Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông cho công ty viễn thông liên tỉnh đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------------------

NGUYỄN DUY THẮNG

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CHO CÔNG TY VIỄN
THÔNG LIÊN TỈNH ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH:QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các
dữ liệu, kết quả nêu trong luận văn này là hồn tồn trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
TÁC GIẢ

NGUYỄN HỮU PHƯỚC



Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

2

Luận văn thạc sỹ

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
BẢNG THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................5
1. Sự cần thiết của đề tài: .....................................................................................10
2. Đối tượng, mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu: ..............................11
3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................12
4. Kết cấu của luận văn: .......................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN ...........13
1. Khái niệm thị trường điện: ..............................................................................13
2. Khái quát về các mô hình tổ chức ngành điện: .............................................16
2.1
2.2

2.3
2.4

Mơ hình độc quyền của ngành điện: .................................................................... 16
Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh: ............................................................ 18
Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh: .................................................... 20
Mơ hình thị trường bán lẽ điện cạnh tranh: ......................................................... 21

3. Các dạng khái niệm và quan điểm khác về thị trường điện: .......................22
3.1.
Giảm điều tiết trong thị trường điện: ................................................................... 22
3.1 1.
Nguồn gốc của giảm điều tiết trong thị trường năng lượng:........................ 22
3.1 2.
Các giải pháp trong giảm điều tiết và kinh nghiệm của các nước .............. 23
3.1 3.
Mục tiêu và lợi ích của việc giảm điều tiết: ................................................. 24
3.1 4.
Mặt trái và hệ quả của việc giảm điều tiết: .................................................. 25
3.1 5.
Các cơng cụ chính áp dụng cho để thực hiện quá trình giảm điều tiết ........ 25
3.2.
Một số khái niệm khác trong thị trường điện: ..................................................... 26
3.3.
Khái niệm về các dịch vụ trong thị trường điện: ................................................. 26
3.3 1.
Dịch vụ cân bằng công suất thực (dịch vụ điều tần):................................... 27
3.3 2.
Dịch vụ ổn định điện áp: .............................................................................. 28
3.3 3.

Dịch vụ an toàn truyền tải: ........................................................................... 29
3.3 4.
Dịch vụ điều độ kinh tế: ............................................................................... 30
3.3 5.
Dịch vụ quản lý giao dịch thương mại: ....................................................... 30
3.3 6.
Dịch vụ khởi động đen:................................................................................ 30

4. Giới thiệu sơ lược quá trình phát triển thị trường điện của các nước ........31
4.1.
Các mốc lịch sử của quá trình bắt đầu thực hiện giảm điều tiết .......................... 31
4.2.
Tái cơ cấu ngành điện của một số nước trên thế giới: ......................................... 31
4.3.
Quá trình phát triển thị trường của các nước tiêu biểu trên thế giới: ................... 33
4.3 1.
New-Zealand:............................................................................................... 33
4.3 2.
Singapore: .................................................................................................... 36
4.3 3.
Colombia: .................................................................................................... 36
4.3 4.
England & Wales: ....................................................................................... 39

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG NGÀNH
ĐIỆN VÀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY .................................41
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009



Nguyễn Hữu Phước

3

Luận văn thạc sỹ

1. Về phụ tải: .........................................................................................................41
1.1.
Mức độ tăng trưởng của phụ tải: .......................................................................... 41
1.1 1.
Tăng trưởng về sản lượng của phụ tải qua các năm .................................... 41
1.1 2.
Tăng trưởng về công suất đỉnh qua các năm: .............................................. 42
1.2.
Cơ cấu và sự phân bổ phụ tải: .............................................................................. 44

2. Khâu phát điện: ................................................................................................45
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

Về Công suất nguồn điện: .................................................................................... 45
Tỷ trọng công suất của các thành phần tham gia phát điện: ................................ 47
Về sản lượng điện sản xuất: ................................................................................. 49
Cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn điện: ................................................................ 50

3. Khâu truyền tải: ...............................................................................................51
4. Điều độ hệ thống điện: (Điều độ Quốc gia, Điều độ Miền) ...........................53

5. Khâu phân phối điện (các điện lực tỉnh, thành phố): ...................................55
6. Mơ hình quản lý và cơ cấu tổ chức của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam: ....56
7. Điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội..................................................................57
8. Thị trường điện Việt Nam hiện nay: ..............................................................57
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH ....58
1. Lộ trình phát triển thị trường điện Việt Nam: ..............................................58
2. Xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh. ...................................................63
2.1.
Mục tiêu của việc xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh: ............................. 63
2.2.
Phạm vi của thị trường phát điện cạnh tranh: ...................................................... 63
2.3.
Nguyên tắc và định hướng: .................................................................................. 64
2.4.
Các thành viên tham gia thị trường phát điện cạnh tranh: ................................... 64
2.5.
Mơ hình tổ chức của thị trường phát điện cạnh tranh: ......................................... 67
2.6.
Quy định chung, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trường điện. ........ 68
2.6 1.
Quyền và nghĩa vụ của Bộ Công Thương: .................................................. 68
2.6 2.
Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan vận hành thị trường và hệ thống điện ...... 68
2.6 3.
Quyền và nghĩa vụ của các Đơn vị phát điện. ............................................. 70
2.6 4.
Quyền và nghĩa vụ của Công ty mua bán điện (SB):................................... 71
2.6 5.
Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị truyền tải điện. ...................................... 72
2.6 6.

Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ đo đếm điện năng. .... 73
2.6 7.
Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị phát điện gián tiếp: ............................... 73
2.7.
Vận hành thị trường điện: .................................................................................... 75
2.7 1.
Cơ cấu tổ chức vận hành thị trường điện: .................................................... 75
2.7 2.
Trình tự cơng tác tham gia thị trường điện: ................................................. 77
2.7 3.
Các trình tự vận hành ngày tới đến khi thanh tốn: ..................................... 78
2.7 4.
Hệ thống cơng nghệ thông tin vận hành thị trường điện: ............................ 79
2.7 5.
Điều độ hệ thống điện .................................................................................. 85
2.7 6.
Tham gia chào giá của các đơn vị phát điện: ............................................... 89
2.7 7.
Giá thị trường:.............................................................................................. 94
2.7 8.
Can thiệp và dừng thị trường điện: .............................................................. 96
2.8.
An ninh hệ thống điện. ......................................................................................... 97
2.9.
Các quy định chung về đo đếm điện năng: ........................................................ 108
2.10. Hợp đồng mua bán điện. .................................................................................... 112
2.10.1. Phân tích, diễn giải về hợp đồng CfD ........................................................ 112

Đại học Bách khoa Hà Nội


Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

4

Luận văn thạc sỹ

2.10.2. Phân bổ sản lượng hợp đồng: .................................................................... 114
2.10.3. Nội dung chủ yếu trong hợp đồng CfD ..................................................... 115
2.10.4. Quy trình thanh tốn: ................................................................................. 115
2.10.5. Tính tốn thanh tốn điện năng: ................................................................ 117
2.11. Xử lý tranh chấp, vi phạm trong thị trường điện: .............................................. 119

3. Đánh giá khả năng thực hiện lộ trình xây dựng thị trường điện ..............120
3.1.
3.2.

Thuận lợi: ........................................................................................................... 120
Khó khăn: ........................................................................................................... 121

PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................123
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009



Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

5
BẢNG THỐNG KÊ CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tăng trưởng về sản lượng của phụ tải qua các năm…………………42
Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng trưởng phụ tải qua các năm ................................................42
Bảng 2.3. Công suất đỉnh qua các năm ................................................................43
Bảng 2.4. Tỷ lệ tăng trưởng công suất đỉnh qua các năm .................................... 43
Bảng 2.5. Tỷ trọng điện năng sản xuất của các thành phần nguồn năm 2008 ..... 49
Bảng 2.6. Chiều dài đường dây theo cấp điện áp năm 2008................................ 52
Bảng 2.7. Dung lượng máy biến áp theo cấp điện áp năm 2008 ........................ 52

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

6
BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Biểu đồ tăng trưởng sản lượng phụ tải qua các năm....................... 42

Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng cơng suất qua các năm ................................... 43
Hình 2.3. Biểu đồ phụ tải một ngày điển hình năm 2008 ............................... 45
Hình 2.4. Tương quan giữa tăng trưởng nguồn và phụ tải cực đại ................. 46
Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu cơng suất đặt các nguồn năm 2008 ........................ 48
Hình 2.6. Cơ cấu cơng suất đặt các nguồn qua các năm ................................. 48
Hình 2.7. Tỷ trọng điện năng sản xuất các thành phần nguồn năm 2008 ....... 50

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

7

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT.
1. Công suất khả dụng (CSKD) là mức cơng suất tác dụng (MW) lớn nhất mà
tổ máy có thể phát ổn định trong chu kỳ giao dịch hoặc khoảng thời gian xác
định do các đơn vị phát điện công bố;
2. Công suất công bố (CSCB) là mức công suất tác dụng (MW) lớn nhất của
các tổ máy thủy điện hoặc các tổ máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu dầu, khí
mà đơn vị phát điện mong muốn được huy động trong chu kỳ giao dịch;
3. Công suất huy động là mức công suất tác dụng (MW) của tổ máy hoặc nhà
máy điện tuỳ từng trường hợp, theo yêu cầu huy động của SMO tại thời điểm
xác định;
4. Công suất phát ổn định thấp nhất là mức công suất tác dụng nhỏ nhất theo
điều kiện kỹ thuật mà tổ máy có thể phát ổn định trong chu kỳ giao dịch hoặc

khoảng thời gian xác định;
5. Cơng suất dự phịng quay là phần cơng suất tác dụng (MW) cịn dư có thể
huy động của tất cả các tổ máy đang nối lưới tại thời điểm xác định;
6. DIM là hệ thống quản lý thông tin điều độ các tổ máy/nhà máy điện;
7. Dịch vụ điều tần là dịch vụ phụ trong thị trường điện lực do thành viên thị
trường chịu trách nhiệm cung cấp cho hệ thống theo yêu cầu của SMO nhằm
duy trì tần số hệ thống điện quốc gia trong phạm vi cho phép.
8. Đánh giá an ninh hệ thống là chương trình đánh giá an ninh hệ thống của
hệ thống điện dựa trên việc đánh giá tương quan giữa tổng công suất nguồn
khả dụng và phụ tải dự kiến của hệ thống, có tính đến các ràng buộc trong hệ
thống điện và u cầu dự phịng cơng suất theo quy định trong từng khung
thời gian tính tốn;
9. Biểu đồ Qc là biểu đồ mua bán điện năng từng chu kỳ giao dịch của hợp
đồng CfD.
10. Chu kỳ giao dịch là một giờ;
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

8

Luận văn thạc sỹ

11. Chu kỳ chào giá là khoảng thời gian giữa hai lần chào giá liên tiếp trong
ngày D theo thời gian biểu thị trường, do Cục Điều tiết điện lực phê duyệt.
12. Giá biên hệ thống là giá của MW cuối cùng xếp trong lịch phát điện đáp
ứng nhu cầu phụ tải của hệ thống và được xác định tại mỗi chu kỳ giao dịch;

13. Giá trần là mức giá thị trường lớn nhất, áp dụng trong khoảng thời gian
xác định vận hành thị trường điện lực;
14. Giá sàn là mức giá thị trường thấp nhất, áp dụng trong khoảng thời gian
xác định vận hành thị trường điện lực;
15. Hợp đồng CfD là hợp đồng tài chính mua bán điện năng trên thị trường
điện lực được ký giữa đơn vị phát điện (Bên bán) và Công ty mua bán điện
(Bên mua);
16. Giá hợp đồng CfD (Pc) là giá mua bán điện quy định tại hợp đồng CfD;
17. Lệnh điều độ là các mệnh lệnh do A0 đưa ra chỉ đạo các đơn vị phát điện,
đơn vị quản lý lưới điện thực hiện theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc
gia và Quy định thị trường;
18. Tổ máy khởi động nhanh là các tổ máy có khả năng khởi động và hồ lưới
trong thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 30 phút;
19. Tổ máy khởi động chậm là các tổ máy có khả năng khởi động và hoà lưới
trong thời gian lớn hơn 30 phút.
20. BOT (Build-Operate-Transfer): Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao.
Được dùng để định nghĩa các đơn vị phát điện do nhà đầu tư nước ngoài xây
dựng theo các hợp đồng BOT.
21. CAN (Capacity Add-On): giá công suất
22. SMO (System and Market Operator): Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện.
23. SB (Single Buyer): Công ty mua bán điện

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước


9

Luận văn thạc sỹ

24. TNO (Transmission Network Operator): Đơn vị vận hành lưới truyền tải
25. MDMSP (Market Data Management Service Provider): đơn vị cung cấp
dịch vụ đo đếm điện năng.
26. PC (Power Company): Công ty điện lực
27. SMHP (Strategic Multi-Purpose Hydro Power Plant): Nhà máy thủy điện
đa mục tiêu (ban đầu quy định đây là các nhà máy: Hịa Bình, Trị An, Yaly).
28. ERAV (Electricity Regulatory Authority of Viet Nam): Cục Điều Tiết Điện
Lực.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

1. Sự cần thiết của đề tài:

Luận văn thạc sỹ

10

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngành điện là một trong những ngành được xem là ngành độc quyền
đặc trưng hiện nay của nước ta. Để khắc phục tính độc quyền này chính phủ

đã đề ra một lộ trình phát triển thị trường điện với môi trường cạnh tranh lành
mạnh, công khai, minh bạch. Tuy nhiên để xây dựng được một thị trường điện
cạnh tranh hoàn hảo phải mất rất nhiều thời gian và công sức, từ việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, cải cách cơ cấu tổ chức cho đến công tác đào tạo huấn
luyện…
Thị trường điện là một khái niệm khá mới mẻ khơng những chỉ đối với
nước ta mà cịn là một thị trường rất mới đối với nhiều nước khác trên thế
giới. Hiện nay chỉ khoảng 30% các nước trên thế giới đã và đang phát triển thị
trường điện, trong đó các nước đã phát triển thị trường điện thành cơng như:
England, Australia, Franch, Korea, Singapore, Newzealand,…Mục đích chính
của việc xây dựng thị trường điện là:
- Đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu của hệ thống với chất lượng
điện cao, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của phụ tải.
- Thúc đẩy cạnh tranh, giảm chi phí, tăng hiệu suất, thu hút đầu tư dựa
trên những nguồn đầu tư không truyền thống, đặc biệt từ các nhà đầu tư tư
nhân và nước ngồi.
- Tạo một mơi trường cạnh tranh cơng bằng, minh bạch dễ thực hiện và
có tính mở. Tăng sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động và có giá điện
hợp lý; mức độ cạnh tranh trong thị trường điện sẽ tăng lên dần dần để tạo ra
những động lực mạnh mẽ khuyến khích nâng cao hiệu quả.
Với mục đích chiến lược và ý nghĩa thực tiển thiết thực nói trên, chính
phủ đã quyết định phát triển thị trường điện với một lộ trình kéo dài khoảng
20 năm; quá trình phát triển thị trường được chia thành nhiều giai đoạn và khá
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước


Luận văn thạc sỹ

11

thận trọng, với nhiều kinh nghiệm được đúc rút từ nhiều nước trên thế giới
dưới sự hổ trợ của các tổ chức tư vấn danh tiếng.
Kết quả của cải cách cơ cấu và xây dựng thị trường điện ở nhiều nước
cho thấy đây là một tiến bộ của khoa học quản lý trong ngành kinh tế năng
lượng. Thị trường điện tạo ra môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp và là giải pháp hữu hiệu nhằm huy động vốn, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện.
Các nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Philipine, Thái Lan,
Malaysia... đã có những bước đi tích cực trong việc xây dựng thị trường cạnh
tranh, tiến tới việc hình thành thị trường điện khu vực ASEAN trong tương
lai. Tại Việt Nam, từ ngày 01/07/2005 thị trường điện nội bộ Tổng công ty
Điện lực Việt Nam đã được hình thành với 8 nhà máy tham gia, tạo nền tảng
cho các bước phát triển thị trường điện trong các giai đoạn tiếp theo. Thị
trường điện là một vấn đề rất mới đối với Việt Nam, do vậy cần thiết phải có
những hiểu biết, đầu tư nghiên cứu về thị trường điện. Từ đó áp dụng một
cách linh hoạt, hợp lý để xây dựng thị trường điện Việt Nam thích hợp trong
từng giai đoạn. Nhằm góp phần vào việc hình thành thị trường điện Việt Nam,
tôi chọn đề tài “xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh”.

2. Đối tượng, mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ngành điện lực Việt Nam
- Phạm vị nghiên cứu: thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu: xây dựng một thị trường phát điện cạnh tranh
phù hợp với cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của ngành điện cũng như điều
kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển thị

trường điện của một số nước trên thế giới; tìm hiểu về thực trạng về ngành
điện nước ta hiện nay, phân tích những thuận lợi và khó khăn, từ đó xây dựng
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

12

một mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh phù hợp nhất cho ngành điện
Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở lý thuyết về thị trường điện, dựa trên kinh
nghiệm thực tiển về quá trình xây dựng và phát triển thị trường điện của một
số nước tiêu biểu trên thế giới để xây dựng mơ hình thị trường phát điện cạnh
tranh cho Việt Nam. Trong luận văn còn sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh.

4. Kết cấu của luận văn:
- Phần mở đầu.
- Chương 1: Tổng quát về lý thuyết thị trường điện.
- Chương 2: Giới thiệu tổng quan về thực trạng ngành điện và thị
trường điện Việt Nam hiện nay.
- Chương 3: Xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh.
- Phần kết luận.

- Các phụ lục và tài liệu tham khảo.

*
* *

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

13

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUÁT VỀ LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
1. Khái niệm thị trường điện:
Thị trường điện khơng giống như những dạng thị trường hàng hố
thơng thường khác. Điện là một loại hàng hoá đặc biệt, chất lượng hàng hố
(chất lượng điện năng) ln phải đảm bảo, phân phối hàng hố (truyền tải
điện năng) ln phải tuân thủ những ràng buộc kỹ thuật theo các định luật vật
lý nhất định. Mặt khác, tình hình cung cấp điện, giá điện là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến rất nhiều ngành, nghề, nói rộng hơn là ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Do vậy, lĩnh vực nghiên cứu về
thị trường điện là rất rộng lớn cả về phạm vi hệ thống điện và kinh tế học.
Có thể điểm qua các tính chất hàng hóa đối với sản phẩm “điện” mà
các loại hàng hóa khác khơng thể có như sau:
- “Điện” là một sản phẩm phải tiêu dùng ngay sau khi sản xuất, khơng

lưu trử được (lưu trử dựa vào bình accu là dung lượng rất nhỏ, có thể bỏ qua);
- “Điện” là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đối với hầu hết các hộ tiêu
dùng;
- Giá biên biến đổi liên tục theo thời gian;
- Chi phí truyền tải và phân phối cũng biến đổi liên tục theo thời gian;
- Sản lượng điện năng không giám sát trực tiếp được mà phải thông qua
hệ thống đo đếm điện năng.
Cũng như các hàng hóa khác, sản phẩm điện năng cũng có những đặc
điểm chung sau đây (giá, sản lượng, chất lượng, phân phối):
- Giá: được xác định tùy thuộc từng mơ hình thị trường điện áp dụng;
- Sản lượng: được xác định qua hệ thống đo đếm điện năng và tổn thất
đường dây;
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

14

Luận văn thạc sỹ

- Chất lượng: được xác định qua: chất lượng tần số, chất lượng điện áp,
và độ tin cậy cung cấp điện;
- Phân phối: thông qua đường dây tải điện có tính đến sự nghẽn mạch
và tổn thất đường dây.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm hệ thống điện, thể chế chính trị, tuỳ thuộc vào
mục đích của việc hình thành thị trường điện, mà mỗi Quốc gia quyết định lựa
chọ cho mình một mơ hình thị trường điện thích hợp nhất. Khơng có một mơ

hình thị trường điện chuẩn, hoàn hảo nào áp dụng chung được cho tất cả các
quốc gia.
Tuy nhiên trên cơ sở lý thuyết có thể khái qt thị trường điện như mơ
hình dưới đây:
Khối Phát Điện

Khối Truyền Tải
và Phân Phối Điện

Các Hộ Tiêu Thụ
Điện

Đơn Vị Điều Phối
Thị Trường Điện

Quản trị thông tin
thị trường

Các Nhà Giao Dịch
Thị Trường Điện
Dòng năng lượng điện
Dòng tiền hoặc dịng thơng tin

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước


Luận văn thạc sỹ

15

- Khối phát điện: bao gồm các đơn vị phát điện tham gia thị trường điện
(nhiệt điện, thủy điện, phong điện, điện hạt nhân, IPP, BOT, BOO…).
- Khối truyền tải và phân phối điện: là các đơn vị truyền tải và phân
phối điện (các công ty truyền tải, các công ty điện lực).

- Các hộ tiêu thụ điện: hộ tiêu thụ công nghiệp, hộ tiêu thụ công cộng,
hộ tiêu thụ tư nhân, cá thể… .
- Cơ quan điều phối thị trường điện (SMO-System & Market Operator):
là đơn vị điều phối mọi hoạt động của thị trường điện trong đó có hai bộ phận
chủ yếu:
+ Đơn vị vận hành hệ thống điện (SO-System operator): thực hiện chức
năng điều độ hệ thống, đảm bảo an ninh hệ thống, là các hoạt động diễn ra
trước thời gian thực và trong thời gian thực: cân bằng cung cầu, giữ ổn định
tần số trong giới hạn cho phép, giữ ổn định điện áp trong giới hạn cho phép,
ngăn chặn tình trạng rã lưới, lập kế hoạch huy động ngắn hạn, dài hạn…
+ Đơn vị vận hành thị trường (MO-Market operator): thực hiện các
hoạt động diễn ra trước và sau thời gian thực, chủ yếu là các công tác liên
quan đến tài chính: nhận những bản chào giá từ phía nguồn điện và từ phía
phụ tải, lập lịch huy động, cung cấp lịch điều độ kinh tế an toàn kỹ thuật cho
Đơn vị vận hành hệ thống để điều độ thời gian thực, nhận bảng điều độ hoặc
dữ liệu đo đếm từ Đơn vị vận hành hệ thống, xác định giá, thực hiện thanh
quyết tốn thơng qua lượng điện năng đã giao dịch và dịch vụ phụ.
Có thể mơ phỏng chức năng nhiệm vụ của đơn vị vận hành hệ thống
(SO) và đơn vị vận hành thị trường (MO) như sau:

Đại học Bách khoa Hà Nội


Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

16

Đơn vị vận hành hệ thống điện (System Operation)
Đơn vị vận hành thị trường (Market Operation)

Giá (Pricing)
Kế hoạch đầu
tư (Investment
planning)

Năm
trước

Phối hợp cơng tác
(Outage coordination)

Tháng
trước

Lịch trình
(Scheduling)


Ngày
trước

Đo đếm
Điều độ
(Dispatch) (Meter Reading)

Thời
gian
thực

Thanh toán
(settlement)

Sản
lượng

Tuần
sau

Thời gian điều độ (Dispatch Time Line)

- Quản trị thông tin thị trường: là các đơn vị thực hiện chức năng quản
lý thông tin, truyền thông thị trường điện và quản lý số liệu đo đếm.
- Các nhà giao dịch thị trường điện: là các cá nhân, tổ chức đứng ra tổ
chức giao dịch mua bán, kinh doanh trên thị trường điện để tạo lợi nhuận và
các mục đích kinh tế xã hội khác.

2. Khái quát về các mơ hình tổ chức ngành điện:
Trên cơ sở lý thuyết có thể khái qt các mơ hình tổ chức ngành điện

thành 4 mơ hình sau:
- Mơ hình độc quyền;
- Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh;
- Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh;
- Mơ hình thị trường bán lẽ điện cạnh tranh.
2.1. Mơ hình độc quyền của ngành điện:
Khi chưa hình thành thị trường thì ngành điện hoạt động theo cơ chế
độc quyền như mô hình sau:
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

17
Công ty phát
điện 2

Cơ quan điều độ hệ thống điện (SO)

Công ty phát
điện 1

Công ty phát
điện 3

Công ty phát

điện 4

TRUYỀN TẢI ĐIỆN

Công ty phân
phối điện 1

Công ty phân
phối điện 2

Công ty phân
phối điện 3

Công ty phân
phối điện 4

Hộ tiêu thụ
điên 1

Hộ tiêu thụ
điên 2

Hộ tiêu thụ
điên 3

Hộ tiêu thụ
điên 4

Dịng điện năng


Trong mơ hình này:
- Khơng có cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh doanh: phát điện, truyền
tải và phân phối (No competition);
- Khơng có sự lựa chọn cho người tiêu dùng (No choice);
- Chính phủ quyết định mọi vấn đề (Government makes all decisions)
trong quản lý và điều khiển của các khối: phát điện, khối truyền tải và phân
phối;
- Đơn vị phát điện độc lập (IPP) được phép hoạt động tuy nhiên giá
mua bán được thỏa thuận trước;

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

18

- Khơng có động lực cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước
ngoài;
- Người bán có khả năng điều khiển giá điện;
- Người bán ứng xử một cách có chiến lược đem đến bất lợi cho người
mua;
- Khơng có cơ hội thâm nhập vào thị trường của các cá nhân và tổ chức
ngoài ngành điện;
- Nhiều người mua, một người bán;
- Người mua khơng có thơng tin đầy đủ về việc xác lập giá điện.


Cơ quan điều phối thị trường điện (SO & MO)

2.2. Mơ hình thị trường phát điện cạnh tranh:
Cơng ty phát
điện 1

Công ty phát
điện 2

Công ty phát
điện 3

Công ty phát
điện 4

CƠNG TY MUA BÁN ĐIỆN
(cung cấp điện thơng qua
đường dây tải điện)

Công ty phân
phối điện 1

Công ty phân
phối điện 2

Công ty phân
phối điện 3

Công ty phân

phối điện 4

Hộ tiêu thụ
điên 1

Hộ tiêu thụ
điên 2

Hộ tiêu thụ
điên 3

Hộ tiêu thụ
điên 4

Dòng điện năng mua bán
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

19

Luận văn thạc sỹ

Trong mơ hình này:
- Cơng ty mua bán điện có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất;
- Tạo ra sự cạnh tranh trong khâu phát điện;

- Mơ hình này cịn có tên gọi khác là mơ hình thị trường một người
mua (Single Buyer-SB);
- Vẫn tồn tại sự độc quyền ở khâu “một người mua-SB” và khâu phân
phối điện;
- Trong mơ hình này có động lực phát triển khá mạnh đến các đơn vị
phát điện độc lập (IPP), khuyến khích các nhà đầu tư ngồi ngành điện tham
gia đầu tư xây dựng các nhà máy phát điện mới, tăng tính cạnh tranh trong
khâu phát điện.

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Cơ quan điều phối thị trường điện (SO & MO)

2.3.

Luận văn thạc sỹ

20

Mơ hình thị trường bán bn điện cạnh tranh:
Công ty phát
điện 1

Công ty phát
điện 2


Công ty phát
điện 3

Công ty phát
điện 4

CÁC NHÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN
ĐƯỢC CUNG CẤP ĐIỆN
THƠNG QUA ĐƯỜNG DÂY
TẢI ĐIỆN

Cơng ty phân
phối điện 1

Cơng ty phân
phối điện 2

Công ty phân
phối điện 3

Công ty phân
phối điện 4

Hộ tiêu thụ
điên 1

Hộ tiêu thụ
điên 2


Hộ tiêu thụ
điên 3

Hộ tiêu thụ
điên 4

Dịng điện năng mua bán

Trong mơ hình này:
- Các đơn vị phát điện có thể bán điện trực tiếp đến các cơng ty phân
phối điện (cịn gọi là các nhà bán buôn – wholesale) hoặc các hộ tiêu thụ lớn
(như các khu công nghiệp, khu chế xuất…);
- Cho phép các công ty phân phối mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát
điện và bán điện lại cho các hộ tiêu thụ thông qua lưới điện phân phối;
- Công ty mua bán điện trở thành như một nhà bán bn điện;
- Tuy nhiên ở mơ hình này vẫn tồn tại sự độc quyền ở khâu phân phối.
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

21

Cơ quan điều phối thị trường điện (SO & MO)

2.4. Mơ hình thị trường bán lẽ điện cạnh tranh:


Công ty phát
điện 1

Công ty phát
điện 2

Công ty phát
điện 3

Công ty phát
điện 4

CÁC NHÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN
ĐƯỢC CUNG CẤP ĐIỆN
THÔNG QUA ĐƯỜNG DÂY
TẢI ĐIỆN

Distco. or
Retailer

Distco. or
Retailer

Distco. or
Retailer

Distco. or
Retailer


Hộ tiêu thụ
điên 1

Hộ tiêu thụ
điên 2

Hộ tiêu thụ
điên 3

Hộ tiêu thụ
điên 4

Dịng điện năng mua bán

Trong mơ hình này:
- Đơn vị phát điện có thể bán điện trực tiếp đến tất cả các hộ tiêu thụ ở
mức bán buôn (wholesale level) hoặc ở mức bán lẽ (retail level);
- Các thành viên tham gia thị trường (như bên mua, bên bán và hộ tiêu
thụ) đều có sự lựa chọn đối tác giao dịch. Có sự cạnh tranh trên các khâu mua
điện và bán điện. Giá điện phản ánh đúng thực chất và biến động theo thị
trường, các hộ tiêu thụ đầu cuối có nhiều thơng tin về thị trường hơn, quan

Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ


22

tâm hơn đến tính hiệu giá điện để điều chỉnh hành vi tiêu thụ điện của chính
mình;
- Chi phí giao dịch tăng cao: do q trình giao dịch qua nhiều khâu
trung gian mua bán.

3. Các dạng khái niệm và quan điểm khác về thị trường điện:
3.1. Giảm điều tiết trong thị trường điện:
Giảm điều tiết là một bước đi của quá trình hình thành thị trường điện.
3.1.1. Nguồn gốc của giảm điều tiết trong thị trường năng lượng:
- Thực tiễn và nguồn gốc: cuối thập kỹ 70 ở Mỹ, một loạt ngành công
nghiệp thuộc hạ tầng cơ sở hoạt động kém hiệu quả (như: ngành hàng không,
ngành đường sắt, ngành viễn thông, ngành điện lực…). Buộc chính phủ Mỹ
lúc bấy giờ phải nghĩ tới một giải pháp cải tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động
của các ngành này.
- Lý luận: ý tưởng “tự do hóa kinh tế và cải tổ” của hai hai nhóm nhà
Khoa học Mỹ tại MIT và Chicago, đại diện là Joskow, Schmalensee và
Shweppe rất được các nhà kinh tế học và các chính trị gia ủng hộ.
- Các tư tưởng trên nhanh chóng lan sang Châu âu (bắt đầu là nước
Anh), đặc biệt là các nhà kinh tế của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc
tế rất hưởng ứng với trào lưu tự do hóa kinh tế này. Quá trình xuất hiện sự
“giảm điều tiết” và hình thành thị trường điện bắt đầu tứ đó. Ngồi ra, nguồn
gốc của giảm điều tiết trong thị trường điện cũng được được hình thành bởi
các sức ép khác như sau:
+ Sức ép về môi trường: ngành điện là ngành gây ô nhiễm rất lớn đối
với môi trường thế giới;
+ Sức ép về giá cả: tăng giá điện không được người tiêu dùng và các cử
tri ủng hộ;

+ Sức ép về nguồn vốn cho phát triển ngành điện;
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

23

Luận văn thạc sỹ

+ Tăng sức cạnh tranh cho các công ty và giảm độc quyền, giảm sức
mạnh thị trường;
+ Hầu hết các công ty trong ngành điện có dạng liên kết dọc hay liên
kết ngang, đây thực chất là một dạng độc quyền, chúng cần được dỡ bỏ.
3.1.2. Các giải pháp trong giảm điều tiết ngành điện lực và kinh nghiệm
của các nước trên thế giới:
- Giải pháp “cải tổ” (restructuring, reform): là quá trình củng cố, tổ
chức lại vai trò của các bên tham gia thị trường điện và ban hành mới hay sửa
đổi lại luật, các quy định, nhưng không nhất thiết phải giảm điều tiết trên tồn
bộ thị trường.
Ví dụ như ở California: giảm điều tiết trên thị trường bán bn nhưng
giữ ngun tồn bộ các quy định trước đó trên thị trường bán lẻ.
- Giải pháp “tự do hóa” (liberalization): cũng đồng nghĩa với việc tái
cơ cấu, đây cũng là một giải pháp nhằm đưa ra sự cạnh tranh một phần hay
toàn bộ thị trường, xóa bỏ các hàng rào thương mại.
Ví dụ như Pháp và các nước trong EU, họ đã thực hiện xóa bỏ sự bảo
hộ, và xóa bỏ rào cản thương mại bằng cách áp dụng giải pháp tự do hóa
ngành điện.

- Giải pháp “tư nhân hóa” (Privatization): là quá trình chuyển phần
vốn và tài sản của chính phủ thành tài sản tư nhân.
Ví dụ: ở Victoria, Australia và ở Anh, xứ Wales đã thực hiện thành
cơng q trình tư nhân hóa để tăng tính cạnh tranh trong ngành điện.
Tuy nhiên, có nhiều quốc gia có thể tự do hóa thị trường mà khơng nhất
thiết phải tư nhân hóa, ví dụ như Nauy đã thực hiện thành công tự do hóa
nhưng khơng cần tư nhân hóa.
- Giải pháp “cơng ty hóa” (corporatization): là chuyển các cơng ty sở
hữu Nhà nước thành công ty cổ phần hoặc công ty tư nhân hoặc công ty trách
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


Nguyễn Hữu Phước

Luận văn thạc sỹ

24

nhiệm hữu hạn (hoạt động vì mục đích lợi nhuận). Khi đó kho bạc Chính phủ
đóng vai trị như một cổ đơng chính.
Ví dụ như ở New South Wales, Australia: các công ty được cổ phần
hóa có sức cạnh tranh mạnh mẽ với các cơng ty khác; Cộng hòa hồi giáo Iran
cũng thực hiện thành công cạnh tranh khâu phát điện bằng phương pháp này;
việc cơng ty hóa ngành điện của Australia đã đem lại cho mỗi Bang của nước
này hơn 5 tỷ USD vào năm 1995 (thu được từ việc bán cho các công ty nước
ngoài), tạo được một nguồn vốn tái đầu tư rất lớn cho chính phủ Australia.
- Giải pháp “giảm liên kết” (de-intergration): trong thực tế tồn tại hai
dạng liên kết, liên kết dọc và liên kết ngang, đều dẫn đến độc quyền. Giảm

liên kết là nhằm hạn chế sức mạnh độc quyền hay sức mạnh thị trường của
các Đơn vị phát điện. Giảm liên kết là buộc các công ty, tập đoàn lớn phải
chia tách thành nhiều đơn vị nhỏ độc lập khơng có khả năng tạo ra sức mạnh
lợi thế trong thị trường, khơng có khả năng lũng đoạn thị trường.
Lưu ý chung về “giảm điều tiết” (deregulation):
+ Giảm điều tiết thực chất là giảm sự can thiệp của Chính phủ vào các
hoạt động của thị trường điện;
+ Khơng có thị trường nào có thể xóa bỏ hồn tồn sự điều tiết;
+ Một thị trường thực hiện tốt cạnh tranh vẫn cần một cơ quan điều tiết
(Regulator) hoặc ít ra cũng được kiểm soát bởi một đơn vị trung gian. Ví dụ:
nước Đức là một nước đặc biệt đã thực hiện cạnh tranh mà khơng có cơ quan
điều tiết nhưng vẫn tồn tại một cơ quan trung gian kiểm soát hành vi của các
đối tượng tham gia thị trường.
3.1.3. Mục tiêu và lợi ích của việc giảm điều tiết:
- Tăng nguồn thu cho ngân sách Chính phủ và tăng nguồn vốn đầu tư
cho ngành điện thông qua việc bán các cổ phần hay bán các công ty thuộc sở
hữu Nhà nước;
Đại học Bách khoa Hà Nội

Lớp cao học QTKD 2007-2009


×