Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN NHÀ MÁY 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.79 KB, 9 trang )

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU
ĐIỆN NHÀ MÁY 2
1.1 Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện- Nhà máy 2
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện có tiền thân là Cơ sở bưu điện. Tháng
11/1954, Tổng cục Bưu điện đã quyết định đặt lại tên cho Cơ sở bưu điện thành Cơ
sở Bưu điện Trung Ương, với nhiệm vụ chủ yếu là sửa chữa và tận dụng nguyên
vật liệu sản xuất các loại máy thông tin liên lạc hữu tuyến, vô tuyến phục vụ cho
việc khôi phục, phát triển hệ thống Bưu điện ở miền Bắc, mà đặc biệt là hệ thống
bưu điện tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. Ngoài ra Cơ
sở Bưu điện Trung Ương còn phải góp phần phục vụ hệ thống thông tin liên lạc
của quân đội, công an nhằm chống lại âm mưu dùng gián điệp phá hoại miền Bắc
của Mỹ Diệm.
Năm 1967, theo quyết định số 389/QĐ ngày 16/6/1967 của Tổng cục Bưu
điện đã tách rời nhà máy bưu điên truyền thanh thành 4 nhà máy trực thuộc bao
gồm nhà máy 1,2,3,4.
Bước vào thập kỷ 90, do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,
đặc biệt trong lĩnh vực thông tin nên nhu cầu thị trường ngày càng cao, để tăng
cường năng lực sản xuất cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường trong nước và quốc tế, tháng 3/1993 Tổng cục Bưu điện tiến hành sát
nhập các nhà máy lại với nhau, đồng thời Nhà máy cũng trở thành một thành viên
độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính – Viễn thông, theo quyết định thành lập
doanh nghiệp số 202/QĐ – TCBĐ ngày 15/3/1995, giấy phép kinh doanh số
105.985 ngày 20/3/1995 do trọng tài kinh tế cấp, số hiệu tài khoản TK 10A009
Ngân hàng Công thương Ba Đình – Hà Nội.
Đến năm 1996, Nhà máy được thành lập lại theo quyết định số 42 – TCKB
ngày 9/9/1996 của Tổng cục Bưu điện. Nhà máy có 2 cơ sở sản xuất chính tại Hà
Nội với tổng diện tích 3.000m
2
. Cơ sở 1 đặt tại Trần Phú, cơ sở 2 đặt tại Thượng


Đình. Đến năm 1997, Nhà máy tiếp nhận thêm khu kho đổi Lim A02 Bắc Ninh,
đây là bước ngoặt trong quá trình phát triển của Nhà máy. Khu đồi lim A02 đã
được cải tạo nâng cấp đưa vào hoạt động và trở thành cơ sở thứ 3 của Nhà máy.
Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội, Nhà máy còn có 3 chi nhánh tiêu thụ, ở Hà Nội, Đà
Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và 1 trung tâm bảo hành.
Tháng 07/2005, Nhà máy Thiết bị Bưu điện đã chính thức chuyển sang cổ
phần hóa với 51% vốn Nhà nước, trở thành Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện từ
tháng 7/2005. Công ty có trụ sở chính tại số 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, với số
Vốn điều lệ: 150.000.000.000 đồng, trong đó Vốn thực góp là: 149.986.000.000
đồng. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện –
Nhà máy 2 đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường và đã thu được
những thành tựu nhất đinh. Có thể thấy qua bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Công ty Cổ phần
Thiết bị Bưu điện giai đoạn 2005-2007
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
TT
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Doanh thu thuần 255.099 600.106 776.303
2 Lợi nhuận sau thuế 25.987 53.484 36.084
3 Tổng giá trị tài sản 322.434 532.250 539.467
4 Số lao động 585 625 628
5 Tỷ lệ trả cổ tức 9% 15% 16%
Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện - Nhà máy 2 năm 2007
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự phát triển ổn định của Công ty trong 3
năm qua, ở năm thứ 3 mặc dù kinh tế khó khăn, lãi suất ngân hàng tăng cao, dẫn
đến chi phí đầu vào tăng nhưng doanh thu thuần của Công ty tăng cao nên vẫn đảm
bảo có lãi.
1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện – Nhà máy 2 được tổ chức và hoạt động

theo Luật doanh nghiệp đã được quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thông qua. Vì vậy, Công ty thuộc quyền sở hữu các cổ đông, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng và được quyền mở tài khoản ngân hàng. Công ty có vốn
điều lệ và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ.
Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành Công ty là điều lệ tổ chức và hoạt
động được Đại hội đồng Cổ đông thông qua tháng 05 năm 2005, được Đại hội
đồng cổ đông và Hội đồng quản trị cam kết sửa đổi theo Luật doanh nghiệp mới
năm 2005.
Là một đơn vị sản xuất lớn trong Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện, Nhà
máy 2 cũng mang đầy đủ những nét đặc trưng cơ bản của Công ty Cổ phần Thiết bị
Bưu điện. Nhà máy 2 được tổ chức quản lý theo cơ cấu chung của công ty. Phụ
trách chung là Giám đốc nhà máy. Dưới có các phòng ban giúp việc, các phân
xưởng. Quản đốc phân xưởng là người trực tiếp nhận kế hoạch từ Giám đốc,
hướng dẫn phân định công việc cụ thể, giám sát chất lượng sản phẩm sản xuất,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc.
Mỗi phòng ban đều được đặt dưới sự quản lý của các trưởng phòng, được
phân công nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo hoạt động kinh doanh được thông suốt. Cụ
thể, chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc và các phòng, ban như sau:
Giám đốc Phân xưởng: là người đứng đầu phân xưởng, có nhiệm vụ điều
hành mọi hoạt động của nhà máy, đồng thời cũng chính là người chịu trách nhiệm
về tình hình hoạt động tài chính trước Tổng giám đốc và Hội đồng Quản trị Công
ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện cũng như thu nhập của người lao động trong nhà
máy.
Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nhiệm về tình hình hoạt động tài
chính trong nhà máy. Kịp thời thông báo với giám đốc về tình hình kết quả hoạt
động tài chính trong nhà máy, lập các báo cáo, bảng biểu theo chế độ kế toán hiện
hành.
Phòng kế hoạch kinh doanh: lập kế hoạch chi tiết về tiêu thụ các sản phẩm
công nghiệp, các sản phẩm ngoài ngành, tìm kiếm nhu cầu thị trường khách hàng.
Lên kế hoạch khai thác, tiêu thụ sản phẩm đồng thời dự báo nhu cầu sản phẩm có

kế hoạch sản xuất phù hợp.
Phòng điều độ và tiền lương: nhận kế hoạch cung cấp hàng hóa, sản phẩm
từ các chi nhánh tiêu thụ trong công ty, các sản phẩm gia công công nghiệp... từ
phòng kế hoạch điều độ và tổ chức kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng để đảm
bảo sản phẩm cung ứng cho khách hàng đúng tiến độ yêu cầu, đảm bảo hàng hóa
dự trữ trong kho đạt độ an toàn, tránh tình trạng hàng tồn kho ứ đọng quá nhiều
gây ứ đọng vốn. Bộ phận tiền lương căn cứ vào tình hình sản xuất, các quy trình
công nghệ tập hợp tính toán lương cho các phòng ban phân xưởng phù hợp với chế
độ tiền lương hiện hành.
Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ nhân sự cho cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp. Theo dõi chế độ chính sách về nhân sự, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
Phòng vật tư: cân đối kế hoạch cung cấp vật tư theo kế hoạch sản xuất đã
được phân bổ, cuối mỗi tháng, mỗi kỳ quyết sẽ toán vật tư cho từng phân xưởng.
Trên cơ sở vật tư cung cấp và chi phí tiền lương, tính toán giá thành một số sản
phẩm mới theo yêu cầu của giám đốc. Đồng thời, tập hợp chi phí giá thành các loại
bán thành phẩm cung cấp cho các nhà máy trong công ty.
Phòng công nghệ: lên quy trình công nghệ cho các sản phẩm mới. Tập hợp
và tính toán cụ thể định mức công nghệ cho từng loại sản phẩm.
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Thiết bị Bưu
điện- Nhà máy 2 có thể khái quát qua sơ đồ sau:

×