Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THẠCH BÀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.47 KB, 16 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THẠCH BÀN
3.1. Nhận xét chung vê công tác kế toán NVL tại công ty CP Thạch Bàn
Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Thạch Bàn
đã tăng cường sản xuất kinh doanh để đạt được kế hoạch đề ra, bên cạnh đó công
ty cũng luôn coi trọng chất lượng sản phẩm đã đầu tư mua sắm thiết bị, dây truyền
công nghệ tiên tiến hiện đại để đưa vào sản xuất cho năng suất lao động cao và
chất lượng sản phẩm tốt. Có được kết quả như hiện nay một phần là nhờ công ty đã
có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh, công ty đã bố
trí các phòng ban đảm nhiệm phù hợp.
- Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm năng động,
sáng tạo, có đội ngũ công nhân lành nghề
3.1.2. Ưu điểm
3.1.2.1. Ưu điểm chung
Kế toán với vai trò là một công cụ quản lý kinh tế tài chính sắc bén được đầu
tư đúng mức đã và đang góp một phần không nhỏ trong việc tăng cường năng lực
và hiệu quả quản lý ở Công ty Cổ phần Thạch Bàn.
Công ty Cổ phần Thạch Bàn lựa chọn hình thức Nhật ký chung rất phù hợp
cho việc phân công lao động kế toán, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hệ thống chứng từ công ty sử dụng tương đối đầy đủ và hoàn thiện bao gồm
những chứng từ bắt buộc và những chứng từ hướng dẫn của Bộ Tài chính. Chính vì
sự chặt chẽ này nên có thể nói hệ thống chứng từ của công ty đáp ứng yêu cầu của
cơ quan quản lý.
Về hệ thống tài khoản của công ty sử dụng hầu hết các tài khoản phù hợp
với quy mô sản xuất kinh doanh.
Về hệ thống báo cáo, công ty sử dụng hầu hết các loại báo cáo điều này đã
giúp cung cấp thông tin tương đối đầy đủ.
Về hệ thống sổ sách: Từ khi hình thức sổ kế toán mới được áp dụng đến nay
phòng kế toán đã có một hệ thống sổ sách kế toán chặt chẽ, liên quan với nhau.


3.1.2.2. Ưu điểm về kế toán nguyên vật liệu
- Thứ nhất: Về quản lý với việc tổ chức công tác kế toán khá chặt chẽ ở các
khâu. Em nhận thấy việc hạch toán nguyên vật liệu ở công ty đã đáp ứng yêu cầu
quản lý cũng như yêu cầu của Bộ Tài chính. Kế toán vật tư đã có sự phối hợp chặt
chẽ đồng bộ với các phần hành kế toán khác và các phòng ban như phòng vật tư,
thủ kho, từ việc nhập chứng từ đến việc phản ánh lên sổ kế toán, đảm bảo cung cấp
thông tin chính xác kịp thời về tình hình sử dụng, dự trữ cho người quản lý.
- Thứ hai: Về tình hình cung cấp vật liệu của công ty gồm nhiều loại, các
hoạt động nhập xuất lại diễn ra thường xuyên đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Để
đảm bảo đáp ứng yêu cầu này công ty đã tổ chức khá tốt đảm bảo cung cấp nguyên
vật liệu đầy đủ, chính xác về mẫu mã, chất lượng…
- Thứ ba: Việc hạch toán tổng hợp công ty sử dụng phương pháp kê khai
thường xuyên là phù hợp với doanh nghiệp lớn.
Việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song đảm
bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán số liệu, thuận tiện cho việc sử
dụng kế toán máy.
- Thứ tư: phân loại và tính giá nguyên liệu: Nguyên vật liệu tại công ty được
phân loại một cách rõ ràng và được mã hóa tương ứng trên máy tính. Phương pháp
tính giá nguyên vật liệu là theo phương pháp tính giá thực tế, mọi trường hợp nhập
kho vật liệu được tính toán đầy đủ các yếu tố liên quan đến giá thực tế vật liệu
nhập kho. Giá xuất kho là giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ, tuy việc sử dụng
phương pháp này sẽ làm khối lượng công tác kế toán tập trung vào cuối kỳ nhưng
do được thực hiện trên máy vi tính nên đã khắc phục được nhược điểm này.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, do quy mô của công ty khá lớn và
ngày càng được mở rộng nên nguyên vật liệu được công ty sử dụng ngày càng đa
dạng phong phú về số lượng, chủng loại do đó hạch toán nguyên vật liệu tại công
ty còn một số tồn tại cần tiếp tục được hoàn thiện:
3.1.2.1. Về bộ máy kế toán
Việc luân chuyển chứng từ kế toán về phòng tài chính kế toán còn chậm chạp

nên việc cung cấp thông tin kinh tế đã xử lý cho lãnh đạo các bộ phận và cho Ban
giám đốc còn chưa kịp thời, điều này đã ảnh hưởng lớn đến công tác chỉ đạo sản
xuất của các bộ phận thuộc Công ty.
Hoạt động kiểm tra kiểm soát và phân tích tài chính của công ty chưa thực sự
hiệu qủa, công ty chưa có nhân viên chuyên làm nhiệm vụ phân tích tài chính.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc có một bộ phận
chuyên phân tích tài chính hiệu quả sẽ đem lại rất nhiều thuận lợi cho hoạt động
của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp có thể nhận biết được các dấu hiệu rủi
ro trong kinh doanh, nhận biết được các cơ hội để có biện pháp ứng xử phù hợp.
3.1.2.2. Về công tác kế toán:
Công tác kế toán ở Công ty Cổ phần Thạch Bàn được thực hiện tương đối tốt
tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý như sau:
- Tổ chức chứng từ: Nhìn chung, việc tổ chức chứng từ của công ty về cơ bản
đã tuân thủ theo những quy định của Chế độ kế toán. Tuy nhiên, do số lượng các
nghiệp vụ phát sinh nhiều, khối lượng chứng từ lớn, lại bị dồn nhiều vào cuối
tháng nên xảy ra tình trạng một số chứng từ bị thiếu chữ ký, không đúng theo quy
định của Chế độ.
- Sổ sách kế toán: Công ty hiện đang áp dụng hình thức Kế toán máy. Việc kết
chuyển số liệu lên các sổ sách tương ứng được tự động hóa theo phần mềm đã lập
trình, đảm bảo tuân thủ theo Luật kế toán và Chế độ kế toán. Tuy nhiên Công ty
không thực hiên việc in các sổ kế toán thường xuyên mà chỉ in khi có yêu cầu sử
dụng (như khi tiến hành kiểm toán). Công ty nên thực hiện việc in sao những sổ
này để đề phòng có sự cố máy tính xảy ra. Tất nhiên việc xảy ra sự cố như vậy là
rất hiếm nhưng nếu xảy ra sự cố thật thì việc tìm và ghi chép lại những số liệu đã
mất là công việc vô cùng nan giải.
3.1.2.3. Về kế toán nguyên vật liệu
- Về tổ chức thu mua, dự trữ và bảo quản
Công ty đã tổ chức được một bộ phận tiếp liệu chuyên đảm nhận công tác
thu mua vật tư trên cơ sở đã xem xét, cân đối giữa kế hoạch sản xuất và nhu cầu.
Với khối lượng vật tư sử dụng tương đối lớn, chủng loại vật tư nhiều, đa dạng mà

đơn vị vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất không để tình trạng ứ
đọng nhiều nguyên vật liệu hoặc ngừng sản xuất. Công ty đã xác định được mức
dự trữ vật liệu cần thiết, hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất. Kinh doanh không
bị gián đoạn. Hệ thống kho tàng của công ty được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp
với cách phân loại vật liệu mà công ty đã áp dụng.
-Về khâu sử dụng vật liệu: Vật liệu xuất dùng đúng mục đích sản xuất và
quản lý sản xuất dựa trên định mức vật liệu định trước xuất vật liệu sản xuất. Khi
có nhu cầu về vật liệu thì các bộ phận phải có giấy đề xuất gửi lên phòng kinh
doanh và phải được lãnh đạo xem xét, ký duyệt. Điều này giúp cho việc quản lý
nguyên vật liệu xuất vào sản xuất một cách chặt chẽ và là cơ sở chủ yếu cho việc
phấn đấu hạ thấp chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.
- Việc ghi chép một số chứng từ, sổ kế toán của công ty chưa hợp lý, sổ nhật
ký chung, giấy thanh toán tạm ứng…
- Một số chứng từ thuận tiện cho công tác hạch toán, phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh của công ty nhưng chưa được sử dụng.
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty CP Thạch Bàn
Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, xét cho
cùng thì mục tiêu của các doanh nghiệp hoạt động đều hướng tới việc tối đa hoá lợi
nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục đích này đòi
hỏi các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Thạch Bàn nói riêng phải sử
dụng đồng bộ nhiều biện pháp tổ chức, kỹ thuật quản lý. Song, một trong những
biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm đã được thực hiện và có hiệu
qủa là không ngừng tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đây luôn
là vấn đề bao trùm xuyên suốt hoạt động kinh doanh thể hiện chất lượng của công
tác quản lý kinh tế.
Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Việc xác định đúng lượng nguyên vật liệu tiêu hao, tính giá vật liệu nhập
xuất kho đúng, phù hợp trong mỗi giai đoạn góp phần cung cấp những thông tin
chính xác cho các nhà quản trị về tình hình sản xuất của công ty. Qua đó, các nhà
quản trị có thể đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc lựa chọn nhà cung cấp,

lựa chọn loại nguyên vật liệu thích hợp nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
cao nhất.
Việc hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu còn giúp Công ty Cổ phần
Thạch Bàn tiết kiệm nguyên vật liệu tránh thất thoát trong quá trình thu mua, bảo
quản, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu. Bởi vì nguyên vật liệu của Công ty (như
đất sét, bột cao lanh...) thường dễ rơi vãi trong quá trình vận chuyển, sử dụng, khó
kiểm đếm được khối lượng chính xác. Chính vì thế Công ty Cổ phần Thạch Bàn
phải không ngừng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng những đầu vào quan trọng này.
3.3. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu
Trong quá trình hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu phải chú ý những yêu cầu
và nguyên tắc sau đây:
- Việc hoàn thiện phải được dựa trên những cơ sở nhất định, đảm bảo nguyên
tắc, chuẩn mực chung cũng như điều kiện cụ thể của Công ty.
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng những quy định hiện hành của chế độ tài
chính, chế độ và chuẩn mực kế toán. Những quy định bao giờ cũng chỉ là một
khung chung, yêu cầu mọi bộ máy kế toán phải vận hành theo những khuôn khổ
nhất định. Việc áp dụng các "khung" đó như thế nào lại phụ thuộc vào sự linh hoạt
của từng đơn vị, tuyệt đối tránh cứng nhắc, sao chép rập khuôn máy móc khi vận
dụng.
- Hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm sản xuất
kinh doanh của từng doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp được phân biệt bởi các đặc
trưng: lĩnh vực hoạt động, quy mô trình độ cán bộ công nhân viên, trình độ tổ chức
quản lý… Do vậy, cùng là vận dụng chế độ nhưng bộ máy kế toán của mỗi công ty
một khác nhau, việc hoàn thiện phải có tính khả thi, gắn với điều kiện cụ thể thì
mới đem lại hiệu quả cao nhất.
- Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp
thời để phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý. Thông tin, cùng với kiểm tra là
một trong hai chức năng cơ bản của kế toán. Do đó bộ máy kế toán dù vận động
biến đổi như thế nào cũng không được xa rời chức năng của mình.

- Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm, tránh lãng phí. Phải giải quyết
mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Hoàn thiện là nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp, nếu hoàn thiện lại đi kèm với lãng phí thì việc

×