Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------

TRẦN TUẤN TRƢỜNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------

TRẦN TUẤN TRƢỜNG

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN ĐĂNG TUỆ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Giải
pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam - Chi nhánh Hịa Bình” là một kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa
học độc lập, nghiêm túc.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam- Chi nhánh Hịa Bình cung cấp và do cá nhân tơi thu thập từ các
nguồn khảo sát, điều tra và các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được
cơng bố, được trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các
cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, các website,…... Các trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hịa Bình, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Trƣờng

i



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu đề
tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo, các
khoa, phòng của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về
mọi mặt trong q trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Đăng Tuệ, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của cán bộ nhân
viên Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam- Chi nhánh Hịa Bình, đặc biệt là
ban lãnh đạo chi nhánh, các phịng ban đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những tài
liệu quý báu. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
tơi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sực ảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Hịa Bình, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Trần Tuấn Trƣờng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................3
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại ...................................................................3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm .........................................................................................3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại ...........................................3
1.2. Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại ............................................8
1.2.1. Khái niệm của hoạt động huy động vốn ...........................................................8
1.2.2 Mục tiêu của hoạt động huy động vốn ...............................................................8
1.2.3 Các hình thức huy động vốn ............................................................................10
1.2.4 Chính sách huy động vốn .................................................................................13
1.2.5 Quy trình huy động vốn ...................................................................................17
1.3 Hiệu quả huy động vốn và hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng
thương mại ................................................................................................................17
1.3.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn ...................................................................17
1.3.2 Hoàn thiện hoạt động huy động vốn ................................................................18
1.3.3 Sự cần thiết hoàn thiện hoạt động huy động vốn .............................................18
1.3.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ........................................19
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn .......................24
1.4 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả huy động vốn của một số ngân hàng thương
mại trên địa bàn .........................................................................................................25
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ..........................................................................................30

iii



CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH HỊA BÌNH..............................................................................................31
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam- Chi nhánh Hịa
Bình

....................................................................................................................31

2.1.1 Q trình hình thành và phát triển ...................................................................31
2.1.2 Cơ cấu t chức và hoạt động chính ..................................................................32
2.1.3 Kết quả hoạt động inh doanh thời

2 15 – 2017 ........................................36

2.2.2 Tăng Thu lãi – Chi lãi Quy mơ vốn huy động ..............................................44
2.2.4 Giảm chi phí tiền lương Quy mô vốn huy động ..............................................46
2.2.5 Sự n định và cơ cấu của các hình thức huy động vốn ....................................47
2.2.6 Khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động inh doanh của ngân hàng ...................51
2.3. Đánh giá hoạt động huy động vốn .....................................................................53
2.3.1 Những ết quả đạt được ...................................................................................53
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................................55
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT
NAM- CHI NHÁNH HỊA BÌNH ..........................................................................65
3.1. Định hướng phát triển chung .............................................................................65
3.2. Định hướng phát triển huy động vốn .................................................................66
3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn ..................................................66
3.3.1 Mở rộng mạng lưới PGD đến các huyện, đồng thời tăng cường các hoạt động

tiếp thị, quảng cáo trong huy động vốn .....................................................................66
3.3.2 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, mở rộng dịch vụ mới, đa dạng hóa các
hình thức huy động ....................................................................................................68
3.3.3 Thường xuyên đào tạo về chuyên môn và nâng cao chất lượng dịch vụ .........71
3.3.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ........................................................76
3.4. Kiến nghị ............................................................................................................77
3.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ ............................................................................78
3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................78

iv


3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .............................80
TÓM TẮT CHƢƠNG III .......................................................................................81
KẾT LUẬN ..............................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM

HẢO ...............................................................81

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ch vi t tắt

Giải ngh

:

CIB


:

Khách hàng lớn

CKH

:



CN

:

Chi nhánh

CTHĐQT

:

Chủ tịch hội đồng quản trị

GDP

:

T ng thu nhập quốc nội

HCTH


:

Hành chính t ng hợp

KKH

:

Khơng

KT&DVKH

:

Kế tốn và dịch vụ hách hàng

KHCN

:

Khách hàng cá nhân

KHDN

:

Khách hàng doanh nghiệp

KSNB


:

Kiểm soát nội bộ

NHNN

:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHTW

:

Ngân hàng Trung

PGD

:

Phòng giao dịch

QHKH


:

Quan hệ hách hàng

QLTD

:

Quản lý tín dụng

SME

:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TCTD

:

T chức tín dụng

TGD

:

T ng giám đốc

TMCP


:

Thương mại c phần

TVHĐQT

:

Thành viên hội đồng quản trị

VTB

:

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

hạn

hạn

vi

ơng


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn VTB- CN Hịa Bình giai đoạn 2 15 – 2017 .....37
Bảng 2.3: Tình hình cho vay của Cơng Thương Hịa Bình giai đoạn 2 15 – 2017..38
Bảng 2.4: Bảng phân loại nợ của Cơng Thương Hịa Bình giai đoạn 2 15 – 2017 .38

Bảng 2.5: Kết quả tài chính Cơng Thương Hịa Bình giai đoạn 2 15 – 2017 ..........40
Bảng 2.6: Bảng phân loại chi trả lãi của Cơng Thương Hịa Bình giai đoạn 2 15 –
2017

....................................................................................................................42

Bảng 2.7: Thu lãi–Chi lãi Quy mơ VHĐ của VTB- CN Hịa Bình giai đoạn 2 15 –
2017

....................................................................................................................44

Bảng 2.8: Chi phí tiền lương Quy mơ VHĐ và Quy mô huy động vốn Cán bộ huy
động vốn của Cơng Thương Hịa Bình giai đoạn 2 15-2017 ...................................45
Bảng 2.9: Cơ cấu huy động vốn của Công Thương Hịa Bình năm 2 15 ................48
Bảng 2.1 : Cơ cấu huy động vốn của Cơng Thương Hịa Bình năm 2 16 ..............49
Bảng 2.11: Cơ cấu huy động vốn của Công Thương Hịa Bình năm 2 17 ..............50
Bảng 2.12: Tỷ lệ cho vay huy động của Cơng Thương Hịa Bình năm 2 15–2017 .51
Bảng 2.13: So sánh tỷ lệ Cho vay Vốn huy động LDR của một số ngân hàng
thương mại lớn trong giai đoạn 2 15-2017. .............................................................52
Bảng 2.14: So sánh hệ thống CN, PGD và TM của các ngân hàng thương mại trên
địa bàn tỉnh Hịa Bình đến 31 3 2 18 .....................................................................58
Bảng 2.15 Bảng huy động lãi suất của các ngân hàng TMCP lớn năm 2 17 ...........59
Bảng 2.16: Bảng lãi suất các ngân hàng TMCP hác năm 2 17 ..............................60
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu t chức của Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam- CN Hịa
Bình

....................................................................................................................32

vi



MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Bất cứ hoạt động nào của mình, con người đều quan tâm đến hiệu quả. Điều
này có ngh a với một lượng chi phí nhất định, con người đều mong muốn có một
ết quả lớn nhất, đáp ứng nhu cầu cao nhất của mình. NHTM nói chung và VTBCN Hịa Bình nói riêng c ng hông phải là ngoại lệ.
Trong bối cảnh hiện nay VTB- CN Hịa Bình hơng chỉ phải cạnh tranh với
các chi nhánh của các ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn mà còn phải
cạnh tranh với chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, các t chức tín dụng và các
cơng ty tài chính … Các loại hình này đã cung ứng ra thị trường rất nhiều sản ph m
để huy động với lãi suất linh hoạt, hạn mức và mức phí rất cạnh tranh. Đồng thời
với mạng lưới giao dịch rộng hắp họ đã chia s một phần thị phần và thu hút được
lượng vốn đáng ể. Đây vừa là cơ hội và c ng là thách thức đối với VTB- CN Hịa
Bình. Đây c ng là động lực cạnh tranh bắt buộc VTB- CN Hòa Bình phải xây dựng
các chiến lược về huy động vốn, hách hàng, sản ph m dịch vụ, công nghệ… tốt
nhất để thu hút nguồn vốn huy động. Có được nguồn vốn huy động dồi dào, n định
và ph hợp chính là tiền đề cho VTB- CN Hịa Bình hoạt động có hiệu quả.
Qua q trình làm việc tại VTB- CN Hịa Bình tơi nhận thấy hoạt động
huy động vốn tại đơn vị cịn gặp nhiều hó hăn, hiệu quả chưa cao và thấy được
tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong bối cảnh hiện nay. Để giải quyết
các vấn đề này rất cần có sự nghiên cứ chuyên sâu để tìm ra các giải pháp để giải
quyết các vấn đề đó. Đây là lý do chính để tơi lựa chọn đề tài “Giải pháp hoàn thiện
hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh
Hịa Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị kinh doanh
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam chi nhánh Hịa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn của NHTM. Phạm
vi nghiên cứu là hoạt động huy động vốn và các giải pháp để hoàn thiện hoạt động
1


huy động vốn cho những năm tiếp theo tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt
Nam- Chi nhánh Hịa Bình giai đoạn từ 2 18 – 2 2 và đề xuất định hướng , giải
pháp đến năm 2 2 .
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng có
đánh giá tác động qua lại với các yếu tố liên quan. Các phương pháp được sử dụng
chủ yếu trong nghiên cứu là: thống ê, t ng hợp, phân tích, so sánh….
-Thu thập các dữ liệu, đánh giá, nhận định từ các báo cáo của Hội sở
NHTMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, các tạp chí kinh tế, tài
chính, ngân hàng,… để phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu.
5. K t cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng biểu,
sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt động huy
động vốn của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam- Chi nhánh Hồ Bình.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hồ Bình.

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT

ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
Tại Việt Nam, Luật các t chức tín dụng này đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam khóa XII, k họp thứ 7 thơng qua ngày 16 tháng 6
năm 2 1 và sửa đ i b sung số 17 2 17 QH14 ngày 2 tháng 11 năm 2 17, định
ngh a: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động inh doanh hác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
C ng theo luật T chức tín dụng của Việt Nam, ngân hàng thương mại có các
đặc điểm sau:
- Ngân hàng thương mại là một t chức kinh tế
- Ngân hàng thương mại hoạt động inh doanh trong l nh vực tiền tệ tín dụng
và dịch vụ ngân hàng.
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý ngh a đối với bản thân ngân
hàng c ng như đối với xã hội. Trong hoạt động này, NHTM được ph p sử dụng
những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho ph p để huy động các nguồn
tiền nhàn r i trong xã hội làm nguồn vốn phục vụ hoạt động inh doanh của mình.
Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn r i từ các t chức và
cá nhân bằng nhiều hình thức hác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động
của ngân hàng.
Thành phần nguồn vốn của NHTM gồm:
- Vốn điều lệ
- Các quỹ dự trữ
- Vốn huy động
- Vốn đi vay
3



- Vốn tiếp nhận
- Vốn hác
a- Vốn điều ệ và các qu
Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM. Vốn điều
lệ của ngân hàng trước hết được d ng để: xây dựng nhà cửa, văn phòng làm việc,
mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của
ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn.
Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong q
trình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ quy
định trên số lợi nhuận ròng của ngân hàng, bao gồm:
- Quỹ dự trữ: được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm để b sung vốn điều lệ.
- Quỹ dự phịng tài chính: quỹ này để dự phịng b đắp rủi ro, thua l trong
hoạt động ngân hàng.
- Quỹ phát triển ỹ thuật nghiệp vụ.
- Quỹ hen thưởng phúc lợi.
- Lợi nhuận để lại để phân b cho các quỹ.
- Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tài sản, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
(XDCB).
- Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất, nó vừa cho
thấy quy mơ của ngân hàng vừa phản ánh hả năng đảm bảo các hoản nợ của ngân
hàng đối với hách hàng.
b- Vốn hu động
“Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trên 8

trong toàn

bộ vốn inh doanh của NHTM. Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí
và hả năng mở rộng inh doanh của ngân hàng”. Thực chất đây là tài sản bằng tiền
của các hách hàng mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng phải có ngh a

vụ hồn trả ịp thời, đầy đủ hi hách hàng yêu cầu. Nguồn vốn huy động là nguồn
tài nguyên to lớn nhất, bao gồm:
- Tiền gửi hông

hạn của các t chức, cá nhân.

- Tiền gửi tiết iệm hông

hạn.

4


- Tiền gửi tiết iệm có
- Tiền phát hành

hạn.

phiếu, trái phiếu.

- Các hoản tiền gửi hác.
Đối với tiền gửi của cá nhân và đơn vị, ngồi lãi suất, thì nhu cầu giao dịch với
những tiện lợi nhanh chóng và an toàn là yếu tố cơ bản để thu hút nguồn tiền này.
Đối với tiền gửi tiết iệm, tiền phát hành
tố quyết định và người gửi tiết iệm hay mua

phiếu, trái phiếu thì lãi suất là yếu
phiếu đều nằm mục đích iếm lời.

c- Vốn đi v

Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong t ng nguồn vốn của NHTM.
Thuộc loại này bao gồm:
- Vốn vay trong nước:
+ Vay NHTW: NHTW (NHTW) s tiếp vốn cho NHTM thông qua các biện
pháp chiết hấu, tái chiết hấu nếu các hồ sơ tín dụng c ng chứng từ xin tái chiết
hấu có chất lượng. Làm như vây, NHTW s trở thành ch dựa và là người cho vay
cuối c ng đối với NHTM.
Vay các NHTM hác thông qua thị trường liên ngân hàng.
Vốn vay ngân hàng nước ngoài.
d- Vốn ti p nhận
Đây là nguồn tiếp nhận từ các t chức tài chính ngân hàng, từ ngân sách nhà
nước… để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển inh tế xã hội, cải tạo
môi sinh… nguồn vốn này chỉ được sử dụng theo đúng đối tượng và mục tiêu đã
xác định.
e- Vốn hác
Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng đại
lý, chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho t chức, cá nhân dưới các hình
thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho th
tài chính và các hình thức hác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các
hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.

5


a) Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các t chức, cá nhân vay vốn
dưới các hình thức sau:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và đời sống.

- Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
b) Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân
hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo
lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và t ng mức bảo lãnh của một ngân
hàng thương mại hông được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương
mại.
c) Chi t khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn hác đối với t chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn hác đối với các t chức tín dụng khác.
d) Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài
chính nhưng phải thành lập cơng ty cho th tài chính riêng. Việc thành lập, t
chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của
Chính phủ về t chức và hoạt động của cơng ty cho thuê tài chính.
1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện được các dịch vụ thanh tốn giữa các doanh nghiệp thơng qua
ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khỏan cho khách hàng trong và
ngồi nước. Để thực hiện thanh tốn giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân
hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng
Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi
dự trữ bắt buộc theo quy định.
Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại
chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt
động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt
động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán.

6



- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán hác theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế hi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
- T chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế hi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép.
1.1.2.4. Các hoạt động khác
Ngồi các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ, ngân hàng thương mại cịn có thể thực hiện
một số hoạt động khác bao gồm:
a) Góp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ
và quỹ dự trữ để góp vốn, mua c phần của các doanh nghiệp và các t chức tín
dụng hác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngồi ra, ngân hàng thương mại
cịn được góp vốn, mua c phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành
lập ngân hàng liên doanh.
Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường
tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thơng qua các hình thức mua bán
các cơng cụ của thị trường tiền tệ.
b) Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc
thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế.
c) Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy
thác làm đại lý trong các l nh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc
quản lý tài sản, vốn đầu tư của t chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng

ủy thác, đại lý.

7


d) Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch
vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo
hiểm theo quy định của pháp luật.
e) Tƣ vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư
vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập
cơng ty tư vấn trực thuộc ngân hàng.
f) Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ
bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên
quan theo quy định của pháp luật.
1.2. Hoạt động hu động vốn tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm của hoạt động hu động vốn
Huy động vốn là hoạt động của ngân hàng thông qua các nghiệp vụ chủ yếu
như: nhận tiền gửi; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, giấy tờ có giá; vay vốn
của NHTW, các t chức tín dụng và các hình thức hác theo quy định của nhà nước
để tập trung các nguồn tiền nhàn r i trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng cho vay
đối với nền inh tế.
1.2.2 Mục tiêu của hoạt động hu động vốn
Hoạt động huy động vốn tuy hông mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân
hàng nhưng nó là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân
hàng. Mục tiêu của hoạt động huy động vốn đó là:
Tìm iếm nguồn vốn r : Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các
hoạt động của ngân hàng. Trong đó lớn nhất là chi phí trả lãi đầu vào cho tiền gửi


hạn, trái phiếu và


phiếu. Định

ngân hàng lập biểu về số dư và lãi suất

tương ứng để xác định vốn huy động bình qn và tính tốn chi phí trả lãi. Quản lý
chi phí trả lãi là hoạt động thường xuyên và quan trọng của ngân hàng. M i sự thay
đ i về lãi suất và cơ cấu nguồn vốn đều có thể làm thay đ i chi phí trả lãi, từ đó ảnh
hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Việc tính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho
ph p các nhà quản lý xác định nguồn vốn nào r hơn, có nên thay đ i lãi suất hay
hơng, thu nhập từ tài sản tăng thêm có đủ b đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm
hay hơng. Về ngun tắc, những nguồn vốn có thời hạn càng ngắn và tính n định
càng thấp thì chi phí nguồn vốn c ng phải thấp tương ứng.

8


Tạo ra nguồn vốn n định và cơ cấu ph hợp: Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện
ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy động ngắn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại
tệ. Một ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao s có nguồn vốn dồi dào và cơ
cấu vốn cân đối, tránh rơi vào tình trạng căng th ng về tài chính trong điều iện mơi
trường inh doanh ln thay đ i. Hơn nữa ngân hàng phải dự đoán xu hướng thay
đ i cơ cấu nguồn vốn huy động. Yếu tố này c ng rất quan trọng trong việc xây
dựng ế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Do đó sự biến động về cơ cấu vốn s
theo sự biến động trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh… và

o theo sự biến

động về lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động. Sự biến động về cơ cấu vốn huy động
phụ thuộc một phần vào ế hoạch điều chỉnh của ngân hàng và những nhân tố bên

ngồi, địi hỏi ngân hàng phải thường xuyên nghiên cứu và tiếp cận thị trường.
Xây dựng quy mô và tăng trưởng nguồn vốn n định: Ngân hàng muốn mở
rộng cần phải có quy mơ vốn tương đối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận
quan trọng. Khơng thể nói đến chất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy động vốn
hông đáp ứng được nhu cầu về hối lượng vốn inh doanh. Khối lượng vốn phải
đạt tới một quy mô nhất định theo ế hoạch huy động vốn của ngân hàng. Để thực
hiện tốt vấn đề này cần ết hợp hài hòa các yếu tố hác như lãi suất, chính sách
mar eting, các hình thức huy động vốn,… Tuy nhiên hơng phải cứ có nguồn vốn
lớn đã là tốt, nó cần phải ph hợp với quy mô của ngân hàng, mức vốn tự có, hả
năng cho vay và đầu tư của ngân hàng… Hơn nữa việc mở rộng hoạt động của ngân
hàng chỉ thực sự an tồn hi nguồn vốn huy động ln có tốc độ tăng trưởng n
định. Nếu quy mơ vốn huy động hiện tại lớn nhưng ngân hàng hông iểm sốt,
hơng dự đốn được xu hướng của các dịng tiền gửi vào và rút ra trong giai đoạn
tiếp theo thì s rất hó hăn trong việc cho vay và đầu tư, đặc biệt là mất đi sự chủ
động của ngân hàng.
Điều hành tốt nguồn vốn phục vụ hoạt động inh doanh: Trong hoạt động
ngân hàng thường xảy ra tình trạng hơng cân đối về vốn giữa các chi nhánh, phịng
giao dịch trong c ng hệ thống, giữa các ngân hàng. Nếu có cơng tác huy động hợp
lý thì ngân hàng s linh hoạt hơn trong việc giải quyết tạm thời tình trạng thiếu thừa
này. Một số biện pháp thường sử dụng như điều chuyển vốn nội bộ giữa các chi
nhánh, vay giữa các ngân hàng, vay NHTW,… Chất lượng vốn huy động ở đây thể

9


hiện ở việc đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn, có lợi nhất đối với ngân hàng, đảm
bảo chủ động trong inh doanh.
1.2.3 Các hình thức hu động vốn
Vốn huy động có ý ngh a quyết định đến hả năng hoạt động của ngân hàng
nên hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của NHTM. Các hình thức

huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến hối lượng vốn huy động được, vì vậy việc
đưa ra các hình thức huy động ph hợp, linh hoạt là điều hết sức cần thiết, có như
vậy ngân hàng mới hai thác được hết nguồn vốn từ doanh nghiệp, dân cư c ng như
trong các thành phần inh tế hác. Có rất nhiều tiêu thức để phân loại các hình thức
huy động vốn của NHTM như sau:
a, Phân loại theo đối tượng hách hàng
Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, thuộc rất nhiều đối tượng hác nhau.
Chính vì vậy hoạt động huy động vốn của ngân hàng c ng dựa vào việc phân chia
hình thức hách hàng t y theo đối tượng huy động. Với việc dựa theo đối tượng
hách hàng thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng được chia thành các hình
thức sau:
Tiền cá nhân
Khách hàng cá nhân chiếm tỷ lệ lớn trong đối tượng hách hàng của ngân
hàng, chính vì vậy các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đối tượng hách hàng
này c ng rất đa dạng. Với mục đích gửi tiền chủ yếu là tiết iệm, bảo quản, đem lại
hả năng sinh lời thì nguồn vốn nhàn r i huy động từ hách hàng cá nhân đem lại là
há đáng ể với ngân hàng. Đồng thời có thể thấy, nguồn huy động này có tính n
định cao góp phần làm cho ngân hàng có thể dễ dàng sử dụng lượng vốn này để
thực hiện các hoạt động đầu tư của mình một cách hiệu quả nhất.
Tiền gửi của doanh nghiệp
Không chỉ hách hàng cá nhân đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của
ngân hàng mà các doanh nghiệp c ng như các t chức inh tế hác c ng góp phần
tạo nên sự đa dạng trong hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động huy động vốn
của ngân hàng, lượng vốn huy động từ hách hàng là doanh nghiệp và các t chức
inh tế c ng chiếm phần lớn.

10


Mặc d vậy, mục đích gửi tiền của đối tượng này là d ng để thanh toán c ng

như tiến hành các giao dịch nên lượng vốn huy động s

hông n định về mặt thời

gian, gây hó hăn trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, hông phải
lúc nào các doanh nghiệp gửi tiền c ng với mục đích thanh tốn, nên số vốn nhàn
r i trong tài hoản s được hưởng lãi nếu doanh nghiệp chuyển sang tiền gửi có
hạn.
Tiền gửi của các t chức tín dụng hác
Thực tế, đây là nguồn vốn vay của NHTM với các t chức đó nhằm tăng
cường hả năng thanh hoản. Tuy nhiên trong một số trường hợp, với ngân hàng có
lượng vốn huy động lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng hác nhằm mục đích
hưởng lãi. Điều này giúp NHTM giảm bớt một phần chi phí, đồng thời đem lại lợi
nhuận cao hơn.
b, Phân loại theo mục đích huy động vốn
Bao gồm các hình thức sau đây:
Tiền gửi thanh toán
Đây là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân
hàng giữ hộ hoặc thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho ph p, ngân hàng s đáp
ứng nhu cầu thanh toán cho hách hàng hi họ có yêu cầu. Nói chung, lãi suất của
loại tiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài hoản được hưởng những dịch
vụ ngân hàng với mức phí rất thấp.
Tiền gửi có

hạn

Nguồn này thường có

hạn xác định trước với một mức lãi suất cao hơn so


với lãi suất của tiền gửi thanh tốn. Có thể nói đây là nguồn có chi phí cao nhất của
ngân hàng. Đồng thời do tính n định cao trong

hạn bởi mục đích gửi tiền của

hách hàng là hưởng lãi nên các hoản cho vay của ngân hàng chủ yếu được tài trợ
từ nguồn vốn này.
(*) Tiền gửi tiết iệm
Đây c ng là một dạng tiền gửi có

hạn nhưng có một số điểm hác biệt theo

quy định của văn bản pháp luật mà NHNN quy định. Đây là nguồn vốn được huy
động từ nguồn nhàn r i, hoản thu nhập chưa sử dụng đến trong dân cư. Các tầng
lớp dân cư gửi tiết iệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời. Do lượng

11


tiền nhàn r i này được gửi với một thời gian xác định nên đây c ng là nguồn vốn
quan trọng được ngân hàng sử dụng trong hoạt động inh doanh. Chính vì vậy,
nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn tiết iệm của dân cư, các ngân hàng đều
cố gắng làm thay đ i thói quen giữ tiền tại nhà của dân cư bằng cách tiếp cận với
hách hàng thơng qua mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch được mở rộng hắp,
đồng thời đưa ra các hình thức huy động mới đa dạng, với lãi suất hấp dẫn.
Phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là cơng cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên
thị trường. Nguồn này tương đối n định để sử dụng cho một mục đích nào đó. Lãi
suất của hình thức huy động này phụ thuộc vào sự cấp thiết của việc huy động vốn
nên thường cao hơn lãi suất tiền gửi có


hạn thơng thường.

Các giấy tờ có giá do NHTM phát hành thường gồm
chứng chỉ tiền gửi có

phiếu, trái phiếu,

hạn.

c, Phân loại theo

hạn của nguồn vốn huy động

Tiền gửi ngắn hạn
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động trong hoảng thời gian ngắn và thường
được xác định là từ
cịn có

đến 12 tháng, cá biệt trong thời

huy động vốn hó hăn,

hạn theo tuần.
Tiền gửi trung và dài hạn

Đây là nguồn vốn được huy động với thời gian từ 12 tháng trở lên. Đây là
nguồn vốn n định được ngân hàng sử dụng với mục đích đầu tư mang lại lợi nhuận
cho ngân hàng.
d, Phân theo loại tiền huy động

Vốn huy động bằng Việt Nam đồng
Ngân hàng huy động vốn bằng đồng Việt Nam thơng qua các hình thức huy
động vốn hác nhau với mục đích sử dụng hác nhau. Trong nguồn vốn ngân hàng
huy động thì nguồn huy động bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao, đáp ứng các
nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Vốn huy động bằng ngoại tệ
Ngoài huy động vốn bằng đồng Việt Nam, ngân hàng c ng tiến hành huy động
vốn bằng ngoại tệ, chủ yếu là bằng dollar Mỹ. Số vốn huy động bằng ngoại tệ c ng

12


chiếm một tỷ trọng há lớn trong hoạt động của ngân hàng. Mục đích của huy động
bằng ngoại tệ của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế c ng như các
hoạt động inh doanh ngoại tệ hác của ngân hàng.
1.2.4 Chính sách hu động vốn
, Chính sách tác động trực ti p
Dựa trên các mục tiêu của hoạt động huy động vốn đã đặt ra, ngân hàng thiết
lập những chính sách huy động vốn sao cho ph hợp, đem lại lợi ích cao nhất cho
mình, bao gồm các chính sách như: lãi suất, cơng nghệ, mạng lưới, nhân sự, quảng
cáo.
Chính sách lãi suất của ngân hàng: Lãi suất được coi là giá cả của các sản
ph m dịch vụ tài chính. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công
cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đ i quy mơ nguồn vốn. Để duy
trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực
hiện những ưu đãi về giá cho những hách hàng lớn, gửi tiền thường xuyên. Hơn
nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, ph hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn.
Tuy nhiên, ngân hàng c ng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để có
thể có các hoạt động inh doanh hợp lý, đem lại các hoản thu nhập cao nhất cho
ngân hàng để b đắp được các hoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lại lợi nhuận cho

ngân hàng.
Chính sách lãi suất của một ngân hàng bao gồm lãi suất tiền gửi và tiền vay
được thiết lập dựa trên các nguyên tắc đã quy định của NHNN và tình hình hoạt
động thực tế của ngân hàng.
Bảo tồn được vốn và có lãi: Lãi suất tiền gửi phải b đắp được tỷ lệ trượt giá
và có lãi huyến hích các t chức và đơn vị inh tế gửi tiền vào ngân hàng. Lãi
suất tiền cho vay phải b đắp được tỷ lệ trượt giá, có lãi trong trường hợp cần thiết
có thể hơng lấy lãi và có ưu đãi với những mặt hàng, ngành inh tế và v ng inh
tế cần huyến hích.
Lãi suất áp dụng thống nhất cho các thành phần inh tế và được điều chỉnh
theo sự biến động của chỉ số giá cả thị trường xã hội theo ngày, tháng hoặc quý .
Mọi nguồn vốn ngân hàng huy động để cho vay đều phải trả lãi. Mọi hoản
ngân hàng cho vay đều thu lãi. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi

13


bình quân ,5 . Lãi suất tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ áp dụng theo mức lãi
suất thị trường quốc tế. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng
quyết định lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng.
Chính sách nhân sự của một ngân hàng cần được chú trọng vào việc nâng cao
trình độ cho cán bộ sao cho ph hợp với nhu cầu đòi hỏi của inh tế thị trường. Về
phương diện quản lý, nếu ngân hàng có trình độ quản lý tốt s có hả năng tư vấn
ph hợp cho hách hàng đem lại hiệu quả cao thì s thu hút được hách hàng đến
với mình. Mặt hác, quản lý tốt s đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều
iện tốt cho cơng tác huy động vốn của ngân hàng.
Về trình độ nghiệp vụ: trình độ cán bộ ngân hàng ảnh hưởng lớn tới chất
lượng phục vụ, chi phí dịch vụ, làm ảnh hưởng tới việc thu hút vốn của ngân hàng.
T chức nhân sự: Mặc d trong thời đại ngày nay, hoa học công nghệ đã trở
thành lực lượng sản xuất chính nhưng con người vẫn ln h ng định vị trí trung

tâm của mình, vừa là chủ thể vừa là mục tiêu cuối c ng của mọi hoạt động sản xuất
inh doanh. Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động inh
doanh của NHTM c ng như hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Trong hoạt động huy động vốn, con người là yếu tố quan trọng trong việc tiếp
xúc hách hàng, đặt quan hệ giao dịch. Như vậy để hồn thiện hoạt động huy động
vốn thì một u cầu được đặt ra là ngân hàng cần phải có một đội ng cán bộ có
năng lực, được đào tạo một cách bài bản, có chun mơn nghiệp vụ cao, đồng thời
phải nắm bắt được những iến thức ở nhiều l nh vực hác nhau. Ngoài những yêu
cầu về nghiệp vụ thì một nhân viên ngân hàng cần phải có tư cách ph m chất đạo
đức tốt, liêm hiết và tuân thủ pháp luật, các quy định của ngân hàng.
Chính sách công nghệ của ngân hàng được thể hiện theo các yếu tố sau:
Thứ nhất: Đáp ứng các dịch vụ mà ngân hàng đang cung ứng.
Thứ hai: Ph hợp với trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng.
Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động inh doanh của ngân
hàng.
Trình độ cơng nghệ ngân hàng càng cao, hách hàng s cảm thấy hài lòng về
dịch vụ ngân hàng cung cấp và yên tâm hơn hi gửi tiền tại ngân hàng. Đây là một
yếu tố quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãi suất vì hách hàng mà ngân

14


hàng phục vụ hông những quan tâm đến lãi suất mà cịn quan tâm đến chất lượng
và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng. Với c ng một lãi suất huy động như
nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng nhiều hơn, chất lượng dịch vụ tốt hơn, tạo
sự thuận tiện cho hách hàng thì sự cạnh tranh s mạnh hơn.
Các dịch vụ ngân hàng cung ứng: Một ngân hàng có dịch vụ tốt, đa dạng hiển
nhiên có lợi thế hơn so với ngân hàng có dịch vụ hạn chế. Khác với cạnh tranh lãi
suất, cạnh tranh về các dịch vụ ngân hàng hơng giới hạn. Vì vậy đây chính là điểm
mạnh, điểm mấu chốt quan trọng trong chính sách hoạt động của ngân hàng.

Chính sách quảng cáo: Khơng một ai có thể phủ nhận được vai trị to lớn của
chính sách quảng cáo trong thời đại ngày nay ở bất

các l nh vực hoạt động nào.

Ngay cả trong hoạt động ngân hàng hiện đại, quảng cáo luôn được đề cao và có một
chi phí đáng ể nhất định cho công tác này. Đồng thời ngân hàng c ng phải có
chiến lược quảng cáo đặc biệt hơng chỉ trên truyền hình mà cịn nên d ng cả pano,
áp phích, tờ rơi nhằm đ y mạnh cơng tác huy động vốn.
Hoạt động mar eting của ngân hàng: Mục tiêu cuối c ng là thỏa mãn tối đa
nhu cầu của hách hàng vừa đảm bảo hả năng sinh lời, hả năng cạnh tranh an
tồn trong inh doanh thì mar eting đã trở thành công cụ hông thể thiếu được
trong NHTM hiện nay.
Hoạt động ngân hàng có tính xã hội hóa cao, phụ thuộc chặt ch vào môi
trường inh doanh như môi trường dân cư, môi trường inh tế, môi trường chính trị
nên sự thay đ i của bất

yếu tố nào c ng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động

inh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Chính
sách mar eting có hai nhiệm vụ chính:
Nắm bắt ịp thời sự thay đ i mơi trường, thị trường c ng như nhu cầu của
hách hàng đối với dịch vụ sản ph m mà ngân hàng cung cấp.
Xây dựng chính sách, giải pháp thích hợp để thắng đối thủ cạnh tranh đạt
được mục tiêu lợi nhuận.
Việc nắm bắt ịp thời sự thay đ i của môi trường, nhu cầu s giúp ngân hàng
đưa ra được những sản ph m ph hợp, linh hoạt góp phần đáp ứng được nhu cầu
của hách hàng đồng thời thu hút được lượng vốn lớn. C ng từ việc nghiên cứu thị
trường, ngân hàng s đưa ra những sản ph m mới. Mặt hác, chính sách huếch


15


trương s giúp người dân hiểu r ràng, đầy đủ về ngân hàng, thông qua phương tiện
thông tin đại chúng s xây dựng được một hình ảnh nhân viên ngân hàng tận tình,
chu đáo, có trình độ chun mơn tạo được lòng tin với hách hàng.
Mạng lưới phục vụ cho công tác huy động vốn thường được biểu hiện qua
việc t chức các quỹ tiết iệm, phòng giao dịch. Mạng lưới huy động hông chỉ
được mở rộng tạo điều iện thuận lợi cho người gửi tiền, mà cần được mở ra ở cả
những nơi xa cách trung tâm inh tế, các quận, huyện để từ đó nâng cao tối đa hiệu
quả huy động vốn. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng và các hình thức huy động
vốn càng đa dạng, phong phú thì ết quả huy động vốn càng nhiều về số lượng do
việc thực hiện được dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ngân hàng. Các hoản tiền
tiết iệm của dân cư thường là các hoản tiền nhỏ. Vì vậy, nếu việc tiếp cận với
ngân hàng hó hăn s tạo ra cho hách hàng tâm lý ngại đến ngân hàng. Với một
mạng lưới rộng hắp, tạo ra sự dễ dàng trong việc tiếp cận ngân hàng của người dân
thì ngân hàng c ng s dễ dàng thu hút được các hoản tiền gửi đó một cách hiệu
quả hơn.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động huy động vốn: sau một thời gian xác
định mục tiêu, thiết lập các chính sách, xây dựng và hoạt động theo quy trình huy
động vốn thì ngân hàng s tiến hành đánh giá hoạt động huy động vốn. Việc đánh
giá hoạt động huy động vốn được thực hiện trên hai tiêu chí đó là chất lượng và
hiệu quả của hoạt động huy động vốn.
b, Chính sách tác động gián ti p
Ngồi các tác động của chính sách trực tiếp liên quan đến hoạt động huy động
vốn của một NHTM thì bất

ngân hàng nào c ng cần xây dựng các chính sách mà

tác động gián tiếp đến hoạt động vốn của ngân hàng nói riêng và các hoạt động hác

của ngân hàng nói chung. Như chính sách hách hàng: hách hàng của ngân hàng
bao gồm nhiều đối tượng hác nhau. M i loại hách hàng lại mang những đặc điểm
riêng có của mình. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của từng loại hách
hàng của mình ngân hàng cần phải có các chính sách, chiến lược phát triển ph hợp
để có được hoạt động inh doanh tốt nhất của mình.

16


×