Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá tiềm năng giảm thải khí nhà kính của năng lượng mới và tái tạo theo cơ chế phát triển sạch và một số đề xuất cho việc thực hiện về các dự án cdm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 106 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG GIẢM THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO THEO CƠ CHẾ
PHÁT TRIỂN SẠCH VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC
THỰC HIỆN VỀ CÁC DỰ ÁN CDM Ở VIỆT NAM.

Chuyên ngành: kinh tế năng lượng
Mã số

NGUYỄN TÂM DIỆU

Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN HỒI

Hà nội - 2006


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CDM ERROR! BOOKMARK N

1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỊ ĐỊNH THƯ
KYOTO ....................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2. MỤC TIÊU GIẢM PHÁT THẢI VÀ CÁC CAM KẾT CỦA UNFCCC VÀ


NĐT KYOTO .............................................. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các cam kết của Cơng ước khung LHQ về
biến đổi khí hậu. ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu, cam kết và các nguyên tắc của Nghị định thư Kyoto. Error! Bookmar
1.3. CÁC CƠ CHẾ LINH ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO ERROR! BOOKMARK
1.4 CDM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CDM. .. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.4.2.1 Kinh tế môi trường và vấn đề giảm phát thải khí trong CDM. Error! Bookma
1.4.2.2 Lý thuyết phát triển bền vững và tiêu chuẩn phát triển sạch trong
CDM. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.5 VIỆT NAM VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 2 .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

ĐÁNH GIÁ LƯỢNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA CÁC HOẠT
ĐỘNG NĂNG LƯỢNG VÀ TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI CỦA CÁC
CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO. ERROR! BOOKMARK NOT DEFI

2.1. HIỆN TRẠNG CỦA NGÀNH NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM ERROR! BOOKMARK NO
2.1.1. Tổng quan hiện trạng ngành năng lượng Việt Nam Error! Bookmark not define
2.1.2. Tình hình tiêu thụ năng lượng sơ cấp theo các loại nhiên liệu giai đoạn
94-2004 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Tình hình tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo các dạng năng lượng
giai đoạn 94-2004 ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.2 DỰ BÁO NHU CẦU NĂNG LƯỢNG .... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.3. CÁC TÍNH TỐN VÀ DỰ BÁO LƯỢNG PHÁT THẢI GIAI ĐOẠN 2005
ĐẾN 2020 CÓ XÉT ĐẾN 2030 .................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.5 TÍNH TỐN TIỀM NĂNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ CÁC
CƠNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG MỚI VÀ TÁI TẠO ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
2.5.1 Cách tiếp cận và tính tốn lượng giảm phát thải, chi phí giảm phát thải
khí nhà kính theo các loại hình cơng nghệ ...... Error! Bookmark not defined.
2.5.2 Tính tốn giảm phát thải khí nhà kính bằng các Cơng nghệ năng lượng

mới và tái tạo. ................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 .......................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.


MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CHO VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
CDM Ở VIỆT NAM ............................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

3.1. NHỮNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CDM THẾ GIỚI ERROR! BOOKMARK N
3.2 LỢI ÍCH CHO VIỆT NAM KHI THAM GIA VÀO CÁC DỰ ÁN CDM. ERROR! BOOK
3.3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC THỰC HIỆN CDM Ở VIỆT NAM ERROR! BOOKMA
3.3.1 Phân tích đánh giá "mạnh, yếu, cơ hội và thách thức" khi Việt Nam
tham gia vào CDM. ....................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Các đề xuất cho việc thực hiện CDM ở Việt Nam Error! Bookmark not defined


1
CHƯƠNG 1
NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CDM
1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỊ ĐỊNH THƯ
KYOTO
Ngay những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ XX, những luận chứng
khoa học về khả năng biến đổi khí hậu tồn cầu đã thu hút sự quan tâm ngày
càng nhiều của các quốc gia trên khắp thế giới. Những số liệu và bằng chứng
cụ thể về biến đổi khí hậu do tăng KNK và ảnh hưởng của nó đến sự sống trên
trái đất đã rõ ràng, các nhà khoa học, các quốc gia quan tâm đã đưa ra những
lời kêu gọi khẩn cấp để có một hiệp ước toàn cầu về giảm phát thải KNK.
Giai đoạn trước hội nghị Rio de Janeiro
Năm 1988, Chương trình Mơi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức
Khí tượng Thế giới (WMO) đã thành lập Ban liên chính phủ về Biến đổi khí
hậu (IPCC) nhằm cung cấp các thơng tin khoa học chính xác cho các nhà lập

chính sách. IPCC gồm hàng trăm nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu của
thế giới về hiện tượng nóng lên tồn cầu, có nhiệm vụ đánh giá thông tin khoa
học liên quan đến biến đổi khí hậu, đánh giá những tác động tiềm tàng về
kinh tế-xã hội và môi trường do biến đổi khí hậu gây ra và đưa ra những tư
vấn chính sách mang tính thực tiễn.
IPCC đã đưa ra báo cáo khẳng định rằng biến đổi khí hậu là mối đe doạ
và kêu gọi cần phải có điều ước quốc tế giải quyết vấn đề này. Cuối năm
1990, Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ hai cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã hưởng ứng lời kêu gọi thông qua các cuộc
đàm phán chính thức liên quan đến Cơng ước khung về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC) và thành lập "Uỷ ban Đàm phán Liên chính phủ" (INC) nhằm
thúc đẩy Cơng ước này.
Giai đoạn từ hội nghị Rio de Janeiro đến trước năm 1997


2
Đến tháng 6 năm 1992, UNFCCC đã được chấp thuận và ký tại Hội
nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro, Brazin và có hiệu lực năm 1994. Cơng
ước biến đổi khí hậu quy định một cơ sở khung tổng quát cho các nỗ lực quốc
tế để ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu cao nhất của Cơng ước là ổn
định các nồng độ KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu.
Năm 1992 là năm một khởi đầu thuận lợi cho Công ước. Nhưng rồi thời
gian trôi đi, nhiều phát minh khoa học mới ra đời và mọi người bắt đầu đặt
câu hỏi một cách tự nhiên “chúng ta phải làm gì tiếp” ?
Năm 1997, Chính phủ của nhiều nước đã trả lời trước sức ép ngày càng
tăng của công chúng về việc phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư là
một thỏa thuận quốc tế riêng biệt nhưng nó liên quan đến một thỏa thuận khác
đang tồn tại. Điều đó có nghĩa là Nghị định thư về khí hậu sẽ chia sẻ những
mối lo ngại và nguyên tắc đã được đưa ra trong Cơng ước về khí hậu. Nghị

định thư được xây dựng trên cơ sở Công ước này và bổ sung một số cam kết
mới mạnh hơn, chi tiết và phức tạp hơn so với bản Công ước.
Giai đoạn từ 1997 đến 2005
Sau các cuộc đàm phán tích cực, Nghị định thư Kyoto cuối cùng đã
được thông qua tại COP-3 ở Tokyo, Nhật Bản năm 1997.
Thực chất quan trọng nhất của NĐT Kyoto bao gồm các chỉ tiêu mang
tính ràng buộc pháp lý đối với các Bên thuộc Phụ lục I của Công ước (các bên
thuộc phụ lục 1 là các nước phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi
(EITs)), trong thời kỳ cam kết đầu tiên 2008-2012 các nước này phải giảm
phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2% lượng phát thải
của họ so với mức phát thải năm 1990, trong đó các nước EU phải giảm 8%,
Nhật Bản 6% và Mỹ 7%.


3
Sáu khí nhà kính được kiểm sốt bởi Nghị định thư Kyoto bao gồm:
CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs, SF6.
Nghị định thư Kyoto có hiệu lực thi hành khi có ít nhất 55 nước phê
chuẩn/chấp thuận và trong đó các nước thuộc Phụ lục I có lượng phát thải
chiếm ít nhất 55% tổng phát thải CO2 năm 1990 của các Bên thuộc Phụ lục I
phê chuẩn ước tính khoảng 2800 - 4800 triệu tấn CO2 tương đương.
Đến tháng 2 năm 2004, 120 nước đã phê chuẩn Nghị định thư trong đó
các Bên thuộc Phụ lục I phê chuẩn chiếm 44,2% tổng lượng phát thải CO2
năm 1990. Và KP chính thức có hiệu lực khi Liên bang Nga (chiếm 17,4%
lượng phát thải) đã phê chuẩn KP và theo qui định, Nghị định thư này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 2 năm 2005.
1.2. MỤC TIÊU GIẢM PHÁT THẢI VÀ CÁC CAM KẾT CỦA UNFCCC
VÀ NĐT KYOTO
1.2.1. Mục tiêu, nguyên tắc và các cam kết của Công ước khung LHQ về
biến đổi khí hậu.

Cơng ước khung về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc là nền tảng của
sự nỗ lực tồn cầu đương đầu với hiện tượng nóng lên toàn cầu với mục tiêu
cuối cùng là “ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức cho phép, ngăn
ngừa các tác động nguy hiểm của nó đối với hệ thống khí hậu. Mức phát thải
này phải đạt được trong khoảng thời gian đủ để hệ sinh thái thích nghi một
cách tự nhiên với sự thay đổi thời tiết để đảm bảo rằng việc sản xuất lương
thực không bị đe dọa và có thể phát triển kinh tế bền vững.
Cơng ước đã đưa ra các nguyên tắc hướng dẫn. Nguyên tắc phòng ngừa
chỉ ra rằng việc thiếu một cơ sở khoa học tin cậy và đầy đủ không thể là lý do
viện dẫn cho việc trì hỗn hành động khi mà đã có những mối đe doạ nghiêm
trọng hoặc khơng thể đảo ngược được. Nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng
lại riêng” của mỗi quốc gia đã xác định được ai là đối tượng chủ đạo trong


4
vấn đề biến đổi khí hậu ở các nước phát triển. Những nguyên tắc khác giải
quyết những điều cần thiết cho các nước đang phát triển và tầm quan trọng
của khuyến khích phát triển bền vững.
Các nước phát triển và đang phát triển đều chấp nhận một số cam kết
chung. Mọi Bên tham gia đều phải phát triển và đệ trình “thơng báo quốc gia”
bao gồm kiểm kê phát thải KNK phân loại theo nguồn phát thải và những bể
chứa cho phép loại bỏ KNK. Ngoài ra, các Bên tham gia cũng sẽ đưa vấn đề
biến đổi khí hậu ra xem xét trong mối liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh
tế, chính sách mơi trường, cộng tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, giáo dục,
nhận thức của công chúng và trao đổi thông tin liên quan đến biến đổi khí
hậu. Một vài quốc gia có thể cùng nhau thực hiện mục tiêu giảm thiểu phát
thải chung. Những quốc gia đang trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị
trường.
Các nước công nghiệp sẽ thực hiện thêm một số cam kết đặc biệt khác.
Hầu hết các nước thuộc tổ chức Hỗ trợ kinh tế và Phát triển (OECD) và các

quốc gia Trung và Tây Âu được xem là thuộc phụ lục I. Họ cam kết đưa ra
chính sách và biện pháp để mức phát thải của mình ngang bằng với mức phát
thải của năm 1990 vào năm 2000 (mục tiêu phát thải cho giai đoạn trước năm
2000 cũng đã được xác định trong Nghị định thư Kyoto). Họ cũng phải đệ
trình thơng báo quốc gia về cơ sở pháp lý, diễn giải chi tiết chiến lược của
mình đối phó với biến đổi khí hậu. Một vài quốc gia có thể cùng nhau thực
hiện mục tiêu của giảm thiểu phát thải chung. Những quốc gia đang trong giai
đoạn chuyển sang kinh tế thị trường sẽ được ưu tiên linh hoạt trong việc thực
hiện cam kết của mình ở một mức độ nhất định.
Các nước giàu sẽ cung cấp “những khoản tài chính mới và bổ sung” và
khuyến khích chuyển giao cơng nghệ. Những nước này nằm trong phụ lục II
(phần lớn là các nước OECD) sẽ cung cấp “Chi phí đầy đủ và thống nhất” cho
các nước đang phát triển để thực hiện thơng báo quốc gia của mình. Những
khoản tài chính này phải là “Mới và bổ sung” chứ khơng phải là những khoản


5
từ quỹ hỗ trợ và phát triển đang có. Các nước thuộc phụ lục II sẽ hỗ trợ tài
chính cho những dự án “không phải là truyền thống” trong việc chuyển giao
hoặc tiếp cận với những công nghệ thân thiện với môi trường cho các nước
đang phát triển. Công ước cũng chỉ ra phạm vi thực hiện cam kết cho các
nước đang phát triển sẽ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ
các nước phát triển.
Tuy nhiên để giải quyết một cách nghiêm túc các vấn đề về biến đổi khí
hậu, các bên tham gia Cơng ước nhận thức được sự cần thiết phải có những
cam kết mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn của các nước công nghiệp về việc tăng
cường các cam kết của các nước phát triển bằng cách đề ra các chỉ tiêu định
lượng hạn chế phát thải lẫn các chỉ tiêu định mức phạt. Đây chính là tiền đề
của các cuộc đàm phán tích cực mà kết quả của nó là NĐT Kyoto với các
mục tiêu và cam kết đựoc thông qua tại Kyoto, Nhật Bản năm 1997.

1.2.2. Mục tiêu, cam kết và các nguyên tắc của NĐT Kyoto.
Nghị định thư Kyoto trong Công ước khung của Liên hiệp quốc về
Biến đổi khí hậu sẽ là tiếng nói ngày càng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế về
biến đổi khí hậu. Được sự chấp thuận của đại đa số các thành viên trong phiên
họp thứ 3 của Hội nghị thành viên (COP-3) tháng 12 năm 1997. Nó liên quan
đến những ràng buộc pháp lý về mục tiêu giảm phát thải KNK đối với các
nước thuộc phụ lục I (các nước công nghiệp phát triển). Với việc xem xét số
liệu về phát thải KNK ở các nước này trong 150 năm trước, Nghị định thư sẽ
làm chuyển biến hành động của cộng đồng quốc tế, tiến gần hơn đến mục tiêu
cuối cùng của Công ước là ngăn chặn những tác động nguy hiểm của con
người lên hệ thống khí hậu.
Các nước phát triển phải giảm phát thải đối với 6 loại KNK xuống ít
nhất 5% so với mức năm 1990. Mục tiêu của các nhóm nước này sẽ được thực
hiện thơng qua việc cắt giảm như sau: 8% đối với Thụy Sỹ, các nước Trung,
Tây Âu và Cộng đồng Châu Âu (Cộng đồng Châu Âu-EU sẽ đạt được mục
tiêu của nhóm mình bằng việc phân bổ lượng giảm thiểu cho mỗi thành viên);


6
7% đối với Mỹ, 6% cho Canada, Hungary, Nhật Bản, Balan, Nga, New
Zeland và Ucraina trong khi Na Uy có thể tăng lượng phát thải của mình thêm
1%, úc tăng 8% và Iceland là 10%. 6 loại khí này được xem xét theo kiểu
“đánh đống” gim thiểu phát thải của từng loại khí riêng rẽ sẽ được quy đổi
thành “CO2 tương đương” và cộng dồn lại thành một con số để xem xét và
đánh giá.
Mục tiêu phát thải của mỗi nước sẽ phải thực hiện trong giai đoạn
2008-2012 sẽ được tính tốn trên cơ sở trung bình cộng của 5 năm. "Quá trình
thử nghiệm" phải được tiến hành vào năm 2005. Cắt giảm 3 loại khí chủ yếu
CO2 , CH4, N2O sẽ được so sánh với mức của năm 1990 (có xem xét ngoại lệ
cho một số nước trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế). Cắt giảm 3 loại khí

cơng nghiệp có “thời gian tồn tại rất lâu” là hydrofluorocarbons (HFCs),
perfluorocarbons (PFCs) và sulphur hexafluoride (SF6) sẽ được xem xét trên
cơ sở mức phát thải năm 1990 hoặc 1995. (Nhóm các khí cơng nghiệp như
chlorofluorocarbons, hoặc CFCs được xem xét trong Nghị định thư Montreal
1987 về những hợp chất gây thủng tầng Ơzơn.)
Phát thải thực tế phải giảm sẽ lớn hơn rất nhiều so với mức 5% và so
với mức phát thải hoạch định của năm 2000. Những nước cơng nghiệp giàu
có nhất (OECD) sẽ cần thiết phi giảm lượng phát thải của mình tới 10%. Sở dĩ
như vậy vì các nước này khơng giảm thiểu phát thải trong giai đoạn không bắt
buộc phải giảm (đưa mức phát thải năm 2000 về năm 1990) và thực tế mức
phát thải của họ tiếp tục tăng so với năm 1990. Trong khi đó các nước có nền
kinh tế đang chuyển đổi đã có giảm thiểu phát thải từ năm 1990, nhưng xu
hướng này đến nay đã thay đổi. Do vậy, đối với những nước phát triển, mục
tiêu 5% quy định trong Nghị định thư sẽ thể hiện mức cắt giảm thực sự là
20% nếu so sánh với mức phát thải hoạch định đến năm 2010 nếu khơng quan
tâm gì đến các biện pháp giảm thiểu phát thải. Các quốc gia có thể linh hoạt
trong việc thực hiện và đo đếm mức giảm thiểu phát thải. Đặc biệt là khi hệ
thống “Buôn bán phát thải” ra đời, theo đó cho phép các nước công nghiệp


7
mua bán quyền phát thải. Họ sẽ có thể có được “những đơn vị giảm phát thải”
bằng việc cấp tài chính cho một số loại dự án thực hiện ở các nước phát triển.
Ngồi ra, CDM sẽ khuyến khích phát triển bền vững và cho phép các nước
công nghiệp phát triển cấp tài chính cho những dự án giảm thiểu phát thải ở
các nước đang phát triển và họ nhận được chứng chỉ cho việc làm này. ứng
dụng 3 cơ chế này sẽ là một thuận lợi thêm khi thực hiện các dự án trong
nước.
Nghị định thư Kyoto sẽ khuyến khích các chính phủ hợp tác với nhau
nâng cao hiệu suất các quá trình năng lượng, cải tổ ngành năng lượng và giao

thông, phát triển sử dụng năng lượng tái tạo, cải tiến các thể chế tài chính
chưa hợp lý, giới hạn phát thải CO2 từ việc quản lý hệ thống chất thải, quản
lý hệ thống năng lượng và quản lý cả những bể chứa Carbon như rừng, đất
nông nghiệp và chăn nuôi
Nghị định thư sẽ trợ giúp cho việc thực hiện cam kết quốc gia. Trong
Công ước này, các nước phát triển và đang phát triển đã nhất trí tiến hành các
biện pháp hạn chế phát thải và thích ứng với những ảnh hưởng của thay đổi
khí hậu. Thơng báo thơng tin về chương trình biến đổi khí hậu quốc gia và
kiểm kê KNK, khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học và kỹ thuật, tăng cường phổ biến nhận thức xã hội, giáo dục và huấn
luyện. Nghị định thư cũng đã khẳng định lại sự cần thiết những nguồn tài
chính “mới và bổ sung” để đáp ứng “chi phí đầy đủ và thống nhất” cho các
nước đang phát triển. Để thực hiện những cam kết này, quỹ Hỗ trợ thực hiện
Nghị định thư Kyoto được thành lập năm 2001.
Hội nghị thành viên (COP) của Công ước cũng sẽ là nơi gặp gỡ của các
Bên (MOP) tham gia Nghị định thư. Cấu trúc này được hình thành để giảm
thiểu chi phí và hỗ trợ q trình quản lý của liên chính phủ. Các Bên tham gia
Cơng ước mà không phải là các Bên trong Nghị định thư cũng có thể tham gia
trong các cuộc gặp gỡ về Nghị định thư với tư cách là nhà quan sát.


8
Thỏa thuận mới sẽ được xem xét định kỳ. Các Bên tham gia sẽ tiến
hành những việc cần thiết trên cơ sở thơng tin sẵn có về khoa học, kỹ thuật và
kinh tế xã hội. Buổi xem xét đầu tiên sẽ được tiến hành ở phần 2 của COP.
Những thỏa luận về cam kết cho giai đoạn sau năm 2012 sẽ phải bắt đầu từ
năm 2005.
Nghị định thư được mở ra cho các nước ký kết trong 1 năm bắt đầu từ
16/03 năm 1998. Nghị định thư sẽ có hiệu lực sau 90 ngày kể từ khi có sự phê
chuẩn của ít nhất 55 thành viên tham gia Cơng ước, bao gồm các nước phát

triển đại diện cho ít nhất 55% tổng phát thải CO2 năm 1990 của nhóm các
nước này. Những bất đồng về chính trị trong khoảng cuối năm 2000 và năm
2001 về vấn đề thực hiện Nghị định thư đã làm giảm đáng kể số lượng các
nước phê chuẩn Nghị định thư. Trong thời gian này, các chính phủ sẽ tiếp tục
thực hiện cam kết của mình đã được quy định trong Công ước chung về Biến
đổi khí hậu. Họ cũng làm việc trên nhiều khía cạnh của thực tiễn liên quan
đến Nghị định thư và việc thực hiện nó trong tương lai tại buổi gặp gỡ tại Hội
nghị thành viên và tại các tổ chức thành viên.
1.3. CÁC CƠ CHẾ LINH ĐỘNG CỦA NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO
Một trong những nét nổi bật khác của NĐT Kyoto là đưa vào áp dụng
các cơ chế Kyoto. Các cơ chế này còn gọi là các cơ chế mềm dẻo, bao gồm
Cơ chế đồng thực hiện (IJ); - Cơ chế buôn bán quyền phát thải (IET); và - Cơ
chế phát triển sạch (CDM).
Các cơ chế này được đưa ra với hy vọng sẽ thúc đẩy các biện pháp chi
phí hiệu quả để giảm phát thải KNK. Các cơ chế này cho phép các Bên có chỉ
tiêu giảm phát thải tạo được các cơ hội GPT KNK ở nước ngoài rẻ hơn so với
trong nước. Chi phí giảm phát thải KNK rất khác nhau giữa các khu vực và
các quốc gia tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, như hiệu quả năng lượng và tiềm
năng về các năng lượng tái tạo. Do vậy, mục đích của các cơ chế Kyoto là


9
giảm phát thải các KNK ở nơi nào có chi phí thấp nhất, miễn sao việc giảm
phát thải đó ảnh hưởng đến khí quyển như nhau.
Tuy nhiên có những khác biệt quan trọng trong cấu trúc và mục đích
của những cơ chế này, JI và ỊE chỉ liên quan đến những quốc gia thuộc phụ
lục I, trong khi các bên tham gia CDM lại có cả những quốc gia khơng thuộc
Phụ lục I, đó là những người bán lượng giảm phát thải được chứng nhận.
CDM và JI là những cơ chế dựa trên dự án còn IET lại dựa trên mục
tiêu. CDM, nhằm giúp các nước không thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển

bền vững, trong khí hai cơ chế kia đơn giản chỉ hướng tới việc giảm chi phí
và đáp ứng những cam kết Kyoto.
Cơ chế đồng thực hiện (JI) được định nghĩa trong điều 6 của NĐT
Kyoto. Đồng thực hiện cho phép các bên thuộc phụ lục I (các nước đầu tư)
muốn có được các “mức giảm được chứng nhận – credít” khi thực hiện các dự
án giảm phát thải KNK hoặc tăng cường việc thu hồi các bon ở các bên khác
thuộc phụ lục 1 (các nước chủ nhà). Các dự án JI dễ thực hiện nhất ở các các
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (EITs) là các nước có cơ hội giảm phát
thải hoặc tăng cường thu hồi các bon với chi phí thấp. Các mức giảm phát thải
cac bon được chứng nhận do JI tạo ra, được gọi là các đơn vị giảm phát thải
(ERUs). Các nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị ERU để đạt được các chỉ
tiêu giảm phát thải KNK của nước mình. Do thực hiện một dự án JI, cho nên
lượng tính bằng đơn vị ERU sẽ khấu trừ từ lượng phát thải chỉ định của nước
chủ nhà.
Cơ chế phát triển sạch, (CDM) được định nghĩa tại điều 12 của NĐT
Kyoto. CDM cho phép các bên thuộc phụ lục 1 (các nước đầu tư) muốn có
được các mức giảm phát thải được chứng nhận khi thực hiện các dự án giảm
phát thải KNK ở các bên không thuộc Phụ lục 1 (các nước chủ nhà).
Các mức giảm cac bon được chứng nhận do các dự án CDM tạo ra,
được gọi là các đơn vị giảm phát thải được chứng nhận


10
CERs. Các dự án CDM có ý định giúp các nước đầu tư tuân thủ các
cam kết của mình trong khi vẫn tăng cường phát triển bền vững ở các nước
chủ nhà. Các dự án CDM phải tạo ra được các mức giảm phát thải thực sự,
dài hạn và đo đếm được.
Các nước đầu tư có thể sử dụng các đơn vị CER để đạt được các chỉ tiêu giảm
phát thải KNK của mình. Mặc dù các hoạt động trồng mới và tái trồng rừng
đã được quyết định thuộc về các dự án CDM trong thời kỳ cam kết đầu tiên,

song các quy tắc, quy định và các phương thức vẫn cịn tiếp tục thương lượng
để thơng qua tại COP-9 vào tháng 12 năm 2003.
Cơ chế mua bán phát thải (ET) được định nghĩa trong Điều 17 của NĐT
Koto. Các bên thuộc phụ lục 1 có thể có được các đơn vị lượng chỉ định
(AAUs),(ERU, CER, và các đơn vị khử (RMU) của các bên khác thuộc phụ
lục 1 thông qua mua bán phát thải
1.4 CDM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CDM.
Như đã trình bày ở trên, CDM hay tên thường gọi là cơ chế phát triển
sạch được ra đời như một cơng cụ giúp các nước có cam kết giảm thải thực
hiện các mục tiêu giảm thải thông qua việc thực hiện các dự án thuộc dạng
phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. Với cơ chế này các nước đầu
tư dự án được hưởng các quotas giảm thải còn các nước đang phát triển là đơn
vị thụ hưởng dự án đó. Những nghiên cứu về hiện trạng, tiềm năng cũng như
những đề xuất để triển khai các dự án CDM ở Việt Nam chỉ có thể thực hiện
tốt khi nguồn gốc và cơ sở lý luận của cơ chế phát triển sạch phải được làm
rõ.
1.4.1 Nguồn gốc ra đời của CDM.
Năm 1997, khi Nghị định thư Kyoto được thơng qua ở Tokyo tai Nhật
Bản thì cơ chế mua đi bán lại “quyền gây ô nhiễm” do Dales đưa ra đã được
phát triển và cụ thể hoá thành một trong 3 cơ chế quan trọng của NĐT Kyoto,
đó là cơ chế phát triển sạch CDM.


11
Theo NĐT Kyoto, mục đích chính của CDM là giúp các nước công
nghiệp đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững, đóng góp vào mục
tiêu cao nhất của Công ước, đồng thời đạt được sự tuân thủ các chỉ tiêu giảm
phát thải KNK của nước mình.
Để đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững các quốc gia
cần phải đồng thời quan tâm tới 3 mục tiêu cơ bản là mục tiêu kinh tế, mục

tiêp xã hội và mục tiêu môi trường. Nếu nền kinh tế của một quốc gia nào
thực sự đạt được 3 mục tiêu đó, thì chính là nền kinh tế hướng tới sự phát
triển bền vững. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, người ta ước tính rằng
trong hai thập kỷ tới, ước tính các mức phát thải KNK của các nước đang phát
triển sẽ vượt các mức phát thải của các nước phát triển. Một trong những vấn
đề gay cấn nhất để đối phó với biến đơỉ khí hậu là làm thế nào giảm được sự
tăng phát thải KNK từ các nước đang phát triển. Trong hồn cảnh đó, CDM
có thể đóng góp vào việc giảm phát thải các nước đang phát triển bằng cách
đưa ra khuôn khổ để thực hiện các dự án hợp tác giữa các nước đang phát
triển và các nước phát triển. Các nước đang phát triển có thể nhận được
những lợi ích từ hoạt động dự án CDM, như chuyển giao cơng nghệ và tài
chính từ các nước đầu tư, giúp họ đạt dược sự phát triển bền vững, trong khi
các nước phát triển có thể dùng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) để đạt được
các chỉ tiêu giảm phát thải KNK. Bằng cách đó, CDM được dùng làm cơng cụ
đa lợi ích để thực hiện mục tiêu môi trường là việc giảm KNK một cách chi
phí hiệu quả và phát triển bền vững.
Các quy tắc về CDM đã được quy định trong các thoả thuận Marakech, do
COP-7 quyết định năm 2001.
Thoả thuận Marakech
Tại Hội nghị thành viên lần thứ 7 trong khuôn khổ Công ước khung về
Biến đổi khí hậu tại Marakech năm 2001, những nguyên tắc về CDM đã được
thống nhất trừ những điều luật liên quan đến những bể chứa carbon và một


12
vài điểm quy định chi tiết về việc phê chuẩn các dự án CDM đã giao cho Ban
điều hành CDM mới được hình thành.
Mặc dù là như vậy nhưng Thỏa thận Marrakech ra đời và được mọi
người biết đến sẽ chỉ ra độ chắc chắn của các dự án CDM để nó có thể bắt đầu
sớm nhất. Người ta hy vọng rằng trong thời gian gần sẽ có hàng trăm dự án

xếp hàng chờ phê duyệt CDM. Thỏa thuận Marrakech không giới hạn công
nghệ sử dụng trong các dự án CDM, trừ dự án điện nguyên tử mà chỉ giới hạn
loại dự án bể chứa có thể phát triển và lượng bể chứa có thể được sử dụng
như là “chứng nhận”. CDM là phương tiện thúc đẩy phát triển bền vững ở
nước chủ nhà, nước chủ nhà được quyền lựa chọn loại hình, mục đích của các
dự án CDM. Hiện nay các nước chủ nhà chưa phải sử dụng những tiêu chí
chung hoặc những kiểm tra bắt buộc.
Như đã đề cập ở phần trên, thỏa thuận Marrakech đã thiết lập một Ban
điều hành theo dõi các hoạt động của CDM. Ban này được giao nhiệm vụ cụ
thể hoá các luật lệ hiện hành và cung cấp những hướng dẫn cần thiết để hiểu
luật. Ban điều hành sẽ là người ra quyết định cuối cùng về việc có được đăng
ký dự án CDM hay không để nhận được chứng nhận giảm phát thải.
Cơ chế vận hành của CDM
Về mặt lý thuyết những công việc liên quan đến CDM như sau: Một
nhà đầu tư hoặc chính phủ của một nước cơng nghiệp có thể đầu tư hoặc cung
cấp tài chính cho một dự án tại một nước đang phát triển nhằm giảm phát thải
KNK, như vậy lượng phát thải sẽ nhỏ hơn so với trường hợp khơng có đầu tư
phụ trội “C” (trường hợp sẽ có thể xảy ra nếu khơng có sự tham gia của CDM
hay còn gọi là phương án “kinh doanh bình thường”). Người đầu tư sau đó
nhận được “chứng nhận giảm thải Carbon” và có thể sử dụng chứng nhận này
đáp ứng mục tiêu Kyoto của mình. Nếu cơ chế CDM vận hành đúng nó sẽ
khơng làm thay đổi tổng lượng KNK cần phải giảm thải mà đơn giản chỉ là
thay đổi địa điểm phát thải.


13
Xem một ví dụ sau: Một cơng ty Pháp cần phải giảm lượng phát thải
của mình được phân bổ trong tổng mục tiêu giảm phát thải của Pháp theo
Nghị định thư Kyoto. Thay vì giảm phát thải từ các hoạt động của chính các
cơng ty ở Pháp, cơng ty sẽ cung cấp tài chính để xây dựng một nhà máy điện

biomass ở Ấn Độ (mà nếu khơng có khoản tài chính này, dự án sẽ khơng
được xét đến). Điều này sẽ tránh được việc phải xây dựng nhà máy điện sử
dụng năng lượng hoá thạch hoặc sử dụng điện từ những nhà máy khác đang
hoạt động, do đó giảm được phát thải KNK ở Ấn Độ. Nhà đầu tư Pháp này
nhận được chứng nhận giảm phát thải góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát
thải của Pháp.
Hiển nhiên là ví dụ này khơng hồn tồn đúng với thực tế. Đặc biệt khi
phải dự tính những điều có thể xảy đến nếu như khơng có được nhà máy điện
Biomass mà phía Pháp dự tính cấp vốn, dự đốn một điều gì vốn đã bất định
thì rất khó có thể đúng. Thơng thường có nhiều hơn một kịch bản có thể xảy
ra và điều này làm cho vấn đề trở nên càng phức tạp. Khung cảnh thực tế cho
việc đầu tư CDM và xác định chứng nhận gim phát thải sẽ rất phức tạp so với
ví dụ kể trên ở nhiều khía cạnh và thơng thường sẽ có các Bên liên quan như
Ngân hàng thế giới (WB) hoặc các đại lý mua bán quyền phát thải Carbon sẽ
đầu tư vốn cho các dự án đại diện cho chính phủ và tập đồn của các nước
công nghiệp. Trong nhiều trường hợp khác, các nhà phát triển dự án có thể tự
cấp vốn cho các dự án CDM và sau đó tìm kiếm bên mua quyền phát thải.
Vấn đề này xét cho cùng dựa trên cơ sở sau: Chính phủ hoặc cơng ty của
nước công nghiệp cấp vốn cho các dự án giảm thiểu phát thải (so với mức
phát thải khi khơng có dự án này) và chứng nhận cho việc giảm thải này sẽ
được sử dụng để đạt được mục tiêu giảm phát thải của mình.
1.4.2 Cơ sở lý luận về CDM.
Như vậy, nguồn gốc ra đời của CDM có thế khái quát lại ở hai điểm:
giúp các nước kinh tế phát triển thực hiện cam kết giảm thải khí nhà kính để
giảm thiểu các nguy cơ từ ơ nhiễm mơi trường tồn cầu. Ở khía cạnh này có


14
thể thấy rằng CDM được xây dựng trên nền tảng của kinh tế môi trường mà
cụ thể là kinh tế ô nhiễm theo đó các nước phát triển giải quyết bài tốn ơ

nhiễm một cách kinh tế khi thực thi các dự án giảm thải tại các nước đang
phát triển với chi phí giảm thải rẻ hơn rất nhiều với chi phí giảm thải thực thi
tại các nước này. Khía cạnh thứ hai trong CDM chính là việc các dự án CDM
được xây dựng trên tiêu chí phát triển bền vững. Vì thế có thể thấy rằng. Cơ
sở để xây dựng các dự án CDM chính là dựa trên nền tảng của lý thuyết kinh
tế môi trường và phát triển bề vững.
1.4.2.1 Kinh tế môi trường và vấn đề giảm phát thải khí trong CDM.
Kinh tế học mơi trường chủ yếu giải quyết vấn đề ô nhiễm, nên nền
tảng của kinh tế mơi trường là kinh tế ơ nhiễm.
Ơ nhiễm mơi trường là một dạng ngồi ứng mà ở đó tác động được tạo
ra bên trong một hoạt động hoặc q trình sản xuất hay tiêu dùng nào đó
nhưng lại gây ra những chi phí khơng được tính đến cho những hoạt động
hoặc q trình khác bên ngồi. Các ngoại ứng tạo ra các lợi ích hoặc chi phí
cho những người khác mà khơng thơng qua thị trường, do đó khơng được
phản ánh qua giá cả. Vì thế, sự có mặt của ngoại ứng, dù là tiêu cực hay tích
cực, trong bất cứ giao dịch kinh tế nào cũng làm cho lợi ích hay chi phí của cá
nhân và xã hội thay đổi. Điều mà người ta thường nói là khi hoạt động kinh tế
tạo ra ngoại ứng thì thị trường thất bại trong việc xác định điểm cân bằng xã
hội tối ưu.
Như vậy, để chấm dứt ơ nhiễm có hai lựa chọn : giảm thiểu tối các hoạt
động kinh tế, hoặc phải bỏ ra kinh phí thật lớn để có thể giảm tối đa ơ nhiễm.
Cả hai thái cực này đều không đưa nền kinh tế về cân bằng tối ưu. Khi có ơ
nhiễm vật lý khơng có nghĩa là sẽ có ơ nhiễm về mặt kinh tế. Do có khả năng
hấp thụ của mơi trường nên ơ nhiễm về mặt kinh tế chỉ thực sự được xem xét
khi con người thấy tác động vật lý của ô nhiễm làm suy giảm lợi ích của
mình. Vì vậy, lợi ích xã hội tối ưu nếu ô nhiễm ở một mức độ nhất định nào
đó. Vấn đề đặt ra những giải pháp ơ nhiễm phải mang lại lợi ích xã hội


15

lớn nhất, đó chính là nội dung lớn nhất của kinh tế học môi trường, tức là phải
đưa ra các phương pháp nhằm nội hố các chi phí ngoại ứng một cách kinh tế
nhất hiệu quả nhất.
Chi phí
Đường thiệt hại
Chi phí giảm ơ nhiễm

Lượng phát thải

Đã có khá nhiều giải pháp được đề xuất trong kinh tế học môi trường
với xuất phát điểm là giải pháp đánh thuế môi trường của Pigou.
a) Pigou và giải pháp thuế môi trường.
Pigou là nhà kinh tế học chính thống đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về
ngoại ứng và kinh tế ngoại ứng đã đưa ra tình huống sau: sản xuất của một
đơn vị kéo theo những chất thải gây ô nhiễm và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích của các đơn vị kinh tế khác mà khơng có bất cứ một sự bồi hồn, bù trừ
n được thực hiện. Trong trường hợp này chi phí xã hội cận biên sẽ lớn hơn
so với chi phí cá nhân cận biên và chính sự chênh lệch này dẫn nền kinh tế
không cân bằng ở điểm tối ưu, tức là lợi ích xã hội lớn nhất.
Theo Pigou, để nền kinh tế trở về cân bằng tối ưu cần phải loại bỏ
chênh lệch giữa chi phí cá nhân và chi phí xã hội tức là nội hố các chi phí
ngoại ứng. Để tạo được một động cơ kinh tế cho người gây ô nhiễm thay đổi
mức sảng lượng của mình, cần buộc họ phải chịu đầy đủ chi phí xã hội của
việc sản xuất, bao gồm cả chi phí cá nhân (nguyên vật liệu, nhà xưởng, vốn,
lao động và chi phí ngoại ứng mơi trường. Giải pháp mà Pigou đưa ra nhằm
loại bỏ sự chênh lệch giữa chi phí xã hội và chi phí cá nhân là cần phải có sự
can thiệp của nhà nước, tức là nhà nước phải tiến hành đánh thuế đối với
người đã gây ra ô nhiễm mà mức thuế được áp dụng đúng bằng với sự chênh
lệch giữa chi phí xã hội và chi phí cá nhân.



16

P
MSC=MC+MEC

A

ST = MC+t
S=MC

P*
P

MEC

M

B
C
D=MPB=MSB
O

Q*

QM

Sản lượng Q

Như hình vẽ, đường cầu về sản phẩm bằng lợi ích cận biên cá nhân =

lợi ích cận biên xã hội. Đường S=MC chi phí cận biên cá nhân, và cân bằng
được xác định từ nhu cầu thị trường sẽ là điểm F tương ứng với sản lượng
được sản xuất là Qm. Tuy vậy do gây ra ô nhiễm, tức là ngoại ứng tiêu cực và
đường MEC là đường chi phí cận biên ngoại ứng. Từ đó có thể xác định được
đường chi phí xã hội cận biên là MSC = MC + MEC. Điểm cân bằng Pareto
thực tế đã dịch chuyển từ Qm sang Q*. Như vậy mức thuế cần phải áp dụng
để nhà sản xuất có thể giảm sản lượng, tức là giảm ơ nhiễm là T đúng bằng
MEC tại mức sản lượng Q*.
Như vậy, việc nội hố ngoại ứng, hiện tượng nằm ngồi thị trường, giá
cả, theo Pigou là phả trả một giá nào đó cho ơ nhiễm gây ra. Khi ấy giá của
sản phẩm được sản xuất ra sẽ là chi phí biên xã hội của sản phẩm đó (chi phí
cận biên cá nhân + thuế). Có thể nói rằng, việc thiết lập biểu thuế môi trường
này là việc buộc nhà sản xuất (người gây ơ nhiễm) phải "nội hố các ngoại
ứng" và điều chỉnh mức hoạt động của mình về sản lượng tối ưu xã hội, vì thế
người ta gọi là thuế ơ nhiễm tối ưu.
Giải pháp nội hố ngoại ứng bằng việc đánh thuế môi trường, được đề
xuất bởi Pigou được biết đến dưới cái tên giải pháp thuế Pigou về ngoại ứng.


17
Quan điểm về thuế môi trường mà Pigou đề xuất nằm trong nhóm giải pháp
chung về phân bổ lại thu nhập thông qua việc áp đặt biểu thuế, công cụ mà
nhằm tăng lợi ích xã hội. Sự can thiệp của nhà nước được coi là rất cần thiết
và hiệu quả khi mà lợi ích cá nhân hầu như khơng có khả năng giải quyết các
vấn đề về ngoại ứng. Tuy vậy, đã có rất nhiều tranh cãi xung quanh giải pháp
thuế đưa ra bởi Pigou đặc biệt là các nhà kinh tế theo trường phái tự do. Khi
chưa áp dụng biểu thuế, người phải trả chi phí mơi trường là người bị ơ
nhiễm, cịn sau khi áp dụng thuế thì người gây ô nhiễm lại là người phải trả
khoản chi phí đó. Và liệu việc áp đặt người gây ơ nhiễm phải trả tồn bộ chi
phí có mang lại phúc lợi xã hội cao nhất?

Theo họ, nguyên tắc Pigou về thuế môi trường (người gây ô nhiễm người trả tiền) là nguyên tắc trong nhiều trường hợp là không hiệu quả. Pigou
đã nêu vấn đề sai vì thực tế việc quy trách nhiệm hoàn toàn cho những người
gây ngoại ứng không phải là giải pháp hiệu quả. Ngoại ứng là một vấn đề có
bản chất hai chiều nằm trong quan hệ của tối thiểu hai người. Sự can thiệp của
nhà nước, tức là đánh thuế người gây ngoại ứng có thể làm thay đổi phúc lợi
xã hội.
Từ việc chỉ trích giải pháp thuế của Pigou, các nhà kinh tế học trường
phái tự do đã đề xuất nhóm giải pháp gần gũi hơn cơ chế thị trường các giấy
phép phát thải của Dales (1968).
b. Giải pháp thương lượng ô nhiệm của Coase.
Đối với Coase (1960), việc nội hố chi phí ngoại ứng có thể được thực
hiện thơng qua việc thương lượng, thoả thuận song phương giữa người gây ra
ngoại ứng và nạn nhân chịu ảnh hưởng của ngoại ứng. Điều đó nghĩa là Coase
xem việc giải quyết vấn đề ngoại ứng như một sự mặc cả giữa các đơn vị kinh
tế có liên quan dưới điều kiện là các chi phí tổ chức, thoả thuận là không đáng
kể và không vượt qua lợi ích xã hội mà người ta có thể chờ đợi từ việc thương
lượng.


18
Để có thể tiến hành thương lượng. theo Coase cần phải xã định rõ ràng
hay phân bổ rõ ràng về quyền tài sản của các đơn vị kinh tế. Khi âý người ta
mới có thể xác định rõ được hai biến số cần thiết cho sự thương lượng : khoản
chi phí mà người gây ra ngoại ứng sẵn sàng trả cho người bị ngoại ứng ảnh
hưởng, để có thể duy trì sản xuất ở mức độ nào đó: khoản chi phí những nạn
nhân tiềm tàng chấp nhận trả cho nhà sản xuất để họ đồng ý hạn chế mức độ
phát thải gây ngoại ứng . Định lý Coase được phát biểu như sau :
"Khi các bên liên quan đến ngoại ứng có thể tiến hành thương lượng
mà khơng phải chi phí gì thêm và để làm cho cả hai bên cùng có lợi, cơ chế
thị trường (việc thương lượng tự do) sẽ làm cho hoạt động giải quyết các vấn

đề về ngoại ứng trở nên hiệu quả nhất bất kể quyền tài sản được phân bổ ban
đầu như thế nào".
Xét trường hợp một doanh nghiệp sản xuất và thải ra nước thải gây ô
nhiễm đi vào nguồn nước của địa phương làm cho dân cư trong vùng và bà
con nông dân gánh chịu nhiều thiệt hại về sự gảm năng suất cây trịng, vật
ni, sức khoẻ của người dân. Những thiệt hại này do tình trạng ơ nhiễm
nguồn nước là một ngoại ứng kinh tế do doanh nghiệp gây ra, nói cách khác
doanh nghiệp đã áp đặt một chi phí cho người dân quanh vùng, gây thiệt hại
cho họ bởi để có được năng xuất lúa, gia xúc, hay sức khoẻ như ban đầu họ
phải thực hiện một chi phí để xử lý ơ nhiễm mà lẽ ra chi phí này doanh nghiệp
phải gánh chịu.
Gọi doanh nghiệp gây chi phí ngoại ứng là A, người hứng chịu thiệt hại
ngoại ứng là B.
MEC - chi phí ngoại ứng cận biên do doanh nghiệp gây ra, để đơn giản
coi MEC bằng chi phí thiệt hại của người dân MDC.
Bản thân doanh nghiệp gây ơ nhiễm cũng có thể tiến hành giảm thải và
chi phí giảm thải cần biên của họ là MAC of A.
Khi lượng phát thải của A lớn nhất qm, nó gây ra thiệt hại lớn nhất cho
B ta có :


19

qm



DCB=

MDCdQ


0

Khi A tiến hành xử lý nước thải để môi trường khơng bị ơ nhiễm thì chi
phí của họ sẽ là :
qm



ACA=

MACdQ

0

Khi doanh nghiệp giảm phát thải xuống ở q* ta có MAC = MDC tức là
mức ơ nhiễm mà tại đó thiệt hại mà A gây ra đúng bằng chi phí thiệt hại mà B
phải gánh chịu, q* là mức ô nhiễm tối ưu do cơ chế thị trường tạo lập nên.
Chi phí giảm thải
B

Pm

MDC

B1

P1
A


P2
P'2

A1

M

A2
O q2

B2
q'2

q*

q1

qm

Lượng phát thải
Mức ơ nhiễm

Xét trường hợp A có quyền sở hữu tài sản mơi trường, tức là quyền gây
ơ nhiễm. Khi ấy vì mục tiêu lợi nhuận, A sẽ sản xuất với số lượng lớn nhất
tương ứng với việc mức phát thải ô nhiễm là lớn nhất qm. Mức thiệt hại do
một đơn vị ô nhiễm gây ra cho nông dân trong vùng Pm. Muốn có một mơi
trường đỡ ơ nhiễm hơn giả sử mức phát thải giảm từ qm đến q1, B sẽ phải đến
thoả thuận với A, họ sẽ chấp nhận đền bù cho A ít nhất bằng diện tích tam
giác q1 B2 qm để được hưởng một khoản lợi ích thực do việc giảm ô nhiễm
mang lại đúng bằng diện tích B1BqmB2 tính theo cơng thức:

qm

NBB=


0

(MDC  MAC )dQ


20
Cịn nếu nơng dân quanh vùng có quyền sở hữu tài sản mơi trường thì
họ có quyền khơng cho nhà máy thải một đơn vị phát thải nào. Khi ấy doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng chi phí giảm thải lớn là P2. Muốn giảm chi phí
giảm thải từ P2 xuống P'2, A phải đến thương lượng với B để mức phát thải ở
mức q'2 thay vì q2 ban đầu và chi giảm thải sẽ bớt đi một lượng còn người
nơng dân B phải chịu một chi phí là OA2q'2. Do vậy chỉ khi A chấp nhận trả
cho B ít nhất lượng chi phí mà họ phải chịu này để được hưởng lợi ích chênh
lệch do giảm chi phí của họ, phần lợi ích mà họ thu được có giá trị là
OAA1A2.
qm

NBB=



(MAC  MDC )dQ

0


Rõ ràng là nếu hai bên thoả thuận được các nguyên tắc đền bù như trên
thì cả hai sẽ dẫn đến sự đồng ý ở mức phát thải là q* là mức thải có hiệu quả
xã hội, ở đó chi phí giảm thải là hiệu quả nhất.
Như vậy, xét về mặt kinh tế, định lý Coase về ô nhiễm thoả thuận là
một ý tưởng tốt khi có thể hiện được quy luật cơ bản của kinh tế thị trường là
cung cầu và thể hiện tính hiệu quả Pareto trong hoạt động kinh tế, tuy nhiên
tính khả thi của nó là khơng cao do 4 ngun nhân sau :
* Giải pháp thương lượng ơ nhiệm chỉ có thế được vận dụng trong
trường hợp thị trường cạnh tranh, còn trong trường hợp thị trường cạnh tranh,
còn trong trường hợp thị trường khơng hồn hảo thì khơng thể thực hiện
được.
* Những tài sản chung như môi trường, thường rất khó có thể ấn định
rõ ràng về quyền tài sản.
* Việc thương lượng có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào
việc thơng tin có chính xác khơng, việc giám sát có tốn kém khơng.
* Giả thiết về chi phí giao dịch bằng khơng là phi thực tế vì chi phí này
thường rất lớn và nó có thể ảnh hưởng đến kết quả mà cuộc thương lượng
mang lại. Trong những trường hợp như vậy và ơ nhiễm ở tình trạng nghiêm


21
trọng phải giải quyết thì buộc phải nhờ đến vai trị của chính phủ hay giải
pháp của Pigou.
Phát triển ý tưởng của Coase về cơ chế thị trường trong việc nội hố
các chi phí ngoại ứng, Dales nhà kinh tế học người Canada đã cụ thể hoá việc
thương thảo bằng việc xây dựng thị trường các giấy phép phát thải.
c. Thị trường các giấy phép phát thải của Deles.
Phân tích của Dales, cũng có thể cung cấp thêm cơ sở của việc chọn lọc
các cơng cụ cho chính sách bảo vệ mơi trường: đó là thị trường các giấy phép
phát thải.

Năm 1968, Dales đưa ra đề nghị về một cơ chế trong đó một số lượng
nhất định về quyền gây ô nhiễm (bằng mức ô nhiễm mà xã hội mong muốn)
có thể được mua đi bán lại giữa những người gây ô nhiễm. Quyền gây ô
nhiễm của các doanh nghiệp sẽ được ghi nhận bằng các giấy phép phát thải do
cơ quan quản lý về môi trường ban hành.
Thị trường các giấy phép phát thải vận hành như sau: nhà nước hoặc cơ
quan quản lý môi trường lãnh trách nhiệm tổ chức thị trường phát thải này,
xác định trước tiên lượng ô nhiễm chấp nhận môi trường (thông qua việc ấn
định một số chuẩn mực về chất lượng môi trường). Giả sử cơ quan quản lý
môi trường xác định tổng mức ô nhiễm cho phép là 100 đơn vị, họ sẽ phát
hành 100 giấy phép phát thải (mỗi giấy phép tương đương với quyền được
phát thải 1 đơn vị ô nhiễm. Doanh nghiệp chỉ được phát thải trong phạm vi
giấy phép của mình. Tuy nhiên do đó có quyền mua bán trao đổi nên doanh
nghiệp nào muốn thải nhiều hơn thì phải mua giấy phép từ doanh nghiệp
khơng có nhu cầu và ngược lại.
Nhìn chung doanh nghiệp nên bán giấy phép phát thải khi chi phí giảm
ơ nhiễm cận biên của họ thấp hơn giá giấy phép và ngược lại, họ nên mua
giấy phép khi chi phí giảm ơ nhiễm của họ lớn hơn giá bán trên thị trường.
Động lực của thị trường phát thải là cả người bán, và người mua đều có lợi,
đồng thời tổng chi phí giảm thải toàn bộ xã hội sẽ giảm xuống.


22
Công cụ trao đổi giấy phép phải kết hợp được ưu điểm của hệ thống
chuẩn mực thải và phí thải. Việc phát hành một số lượng nhất định có tác
dụng như chuẩn mức thải, bảo đảm cho việc các doanh nghiệp không thải
nhiều hơn mức cho phép. Mặt khác, giá giấy phép phát thải trên thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, chỉ có như vậy mới có thể đem lại hiệu quả pareto của
việc trao đổi giấy phép phát thải.
d.) CDM, giảm ô nhiễm và cơ chế thương thảo linh động.

Như vậy có thể thấy rõ rằng một trong những cơ sở lý luận hình thành
CDM chính là kinh tế mơi trường với các cơng cụ giảm ơ nhiễm của nó.
CDM cũng nhằm vào mục tiêu giảm phát thải được thực hiện một cách kinh
tế nhất. Ý tưởng này gần với phương pháp thương thảo ô nhiễm của Coase
trong một loạt các cơng cụ đề xuất ở trên và vì thế những hạn chế trong giải
pháp của Coase cần phải được chú trọng khi thực thi CDM.

1.4.2.2 Lý thuyết phát triển bền vững và tiêu chuẩn phát triển sạch trong
CDM.
a. Tổng quan về lý thuyết phát triển bền vững.
Phát triển bền vững (Sustainable Development) là khái niệm mới mẻ
được đúc rút từ kinh nghiệm phát triển của rất nhiều quốc gia trên thế giới từ
trước tới nay, phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài
người. Những kinh nghiệm này nhằm chỉ ra con đường phát triển bền vững,
cân bằng giữa nhu cầu về phát triển, bảo vệ môi trường và xây dựng một xã
hội công bằng.
Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (năm 1987) đã đưa ra một
định nghĩa về phát triển bền vững, theo đó phát triển bền vững là sự phát triển
đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tồn hại đến khả năng đáp
ứngcác nhu cầu của các thế hệ thương lai.
Có thể triển khai định nghĩa này như sau:


×