Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học thực hành sửa chữa vận hành máy điện tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật vinatex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 100 trang )

NGUYỄN DUY BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN DUY BÌNH

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH
SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CH2010A
Hà Nội – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN DUY BÌNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH
SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - SPKT KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. LÊ THANH NHU

Hà Nội - 2011


NGUYỄN DUY BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN DUY BÌNH

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH
SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CH2010A
Hà Nội – 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------NGUYỄN DUY BÌNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH
SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CHUYÊN SÂU: SPKT KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. LÊ THANH NHU

Hà Nội - 2011


LỜI CAM ĐOAN
S

Tơi cam đoan những gì tơi viết trong luận văn là do sự tìm hiểu và
nghiên cứu của bản thân. Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các
tác giả khác, nếu có đều được trích dẫn cụ thể.
Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ
luận văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như ở nước ngồi; và cho đến nay
chưa được cơng bố trên bất kỳ phương tiện thơng tin truyền thơng nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những gì đã cam đoan ở trên.
Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2011

Tác giả

NGUYỄN DUY BÌNH

1


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xinh bày tỏ lịng biết ơn.
Cơ giáo hướng dẫn : TS Lê Thanh Nhu, người trực tiếp hướng dẫn và đã
dành nhiều thời gian, cơng sức, trí tuệ để chỉ dẫn giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cùng toàn thể các Thầy Cô giáo, Giáo sư, Giảng viên của Khoa sư phạm
kỹ thuật và Trường ĐHBK Hà Nội tham gia giảng dạy lớp Cao học SPKT
khóa 2010-2012, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả được học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận văn.
Các thầy cơ trong hội đồng bảo vệ đã tạo điều kiện cho tác giả hoàn
thành nhiệm vụ.
Tác giả cũng xin cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
quan tâm, động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn và
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2011
Tác giả

NGUYỄN DUY BÌNH

2


Mục lục


Trang

Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

5

Danh mục các bảng biểu

6

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị

7

MỞ ĐẦU

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG

13

PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH SỬA
CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN
1.1. Tổng quan về phương pháp dạy học dự án

13

1.1.1. Khái niệm về phương pháp dạy học dự án

13

1.1.2. Mục đích của phương pháp dạy học dự án

15

1.1.3. Cơ sở triết học và tâm lý học

16

1.1.4. Một số đặc điểm của phương pháp dự án

16

1.1.5. Cấu trúc cơ bản của phương pháp dự án

19


1.1.6. Đặc điểm cấu trúc của dạy học dự án

21

1.1.7. Ưu nhược điểm của dạy học bằng phương pháp dự án

22

1.2. Dạy học thực hành kỹ thuật

23

1.2.1. Khái niệm

23

1.2.2. Cơ sở khoa học của việc dạy thực hành kỹ thuật

24

1.2.3. Bài dạy thực hành kỹ thuật truyền thống

26

1.3. Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dự án vào dạy

27

học thực hành môn học sửa chữa vận hành máy điện

1.3.1. Tổng quan về dạy học sửa chữa vận hành máy điện
1.3.2. Vận dụng phương pháp dự án vào quá trình dạy học thực
hành máy điện nhằm nâng cao chất lượng dạy học

3

27
33


Chương 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC THỰC HÀNH SỬA CHỮA

37

VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
KTKT VINATEX.
2.1 Giới thiệu về trường

37

2.2 Đội ngũ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy trong khoa Điện-

41

Điện Tử.
2.3 Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của Khoa Điện – Điện Tử.

41

2.4 Chương trình mơn học sửa chữa vận hành máy điện


43

2.5 Thực trạng dạy học môn thực hành sửa chữa vận hành máy điện

50

2.6 Đánh giá chung và khuyến nghị hướng giải quyết.

55

Chương 3. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN VÀO DẠY

58

HỌC MÔN HỌC SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN.
3.1Xây dựng cấu trúc chung cho bài dạy thực hành dạy học theo

58

phương pháp dự án.
3.2 Các mức độ vận dụng.

63

3.3 Tính ưu việt của phương pháp dạy học định hướng dự án so với

64

các phương pháp truyền thống trong dạy học thực hành sửa chữa

vận hành máy điện.
3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao tính định hướng dự án trong

67

q trình dạy của nội dung mơn sửa chữa vận hành máy điện.
3.5 Xây dựng một số bài giảng cụ thể theo phương pháp dự án trong

69

chương trình đào tạo thực hành sửa chữa vận hành máy điện.
3.6 Phương pháp chuyên gia

78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

83

TÀI LIỆU THAM KHẢO

84

PHỤ LỤC

86

4



DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

TT

Tên viết tắt

Đọc là

1

CĐN

2

GV

Giáo viên

3

HS

Học sinh

4

SV

Sinh viên


5

PP

Phương pháp

6

PPDA

Phương pháp dự án

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

THKT

Thực hành kỹ thuật

9

KĐ-ĐT

Khoa Điện – Điện Tử


Cao Đẳng Nghề

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Nội dung
Kết quả đánh giá ý nghĩa môn học của HS Khoa Điện –

Trang
50

Điện Tử, Tổ môn Điện Công Nghiệp.
Kết quả mức độ phù hợp của nội dung môn học với sự

50

phát triển của khoa học kỹ thuật.
Kết quả về mức độ sử dụng kiến thức lý thuyết vào quá 51
trình thực hành tại Tổ Điện cơng nghiệp.
Kết quả thăm dị GV - HS về mức độ sử dụng các 52

Bảng 2.4

phương pháp dạy thực hành của GV tại Khoa Điện –

Điện Tử.

Bảng 2.5

Kết quả thănm dò GV - HS về mức độ sử dụng các

53

phương tiện giảng dạy thực hành.
Kết quả thăm dò GV và HS về mức độ sử dụng các hình 54

Bảng 2.6

thức tổ chức dạy học thực hành tại Khoa Điện - Điện Tử
Trường CĐ nghề Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex.

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VỄ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Tên hìnhvẽ,
sơ đồ, đồ thị
Hình2.1

Nội dung
Ý nghĩa mơn học thực hành sửa chữa vận hành máy

Trang
50


điện
Hình2.2

Sự phù hợp của nội dung của mơn học với sự phát

51

triển của khoa học kỹ thuật.
Hình2.3

Mức độ sử dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành

51

Hình2.4

Mức độ sử dụng thường xuyên các phương pháp giảng

52

dạy thực hành.
Hình2.5

Mức độ sử dụng thường xuyên các phương tiện giảng

53

dạy thực hành.
Hình2.6


Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức học thực hành

54

tại Khoa Điện – Điện Tử.
Sơ đồ 1.1

Cấu trúc của dạy học dự án

19

Sơ đồ 1.2

Sơ đồ cấu trúc hoạt động

24

Sơ đồ 1.3

Cấu trúc của q trình cơng nghệ

25

Sơ đồ 1.4

Quá trình hình thành kỹ năng

26

Sơ đồ 3.1


Cấu trúc chung bài dạy thực hành kỹ thuật

59

Sơ đồ 3.2

Quy trình bài dạy THKT theo định hướng dạy học dự án.

61

Sơ đồ 3.3.

Mô tả liên hệ giữa GV và HS, giữa lý thuyết và thực

65

hành theo cấu trúc dạy học truyền thống.
Sơ đồ 3.4

Mô tả mối liên hệ giữa GV và HS, giữa lý thuyết và
thực hành theo cấu trúc dạy học định hướng dự án.

7

66


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1 Định hướng đổi mới đào tạo nghề
Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001-2011 [6] của Đảng và
Nhà nước đã xác định rõ mục tiêu giáo dục nghề là: “ Hình thành hệ thống
đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong đó
chú trọng phát triển nghề ngắn hạn và đào tạo nhân công kỹ thuật, kỹ thuật
viên, nhân viên có trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông,
hoặc trung học chuyên nghiệp”. Giải pháp để thực hiện mục tiêu trên: “Đổi
mới và chuẩn hố nội dung, chương trình đào tạo, trong đó đổi mới về
phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhà nước không chỉ dừng
lại ở việc trang bị cho học sinh (HS) những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ mà
cịn phải bồi dưỡng cho HS năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tự làm
việc, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của cơng nghệ và thực
tế sản xuất kinh doanh, gắn kết với việc làm trong xã hội, liên thông với các
trình độ đào tạo khác, và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào giải quyết
những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn”.
Trong bối cảnh tồn cầu hố, sự phát triển của khoa học công
nghệ đã tác động mạnh mẽ tới nội dung lao động kỹ thuật, đòi hỏi hệ thống
đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp phải hết sức coi trọng các hoạt động thực hành,
đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri
thức thụ động (thầy giảng – trò ghi) sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học,
tự thu nhận thông tin một cách hệ thống, phát triển và nâng cao năng lực, kỹ
năng hoạt động, tính chủ động, tự chủ của HS trong quá trình học tập, hoạt
động tự quản trong nhà trường cũng như trong cuộc sống và hoạt động xã hội.
Đào tạo nghề theo hướng mở cửa của kinh tế thị trường có nhiều
thành phần kinh tế, dưới sự quản lý của nhà nước là nhằm đáp ứng và thoả
mãn nhu cầu của thị trường lao động, nhu cầu tự do lựa chọn nơi làm việc, tự
8



do tuyển lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh và những quy
định cụ thể của Bộ Luật Lao Động. Đào tạo nghề không những cần tăng quy
mơ, đa dạng hố các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề mới đáp ứng nhu
cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mà cần đặc biệt quan tâm đến
chất lượng đào tạo cho dù đào tạo ở loại hình nào. Tuy nhiên, phương pháp
dạy học (PPDH) các bộ mơn kỹ thuật nói chung và lĩnh vực sữa chữa máy
móc thiết bị nói riêng hiện nay ở các cơ sở đào tạo nghề cũng như trong các
trường vẫn mang nặng tính thơng báo-tái hiện. Thực trạng dạy học môn sửa
chữa ở các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề còn nhiều vấn đề cần giải
quyết.
Như vậy, giáo dục và đào tạo Bài học lớn nhất cho sự thành công
của đào tạo nghề ở Việt Nam nói chung và Trường Cao Đẳng Nghề KTKT
Vinatex nói riêng – chính là sự quan tâm, quán triệt nguyên lý giáo dục của
Đảng (của lãnh đạo nhà trường) thể hiện trong thực tế sinh động “ Học đi đôi
với hành; giáo dục đào tạo kết hợp với lao động sản xuất; lý luận gắn liền với
thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội”
trong đó có sự nghiệp đào tạo cơng nhân kỹ thuật (CNKT), kỹ
thuật viên (KTV) đứng trước một yêu cầu mới của xã hội là đào tạo nguồn
nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp và hiện đại hố đất nước. Để đáp ứng
được mục tiêu đó địi hỏi hoạt động đào tạo cơng nhân lành nghề, KTV nói
chung và Trường Cao Đẳng Nghề KTKT Vinatex nói riêng cần phải có sự
đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học trong các hoạt
động giảng dạy các môn lý thuyết và thực hành, nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường.
1.2 Vận dụng phương pháp dự án vào dạy thực hành môn sửa chữa vận
hành máy điện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn thực hành trong lĩnh
vực dạy nghề ở nước ta đã bắt đầu được chú ý từ những năm 1990. Nhiều tác
9



giả đã trình bày quan điểm dạy học mới, mặt khác đưa ra các giải pháp đồng
bộ giảng dạy cho các nội dung cụ thể. Song việc vận dụng vào thực tế còn
nhiều hạn chế, chất lượng đào tạo nghề chưa thực sự được nâng cao.
Trường CĐN KTKT Vinatex-Nam Định (Khoa Điện – Điện tử )
đang tiến hành nghiên cứu hồn thiện chương trình, nội dung, phương pháp,
kết hợp với phương pháp dạy học mới và tiến hành dần từng bước đưa vào áp
dụng và phục vụ giảng dạy trong khoa, tổ môn. Tuy nhiên việc ứng dụng
phương pháp dạy học tích cực cho các mơn học thực hành trong trường còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là dạy học thực hành sửa chữa máy điện.
Trong dạy nghề, các bài dạy thực hành kỹ thuật cần trang bị cho
sinh viên, học sinh những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. Do vậy, phương pháp
dạy học (PPDH), nội dung, phương tiện trực quan (mơ hình) nên được thể
hiện như một quy trình hướng dẫn hoạt động nhận thức của người học và hình
thành kỹ năng, năng lực tư duy độc lập, tìm tịi sáng tạo cho học sinh, các
hoạt động hướng dẫn giảng dạy của người thầy như: viết, nói, thao tác động
tác, sử dụng phương pháp dạy học thích hợp là cơ sở để người học hoạt động
tích cực học tập. Trong việc lựa chọn và sử dụng PPDH sao cho có hiệu quả,
người giáo viên dạy nghề cần chú ý tới một số yếu tố sau:
- Tính chủ động, tìm tịi, sáng tạo của người học.
- Hình thành mơi trường học tập tích cực thuận lợi, ln động viên người
học phát biểu ý kiến, trình bày suy nghĩ, ý tưởng và sáng tạo.
- Tăng cường phát vấn, đàm thoại, thăm dò ý kiến, liên hệ thực tế, phân tích,
giảng giải, hướng dẫn, tổng hợp, tổng kết nhằm kích thích tư duy độc lập
và sáng tạo của người học.
Phương pháp dự án đã đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên
trong dạy học thực hành kỹ thuật. Chính vì thế tác giả luận văn đã nghiên cứu
đề tài “ Vận dụng phương pháp dự án vào dạy môn thực hành máy điện tại
trường CĐN KTKT Vinatex-Nam Định”.


10


2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích.
Vận dụng phương pháp dự án vào dạy thực hành sửa chữa máy
điện nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
2.2 Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình dạy học thực hành máy điện ở Trường CĐN KTKT
Vinatex- Nam Định.
2.3 Phạm vi nghiên cứu.
Dạy học thực hành sửa chữa vận hành máy điện theo định
hướng dự án tại Trường CĐN KTKT Vinatex- Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dự án vào
dạy thực hành sửa chữa vận hành máy điện.
3.2 Khảo sát thực trạng dạy học thực hành môn máy điện tại Trường CĐN
KTKT Vinatex- Nam Đinh
3.3 Xây dựng một số bài giảng của môn học sửa chữa vận hành máy điện
theo định hướng dự án.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ trên tác giả đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu như sau:
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Đọc, nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến nội dung môn học,
nghiên cứu tài liệu dạy học định hướng hành động và phương pháp dạy
học theo dự án trong lý luận dạy học chuyên ngành.
- Tham khảo tài liệu, sách báo, các cơng trình nghiên cứu về phương
pháp dự án có liên quan.


11


4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-

Sử dụng phiếu điều tra trưng cầu ý kiến, trao đổi trực tiếp trên đối
tượng là cán bộ, giáo viên và học sinh CNKT và KTV trung cấp nghề
điện

-

Tiến hành quan sát trực tiếp thông qua việc lên lớp để khảo sát, trao
đổi, đánh giá thực trạng giảng dạy của môn học thực hành.

4.3 Phương pháp chuyên gia.
-

Lấy ý kiến của giáo viên dạy thực hành, các cán bộ chuyên ngành, cán
bộ quản lý để nhận định, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc ứng
dụng PPDH định hướng dự án trong dạy học thực hành sửa chữa vận
hành máy điện.

Lấy ý kiến chuyên gia về phương pháp dạy học, về chương trình giảng
dạy, về nội dung, phương pháp, phương tiện
5. Cấu trúc nội dung luận văn.
Luận văn gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận của việc vận dụng phương pháp dự án vào dạy
thực hành sửa chữa máy điện

+

Chương 2: Thực trạng dạy học môn sửa chữa vận hành máy điện tại
trường cao đẳng nghề KTKT VINATEX.

+

Chương 3: Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học môn học sửa chữa
vận hành máy điện.

12


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN
VÀO DẠY HỌC THỰC HÀNH SỬA CHỮA VẬN HÀNH MÁY ĐIỆN
1.1 Tổng quan phương pháp dạy học dự án
1.1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học dự án
1.1.1.1 Phương pháp.
Phương pháp là cách thức, con đường để đạt mục đích nào đó.
Theo cách nói của Heghen phương pháp là “hình thức tự vận động bên trong
của nội dung”.[2]
Như vậy có thể nói, phương pháp là cách thức hoạt động của con
người một cách có khoa học nhằm đạt được mục đích đã định trước. Do đó
phương pháp có mặt chủ quan và khách quan. Mặt khách quan đó là tác động
của những quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của đối tượng (khách thể)
và được con người (chủ thể) nhận thức. Con người là chủ thể của phương
pháp, trước khi tác động vào đối tượng phải có những hiểu biết cần thiết về
đối tượng, hay nói cách khác là phải nhận thức được quy luật khách quan chi
phối đối tượng mà chủ thể định tác động. Mặt chủ quan, là những cách thức

mà con người vận dụng những quy luật khách quan để nghiên cứu và điều
khiển đối tượng. Sau khi đã hiểu biết về đối tượng, chủ thể tìm kiếm, lựa chọn
những thao tác thích hợp để tác động vào đối tượng.
Vậy phương pháp bao giờ cũng được chủ thể xây dựng trên cơ sở
của những đối tượng nhất định, để đạt mục đích nhất định, hay nói cách khác,
đối tượng nào phương pháp ấy. Mặc dù phương pháp có thể áp dụng cho
nhiều đối tượng (được gọi là phương pháp chung), nhưng không có phương
pháp vạn năng cho mọi đối tượng.

13


1.1.1.2 Phương pháp dạy học
Khái niệm:
Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động tương tác được
điều chỉnh của GV và HS hướng vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học.[2]
Phương pháp dạy học là con đường chính yếu, cách thức làm việc
phối hợp, thống nhất của thầy và trị, trong đó: Thầy truyền đạt nội dung giáo
dục, để trên cơ sở đó và thơng qua đó chỉ đạo sự học tập của trò, còn trò tự
lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân, để cuối cùng đạt tới mục đích
dạy học.[2]
Một cách khái quát nhất:
Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức làm việc phối hợp
và thống nhất của thầy và trò (trong đó thầy đóng vai trị chủ đạo, trị đóng vai
trị tích cực, chủ động) nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học, như vậy, PPDH
bao gồm cả phương pháp dạy và phương pháp học.
Những dấu hiệu đặc trưng của PPDH:
+ PPDH phản ánh hình thức vận động của nội dung dạy học.
+ PPDH phản ánh sự vận động của q trình nhận thức của học

sinh nhằm đạt mục đích học tập.
+ PPDH phản ánh cách thức hoạt động, sự tương tác, sự trao đổi
thông tin dạy học giữa thầy và trò.
+ PPDH phản ánh cách thức tổ chức, điều khiển hoạt động nhận
thức của thầy: Kích thích và xây dựng động cơ, tổ chức các hoạt động nhận
thức và kiểm tra, đánh giá kết quả nhận thức của học sinh, phản ánh cách thức
tự tổ chức, tự điều khiển, tự kiểm tra đánh giá của học sinh.
Một số đặc điểm của phương pháp dạy học:

14


+ Tính mục đích: Đó là dấu hiệu cơ bản của phương pháp, mục
đích nào phương pháp ấy. Nó giúp người học thực hiện mục đích của mình
trong thực tiễn như: nhận thức và cải tạo thế giới theo nhu cầu của con người,
hoặc cải tạo chính bản thân con người.
+ Tính cấu trúc: Trên con đường đi tới mục đích, con người phải
thực hiện một loạt các thao động tác được sắp xếp, tổ chức theo một trình tự
nhất định, có hệ thống và có kế hoạch.
+ Phương pháp gắn liền với nội dung: nội dung quy định PP
nhưng bản thân PP lại có tác động trở lại nội dung, làm nội dung phát triển
một bước mới và ngày càng hoàn thiện hơn.
1.1.1.3 Phương pháp dạy học dự án.
Trong các tài liệu hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về
phương pháp dạy học dự án. Một số tác giả như: Gudions [23]HaSel [26] sử
dụng khái niệm này như một hình thức dạy học. Một số khác như Chott [21]
Frey giải thích khái niệm này như một nguyên tắc dạy học trong phương pháp
dạy học phức hợp. “Bằng phương pháp này thầy và trò cùng nhau giải quyết
những vấn đề về mặt lý thuyết và thực hành trong các giai đoạn học tập, tạo
điều kiện để học sinh tham gia và quyết định trong các giai đoạn học tập, học

sinh phải thực hiện, tự quyết định và kết quả là tạo ra một sản phẩm nhất
định”.[22]
1.1.2 Mục đích của phương pháp dạy học dự án.
Đây là phương pháp có cấu trúc mở, phương pháp này xuất hiện
vào những năm 60 và 70 thập niên trước, với những tư tưởng căn bản nhằm:
+ Tích hợp kinh nghiệm trong cuộc sống và qua đào tạo.
+ Thống nhất giữa công việc chân tay và trí óc.
+ Người học tham gia vào việc xác định(mục tiêu, nội dung,
phương pháp) và cùng tổ chức quá trình dạy học.

15


+ Học tập có tính chất nhóm, tập thể.
1.1.3 Cơ sở triết học và tâm lý học.
- Cơ sở triết học.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư duy và hành động,
giữa nhận thức cảm tính và lý tính.
- Cơ sở tâm lý học.
+ Q trình nhận thức là quá trình tác động qua lại giữa hoạt động
trí tuệ và hoạt động thực hành.
+ Trong q trình nhận thức, kinh nghiệm từ hoạt động tự lực của
cá nhân đóng vai trị quan trọng.
+ Nhân cách được hình thành thơng qua các hoạt động phức hợp
điều đó giúp hình thành và phát triển nhân cách tồn diện.
+ Kết hợp nhiều giác quan để nhận thức, tự tìm tịi và phát triển
động cơ hứng thú ở học sinh.
1.1.4 Một số đặc điểm của phương pháp dự án
Theo GS -TS. Hanno Hortch [26], từ góc độ nhìn của lý luận dạy
học, phương pháp này có một số đặc điểm cơ bản sau:

1.1.4.1 Phải có trước một dự định về một vấn đề
- Dự án tự nó chỉ là một phương tiện nhằm giúp cho sự tương tác
tích cực của người học đối với lĩnh vực lĩnh hội.
- Làm việc bằng dự án cũng có những mục đích sư phạm (phát
triển kỹ năng, kỹ xảo, kiến thức và thái độ như trong chương trình quy định).
- Như vậy dự án là một phương tiện trong quá trình sư phạm nhằm
thực hiện mục tiêu và phù hợp với mục tiêu đó.
1.1.4.2

“Làm việc theo dự án” phải biểu hiện cấu trúc giải quyết vấn đề

16


Nếu người học tự giải quyết các nhiệm vụ học tập theo cách thức
giải quyết đã có sẵn, thì những cơng việc độc lập ấy của học sinh chưa có cấu
trúc giải quyết vấn đề.
1.1.4.3

Có tối thiểu hai phương án giải quyết vấn đề.

- Vấn đề cần giải quyết ít nhất phải có hai cách thức giải quyết.
Ví dụ : “Dự án sửa chữa máy biến áp” HS có thể đưa ra các phương
án
+ Sửa chữa từng chi tiết trong máy biến áp.
+ Sửa chữa từng cụm chi tiết trong máy biến áp.
- Trên cơ sở những phương án đề ra, cùng nhau phân tích lựa chọn
phương án phù hợp nhất với yêu cầu của dự án và điều kiện thực tế.
1.1.4.4 Phải hướng vào kinh nghiệm và hứng thú của người học (định
hướng người học)

Dạy học theo dự án giúp phát triển động cơ học tập của người học,
khi đề tài của dự án phù hợp với hứng thú và nhu cầu của họ. Mặt khác, hứng
thú của học sinh cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
+ Người học cần xác định rõ dự án.
+ Dự án cần có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn (có thể là hoạt
động nghề nghiệp hoặc cuộc sống thường nhật ).
+ Phải tạo ra sự hứng thú của người học để người học có thể tích
cực chủ động trong q trình học tập.
1.1.4.5 “Làm việc theo dự án” phải biểu thị bằng “Hành động học trọn
vẹn” (thực hiện đầy đủ các khâu: Hành động định hướng – thực hiện hành
động – kiểm tra đánh giá).
- Làm việc định hướng dự án được đặc trưng bởi hoạt động học tập
có tính chất tồn vẹn.
- Cơ sở tâm lý học :
+ Định hướng – thực hiện hành động – kiểm tra.

17


+ Định hướng – tạo mục tiêu – lập kế hoạch hành động – thực tiễn
– kiểm tra.
1.1.4.6 Được tiến hành theo nhóm lớn, nhóm nhỏ hay cá nhân.
+ Việc lập kế hoạch hành động hay học tập và hành động cơng
việc, phân chia cơng việc trong nhóm, kiểm tra kết quả.v.v…do người học tự
tổ chức.
+ Trong làm việc với dự án chủ yếu là học tập theo nhóm.
+ Mở rộng lĩnh vực nghề nghiệp và chun mơn.
+ Tích hợp nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau để giải quyết.
+ Việc thực hiện các vấn đề định hướng thực tiễn không bị giới
hạn bởi môn học truyền thống.

+ Làm việc với dự án đòi hỏi sự liên quan đến nhiều bộ mơn hay
nhiều nội dung khác nhau (tích hợp nhiều kiến thức chuyên môn khác nhau để
giải quyết ).

1.1.4.7 Vận dụng nhiều phương pháp và phương tiện, thiết bị dạy học.
+ Q trình dạy học theo dự án địi hỏi vận dụng nhiều phương
pháp và phương tiện, thiết bị dạy học.
+ Các đề tài của dự án nên xuất phát và gắn liền với thực tiễn, phù
hợp với khả năng của người học.
1.1.4.8 Thiên về tự tổ chức, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động học của
người học. [23]
+ Trong quá trình thực hiện dự án, HS được tham gia quyết định
và tự quyết định trong các giai đoạn của quá trình dạy học, đặc biệt trong việc
xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án. Trong chừng mực phù hợp, học sinh
có thể tham gia xác định và đánh giá dự án.
+ Kết quả công việc của dự án vừa có giá trị cho cá nhân người
học, vừa có giá trị xã hội cao.
18


1.1.5 Cấu trúc cơ bản của phương pháp dự án
Sơ đồ 1.1. Cấu trúc của dạy học dự án
(Cấu trúc dạy học dự án theo Frey) [23]
Hình thành ý tưởng dự án

Khơng khả thi

Khơng khả thi

Phân tích ý

tưởng(kết quả là
dự thảo dự án)

Lập kế hoạch dự
án(kết quả là kế
hoạch dự án)

Thực hiện dự án

Khơng đạt

Kết thúc dự án

Có thể
phát triển

Kết thúc
theo dự
định

- Hình thành ý tưởng của dự án:
+ Tìm kiếm ý tưởng, dự định về dự án thường xuất phát từ thực
tiễn xã hội và từ nội dung chương trình đào tạo. Giáo viên (GV ) và HS cùng
nhau đề xuất, xác định đề tài hoặc GV giới thiệu một số hướng đề tài và HS tự
chọn, cũng có thể đề tài do HS tự đề ra. Khi GV đặt ra nhiệm vụ đặc trưng
công việc của dự án có thể được lập kế hoạch và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên
trách nhiệm, sự thích hợp và hứng thú của người học đối với cơng việc có thể
bị hạn chế.
+ Khi dự án phù hợp thì người học tự chịu trách nhiệm và sự hứng
thú với công việc của họ cao hơn.

- Phân tích ý tưởng của đề tài:

19


+ Từ ý tưởng về dự án, thảo luận để sơ bộ phác thảo dự án, đặt
vấn đề, phương pháp làm việc, sản phẩm của dự án. Các nhóm học tập phải
thảo luận ý tưởng dự án. Đối với việc thảo luận GV cần khuyến khích HS bày
tỏ suy nghĩ v.v...
+

Các tiêu chí phân tích gồm: Hứng thú của người học, giá trị của

dự án đối với dạy học. Khả năng thực hiện và giá trị sử dụng của dự án. Sau
khi thảo luận, nếu có ý tưởng dự án khơng khả thi thì cần xây dựng lại ý
tưởng. Trường hợp khả thi, HS cần tiếp tục sơ bộ xác định thời gian, lĩnh vực
công việc cần phải làm và kết quả sẽ đạt được.
- Lập kế hoạch dự án:
Xác định những công việc cụ thể cần phải làm, các hoạt động
được nêu ra một cách chính xác. Phương thức thực hiện, phân chia cơng việc
theo nhóm và phân chia nhiệm vụ cá nhân, lập kế hoạch về nguyên vật liệu,
thời gian, phương tiện, phương pháp để tiến hành.v.v...kế hoạch thời gian cần
được đặt ra cho các hoạt động riêng lẻ.
- Thực hiện dự án:
+ Các nhóm làm việc theo kế hoạch.
+ Có thể ứng dụng các hình thức tổ chức học khác nhau như :
Theo nhóm, cá nhân, tổ.
+ Học sinh vận dụng kinh nghiệm và kiến thức kết hợp tham khảo
tài liệu, kinh nghiệm của người khác. Những kết quả trung gian trong quá
trình thực hiện được tự kiểm tra hoặc qua GV kiểm tra tạo điều kiện tạo nên

những thông tin phản hồi cần thiết.
- Kết thúc dự án:
+ Giới thiệu, đánh giá kết quả, tiến trình và phương pháp tiến
hành.
+ Công việc dự án kết thúc có kết quả cụ thể.
Ví dụ: Kết quả dự án là một sản phẩm cụ thể hay một bảng giới
thiệu kết quả thí nghiệm.

20


+ Thường khi kết thúc dự án GV và HS phân tích, đánh giá q
trình thực hiện và kết quả xem có thể phát triển dự án hay cần bổ sung ý
tưởng ban đầu của dự án.
+ Việc kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học phải
được tiến hành trong quá trình làm việc hợp tác trong nhóm, kết hợp giữa GV
và HS cụ thể là:
+ Người học phải tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của chính
bản thân mình.
+ Người học phải tự thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
lẫn nhau trong nhóm.
+ Thơng qua kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả của người học (cá
nhân, nhóm), kết hợp với quá trình theo dõi, giáo viên đánh giá kết quả học
tập của từng học sinh. Trọng tâm của công tác kiểm tra, đánh giá không phải
ở chất lượng sản phẩm cuối cùng do học sinh làm ra mà đó là cả q trình,
đặc biệt là cách giải quyết vấn đề trong q trình làm ra sản phẩm đó.
1.1.6 Đặc điểm cấu trúc dạy học dự án.
Bao gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn nhà sáng chế tìm tịi phát minh bắt đầu từ những vấn
đề nảy sinh trong cuộc sống và trong kỹ thuật, nhà phát minh hình thành ý

tưởng. Sau đó nhà phát minh tìm hiểu trong kho tàng kiến thức, kinh ngiệm
của lồi người xem đã có cách giải quyết vấn đề đó hoặc tương tự như thế
chưa ? Nếu chưa có thì nêu tất cả các giải pháp và lựa chọn một giải pháp
thích hợp và xây dựng kiến thức mới làm công cụ giải quyết.
+ Giai đoạn tiếp theo là của nhà sản xuất công nghệ. Trên cơ sở
giải pháp của nhà phát minh, lập kế hoạch để thực hiện, Thực hiện kế hoạch
để tạo ra sản phẩm. Đánh giá sản phẩm và đưa vào thực tế sử dụng.
Như vậy là bằng cấu trúc dạy học dự án, HS được làm quen và
dần hình thành tư duy sáng tạo trong kỹ thuật theo kiểu các nhà phát minh
đồng thời cũng được làm quen với việc tổ chức quản lý sản xuất. Trong quá

21


×