên giá thể gạo lức, nhộng.... cho
ra khối lượng lớn. Tuy nhiên nhu cầu đặt ra là cần phải nâng cao và duy trì n định
chất lượng sản phẩm, đặc biệt là hàm lượng các hoạt chất sinh học. Qua đó tiêu
chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và nghiên cứu các dạng bào chế phục vụ sản xuất
thực phẩm chức năng và dược phẩm.
Xuất phát t những quan điểm đó, tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều kiện nuôi
cấy nhộng trùng thảo Cordyceps militaris nhằm làm nguyên liệu sản xuất dƣợc
phẩm và thực phẩm chức năng’’
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các môi trường giá thể r n, điều kiện
chiếu sáng, chênh lệch độ ẩm, nhiệt độ ngày đêm để nâng cao năng suất, tăng
cường hàm lượng cordycepin trong sản phẩm và đánh giá chỉ tiêu vi sinh vật trong
sản phẩm. Qua đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao năng xuất và chất lượng của

nấm nhộng tr ng thảo C. militaris phục vụ cho sản xuất thực phẩm chức năng và
dược phẩm.
3. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
Kết hợp ánh sáng đỏ/ánh sáng xanh trong nuôi trồng C. militaris cho hiệu
quả nuôi trồng cao hơn so với việc nuôi dưới ánh sáng tr ng hoặc các anh sáng
đơn s c (đỏ, xanh) riêng lẻ.
sung chất PA cảm ứng kích thích sinh cordycepin và tạo sự thay đ i nhiệt độ,
độ ẩm theo các pha sáng tối giúp tăng đáng kể hàm lượng cordycepin trong quả
thể nấm.

11


CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ NẤM CORDYCEPS
1.1.1. Tên gọi của nấm cordyceps
Thuật ngữ ‘’ ông tr ng hạ thảo’’ (tiếng Việt) hay "DongChongXiaCao"
(Tiếng Trung Quốc) thường được gọi là "Yarsa Gumba"

Tây Tạng, vì "Yarsa" có

nghĩa là m a đơng và "Gumba" có nghĩa là m a hè.

ể chỉ về nấm thuộc loài

Ophiocordyceps sinensis (Cordyceps sinensis) k sinh trên ấu tr ng bướm thuộc chi
Thitarodes sp. m a đông là côn tr ng, m a hè quả thể nấm mọc lên như 1 cây cỏ
(Sharma, 2004). Tuy nhiên, thuật ngữ "’ ông tr ng hạ thảo " hay gọi t t là ‘’ Tr ng
thảo’’


Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới hiện nay thường được d ng cho

nhiều sản phẩm có nguồn gốc t

nấm Ophiocordyceps sinensis, nấm

Ophiocordyceps spp., nấm Cordyceps militaris, Cordyceps spp.,

vẫn còn nhiều

tranh cãi và nhầm lẫn đối với người tiêu d ng (Hui-C.L và cộng sự, 2013).
Việt Nam hiện nay nấm C. militaris vẫn được gọi dưới nhiều tên như: đông
tr ng hạ thảo, tr ng thảo, nhộng tr ng thảo, nấm C. militaris

Mặc d nấm C.

militaris cũng được phát hiện k sinh trên ấu tr ng của các lồi cơn tr ng thuộc chi
Thitarodes (John & Matt, 2008). Nhưng để phân biệt với các loài nấm khác của chi
Cordyceps và chi Ophiocordyceps , trong luận văn này, tác giả chủ động sử dụng
tên gọi là nấm ‘’ nhộng tr ng thảo Cordyceps militaris’’ hay gọi t t là nấm
Cordyceps militaris cho bài viết của mình.
1.1.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI NẤM C. MILITARIS
Nấm C. militaris thuộc giới Nấm, ngành Ascomycota, lớp Ascomycetes, bơ
Hypocreales, họ Clavicipataceae, chi Cordyceps và lồi C. militaris. Lồi này
đươc Carl Linnaeus mơ tả vào năm 1753 với tên gọi Clavaria militaris sau đó được
đ i tên thành Cordyceps militaris (Kobayasi Y. 1982).

12



Bảng 1: phân loại của Cordyceps militaris
Giới
Ngành

Nấm
Ascomycota

Ngành phụ

Ascomycotina

Lớp

Ascomycetes/Pyrenomycetes

Bộ

Hypocreales

Họ

Clavicipataceae

Chi

Cordyceps

Loài

Cordyceps militaris


Loài nấm k sinh trên bướm và sâu bướm, quả thể có màu cam, chiều dài 8-12 cm.
ầu quả thể nấm có các đốm màu cam sáng. Quả thể nấm nhô lên t xác ấu tr ng
hoặc nhộng, mặt c t ngang quả thể có màu nhạt, rỗng

giữa. Các nang bào tử dài t

300-510 m, bề rộng 4 m. Các bào tử nang hình sợi, khơng màu và phân đoạn,
kích thước 3,5‚6 x 1÷1,5 m. Các bào tử nang này trong điều kiện nghèo dinh
dưỡng s đứt ra và nảy chồi tạo các bào tử thứ cấp. Nấm này có phân bố rộng,
c M , châu u và châu

(Paul et al, 2008).

B

A

Hình 1: Quả thể nấm C. militaris trên ký chủ nhộng ngồi tự nhiên (A) và ni
cấy nhân tạo (B)

13


Nấm C. militaris khó tìm trong tự nhiên, tuy nhiên lại hồn tồn có thể ni
trồng quả thể và dịch thể trên nhiều loại môi trường khác nhau, cho hiệu quả sử
dụng và giá tri kinh tế cao. Do đó việc sản xuất

quy mô lớn các chiết xuất t nấm


phục vụ nghiên cứu, ứng dụng là hết sức cần thiết để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của con người.
1.2. Lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Các nghiên cứu mang tính chất điều tra, phát hiện, thu thập và bước đầu phân
lập, nuôi cấy chúng trong điều kiện Việt Nam.

phát hiện nhiều loài thuộc chi

Cordyceps trong họ Clavicipitaceae tồn tại tự nhiên

Việt Nam. Ngoài loài

Cordyceps martialis Speg., cịn có lồi Cordyceps sobolifera, Cordyceps nutans,
Cordyceps Gunnii… Nấm Cordyceps martialis có phân bố
như: Lai Châu, Lào Cai, Yên
Sơn, Quảng Ninh,

ái, Tuyên Quang,

các tỉnh của Việt Nam

c Cạn, Thái Nguyên, Lạng

c Giang, Hà Nội, Ninh ình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,

à Nẵng, Quảng Nam, Lâm

ồng, Khánh Hịa, Ninh Thuận,


ình Thuận, Tây

Ninh (Trịnh Tam Kiệt 1996; Phạm Quang Thu, 2009). Lồi nấm Cordyceps
martialis phân bố

r ng tự nhiên có độ cao t 1.900 m đến 2.100 m so với mực

nước biển. K chủ của loài này là nhộng thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera, nấm dài 2
– 6,5 cm, hình chuỳ, phần thân và cuống nhỏ, phần đầu (phần sinh sản) phình to có
chiều rộng đến 0,6 cm. Màu s c của phần cuống nấm và phần sinh sản khác nhau,
phần cuống nấm nhẵn có màu da cam nhạt, phần sinh sản có màu da cam đậm và
nhiều mụn nhỏ. Thể quả dạng chai được c m rất lỏng lẻo hoặc c m sâu một phần
vào mô của nấm

phần sinh sản. Túi bào tử có kích thước 300 – 510 µm x 3,5 –

5 m, phần mũ g n trên túi thể quả có kích thước 3,5 – 5 m (Phạm Quang Thu,
2009). Một số khu vực khác cũng đang được triển khai tìm kiếm và nghiên cứu
nấm Cordyceps, thường thì Cordyceps

Việt Nam phân bố

những khu r ng

nhiệt đới có độ cao t 800 m đến 2000 m. Phạm Thị Thuỳ (2010) đ xác định được
3 loài nấm là : Cordyceps nutans

Cúc Phương, Ninh

14


ình và Tam

ảo, Vĩnh


Phúc; C. militaris

Vũ Quang, Hà Tĩnh; Cordycep sp1

Sơn

ộng,

c Giang.

Tác giả cũng đ xác định được một số giá trị dược liệu của nấm C. militaris gồm
chất Cordycepin, HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine-Analogs), một số vitamin và
một số nguyên tố vi lượng. Năm 2015, Trung tâm Công Nghệ Sinh học – Viện Di
truyền Nông nghiệp công bố bước đầu nghiên cứu công nghệ nuôi trồng Nhộng
tr ng thảo (C. militaris L.ex Fr.)

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho biết loại gạo

Lứt có thể sử dụng làm cơ chất nền ph hợp trong môi trường nuôi trồng nhộng
tr ng thảo với năng suất sinh học cao nhất và qua nhiều thế hệ C. militaris có hiện
tượng thối hóa, đặc biệt
xuất nấm C. militaris

đời F8 (Lê Văn Vẻ và cộng sự. 2015).


ối với việc sản

trong điều kiện nhân tạo, việc kiểm soát chặt ch các yếu tố

điều kiện môi trường nuôi trồng nấm như giống, nhiệt độ, ẩm đô, ánh sáng và dinh
dưỡng là hết sức cần thiết để duy trì sản lượng và chất lượng nấm C. militaris
(Nguyễn Thị Liên Thương và cộng sự, 2016).
Các nghiên cứu về ứng dụng C. militaris nuôi cấy tại Việt Nam trong việc hỗ
trợ điều trị bệnh và cải thiện chức năng. Năm 2018, Trần Ngọc Qu và Trần
Xuân

ăng

ại ( ại Học Hiroshima, Japan) công bố dịch chiết của nấm C. militaris có

tính kháng khuẩn mạnh với Escherichia coli và Proteus mirabilis. Trong nghiên
cứu này, tác giả chỉ ra r ng C. militaris có tác dụng ức chế mạnh đối với xanthine
oxyase là yếu tố gây tăng axit uric máu, m ra tiềm năng trong việc điều trị các
bệnh liên quan tới tăng axit uric máu, stress oxy hóa và nhiễm khuẩn. Trung tâm
nghiên cứu và ứng dụng Sinh học TP. HCM đ nghiên cứu cho thấy C. militaris có
khả năng chuyển hóa Selen vơ cơ thành dạng hữu cơ dưới dạng Selenopolysaccharide và seleno-protein trong quá trình phát triển của nấm, qua đó giúp
tăng hoạt tính sinh học, kháng oxy hóa, kích thích hệ miễn dịch và kháng ung thư
(Nguyễn tài Hồng, Nguyễn Thị Trà My và cơng sự. 2018).
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ophiocordyceps sinensis là một loại thảo dược tự nhiên qu hiếm được sử dụng
ph biến

Châu


và n i tiếng trên thế giới về thực phẩm chức năng và thuốc với

15


tên gọi

ông tr ng hạ thảo. C. militaris được sử dụng thay thế cho O. sinensis, là

một loài phân bố rộng r i, có thể được trồng trên nhiều mơi trường khác nhau.
Trong nghiên cứu của Lei Huang và cộng sự, (2009) đ chỉ ra hàm lượng của các
thành phần hoạt tính sinh học chính cordycepin và adenosine trong quả thể của C.
militaris cao hơn so với C. sinensis tự nhiên, trong khi sợi nấm lên men C.
militaris tương tự với O. sinensis tự nhiên.
Ngũ cốc và một số chất hữu cơ khác được chứng minh là cơ chất tốt trong nuôi
cấy nấm C. militaris hơn là nuôi cấy trên con tr ng (Shrestha 2012). Trong đó, gạo
được sử dụng như một thành phần chính cho sự sinh trư ng quả thể của nhộng
tr ng thảo (Zhang 2003; Wen và cộng sự, 2008). ên cạnh đó, một số cơ chất hữu
cơ khác có thể được sử dụng để ni trồng nhộng tr ng thảo bao gồm: bột đậu, hạt
ngô, lõi ngơ, vỏ hạt bơng, kê, lúa miến, lúa mì, ngũ gốc, hoa hướng dương (Li et
a., 2004; Zhao và cộng sự, 2006). Trong đó năng suất quả thể lớn nhất thu được là
khi sử dụng gạo lứt (Wen và cộng sự, 2008). Trong nghiên cứu của Zhao và cộng
sự, (2006), gạo trộn với nhộng t m được chứng minh là cơ chất tốt hơn các cơ chất
khác và cho đến nay thường được sử dụng làm môi trường nuôi trồng. Mơi trường
chứa Agar khơng ph hợp cho sự hình thành quả thể (Yahagi và cộng sự, 2004).
Hàm lượng nitơ trong môi trường nuôi trồng nhộng tr ng thảo tương đối thấp. Nếu
hàm lượng nitơ quá nhiều trong môi trường s làm chậm q trình biệt hóa để hình
thành quả thể (Gao và cộng sự, 2000).
Ánh sáng là một trong những yếu tố môi trường quan trọng ảnh hư ng đến chất
lượng thảo mộc bao gồm hàm lượng chất phytonutrient, ngoài tác động đến sự

tăng trư ng và phát triển.

ối với hầu hết các loài thảo mộc, ánh sáng đỏ b sung

ánh sáng xanh làm tăng đáng kể năng suất cây trồng, tăng cường nồng độ tinh dầu
và hợp chất phenolic trong các loại thảo mộc khác nhau và cải thiện khả năng
chống oxy hóa của các loại thảo mộc so với ánh sáng tr ng hoặc ánh sáng mặt trời,
tuy nhiên những tác dụng cải thiện này khác nhau giữa các loài, hợp chất, và
phương pháp sử dụng ánh sáng (Haijie Dou và cộng sự, 2017). Trong nuôi trồng

16


C. militaris, ánh sáng là một yếu tố môi trường cần thiết cho sự hình thành và phát
triển quả thể của nấm, đây là tác nhân cần thiết cho s c tố nấm và có thể thúc đẩy
sản xuất bào tử nấm, được điều chỉnh b i gen cảm thụ ánh sáng màu xanh lam của
nó (Tao Yang và cộng sự, 2014). Sự kết hợp ánh sáng đỏ và xanh lam (1/3 ánh
sáng xanh

450−460nm + 2/3 ánh sáng đỏ

620−630nm,

400 lx và 12 giờ pha

sáng trong 60 ngày) làm tăng trọng lượng khô và hiệu quả sinh học của nấm C.
militaris so với với ánh sáng xanh đơn s c, ánh sáng đỏ đơn s c và ánh sáng tr ng
(Dong, J.Z và cộng sự, 2013).
Theo Naru Kang và cộng sự, (2017), hàm lượng hoạt chất cordycepin t các
chủng C. militaris được lai tạo thường cao hơn t các chủng đơn dịng bố mẹ. Có

thể việc giao phối của hai bào tử đơn gây ra kết hợp nhân và giảm phân kích thích
tái t hợp gen liên quan đến t ng hợp cordycepin. Do đó, hàm lượng cordycepin
trong chủng giao phối không liên quan trực tiếp với với hàm lượng cordycepin
trong dịng bố mẹ. Giá trị cơng nghiệp mới các chủng C. militaris tăng lên c ng
với sự gia tăng của cordycepin. Kết quả nghiên cứu chỉ ra r ng lai tạo các lồi đơn
dịng với nhau s có thể tạo ra một chủng mới với sản xuất cordycepin cao hơn các
chủng đ biết trước đó.
Theo Yuanhong Liao et al (2015) Cordycepin, một chất tương tự adenosine có
nguồn gốc t C. militaris có tác dụng chống khối u theo nhiều cách. Trong nghiên
cứu này tác giả đ chỉ ra r ng Cordycepin ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
NB-4 và U937 b ng cách gây ra apoptosis và gây t n thương DNA dẫn đến ức chế
tăng trư ng của tế bào NB-4 và U937. Hwan Hee Lee et al (2015), đ chỉ ra r ng
dịch chiết ethanol của nấm C. militaris ( CME) có tác dụng ức chế mạnh lên dòng
tế bào ung thư đại trực tràng RKO của con người thông qua việc b t giữ chu kỳ tế
bào

pha G2/M (chưa được xử l ; 20,5%, CME 100 g / ml; 61,67%, CME 300 g /

ml; 66,33%) và tăng apoptosis sớm (không được điều trị; 1,01%, CME 100 g / ml;
8,48%, CME 300 g / ml; 18,07%). Ngoài ra dịch chiết của nấm C. militaris làm
giảm khả năng sống của tế bào ung thư vú, ung thư gan, ức chế sự tăng sinh và khả

17


năng di chuyển của chúng, gây ra sự giải phóng quá mức Lactate dehydrogenase,
rối loạn chức năng ty thể và tăng tỷ lệ apoptotic trong các tế bào MCF-7 và HepG2
(Jingjing Song và cộng sự, 2016).
Trên đây là một số kết quả bước đầu về việc nghiên cứu nấm C. militaris


Việt

Nam và trên thế giới. Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc tiếp tục nghiên cứu và
đi sâu hơn vào tối ưu các yếu tố nuôi trồng để tăng cường năng xuất và tăng cường
hoạt tính sinh học của sản phẩm làm nguyên liệu cho ngành sản xuất dược phẩm
và thực phẩm chức năng là hoàn toàn cần thiết, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe
và điều trị của con người.
1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu của nấm nhộng trùng thảo
Các phân tích dịch chiết nấm C. militaris cho thấy trong thành phần của nấm có
nhiều acid amin khác nhau, D-mannitol, các acid béo và nhiều nguyên tố khoáng
(Se, Zn, Cu...) và đặc biệt là các thành phần có hoạt tính sinh học qu thuộc nhóm
nucleoside như adenosin, Cordycepin

(Hyun Hur, 2008).

Nucleosides là một trong những thành phần chính của nấm Cordyceps. Cho đến
nay, hơn 10 nucleoside và các thành phần liên quan của chúng, bao gồm adenine,
adenosine, cytidine, cytosine, guanine, guanoxin, uracil, uridin, hypoxanthine,
inosine, thymine, thymidine, 2'-deoxyuridine, 2'-deoxyadenosine, cordycepin, N 6metyladenosin, và 6-hydroxyethyl-adenosine, đ được phân lập và / hoặc được nhận
dạng trong Cordyceps ( Feng, Yang, và Li, 2008 ).
Adenosine được xác định là có các thụ thể phân bố trong n o, ph i, tim, gan và
thận, và liên quan đến các sự kiện trung gian của hệ thống thần kinh trung ương như
giấc ngủ, phản ứng miễn dịch, hô hấp chức năng tim mạch, và hoạt động của gan và
thận ( Li và Yang 2008a ). ặc biệt là các hiệu ứng dược l của Cordyceps khớp với
sự phân bố và vai trò sinh l của thụ thể adenosine, bao gồm chống ung thư, chống
trầm cảm, chống huyết khối, chống loạn nhịp và chống cao huyết áp; hoạt động

18



miễn dịch; và các tác dụng bảo vệ trên thận, gan và ph i ( Li và Yang 2008a ).
Nồng độ adenosine 2.45 ± 0.03 mg / g trong thân quả C. militaris cao hơn so với
1.643 ± 0.03 mg / g trong tự nhiên C. sinensis , trong khi hàm lượng của sợi nấm
lên men dịch thể 1.592 ± 0.03 mg /g của C. militaris là tương đương so với của O.
sinensis trong tự nhiên (Huang L và cộng sự 2009).
Cordycepin có khả năng chống ung thư, khả năng miễn dịch và chống oxy hoá.
Các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I / II đang tiến hành điều tra Cordycepin trong
điều trị bệnh bạch cầu lymphocytic TdT (Terminal deoxynucleotidyl transferase)
dương tính. Một nghiên cứu đ chứng minh r ng Cordycepin cho thấy tác dụng gây
độc tế bào đối với tế bào khối u. Sự phát triển của các tế bào ung thư 16 đ được
ức chế b i 60 μm cordycepin 70,1% trong 72 giờ, và tác dụng này được gây ra b i
kích thích các thụ thể adenosine A 3 theo sau là đường dẫn tín hiệu kích hoạt GSK3β và ức chế cyclin D1 ( Yoshikawa và cộng sự, 2008). Hàm lượng của cordycepin
trong quả thể của nấm C. militaris cao hơn so với nấm O. sinensis trong tự nhiên,
và nồng độ cordycepin trong sợi nấm dịch lên men C. militaris là tương tự như
trong nấm O. sinensis trong tự nhiên (Huang L và cộng sự 2009).
Ergosterol là sterol duy nhất được phát hiện có trong nấm C. militaris và là một
tiền chất quan trọng của vitamin D2, nó có giá trị chữa bệnh quan trọng, đóng vai
trị lớn trong việc hình thành xương (Peterson RRM, 2008).
Các axit béo tự do (FFAs - free fatty acids ), như là axit lauric, acid myristic,
axit pentadecanoic, axit palmitoleic, axit palmitic, axit linoleic, axit oleic, axit
stearic, axit docosanoic và acid lignoceric đ được tìm thấy trong tự nhiên C.
sinensis, C. liangshanensis , và C. gunnii , cũng như trong nuôi cấy C. sinensis và
C. militaris. Trong số các FFAs, axit palmitic, axit linoleic, axit oleic, và stearic
acid là những thành phần chính trong Cordyceps tự nhiên và ni cấy. Các FFAs
không chỉ là những hợp chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn là những chất điều hòa
nhiều chức năng của tế bào thông qua thụ thể của chúng. Các thụ thể FFA là thụ thể
kết hợp protein G, bao gồm receptor G-protein (GPR) 40, GPR41, GPR43,

19



GPR120, và GPR84 (Hirasawa và cộng sự, 2008; Swaminath 2008 ). Pentadecanoic
acid (C15) và axit palmitic (C16) là những FFAs mạnh nhất trên GPR40, và có thể
kích hoạt thụ thể GPR40 và kích thích sự phóng thích canxi. iều này, lần lượt, gây
ra sự giải phóng insulin t các tế bào β của tuyến tụy, do đó gây ra một hiệu ứng hạ
đường huyết. Cả hai FFAs tồn tại trong cả Cordyceps hoang d và nuôi cấy, axit
Palmitic là một thành phần chính, và axit Palmitic có thể là một trong những thành
phần hạ đường huyết hoạt động trong Cordyceps. Mặt khác, FFAs

Cordyceps

cũng có thể gián tiếp thúc đẩy sự tiết insulin insulin và sau đó ức chế mức đường
huyết trong máu b ng cách kích hoạt GPR120 trong đường ruột ( Hirasawa và cộng
sự, 2008 ). Các thụ thể GPR41, GPR43, và GPR84 được biểu hiện trên các tế bào
miễn dịch. Kích hoạt các thụ thể này b i FFAs gây ra hiệu ứng miễn dịch (
Swaminath 2008 ) và Cordyceps chứa FFAs và có hoạt động liên quan đáng kể, chỉ
ra r ng FFAs trong Cordyceps góp phần vào cơ chế điều hịa miễn dịch của nó.
Polysaccharide trong nấm C. militaris chiếm t 3-8% t ng trọng lượng khơ.
Ngồi ra trong nấm cịn chứa một lượng lớn D-mannitol.

ây là một trong những

hợp chất chính trong Cordyceps tự nhiên và ni cấy, đóng góp trên 3,4% (Li và
Yang 2008a) trong t ng trọng lượng khô. Do hoạt động thẩm thấu của nó, Dmannitol t lâu đ được sử dụng để điều trị ph n o và tăng huyết áp nội sọ trong
chấn thương n o chấn thương, xuất huyết dưới da và đột quỵ cũng như cấp tính suy
thận. Việc hít mannitol, dạng bột là một tác nhân trị liệu hữu ích cho bệnh nhân bị
xơ nang và chứng co th t phế quản; bột hít làm tăng độ thanh thải niêm mạc b ng
cách tái tạo khí. Do đó, các hiệu ứng dược l của D-mannitol có thể là một trong
những l do quan trọng của chứng Cordyceps được sử dụng để điều trị một số bệnh
đường hô hấp như hen xuyễn, viêm phế quản m n tính, rối loạn chức năng thận và

suy thận, và cao huyết áp (Bao-qin và cộng sự 2011). Tác giả Hur (2008) trong
nghiên cứu đ công bố một số kết quả về thành phần hóa học của nấm C. militaris
như trong ảng 2.
Bảng 2: Thành phần dinh dƣỡng nấm Cordyceps militaris (Hyun Hur, 2008)

20


Thành phần
Amino acid (mg/g)
Aspartic
Serine
Glutamic
Glycine
Histedine
Arginine
Threonine
Alanine
Proline
Tyrosine
Valine
Methionine
Lysine
Isoleucine
Leucine
Phenylalanine
Tổng
Acid béo (%)
Palmitic
Palmitoeic

Stearic
Oleic
Linoleic
Linolenic

Hàm lƣợng
Quả thể
Hệ sợi
4,75
3,13
8,79
1,84
1,84
5,29
5,99
5,18
6,68
3,39
3,36
0,18
15,06
1,16
1,43
1,15
69,32

0,36
0,39
1,40
0,52

0,46
0,65
0,86
0,98
2,99
1,27
0,65
0,07
2,20
0,35
0,46
0,42
14,03

24,5
2,3
5,8
6,0
61,3
-

21,5
2,1
5,0
17,7
33,0
20.6

1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA NẤM C. MILITARIS

1.4.1. Chất lƣợng nguồn giống và sự thối hóa giống C. militaris
Quả thể nấm được sinh ra cần phải có các điều kiện cần và đủ, đó là giống
nấm và cơ chất có nguồn carbon. Trong đó, giống nấm là yếu tố quyết định đến sản
lượng và chất lượng của nấm làm ra. Một giống khỏe mạnh s sinh trư ng hệ sợi
thuận lợi trên các nguồn cơ chất khác nhau và có khả năng hình thành quả thể tốt.
Mỗi giống lại có một khoảng thời gian sử dụng nhất định, vượt qua ngưỡng thời

21


gian này sức sinh trư ng của nấm s giảm, giống bị suy thoái. Một số dấu hiệu của
giống thoái hóa bao gồm: giảm tỷ lệ sinh trư ng, mật độ hệ sợi thấp, năng suất thấp
hoặc hình thái quả thể bị biến dạng. Các chủng thối hóa có hoạt tính
dehydrogenase giảm, quả thể nấm thay đ i s c tố.

ản chất của thối hóa giống

các chủng nấm Cordyceps nói riêng và các loại nấm khác nói chung là do đột biến
DNA (Li, Wu et al. 2003). Càng nuôi trồng qua nhiều thế hệ thì tần số đột biến
DNA càng lớn dẫn đến các tình trạng thối hóa càng cao. Một trong những ngun
nhân dẫn đến tình trạng thối hóa giống là do phương pháp phân lập. Hiện nay có 3
phương pháp phân lập được sử dụng rộng r i là: phân lập mô tế vào, phân lập đơn
bào tử và phân lập bào tử phức. Giống được tạo ra b ng phương pháp phân lập mô
tế bào hoặc bào tử phức có thời gian thối hóa nhanh hơn, có thể sau 1, 2 lần cấy
chuyển (Shrestha, Park et al. 2004).

ể hạn chế q trình thối hóa giống, người ta

sử dụng các chủng phân lập t đơn bào tử. Ngoài ra, vật liệu ni trồng giống cũng
có ảnh hư ng tới sự sinh trư ng và phát triển của nấm trên cơ chất. Có 2 loại giống

được sử dụng trong nuôi trồng Cordyceps militaris là giống dạng r n và giống dịch
thể. Cho đến nay, việc sử dụng giống dạng dịch thể là công cụ mang lại hiệu quả
cao nhất (Shrestha, Park et al. 2004). Giống nấm trên cơ chất r n có xu hướng
chuyển sang màu vàng và có tốc độ lan hệ sợi chậm hơn, thời gian cảm ứng hình
thành quả thể cũng lâu hơn.
1.4.2. Mơi trƣờng dinh dƣỡng
Nguồn dinh dưỡng carbon
Nấm nhộng tr ng thảo C. militaris cần một lượng lớn carbon trong quá trình
sinh trư ng phát triển. Nguồn carbon cung cấp vật chất cho quá trình sinh trư ng,
t ng hợp hợp chuyển hóa năng lượng cho các hoạt động của tế bào. Hàm lượng
carbon chiếm khoảng 50% trọng lượng khô quả thể nấm. Nguồn carbon thích hợp
cho nấm phát triển gồm các monosacharide và polysacharide

Nấm có sự khác

biệt rất lớn trong việc sử dụng các nguồn carbon khác nhau. Các nghiên cứu đ
công bố cho thấy những nguồn carbon có thể sử dụng để nuôi trồng nấm C.

22


militaris là các loại đường, tinh bột

trong đó thích hợp nhất là những loại có cấu

trúc phân tử nhỏ (Shrestha và cộng sự, 2012). Theo Li và cộng sự (2004), ngũ cốc
và một số chất hữu cơ khác: bột đậu, hạt ngô, lõi ngô, vỏ hạt bông, kê, lúa miến, lúa
mì, ngũ gốc, hoa hướng dương được chứng minh là cơ chất tốt để thay thế côn tr ng
(Li và cộng sự, 2004; Zhao và cộng sự., 2006). Năm 2014, Ting-chi Wen cho thấy
sự hình thành quả thể của nấm C. militaris trên cơ chất gạo lứt cho năng suất cao

hơn đáng kê so với các loại giá thể khác (Ting, 2014). Kể t đó, gạo được sử dụng
như một thành phần chủ yếu cho sự sinh trư ng quả thể của C. militaris (Li, 2002;
Zhang 2003; Li et al., 2006).
Nguồn dinh dưỡng nitơ
Nitơ là nguyên tố b t buộc để t ng hợp acid nucleic và protein cấu trúc
nên tế bào. Dinh dưỡng nitơ có thể được lấy t

nguồn nitơ hữu cơ tự nhiên,

nguồn nitơ t ng hợp, nguồn nitơ vô cơ là các muối nitrat hay muối amoni.
Theo Gao và cộng sự (2000) cho biết nấm C. militaris yêu cầu hàm lượng nitơ
tương đối thấp. Nếu hàm lượng nitơ q nhiều trong mơi trường s làm chậm q
trình biệt hóa để hình thành quả thể. Trong nghiên cứu của Ting-chi Wen và đồng
nghiệp (2014) khi so sánh các nguồn nitơ bao gồm: cám lúa mì, bột đậu nành, cao
thịt bò, pepton, cao nấm men, nhộng t m và NH4NO3.

cho thấy nuôi Cordyceps

militaris CGMCC2459 với nguồn nitơ là bột đậu nành cho hàm lượng cordycepin là
cao nhất. Tuy nhiên khi xem x t việc sản xuất sản lượng quả thể và hàm lượng
cordycepin thì pepton lại là một nguồn nitơ ph hợp hơn.
Nguồn dinh dưỡng khoáng
Một số muối khoáng như K+, Mg2+ và Ca2+

nồng độ 0,1 g/l có thể

làm tăng năng suất quả thể, tham gia vào tăng trư ng và phát triển của nấm. Một vài
nguyên tố có thể làm tăng hoạt chất sinh học của C. militaris (Dong và cộng sự,
2012). Do đó, các thành phần muối trong môi trường cơ bản (phân giải dinh
dưỡng) đ được đưa vào nghiên cứu này. Trong số các muối khoáng gồm: K2HPO4,


23


KH2PO4, Ca(NO3)2, CaCl2, KCl, MgSO4.7H2O, FeSO4. Thì K2HPO4 và
MgSO4.7H2O mang lại khả năng sản xuất quả thể và cordycepin hiệu quả nhất
(Ting-chi Wen và đồng nghiệp 2014).
Các loại vitamin
Vitamin có vai trị trong chu kỳ phát dục của

ơng tr ng hạ thảo

C. militaris. Tuy nhiên nấm C. militaris khơng có khả năng t ng hợp vitamin
cần thiết, vì vậy trong nuôi trồng người ta thường b sung thêm một hàm lượng
vitamin nhất định
Ảnh hƣởng của pH
ộ pH của môi trường lên men là một điều rất quan trọng nhưng thường bị bỏ
quên. Trong nghiên cứu của Ting-chi Wen và đồng nghiệp (2014), sự tăng trư ng
tối đa của quả thể nấm và sản xuất cordycepin tối đạt mức tốt nhất trong điều kiện
pH 5,5 - 6,0.
1.4.3. Các điều kiện ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ và sốc trong quá trình nuôi cấy
Trong nuôi trồng C. militaris, ánh sáng là một yếu tố mơi trường cần thiết cho
sự hình thành và phát triển quả thể của nấm, đây là tác nhân cần thiết cho s c tố
nấm và có thể thúc đẩy sản xuất bào tử nấm, được điều chỉnh b i gen cảm thụ ánh
sáng màu xanh lam của nó (Tao Yang và cộng sự, 2014). Theo Zhang Jiaojiao và
cộng sự (2018), nhiệt độ tăng trư ng tối ưu của C. militaris là 20°C. Người ta nhận
thấy r ng nhiệt độ 25°C trong 5 – 20 ngày trong giai đoạn tăng trư ng muộn đ thúc
đẩy đáng kể việc sản xuất cordycepin và carotene mà không ảnh hư ng đến hiệu
quả sinh học. Sốc ánh sáng


mức 6000 lx trong 5 - 20 ngày trong giai đoạn tăng

trư ng cuối đ thúc đẩy đáng kể việc sản xuất cordycepin nhưng làm giảm hàm
lượng carotene. Cả hai ứng suất nhiệt và ánh sáng đều thúc đẩy sản xuất N6- (2hydroxyethyl) -adenosine. Ngoài ra, phân tích biểu hiện gen cho thấy có sự gia tăng
đồng thời biểu hiện gen m

hóa một phosphohydrolase phụ thuộc kim loại

24


(CCM_04437) và ATP phosphoribosyltransferase (CCM_04438) có liên quan và
ph hợp đến quá trình sinh t ng hợp cordycepin khi sốc nhiệt trong 5 - 20 ngày.
1.4.4. Tạp nhiễm trong quá trình ni cấy
Trong ni trồng quả thể nấm C. militaris rất dễ bị nhiễm vi sinh vật t bên
ngoài vào qua nhiều con đường, gây ảnh hư ng lớn đến tỷ lệ thành cơng và hiệu
xuất hình thành các quả thể nấm, cũng như nó có thể gây biến dạng 1 số quả thể bị
nhiễm bệnh. Các con đường làm nhiễm tạp nấm dại có thể thơng qua việc hấp khử
tr ng không đạt yêu cầu, do tâm của môi trường r n nuôi quả thể nấm C. militaris
không đạt đủ nhiệt độ và thời gian hấp b i lượng hấp nhiều. Nấm tạp nhiễm có thể
xâm nhiễm vào trong các quá trình thao tác tiếp giống hoặc trực tiếp trong q trình
ni trồng quả thể nấm. Tuy nhiên nếu nấm bị nhiễm ngay t trước khi hình thành
quả thể thường s làm hộp ni cấy nấm đó bị hỏng, quả thể lên ít, biến dạng hoặc
thậm chí gây hỏng ngay t khi hình thành hệ sợi.

ối với những hộp nấm bị hỏng

như vậy s được loại bỏ để tránh lây nhiễm sang các hộp khác. Trong nghiên cứu
của Jing-Zu Sun và đồng nghiệp 2016, đ phân lập trên các quả thể nấm C. militaris
bị nhiễm nấm dạng bông tr ng và qua định danh b ng hình thái c ng sinh học phân

tử, đ

xác định nấm nhiễm tạp thuộc chi Calcarisporium. Chúng gây ra t n thất

đáng kể cả về chất lượng lẫn năng suất. Các phân tích phát sinh lồi cho thấy chúng
thuộc chi Calcarisporium và có liên quan đến các lồi C. arbuscula với độ tương tự
trình tự 91% ITS. Qua đó nhóm tác giả đ giới thiệu tên mới cho các chủng phân
lập được này là Calcarisporium cordycipiticola sp. Việc tạp nhiễm C.
cordycipiticola có thể là một vấn đề mới và ph biến trong việc trồng C. militaris
trên giá thể nhộng t m, gạo lứt

, khi nó phát triển trên quả thể, gây ảnh hư ng đến

chất lượng và năng suất.
Khuyến cáo đưa ra là trong mọi trường hợp, kỷ luật vệ sinh nghiêm ngặt là b t
buộc trong sản xuất C. militaris để ngăn chặn sự lây lan của loài nấm mới này, cũng
như các môi nguy nhiễm tạp khác.

25


×