Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch sử 11 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trãi (Lần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.46 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
TỔ VĂN – SỬ – ĐỊA

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm: 4 trang
Họ và tên:.............................................................. Lớp: 11B...
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau
Câu 1. Viên quan chỉ huy đội quân đánh thắng Pháp cả hai lần ở Cầu Giấy là
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Tá Viêm.
D. Lưu Vĩnh Phúc.
Câu 2. Chiến thắng nào làm nức lịng qn và dân Nam Kì trong năm 1862?
A. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Đồng Nai.
B. đánh đắm tàu chiến Pri-mô-ghê trên sông Đồng Nai.
C. phục kích và giết chết tên Đại úy Bác-bê tại Gia Định.
D. đốt cháy tàu chiến Ét-pê-răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
Câu 3. Trận Trân Châu cảng (7 – 11 – 1941) tác động như thế nào đối với Mĩ?
A. Ru-dơ-ven phải từ chức tổng thống Mĩ.
B. Mĩ từ bỏ quyền lợi của mình ở châu Á – Thái Bình Dương.
C. Mĩ phải kết thúc “chính sách biệt lập” và tham gia chiến tranh thế giới thứ hai
.
D. lực lượng quân sự của Mĩ tại châu Á – Thái Bình Dương khơng thể nào hồi phục được.
Câu 4. Lực lượng đóng vai trị chủ chốt trong phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc?
A. Học sinh, sinh viên
B. Nông dân
C. Công nhân
D. Học sinh
Câu 5. Nét đặc trưng của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918 -1929 là
A. hình thức đấu tranh phong phú quyết liệt.


B. tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
C. Đảng Cộng sản Ấn Độ lãnh đạo giai cấp cơng nhân bước lên vũ đài chính trị.
D. giai cấp tư sản Ấn Độ thông qua Đảng Quốc đại nắm độc quyền lãnh đạo phong trào.
Câu 6. Sự kiện nào chứng tỏ đỉnh cao của chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp với Đức?
A. Hiệp ước Véc-xai.
B. Hiệp ước Muy-ních.
C. Hiệp ước Oa-sinh-tơn.
D. Hiệp ước Béc-lin.
Câu 7. Mục tiêu lớn nhất của cách mạng ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. độc lập dân tộc.
B. cải cách dân chủ.
C. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D. bình qn địa quyền.
Câu 8. Kế hoạch chớp nhống bị thất bại, Đức tấn cơng thành phố nào ở Liên Xô?
A. Xta-lin-grát.
B. Lê-nin-grát.
C. Ki- ép.
D. Min-xcơ.
Câu 9. Liên Xơ thực hiện chủ trương gì trước hành động xâm lược của liên minh phát xít?
A. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
B. liên kết với Mĩ tấn cơng và tiêu diệt nước Đức.
C. kí với Đức, I-ta-li-a hiệp ước khơng xâm phạm lẫn nhau.
D. đồn kết với các nước tư bản dân chủ để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 10. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào?
A. Đất nước bị chia cắt.
B. Chế độ phong kiến đang ở giai đoạn thịnh trị.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu.
D. Triều đình Huế đang tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.
Câu 11. Vì sao thực dân Pháp thất bại trong kế hoạch xâm lược Đà Nẵng (1858)?
A. quân Pháp khơng phát huy được ưu thế về vũ khí.



B. quân Pháp không nhận được quân tăng viện kịp thời.
C. Pháp vấp phải phong trào kháng chiến mạnh mẽ của quân và dân ta.
D. triều đình Huế tổ chức phản công mạnh mẽ liên tục ở mặt trận Đà Nẵng.
Câu 12. Những điều nào sau đây không thuộc nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)?
A. Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đơng Nam Kì và đảo Cơn Lơn.
B. triều đình Huế bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí 280 vạn lạng bạc.
C. Triều đình Huế chính thức thừa nhận chủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kì.
D. Việt Nam mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
Câu 13. Thực dân Pháp dựa vào cớ gì để xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?
A. Quân dân Hà Nội giết chết Đuy-puy.
B. Nhà Nguyễn cầu viện Nhật đánh Pháp.
C. Triều Nguyễn khơng bồi thường chiến phí.
D. Giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội.
Câu 14. Phong trào đấu tranh nào ở Lào kéo dài từ 1901-1937?
A. Khởi nghĩa của A-cha-xoa và Ong-kẹo.
B. Khởi nghĩa của Ong-kẹo và Pha-ca-đuốc.
C. Khởi nghĩa của Ong-kẹo và Com-ma-đam.
D. Khởi nghĩa của Com-ma-đam và A-cha-xoa.
Câu 15. Phát xít I – ta – li – a có những hoạt động quân sự nào trước Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
A. Xâm lược Pháp, giúp đỡ phát xít Tây Ban Nha cầm quyền.
B. Xâm lược Ê-ti-ô-pi-a, cùng Đức can thiệp vào Tây Ban Nha.
C. Xâm lược Xô-ma-li, cùng Đức can thiệp vào Tây Ban Nha.
D. Xâm lược Hi Lạp, giúp đỡ phát xít Tây Ban Nha cầm quyền.
Câu 16. Ý nghĩa của Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873) của nhân dân Hà Nội là
A. đập tan hồn tồn ý chí xâm lược miền Bắc của Pháp.
B. buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc và kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874
.
C. làm cho tinh thần quân Pháp hoang mang, run sợ, nhân dân miền Nam phấn khởi.

D. giúp triều đình Huế thay đổi thái độ và chiến lược đối phó với thực dân Pháp tích cực hơn.
Câu 17. Nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp bản Hiệp ước đầu tiên nào?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (06/1862).
B. Hiệp ước Bính Tuất (06/1862).
C. Hiệp ước Giáp Tuất (06/1861).
D. Hiệp ước Canh Tuất (06/1863).
Câu 18. Tại mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sử dụng chiến thuật gì chống liên quân Pháp và Tây
Ban Nha?
A. Tập trung lực lượng chủ động tấn công quân Pháp.
B. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế.
C. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp.
D. Đắp lũy phòng thủ, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
Câu 19. Xu hướng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á từ những năm 20 của thế kỉ
XX?
A. xu hướng tư sản.
B. xu hướng vô sản.
C. xu hướng cải cách.
D. xu hướng bạo động.
Câu 20. Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874 đem lại hậu quả gì?
A. Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
B. Làm mất một phần chủ quyền độc lập của nước ta.
C. Phe chủ chiến trong triều đình bị phe chủ hòa lấn lướt.
D. Làm giảm sút nghiêm trọng tinh thần kháng chiến của nhân dân.
Câu 21. Phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Lào trong giai đoạn 1918-1922 là
A. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
B. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. Khởi nghĩa của Xu-li-văn.
D. Khởi nghĩa của Chậu-pa-chay.
Câu 22. Nguyên nhân nào khiến cho Liên Xơ kí với Đức Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau?



A. không muốn bị lôi kéo vào chiến tranh đế quốc.
B. muốn gây chia rẽ giữa các nước tư bản dân chủ với phát xít Đức.
C. muốn tranh thủ thời gian hịa bình để chuẩn bị lực lượng đối phó với phát xít Đức sau này.
D. khơng muốn rơi vào tình trạng cùng một lúc phải đối phó với hai thế lực đế quốc và phát xít.
Câu 23. Ý đồ của Tây Ban Nha khi cùng tham gia với Pháp trong cuộc tấn cơng xâm lược Việt Nam là gì?
A. giúp đỡ cho Pháp.
B. muốn được chia phần ở Việt Nam.
C. gạt ảnh hưởng của thương nhân Hà Lan ra khỏi Việt Nam.
D. trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị giết hại ở Việt Nam.
Câu 24. Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước ta?
A. Nhâm Tuất.
B. Giáp Tuất.
C. Hác – măng.
D. Pa – tơ – nốt.
Câu 25. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian về mặt trận Xô – Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939
– 1945): 1. Hồng quân Liên Xơ bẻ cuộc phản cơng của qn Đức tại vịng cung Cuốc – xơ; 2. Quân đội Đức tấn công
thành phố Xta – lin – grát; 3. Chiến thắng Mát – xơ – cơ – va; 4. Quân Đức tấn công Liên Xô.
A. 1,2,3,4.
B. 4,3,2,1.
C. 3,2,4,1.
D. 4,2,3,1.
Câu 26. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
“Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh, các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau: khối ….. và khối Anh, Pháp,
Mĩ. Hai khối này mâu thuẫn với nhau về ………, nhưng đều coi………….là kẻ thù cần phải tiêu diệt.”
A. Đức, Áo – Hung …………….thị trường…………….. Anh.
B. Đức, Italia, Áo - Hung………….nguyên liệu…………..Nhật Bản.
C. Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kì…………..thuộc địa………………Nga.
D. Đức, Italia, Nhật Bản……………thuộc địa………Liên Xô.
Câu 27. Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?

A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp.
C. Quân triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp.
D. Quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.
Câu 28. Triều đình Huế có kế sách gì khi Pháp tấn cơng Gia Định?
A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.
B. Cầu viện Trung Quốc.
C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.
D. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Cho bảng niên biểu lịch sử Việt Nam (1858 – 1884) dưới đây
Thời gian

Sự kiện lịch sử

1 – 9 - 1858

Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

17 – 2 – 1859

Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

23 – 2 – 1861

Thực dân Pháp tấn cơng đại đồn Chí Hịa.

5 – 6 - 1862

Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất.


20 →24/6/1867

Thực dân Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây Nam kì.

20 – 11 - 1873

Thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất.

21 – 12 - 1873

Chiến thắng Cầu Giấy lần 1

15 – 3 - 1874

Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất.

25 – 4 - 1882

Quân Pháp tấn công và chiến thành Hà Nội lần thứ hai.

25 – 8 - 1883

Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Hiệp ước Hác – măng (Quý Mùi).


6 – 6 - 1884

Triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Pa – tơ – nôt.


Dựa vào bảng niên biểu trả lời câu hỏi sau
Câu 1: Vì sao thực dân Pháp mất gần 30 năm (1858 – 1884) cơ bản hồn thành q trình xâm lược Việt
Nam?
Câu 2: Từ bảng niên biểu trên, em hãy rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược (1858 – 1884).
........................................................................... Hết ...................................................................................



×