Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió mặt trời ứng dụng đèn LED cung cấp điện tiết kiệm cho các giàn khai thác dầu khí biển liên doanh dầu khí vietsopetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.63 MB, 124 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------------

ĐÀO ĐỨC QUANG

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
HỆ LAI GHÉP NĂNG LƯỢNG GIÓ – MẶT TRỜI,
ỨNG DỤNG ĐÈN LED CUNG CẤP ĐIỆN,
TIẾT KIỆM CHO CÁC GIÀN KHAI
THÁC DẦU KHÍ BIỂN – LDDK VIETSOPETRO

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. TRẦN VĂN BÌNH

HÀ NỘI 2012


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của


tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin trân trọng cảm ơn q thầy cơ giáo Viện Kinh tế và Quản lý, Viện sau Đại
học - Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đồng thời cảm ơn và tri ân các vị lãnh đạo, đồng
nghiệp đang cơng tác tại Phịng Cơ khí - năng lượng - tự động hóa, Xí nghiệp Cơ
Điện và đặt biệt nhóm Cơ Điện giàn MSP-9 thuộc Liên doanh Việt-Nga
Vietsovpetro; Công ty SUNLED 16/56 phố Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên, Hà
Nội, công ty CP tư vấn xây dựng điện gió Việt Nam VIWICO số 18 lơ 10A, Trung
Yên 10, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện bản
luận văn này.
Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Văn
Bình – Bộ mơn kinh tế năng lượng – Viện kinh tế và quản lý - Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có sự cố gắng của bản thân, song do khả
năng và kinh nghiệm có hạn nên luận văn khơng tránh khỏi một số thiếu sót ngồi
mong muốn, những hạn chế nhất định, tôi thành thật mong được quý thầy cô giáo,
các đồng nghiệp góp ý để các nghiên cứu trong luận văn này được áp dụng vào thực
tiễn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2012
Học viên

Đào Đức Quang

Trang 2


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ........................................................................................................ 01
Lời cam đoan......................................................................................................... 02
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ........................................................................ 06
Danh mục các bảng ............................................................................................... 07
Danh mục các hình vẽ, đổ thị................................................................................. 09
PHẨN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 – NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐÈN LED VÀ ỨNG DỤNG.......... 14
1.1.

Tổng quan về công nghệ sản xuất năng lượng gió, năng lượng mặt trời, đèn
LED. ........................................................................................................... 14

1.1.1. Các đặc tính của các nguồn năng lượng mới và tái tạo ................................ 14
1.1.2. Các công nghệ năng lượng điện mặt trời ..................................................... 15
1.1.3. Cơng nghệ năng lượng gió .......................................................................... 19
1.2.

Hệ lai ghép năng lượng và các ứng dụng..................................................... 25

1.2.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 25
1.2.2. Các loại nguồn điện trong hệ thống điện hỗn hợp........................................ 26
1.2.3. Sơ đồ đấu nối hệ lai ghép ............................................................................ 27
1.2.4. Ưu nhược điểm của hệ thống điện lai ghép ................................................. 34
1.3.

Phương pháp phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một hệ lai ghép sử
dụng năng lượng tái tạo............................................................................... 38


1.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế dùng để đánh giá.......................................................... 38
1.3.2. Các số liệu cần thu thập của hệ lai ghép ...................................................... 44

Trang 3


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT
ỨNG DỤNG HỆ LAI GHÉP NĂNG LƯỢNG GIÓ - NĂNG LƯỢNG MẶT
TRỜI VÀ ĐÈN LED ........................................................................................... 47
2.1.

Giới thiệu tổng quan về LDDK VIETSOVPETRO ..................................... 47

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 47
2.1.2. Một số dấu mốc lịch sử ............................................................................... 47
2.1.3. Tình hình sản suất kinh doanh qua các năm ................................................ 48
2.1.4. Chiến lược phát triển của Vietsovpetro trong giai đoạn mới........................ 50
2.2.

Nhu cầu sử dụng năng lượng trên giàn khai thác dầu khí ............................ 51

2.2.1. Cấu tạo giàn khai thác................................................................................. 51
2.2.2. Quá trình khai thác...................................................................................... 56
2.2.3. Nhu cầu sử dụng năng lượng trên giàn cố định MSP-9................................ 56
2.3.


Hiện trạng sản xuất và cung cấp năng lượng trên giàn khai thác.................. 61

2.3.1. Mô tả hệ thống sản suất và cung cấp điện cho các khối, phụ tải .................. 61
2.3.2 Giá thành sản xuất điện............................................................................... 62
2.4.

Ưu, nhược điểm hệ thống năng lượng hiện hữu và nhu cầu đầu tư hệ
lai ghép ....................................................................................................... 66

2.4.1. Ưu, nhược điểm của hệ thống năng lượng hiện hữu .................................... 66
2.4.2. Nhu cầu đầu tư hệ lai ghép......................................................................... 67
CHƯƠNG 3 – PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HỆ LAI GHÉP NĂNG
LƯỢNG GIÓ, NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐÈN LED CHO GIÀN KHAI
THÁC DẦU KHÍ CỐ ĐỊNH ............................................................................... 69
3.1.

Phân tích lựa chọn các hệ lai ghép .............................................................. 69

3.1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 69

Trang 4


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

3.1.2 Mô tả địa điểm............................................................................................ 69
3.1.3 Điều kiện thời tiết, môi trường khu vực giàn MSP-9 ................................... 71
3.2.


Thiết kế và xây dựng dự toán cho các hệ lai ghép ....................................... 73

3.2.1. Điện sử dụng cho thiết bị chiếu sáng........................................................... 73
3.2.2 Tổng nhu cầu điện năng .............................................................................. 76
3.2.3 Biểu đồ phụ tải ngày ................................................................................... 76
3.2.4 Dự báo độ tăng trưởng nhu cầu trong tương lai............................................ 76
3.2.5 Phương án cung cấp, tiết kiệm điện............................................................. 77
3.2.6 Xây dựng sơ đồ khối tổng quát ................................................................... 78
3.2.7 Tính tốn lựa chọn thiết bị........................................................................... 79
3.3.

Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính .......................................................... 88

3.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế cho các phương án ............................................ .88
3.3.2 Phân tích độ nhạy (ngưỡng thâm nhập) ..................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 105
TÓM TẮT LUẬN VĂN...................................................................................... 106
PHỤ LỤC............................................................................................................ 109

Trang 5


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trong luận văn này có sft dụng các ký hiện chữ viết tắt và thuật ngữ sau:

Từ viết tắt

Nội dung

Vietsovpetro Liên doanh dầu khí Việt Nga “Vietsovpetro”.
PVEP

Tổng cơng ty thăm dị, khai thác dầu khí Petrovietnam

XNKTDK

Xí nghiệp khai thác dầu khí, trực thuộc Vietsovpetro

MSP

Giàn cố định - là các giàn cố định khoan-khai dầu khí biển trên khu
vực mỏ Bạch Hổ

RP

Giàn cố định - là các giàn cố định khoan-khai dầu khí biển trên khu
vực mỏ Rồng

BK, RC

Giàn nhẹ - là các giàn khai thác vệ tinh, ít hoặc khơng người.

Giàn CNTT

giàn cơng nghệ trung tâm - là giàn tập trung các hệ thống cơng nghệ

xử lý tách khí, nước từ dầu thơ nhận từ các MSP, BK khác

CTB

Cơng trình biển

BM

Block Module – khu vực trên giàn có chức năng riêng biệt

NLTT

Năng lượng tái tạo

NLM & TT

Năng lượng mới và tái tạo

NLMT

Năng lượng mặt trời

PMT

Pin mặt trời

PV

Dàn pin mặt trời Photovoltaic


NL gió

Năng lượng gió

ĐCG

Động cơ gió hay Turbine gió

MPD

Máy phát điện

DC

điện 1 chiều

AC

điện xoay chiều

GOCT

Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên Xô cũ

ДГ8ЧН

Máy phát điện chạy bằng dầu Diezen do Nga chế tạo

Trang 6



Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Công suất điện sản xuất từ năng lượng gió trên thế giới.

19

Bảng 1.2

Bảng so sánh các loại đèn thông dụng

23

Bảng 1.3

Bảng so sánh thay thế tương đương

25


Bảng 1.4

Giới hạn ứng dụng hệ lai ghép

33

Bảng 2.1

Một số sự kiện đáng nhớ

47

Bảng 2.2

Sản lượng khai thác của Vietsovpetro qua các năm

48

Bảng 2.3

Các Block chính của giàn MSP-9

53

Bảng 2.4

Kích thước Block dự kiến lắp đặt Turbine gió và NLMT

55


Bảng 2.5

Thống kê phụ tải liên tục của giàn MSP-9

58

Bảng 2.6

Thống kê số lượng, chủng loại, công suất chiếu sáng giàn MSP-9

60

Bảng 2.7

Thống kê máy phát điện của giàn MSP-9

61

Bảng 2.8

Đơn giá nhiên liệu giàn MSP-9

63

Bảng 2.9

Đơn giá sản suất điện giàn MSP-9

64


Bảng 2.10 Tổng hợp chi phí cho 1KWh điện giàn MSP-9

65

Bảng 3.1

Thống kê các khu block chức năng MSP-9

70

Bảng 3.2

Tọa độ địa lý giàn MSP-9

71

Bảng 3.3

Thống kê khí hậu, môi trường giàn MSP-9

71

Bảng 3.4

Bảng công suất thiết bị chiếu sáng trong ngày (nguồn MSP-9)

74

Bảng 3.5


Tải tiêu thụ theo “ngày” và “đêm” trong ngày

75

Bảng 3.6

Tổng nhu cầu điện năng của MSP-9

76

Bảng 3.7

Nhu cầu phụ tải theo thời gian của MSP-9

77

Bảng 3.8

Số giờ nắng đỉnh trung bình trong năm trên bề mặt nghiêng

83

Bảng 3.9

Số lượng Turbine và Panel PMT lắp đặt trên giàn 9

85

Bảng 3.10 LED thay thế tương đương trên giàn 9


86

Bảng 3.11 Tổng phụ tải chiếu sáng dùng LED

87

Bảng 3.12 Phương án 2 – kết hợp LED, NL Gió, NLMT

88

Bảng 3.13 Sản lượng điện hàng năm do hệ Gió + PV tạo ra

89

Bảng 3.14 Chi phí thiết bị

89

Bảng 3.15 Tổng vốn đầu tư xây dựng cơng trình

90

Trang 7


Đào Đức Quang

Bảng 3.16

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh


Hiệu quả kinh tế -phương án 1

93

Bảng 3.17 Sản lượng điện của phương án 2

94

Bảng 3.18 Chi phí đầu tư ban đầu cho đèn LED

95

Bảng 3.19 Tổng vốn đầu tư ban đầu cho phương án 2

95

Bảng 3.20 Chi phí thay thế thiết bị hàng năm cho đèn LED

97

Bảng 3.21 Hiệu quả kinh tế -phương án 2

99

Bảng 3.22 Bảng so sánh chỉ tiêu kinh tế 2 phương án

100

Bảng 3.23 Bảng phân tích độ nhạy phương án 1


101

Bảng 3.23 Bảng phân tích độ nhạy phương án 2

103

Trang 8


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Tên

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ ngun lý hệ thống nhà máy điện mặt trời

15

Hình 1.2

Collector Parabol trụ


16

Hình 1.3

Nguyên lý gương phản xạ

16

Hình 1.4

hệ thống gương phản xạ

16

Hình 1.5

Sử dụng đĩa Parabol

16

Hình 1.6

nguyên lý hoạt động tháp năng lượng mặt trời

17

Hình 1.7

Các vùng hóa trị


17

Hình 1.8

Ngun lý hoạt động của PMT

18

Hình 1.9

Giàn PMT cơng suất nhỏ

19

Hình 1.10 Cấu tạo Tua bin gió

20

Hình 1.11 Hệ lai ghép thanh góp AC độc lập

28

Hình 1.12 Hệ lai ghép thanh góp AC nối mạng điện lưới

29

Hình 1.13 Trạng thái các thiết bị trong quá trình vận hành của hệ thống

30


Hình 1.14 Giới hạn ứng dụng của các hệ lai ghép

33

Hình 1.15 So sánh NPV của 2 phương án

39

Hình 1.16 Xác định IRR

40

Hình 2.1

Biểu đồ sản lượng khai thác dầu thơ

49

Hình 2.2

Biểu đồ doanh thu xuất khẩu dầu thơ

50

Hình 2.3

Cấu tạo giàn khai thác cố định có tháp khoan (mặt hơng)

51


Hình 2.4

Cấu tạo giàn khai thác cố định có tháp khoan (mặt trước)

52

Hình 2.5

Sơ đồ giàn cố định đã tháo tháp khoan

55

Hình 2.6

Sơ đồ 1 dây hệ thống cung cấp điện giàn 9

56

Hình 2.7

Biểu đồ phụ tải điện điển hình TB trong ngày giàn 9

57

Hình 2.8

Biểu đồ phụ tải điện điển hình TB trong tháng giàn 9

57


Hình 3.1

Đồ thị tốc độ gió trung bình trong năm ở khu vực giàn MSP-9

72

Hình 3.2

Biểu đồ bức xạ NL mặt trời (kWh/m2/ ngày)

73

Hình 3.3

Biểu đồ phụ tải chiếu sáng trong ngày

76

Hình 3.4

Sơ đồ hệ thống lai ghép đề xuất

78

Hình 3.5

Sơ đồ mặt bằng bố trí hệ lai ghép

79


Trang 9


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Hình 3.6

Cấu tạo động cơ gió Elena

80

Hình 3.7

Bố trí tấm PMT quanh sân bay

85

Hình 3.8

Bố trí tấm PMT quanh BM-15

85

Hình 3.9

Biểu đồ phụ tải chiếu sáng trong ngày (đèn LED)


87

Hình 3.10 Biểu đồ phân tích độ nhạy phương án 1

101

Hình 3.11 Biểu đồ phân tích độ nhạy phương án 2

101

Trang 10


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

0

PHẦN MỞ ĐẦU

0.1

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

0.1.1 Cơ sở khoa học:
Trong bối cảnh ngày càng cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu thế giới
tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả
năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu trong nước ngày càng khó khăn và trở
thành một thách thức lớn. Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên tái tạo sạch khá

dồi dào, là một trong những nước nằm trong giải phân bố ánh sáng nhiều nhất trong
năm theo bản đồ bức xạ Mặt trời của thế giới nhờ bờ biển dài tới hơn 3.000 km, có
khả năng thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm thiểu tác động tới mơi
trường. Vì vậy việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo sạch thay thế cho
năng lượng truyền thống có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh
quốc phòng và phát triển bền vững.
Mặt khác, sau thảm họa kép động đất - sóng thần, nước Nhật cịn bị thảm họa về rò
rỉ nhà máy điện hạt nhân Pukoshima, nước Nhật đã tuyên bố giảm dần năng lượng
hạt nhân, đầu tư nghiên cứu năng lượng tái tạo. Các nước châu Âu mà dẫu đầu là
Đức, cũng đã tuyên bố chuyển dần sang nguồn năng lượng tái tạo. Đây là cơ hội tốt
để ngành công nghệ sạch sử dụng năng lượng mặt trời – gió phát triển. Giá trị đầu
tư cho thiết bị cũng sẽ giảm.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình
khoảng 150kCal/cm2, tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui
đổi/năm. Trong khi đó năng lượng gió cũng khá hấp dẫn, có thể đạt cơng suất phát
điện khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm trên đất liền, từ 500-1.000 kwh/m2/năm tại
các khu vực bờ biển.
0.1.2 Tính thực tiễn:
Liên doanh Việt Nga Vietsovpetro là một đơn vị tìm kiếm, thăm dị và khai thác dầu
khí ngồi khơi thềm lục địa phía nam của Việt Nam thuộc lơ 09-1, nhiên liệu phục
vụ cho q trình khoan và khai thác hàng năm tốn rất nhiều chi phí, hiện chỉ có một
số giàn khai thác cơng nghệ trung tâm mới có điều kiện lắp đặt máy phát điện
Turbine khí, sử dụng nguồn khí đồng hành tại chỗ, xử lý và sử dụng. Còn lại một
loạt các giàn khác như giàn khai thác dầu cố định (giàn cố định MSP, RP), giàn nhẹ
khai thác dầu (giàn nhẹ BK, RC), khơng thể đầu tư máy phát điện Turbine khí và
phải chạy máy phát truyền thống dùng dầu Diezen. Việc vận chuyển dầu Diezen ra
Trang 11


Đào Đức Quang


Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

các cơng trình biển này khá khó khăn, nhất vào mùa biển động vì phải dùng tàu vận
tải vận chuyển. Hơn nữa, việc chạy máy phát điện Diezen cũng gây ô nhiễm mơi
trường cho cả vùng biển.
Các cơng trình dầu khí biển (CTB) của Vietsovpetro nằm trong vùng biển nhiều
nắng và gió nên việc sử dụng năng lượng sạch hệ lai ghép gió - năng lượng mặt trời
là hồn tồn phù hợp. Trước đây, khi các giàn cố định và giàn nhẹ nói trên cịn khai
thác dầu thơ với sản lượng lớn, vấn đề tiết kiệm chi phí nói chung và chi phí năng
lượng nói riêng chưa được đặt ra. Tuy nhiên hiện nay, sản lượng khai thác dần tụt
giảm, chi phí vận hành, bảo dưỡng các giàn này trở thành gánh nặng cho
Vietsovpetro. Hàng loạt biện pháp khác nhau đã được đặt ra để tiết kiệm chi phí như
giảm nhân lực, giảm vật tư tiêu hao, tiết kiệm năng lượng, v.v… đã trở nên vơ cùng
cấp bách.
Chính vì những lý do nêu trên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích, đánh
giá hiệu quả kinh tế hệ lai ghép năng lượng gió – mặt trời, ứng dụng đèn LED
cung cấp điện, tiết kiệm cho các giàn khai thác dầu khí biển – LDDK
VIETSOVPETRO” cho luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh của mình. Dựa trên
các cơ sở căn cứ khoa học, tham khảo kinh nghiệm của các nước khác cũng như từ
thực trạng sử dụng năng lượng của Vietsovpetro, luận văn xin đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề mang tính cấp bách này.
Tuy nhiên, đây là một đề tài rộng, địi hỏi phải có sự nghiên cứu, đóng góp của
nhiều nhà khoa học cũng như những người hoạt động thực tiễn. Với khả năng và
trình độ có hạn, mong muốn của tác giả chỉ là đóng góp những ý kiến nhỏ bé từ
nghiên cứu của bản thân vào vấn đề rộng lớn này.
0.2

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


Mục đích nghiên cứu: đánh giá khả năng áp dụng hệ lai ghép trên các cơng trình
biển hiện hữu của Vietsovpetro.
Luận văn xác định 3 mục tiêu nghiên cứu sau:
0.2.1 Tổng quan lý thuyết về các công nghệ năng lượng mới và tái tạo đặc biệt
là hệ lai ghép gió - năng lượng mặt trời và ứng dụng đèn LED.
0.2.2 Tìm hiểu thực trạng sử dụng năng lượng hiện nay trên giàn khai thác
dầu khí cố định của Vietsovpetro, ngồi khơi thềm lục địa Việt Nam.

Trang 12


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

0.2.3 Phân tích hiệu quả kinh tế đánh giá các phương án sử dụng năng lượng
và đưa ra một số giải pháp ứng dụng hệ lai ghép gió - năng lượng mặt
trời và ứng dụng đèn LED trên giàn cố định.
0.3

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

0.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ
lai ghép năng lượng gió – năng lượng mặt trời và đèn LED tiết kiệm điện khi sử
dụng kết hợp vào hệ thống năng lượng hiện có trên giàn cố định của Vietsovpetro.
0.3.2 Phạm vi nghiên cứu luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế việc sử dụng năng lượng trên giàn
khai thác dầu khí thơng dụng trong Vietsovpetro hiện nay là giàn cố định.
0.4


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Trên cơ sở nghiên cứu, thu thập tài liệu thông tin thứ cấp có liên quan trong các báo
cáo sử dụng năng lượng hàng năm của Vietsovpetro, thu thập tài liệu (số liệu) sơ
cấp trên cơng trình biển theo mục đích nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận
văn, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh để làm
rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
Cấu trúc luận văn bao gồm các chương sau:
CHƯƠNG 1 – NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐÈN LED VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG NHU CẦU NĂNG LƯỢNG VÀ ĐỀ XUẤT ỨNG
DỤNG HỆ LAI GHÉP NĂNG LƯỢNG GIÓ - NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ
ĐÈN LED.
CHƯƠNG 3– PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ HỆ LAI GHÉP NĂNG LƯỢNG
GIĨ, NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ ĐÈN LED CHO GIÀN KHAI THÁC DẦU
KHÍ CỐ ĐỊNH.

Trang 13


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 1
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO, ĐÈN LED VÀ ỨNG DỤNG

1.1

TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG GIĨ,

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI, ĐÈN LED

1.1.1 Các đặc tính của các nguồn năng lượng mới và tái tạo
1.1.1.1 Đặc tính phong phú và có thể tái sinh
Có thể nói các nguồn năng lượng mới và tái tạo (NLM & TT) rất phong phú và có
sẵn, khơng những thế hầu hết các nguồn năng lượng này đều có thể tái tạo được.
Về nguồn mà nói thì năng lượng mặt trời hết sức dồi dào, rồi gió, năng lượng thủy
điện nhỏ, năng lượng sinh khối, năng lượng thủy triều, sóng biển, địa nhiệt cũng có
trữ lượng khá lớn nếu khơng muốn nói là khó có thể cạn kiệt được. Tiềm năng của
năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục
mà theo chuẩn mực của con người là vơ hạn. Vơ hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng
lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con
người (ví dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian
ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình cịn diễn tiến
trong một thời gian dài trên Trái Đất. Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này
là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng
lượng truyền thống mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều
1.1.1.2 Đặc tính sạch và bảo vệ mơi trường:
Tất cả các nguồn NLM & TT đều sạch nên việc sử dụng các nguồn năng lượng này
sẽ mang lại nhiều lợi ích về sinh thái cũng như là lợi ích gián tiếp cho kinh tế. So
sánh với các nguồn năng lượng truyền thống như: Than đá, hoá thạch hay thuỷ điện,
năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm hơn vì tránh được các hậu quả có hại đến mơi
trường. Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với mơi trường và ít gây
ảnh hưởng xấu về mặt xã hội.
Theo báo cáo từ Tổ chức Hồ Bình Xanh và Hội đồng Năng lượng Tái tạo châu Âu
việc đầu tư vào năng lượng xanh tới năm 2030 sẽ giảm một nửa lượng phát thải
CO2. Bản báo cáo này cung cấp một luận cứ kinh tế về sự luân chuyển các khoản
đầu tư toàn cầu sang năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thuỷ điện, địa nhiệt và

Trang 14



Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

năng lượng sinh khối trong hơn nửa thế kỷ tới.
1.1.2 Các công nghệ năng lượng điện mặt trời
Đây là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sự
sống trên trái đất. Có thể nói đây là nguồn năng lượng rất phong phú mà thiên
nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Năng lượng mặt trời (NLMT) thu được trên trái đất
là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ mặt trời đến trái đất. Chúng ta sẽ
tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên mặt
trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa
1.1.2.1 Cơng nghệ nhiệt điện mặt trời
Điện năng có thể tạo ra từ NLMT dựa trên nguyên tắc tạo nhiệt độ cao bằng một hệ
thống gương phản chiếu và hội tụ để gia nhiệt cho môi chất làm việc truyền động
cho máy phát điện. Hiện nay các nhà máy nhiệt điện sử dụng NLMT có các loại hệ
thống bộ thu chủ yếu sau đây:
a. Hệ thống dùng Parabol trụ:

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhà máy điện mặt trời
Để tập trung tia bức xạ mặt trời vào một ống môi chất đặt dọc theo đường hội tụ của
bộ thu, nhiệt độ có thể đạt 4000C. Bộ thu NLMT gồm hệ thống collector trụ tập
trung năng lượng bức xạ mặt trời và hội tụ trên đường ống hấp thụ với cường độ 80
lần, ống hấp thu làm bằng thép khơng rỉ chịu nhiệt, bên ngồi có bọc một ống thủy
Trang 15


Đào Đức Quang


Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

tinh để tạo lồng kính và ở giữa 2 lớp được hút chân không nhằm hạn chế tổn thất
nhiệt. Trong ống hấp thụ có chứa chất lỏng tải nhiệt (dầu tổng hợp) được nung nóng
đến 4000C. Hệ thống nhận nhiệt trung tâm bằng cách sử dụng gương phản xạ có
định vị theo phương mặt trời để tập trung NLMT đến bộ thu đặt trên đỉnh tháp cao,
nhiệt độ có thể đạt tới 15000C. Hệ thống trữ nhiệt gồm các bình chứa chất giữ nhiệt
trung gian (thường là hỗn hợp muối) với khối lượng đủ để cấp nhiệt vào ban đêm.
Nhiệt lượng dầu tải nhiệt được cấp cho các thiết bị của nhà máy như lò hơi, bộ quá
nhiệt, các bộ gia nhiệt cao áp. Chu trình nhiệt của hơi nước trong lị hơi và turbine
hồn tồn giống như trong nhà máy nhiệt điện bình thường.
Phạm vi ứng dụng: Cơng suất nhà máy có thể lên đến 200 – 400MW

Hình1.3: Ngun lý gương phản xạ

Hình1.2: Collector Parabol trụ
b. Hệ thống dùng gương phản xạ :

Hình 1.4: hệ thống gương phản xạ

Hình 1.5: Sử dụng đĩa Parabol
Trang 16


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Năng lượng được hội tụ bởi hệ thống gương phản xạ và nung nóng hỗn hợp muối

nóng chảy đến 7000C. Muối nóng được chứa trong bình và dẫn đi nung nóng nước
thành hơi trong lò hơi.
Phạm vi ứng dụng: cho các nhà máy công suất lớn từ 100MW – 400 MW
c. Hệ thống dùng tháp năng lượng mặt trời:
Hiện nay người ta dùng NLMT để phát điện theo kiểu tháp NLMT – Solar Power
Tower. Hệ thống này giống như một nhà kính khổng lổ, người ta dùng các gương
phản xạ bức xạ mặt trời để đốt nóng khơng khí ở phần dưới tháp và tạo một dịng
khơng khí nóng tuần hồn từ dưới đi lên, trên đường đi của dịng khơng khí người ta
đặt các turbine khí để phát điện.
Hình 1.6: nguyên lý hoạt động tháp
năng lượng mặt trời.
Ứng dụng: cho các nhà máy sản suất
điện năng lớn. Giá sản xuất điện từ
nhà máy quang điện hiệu quả nhất
hiện nay là 172 USD/1Mwh, còn giá
sản xuất điện từ nhà máy nhiệt điện
Mặt Trời sử dụng hệ thống gương
lõm parabol và công nghệ tích nhiệt lên tới 267 USD/1Mwh.
1.1.2.2 Cơng nghệ pin mặt trời (PMT)
Đây cịn gọi là cơng nghệ pin quang
điện, khác với công nghệ nhiệt điện
mặt trời là năng lượng mặt trời được
hội tụ nhờ các hệ thống gương hội
tụ để tập trung ánh sáng mặt trời
thành các nguồn nhiệt có mật độ
năng lượng thì ở cơng nghệ PMT,
năng lượng mặt trời được biến đổi
trực tiếp thành điện năng nhờ các
tế bào quang điện bán dẫn được
Hình 1.7: các vùng hóa trị

chế tạo từ các vật liệu bán dẫn
điện. Các PMT sản xuất ra điện năng một cách liên tục chừng nào còn bức xạ mặt

Trang 17


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

trời tới nó. Khi vật rắn nhận tia bức xạ mặt trời, điện tử ở vùng hóa trị hấp thụ năng
lượng photon hv và chuyển lên vùng dẫn tạo ra cặp hạt dẫn điện tử - lỗ trống e- - h+,
tức là đã tạo ra một điện thế. Hiện tượng này gọi là hiệu ứng quang điện bên trong.
Cấu tạo pin mặt trời (PMT):
Hiện nay vật liệu chủ yếu cho PMT là các Silic tinh thể. Có thể chia thành 3 loại:
Đơn tinh thể module: có hiệu suất tới 16%, tuy nhiên loại này thường rất đắt tiền do
được cắt từ các thỏi silic hình ống. Các tấm đơn tinh thể này có các mặt trống ở các
góc nối các module.
Đa tinh thể: làm từ các thỏi đúc silic nung chảy. Loại này rẻ hơn đơn tinh thể nhưng
hiệu suất kém hơn. Tuy nhiên bể mặt che phủ nhiều hơn đơn tinh thể nên bù lại

Hình 1.8: Nguyên lý hoạt động của PMT
được hiệu suất kém so với đơn tinh thể.
Dải silic: tạo từ miếng phim mỏng nóng chảy và có cấu trúc đa tinh thể. Loại này có
hiệu suất thấp nhất. Tuy nhiên đây là loại rẻ nhất vì khơng phải cắt từ thỏi silic.
Trang 18


Đào Đức Quang


Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Ứng dụng: cho các hệ cung cấp điện có cơng suất nhỏ, độc lập.

Hình 1.9: Giàn PMT cơng suất nhỏ
1.1.3 Cơng nghệ năng lượng gió
Năng lượng gió là một dạng chuyển tiếp của năng lượng mặt trời, bởi chính ánh
nắng ban ngày đã đun nóng bầu khí quyển, tạo nên tình trạng chênh lệch nhiệt độ và
áp suất giữa nhiều vùng khác nhau, và các khối khơng khí từ những khu vực có áp
suất cao sẽ dịch chuyển nhanh đến những vùng có áp suất thấp hơn, tạo ra hiện
tượng gió thổi đều khắp trên bề mặt địa cầu.
Số thứ
tự
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10

Quốc gia
Đức
Tây Ban Nha
Hoa Kỳ
Đan Mạch
Ấn Độ

Ý
Hà Lan
Nhật
Liên hiệp Anh
Trung quốc

Công suất
(MW)
16.628
8.263
6.752
3.118
2.983
1.265
1.078
940
897
764

Số thứ tự Quốc gia

Trang 19

12
13
14
15
16
17
18

19
20

Bồ Đào Nha
Hy Lạp
Canada
Thụy Điển
Pháp
Úc
Ireland
New Zealand
Na Uy
Các nước cịn lại

Cơng suất
(MW)
523
466
444
442
390
380
353
170
160
951


Đào Đức Quang


11

Áo

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Tổng cộng trên
tồn thế giới

607

47.574

Bảng 1.1 Cơng suất điện sản xuất từ năng lượng gió trên thế giới.
1.1.3.1 Máy phát điện dùng sức gió (Turbine)
Biến đổi sức gió thành điện năng là một biện pháp khá thuận tiện trong sử dụng
năng lượng gió, song hiện nay q trình này địi hỏi chi phí quá lớn. Trên thị trường
chào bán hàng loạt turbin gió, từ turbin cỡ nhỏ cơng suất 200W, cỡ 5 kW, tới các
turbin công suất lớn 800 kW. Giá trung bình khoảng 2000-3000EUR/KW
Dưới đây giới thiệu một số máy phát điện bằng sức gió đang có trên thị trường:
Vì gió khơng thổi đều đặn nên năng lượng điện phát sinh từ các tuốc bin gió chỉ có
thể được sử dụng kết hợp chung với các nguồn năng lượng khác để cung cấp năng
lượng liên tục. Tại châu Âu các tuốc bin gió được nối mạng tồn châu Âu, nhờ vào
đó mà việc sản xuất điện có thể được điều hòa một phần. Một khả năng khác là sử
dụng các nhà máy phát điện có bơm trữ để bơm nước vào các bồn chứa ở trên cao
và dùng nước để vận hành tuốc bin khi khơng đủ gió. Cơng suất dự trữ phụ thuộc
vào độ chính xác của dự báo gió, khả năng điều chỉnh của mạng lưới và nhu cầu
dùng điện. Xây dựng các nhà máy điện có bơm trữ này là một tác động lớn vào
thiên nhiên vì phải xây chúng trên các đỉnh núi cao
1.1.3.2 Cấu tạo của tuabin gió

Hình 1.10: Cấu tạo Tua bin gió: là
thiết bị chuyển đổi năng lượng gió
thành điện. Đặc điểm này là sự khác
biệt chính của tuabin gió với “cối xay
gió”, một thiết bị biến năng lượng gió
thành năng lượng cơ học. Một tuabin
gió điển hình bao gồm các phần chính
sau đây:
1- Cánh quạt; 2- Rotor (các cánh quạt
và trục); 3- Bước răng; 4- Bộ hãm (phanh); 5- Trục quay tốc độ thấp; 6- Hộp số.
Bánh răng được nối với trục có tốc độ thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ
quay từ 30 đến 60 vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu
của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng này rất đắt tiền nó là

Trang 20


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

một phần của bộ động cơ và tuabin gió; 7- Máy phát điện; 8- Bộ điều khiển; 9- Bộ
đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc độ gió tới bộ điểu khiển; 10- Để xử lý
hướng gió và liên lạc với “yaw drive” để định hướng tuabin gió; 11- Vỏ. Bao gồm
rotor và vỏ bọc ngoài; 12- Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao; 13- Yaw
drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng về hướng gió chính khi có sự thay đổi
hướng gió; 14- Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định được hướng gió; 15- Trụ đỡ
thân máy. Được làm bằng thép hình trụ hoặc thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ gió
tăng lên nếu trụ càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió nhiều hơn và
phát ra điện nhiều hơn

1.1.3.3 Nguyên lý hoạt động của các tuabin gió
Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của gió làm
cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với trục chính và trục
chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo ra điện.
Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở độ cao 30 mét
trên mặt đất thì tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường.
1.1.3.4 Ứng dụng các loại tuabin gió:
Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng, chúng có
thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn. Nhìn từ phía ngồi
vào một xưởng năng lượng gió thấy được một nhóm các tuabin làm việc và tạo ra
điện nhờ các đường dây tiện ích như thế nào. Điện được truyền qua dây dẫn phân
phối từ các nhà, các cơ sở kinh doanh, các trường
học …Tuabin gió có thể chia làm hai loại dựa theo
chiều của trục quay. Tuabin trục ngang được dùng
phổ biến hơn tuabin trục đứng
Tuabin trục ngang: (HAWT – Horizontal Axis
Wind Turbines) HAWT có trục roto chính và máy
phát điện nằm ở trên đỉnh tháp và phải hướng theo
hướng gió. Những tuabin nhỏ được định hướng nhờ chong chóng gió (wind vane)
nhỏ, tuabin lớn thường sử dụng cặp cảm biến với động cơ trợ lực. Hầu hết các
tuabin đều có hộp bánh răng để chuyển chuyển động quay chậm của cánh quạt
thành chuyển động quay nhanh hơn phù hợp để chạy máy phát điện
Tuabin trục đứng: (VAWTs-Vertical Axis Wind Turbines), VAWTs có trục roto

Trang 21


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh


chính bố trí theo chiều dọc. Lợi thế của kiểu tuabin này làtuabin khơng cần phải
hướng theo hướng gió. Điều này thuận lợi trong những vùng có hướng gió thay đổi
nhiều. VAWTs có thể sử dụng gió từ nhiều hướng khác nhau.
Với một trục thẳng đứng, máy phát điện và hộp bánh răng có thể được đặt gần mặt
đất, do đó, không cần dùng trụ để đưa lên cao, và dễ tiếp cận hơn là để bảo trì.
Khuyết điểm của một vài kiểu tuabin này là sinh ra moment lực xung động
(pulsating torque). Lực cản này được sinh ra khi các cánh quạt xoay trong gió
Ưu điểm của năng lượng gió
Một nguồn tài nguyên tái tạo hoàn toàn
Trong số rất nhiều lợi ích, lợi thế lớn nhất trong việc sử dụng năng lượng gió là
thuộc tính của nó là một nguồn tài nguyên tái tạo hoàn toàn. Mặc dù nhu cầu và sử
dụng của công nghệ này là khác nhau ở mức độ quốc gia khác nhau trên khắp thế
giới, gió luôn luôn là hiện tại và một hiện tượng thường trú trên trái đất. Khi bức xạ
từ mặt trời tạo ra một chu trình đối lưu trong khơng khí chạy lên trên, nó gây ra gió
thổi. Và kể từ năng lượng gió có thể được khai thác thơng qua q trình rất tự nhiên
này, lượng điện được giới hạn bởi tốc độ và sự tái phát của gió. Điều này thực sự có
nghĩa là như ánh mặt trời tồn tại, năng lượng gió có thể được khai thác vĩnh viễn.
Miễn phí từ hạn chế phát thải khí độc hại
Một lợi thế lớn của việc sử dụng năng lượng gió là nó khơng tạo ra sản phẩm chất
thải khơng giống như các nguồn năng lượng khác như nhiên liệu hóa thạch và năng
lượng hạt nhân. Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng gây ra một
lượng lớn khí thải carbon dioxide và lưu huỳnh gây ơ nhiễm bầu khí quyển và góp
phần vào sự suy giảm của tầng ôzôn. Báo cáo từ Hội đồng năng lượng thế giới nói
rằng những phát thải này nguy hiểm và chịu trách nhiệm cho sự thay đổi khí hậu
tồn cầu và tác dụng phụ của nó.
Sử dụng năng lượng gió ln được cho là thân thiện với môi trường. Không giống
như điện hạt nhân có nhược điểm của việc quản lý chất thải, rủi ro từ phản ứng
phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân tạo ra phản ứng hạt nhân tạo ra vật liệu phóng xạ
như là một sản phẩm phụ rất khó xử lý.

Hầu như vơ cùng bền vững. Vùng sâu vùng xa mà không kết nối với lưới điện có
thể sử dụng tua-bin gió để sản xuất cung cấp riêng của họ. Tua-bin gió được chế tạo

Trang 22


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

sẵn một loạt các kích cỡ phù hợp với một phạm vi rộng lớn, thuận lợi cho dân dụng
và công nghiệp sử dụng. Các hộ gia đình độc lập sống rải rác ở các thị trấn nhỏ và
làng mạc có thể tận dụng tốt loạt các tua bin gió hiện nay.
Nhược điểm của năng lượng gió
Trở ngại chính của việc sử dụng những tua-bin để phát điện gió là khơng thường
xun và nó khơng ln ln đến vào thời điểm khi điện là cần thiết. Nói cách khác,
đơi khi gió khơng thể được khai thác trong thời gian nhu cầu sử dụng điện.
Nơi lý tưởng nhất cho năng lượng gió thường nằm ở các vùng xa xơi, khó khăn
trong việc vận chuyển thiết bị từ các thành phố lớn. Và thực tế điều này chỉ làm
tăng chi phí của việc chuyển giao cơng nghệ sản xuất điện gió.
1.1.3.5 Cơng nghệ đèn LED chiếu sáng tiết kiệm năng lượng
Đi-ốt phát quang (Light Emitting Diode - LED) Tùy vào loại vật liệu bán dẫn chế
tạo LED chip mà cho ra các đèn LED với màu sắc khác nhau. Aluminum gallium
arsenide (AlGaAs) tạo ra LED đỏ, aluminum gallium phosphide (AlGaP) cho ra
LED xanh lá, indium gallium nitride (InGaN) cho ra LED xanh dương, GaP cho ra
LED vàng… Đèn LED trắng là sự kết hợp của đèn LED đỏ, xanh lá và xanh dương.
Cách thứ hai để tạo ra đèn LED trắng là phủ một lớp phosphor vàng vào đèn LED
xanh dương. Công nghệ LED có ích cho chiếu sáng ngầm hoặc các vùng cần năng
lượng thấp như các giàn khai thác ngoài khơi bởi vì nhu cầu cơng suất của nó thấp,
ít tỏa nhiệt, điều khiển bật/tắt tức thời, tính liên tục của màu trong suốt vòng đời,

tuổi thọ rất cao. Điểm then chốt trong việc ứng dụng LED vào chiếu sáng là vì công
nghệ này giúp tiết kiệm một lượng điện năng đáng kể cho các doanh nghiệp.
-

Tiết kiệm khoảng 80% chi phí sử dụng điện so với đèn sợi đốt truyền thống
Tuổi thọ cao hơn khoảng 15 lần so với các loại đèn truyền thống
Thời gian hoàn vốn của đèn LED dưới 18 tháng (tùy thuộc vào giá điện)

Ưu, nhược điểm và so sánh độ chiếu sáng giữa LED và đèn sợi đốt:
Chỉ tiêu so
sánh
I Ưu điểm
1 Quang thông
2 Hiệu suất

Đèn LED

Đèn
sợi đốt

Huỳnh
Quang
Compact

Đèn
halogen

Đèn
Xenon


Cao
Lớn

Thấp
Thấp

Cao
Bình

Cao
Cao

Cao
Cao

Trang 23


Đào Đức Quang

Chỉ tiêu so
sánh
phát quang
Tuổi thọ
3
(giờ)
Chi phí bảo
4
dưỡng
5


Tiết kiệm
năng lượng

6

Mơi trường
sử dụng

7

Mức độ an
tồn

8 Lắp lẫn

Tác hại mơi
9 trường, sức
khỏe

10 Chăm sóc

II Nhược điểm
1 Chi phí

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Đèn LED
50 – 60 lumen/w
Cao

30.000 – 50.000
Thấp,
Do tuổi thọ đèn
cao
giảm 80% công
suất tiêu thụ so
với đèn Halogen
MT nhiệt độ thấp
do ít toả nhiệt
Cao
có khả năng chịu
va đập, an tồn
khi sử dụng
Có thể thay thế
ngay cho loại
đèn đang sử
dụng

Đèn
sợi đốt

2000

Huỳnh
Quang
Compact
thường
800010.000

Đèn

halogen

Đèn
Xenon

2000

2.000

Thấp

Thấp

Thấp

Cao,
hay bị
hỏng
Tổn
hao
lớn
Bình
thường

Cao

Cao

tiết kiệm
điện


Bình
thường

Bình
thường

Bình thường

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

N/A

Có thể
Có thể thay Có thể thay
thay thế
thế cho loại thế cho loại
cho loại
đèn đang sử đèn đang sử
đèn đang
dụng
dụng
sử dụng


Thân thiện
khơng có các độc

tính như thủy Khơng khí Argon
ngân, Sn,
Cadmium

Khơng cần

Khá cao

halogen

Lãng phí
năng lượng
Khơng
Khơng cần
Cần sự
cần
chăm sóc
đặc biệt
Thấp

Thấp

Trung bình

Bảng 1.2: Bảng sánh các loại đèn thông dụng.
So sánh thay thế tương đương:


Trang 24

chứa
các chất độc,
như thuỷ
ngân

Không cần

Cao


Đào Đức Quang

Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh

Halogen
Sợi đốt
Công suất

20W

35W

40W

50W

50W


60W

3W

4W

7W

7W

10W

12W

Đèn LED

Công suất

Bảng 1.3: Bảng so sánh thay thế tương đương
(nguồn: nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng Samsung LED do SUNLED cung cấp)
Ba yếu tố so sánh về chi phí:
1.2

Hiệu suất phát quang
Cơng suất
Tuổi thọ đèn
HỆ LAI GHÉP NĂNG LƯỢNG VÀ CÁC ỨNG DỤNG

1.2.1 Đặt vấn đề
Hệ thống điện hỗn hợp (còn gọi là hệ lai ghép) Năng lượng tái tạo-Diezen là sự

ghép nối giữa nguồn Năng lượng tái tạo (NLTT) và máy phát điện Diezen đã và
đang được sử dụng ở nhiều nơi với các ưu điểm như: giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường, giảm chi phí bảo dưỡng, kéo dài tuổi thọ và giảm tiêu thụ nhiên liệu.
Hệ thống phát điện Diezen độc lập là giải pháp tỏ ra hữu hiệu, song lại khó khăn và
thất thường về nhiên liệu, đặc biệt giá nhiên liệu ngày một tăng. Hơn nữa các
nghiên cứu cho thấy hệ thống phát điện lai ghép giữa NLTT và Diezen mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn nguồn phát Diezen độc lập.
Những ưu điểm của các hệ thống lai ghép đó là: khai thác tốt hơn nguồn năng
lượng tái tạo, cân đối tốt hơn với phụ tải, nguồn có khả năng đáp ứng cao hơn, chi
phí bảo dưỡng thấp hơn so với máy phát diezen thuần tuý, hiệu suất nhiên liệu cao,
giảm chi phí đầu tư, đáp ứng phụ tải linh hoạt hơn.

Trang 25


×