Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.66 KB, 97 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN KHẮC DONG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI
PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TẠI HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN DANH NGUYÊN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi thực hiện; các
nội dung và số liệu trong luận văn là trung thực, thực tế trên địa bàn huyện Lộc Hà,
tỉnh Hà Tĩnh. Những giải pháp, kết luận mang tính khoa học của luận văn, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào cơng bố triển khai.

Tác giả

Nguyễn Khắc Dong


i


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi, xin chân thành cảm ơn đến TS. Nguyễn Danh
Nguyên - Viện trưởng Viện Kinh tế & Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội,
người trực tiếp hướng dẫn cho tơi hồn thành cơng trình luận văn này.
Xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo Viện Kinh tế & Quản lý, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội, đã nhiệt tình giúp đỡ bản thân tơi trong q trình học tập và thực
hiện luận văn.
Cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các phòng, ban ngành huyện
Lộc Hà, Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Văn phịng điều phối Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng Nông thôn mới huyện Lộc Hà, Chính quyền địa phương các xã,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi nghiên cứu thực tế, góp phần hồn thành luận văn.
Bản thân tơi đã cố gắng hết khả năng để nghiên cứu, nhưng với thời gian, điều
kiện và năng lực có hạn; chắc chắn luận văn khơng tránh khỏi sự thiếu sót. Bản thân
tơi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các nhà khoa học, Thầy giáo, Cô
giáo.
Tác giả xin chân thành cảm ơn.

Tác giả

Nguyễn Khắc Dong

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI................................................................................................................3
1.1. Khái niệm về nông thôn mới ................................................................................3
1.1.1. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới .......................................................3
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới ................................................................3
1.1.3. Xây dựng nông thôn mới và vai trị nơng thơn mới ..........................................4
1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới ...........9
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trị của nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn..9
1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta .....................................10
1.2.3. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh ..........12
1.3. Nội dung xây dựng nơng thơn mới ....................................................................13
1.3.1. Tiêu chí xây dựng nơng thơn mới ...................................................................13
1.3.2. Mười tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu ........................18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới .......................................24
1.4.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................24
1.4.2. Các nhân tố chủ quan ......................................................................................24
1.5. Kinh nghiệm thực tiễn một số nước về xây dựng mơ hình nơng thơn mới trên
Thế giới .....................................................................................................................25
1.5.1. Xây dựng nông thôn mới từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản.....25
1.5.2. Phong trào Samuel Udong của Hàn Quốc ......................................................26
1.5.3. Xây dựng nông thôn mới ở Thái Lan .............................................................27
1.5.4. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.............................................................28
1.6. Một số bài học kinh nhiệm rút ra từ xây dựng nông thôn mới ..........................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
HUYỆN LỘC HÀ ....................................................................................................34
2.1. Giới thiệu về huyện Lộc Hà ...............................................................................34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................34
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ....................................................................................34
2.1.3. Nguồn nhân lực ...............................................................................................35
iii



2.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng .................................................................................35
2.1.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................36
2.1.6. Tiềm năng phát triển .......................................................................................37
2.2. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện Lộc Hà ......................................38
2.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................38
2.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................38
2.3. Mục tiêu và kết quả thực hiện xây dựng NTM huyện Lộc Hà đến năm 2016 ...39
2.3.1. Mục tiêu và kết quả thực hiện tiêu chí xây dựng nơng thơn mới....................39
2.3.3. Thực hiện các tiêu chí nơng thôn mới đến năm 2016 .....................................45
2.3.3.2. Hạ tầng kinh tế - xã hội (8 tiêu chí) ............................................................45
2.4. Một số tác động ảnh hưởng của mơ hình xây dựng nơng thơn mới ..................53
2.4.1. Tác động tích cực ............................................................................................53
2.4.2. Tác động tiêu cực ............................................................................................54
2.5. Đánh giá công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Lộc Hà ........................55
2.5.1. Những việc làm được ......................................................................................55
2.5.2. Những việc chưa làm được và nguyên nhân ...................................................56
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI TẠI HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH....................................................61
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ......................................................................................61
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Lộc Hà đến năm 2020 ............61
3.1.2. Phương hướng xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà đến năm 2020 ....61
3.2. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà đến năm 2020 .....73
3.2.1. Huy động tối đa nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới ..........................73
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, triển khai của cán bộ cấp huyện, xã,
thôn, thực hiện xây dựng nông thôn mới ..................................................................75
3.2.3. Đổi mới phương pháp triển khai thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới ............................................................................................................................79
3.3. Kiến nghị và đề xuất ..........................................................................................86

KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

XDNTM
NTM
MTQG
CNH-HĐH
HĐND
UBND
GTVT
THCS
TH
MN
VH-TT
THPT
TT-DL
BCH
NQ


NN&PTNT
GDP
THCN
ĐVT
HTX

THT
DN
KT-KT

Xây dựng nông thơn mới
Nơng thơn mới
Mục tiêu quốc gia
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Giao thơng vận tải
Trung học cơ sở
Tiểu học
Mầm non
Văn hóa - Thể thao
Trung học phổ thông
Thể thao - Du lịch
Ban chấp hành
Nghị quyết
Quyết định
Trung ương
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổng thu nhập quốc dân
Trung học chuyên nghiệp
Đơn vị tính
Hợp tác xã
Tổ hợp tác
Doanh nghiệp
Kinh tế - Kỷ thuật


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Nội dung các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới .......................................14
Bảng 1.2: Mười tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu .................19
Bảng 2.1: Mục tiêu và kết quả thực hiện tiêu chí XDNTM huyện Lộc Hà đến năm 2016...39
Bảng 2.2: Thực trạng các tiêu chí nơng thơn mới huyện Lộc Hà đến năm 2016 .....41
Bảng 2.3: Hiện trạng quy hoạch và thực hiện quy hoạch ở các xã đến năm 2016 ...45
Bảng 2.4: Hiện trạng hệ thống trạm bơm do xã quản lý đến năm 2016 ...................46
Bảng 2.5: Thực trạng hệ thống lưới điện huyện Lộc Hà đến năm 2016 ...................47
Bảng 2.6: Hiện trạng hệ thống trường mầm non đến năm 2016 ...............................47
Bảng 2.7: Hiện trạng hệ thống trường tiểu học đến năm 2016 .................................48
Bảng 2.8: Hiện trạng hệ thống trường trung học cơ sở đến năm 2016 .....................48
Bảng 3.1. Nội dung tiêu chí xây dựng nơng thơn mới của huyện Lộc Hà đến năm 2020 .62

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Nông nghiệp, Nơng dân, Nơng thơn có vai trị to lớn từ trong quá trình lịch sử
hình thành Quốc gia, Dân tộc và trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua các giai đoạn cách mạng, nông
dân luôn là lực lượng hùng hậu, trung thành nhất đi theo Đảng, góp phần làm nên
những trang sử vẻ vang của Dân tộc.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị về phát triển nông nghiệp,
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 7 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn,

trong đó có nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới.
Chương trình xây dựng nơng thơn mới là một chương trình trọng tâm của
Nghị quyết số 26-NQ/TW, nghị quyết tồn diện nhất về phát triển nơng nghiệp,
nơng dân, nơng thôn từ trước tới nay. Sau hơn 5 năm thực hiện chương trình, diện
mạo nhiều vùng nơng thơn được đổi thay, hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được
nâng cấp, đời sống vật chất và tinh thần của đại đa số nông dân được cải thiện nâng
lên, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống được phát huy, tình làng
nghĩa xóm được vun đắp, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước.
Tuy nhiên, so với mục tiêu phát triển thì huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh cịn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc và nhiều vấn đề cần phải có giải quyết mới đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đặt ra. Để góp phần cơng sức vào q
trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn huyện Lộc Hà, học viên lựu chọn nghiên
cứu: “Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông
thôn mới tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả triển khai thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Lộc Hà từ năm 2011 đến năm
2016, đề tài phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện. Từ đó
đề xuất quan điểm và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng
nơng thơn mới ở trên địa bàn trong thời gian tới, nhằm nâng cao đời sống vật chất

1


và tinh thần của cư dân nơng thơn, nhanh chóng xây dựng nơng thơn mới có hiệu
quả trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu từ năm 2011
đến năm 2016.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đánh giá q trình xây dựng nơng thơn mới
tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các số liệu đã được công bố của Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương
trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, các phịng, ban chun
mơn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Hà và Uỷ ban nhân dân các xã.
4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
thời gian qua.
Phân tích những thành tựu và hạn chế, các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng
đến q trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phương pháp thống kê.
Cơng cụ xử lý và tính tốn chủ yếu sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số
liệu đã thu thập được.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà
Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện Lộc Hà,
tỉnh Hà Tĩnh

2



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG
NƠNG THƠN MỚI
1.1. Khái niệm về nơng thơn mới
1.1.1. Khái niệm về nông thôn và nông thôn mới
* Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã.
* Nơng thơn mới là nơng thơn có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân nông thôn được nâng cao; phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng
cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; an ninh tốt, quản lý dân chủ;
chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Nội dung xây dựng nông thôn mới hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia được qui
định tại Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định 342/QĐ-TTg, ngày
20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng nơng thơn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng
đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các
tiêu chí, quy chuẩn, đề ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt
động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định
và tổ chức thực hiện.
Được thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển
khai ở nơng thơn, có bổ sung dự án hỗ trợ đối với các lĩnh vực cần thiết; có cơ chế,
chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động
đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng và an ninh của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh); có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.


3


Là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền
đóng vai trị chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực
hiện; hình thành cuộc vận động “tồn dân xây dựng nơng thơn mới" do Mặt trận Tổ
quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy
vai trị chủ thể trong việc xây dựng nơng thơn mới.
1.1.3. Xây dựng nơng thơn mới và vai trị nơng thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng
đồng dân cư ở nơng thơn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang
trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hố, mơi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nơng thơn mới là sự nghiệp cách mạng của tồn Đảng, tồn dân,
của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị tổng hợp.
Xây dựng nơng thơn mới giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực,
chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây dựng nơng thơn phát triển giàu đẹp, dân chủ,
văn minh.
Khái niệm mơ hình nơng thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn
khác nhau. Nhìn chung, mơ hình nơng thơn mới là mơ hình cấp xã, thơn được phát
triển tồn diện theo định hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, dân chủ và văn
minh.
Mơ hình nơng thơn mới được quy định bởi các tính chất: Đáp ứng u cầu
phát triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu
quả cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, tiến bộ hơn so với
mơ hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả
nước.

Xây dựng nông thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của
người dân, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực
hiện chính sách vì nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và
diện mạo đời sống, văn hố, qua đó thu hẹp khoảng cách sống giữa nơng thơn và
thành thị. Đây là q trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung trọng

4


tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước
và của các địa phương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Mục tiêu xây dựng nơn thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;
cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã
hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo
vệ; nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng ở nông
thôn; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức,
tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc, đảm bảo thực hiện thành cơng
CNH - HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hiểu một cách chung nhất của mục đích xây dựng mơ hình nơng thơn mới là
hướng đến một nơng thơn năng động, có nền sản xuất nơng nghiệp hiện đại, có kết
cấu hạ tầng gần giống đơ thị.
Vì vậy có thể định nghĩa rằng: “Mơ hình nơng thơn mới là tổng thể những
đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo tiêu chí mới, đáp ứng
u cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được
xây dựng mới so với mơ hình nơng thơn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
Vai trị của nơng thơn mới trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an
ninh, xây dựng hệ chính trị cụ thể như sau:
• Về kinh tế
Nơng thơn có nền sản xuất hàng hố mở, hướng đến thị trường giao lưu, hội

nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nơng thơn phải hiện đại để tạo điều
kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người
tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hoá giàu
nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nơng thơn và thành thị.
Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo
mơ hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã, tổ hợp tác ứng dụng tiến bộ
khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển
ngành nghề ở nông thôn.

5


Sản xuất hàng hố chủ lực có chất lượng cao, mang nét độc đáo, đặc sắc của
từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản
xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.
• Về chính trị
Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, hương ước nông thôn
với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tơn trọng kỷ
cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đồn
thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây
dựng nơng thơn mới.
• Về văn hố - xã hội
Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, đậm đà bản sắc dân tộc, tình làng
nhĩa xóm, dân chủ, văn minh, đời sống văn hóa tinh thần được ngân cao, tương thân
tương ái, giúp nhau xố đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên
q hương.
• Về con người
Xây dựng hình mẫu người nơng dân sản xuất hàng hố liên doanh, liên kết,

có thu nhập cao, kết tinh các tư cách: Công dân, dân của làng, người con của các
dịng họ, gia đình, văn minh, lịch sự.
• Về môi trường
Xây dựng, củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn,
chống ô nhiễm nguồn nước, mơi trường khơng khí và chất thải từ các khu công
nghiệp, chăn nuôi, sinh hoạt... để nông thôn phát triển bền vững.
Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nơng thơn mới có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Nhà nước đóng vai trị chỉ đạo, tổ chức điều hành q trình hoạch định và thực
thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ
thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân chủ thể tự nguyện tham gia,
chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế - xã hội sẽ tạo
hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mơ hình nơng thơn mới.
Nơng thơn mới có những đặc điểm sau:
Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
6


Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chiếm tỷ trọng lớn.
Xã hội nông thôn ổn định đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân
được nâng cao, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp. Vừa mang tính hiện đại nhưng
vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Dân trí được nâng cao trình
độ lao động ngày càng tiến bộ. Môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị
ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
Phân biệt nông thôn và nông thôn mới
Về cơ bản nông thôn và Nông thơn mới khơng khác nhau, nhưng xét trên
những tiêu chí cụ thể thì hai khái niệm này có thể khác nhau. Khác với nơng thơn
truyền thống thì Nơng thơn mới là một vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang
những nét đặc trưng của một vùng nông thôn phát triển theo hướng đơ thị hóa mà
biểu hiện cụ thể đó là sự phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện

đại hóa sản xuất. Ở đó nền sản xuất không chỉ đơn thuần là sản xuất các ngành nơng
nghiệp mà có cả sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiểu tủ công nghiệp,
thương mại, dịch vụ và du lịch.
Nơng thơn mới phải đảm bảo được ít nhất các chức năng sau:
Chức năng sản xuất nông nghiệp hiện đại.
Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất dồi dào các sản phẩm nông
nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của
nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới các điều kiện sản xuất nơng
nghiệp hiện đại hóa, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây các tổ
chức nông nghiệp hiện đại. Cần tách rõ nông thôn với thành thị, các đặc điểm riêng
của thành thị và làng xã, phân công hợp lý thành thị với nông thôn, tức là nhấn
mạnh nông thôn phục vụ thành thị và ngược lại thành thị hỗ trợ nơng thơn. Đó
chính là cơ sở quan trọng để thực hiện thành thị và nơng thơn phát triển hài hồ.
Với nơng thơn, có thể nói nơng nghiệp là chức năng tự nhiên của nông thôn. Tuy
nhiên xây dựng Nông thôn mới khơng có nghĩa là biến nơng thơn trở thành thành
thị bằng cách chuyển nền sản xuất từ sản xuất nơng nghiệp hồn tồn sang sản xuất
cơng nghiệp mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nơng nghiệp hiện đại với
phát triển công nghiệp và các ngành khác.

7


Chức năng giữ gìn văn hố truyền thống
Kho tàng văn hoá truyền thống Việt Nam được cấu thành từ bởi rất nhiều
thành phần quan trọng khác nhau. Các thành phần này khơng chỉ đóng vai trị khơng
thể thay thế trong sự nghiệp hiện đại hoá và phát triển xã hội hài hồ của riêng Việt
Nam, mà cịn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong kho tàng văn hoá của tồn
nhân loại. Nền văn hố truyền thống mang đậm màu sắc thôn quê này đã được sản
sinh trong một hoàn cảnh đặc biệt. Các phương thức sản xuất, sinh sống cũng như
cơ cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nơng thơn chính là nhân tố quyết định

nền văn hoá mang đậm màu sắc Việt Nam. Quy tắc hành vi của xã hội là những
phong tục tập qn đã được hình thành từ lâu đời, ở đó con người đối xử tin cậy lẫn
nhau trên quy phạm phong tục tập quán đó. Ở đó quan hệ huyết thống là mối quan
hệ quan trọng nhất. Chính các tập thể nông dân cùng huyết thống đã giúp họ khắc
phục được những nhược điểm của kinh tế tiểu nông, giúp bà con nơng dân chống
trọi với thiên tai. Cũng chính văn hoá quê hương đã sản sinh ra những sản phẩm văn
hố tinh thần q báu như lịng kính lão yêu trẻ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin,
yêu quý quê hương, tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù.
Các truyền thống văn hố q báu này địi hỏi phải được giữ gìn, phát triển trong
một hồn cảnh đặc thù. Mơi trường thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng
có tính năng động cao, vì thế văn hố q hương ở đây sẽ khơng cịn tính kế tục. Do
vậy, chỉ có nơng thơn với đặc điểm sản xuất nơng nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới
là mơi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hố quê hương. Việc xây
dựng Nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực
đã được hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hồ vốn có của
nơng thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế
tác dụng của chức năng nơng thơn mà cịn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái
cảnh quan nơng thơn và cảnh quan văn hố truyền thống.
Chức năng sinh thái
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa
thành thị với nông thôn. Nền văn minh nông nghiệp được hình thành từ những tích
luỹ trong suốt một q trình lâu dài, từ khi con người thích ứng với thiên nhiên, lợi
dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các

8


ảnh hưởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống,
con người và tự nhiên sinh sống hài hồ với nhau, chức năng người tơn trọng tự
nhiện, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên.

Q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên,
dẫn đến những ô nhiễm trong mơi trường nước và khơng khí. Xây dựng Nơng thơn
mới phải đảm bảo giữ gìn và cải tạo mơi trường tự nhiên vốn có của nơng thơn
truyền thống, đồng thời làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nông thôn mới
1.2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trị của nơng nghiệp, nơng dân, nơng
thơn
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã khẳng định vị trí, vai trị hết sức to lớn
của sản xuất nông nghiệp đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân
dân trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ngay từ những ngày
đầu Cách mạng tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt
Nam, ngày 11 tháng 4 năm 1946, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là một nước sống
về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây
dựng nước nhà, chính phủ trơng mong vào nơng dân, trông cậy vào nông nghiệp
một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh". Từ đó, Người khẳng định: "Muốn phát triển cơng nghiệp, phát triển kinh tế
nói chung phải lấy việc phát triển nơng nghiệp làm gốc, làm chính". Chính vì vậy,
Người rất quan tâm, dành nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ đạo phát triển sản
xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực
tiễn của thời kỳ đầu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã từng bước phát triển và hồn thiện tư duy về vị trí, vai trị của nơng nghiệp,
Đảng đã sớm khẳng định: muốn tiến hành cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phải bắt
đầu từ nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, phải tập trung nguồn lực
đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, tạo ra nguồn tích lũy
ban đầu cho cơng nghiệp hóa. Trong q trình phát triển nhận thức của Đảng, nơng
nghiệp, nơng dân và nông thôn là những vấn đề mang tầm chiến lược của cách mạng
Việt Nam, có tầm quan trọng đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

9



1.2.2. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta
Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang
sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ cịn là mối quan
tâm hàng đầu, có vai trị quyết định đối với việc ổn định kinh tế - xã hội đất nước.
Xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày
càng giàu đẹp, dân chủ, cơng bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản
xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.
Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong thời kỳ đổi mới là rất to lớn.
Tuy nhiên, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những
mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như:
Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát.
Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 100% xã
có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn, chất lượng chưa cao.
Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát, kiến
trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống dần
bị mai một.
Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cịn lạc hậu khơng đáp ứng được
u cầu phát triển lâu dài.
Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ
kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thơng chất lượng
thấp, khơng có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thơng chưa
phục vụ tốt sản xuất, lưu thơng hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ
thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở
nơng thơn cịn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện
cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung
học cơ sở ở nông thơn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%), cịn 11,7%
số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã

mới đạt 29,6%, hầu hết các thôn khơng có khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ
nơng thơn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu
chuẩn, 22,5% số thơn có điểm truy cập Intenet. Cả nước hiện cịn hơn 400 nghìn

10


nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nơng thơn được xây khơng có quy
hoạch, quy chuẩn.
Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp
Kinh tế hộ phổ biến quy mơ nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất). Kinh tế
trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông - lâm - ngư nghiệp trong cả nước.
Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp
tác nhưng hoạt động cịn hình thức, nhỏ lẻ có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung
bình và yếu.
Đời sống cư dân nơng thơn tuy được cải thiện nhưng cịn ở mức thấp, chênh
lệch giàu nghèo giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập
bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ, nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người
giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần).Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nơng thơn
cịn cao (16,2%).
Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa - môi trường - giáo dục - y tế.
Giáo dục mầm non: Cịn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (khoảng 12,8%).
Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở nông
thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một,
tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng; hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển; môi
trường sống ô nhiễm.
Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y tế
còn hạn chế.
Thứ năm: Hệ thống chính trị cịn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành)

Trong hơn 81 nghìn cơng chức xã: 2,5% tiểu học, 22,5% trung học cơ sở,
75,5% trung học phổ thơng.
Về trình độ chun mơn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,5%
trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo.
Về trình độ quản lý nhà nước: Chưa qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ là
44%, chưa qua đào tạo tin học là 87% .
Một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mơ hình nơng
thơn mới đáp ứng u cầu cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế

11


giới. Xây dựng nơng thơn mới là chính sách về một mơ hình phát triển cả nơng
nghiệp và nơng thơn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi
sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các cơ
chế chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính tốn, cân đối mang tính tổng
thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí trong tổ chức thực hiện.
1.2.3. Quan điểm, chủ trương về xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh
Thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh từ sau ngày tái
thành lập tỉnh đến nay:
Sau ngày tái lập tỉnh, nhất là từ năm 2001 đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo,
quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
đồn thể các cấp và sự nổ lực phấn đấu của bà con nông dân, nông nghiệp, nông
dân, nông thôn tỉnh ta đã đạt được những thành tựu khá tồn diện.
Bộ mặt nơng thơn nhìn chung có nhiều thay đổi tích cực, phong trào xây dựng
nông thôn mới được triển khai trên diện rộng, một số xã đã đạt các tiêu chí nơng
thơn mới.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế
của tỉnh. Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững, sản xuất chưa gắn với thị trường.
Tỷ lệ cơ giới hoá trong các khâu sản xuất đạt thấp. Việc chuyển giao, ứng dụng tiến

bộ khoa học - công nghệ, nhất là giống mới vào sản xuất hiệu quả chưa cao. Công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn quy mô nhỏ, phát triển thiếu
quy hoạch. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Các hình thức tổ chức sản xuất ở
nông thôn như: kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp phục vụ nông
nghiệp, nơng thơn… cịn hạn chế. Nơng thơn phát triển thiếu quy hoạch; kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá và phục vụ
đời sống của nhân dân. Kết quả đạt được trong xố đói, giảm nghèo thiếu bền vững,
nguy cơ tái nghèo cịn cao. Cơng tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được
quan tâm đúng mức, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề đạt thấp
(8,05%). Nhiều vấn đề phát sinh, vướng mắc ở nông thôn chậm được giải quyết
như: công tác quản lý nhà nước về đất đai; tình trạng tranh chấp đất đai, lần chiếm
rừng, đất rừng; xây dựng cơ bản, chính sách đối với người có cơng, dịch bệnh; các
tai, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Hiện tượng vi phạm Pháp lệnh Dân chủ cơ

12


sở vẫn còn xẩy ra. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân cịn nhiều khó khăn,
khoảng cách giàu, nghèo giữa thành thị, nông thôn và giữa các vùng, miền ngày
càng tăng.
Mục tiêu tiêu xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh: “Phát triển nơng nghiệp
tồn diện gắn với công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại, bền vững; hình thành
các vùng sản xuất hàng hố tập trung; đẩy mạnh cơ giới hố, điện khí hố và áp
dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, đảm bảo năng
suất, chất lượng, hiệu quả; giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực
phẩm, môi trường bền vững không những cho dân cư nông thôn mà cả dân cư công
nghiệp và đô thị. Phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với chiến lược phát triển nông
nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân; từng bước điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nông
thôn mới theo hướng truyền thống, văn minh, hiện đại, có kết cấu hạ tầng phù hợp

với quy hoạch không gian làng, xã, quy hoạch kinh tế - xã hội của ngành và địa
phương; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc; đảm bảo mơi trường sinh
thái…. Nhanh chóng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, rút
ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền, đặc
biệt quan tâm vùng miền núi, vùng sâu, vùng tái định cư; nâng cao dân trí, đào tạo
nguồn nhân lực, xây dựng giai cấp nơng dân mới theo ý thức tự vươn lên, có khả
năng làm chủ nơng thơn mới. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”.
1.3. Nội dung xây dựng nơng thơn mới
1.3.1. Tiêu chí xây dựng nơng thôn mới
Trên cơ sở lý luận của các nhà khoa học về nông nghiệp, nông thôn, nông dân
và thực tiễn của từng vùng, từng miền, từng địa phương trên địa bàn tồn quốc, thực
hiện xây dựng nơng thơn mới, phải bám sát các nội dung 19 tiêu chí và nhiều nội
dung sau, để xây dựng tạo nên một nông thôn mới kiểu mẫu trong những thập niên
tới.

13


Bảng 1.1: Nội dung các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới
TT

Tên tiêu
chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

I. QUY HOẠCH
1.1. Có Quy hoạch nơng thơn mới được cấp

có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại
Thông tư liên tịch số13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của

Đạt

liên Bộ: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Tài nguyên và Môi trường)
Quy
1

1.2. Quy hoạch được công bố rộng rãi tới các

hoạch và thôn; niêm yết bản đồ quy hoạch tại trụ sở xã,
thực hiện các nhà văn hóa thơn và một số nút giao

Hồn thành

quy hoạch thơng chính của xã
1.3. Hồn thành việc cắm mốc chỉ giới các
tuyến đường giao thơng, khu trung tâm hành
chính xã, các khu chức năng và khu vực cấm

100%

xây dựng theo quy hoạch
1.4. Có Quy chế quản lý quy hoạch được cấp
có thẩm quyền phê duyệt

Đạt


II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được
nhựa hóa hoặc bê tơng hóa đạt chuẩn theo cấp

100%

kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải
2.2. Tỷ lệ km đường trục thơn, xóm được
2

Giao

cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ

≥ 70%

thông Giao thông Vận tải
2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và khơng
lầy lội vào mùa mưa

100% (70% cứng
hóa)

2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được
cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện

14

≥ 70%



2.5. Các đoạn đường trục xã và trục thôn
trong khu dân cư có rãnh tiêu thốt nước 2

≥ 70%

bên đường
2.6. Đường trục xã có trồng cây bóng mát,
khoảng cách cây tùy loại cây nhưng đảm bảo
có khả năng giao tán sau khi cây trưởng

≥ 80%

thành.
3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu
3

Thủy lợi

sản xuất và dân sinh
3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý
được kiên cố hóa
4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

4

Điện

của ngành điện
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xun, an

tồn từ các nguồn

5

Trường
học

giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt

chất văn
hóa

Đạt
≥ 98%

≥ 80%

chuẩn quốc gia
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

6

≥ 85%

Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu

6.1. Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn

Cơ sở vật


Đạt

Đạt

6.2. Tỷ lệ thơn có nhà văn hóa và khu thể thao
thơn đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao

100%

và Du lịch
6.3. Hàng rào của Nhà văn hóa, khu thể thao - Năm 2014: ≥ 50%
thôn bằng cây xanh hoặc hàng rào khác được đã triển khai trồng
phủ cây xanh

- Từ năm 2015: 70%

7.1. Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển
7

Chợ nông hệ thống chợ do UBND tỉnh phê duyệt
thôn

7.2. Đáp ứng các tiêu chuẩn về cơng trình kỹ
thuật và điều hành quản lý chợ theo quy định

15

Đạt
Đạt



8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn
8

9

Bưu điện thơng

Nhà ở dân


Đạt

8.2. Xã có Internet đến thơn

Đạt

9.1. Khơng có nhà tạm, nhà dột nát

Đạt

9.2. Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây
dựng

≥ 80%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
2014: 22 Triệu đồng
10.1. Thu nhập bình quân đầu người/năm


2015: 35 Triệu đồng
2020: 65 Triệu đồng

10.2. Có tối thiểu 03 mơ hình sản xuất kinh
doanh lớn (doanh thu trên 01 tỷ đồng/năm),
05 mơ hình sản xuất kinh doanh vừa (doanh
thu từ 501 triệu đồng đến 01 tỷ đồng/năm), 15
10

Thu nhập

mơ hình sản xuất kinh doanh nhỏ (doanh thu
từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng) được
thành lập mới trong giai đoạn thực hiện

Đạt

Chương trình MTQG xây dựng NTM và 30%
hộ dân sản xuất kinh doanh có liên kết.
Riêng năm 2014: có tối thiểu 01 mơ hình sản
xuất kinh doanh lớn, 03 mơ hình sản xuất
kinh doanh vừa, 10 mơ hình sản xuất kinh
doanh nhỏ
11

Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

≤ 5%

Tỷ lệ lao Số lao động có việc làm thường xuyên trong

động có tổng dân số trong độ tuổi lao động có khả
12

việc làm năng và có nhu cầu về việc làm.

≥ 90%

thường (Số ngày làm việc bình quân tháng: 20 ngày,
xuyên số giờ làm việc bình quân trong ngày: 6 giờ)
13

Hình thức Có tối thiểu: 05 hợp tác xã, 03 tổ hợp tác hoạt

16

Đạt


tổ chức động có hiệu quả, có hợp đồng liên kết với
sản xuất doanh nghiệp; có 03 doanh nghiệp.
Riêng năm 2014: có tối thiểu 01 hợp tác xã,
01 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, có hợp
đồng liên kết với doanh nghiệp; có 01 doanh
nghiệp
IV. VĂN HĨA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
14.1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở
14

15


Giáo dục

Y tế

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp
tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)

Đạt
≥ 85%

14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo

> 35%

15.1. Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế

≥ 70%

15.2. Xã đạt tiêu chí Quốc gia về Y tế, trong
đó Trạm Y tế đạt chuẩn theo quy định của Bộ

Đạt

Y tế
Xã có từ 70% thơn trở lên được cơng nhận và
16

Văn hóa giữ vững danh hiệu “Thơn văn hóa” liên tục

Đạt


từ 05 năm trở lên
17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ
sinh theo quy chuẩn Quốc gia: 85% số hộ
được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 50%

Đạt

số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn
Quốc gia
17

Môi

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt

trường chuẩn về môi trường

≥ 90% (10% cịn lại
đang khắc phục)

17.3. Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng
hộ xanh - sạch - đẹp, khơng có hoạt động làm

Đạt

suy giảm mơi trường
17.4. Nghĩa trang có quy hoạch, được xây
dựng và quản lý theo quy hoạch


17

Đạt


17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử
lý theo quy định

Đạt

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18.1. Cán bộ xã đạt chuẩn
Hệ thống 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính
tổ chức trị cơ sở theo quy định
18

chính trị 18.3. Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch,
xã hội vững mạnh”
vững

18.4. Các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội

mạnh

của xã được công nhận đạt danh hiệu tiên tiến

Đạt
Đạt
Đạt


Đạt

trở lên
19.1. Khơng có tổ chức, cá nhân hoạt động
chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế;
truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông

Đạt

người kéo dài
An ninh,
19

trật tự xã
hội

19.2. Khơng có tụ điểm phức tạp về trật tự xã
hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ
nạn xã hội trên địa bàn trong 2 năm liên tục

Đạt

(một năm trước năm công nhận và năm xét
công nhận)
19.3. Tỷ lệ thơn được cơng nhận đạt tiêu
chuẩn an tồn về an ninh, trật tự

≥ 70%

1.3.2. Mười tiêu chí xây dựng khu dân cư nơng thơn mới kiểu mẫu

Ngồi việc xây dựng các nội dung trong 19 tiêu chí nơng thơn mới ở mục
1.4.1, thì để nơng thơn mới đi vào cuộc sống của người dân một cách thực chất, bền
vững; thì các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh phải thực hiện ít nhất một xã có 1
khu dân cư đạt 10 tiêu chí xây dựng khu dân cư nơng thơn mới kiểu mẩu. Đạt 19 chí
theo quy định của chính phủ, đang nằm dạng khai quát của một vùng nông thôn,
chưa đi sâu vào nhà, vườn hộ, cách sinh hoạt, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở dân cư,
nhà văn hóa, ngỏ thơn, xóm, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.... Vì vậy, cần thiết phải xây

18


×