HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.6
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm.
Để tồn tại và phát triển bền vững, mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm
biện pháp để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường đây là vấn đề
bao trùm, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở các
tiềm lực có sẵn để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh thì
không còn con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động với
hiệu quả cao nhất cho mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt
được điều đó ngoài việc tiết kiệm CPSX thì doanh nghiệp phải tổ chức
chúng, phối hợp chúng với nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu
trong vấn đề hiệu quả.
Tuy nhiên để quá trình sản xuất diễn ra một cách huận lợi từ khâu lập
dự toán đến khâu tổ chức thực hiện, chủ doanh nghiệp phải thu thậ các thông
tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả thu được. Những thông tin này
không chỉ xác định bằng trực quan mà phải bằng phương pháp ghi chép, tính
toán phản ánh trên sổ kế toán, xét trên góc độ này kế toán với chức năng cơ
bản là cung cấp thông tin đã khẳng định vai trò không thể thiếu cho hoạt động
quản trị doanh nghiệp, từ đó đặt ra yêu cầu, đòi hỏi hoàn thiện hơn công tác
kế toán trong doanh nghiệp, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
Muốn đưa ra các biện pháp tiết kiệm các chi phí sản xuất, giảm giá
thành sản phẩm thì công tác tập hợp chi phí phải được hoàn thiện một cách
thiết thực, nghĩa là bên cạnh việc tổ chức ghi chép phản ánh đúng chi phí ở
thời điểm phát sinh mà còn phải tổ chức ghi chép và tính toán phản ánh từng
loại chi phí theo đúng địa điểm và đúng đối tượng chịu chi phí.
Ngoài ra, giá thành sản phẩm là 1 chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chất lượng
hoạt động SXKD của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ bào cáo. Vì vậy, để sử dụng chỉ tiêu giá
thành vào công tác quản lý thì cần phải tổ chức tính đúng, tính đủ giá thành
sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Do đó, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp
nói riêng chính là một yêu cầu tất yếu khách quan phù hợp với sự phát triển
và yêu cầu quản lý. Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí
sản xuất, tính giá thành nói riêng nhằm cung cấp thông tin kịpthời chính xác
cho quản lý luôn là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của doanh
nghiệp.
3.2. Những nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Xí nghiệp Sông Đà 12.6.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc
liệt và đầy rủi ro như hiện nay, tìm được hướng đi đúng đắn, đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả, có lãi, tự chủ về tài chính là điều kiện tiên quyết để tồn tại
của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào. Nhận
thức được vấn đề đó nên ngay từ những ngày đầu thành lập với sự nỗ lực của
ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên (CBCNV) toàn Xí nghiệp, sự quan
tâm sâu sắc của lãnh đạo Tổng Công ty Sông Đà, Xí nghiệp đã và đang từng
bước khẳng định uy tín của mình trên thị trường, quy mô sản xuất không
ngừng được mở rộng uy tín của mình trên thị trường, quy mô sản xuất không
ngừng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc vận dụng sáng tạo
các quy luật của nền kinh tế thị trường, đồng thời thực hiện chủ trương cải
tiến quản lý kinh tế cùng với việc áp dụng những chính sách kinh tế của Nhà
nước, của Tổng Công ty nên Xí nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể:
Hoàn thành nghĩa vụ đối với NSNN và Tổng Công ty, đời sống CBCNV ngày
một nâng cao.
Qua tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và về công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp Sông
Đà 12.6 em thấy có những ưu, nhược điểm trong các công tác nói trên là:
3.2.1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm ở Xí nghiệp Sông Đà 12.6:
* Về bộ máy quản lý của Xí nghiệp:
Công ty đã xác định được mô hình quản lý khoa học, hợp lý và có hiệu
quả phù hợp với yêu cầu thích ứng nhanh của cơ chế thị trường. Với quy mô
quản lý đó đã tạo điều kiện cho quản lý chủ động trong sản xuất, quan hệ với
khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường, đảm bảo đứng vững trong
cạnh tranh.
* Về tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Xí nghiệp được tổ chức một cách tương đối chặt
chẽ với những nhân viên có năng lực, nhiệt tình trong công việc lại được bố
trí hợp lý phù hợp với trình độ, khả năng của mỗi người góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả trong công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính Xí
nghiệp. Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng đã giúp cho công tác kế toán được
chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho mỗi người có điều kiện đi sâu tìm hiểu,
nâng cao các nghiệp vụ, phát huy hết khả năng của mình
* Về hệ thống chứng từ kế toán áp dụng:
Hệ thống chứng từ ban đầu của Xí nghiệp được tổ chức hợp pháp, hợp
lệ. Xí nghiệp đã vận dụng tương đối đầy đủ hệ thống chứng từ mà Bộ tài
chính đã ban hành. Ngoài ra, Xí nghiệp cũng đã chủ động xây dựng một số
loại chứng từ theo yêu cầu quản lý của Xí nghiệp.
* Về tài khoản kế toán sử dụng:
Các TK kế toán được Xí nghiệp áp dụng hợp lý, phù hợp với Chế độ kế
toán hiện hành và điều kiện thực tế của Xí nghiệp. Các TK được mở chi tiết
cho từng CT, HMCT tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu được dễ dàng.
* Về hình thức Sổ kế toán áp dụng:
Việc áp dụng hình thức sổ Nhật kí chung và áp dụng phần mềm kế toán
máy vi tính trong công tác kế toán của Xí nghiệp đã làm giảm đáng kể khối
lượng công việc, đặc biệt là trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
* Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm:
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Xí nghiệp đã hạch toán chi phí cho từng CT, HMCT một cách rõ ràng điều
này phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí và hoạt động sản xuất - kinh
doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ do
Nhà nước ban hành. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực
hiện trên hệ thống sổ sách kế toán phù hợp nhò đó mà công tác kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp đã góp phần trong việc
đảm bảo hoạt động sản xuất - kinh doanh ở Xí nghiệp đạt hiệu quả cao.
Việc thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
phương pháp KKTX cho phép Xí nghiệp có thể kiểm soát được từng lần
nhập, xuất vật tư, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí. Sản phẩm
xây lắp thường có kết cấu phức tạp, giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài,
tình hình nhập, xuất NVL được phản ánh thường xuyên, kịp thời theo từng
nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho phép tính đúng, tính đủ CPSX cho từng đối
tượng liên quan, giúp cho nhà quản trị nắm bắt được tình hình sử dụng các
loại NVL một cách chính xác từ đó có quyết định đúng đắn, kịp thời thúc đẩy
hoạt động sản xuất - kinh doanh của Xí nghiệp.
Kế toán chi phí nhân công tương đối rõ ràng đảm bảo nguyên tắc "Làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít". Góp phần vào việc sử dụng hợp lý lao
động và nâng cao năng suất lao động. Việc áp dụng hình thức trả lương theo
thời gian kết hợp với trả lương theo sản phẩm đã tạo điều kiện gắn kết hợp lợi
ích vật chất của người lao động và tiến độ thi công xây lắp...
Trên đây là những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Xí nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm trên thì vẫn còn những tồn tại, những hạn chế nhất định.
3.2.2. Những nhược điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Sông Đà 12.6:
* Về chi phí nhân công trực tiếp:
Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Xí nghiệp hạch toán cả
tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công mà không hạch toán vào
TK 623(6231) - "Chi phí nhân công điều khiển máy thi công" là chưa hợp lý,
làm cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm
tăng.
* Về các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ:
Xí nghiệp thực hiện trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quý và tính vào
chi phí sản xuất chung (TK627) của tháng cuối quý, làm cho khoản mục chi
phí sản xuất chung tăng nhiều vào tháng cuối của mỗi quý từ đó ảnh hưởng
đến tính chính xác của chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
* Về việc trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ
phép:
Trong kỳ, Xí nghiệp không tiến hành tích trước tiền lương của công
nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép theo quy định nên khi phát sinh khoản chi