Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm, đề xuất phương pháp quy hoạch và quản lý nước thải thành phố vinh tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.8 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
********************************

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM, ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI
THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐINH SỸ KHÁNH VINH

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ SƠN

HÀ NỘI 2007


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

MỞ ĐẦU
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, giáo
dục đào tạo của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, là đầu mối giao lưu kinh
tế văn hoá trong vùng, trong nước và quốc tế. Thành phố Vinh được coi là thành
phố có cơ sở hạ tầng khang trang và môi trường xanh, sạch, đẹp. Trong tương lai,
thành phố sẽ mở rộng và vươn theo các hướng Bắc, Đông Bắc và Đông Nam.
Thành phố Vinh nằm trong trục tam giác du lịch của tỉnh Nghệ An, là một trong
bốn tỉnh trọng điểm du dịch của cả nước được Chính phủ phê duyệt. Vinh có
nhiều cảnh quan hấp dẫn, nhiều di tích lịch sử văn hố có giá trị, là một vùng


đất tiềm năng về du lịch. Núi Quyết nằm bên bờ sông Lam, bên kia là dãy Hồng
Lĩnh với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình (thu hút khách du lịch). Dọc theo sơng
Lam xuống Hưng Hồ có rừng bần ngập mặn với diện tích hơn 68 ha, với hàng
vạn con chim khác loại tạo nên một vườn chim tự nhiên hấp dẫn, nơi đây là một
vùng du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Di tích lịch sử văn hố có Phượng Hồng
Trung Đơ, thành cổ Vinh, đền Hồng Sơn cùng một số di tích lịch sử cách mạng
như cột cờ Bến Thuỷ, làng đỏ Hưng Dũng.
Tuy nhiên do được xây dựng lại từ những năm 70 của thế kỷ 20, hạ tầng đô thị
xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được vấn đề gia tăng dân số và kinh tế
phát triển, vấn đề nước sạch và xử lý nước thải vẫn đang là nỗi bức xúc, lo lắng của
các cấp lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là của người dân sống trong những vùng bị ô nhiễm
nặng do nước thải gây nên. Theo một báo cáo mới đây của UBND thành phố Vinh
về môi trường đơ thị thì bình qn mỗi ngày, lượng nước thải nói chung (sinh hoạt,
cơng nghiệp, bệnh viện...) của thành phố đổ vào mương thốt ước tính trên
10.000m3. Phần lớn lượng nước thải này đều chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt
chuẩn cho phép và đều đổ chung vào hệ thống thốt nước mưa đơ thị.
Cho đến nay chưa có các số liệu tài liệu phân tích, đánh giá và thống kê tổng
hợp về hiện trạng ô nhiễm do nước thải đô thị của thành phố Vinh. Trong khi đó
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 3


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

các công trình, dự án xây dựng nâng cấp chỉnh trang đơ thị, nâng cấp hệ thống
thốt nước cần thiết phải có những số liệu điều tra, phân tích, đánh giá sát thực
về hiện trạng ô nhiễm do nước thải của thành phố Vinh làm căn cứ, cơ sở khoa

học để có những kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển đúng đắn và kịp
thời nhằm ngăn ngừa ô nhiễm và suy thối mơi trường một cách có hiệu quả.
Thành phố Vinh hiện nay có dân số khoảng 230.000 người và dự kiến dân số
đến năm 2030 khoảng 450.000 người, với nhiều cơ sở Công nghiệp, bệnh viện,
trường học, dịch vụ... Thành phố nằm ở cửa sơng Lam, có cốt địa hình khoảng 3
– 6m trên mực nước biển. Đặc biệt trong những ngày mưa lớn thành phố xảy ra
ngập lụt cục bộ do nước mưa khơng thể thốt ra ngồi thành phố vì mực nước
trong các con sơng cao. Cần có giải pháp để giảm sự thiệt hại về kinh tế.
Ngoài ra, nước thải khơng được phân luồng đã thốt chung với nước mưa,
không được tách ra và xử lý đã gây ơ nhiễm trong các mương thốt nước và làm
suy thối chất lượng mơi trường nước mặt, nước ngầm của thành phố, gây ảnh
hưởng đáng quan tâm tới đời sống, sức khoẻ cộng đồng và đe doạ lây lan dịch
bệnh cho nhân dân thành phố.
Vì vậy, để phục vụ cho nhiệm vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố, cũng như việc
quy hoạch phát triển đô thị trong tương lai một cách bền vững, việc điều tra,
đánh giá thực trạng ô nhiễm nước thải đô thị của thành phố Vinh là vấn đề rất
bức xúc. Đồng thời trên cơ sở các thông tin thu thập được, lựa chọn phương án
và xây dựng mơ hình xử lý nước thải tại các khu vực có khối lượng nước thải
lớn, tải lượng ơ nhiễm cao, nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Đề tài “Khảo sát,
đánh giá hiện trạng ô nhiễm, đề xuất phương án quy hoạch và quản lý nước
thải thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An” nhằm đưa ra các giải pháp thoát nước
mưa, nước thải, và xử lý nước thải, phù hợp với quy hoạch phát triển của thành
phố đến năm 2030.

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 4


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Mục tiêu của đề tài.
Trên cơ sở điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng nước thải, đề xuất
giải pháp thu gom và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi
trường cho thành phố Vinh .
Phạm vi nghiên cứu và địa điểm thực hiện.
Điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt ở một số
khu tập trung dân cư điển hình tại thành phố Vinh như: Khu kinh doanh buôn
bán, trường học, khu nhà ở tập thể, khối dân cư nội thành, xóm dân cư ngoại
thành
Nội dung thực hiện.
1. Khảo sát, thu thập số liệu tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; hiện
trạng hệ thống thoát nước thải tại thành phố Vinh.
2. Điều tra, phân tích, đánh giá chất lượng nước thải thành phố Vinh.
3. Nghiên cứu, cải tạo lại hệ thống thoát nước thải và nước mưa
4. Đánh giá tải lượng ô nhiễm, đề xuất công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý
nước thải tập trung cho thành phố Vinh.

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 5


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIªN, KINH TẾ XÃ HỘI

VÀ QUI HOẠCH THÀNH PHỐ VINH ĐẾN NĂM 2030.
I.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, KT-XH thành phố Vinh
I.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý
Thành Phố Vinh nằm ở toạ độ địa lý 18040" Vĩ độ Bắc và 105040" Độ kinh Đơng.
- Phía Đơng, Bắc giáp huyện Nghi Lộc
- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh
- Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên
Vinh là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây. Đường
Quốc Lộ 1A và đường Sắt Bắc Nam chạy qua, là đầu mối giao thông của các
đường Quốc Lộ 46, 48, 7, 8 đến các huyện trong tỉnh, ngoại tỉnh và đi nước bạn
Lào, Thái Lan.
Thành phố Vinh cách cảng Cửa Lò 17 km, là một cảng Quốc tế quan trọng
không chỉ của Nghệ An, Bắc Trung Bộ mà còn cho nước bạn Lào và Đơng Bắc
Thái Lan trong q trình hợp tác giao lưu Quốc tế với các nước trong khu vực và
trên Thế giới.
Sân bay Vinh có các tuyến bay trong nước, đang được nâng cấp để có các tuyến
bay đường dài và Quốc tế.
Thành Phố Vinh có 13 phường, 5 xã, diện tích đất tự nhiên 67,71 km2, được
phân bổ như sau:
Bảng 1.1: Diện tích các phường, xã [1]
Tên phường xã
Diện tích (ha)
Tổng diện tích
6471.28
Nội thành
2853.62
1.-Phường Đội Cung
68.22
2.-Phường Trung Đơ

284.4
3.-Phường Quang Trung
59.17
4.-Phường Trường Thi
223.41
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 6


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
5.-Phường Bến Thuỷ
6.-Phường Hồng Sơn
7.-Phường Lê Mao
8.-Phường Lê Lợi
9.-Phường Hưng Bình
10.-Phường Hà Huy Tập
11.-Phường Hưng Dũng
12.-Phường Đông Vĩnh
13.-Phường Cửa Nam
Ngoại thành
14.-Xã Hưng Đông
15.-Xã Hưng Lộc
16.-Xã Vinh Tân
17.-Xã Hưng Hoà
18.-Xã Nghi Phú

LUẬN VĂN THẠC SỸ
229.40
49.38

102.01
252.51
225.28
209.26
565.52
374.46
210.6
3617.65
720.78
663.98
323.36
1248.97
660.56

- Địa hình, địa mạo
Địa hình Thành phố Vinh được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sơng
Lam và phù sa của biển. Địa hình nằm trên một khu vực bằng phẳng, cao hơn
mực nước biển khoảng +4 m, nhưng khơng đơn điệu bởi có ngọn núi Quyết. Núi
Quyết nằm ở phía đơng Thành phố, ven bờ sơng Lam.
Về phía Nam và Đơng nam, Thành phố được bao bởi hai dịng sơng, đó là sơng
Lam và sơng Rào Đừng. Sông Rào Đừng là con sông nhỏ, bắt nguồn từ chân núi
Đại Huệ, khi qua Vinh thì chảy qua các phường Cửa Nam, Vinh Tân, Hồng
Sơn,và Trung Đô sau đó hợp với sơng Lam để đổ ra biển. Sơng Lam (sơng Cả)
là dịng sơng lớn nhất tỉnh Nghệ An Lưu vực sơng Cả với diện tích lưu vực đạt
27500 km2, trong đó trên đất Lào chiếm 34,8%. Tồn lưu vực có chiều dài sơng
531 km, trong đó phần Việt Nam là 361 km. Bắt nguồn từ vùng núi Pu Nam Pa Pu San – Lào có độ cao (1800-2000)m, sơng chảy theo hướng Tây, khi qua
Thành phố Vinh, dịng sông mở rộng ra, uốn khúc và chảy chậm ra biển.
Bề mặt địa hình dốc thoải xuống phía biển 14 km về phía Đơng và về phía Tây
bề mặt tương đối bằng phẳng với cùng một độ dốc. Giữa Vinh và Cửa Lị có rất
nhiều đụn cát trải dài hướng song song với bờ biển, cao hơn mực nước biển

khoảng +5m,
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 7


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Các ngọn đồi ở phía Tây thành phố Vinh cũng tạo nên một địa hình tương tự,
trải dài hướng về phía đất liền bắt đầu từ một địa điểm cách Vinh 6 km về hướng
tây. Đá tại sườn đồi núi bị phong hố một phần tới tồn bộ, và các vật liệu bị
phong hoá tạo thành một phần của lớp đất đá trên cùng. Lớp đất đã này được che
phủ bởi cỏ dại, cây cối và rừng.
- Đặc điểm khí hậu
Thành phố Vinh có hai mùa rõ rệt, mùa khơ bắt đầu giữa tháng 03 đến tháng 08,
mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 02 năm tới. Lượng mưa hàng tháng trung bình
(bằng mm) ở thành phố Vinh được thể hiện trong bảng 2. Các phạm vi nhiệt độ
từ nhiệt độ tối đa hàng ngày 37- 38oC trong tháng 05 tới tháng 08, nhiệt độ cao
nhất hàng ngày là 42.1o, nhiệt độ thấp nhất hàng ngày là 12-18oC trong tháng 01
đến tháng 03, thấp nhất tuyệt đối là 4oC. Độ ẩm trung bình từ 85 đến 90%.
Bảng 1.2 - Lượng mưa trung bình hàng tháng ở Vinh [2]
Tháng I
II
III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
cộng
mm
52 44 46 61 136 116 122 188 490 427 191 68 1944
Thành phố Vinh nằm dọc Sông Lam và kéo dài đến biển Đông đặc biệt dễ bị

ngập lụt khi kết hợp giữa thuỷ triều và mực nước sông cao. Đặc biệt sự kết hợp
này là vào năm 1978 một diện tích rộng lớn của thành phố bị ngập lụt. Dự kiến
rằng tần suất của trận lũ năm 1978 đã có một khoảng thời gian xuất hiện trở lại
là 100 năm. Lượng mưa được ghi lại ở Vinh thực tế là thấp hơn năm 1973 tuy
nhiên lưu lượng sông Lam đươc ghi lại tại Trạm Yên Thượng, ở thượng nguồn
cách cửa sông khoảng 35 km là gần gấp đôi, chi tiết trong bảng 1.2. Rõ ràng là
lượng mưa trong lưu vực rộng 27.500 km2 của Sông Cả không liên quan đến
lượng mưa được ghi lại ở Vinh.

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 8


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hình1.1:Bản đồ ngập khu vực lụt mùa lũ năm 1978

Hình 1.1 Thể hiện phạm vi ngập lụt xẩy ra năm 1978. Từ đó đã đưa ra nhiều giải
pháp để đảm bảo rằng sự ngập lụt này sẽ không xẩy ra một lần nào nữa. Quan
trọng nhất là xây dựng một hệ thống đê bảo vệ dọc sông Đào và bara tại ngã ba
sông Đào với sông Lam. Một vấn đề nữa là cần xây dựng các trạm bơm tiêu để
bơm ra sông lượng nước mưa dư thừa trong thành phố khi mưa lớn. Cuối cùng
là đưa ra những giải pháp an toàn trong quá trình lập thiết kế để làm giảm ngập
lụt cục bộ xảy ra trong thành phố Vinh.
Bảng 1.3 – Lượng mưa và ngập lụt [2]
Lượng mưa tính bằng mm
Tại Trạm Yên Thượng

Năm theo
Hàng năm
mm
trong Độ sâu (cm)
Lưu
dõi
tháng
(m3/g)
1973
3050
1618 (IX)
985
5940
1978
2935
1543 (IX)
1239
9140
1988
1704
766 (X)
1219
7230
Đinh Sỹ Khánh Vinh

lượng

Trang 9



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Một hạn chế nữa trong vận hành hệ thống thoát nước của thành phố Vinh địa
hình nhìn chung cản trở đáng kể q trình tiêu thốt nước khi có mưa lớn hoặc
mưa cục bộ. Hơn thế nữa do quy hoạch không chặt chẽ, một số tuyến đường bị
đào bới gây ra lồi lõm.Mương thốt nước khơng được bảo dưỡng và vệ sinh
thường xuyên gây ứ đọng nhiều rác thải dẫn đến cản trở dịng chảy thốt nước
của mương.
- Địa chất thuỷ văn. [1]
Đặc điểm cá thành tạo địa chất
Vùng nghiên cứu chỉ có mặt các thành tào trầm tích, trầm tích biến chất, và việc
nghiên cứu chúng được tiến hành thống nhất thông qua các phân vị địa tầng đại
diện cho từng thời đoạn địa chất thành tạo và cơ chế hình thành.
Các phân vị địa chất trong khu vực TP Vinh nhìn chung khơng có sự phân dị
nhiều chúng chủ yếu là các thành tạo cát kết, đá phiến chất nhẹ, đá ryolit thuộc
hệ tầng Sông Cả, Đồng Trầu và các thành tạo cuội sỏi, cát, bột, sét thuộc về trầm
tích trong các thời kỳ Pleistocen và Holocen. Các đặc điểm cơ bản của lớp phủ
rắn khu vực TP Vinh bao gồm:
A. Giới Paleozoi
+ Hệ Ocdovic thống trên – Hệ Silua thống dưới
Khu vực TP Vinh chỉ bắt gặp một đối tượng đại diện cho giới Paleozoi, đó là hệ
tầng Sơng Cả. Tuy vậy, trong 3 phụ hệ tần của hệ tầng Sơng Cả thì khu vực
nghiên cứu chỉ có các thành tạo thuộc phụ hệ tầng trên (03-S1sc3).
Thành tạo lộ ra bề mặt chính là khu Núi Quyết, ở phía nam TP Vinh với tổng diện
tích xấp xỉ 1km2 và một chỏm nhỏ lở Hưng Dũng với diện tích khoảng 500 m2.
Thành phần thạch học bao gồm đá phiến sét sericit, đá phiến thạch anh sericit,
đá phiến silic màu xám đen xen kẹp lớp mỏng phun trào axit bị phong hoá
mạnh.


Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 10


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Về quan hệ địa tầng, phía dưới chưa quan sát được, cịn phía trên hoặc là tiếp
xúc kiến tạo với trầm tích lục nguyên Mezozoi hoặc là bị phủ bất chỉnh hợp bởi
trầm tích bở rời Đệ tứ.
B. Giới Mezozoi
+ Hệ Triat thống giữa
Chỉ có Hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt)- Phụ hệ tầng dưới (T2ađt1), phân bố chủ yếu
ở phía tây và tây bắc vùng, và bị khống chế bởi các đứt gãy F1 và F2. Chúng
không xuất lộ trên mặt mà bị phủ bởi các trầm tích Đệ tứ.
Thành phần thạch học của phụ hệ tầng cho thấy chúng có cấu tạo phân lớp
khơng đều, và khơng có sự phân nhịp. Chúng là các thành tạo lực nguyên gồm
cát kết hạt nhỏ đến vừa, bột kết, sét kết màu xám xanh, tím nhạt phân lớp mỏng
đến vừa, xen kẹp các lớp cuội, sạn kết màu xám hơi vàng và các thấu kính ryolit,
tuff bị phong hố mạnh có màu xám vàng, nâu đỏ.
C. Giới Kainozoi
+ Hệ Đệ tứ
Bao gồm cả hai thống Pleistocen và Holocen
Trong thống Peistocen gồm các hệ tầng Hồng Hố (aQ1hh), Hệ tầng Hà Nội
(aQII-IIIhn), Hệ tầng Vĩnh Phúc (QIIIvp). Hệ tầng Hồng Hố và Hệ tầng Hà Nội
không lộ trên bề mặt mà bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn, độ sâu từ 45 – 80m.
Đặc điểm thạch học của hệ tầng Hồng Hố là các trầm tích nguồn gốc có độ hạt

thơ có độ gắn kết yếu, bao gồm cuội, sỏi sạn, cát lẫn ít sét. Hệ tầng Hà Nội có
thành phần học chỷ yếu là cuội, sỏi, sạn (chiếm 86-96%) và có rất ít cát (2 –
9%), bột sét (2 – 5%). Hệ tầng Vĩnh Phúc có thành tạo khơng lộ trên mặt, và độ
dày của thành tạo khơng lớn. Chúng có nguồn gốc thành tạo chính là trầm tích
sơng và sơng – biển. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt trung đến mịn, lẫn
ít bột sét có màu xám vàng, xám nâu gắn kết yếu (trầm tích sơng) và sét bộ có

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 11


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

màu xám vàng xen các lớp thấu kính cát bột, cát bột sét màu xám đen (trầm tích
sơng – biển),
Trong Thống Holocen – phụ thống hạ trung gồm các hệ tầng Thiệu Hoá (QIV1th) được chia thành 3 phụ hệ tầng tương ứng với 3 tướng thành tạo: biển - đầm

2

lầy (mbQIV1-2th), sông – biển (amQIV1-2th) và biển (mQIV1-2th).
Trong Holocen – phụ thống thượng có hệ tầng Thái Bình (QIV3tb) phân bố chủ
yếu ở phía đơng nam TP Vinh. Dựa vào đặc điểm trầm tích, điều kiện và thời
gian thành tạo có thể chia hệ tầng Thái Bình thành hai phụ hệ tầng: Hệ tầng
Thái Bình – Phụ hệ tầng dưới (QIV3tb1) bao gồm các thành tạo trầm tích biển đầm lấy và trầm tích biển; và Hệ tầng Thái Bình – phụ hệ tầng trên (QIV3tb2) là
các thành tạo trầm tích hiện đại, có mối liên qua chặt chẽ với các hoạt động nhân
sinh như quá trình đắp đê, tạo đầm, cải tạo đồng ruộng.
Chế độ Địa động lực nội sinh

Chế độ địa động lực nội sinh hiện tại khu vực nghiên cứu được thể hiện thông
qua các phức hệ cấu trúc đại diện cho những bối cảnh địa động lực trong quá
khứ và những hoạt động tân kiến tạo hiện nay.
TP Vinh nằm trong đới kiến tạo Thanh – Nghệ Tĩnh, thuộc phần yên ngựa của
phức hệ nếp lối lớn Paleozoi giữa (Phức hệ Sầm Nưa). Trong cấu trúc được chia
thành các phức hệ thạch kiến tạo sau:
* Phức hệ Paleozoi hạ: Có cấu trúc dưới dạng thành hệ cận địa máng, và
chỉ phân bố với diện nhỏ khoảng 1 km2 ở tại khu núi Quyết. Diện tích của phức
hệ khá lớn và bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ có chiều dày 30 – 50m.
Các thành tạo này bị biến chất nhè, gồm các đá phiến thạch anh sericit, đá
phiến sét, đá phiến silic chứa mangan, đá phiến epidot-actinonit, cát bột kết,
quarzit.

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 12


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

* Phức hệ Mezozoi hạ: Được hình thành trong cấu trúc hoạt hoá magma

kiến tạo Mezozoi sớm, phân bố chủ yếu ở góc tây bắc thành phố nhưng khơng lộ
ra trên mặt.
Thành phần thạch học của phức hệ gồm các đá trầm tích lục nguyên xen ít phun
trào của hệ tầng Đồng Trầu (T2ađt).
* Phức hệ Kainozoi: Chúng được hình thành trong điều kiện vùng vịnh
ven bờ và tam giác châu sông Cả với diện tích lộ chiếm phần lớn diện tích khu

vực hiện đại. Đây là các thành tạo trầm tích bở rời thuộc hệ Đệ tứ với thành
phần có sự chuyển đổi từ trầm tích hạt thơ, cuội sỏi, sạn cát lên sét bột và thành
tạo này có chiều dày từ vài chục đến hơn 100 m.
Đặc điểm tân kiến tạo quan trọng nhất ở khu vực TP Vinh là trạng thái ứng xuất
kiến tạo hiện đại và các đứt gãy hiện đại.
Theo Nguyễn Trọng Yêm và nnk (1985), Nguyễn Đình Hoè và nnk (1994), thì
khu vực TP Vinh nằm trong trường ứng xuất kiến tạo trượt bằng có nguồn gốc
do tương tác của các mảng ấn - á, trong đó trục ứng suất δ1 năm ngang theo
phương á vĩ tuyến và trục δ2 lân cận thẳng đứng.
Đáng chú ý nhất là đứt gãy hiện đại ở vùng Bến Thuỷ, có đường phương gần
trùng với vùng hạ lưu sơng Lam, và là đứt gãy thuật. Đứt gãy này đã tạo nên đới
dập vỡ khu vực Bến Thuỷ dưới dạng một nút phá huỷ kiến tạo phức tạp, nhưng
trong giai đoạn hiện tại thể hiện là đứt gãy thuận và khe nứt tách có phương á
kinh tuyến và đơng bắc – tây nam.
Chế độ địa động lực ngoại sinh
Nhóm những quá trình địa động lực ngoại sinh đóng vai trị to lớn đối với các
hoạt động sản xuất và đời sống cư dân trong vùng. Cường độ của các quá trình
này một phần phụ thuộc và thành phần vật chất nền rắn đã nêu ở trên, một phần
bị chi phối mạnh bởi các thơng số trắc lượng hình thái địa hình và diện mạo các

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 13


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

thể địa hình đó. Trong đó cũng cần phải phân biệt các q trình mang thuộc tính

tự nhiên và các q trình mang thuộc tính do con người tạo nên.
- Các yếu tố ngoại sinh tự nhiên là nhóm các thơng số trắc lượng hình thái
địa hình do chính cá thực thể tự nhiên quy định, trong đó bao gồm độ phân cắt
ngang, chia cắt sâu, năng lượng địa hình, và độ dốc của địa hình. Độ chia cắt
ngang của khu vực nghiên cứu chỉ ở mức độ trung bình (0.6 – 0.8 km/km2), độ
phân cắt sâu rất nhỏ, chỉ đạt giá trị 2 – 5m/km2 (trừ đột biến ở khu vực núi
Quyết lên đến 102m/km2 và như là hệ quả, giá trị độ dốc địa hình cũng rất thấp,
trong khoảng 0 – 30/km2. Như vậy có thể thấy rằng nếu đánh giá đơn thuần
thơng qua những thơng số trắc lượng hình thái địa hình, thì có thể thấy rằng mức
độ lan truyền, di chuyển vật chất theo diện (kể cả chây gây ơ nhiễm) trong
khơng khí là lớn, trong khi trong môi trường nền rắn là khá chậm chạp. Do là
một khu vực mang đặc tính đồng bằng ven biển, được hình thành do hoạt động
kết hợp sơng, biển và đầm lầy, nên thành phần nền rắn chủ yếu là các thành tạo
cát bột với diện phân bố rộng rãi. Với hợp phần này thì tính chất thấm hút và di
chuyển dòng vật chất là khá tốt, và chúng trở thành yếu tố cộng ứng trong lan
truyền ô nhiễm.
- Các yếu tố ngoại sinh nhân tác: Đối với khu vực đô thị Vinh, các hoạt
động KT-XH đã làm biến đổi rất nhiều cơ chế và quá trình tự nhiên và hình thái
địa hình của chúng. Song quan trọng nhất đó là các cơng trình đê Sơng Lam, hệ
thống giao thơng, thuỷlực và các nhà máy nước.
Việc xây dựng đê sông Lam là tác nhân gây ngăn cản bồi đắp phù sa cho vùng
đất nông nghiệp, và làm mất đi lượng dinh dưỡng tự nhiên cho vùng đất nông
nghiệp ở đây. Đồng thời gây cản trở quá trình rửa hạt tự nhiên cho vùng đất phía
Đơng - Đơng Bắc, và gây nên hiện tượng ứ phèn ở đây.
Hệ thống giao thông, đặc biệt là quốc lộ 1A đã hình thành nên mạng lưới đê
nhân tạo, gây cản trở thậm chí ngăn chặn dòng di chuyển vật chất tự nhiên trong
lớp phủ nền rắn của vùng. Và như vậy, nó cũng chi phối đến các quá trình di
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 14



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

chuyển, phát tán các chất gây ơ nhiễm. Có thể xem quốc lộ 1A như là trục
xương sống nổi cao của địa hình khu vực mà ở đó tách thành hai nhóm dịng di
chuyển vật chất theo diện có chiều gần như trái ngược nhau, một phần tập trung
về phía tây, một phần tập trung về phía đơng và đơng nam. Ngồi ra hệ thống
đường nhánh cũng được xem như là những đê nhân tạo mang tính chất phân
nhánh từ trục xương sống.
I.1.2. Đặc điểm kinh tế xó hội. [4]
Thành phố Vinh có diện tích 6.694,51 ha. Dân số năm 2006 là 240.270 người,
mật độ 3.589,06 người/km2, GDP bình quân/người/năm xấp xỉ 16,5 triệu đồng;
là trung tâm, kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh Nghệ An.
Hiện tại, thành phố Vinh đang trong quá trình nâng cấp kết cấu hạ tầng KT-XH
nhằm mục tiêu trở thành Trung tâm kinh tế, văn hoá khu vực Bắc Trung Bộ
(theo Quyết định số 239/2005/QĐ.TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính
phủ) và phấn đấu trở thành đô thị loại I vào năm 2020.
Hiện dân số làm việc trong các ngành kinh tế là 84.000 người, số lượng có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm 12,4%.
- Về phát triển kinh tế:
Kinh tế thành phố tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đúng hướng.
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 17,5%. Một số sản phẩm có
sản lượng tăng khá như: Phân NPK, phân vi sinh: 18,5%, bia chai: 15,5%, dầu
tinh luyện: 65,0%, gỗ mỹ nghệ : 60,0% ; ống thép mã kẽm 50,0% ; tấm lợp
phirôximăng : 40,0% ; đá tinh khiết : 33,6% và một số sản phẩm mới được sản
xuất trên địa bàn : Lắp ráp đồng hồ, xốp cách nhiệt, rượu volka Nghệ An... Năm

2006 có 371 doanh nghiệp mới được thành lập tăng 3,0% so với cùng kỳ. Công
tác quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp nhỏ có nhiều chuyển

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 15


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

biến tốt. Công tác khuyến công và du nhập, đào tạo nghề cho người lao động có
chuyển biến khá.
Các ngành dịch vụ đạt được kết quả tích cực, giá trị sản xuất tăng 16%. Hoàn
thành kế hoạch triển khai đề án quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống chợ, phố
chuyên kinh doanh, chỉ đạo các phường, xã có điều kiện hình thành phố ăn đêm.
Cấp được 1.027 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ. Các doanh
nghiệp và doanh nhân trên địa bàn thành phố được quan tâm.
Thu hút đầu tư có nhiều tiến bộ. Đã phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống
thoát nước thành phố Vinh giai đoạn 2, khởi công dự án khu liên hợp xử lý chất
thải rắn với quy mô 53 ha ở Nghi Yên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006
đạt 3.065 tỷ đồng tăng 32,6% so với cùng kỳ, chiếm 30,5% so với tồn tỉnh.
Nơng nghiệp ngoại thành có chuyển đổi tích cực: Cơ cấu cây trồng hợp lý, hiệu
quả hơn, năng suất và giá trị trên đơn vị diện tích đạt khá. Một số sản phẩm
nơng nghiệp có sản lượng tăng khá : Rau các loại đạt 10.000 tấn tăng 7,5%, tôm
đạt 124 tấn tăng 14,8%, cá thịt đạt 708 tấn tăng 11,3%.
Thu ngân sách trong năm 2006 có mức tăng trưởng khá, hầu hết các khoản thu
đều tăng so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước phân cấp thành phố thu:
274,5 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch năm 2006, tăng 15% so với cùng kỳ, trong đó

một số khoản thu khách có mức tăng cao so với cùng kỳ như : thuế công thương
nghiệp ngoài quốc doanh tăng 21,4%, tiền thuế đất tăng 22%, thuế chuyển
quyền sử dụng đất tăng 19%... chi ngân sách năm 2006 của thành phố : 236,4 tỷ
đồng, đạt 95% kế hoạch năm, tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó chi trong cân
đối của nguồn thu năm 2006 : 175,7 tỷ đồng, chi ngân sách thường xuyên cơ bản
ổn định, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ kịp thời cho các hoạt động của hệ
thống hành chính sự nghiệp.
- Văn hoá, giáo dục và y tế.
Triển khai cuộc vận động “nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành
tích trong giáo dục”. Có thêm 8 trường đạt chuẩn Quốc gia, đưa tổng số trường
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 16


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn lên 27 trường đạt 100% kế hoạch đề ra. Các
trung tâm học tập cộng đồng đang dần phát huy được hiệu quả. Công tác dạy
nghề được quan tâm đúng mức.
Hoạt động văn hoá - văn nghệ quần chúng, lễ hội diễn ra sôi nổi. Thực hiện tốt
phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hố. Đăng ký 123 đơn vị,
khối xóm, cơ quan, trường học phấn đấu xây dựng danh hiệu đơn vị văn hố
năm 2006. Xây dựng tiêu chí “Ngõ phố văn minh”. Chỉ đạo các phường, xã xây
dựng kế hoạch phát triển thể dục thể thao đến năm 2010 và tổ chức thành công
các hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn.
Cơng tác y tế, dân số gia đình, trẻ em đạt nhiều kết quả tích cực. Triển khai tốt
cơng tác phịng dịch bệnh, vệ sinh an tồn thực phẩm. Chỉ đạo, kiểm tra và trình

tỉnh thẩm định 6/7 phường xã đủ tiêu chuẩn đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc
gia y tế năm 2006, đưa tổng số phường xã đạt chuẩn quốc gia về y tế lên 15/20
phường xã.
Khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, đạt 100% kế hoạch. 100% trẻ em (122
em) có hồn cảnh đặc biệt đều được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. 98%
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ký cam kết sinh đẻ có kế hoạch. Tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên còn 5%, giảm so với cùng kỳ 0,7%.
- Hạ tầng cơ sở (cấp thoát nước và điện)
Nước sạch và nước sinh hoạt:
Hiện nhà máy nước Vinh có cơng suất là 60.000 m3/ngày đêm. Vì vậy nước sạch
hiện đáp ứng đủ 100% tổng số hộ dân trong thành phố Vinh. Hệ thống đường ống
được trang bị tương đối hiện đại, đảm bảo vệ sinh phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Năng lượng điện:
Nguồn điện của thành phố được xây dựng nhiều tuyến cao thế với tổng công
suất lắp ráp là 500.000 KW. Hiện nay điện lưới được phủ 100% trên địa bàn
thành phố, điện rất ổn định cho sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 17


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Hệ thống thoát nước:

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Với địa hình của thành phố Vinh dốc thoải về hướng Đơng Nam, có số lượng
mương thốt nước lớn, hoạt động như những đường cắt quan trọng cho các lưu
vực trong thành phố. Những mương này là:
- Kênh Bắc phục vụ một lưu vực tổng cộng khoảng 1373 ha ở phía Bắc

thành phố;
- Mương Đơng Vĩnh phục vụ phía Tây bắc, phía Tây đường sắt;
- Mương số 1, mương hộp kín được nối với Hồ Thành và đổ ra trạm
bơm tại Hồ Cửa Nam với một mương nhỏ từ đường Quang Trung tới
Hồ Thành.
- Mương Hồng Bàng phục vụ trực tiếp lưu vực Quang Trung và Bắc
đường Hồng Bàng, hiện nay thiếu công suất. Nước được thu gom chảy
trong mương đất hở tới Sông Đào.
- Mương số 2 phục vụ lưu vực giữa Kênh Bắc và khu phát triển phía Nam
hồ Vinh Tân. Đây là mương hiện có và nước thải được đổ ra Sông Đào
thông qua cửa phai. Khu vực này nằm trong quy hoạch phát triển Vinh
Tân và cần có những giải pháp để quản lý và kiểm sốt dịng chảy.
- Mương số 3 phục vụ lưu vực giữa Kênh Bắc và phía Đơng của Mương
số 2. Mương xả ra sông Lam thông qua cống ngang trên đường Ven
Sông Lam mới. Cống này được xây dựng tại cửa kiểm sốt ngăn nước
từ Sơng Lam khi mực nước sông cao.
Hệ thống nước thải sinh hoạt và sản xuất cịn chung với hệ thống thốt nước
mưa đơ thị. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải y tế không
được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ thẳng vào mương thoát nước chung gây
ảnh hưởng đến môi trường nước mặt, nước ngầm và đất của thành phố.
Hiện toàn bộ hệ thống mương dẫn thải đều là kênh mương đất và hở. Các kênh
đào chủ yếu là chảy chỗ trũng và một số kênh đào theo kênh hướng dòng. Về cơ
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 18


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ


bản các kênh chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật ( chiều cao đáy không đạt,
thiết diện không đủ, chiều dài chưa đủ mặt cắt đường thiết kế…) vì vậy khơng
đáp ứng được u cầu thốt nước của thành phố.
Mạng lưới đường phố và đường xóm trong thành phố thường xây kèm mương
thoát nước với kết cấu khác nhau. Các mương nhỏ hai bên đường đi qua trước các
ngôi nhà được xây dựng là mương hở. Những mương này chuyển tải khơng chỉ
lượng nước mưa dư thừa mà cịn cả nước thải từ các hộ gia đình. Các chủ hộ
thường làm nắp cho đoạn mương qua nhà để hạn chế ô nhiễm và an toàn, dẫn đến
giảm hiệu quả của mương trong việc chuyển tải nước mưa khi lượng mưa lớn.
Để đảm bảo thoát nước cân mở rộng dần đều các mương này và sử dụng cống
tròn, mương hộp. Các mương thốt nước chính cịn nhiều do nền đường khơng
đúng cao độ và thiếu tuyến mương thoát nước phụ.
- Cơ cấu dân số
Bảng 1.4: Cơ cấu dân số thành phố Vinh – năm 2005 [4]
S
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15
16
17
18

Phường, xã
P. Lê mao
P. hà huy tập
P. đội cung
P. lê lợi
P. hưng bình
P. cửa nam
P. quang trung
p. trường thi
p. hồng sơn
p. trung đô
p. bến thuỷ
p. đông vịnh
p. hưng dũng
xã. nghi phú
xã. hưng đông
xã. hưng lộc
xã. hưng hoà
xã. vinh tân

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Dân số

10.700
17.620
8.579
16.250
23.010
13.499
7.963
15.098
7.830
15.520
18.214
10.720
14.840
11.984
11.640
16.055
7.038
7.625

Số hộ
2.302
3.673
1.906
4.144
5.113
3.092
2.040
3.310
1.758
2.438

3.377
2.586
3.243
2.779
2.755
3.220
1.661
1.728
Trang 19


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Tổng cộng

234.185

LUẬN VĂN THẠC SỸ
51.125

I.2. Định hướng phát triển kinh tế - xó hội đến năm 2020 và năm 2030.
Theo Quyết định số 49/2000/QĐ-TTg, ngày 21/04/2000, Thủ tướng chính phủ
đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể thành phố Vinh đến năm 2020, theo
Quyết định số 35/1999/QĐ-TTg, ngày 05/03/1999 của Thủ tướng chính phủ phê
duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thốt nước đơ thị Việt Nam đến 2020.
Quyết định số 49 đã được bổ sung vào tháng 09/2005 bằng Quyết định số
239/2005/QĐ-TTg, ngày 30/09/2005, của Thủ tướng chính phủ “Phê duyệt dự
án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm văn hoá và kinh tế
Bắc miền trung Việt Nam”.
Những Quyết định này là cơ sở cho định hướng phát triển lâu dài thành phố
Vinh và để UBND tỉnh ra quyết định lập các quy hoạch chi tiết: phía Nam thành

phố Vinh, khu vực phía Bắc Vinh – Nghi Lộc và Cửa Lị; cơng viên Thành cổ;
Khu cơng nghiệp Bắc Vinh; quy hoạch chi tiết cơng viên xanh; thốt nước và vệ
sinh môi trường đến năm 2020; và cho 12 phường. (Những bản đồ liên quan
được đính kèm trong Phụ lục).
I.2.1. Định hướng phát triển dân số.[5]
Theo quy hoạch tổng thể thành phố Vinh, dự báo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đến
năm 2030 là 3.2%, trong đó tăng trưởng tự nhiên 1.0 % và tăng trưởng cơ học
2.2%.
Dự báo tăng trưởng dân số thành phố Vinh và các khu vực xung quanh so sánh
với số liệu thực tế năm 2005 cho thấy không sai khác lớn so với thực tế. Năm
2010 dân số tăng thêm 20% và 63,3% (2030) so với năm 2005.
Bảng 1.5:Dự kiến dân số Trung tâm thành phố Vinh (dữ liệu năm 1997,
2005)
Thực
tế 2005
STT Yếu tố
Đơn vị
năm 1997
Dự đoán
Thực tế
Tổng dân số
Người
207,000
275,000
234,185
1 Khu vực nội thành
Người
156,000
227,000
179,843

2 Khu vực ngoại Người
51,000
48,000
54,342
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 20


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
3
4
5

thành
Tỷ lệ tăng dân số %
trung bình
Tăng tự nhiên
%
Tăng cơ học
%

LUẬN VĂN THẠC SỸ
3.6

2.2

1.2
2.4


0.8
1.4

Một đánh giá tương tự đã được thực hiện về sự tăng trưởng trong các khu vực
của thành phố và cho một vùng cũng như toàn bộ. Những số liệu này cho thấy
có xu thế giảm dân số ở vùng ngoại thành.
Bảng 1.6 - Phân bổ dân số trong khu vực[5]
Thực tế 2005
Dự đoán
năm
STT Yếu tố
Dự đoán Thực tế 2010
1997
Tổng dân số 435,000 557,000
688,000
trong toàn khu
vực
A
Trung
tâm 207,000 275,000 234,185 330,000
thành phố Vinh
1
13 phường hiện 156,000 180,000 179,843 200,000
nay
2
Khu đô thị mới
47,000
84,000
(mở rộng)
3

Khu vực ngoại 51,000
48,000
54,342
46,000
thành
B
Các thị trấn 93,000
124,000
186,000
xung quanh
1
Cửa Lò
40,000
60,000
80,000
2
6 thị trấn nhỏ
53,000
64,000
106,000
C
Khu vực nông 135,000 158,000
172,000
thôn thành phố
Vinh
1
Các

của 120,000 140,000
150,000

huyện Nghi Lộc
2
Nghi Xuân, các 15,000
18,000
22,000
xã của huyện
Hưng Nguyên

2020
911,000

450,000
250,000
158,000
42,000
252,000
100,000
152,000
209,000

180,000
29,000

Đánh giá số liệu dân số như trong hình 1.2. Đã chỉ ra dự báo dân số của quy
hoạch tổng thể và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của thành phố Vinh từ 1980.

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 21



ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tăng trường dân số thành phố Vinh

Tỷ lệ tăng từ năm 1980 (%)

_
750,000

2.9%

700,000
650,000

2.8%

600,000
550,000

2.7%

Dõn số

500,000
450,000

2.6%


400,000
350,000

2.5%

300,000
250,000

2.4%

200,000
150,000

2.3%

100,000
50,000

2.2%
1975

0
1985

1995

2005

2015


2025

Năm
growth rate

Masterplan 2020

2.5 % annual growth

Tính tốn sự di trú ở nông thôn và tăng trưởng từ dịch vụ/công nghiệp, dự báo
dân số tương lai, dựa vào tỷ lệ tăng trưởng trung bình 2.5%, đã được thể hiện
trong hình 1.2. Dự báo thành phố Vinh là 450,000 người vào năm 2030, năm
2015 sẽ là 300,000 người là con số để chúng ta xác định qui mô quy hoạch, quản
lý nước thải.

Bảng 1.7 - Dự báo tăng trưởng dân sốvà thực tế. [5]
Năm
1975
1980
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994

1995

Dân số
96.473
135.650
154.010
159.046
165.006
170.018
175.228
180.245
183.729
186.327
190.378
194.346
198.219

Đinh Sỹ Khánh Vinh

Tỷ lệ tăng dân số
2.6%
2.7%
2.8%
2.9%
2.9%
2.9%
2.8%
2.7%
2.6%
2.6%

2.6%
2.5%

Tỷ lệ đề xuất 2.5%
96.473
135.650
154.010
159.046
165.006
170.018
175.228
180.245
183.729
186.327
190.378
194.346
198.219
Trang 22

_


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002

2005
2010
2015
2020
2025
2030

202.054
207.233
212.098
213.311
218.038
221.215
224.252
234.185
330.000
375.000
450.000

2.5%
2.5%
2.4%
2.4%
2.4%
2.3%
2.2%
2.3%
2.3%
2.3%
2.3%

2.4%

LUẬN VĂN THẠC SỸ

202.054
207.233
212.098
213.311
218.038
221.215
224.252
234.185
264.959
299.777
339.170
383.739
434.166

Ghi chú:
Số liệu in nghiêng là thực tế thu thập
Cột dân số hiện có và dân số năm 2030 theo quy hoạch
Tỷ lệ tăng dân số trung bình lấy năm 1980 làm gốc tính
tốn
Dự án lấy tỷ lệ tăng 2.5 % từ năm 2005

I.2.2. Định hướng phát triển không gian đô thị.
Mục đích chính của quy hoạch là phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát
triển của thành phố trong tương lai và bảo vệ môi trường, sinh thái các khu vực
có liên quan. Cụ thể là:
- Trùng tu Thành cổ để bảo tồn giá trị lịch sử và cảnh quan;

Xây dựng các khu vực đô thị phát triển mới hai bên Sông Đào, giữa đường quốc
lộ 1A và đường tránh ở Nam sơng Đào;
Xây dựng mương thốt nước chính Kênh Bắc với các mương kết nối, cửa xả và
hồ điều hoà.
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 23


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Những quy hoạch phát triển này để phục vụ cho 94.740 người tăng thêm.
- Xây dựng cơng viên Thành Cổ

Mục đích cơ bản của việc xây dựng khu vực Thành cổ là tạo ra một di tích lịch
sử và dự kiến tạo thành một khu vực giải trí. Thành cổ được xây dựng lại vào
năm 1831 bằng đá ong và dưới thời Tự Đức nó đã được sửa lại và được nâng
cấp.
Trong quy hoạch phát triển công viên Thành cổ tập trung vào xây dựng các khu
vực nhà cửa chiều cao không vượt quá hai tầng, mật độ xây dựng 10 – 15 %.
Hào xung quanh Thành cổ được nạo vét, tường được xây lại và khu vực chung
được trồng cây cảnh.
Nước mưa sẽ được xả vào Hồ Thành và hồ Cửa Nam. Nước thải được xử lý tại
chỗ trước khi xả ra mương thoát.
Quy hoạch lâu dài cải tạo Thành cổ tới các đường biên giới sẽ bao gồm cả việc
tái định cư một số lượng lớn dân cư như được thể hiện trong bản đồ ở Phụ lục .
- Phát triển đô thị khu vực thành phố Vinh
Định hướng tổ chức không gian đô thị: Tổ chức hệ thống trung tâm và đường

phố: Trung tâm thành phố là trục đường Trường Thi, bắt đầu từ ngã ba Trường
Thi đến hết trục đường. Quy hoạch mở rộng các khu đô thị mới chủ yếu là đô thị
Nam thành phố Vinh và dọc hai bên tuyến đường V-Lê nin với các công trình
kiến trúc cao tầng, hiện đại hình thành các khu đô thị mới, định hướng phát triển
bao gồm:
- Quy hoạch phát triển các 05 khu đô thị mới dọc trục đường V.Lê nin và
đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh, với tổng cộng diện tích phát triển là 1000 ha.
Với cơ sở hạ tầng đã được xây dựng hoàn thiện phục vụ khoảng 41.900
người.
- Quy hoạch cho khu vực giữa đường quốc lộ 1A và đường tránh phía nam
Sơng Đào được phê duyệt bởi UBND tỉnh vào năm 2005. Bao gồm tổng
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 24


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

cộng diện tích là 1800 ha và đáp ứng phát triển khu vực đơ thị, tính tốn

tất cả các lĩnh vực về con người, mơi trường, sinh thái, cơng nghệ và tài
chính.
Quy hoạch tổng thể dự đoán phát triển khu vực các này có hai giai đoạn, mỗi
khu vực được mơ tả là:
Phát triển khu vực được giới hạn bởi phía bắc là đường quốc lộ, phía đơng là
Sơng Lam, phía nam và tây là sông Đào bao gồm cả xây dựng đường tránh thay
cho đường quốc lộ đi trong thành phố. San lấp mặt bằng khu vực này đã được
bắt đầu khi Dự án đầu tư cho khu vực Vinh Tân đã được tiến hành và báo cáo

lên UBND tỉnh vào tháng 12 năm 2005. Quy hoạch được dự báo cho thời kỳ
2005 – 2010 phục vụ 37.100 người.
Giai đoạn hai bao gồm phát triển phía Nam Sơng Đào tới đường tránh, phía
đơng đường sắt là khu vực cây xanh và công viên, xây dựng cơ sở hạ tầng và
cao ốc. Khu vực cung cấp mặt bằng cho 15.700 người, với một một quy hoạch
cho thời kỳ 2010 – 2030.

Hình 1.3 - Phát triển khu vực Nam Vinh
Hiện tại giai đoạn 1 đang tiến hành. Phía nam đường tránh và cầu bắc qua Sông
Đào hạ lưu ba ra Bến Thuỷ đã được hoàn tất khi san lấp khu vực dân cư đã được
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 25


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

bắt đầu bởi Công ty xây dựng Tecco. Khu vực này nằm quanh cửa xả mương
Hồng Bàng, dự án sẽ chuyển hướng đầu ra mương số 2 cạnh hồ đã được quy
hoạch như được thể hiện trong hình 1.4.

Hình 1.4 - Phát triển khu vực Vinh Tân
I.2.3. Định hướng phát triển KTế (công, nông nghiệp và dịch vụ) [1]
Xây dựng TP Vinh từng bước trở thành đô thị hiện đại, văn minh và giàu đẹp
với cơ cấu kinh tế của thành phố là Công nghiệp. TTCN – Dịch vụ – Nông
nghiệp, xứng đáng là một đô thị trung tâm kinh tế, văn hố, khoa học cơng nghệ
và giáo dục đào tạo, là hạt nhân chủ yếu quyết định sự tăng trưởng của tỉnh và
có tác dụng chi phối vùng Bắc Trung Bộ.

- Phấn đấu đến năm 2010, giá trị sản xuất tăng lên 10.004,3 tỷ đồng, trong đó
dịch vụ: 3.197,7 tỷ, cơng nghiệp: 6.709,8 tỷ và nông nghiệp: 96,8 tỷ đồng. Như
Đinh Sỹ Khánh Vinh

Trang 26


×