Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.71 KB, 37 trang )

ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2010.
A. ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH:
I. ĐẦU TƯ VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỖI
QUỐC GIA:
1. Đầu tư là gì?
Hiểu theo nghĩa chung nhất, đầu tư là sự bỏ ra hay sự hy sinh các nguồn
lực ở hiện tại nhằm đạt được kết quả lớn hơn cho người đầu tư trong tương lai.
Để giải thích rõ hơn định nghĩa trên, ta có thể hiểu các thuật ngữ như sau:
Nguồn lực ở đây có thể là các nguồn lực về tài chính, nguồn lực vật chất,
sức lao động, trí tuệ, thời gian... Nhà nước có thể bỏ ra các nguồn lực về tài
chính để xây dựng cơ sở vật chất, một doanh nghiệp bỏ chi phí để tăng cường
đào tạo cho đội ngũ nhân viên của mình, một gia đình giảm bớt việc tiêu dùng
hiện tại để đầu tư cho con cái được học đại học, một nhà khoa học đóng góp
nghiên cứu của mình vào việc thành lập một doanh nghiệp.... tất cả sự bỏ ra, hy
sinh đó đều được gọi là nguồn lực của hoạt động đầu tư.
Nhà đầu tư chính là những người đã bỏ ra các nguồn lực để tiến hành các
hoạt động đầu tư. Nhà đầu tư có thể là Nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh
cá thể hay tư nhân...
Kết quả của hoạt động đầu tư rất đa dạng, đó có thể là sự tăng thêm về các
tài sản tài chính, tài sản vật chất, nguồn nhân lực được nâng cao tay nghề, hay
có thể là tăng cường một tài sản vô hình như thương hiệu, danh tiếng,....
2. Vai trò của đầu tư đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi
quốc gia.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, hoạt động đầu tư có
nghĩa sống còn. Nó như một hoạt động tiếp thêm năng lượng cho một cơ thể
sống, lúc còn nhỏ, đầu tư giúp cho cơ thể phát triển lớn mạnh, đúng hướng, còn
khi cơ thể đó đã lớn mạnh và phát triển thì hoạt động đầu tư càng cần phải tiến
hành mạnh mẽ nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ vĩ mô, đầu tư có những vai trò chủ yếu sau:


Do có sự bỏ ra các nguồn lực ở hiện tại và tạo được những nguồn lực lớn
hơn trong tương lai nên đầu tư tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của một
nền kinh tế.
Đầu tư ảnh hưởng hai mặt đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Một mặt,
nó tác động thúc đẩy quá trình phát triển đi lên của nền kinh tế do tạo thêm
được những tài sản, nguồn lực mới, nhưng mặt khác, nó lại là nguyên nhân dẫn
đến những hiện tượng gây hại đến sự phát triển kinh tế như lạm phát.
Đầu tư có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu đầu tư
hợp lí sẽ tạo ra được một cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo ra sự cân đối trên phạm vi
toàn nền kinh tế quốc dân, giữa các ngành, các vùng, phát huy được vai trò nội
lực của nền kinh tế trong khi vẫn xem trọng yếu tố ngoại lực.
Đầu tư có tác động đến việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất
nước. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng
công nghệ.
Đầu tư có tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả
nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức
trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15%-20% so với GDP tùy thuộc vào
trình độ phát triển của từng nước. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư được
coi là “cú hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Còn đối với các
quốc gia phát triển, đầu tư để duy trì sự phát triển ổn định và đúng hướng.
Đầu tư giúp giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động,
làm gia tăng khả năng tiêu dùng cho dân cư, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ của xã hội. Khi tiến hành công cuộc đầu tư, cầu về các yếu tố
đầu vào cho dự án tăng, sản xuất của các ngành có liên quan phát triển, thu hút
thêm sức lao động, người lao động có được thêm việc làm đồng nghĩa với việc
tăng thu nhập và tăng tiêu dùng của người lao động, góp phần giảm tệ nạn xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế.
Xét trên góc độ vi mô, đối với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh
doanh thì đầu tư chính là yếu tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của
mỗi cơ sở. Nếu không có đầu tư, doanh nghiệp sẽ sớm bị đánh bại trên thị

trường.
II. KINH DOANH DU LỊCH VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA ĐẤT NƯỚC:
Được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, du lịch đang đóng một
vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, đặc
biệt là các quốc gia đang phát triển.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia trên thế giới, trong thế kỷ 21, du lịch là
ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, kéo theo đó là sự phát triển của
các loại hình dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi.... với tốc
độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 4%. Năm 1997, theo thống kê của tổ
chức du lịch thế giới (UNWTO), toàn thế giới có 613 triệu lượt khách du lịch.
Nhưng đến năm 2005, con số này đã tăng lên tới 808 triệu lượt khách du lịch, và
dự báo đến năm 2020 là 1,6 tỷ lượt. Đầu tư cho du lịch cũng lên tới 800 tỷ đôla
Mỹ hàng năm, những con số này đã cho thấy du lịch dần trở thành một ngành
chính cho đối với sự phát triển kinh tế của nhiều nước.
Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
được thể hiện ở những điểm sau:
1. Du lịch – ngành mang lại nguồn thu ngân sách lớn:
Du lịch là một ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân sách
các quốc gia, trong năm 2005, với tốc độ phát triển 5,7%, ngành du lịch thế giới
đã đón tiếp 808 triệu lượt khách du lịch, mang lại doanh thu trên 6 nghìn tỷ đôla
Mỹ, chiếm 10,6% tổng GDP toàn cầu, dự tính trong năm 2006 doanh thu sẽ là
6500 tỷ. Dự đoán trong giai đoạn 2007-2017, ngành du lịch thế giới sẽ có tốc độ
tăng trưởng trung bình đạt mức 4%/năm, đây là mức tăng trưởng cao hơn mức
tăng trung bình của toàn nền kinh tế thế giới.
Ở các quốc gia phát triển, khi các ngành công nghiệp có xu hướng phát
triển chậm lại thì du lịch vẫn đạt được tốc độ phát triển đáng kể. Một ví dụ điển
hình là Pháp, quốc gia có ngành du lịch phát triển nhất thế giới, mặc dù chịu ảnh
hưởng của việc đồng Euro lên giá làm giá của các tour du lịch đến Pháp trở nên
đắt đỏ, ngành du lịch của quốc gia này vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 0,5% trong

năm 2005, đón 75 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu đạt 130 tỷ Euro tăng 3,5%
so với năm 2004 và là ngành đóng góp nhiều nhất vào thu nhập quốc dân, chiếm
6,5% GDP, đứng trên cả ngành công nghiệp ôtô.
Còn đối với các quốc gia đang phát triển, thống kê cho thấy, tại 49 nước
kém phát triển nhất trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Châu Phi thì du lịch là
ngành mang lại nguồn thu lớn nhất, đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, đây là điều
có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia này.
2. Du lịch-ngành kinh tế trợ giúp đắc lực cho quá trình giải quyết việc làm:
Không chỉ là ngành mang lại nguồn thu lớn cho đất nước, du lịch còn góp
phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho
người dân. Tính riêng năm 2005, với tốc độ tăng 5,7% ngành du lịch toàn thế
giới đã tạo thêm 2,5 triệu việc làm mới nâng tổng số nhân viên hoạt động trực
tiếp trong ngành lên đến 76,7 triệu chiếm 2,8% tổng số việc làm trên thế giới.
Nếu tính cả lao động gián tiếp thì tổng số người sống nhờ du lịch và lữ hành là
234,3 triệu người, chiếm 8,7%.
Du lịch được đánh giá là một công cụ hữu hiệu giúp xóa đói giảm nghèo
do việc phát triển du lịch không đơn thuần chỉ phụ thuộc vào điều kiện phát
triển kinh tế mà còn phụ thuộc khá lớn vào các điều kiện về tự nhiên, đặc điểm
văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia. Du lịch tạo ra nhiều việc làm, trong đó có cả
những việc làm không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, điều này rất quan trọng
đối với những vùng núi cao, những vùng kém phát triển, là những nơi rất khó
kiếm việc làm. Thậm chí, các vùng kém phát triển về kinh tế và không có những
điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch cũng có thể thu hút
được khách du lịch ghé thăm nếu tận dụng được những điều kiện sẵn có của
mình, chẳng hạn như Thái Lan, một quốc gia đã có ngành du lịch khá phát triển,
nhưng vùng nông thôn, các làng nghề thủ công của Thái Lan lại chưa được tiếp
xúc nhiều với ngành công nghiệp này, chính phủ đã biến du lịch trở thành một
công cụ xóa đói giảm nghèo với chương trình đưa du lịch văn hóa về với cộng
đồng “Mỗi làng một sản phẩm” ở Chiang Rai và Chiang Mai. Sau khi thực hiện
được chương trình này được 5 tháng ở các làng nghề thủ công, khách du lịch đã

dừng lại 1 đến 2 tiếng mỗi ngày, làm cho thu nhập bình quân của người dân
trong làng tăng thêm 10%.
Không chỉ riêng với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển
cũng thấy được vai trò của ngành du lịch trong việc giải quyết lao động dư thừa
trong xã hội. Ở Pháp, ngành du lịch đã tạo thêm cho nền kinh tế 2 triệu việc làm
có liên quan trực tiếp đến du lịch, đặc biệt là giúp giải quyết cho lao động có
trình độ tay nghề không cao, thời gian đào tạo ngắn. Thấy được tiềm năng của
ngành công nghiệp không khói này, hàng năm, chính phủ Pháp đã đầu tư cho
ngành một khoản tiền không nhỏ:95,8 tỷ Euro để cải tạo hệ thống môi trường du
lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh.
3. Du lịch- ngành kinh tế góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ
trong nước phát triển:
Ngành du lịch phát triển, kéo theo đó là việc các ngành sản xuất trong
nước. Với mức chi tiêu 9 nghìn tỷ đôla Mỹ cho du lịch trên toàn thế giới trong
năm 2005, khách du lịch đã tiêu thụ một lượng lớn các loại hình hàng hoá dịch
vụ được sản xuất trong nước.
Trong khi việc xuất khẩu của các nước kém phát triển gặp nhiều khó khăn
vì vấp phải vô số các hàng rào phi thuế quan thì việc tiêu dùng của khách du
lịch lại là một phương cách xuất khẩu tại chỗ thuận lợi, mang lại nguồn thu lớn
cho các doanh nghiệp trong nước. Các quốc gia biết cách khai thác túi tiền của
khách du lịch thông qua việc xây dựng một hệ thống các trung tâm mua sắm,

×