Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Phân tích dự báo nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế xã hội của việt nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 142 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.....

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020

TRẦN ĐÌNH THẢO

HÀ NỘI - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2020


TRẦN ĐÌNH THẢO

Người hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt
HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu trong luận văn là trung thực và các kết quả tính tốn trong luận văn chưa
từng được cơng bố trong các cơng trình khác.
Trần Đình Thảo


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

3

2.1 Tổng quan về dự báo

3

2.2 Một số phương pháp dự báo nhu cầu thị trường


11

2.2.1 Xử lý số liệu thống kê trong phân tích và dự báo

11

2.2.2 Một số phương pháp dự báo nhu cầu thị trường

16

2.2.2.1 Phương pháp mơ hình hóa thống kê

17

2.2.2.2 Phương pháp tương tự

19

2.2.2.3 Phương pháp chuyên gia

20

2.2.2.4 Phương pháp san bằng mũ giản đơn

26

2.2.2.5 Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

28


2.2.2.6 Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian

29

2.2.2.7 Phương pháp đàn hồi kinh tế

37

2.2.2.8 Phương pháp cường độ

38

2.2.2.9 Phương pháp dự báo dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên

39

2.2.2.10 Ứng dụng một số chương trình phần mềm trong dự báo

48

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG NHU CẦU VÀ DỰ BÁO NĂNG
LƯỢNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

51

3.1 Tình hình đáp ứng nhu cầu giai đoạn 2000 - 2009

51


3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2000 - 2009

51

Trần Đình Thảo

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
3.1.2 Tình hình đáp ứng nhu cầu điện năng

56

3.1.2.1 Tình hình đáp ứng nhu cầu về mặt sản lượng

56

3.1.2.2 Tình hình đáp ứng nhu cầu về mặt chất lượng

62

3.2 Tình hình dự báo nhu cầu điện năng trong thời gian qua

66

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC NGÀNH,
TỔNG NHU CẦU ĐIỆN NĂNG CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

73


4.1 Dự báo nhu cầu điện năng của ngành Công nghiệp giai đoạn 2010 - 2020

75

4.1.1 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn

76

4.1.2 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

78

4.1.3 Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian

80

4.1.4 Sử dụng phương pháp mơ hình hóa thống kê

83

4.1.5 So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện năng của ngành Công nghiệp giai
đoạn 2010 - 2020 theo các phương pháp

87

4.2 Dự báo nhu cầu điện năng của ngành Quản lý và Tiêu dùng dân cư giai
đoạn 2010 - 2020

88


4.2.1 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn

88

4.2.2 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

90

4.2.3 Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian

93

4.2.4 Sử dụng phương pháp mơ hình hóa thống kê

96

4.2.5 So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện năng của ngành Quản lý và Tiêu
dùng dân cư giai đoạn 2010 - 2020 theo các phương pháp

99

4.3 Dự báo nhu cầu điện năng của ngành Nông, lâm và ngư nghiệp giai đoạn
2010 - 2020

100

4.3.1 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn

100


Trần Đình Thảo

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
4.3.2 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

102

4.3.3 Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian

105

4.3.4 Sử dụng phương pháp mơ hình hóa thống kê

108

4.3.5 So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện năng của ngành Nông lâm và ngư
nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 theo các phương pháp

111

4.4 Dự báo nhu cầu điện năng của ngành Thương mại, dịch vụ và khác giai
đoạn 2010 - 2020

112

4.4.1 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ giản đơn


112

4.4.2 Sử dụng phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng

115

4.4.3 Sử dụng phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian

117

4.4.4 Sử dụng phương pháp mơ hình hóa thống kê

120

4.4.5 So sánh kết quả dự báo nhu cầu điện năng của ngành Thương mại, dịch
vụ và khác giai đoạn 2010 - 2020 theo các phương pháp

123

5. Tổng hợp dự báo nhu cầu điện năng các ngành, tổng nhu cầu điện năng cả
nước giai đoạn 2010 - 2020

124

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

126

TĨM TẮT LUẬN VĂN


129

THESIS SUMMARY

131

TÀI LIỆU THAM KHẢO

133

PHỤ LỤC

Trần Đình Thảo

CH QTKD 2007 - 2009


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
A. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay Việt Nam đang ở trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
cùng với sự phát triển kinh tế thì nhu cầu sử dụng năng lượng cho các ngành đã
gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Giai đoạn 2000 - 2009
điện thương phẩm tăng trung bình 14,4% , cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế
trung bình cùng giai đoạn (7,3 %).
Theo kết quả dự báo Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn
2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 (Tổng sơ đồ VI), nhu cầu điện
thương phẩm toàn quốc theo phương án cơ sở vào năm 2020 đạt 257,26 tỷ KWh.
Và, theo các kết quả nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác các
nguồn năng lượng sơ cấp (thuỷ năng, than, dầu khí, địa nhiệt…) thì trong tương

lai nguồn năng lượng sơ cấp sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng, nên
định hướng chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam đã phải tính đến việc
nhập khẩu than đá, nhập khẩu điện từ Trung Quốc, Lào và nghiên cứu triển khai
dự án điện hạt nhân.
Hơn nữa, tình hình huy động vốn đầu tư khó khăn đã làm cho chương trình
phát triển nguồn điện thường xuyên bị trễ tiến độ đưa vào vận hành các nguồn
mới. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị được Chính phủ giao chủ trì
phần lớn các dự án đầu tư phát triển nguồn điện đã phải chuyển giao một loạt các
dự án cho các đơn vị khác như Tập đồn Dầu khí, Tập đồn Than và Khống sản
v.v.. làm chủ đầu tư. Việc chậm đưa vào vận hành các nguồn mới làm cho tình
hình cung cấp điện trở nên rất căng thẳng vào mùa khô, dẫn đến phải sa thải phụ
tải hàng loạt, đặc biệt là vào các năm 2006 và 2008, gây ảnh hưởng không nhỏ
đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.
Tính tốn dự báo chính xác nhu cầu điện quốc gia, đảm bảo tiến độ đưa vào


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
vận hành các nguồn điện mới, cải tạo lưới điện truyền tải và phân phối để giảm
tổn thất là việc làm cấp thiết hiện nay của ngành điện. Bên cạnh đó, tăng cường
sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm là trách nhiệm của Chính phủ và tồn
bộ các hộ sử dụng điện.
B. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, dự báo nhu cầu điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam đến năm 2020 bằng một số phương pháp khác nhau.
C. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích nhu cầu sử dụng điện năng của các ngành kinh tế và
dân dụng của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập số liệu về nhu cầu sử dụng điện năng hàng năm của các

ngành kinh tế và dân dụng để đưa ra các hàm dự báo nhu cầu phụ tải và giải
quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
D. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Phương pháp, kết quả dự báo nhu cầu điện năng của các ngành, tổng nhu
cầu điện năng cả nước của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu để ngành điện tham
khảo tính tốn quy hoạch phát triển hệ thống điện.

Trần Đình Thảo

2

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ DỰ BÁO
Phân tích dự báo kinh tê - xã hội là một công cụ, một công việc không thể
thiếu được trong hoạt động của các nhà quản lý các cấp, không chỉ trong bộ máy
quản lý nhà nước mà cả trong các chủ thể tổ chức, doanh nghiệp.
Phân tích và dự báo kinh tế - xã hội là sự vận dụng tất cả những tri thức
khoa học của xã hội loài người để nhận biết một cách đầy đủ, chính xác sự tồn
tại, xu thế vận động và phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội; làm rõ và
nhận thức đúng bản chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội; xác định mối quan
hệ tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài của hiện tượng đến sự
tồn tại, vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội đó.
Dự báo là một thuật ngữ được sử dụng cách đây rất lâu, khi con người bắt
đầu quan tâm đến thiên nhiên và mong muốn biết nó sẽ xảy ra như thế nào trong
tương lai, để chống lại nó hoặc sử dụng nó vì sự phát triển của xã hội loài người.
Dự báo xu thế phát triển của một hiện tượng là việc dự đốn q trình tiếp theo

của hiện tượng trong những khoảng thời gian khác nhau nối tiếp với hiện tại như:
Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trên cơ sở những thông tin thống kê hiện tượng,
sự vật trong quá khứ và bằng các phương pháp dự báo thích hợp.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và nhận thức,
con người không chỉ dự báo các hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua kinh
nghiệm mà tiến đến sử dụng các thành tựu của khoa học để chinh phục, khám
phá các hiện tượng thiên nhiên. Ngày nay, dự báo được sử dụng rộng rãi trong
mọi lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế, chính trị và xã hội với nhiều loại và
phương pháp dự báo khác nhau. Nhiều kết quả của dự báo đã được các nhà quản
lý sử dụng là cơ sở để điều chỉnh kịp thời chủ trương, chính sách, mục tiêu hoạt
động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển sản phẩm,
Trần Đình Thảo

3

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
đầu tư mở rộng sản xuất nhằm đạt lợi ích cao nhất.
Mỗi quốc gia, cộng đồng lãnh thổ hay một tổ chức, doanh nghiệp đều gắn
liền với một môi trường nhất định. Môi trường này được xác định thơng qua các
yếu tố chính trị, các yếu tố xác định mức độ phát triển kinh tế - xã hội, các yếu tố
thuộc về nguồn nhân lực, các yếu tố thuộc về nguồn tài nguyên thiên nhiên và
một số yếu tố khác. Nói cách khác, trong quá trình tồn tại và vận động phát triển,
mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều chịu tác động của một tập rất nhiều các yếu tố.
Sự tác động của các yếu tố đó làm cho các tổ chức, doanh nghiệp phát triển theo
nhiều xu hướng khác nhau.
Trong hoạt động quản lý và phân tích, mơi trường được chia ra làm hai loại:
mơi trường chung và môi trường riêng.

Môi trường chung là tập hợp tất cả các yếu tố bên ngoài như các yếu tố về
kinh tế, chính trị, xã hội v.v.. tác động đến tổ chức, doanh nghiệp, hiện tượng
kinh tế - xã hội nhưng không thể kể ra một cách cụ thể của sự tác động.
Mơi trường riêng, cịn gọi là môi trường đặc trưng của tổ chức, của hiện
tượng kinh tế - xã hội. Đó là sự tập hợp tất cả các yếu tố về thể chế, các thành tố
của hiện tượng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Mơi trường
riêng này khơng có ý nghĩa chung cho mọi tổ chức, hiện tượng kinh tế - xã hội
và nó ln thay đổi. Các yếu tố của môi trường đặc trưng của một tổ chức, doanh
nghiệp là: Khách hàng; nhà cung cấp đầu vào; các tổ chức, cá nhân cạnh tranh;
các cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động của tổ chức…
Khi phân tích tác động của môi trường đến sự tồn tại, vận động và phát
triển của hiện tượng ta có thể tiến hành đối với từng yếu tố cấu thành nên môi
trường hoặc cũng có thể phân thành các nhóm yếu tố và xét tác động của từng
nhóm yếu tố đó. Thơng thường người ta chia các yếu tố thành các nhóm như sau:
- Nhóm các yếu tố thuộc về kinh tế: Tỷ lệ lãi suất; tỷ lệ lạm phát; vốn;
Trần Đình Thảo

4

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
nguồn lao động; giá cả lao động…
- Nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật cơng nghệ: Máy móc, vật liệu và các
loại hình dịch vụ mới; công nghệ mới; sự phát triển nhanh của khoa học công
nghệ…
- Các yếu tố thuộc về xã hội: Những nhận thức mới về niềm tin; phong tục
tập quán…
- Các yếu tố thuộc về chính trị: Hệ thống pháp luật, chính sách; hoạt động

của các cơ quan nhà nước…
- Các yếu tố thuộc về môi trường riêng của từng hiện tượng kinh tế - xã hội:
Nhà cung cấp tài chính, ngun vật liệu; khách hàng; đối thủ cạnh tranh…
Tóm lại, khi phân tích và dự báo kinh tế - xã hội đối với một hiện tượng hay
một tổ chức thì mơi trường trong đó tổ chức, hiện tượng tồn tại có vai trị rất
quan trọng. Mặc dù các nhân tố bên trong như: Cơ cấu tổ chức, bộ máy, năng lực
trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và nhân viên là những yếu tố
quyết định nhưng chúng lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố bên ngồi của mơi
trường. Mối tác động qua lại của môi trường đến sự tồn tại, vận động và phát
triển của hiện tượng kinh tế - xã hội hay một tổ chức được mơ tả khái qt trong
Hình 2.1.
Dự báo kinh tế - xã hội có thể được tiến hành theo nhiều hình thức khác
nhau, song thường gặp một số loại hình chủ yếu sau:
- Dự báo tổng thể, vĩ mô sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội của nền
kinh tế quốc dân.
- Dự báo sự vận động và phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, địa
phương với quan niệm ngành, lĩnh vực hay địa phương là một hệ con của nền
kinh tế quốc dân và chịu tác động của các ngành, địa phương khác.

Trần Đình Thảo

5

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Các yếu tố kinh
tế- xã hội


Các chính sách
của Chính phủ

Khách
hàng

Tổ chức

Chính

Các yếu tố
cơng nghệ

Đối thủ
cạnh
tranh

Các yếu tố
chính trị

Nhóm áp lực xã
hội

Các yếu tố
khác

Các yếu tố mơi trường riêng

Các yếu tố mơi trường chung


Hình 2.1 Tổ chức hay hiện tượng kinh tế - xã hội và các yếu tố môi trường
- Dự báo sự phát triển của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội: Hình thức này có thể
dự báo cho cả nước, từng ngành, từng địa phương.
- Dự báo khả năng hay thời gian đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nhất
định, cả về số lượng cũng như chất lượng.
- Dự báo cho từng khoảng thời gian (20 năm, 10 năm, 5 năm…) nhằm phục
vụ cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn…
Dự báo nói chung và dự báo sự tồn tại, vận động và phát triển của hiện
tượng kinh tế - xã hội hay tổ chức nói riêng đều nhằm chỉ ra xu hướng vận động,
phát triển của hiện tượng đó trong tương xa hoặc gần. Vì vậy, các đặc trưng cơ
Trần Đình Thảo

6

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
bản của dự báo thường là:
- Phạm vi của dự báo: Quy mô, phạm vi của dự báo hiện tượng kinh tế - xã
hội được xác định bởi quy mô, phạm vi của môi trường để nó tồn tại. Tùy theo
cấp độ quản lý mà các nhà quản lý chọn phạm vi dự báo cho phù hợp.
- Tính chất xác suất của các phương án dự báo: Do mỗi hiện tượng kinh tế xã hội luôn chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố từ quá khứ, hiện tại đến tương
lai. Trong đó, các nhân tố sẽ tác động trong tương lai chỉ là các nhân tố mang
tính chất giả định. Mức độ tin cậy của các giả định này phụ thuộc vào độ phức
tạp của môi trường hiện tại, vận động và phát triển. Các yếu tố này mang tính bất
định khá lớn và tuỳ thuộc vào sự nhận thức của mỗi người mà có những đánh giá
khác nhau. Các nhân tố tương lai đều mang tính chất ngẫu nhiên, do đó, các

phương án nêu ra cũng mang tính chất ngẫu nhiên. Vì vậy, các nhà quản lý phải
biết sử dụng kết hợp giữa kết quả dự báo với nhận định chủ quan của mình để
lựa chọn và quyết định các vấn đề cho tương lai.
- Tính chất thời gian của dự báo: Dự báo là nhìn về tương lai để tìm những
nhân tố tác động và mô phỏng xu thế vận động và phát triển của hiện tượng đó
trong tương lai. Mức độ bất định của các yếu tố tác động trong tương lai càng
lớn nếu như khoảng thời gian xem xét càng dài. Nếu sự kiện càng có nhiều thơng
tin và thông tin càng lùi sâu về quá khứ (tức là địi hỏi có được một hệ thống
thống kê hoạt động liên tục) thì các nhà dự báo có thể hiểu rõ hơn tính quy luật
sự biến đổi của hiện tượng, để có các kết luận chính xác hơn. Điều này khẳng
định vị trí quan trọng của cơng tác thống kê đối với cơng tác dự báo.
- Tính mơ phỏng của các phương án dự báo: Theo nguyên tắc chung, các
phương án dự báo nêu ra đều mang tính chất mơ phỏng. Hiện tượng kinh tế - xã
hội xảy ra trong q khứ được mơ tả bằng mơ hình a thì trong tương lai có thể
xảy ra theo các mơ hình b, c, d, e, v.v.. (Hình 2.2). Vấn đề chủ yếu của cơng tác
dự báo là phân tích và dự báo tất cả các nhân tố sẽ tác động đến sự tồn tại, vận
Trần Đình Thảo

7

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
động và phát triển của hiện tượng trong tương lai và tìm ra các phương án có thể
xảy ra; đồng thời kiến nghị, lựa chọn một số phương án khả thi nhất. Tính chính
xác của phương án dự báo là sự tiếp cận gần nhất mơ hình mơ phỏng được lựa
chọn so với mơ hình sẽ xảy ra trong tương lai.

b

c

f

a

d

e

Hình 2.2: Sơ đồ mơ phỏng tương lai của hiện tượng kinh tế - xã hội
Việc mô phỏng gần đúng xu thế vận động và phát triển của hiện tượng kinh
tế - xã hội hoàn tồn phụ thuộc vào số liệu thơng tin có được về sự tồn tại, vận
động và phát triển của hiện tượng cũng như khả năng nhận thức của chính các
nhà phân tích và dự báo. Tính mơ phỏng, xác suất của các phương án dự báo là
một hiện tượng tất yếu của dự báo các xu thế vận động và phát triển của hiện
tượng kinh tế - xã hội trong tương lai.
Dự báo kinh tế - xã hội phải theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc liên hệ biện chứng.
Tất cả các hiện tượng kinh tế - xã hội đều được đặt trong một môi trường
nhất định, do vậy khi phân tích và dự báo hiện tượng kinh tế - xã hội ta phải đặt
Trần Đình Thảo

8

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
hiện tượng trong mối tác động qua lại của các yếu tố. Trong đó cần nhận thức rõ

đâu là yếu tố bên trong, đâu là yếu tố bên ngoài để xác định đúng và đưa ra được
kết quả phân tích chính xác, trên cơ sở đó thấy hết các nhân tố sẽ xuất hiện trong
tương lai.
Nguyên tắc kế thừa lịch sử
Các hiện tượng kinh tế - xã hội vận động và phát triển luôn chứa đựng trong
nó những nhân tố kết quả của quá khứ và trạng thái trong tương lai. Phân tích,
đánh giá hiện tại và dự báo sự phát triển trong tương lai của một quốc gia, một tổ
chức hay một hiện tượng kinh tế - xã hội chỉ có thể có cơ sở vững chắc nếu như
ta nhìn rõ được bản chất của các vấn đề trong quá khứ. Quá khứ chính là cái đã
có để xem xét. Tương lai là cái mong ước. Sự mong ước chỉ có thể trở thành hiện
thực nếu nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của quá khứ.
Nguyên tắc tôn trọng đặc thù của đối tượng dự báo
Mỗi hiện tượng kinh tế - xã hội đều có những nét đặc trưng riêng của nó.
Nhờ những nét đặc trưng riêng này mà ta có thể phân biệt được hiện tượng đang
nghiên cứu với những hiện tượng khác. Do vậy khi phân tích và dự báo, ta phải
tơn trọng nét đặc trưng đó, đặc biệt là trường hợp những nét đặc trưng đã trở
thành quy luật, ví dụ tỷ lệ giữa nam và nữ trên thế giới, phong tục tập quán, đời
sống văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ…
Mô tả tối ưu hiện tượng kinh tế - xã hội trong quá trình dự báo
Trong tập thông tin mô tả hiện tượng, chúng ta cần tối ưu hố các thơng tin
đó thơng qua nhiều phương pháp xử lý khác nhau để tìm ra mơ hình tối ưu nhất.
Một hiện tượng kinh tế - xã hội chứa trong nó rất nhiều yếu tố. Việc phân tích
các yếu tố đó khơng thể chỉ mang tính liệt kê. Chúng ta phải tìm được thơng tin,
các chỉ tiêu và mô tả mối liên hệ biện chứng của chúng với các yếu tố khác, đồng
thời phải lựa chọn các thông số cũng như phương pháp để xử lý các thơng tin đó
Trần Đình Thảo

9

CH QTKD 2007 - 2009



Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
sao cho chi phí ở mức thấp nhất.
Nguyên tắc tương tự của dự báo
Theo nguyên tắc này, khi phân tích, dự báo một hiện tượng kinh tế - xã hội
chúng ta có thể so sánh nó với các hiện tượng kinh tế - xã hội tương tự của một
địa phương, một vùng hay một nước khác để có thể tìm ra những nhân tố phát
triển tương tự cũng như các yếu tố đảm bảo cho sự phát triển của hiện tượng mà
ta quan tâm. Sử dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho việc phân tích và dự báo đạt
hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Trong một số trường hợp, nguyên tắc này
cho phép ta sử dụng các mơ hình tốn học, các phương pháp thống kê tốn học
để phân tích và dự báo quy luật và phát triển của tổ chức, hiện tượng kinh tế - xã
hội có tính tương tự nhau.
Ngun tắc hệ thống
Lý thuyết hệ thống quan niệm mỗi tổ chức hay hiện tượng kinh tế - xã hội
là một hệ thống mở, đặt trong mối quan hệ trao đổi với mơi trường bên ngồi
bằng nhiều kênh khác nhau. Tổ chức được xem như là một tập hợp của nhiều đối
tượng, chủ thể khác nhau, trao đổi với với nhau cả những nội dung và thuộc tính
của chúng. Một hệ thống mở thường được đặc trưng bởi ba yếu tố rất quan trọng,
đó là:
- Đầu vào của hệ thống, là những gì mà mơi trường tác động và đưa vào hệ
thống, bao gồm: Các dạng năng lượng; thông tin; nguồn lực (con người và tài
chính); nguyên liệu; vật liệu cần thiết v.v.. để hệ thống tồn tại và phát triển.
- Quá trình tương tác, xử lý nội bộ của hệ thống thơng qua nội lực của
mình: Đó là q trình xử lý biến các thông tin đầu vào cần thiết thành những yếu
tố quan trọng để phục vụ cho sự vận động và phát triển của tổ chức và tạo ra
những yếu tố đầu ra cần thiết cho nhu cầu xã hội.
- Sản phẩm hệ thống đó tạo ra: Các sản phẩm này có được xã hội chấp nhận
Trần Đình Thảo


10

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
hay không khi trao đổi với mơi trường bên ngồi. Những thơng tin phản hồi giữa
sản phẩm đầu ra có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức, nó giúp cho hệ thống
xử lý lại các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm đầu ra hợp lý hơn.
2.2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
2.2.1 Xử lý số liệu thống kê trong phân tích và dự báo
Về nguyên lý, dự báo xu hướng của một hiện tượng kinh tế - xã hội là dựa
vào số liệu thống kê sự vận động, phát triển của hiện tượng đó trong quá khứ và
dùng các phương pháp thích hợp để dự đốn hiện tượng trong tương lai. Vì vậy,
số liệu thống kê có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng và là yếu tố cần và đủ để
việc phân tích và dự báo thực hiện được với kết quả cao. Thực tế cho thấy ở Việt
Nam, trong nhiều năm qua công tác thống kê do nhiều lý do chưa cung cấp đầy
đủ và chính xác các số liệu thống kê; cơng tác dự báo chưa được quan tâm đúng
mức, dẫn đến các kế hoạch thiếu cơ sở, căn cứ.
Để nâng cao chất lượng kết quả phân tích và dự báo kinh tế - xã hội, vấn đề
quan trọng là phải có được nguồn số liệu thống kê tin cậy, trung thực. Nếu các
con số thống kê đưa ra không phản ánh đúng bản chất của hiện tượng và đã bị
sửa đổi theo ý muốn chủ quan của người thu thập và cơng bố số liệu thống kê,
thì mọi q trình phân tích dự đốn chỉ là hình thức. Xử lý số liệu trong khi phân
tích dự báo khơng phải là làm lại con số đó mà chỉ nhằm cho con số đó chính xác
hơn, đúng hơn và loại trừ được những sai số ngẫu nhiên. Đó là cách xử lý mang
tính chất khoa học thống kê, không phải theo ý muốn chủ quan của người điều
chỉnh. Sau đây là một số cách xử lý số liệu thống kê khi tiến hành phân tích dự
báo.

Đồng nhất số liệu
- Đồng nhất đơn vị đo
- Đồng nhất cách tính các chỉ tiêu liên quan đến giá cả
Trần Đình Thảo

11

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
- Đồng nhất khoảng thời gian thu thập số liệu
- Đồng nhất các số liệu liên quan đến từng lĩnh vực kinh tế - xã hội
- Đồng nhất cách phân tích các số liệu kinh tế theo một cột mốc tính tốn
- Sử dụng thống nhất một hệ thống các chỉ tiêu để tính tốn hay phải chuyển
đổi về cùng một hệ thống.
Loại bỏ các sai số do kỹ thuật thu thập số liệu thống kê
Thông thường, với các sai số do kỹ thuật thu thập số liệu thống kê gây ra,
có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để xử lý, như dùng phương pháp tốn học.
Ví dụ, xét một tập các số liệu thống kê về một hiện tượng kinh tế - xã hội theo
thời gian là {yi}(i =1,2,3,…,n). Giả sử số y* là số liệu nghi ngờ có sai số, ta có
thể sử dụng cơng thức tính tốn giá trị tới hạn t* (giá trị t* được gọi là giá trị tới
hạn, phụ thuộc và xác suất tin cậy và số lần xác định các số liệu thống kê. Nếu
giá trị t* lớn hơn giá trị cho trong bảng tính sẵn, thì số liệu y* có sai số và ta loại
bỏ số liệu đó. Bảng giá trị tới hạn α được tính sẵn trong các tài liệu thống kê). Để
xem xét số liệu này được sử dụng, loại bỏ hay phải thay bằng giá trị trung bình
của tập {yi }, trước hết ta tính giá trị t* bằng cơng thức:
*

t =


y *i  y
s

(2.1)

Trong đó y là giá trị trung bình của tập {yi}
n

y
y =

i

i 1

(2.2)

n

S là độ lệch bình phương và và được xác định theo cơng thức:
S=

Trần Đình Thảo

1 n

n  1 i 1

y  y


2

(2.3)

i

12

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Nếu giá trị của t* lớn hơn các giá trị cho trong bảng tới hạn α thì giá trị y*
bị loại trừ ra khỏi tập các số liệu thống kê.
Loại trừ một số yếu tố ngồi giả thiết
Để đảm bảo tính liên tục của các số liệu đôi khi ta cần phải loại trừ một số
yếu tố ngoài giả thiết bằng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp mở rộng khoảng thời gian: Khi số liệu thống kê thu được chi
tiết hóa trong khoảng thời gian quá hẹp, tính quy luật và tính ngẫu nhiên rất khác
nhau, ta có thể mở rộng khoảng thời gian thơng qua việc tính trung bình các đại
lượng trong khoảng thời gian rộng hơn và coi đó là số liệu đặc trưng cho hiện
tượng kinh tế - xã hội đó trong khoảng thời gian đã được mở rộng. Ví dụ, từ số
liệu thống kê sản lượng bán được từng ngày, tuần, ta có thể mở rộng khoảng thời
gian theo tháng, q.
- Phương pháp bình qn số trượt: Việc tính bình qn số trượt có thể giúp
cho việc phân bổ các yếu tố ngẫu nhiên tốt hơn. Hay nói cách khác, bình qn số
trượt giúp chúng ta tính lại hệ thống số liệu thống kê đã có thành hệ thống số liệu
thống kê mới có chứa điều hồ hơn các yếu tố ngẫu nhiên.
Biến đổi số liệu thống kê thô ban đầu sang một số chỉ tiêu khác

- Trung bình số học: Là đại lượng xác định giá trị trung bình của một tập
các số liệu thống kê có tần suất xuất hiện số liệu đó như nhau (thơng thường chỉ
có một lần). Số trung bình của một tập hợp {yi} (i =1,2,3,…, n) bao gồm n giá trị
của y là y , được xác định bằng biểu thức (2.2).
Trung bình số học gia quyền: Trong trường hợp số liệu thống kê mơ tả một
hiện tượng nào đó xuất hiện với tần số khác nhau thì trung bình của tập số liệu
thống kê {yi}với tần suất xuất hiện của yi là mi, được xác định bằng cơng thức:

Trần Đình Thảo

13

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
n

y =

y m
i 1
n

i

i

(2.4)


m
i 1

i

Đại lượng mi được gọi là gia quyền số của yi. Nếu khi tất cả yi đều có giá trị
mi như nhau thì cơng thức này trở lại cơng thức (2.2).
Trung bình điều hịa là đại lượng nghịch đảo của trung bình số học đã được
tính ở cơng thức (2.2).
- Trung bình hình học của một tập số liệu thống kê {yi} được xác định
bằng biểu thức:
n

ys =

n

y1 . y2 . y3 ...yn1 . yn =

n

y
i 1

i

(n>2)

(2.5)


Trung bình hình học của một tập hợp {yi} được sử dụng chủ yếu để tính
tốn cho dãy số liệu thống kê nhằm xác định mức độ tăng trưởng của dãy số đó.
Ví dụ, tính tốc độ tăng trưởng của dân số, lao động, sản lượng, thu nhập quốc
dân và một số chỉ tiêu khác nữa.
- Trung bình của một tập số liệu thơng kê cho theo thứ tự thời gian: Được
sử dụng khi ta muốn tính số liệu trung bình của một đại lượng nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn trung bình của tháng, quý hay năm, song
chúng ta lại chỉ có số liệu của từng thời điểm xác định của hiện tượng đó. Đại
lượng trung bình theo thời gian được tính theo cơng thức sau:
1
1
y1  y2  y3  ... yn
2
y = 2
n 1

(2.6)

Trong đó y1, yn là giá trị đầu và cuối của số liệu thống kê tại các thời điểm
khác nhau trong khoảng thời gian nghiên cứu và n là số liệu thống kê được
(khơng có tính chất lặp lại và là các số tự nhiên).

Trần Đình Thảo

14

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

- Các đại lượng so sánh: Đó là tỷ số nhằm so sánh giá trị của đại lượng phân
tích tại thời điểm nghiên cứu so với các thời điểm khác (năm gốc hay năm kế
hoạch), hoặc so sánh giữa các bộ phận cấu thành khác nhau của hiện tượng quan
tâm. Có thể sử dụng một số chỉ tiêu so sánh sau:
i) Độ gia tăng tuyệt đối giữa hai thời kỳ:
∆y = yi –y i-1

(2.7)

ii) Tỷ lệ tăng trưởng: Của đại lượng x ở năm thứ (i+1) so với năm thứ i
được tính bằng cơng thức sau:
αi =

y i 1
. 100%
yi

(2.8)

iii) Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hình học
Trong thực tế tỷ lệ tăng trưởng bình qn hình học rất hay được sử dụng để
tính tỷ lệ tăng trưởng trung bình của các năm, từ năm thứ nhất cho đến năm thứ n
so với năm gốc (năm số 0).
Tỷ lệ này được tính theo cơng thức:
 =

n

1 . 2 ... n1 . n =


n

n


i 1

i

(2.9)

Nếu thay giá trị của α tính theo cơng thức (2.8) ta có:
Tốc độ gia tăng tuyệt đối của gía trị tại năm thứ (i+1) so với năm thứ i được xác
định bằng biểu thức sau:
 =

n

yn
x0

(2.10)

Cũng có thể sử dụng một năm nào đó (ví dụ năm gốc) để xác định độ gia tăng
tuyệt đối của các năm thứ i so với năm gốc.

Trần Đình Thảo

15


CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
 i 1 =
i

 i 1 =
i

yi 1  yi
. 100%
yi

(2.11)

yi  y 0
. 100%
y0

(2.12)

2.2.2 Một số phương pháp dự báo nhu cầu thị trường
Không có dự báo khơng thể giải quyết tốt đẹp các vấn đề lớn của tương lai.
Muốn có các kết quả dự báo cần quan tâm đầu tư cho công tác dự báo. Sử dụng
các kết quả dự báo kém chất lượng chúng ta phải trả giá cao, đôi khi quá cao khi
giải quyết các vấn đề của tương lai. Mức độ tin dùng của kết quả dự báo phụ
thuộc chủ yếu vào mức độ hợp lý của phương pháp dự báo cụ thể được lựa chọn
và chất lượng của dữ liệu.
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 130 phương pháp hay cách

tiếp cận để dự báo các lĩnh vực đời sống xã hội. Trong khoa học và thực tế,
người ta thường sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp mơ hình hóa thống kê
- Phương pháp dự báo tương tự hay còn gọi là phương pháp kịch bản
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp san bằng số mũ
- Phương pháp ngoại suy bằng hàm xu thế chuỗi thời gian
- Phương pháp đàn hồi kinh tế
- Phương pháp cường độ
- Phương pháp mơ hình tuyến tính ngẫu nhiên
- Ứng dụng một số chương trình phần mềm trong dự báo.

Trần Đình Thảo

16

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
2.2.2.1 Phương pháp mơ hình hóa thống kê
Mơ hình hóa thống kê là loại mơ hình được sử dụng rộng rãi nhất trong dự
báo, đó là cơng cụ chủ yếu để phân tích và dự báo. Dựa trên cơ sở các số liệu
thống kê về quá khứ và hiện tại, người ta tiến hành xây dựng các mơ hình tốn
kinh tế nhằm miêu tả các đặc trưng nổi bật, xu hướng vận động và phát triển của
hiện tượng trong tương lai. Nhiều mơ hình tốn thống kê có sử dụng hàm sản
xuất của Cobb-Douglass, của Klein đã được áp dụng thành công trong nhiều
nước kinh tế phát triển như Mỹ, các nước Tây Âu.
Trong phương pháp mơ hình hóa thống kê, vấn đề chọn hàm dự báo rất
quan trọng. Giả sử cần phải dự báo sự thay đổi của chỉ tiêu Y đặc trưng cho hiện

tượng kinh tế - xã hội (ví dụ GDP, sản lượng khai thác than hay số tấn vận tải,
sản lượng hàng hóa tiêu thụ…) trong tương lai. Thơng qua số liệu thống kê có
được của hiện tượng kinh tế - xã hội này (số đo các chỉ tiêu nói trên) có thể cho
thấy chỉ tiêu quan tâm y phụ thuộc vào một số yếu tố được đặc trưng bằng các
biến số độc lập x1, x2, x3…, xn. Trên nguyên tắc mối quan hệ giữa chỉ tiêu y và
tập biến {xi} được mô tả bằng hàm số:
y = f(x1, x2, x3,…, xn) + ξ

(2.13)

Trong đó:
y là đại lượng quan tâm dự báo trong mối liên hệ phụ thuộc và tập các biến
số {xi} (i = 1 đến n).
ξ là sai số của dự báo . Trong mức độ sai số của quyết định mức độ chính
xác của hàm dự báo.
Các tiêu chuẩn để lựa chọn hàm dự báo:
- Sai số chuẩn của hàm là nhỏ nhất, nghĩa là hàm dự báo với các giá trị tính
được và số liệu thống kê thu được có độ lệch nhỏ nhất. Để xác định tiêu chuẩn
này, trong thống kê sử dụng cơng thức:
Trần Đình Thảo

17

CH QTKD 2007 - 2009


Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020

Su =




1 n
 yi  y * i
n  2 i 1



2

(n>2)

(2.14)

Giá trị của Su phải đạt giá trị nhỏ nhất, trong đó: yi là giá trị thống kê; yi* là
giá trị theo lý thuyết; n là số giá trị thống kê có được.
- Hệ số tương quan bội đủ lớn, nghĩa là mối quan hệ giữa y và {x i} phải đủ
chặt chẽ để nó thể hiện đúng mối quan hệ của hàm số y với tập {x i}. Hệ số tương
quan r được xác định bằng công thức:
 Su 2 
R = 1  2 
 Sy 

(2.15)

Trong đó: Su được xác định bằng công thức (214); Sy được xác định bằng công
thức:
Sy =




1 n
 yi  y
n  2 i 1



2

(2.16)

Trong trường hợp hàm số được chọn không phải là hàm tuyến tính như đã
mơ tả mà có thể là hàm: Y = ln (a + bt); Y = e a + bt, v.v.. thì cần phải chuyển (hay
dùng thuật tốn để chuyển các dạng hàm đó về dạng hàm tuyến tính bằng cách
nâng lên lũy thừa; logarit cả hai vế, v.v.. Sau khi đã tính tốn giống như trên, ta
đưa các kết quả về giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu bằng phép logarit hay đổi
logarit.
Khi áp dụng phương pháp mô hình hóa người ta thường phải chú ý đến các
nhân tố chủ yếu của hiện tượng, còn những phụ thuộc, lệ thuộc khơng quan trọng
khác có thể bỏ qua. Đây cũng là hạn chế cơ bản của phương pháp, do vậy khi sử
dụng phương pháp này chúng ta cần tìm thêm các kết quả dự báo bằng các
phương pháp khác để so sánh, kiểm chứng và điều chỉnh thì kết luận đưa ra mới
mang tính chính xác cao.
Trần Đình Thảo

18

CH QTKD 2007 - 2009



Phân tích, dự báo nhu cầu điện năng của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
2.2.2.2 Phương pháp tương tự
Dự báo bằng phương pháp tương tự được sử dụng nhiều trong lĩnh vực
khoa học kỹ thuật. Trong sản xuất, khi nghiên cứu hàm sản xuất người ta thấy
mối liên hệ giữa cường độ hao phí sản phẩm X(t) trong sơ đồ sản xuất một sản
phẩm có hệ số hao phí vốn đầu tư C, hệ số hao phí lao động L và cường độ tiêu
dùng xã hội giống như các quy luật của mối quan hệ: Cường độ dòng điện trong
cuộn cảm; điện trở R và suất điện động E(t) trong đoạn mạch mắc nối tiếp.
Nội dung cơ bản của phương pháp dự báo bằng mơ hình tương tự là nghiên
cứu những hiện tượng kinh tế - xã hội có cùng bản chất đã xảy ra tại các nước
khác nhau trên thế giới hoặc tại các vùng lãnh thổ khác nhau để rồi từ đó có thể
ước đốn xu thế vận động và phát triển hiện tượng kinh tế - xã hội đó tại nước
hoặc vùng lãnh thổ đang nghiên cứu.
Tính tương tự trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế - xã
hội theo thời gian có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Chỉ tiêu đặc trưng

t

Hình 2.1 Đường cong mơ tả sự tương tự có độ trễ theo thời gian của hiện tượng
kinh tế - xã hội tại các vùng khác nhau
Để tiến hành dự báo bằng mơ hình tương tự một hiện tượng kinh tế - xã hội
ở Việt Nam cần tiến hành một số bước cụ thể như sau:
Trần Đình Thảo

19

CH QTKD 2007 - 2009



×