Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.23 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên, vật liệu tại Công ty
Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam
2.1.1 Đặc điểm và phân loại nguyên, vật liệu
Do sản phẩm sản xuất ra là các loại Động cơ và các loại Xe máy. Nên
nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan – Việt Nam
nhiều, với nhiều trạng thái, chủng loại khác nhau, cồng kềnh và chiếm nhiều
diện tích.
Hơn nữa, nguyên, vật liệu chủ yếu mang tính chất cơ khí và chế tạo máy
nên phải mang tính chính xác cao. Ngoài ra, nguyên, vật liệu dùng cho chế tạo
Xe máy và Động cơ có tính chất và đặc điểm khác biệt nhau...
Do đặc tính của nguyên, vật liệu là cồng kềnh, nhiều chủng loại, dễ bị ôxi
hoá...Vì vậy, công ty có một hệ thống kho rộng rãi, khô thoáng, được xây ngăn
ra từng khu, từng kho nhỏ theo từng đặc điểm Nguyên, vật liệu để bảo quản
đảm bảo chất lượng. Các nguyên, vât liệu tại công ty được bố trí rất hợp lý, sao
cho dễ phát hàng ra dây chuyền sản xuất và dễ kiểm kê, phân loại...
Tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan – Việt Nam, nguyên, vật
liệu dùng để lắp ráp Động cơ và Xe máy nên được tập hợp vào hai xưởng riêng
biệt: nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất lắp ráp Động cơ được tập hợp vào Kho
xưởng 2, nguyên, vật liệu dùng cho sản xuất lắp ráp Xe máy được tập hợp vào
Kho xưởng 1.
Do tính chất sản phẩm của công ty là sản phẩm mang tính chất kỹ thuật
cao, được cấu tạo gắn liền với chuyển động cơ học. Vì vậy nếu thiếu bất kỳ một
chi tiết nhỏ nào cũng không thể lắp ráp ra sản phẩm được. Cho nên tất cả các
nguyên, vật liệu đều được phân loại thành nguyên, vật liệu chính mà không có
nguyên, vật liệu phụ.
Những nguyên, vật liệu khác phát sinh như : Dầu, mỡ, chất bôi trơn, chất
bảo quản… khi phát sinh thì tính thẳng vào chi phí chứ không tính vào TK 152.
Nguyên, vật liệu của công ty chủ yếu là do các đơn vị công ty vệ tinh tại
Việt Nam trong tập đoàn Lifan cung cấp. Ngoài ra để đảm bảo cho nhu cầu sản


xuất khi khối lượng sản xuất lớn, nguyên, vật liệu của công ty còn được thu mua
của các công ty ngoài tập đoàn.
2.1.2 Tính giá nguyên, vật liệu
Bên cạnh việc phân loại, tính giá NVL cũng là một khâu rất quan trọng
trong tổ chức hạch toán kế toán NVL, nhằm xác định giá trị nguyên vật liệu để
ghi sổ kế toán.
- Tại công ty, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được xác định như sau:
+ Đối với nguyên, vật liệu nhập trong nước
Nguyên vật, liệu mua ngoài: giá trị nguyên, vật liệu nhập kho là giá mua
ghi trên Hóa đơn cộng với các khoản chi phí thu mua vận chuyển, bến bãi…
GIÁ NVL
NHẬP
KHO
=
Giá ghi trên
hoá đơn
+
Chi phí thu
mua (nếu có)

Ghi chú :Chi phí thu mua bao gồm chi phí : lưu kho, bến bãi...
Nguyên, vật liệu nhập kho là gia công: là trị giá nguyên, vật liệu xuất đi
gia công cộng với phí gia công.
GIÁ NVL
NHẬP
KHO
=

Trị giá nguyên vật liệu
xuất gia công
+ Phí gia công
+ Đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu: giá nguyên, vật liệu nhập kho là giá
ghi trên tờ khai hải quan cộng với Thuế nhập khẩu và chi phí thu mua nếu có.
GIÁ NVL
NHẬP
= Giá ghi trên
tờ khai hải
+ Thuế nhập khẩu + Chi phí thu mua
(Nếu có )
KHO quan
Chi phí thu mua bao gồm chi phí : lưu kho, bến bãi...
- Giá trị nguyên, vật liệu xuất kho: được xác định theo phương pháp bình
quân gia quyền. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn
kho đầu kỳ và NVL nhập kho trong k ỳ để tính giá bình quân của một đơn vị
NVL.Và được xác định theo công thức sau:
Giá thực tế
NVL xuất dùng
=
Số lượng
nguyên, vật
liệu xuất dùng
x
Giá đơn vị
bình quân gia
quyền
Giá đơn vị
bình quân
gia quyền

=
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ +
Giá thực tế NVL nhập
trong kỳ
Lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ +
Lượng thực tế NVL nhập
trong kỳ
Ví dụ:
Tồn kho đầu tháng 12/2008 của Cụm đồng hồ công tơ mét loại C110 là 800
chiếc, tổng trị giá thực tế là 60.448.000đ.
Trong tháng 12/2008, công ty tiến hành thu mua được 800 Cụm đồng hồ
công tơ mét C110 với tổng trị giá là 60.800.000đ.
Tổng số Cụm đồng hồ công tơ mét C110 xuất kho trong tháng 12/2008 là
350 chiếc.

+ Cuối tháng, kế toán xác định đơn giá bình quân xuất của Cụm đồng hồ
công tơ mét C110:
Giá bình quân 1Cụm đồng
hồ công tơ mét C110
=
60.448.000 + 60.800.000
800 + 800
= 75.780
2.2 Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe
máy LIFAN – VIỆT NAM
Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam là một doanh nghiệp
sản xuất, NVL có ảnh hưởng rất lớn trong hoạt động của công ty. Vì vậy cần đảm
bảo việc theo dõi tình hình biến động của từng loại NVL một cách chính xác, do
đó kế toán chi tiết NVL là một khâu rất quan trọng trong kế toán NVL.
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán

chi tiết NVL. Phương pháp này kết hợp việc theo dõi chi tiết từng loại NVL tại
kho và tại phòng kế toán nhằm cung cấp thông tin nhập, xuất, tồn kho của từng
loại NVL nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
2.2.1 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho
Tại kho, thủ kho dùng thẻ kho để theo dõi sự biến động của NVL về mặt
số lượng. Thẻ kho được mở cho từng danh điểm NVL.
Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ xuất, nhập NVL từ phòng Cung
ứng, thủ kho kiểm tra tính hợp lí và hợp pháp của các chứng từ này rồi tiến hành
nhập, xuất NVL. Sau đó, thủ kho phân loại chứng từ và lấy số liệu ghi vào Thẻ
kho. Cuối tháng, căn cứ vào Thẻ kho, thủ kho lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
kho của từng danh điểm NVL để đối chiếu với số liệu trong Thẻ chi tiết nguyên
vật liệu do kế toán nguyên vật liệu lập.
Thẻ kho được lập theo mẫu sau: (Biểu 2.1 – Trang 22)

Doanh nghiệp: Cty LFVN
THẺ KHO
Mẫu số:12-DN
Tên kho: 1(Lắp ráp Xe máy)
Theo QĐ số15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ tài chính
Ngày lập thẻ : 01/01/2008
Tờ số : 32
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: ........................Cụm đồng hồ công tơ mét...................
.......................................................................................................................................
Đơn vị tính :....................Chiếc............Mã số......................C110................................
Ngày tháng năm
Chứng từ
DIỄN GIẢI
Số lượng

Ký xác nhận của kế toán
Số hiệu
Ngày tháng ghi sổ
Biểu 2.1: Mẫu Thẻ kho
Cuối tháng, căn cứ vào Thẻ kho thủ kho tiến hành lập Báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư theo mẫu sau:
Biểu 2.2: Mẫu báo cáo tổng hợp nhập - xuất - tồn
CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT NAM
-------------o0o----------------------
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Bộ phận lập : Kho xưởng 1- Lắp ráp Xe máy
STT
Tên linh kiện
Chủng loại
Tồn đầu
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại phòng kế toán
Tại phòng kế toán, kế toán nguyên vật liệu mở Thẻ chi tiết nguyên vật
liệu để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn NVL về số lượng và giá trị. Thẻ chi
tiết nguyên vật liệu được mở cho từng danh điểm NVL tương ứng với Thẻ kho.
Hàng ngày, kế toán nguyên, vật liệu xuống kho để nhận chứng từ nhập,
xuất NVL. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán ghi số lượng và tính thành tiền
ghi vào Thẻ chi tiết nguyên vật liệu. Riêng đối với các nghiệp vụ xuất kho NVL,
do công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá NVL xuất kho
nên nghiệp vụ xuất NVL chỉ được ghi cột số lượng. Đến cuối tháng, khi đã xác
định được đơn giá một đơn vị NVL, kế toán mới tính ra giá NVL xuất kho và
ghi vào cột thành tiền. Mỗi nghiệp vụ nhập, xuất NVL được ghi vào một dòng

trên Thẻ chi tiết nguyên vật liệu. Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng sổ và đối
chiếu với số liệu trên Thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển lên, nếu có chênh
lệch sẽ tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh.
Mẫu Thẻ chi tiết nguyên vật liệu được trình bày như Biểu 2.3 trang 25.
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên Thẻ kho kế toán, kế toán lập Bản tổng
hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Bảng này tổng hợp lại tình hình nhập,
xuất, tồn theo từng danh điểm NVL về cả mặt số lượng và giá trị. Mỗi danh
điểm NVL được ghi trên một dòng của Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên
vật liệu. Bảng này được lập từng tháng, chung cho tất cả các loại NVL.
Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu được lập theo mẫu ở Biểu 2.4
trang 26.
Đơn vị:
Công ty
LF - VN
M
Địa chỉ:
Mỹ Hào –
Hưng Yên
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 cuả Bộ trưởng BTC)
THẺ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Tên vật liệu, sản phẩm : Cụm đồng hồ công tơ mét - C110
Mở sổ : Ngày 01Tháng 12 Năm 2008
Ngày
tháng
Chứng từ
Diễn giải Đơn giá
Nhập
SH NT
Số

lượng
Tiền
lượng
Tồn đầu tháng 12/2008 75.560
02/12 10/12 02/12 Nhập của thiên nghi 76.000 200 15.200.000
08/12 35/12 08/12 Nhập của thiên nghi 76.000 250 19.000.000
08/12 13/12 08/12 Xuất sản xuất 75.780
11/12 19/12 11/12 Xuất sản xuất 75.780
22/12 41/12 22/12 Nhập của thiên nghi 76.000 200 15.200.000
23/12 27/12 23/12 Xuất sản xuất 75.780
26/12 49/12 26/12 Nhập của thiên nghi 76.000 150 11.400.000
27/12 36/12 27/12 Xuất sản xuất
……. …….. …….. …………………… ……… …….. ………. ………
Cộng cuối tháng 12/2008 800 60.800.000


Ngày 31 tháng 12 năm 2009
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Biểu 2.3: Mẫu thẻ chi tiết nguyên vật liệu
Căn cứ vào Thẻ chi tiết nguyên vật liệu, kế toán lập báo cáo tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn
CÔNG TY LIÊN DOANH CHẾ TẠO XE MÁY LIFAN VIỆT
NAM
BÁO CÁO TỔNG HỢP NHẬP - XUẤT - TỒN
Ngày lập : 31/12/2008
Đối tượng: Xưởng lắp ráp Xe máy
ST
T Tên linh kiện

Chủn
g loại
Tồn đầu Nhập Xuất Tồn
Ghi
chú
Lượn
g
Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền
Lượn
g
Tiền
1 Cụm đồng hồ công tơ mét C110 800 60.448.000 800 60.800.000 350 26.523.000 1250 94.725.000
2 Cụm đồng hồ công tơ mét C100 500 30.000.000 500 32.500.000 50 3.125.000 950 59.375.000
3 Cụm đồng hồ công tơ mét W100 105 8.610.000 100 8.200.000 160 13.120.000 45 3.690.000
4 Đầu xilanh C110 785 96.955.350 600 75.000.000 350 43.454.250 1.035 128.501.100
5 Đầu xilanh C100 480 60.000.000 95 11.875.000 50 6.250.000 525 65.625.000
6 Đầu xilanh W100 100 12.850.000 84 10.794.000 160 20.560.000 24 3.084.000
7 Nắp máy trái C110 503 15.593.000 250 7.750.000 350 10.850.000 403 12.493.000
… ………………………… ….. …… ………… …….. ……….. ……… ………… ……. ……….
… ………………………… ….. …… ………… …….. ……….. ……… ………… ……. ……….
327 Cụm đèn pha W100 93 9.486.000 87 8.874.000 160 16.320.000 20 2.040.000
Cộng
1.907.448.000 2.069.919.000 1.982.074.000 1.995.293.000
Người lập Kế toán trưởng
(ký,ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Biểu2.4: Mẫu báo cáo tổng hợp - nhập - xuất - tồn

2.3 Thực trạng Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh
Chế tạo Xe máy Lifan – Việt Nam
2.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng

Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp kê khai thưòng xuyên để hạch toán
tổng hợp NVL. Đây là phương pháp ghi chép, phản ánh thường xuyên, liên tục
các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên tài khoản và sổ sách kế
toán. Để hạch toán tổng hợp NVL, kế toán sử dụng tài khoản:
TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
Đồng thời mở chi tiết theo từng Xưởng lắp ráp để tiện theo dõi như sau:
TK 152.4 : Phản ánh Nguyên, vật liệu dùng để lắp ráp Xe máy
TK 152.6: Phản ánh Nguyên, vật liệu dùng để láp ráp Động cơ
Kết cấu TK 152 " Nguyên liệu, vật liệu" có kết cấu như sau:
Dư nợ đầu kỳ : phản ánh số nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
Bên nợ : phản ánh các nghiệp vụ làm tăng nguyên vật liệu trong kỳ như:
- Nguyên, vật liệu mua về nhập kho
- Nguyên, vật liệu gia công nhận về
- Số lượng nguyên vật liệu thừa phát hiện do kiểm kê....
Bên có : Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm nguyên vật liệu trong kỳ như:
- Xuất nguyên vật liệu sản xuất
- Xuất bảo hành
- Xuất sửa chữa
- Xuất bán....
Dư cuối kỳ : Dư nợ : phản ánh số nguyên vật liệu tồn kho đến cuối kỳ
Ngoài ra kế toán sử dụng các tài khoản liên quan: TK 111, TK 112,
TK133, TK 141, TK 152, TK 621, TK 627, TK 642...
Công ty không sử dụng TK 151 – Hàng mua đang đi đường
2.3.2 Thực trạng kế toán các nghiệp vụ biến động tăng nguyên, vật liệu
Nguyên, vật liệu tại Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt
Nam được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau đế đáp ứng cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh.
2.3.2.1 Trường hợp nguyên, vật liệu tăng do mua ngoài
Sản phẩm sản xuất của công ty là các loại Động cơ và Xe máy. Để sản xuất
ra một sản phẩm cần sử dụng một lượng vật tư khá lớn. NVL của công ty chủ

yếu là do mua ngoài. Việc thu mua NVL do phòng Cung ứng vật tư đảm nhận.
Căn cứ vào dự toán NVL, cán bộ phòng Cung ứng vật tư sẽ tiến hành thu mua
từ những nhà cung cấp có NVL đảm bảo chất lượng và chào giá thấp nhất.
Khi NVL về đến công ty, công ty sẽ thành lập Hội đồng kiểm nghiệm vật
tư bao gồm đại diện phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, phòng Cung ứng vật
tư và thủ kho để kiểm tra chất lượng của NVL. Nếu phẩm chất, quy cách của
NVL đúng với yêu cầu trong hợp đồng kinh tế sẽ được phép nhập kho và đưa
vào sử dụng, còn nếu không đúng sẽ thông báo với nhà cung cấp để xử lý.
Trong quá trình kiểm nghiệm, Hội đồng kiểm nghiệm sử dụng Biên bản kiểm
nghiệm vật tư, thiết bị.
Ví dụ 2.1:
Ngày 02/12/2008, Công ty Liên doanh Chế tạo Xe máy Lifan - Việt Nam
mua Cụm đồng hồ công tơ mét các loại: Loại C110 số lượng 200 chiếc, đơn giá
76000đ/chiếc. Loại C100 số lượng 150 chiếc, đơn giá 65000đ/chiếc. Loại W100
số lượng 30 chiếc, đơn giá 82000đ/chiếc của Công ty Thiên Nghi, thuế GTGT
10%. Công ty chưa thanh toán tiền cho bên cung cấp vật tư. Trước khi nhập
kho, Hội đồng nghiệm thu tiến hành kiểm tra chất lượng của NVL. Biên bản
nghiệm thu vật tư, thiết bị được lập theo Biểu 2.5: Biên bản kiểm nghiệm vật tư
thiết bị - Trang 29
Đơn vi: Công ty LF - VN BIÊN BẢN KIỂM Kí hiệu: 7.4TT01BM04

×