Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan tại cục hải quan đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 114 trang )

HÒANG TRUNG DŨNG

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

HOÀNG TRUNG DŨNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN TẠI
QUẢN TRỊ KINH DOANH

CỤC HẢI QUAN ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

2006-2008

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI 2008


Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường ĐH Bách khoa -HN

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu trong luận văn này có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nào.
Học viên

Hồng Trung Dũng
Khóa: CH 2006-2008

Hồng Trung Dũng: CH 2006-2008

-1-

Khoa Ktế & Q lý


Lời cảm ơn
Trong quỏ trỡnh thc hin lun vn ny, tác giả đã nhận rất
nhiều sự giúp đỡ quý báu của nhà trường, cơ quan, gia đình và bạn
bè.
Trước tiên xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS
Nguyễn Văn Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em từ khi
hình thành ý tưởng cho đến khi hoàn thiện đề tài.
Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Đại
học Bách Khoa Hà Nội đã giúp cho tôi được thêm nhiều kiến thức và
kinh nghiệm trong suốt chương trình học cao học.
Xin cảm ơn các đồng chí ở Cục Hải quan Đồng Nai, Cục Kiểm
tra sau thông quan và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và có nhiều góp ý
bổ ích để tơi thực hiện đề tài này.
Do sự hạn hẹp về thời gian và kiến thức của bản thân, luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Q thầy, cơ cũng như

các đồng nghiệp có ý kiến đóng góp bổ sung để hoàn chỉnh thêm kiến
thức.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, tháng 12/2008
Người thực hiện luận văn
Hoàng Trung Dũng


MỤC LỤC
1.

Sự cần thiết và lý do chọn đề tài:…….………………………………….

1

2.

Tình hình nghiên cứu của đề tài: ………………………………………..

2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:…………………………...

3

4.

Mục đích của đề tài: …………………………………………………….


3

5.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài: ………………………………........

3

6.

Đóng góp mới của đề tài: ……………………………………………….

3

7.

Kết cấu của luận văn: …………………………………………………...

4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
1.1.

Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước trong hoạt động hải quan của giai

5

đoạn hội nhập:……………………………………………………...

1.1.1 Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ và vai trị của hải quan:……

1.2.

5

1.1.1.1 Sự hình thành của hải quan:…………………………………….

5

1.1.1.2 Chức năng của Hải quan Việt nam:…………………………….

5

1.1.2.3 Nhiệm vụ của Hải quan:……………………………………….

5

Cơ sở lý luận về thương mại điện tử (e-commerce) và hải quan điện tử

6

(e-customs):……………………………………………………..
1.2.1. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử (e-commerce):…………….

6

1.2.1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử:………………………….

6


1.2.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử:………………………………...

8

1.2.1.3 Cở sở pháp lý của thương mại điện tử ở Việt Nam:……………

11

1.2.1.4. Những dịch vụ có thể triển khai được trên mạng:…………….. 13
1.2.2. Cơ sở lý luận về hải quan điện tử (e-customs):…………………..

13

1.2.2.1 Các khái niệm về hải quan điện tử:…………………………….. 13
1.2.2.2 Sự cần thiết của việc áp dụng thủ tục HQĐT:..................................
1.3.

16

Cơ sở lý thuyết về nhân lực và quản lý nhân lực của doanh nghiệp 20


trong thời kỳ hội nhập:………………………………………………….
1.3.1. Chất lượng nhân lực, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kinh 20
tế thị trường và quan hệ giữa chúng:.......................................................
1.3.2. Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp:..................................................

21


1.3.2.1 Phương pháp nhận biết, đánh giá định lượng, đến kết luận được 21
chất lượng nhân lực của doanh nghiệp:...................................................
1.3.2.2 Đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp bằng các điều 22
tra khảo sát chất lượng các công việc được phân công, đảm nhiệm:.......
1.3.2.3 Đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp dựa vào hiệu 23
quả họat động của các tập thể:………………………………………….
1.3.4. Các nhân tố và cơ chế tác động đến chất lượng nhân lực của doanh 23
nghiệp trong kinh tế thị trường: :……………………………………….
1.4.

Cơ sở lý thuyết về một số vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước về 27
hải quan trong giai đoạn hội nhập: :…………………………………….

1.5.

Cơ sở lý thuyết các vấn đề khác về hải quan:…………………………..

33

1.5.1. Định hướng hoạt động cuả Hải quan Việt Nam: ..................................... 33
1.5.2. Mơ hình quản lý hải quan hiện đại:.......................................................... 33
1.5.3. Dịch vụ khai thuê hải quan (customs broker):.........................................

34

1.5.3.1. Khái niệm dịch vụ khai thuê hải quan (customs broker):...........

34

1.5.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ khai thuê hải quan ở Mỹ:.........


35

1.5.3.3 Cơ sở pháp lý về dịch vụ khai thuê hải quan (customs broker) ở 36
Việt
Nam:…………………………………………………………………….
1.6

Kết luận chương 1:……………………………………………………… 36

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN ĐỒNG NAI

2.1. Thực trạng quản lý nhà nước về hải quan tại Cục Hải quan Đồng 38


Nai:………………………………………………………………….…….
2.2. Hạ tầng cơ sở vật chất kỷ thuật công nghệ thông tin và điện tử:…............

43

2.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực tại Cục Hải quan Đồng 44
Nai:……………………………………………………………………….
2.4

Đánh giá tổng hợp thực trạng quản lý Nhà nước về hải quan tại Cục Hải 55
quan Đồng Nai:……………………………………………………………

2.5


Nhiệm vụ của Chương 3:…………………………………………………

63

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN ĐỒNG
NAI

3.1

Xu hướng quản lý Nhà nước về hải quan đối với hàng hóa trong thời kỳ 65
hội nhập:………………………………………………………………..

3.1.1. Xu hướng của thế giới:…………………………………………………

65

3.1.2. Xu hướng trong nước:………………………………………………….

70

3.1.3. Xu hướng của Cục Hải quan Đồng Nai:.................................................

73

3.2.

Các giải pháp về năng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hải quan tại 74
Cục Hải quan Đồng Nai:………………………………………………..


3.2.1. Giải pháp 1: Áp dụng quản lý hải quan điện tử (e-customs):................... 74
3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp:…………………………………………. 74
3.2.1.2 Căn cứ đề xuất giải pháp:……………………………………….

74

3.2.1.3 Nội dung của giải pháp:…………………………………….......

74

3.2.1.4 Định hướng kế hoạch thực hiện giải pháp:................................... 75
3.2.1.5 Dự báo nhu cầu chi phí khi thực hiện:.......................................... 76
3.2.1.6 Lợi ích của giải pháp:…………………………………………...

77

3.2.1.7 Các khuyến nghị:……………………………………………….

79

3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực hỗ trợ cho 80
hoạt động quản lý hải quan điện tử (e-customs):.....................................


3.2.2.2 Căn cứ đề xuất giải pháp:……………………………………………. 80
3.2.1.3 Nội dung của giải pháp:……………………………………............... 81
3.2.2.4 Định hướng kế hoạch thực hiện giải pháp:.........................................

85


3.2.2.5 Dự báo nhu cầu chi phí khi thực hiện:................................................. 85
3.2.2.6 Lợi ích của giải pháp:..........................................................................

85

3.2.2.7 Các khuyến nghị:…………………………………………………….

85

Kết luận:……………………………………………………………………..

90

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-1-

Trường ĐH Bách khoa -HN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. CNTT

: Công nghệ thông tin

2. KCN


: Khu công nghiệp

3. HS

: Hamornize System (hệ thống mô tả hài hịa và mã hóa hàng hóa)

4. GATT

: General Agreement on Tariffs and Trade (Hiệp định chung về

thuế quan và mậu dịch)
5. TCHQ

: Tổng cục Hải quan

6. WTO

: World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới)

7. HQ

: Hải quan

8. CNVC

: Công nhân viên chức

9. HQĐT


: Hải quan điện tử

10. ASEAN : Assosiation of South-East Asian Nations
11. EU

: Europe Community (Cộng đồng chung Châu Âu)

12. WCO

: World Customs Organization

13. KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan
14. QLRR : Quản lý rủi ro
15. APEC

: Asia Pacific Economic Co-operation.

Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-1-

Trường ĐH Bách khoa -HN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài:

Yêu cầu mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, thời cơ và thách thức lớn đối với hoạt động của cơ quan hải
quan. Trong những năm qua, trước xu thế mở cửa, phát triển kinh tế, các loại
hình xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch phát triển đa dạng, kim ngạch xuất nhập
khẩu tăng nhanh; yêu cầu tăng thu cho ngân sách hàng năm rất lớn; yêu cầu
đẩy mạnh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại quyết liệt hơn; Yêu cầu
cải cách thủ tục hải quan trong khi trình độ cơng chức còn nhiều bất cập,
trang bị phương tiện kỹ thuật còn kém, điều kiện hệ thống pháp luật thiếu
đồng bộ, thiếu minh bạch, thay đổi nhiều, chưa đủ cụ thể nên trong cơng tác
quản lý nhà nước Hải quan có nhiều khó khăn phức tạp.
Q trình hội nhập quốc tế địi hỏi thủ tục hải quan cũng phải hội nhập,
phải theo chuẩn mực hải quan hiện đại, phù hợp với khu vực và quốc tế, thực
hiện các cam kết quốc tế liên quan đến lĩnh vực hải quan như công ước
Kyoto, Hiệp định trị giá GATT/WTO, cơng ước HS,…
Để góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại, đầu tư,
đồng thời vừa quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Hải quan, Ngành hải
quan phải có sự chuyển biến thật mạnh mẽ trên mọi phương diện hoạt động.
Hoạt động hải quan phải được thực hiện trong một hành lang pháp lý đầy đủ,
chặt chẽ, thống nhất, có sự trợ giúp bởi việc ứng dụng công nghệ hiện đại để
đạt hiệu quả cao, góp phần quản lý có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại,
bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.
Tỉnh Đồng Nai là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là địa bàn có
nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngồi do đó u cầu địi hỏi trình độ năng
lực quản lý của cơ quan Hải quan phải tiên tiến, thủ tục phải nhanh chóng,
chính xác, kịp thời.
Trong những năm đổi mới quản lý nhà nước về hải quan đã từng bước
thích nghi hồn thiện trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên hoạt động Hải
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý



Luận văn Thạc sỹ QTKD

-2-

Trường ĐH Bách khoa -HN

quan phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình hội nhập. Xuất
phát từ các yêu cầu trên việc nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động Hải
quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan tại Cục Hải quan Đồng Nai có một ý
nghĩa quan trọng và cấp bách.
Từ các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước về Hải quan tại Cục Hải quan Đồng Nai”
làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có một số đề tài
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan, như là đề tài
“Hoàn thiện quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động gia công xuất
khẩu và nhập sản xuất xuất khẩu ở tỉnh Đồng Nai” của tác giả Đặng Hạnh
Thu - Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2000, đề tài nghiên cứu khoa học (Tổng
cục Hải quan) “Biện pháp quản lý hàng hóa ra vào doanh nghiệp chế xuất và
khu chế xuất” của tác giả Trần Hoàng Trọng Kỳ và nhóm cộng tác (2006), đề
tài “Tăng cường hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông
quan tại Cục Hải quan Đồng Nai” của tác giả Đào Trọng Nghĩa - Luận văn
thạc sĩ kinh tế năm 2008.
Hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về việc áp dụng hải quan điện
tử vào quy trình quản lý Nhà nước về Hải quan tại Cục Hải quan Đồng Nai.
Do đó đề tài này nhằm đáp ứng yêu cầu địi hỏi thực tiễn của cơng tác quản lý

Nhà nước về Hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn
việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước, trong đó tập
trung vào áp dụng hải quan điện tử tại Cục Hải quan Đồng Nai.

Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-3-

Trường ĐH Bách khoa -HN

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng công
tác quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong khoảng
thời gian từ năm 2003 đến nay.
4. Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm khai hải quan điện tử tại Cục Hải
quan Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan Hải Phòng và kinh nghiệm áp
dụng hải quan điện tử của một số nước Nhật, Mỹ, Singapore, Thái Lan để
đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà
nước về Hải quan của và Cục Hải quan Đồng Nai, từ đó đưa ra các giải pháp
để áp dụng hải quan điện tử tại Cục Hải quan Đồng Nai.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích-tổng hợp, phương pháp kết
hợp thực tế với lý luận, phương pháp thống kê so sánh để đánh giá về thực

trạng hoạt động của Cục Hải quan Đồng Nai trong thời gian qua nhằm đề ra
các giải pháp áp dụng hải quan điện tử tại Cục Hải quan Đồng Nai trong thời
gian tới theo xu thế hội nhập Hải quan thế giới và khu vực.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Chỉ rõ những tồn tại, yếu kém và khó khăn vướng mắc trong quản lý
nhà nước về Hải quan tại Cục Hải quan Đồng Nai hiện nay, từ đó đề xuất các
giải pháp cải cách để nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về hải quan tại
Cục Hải quan Đồng Nai nhằm tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, thương
mại và xuất nhập khẩu trên địa bàn, qua đó có thể ứng dụng vào thực tiễn
công tác của Cục Hải quan Đồng Nai.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục
và tóm tắt luận văn, Luận văn gồm 03 chương:
Chưong 1: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước trong hoạt động hải
quan.

Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-4-

Trường ĐH Bách khoa -HN

Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hải quan tại Cục
Hải quan Đồng Nai.
Chương 3: Một số giải pháp về năng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về

hải quan tại Cục Hải quan Đồng Nai

Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


-5-

Luận văn Thạc sỹ QTKD

Trường ĐH Bách khoa -HN

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT
ĐỘNG HẢI QUAN
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước trong hoạt động hải quan của giai
đoạn hội nhập
1.1.1 Sự hình thành, chức năng, nhiệm vụ và vai trị của hải quan
1.1.1.1 Sự hình thành của hải quan:[2]
Xét về lịch sử phát triển, từ hải quan có nguồn gốc từ từ “Douane” (thu
quốc gia) của người Ai Cập ngay từ khi Nhà nước của quốc gia này hình
thành. Sau đó, La Mã đã La tinh hố, rồi Pháp cũng sử dụng từ này. Còn Hy
Lạp và Đức gọi là Zull (thu quốc gia), Anh và các nước nói tiếng Anh gọi là
“Customs”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt “Hải quan” được hiểu là cơng tác kiểm sốt
đánh thuế hàng hóa xuất nhập cảnh.
Ngày nay, Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra khái niệm về hải quan: Là
cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan và thu thuế
hải quan và các thuế khác đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ

khác có liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng
hóa.[2,tr.1,2]
1.1.1.2 Chức năng của Hải quan Việt nam:
Hải quan Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Hải quan
đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
mượn đường Việt Nam; đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép
hàng hoá, ngoại hối tiền Việt Nam qua biên giới [7, tr.3].
1.1.2.3- Nhiệm vụ của Hải quan:
Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phương tiện vận tải; phịng chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
Hồng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-6-

Trường ĐH Bách khoa -HN

nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương,
biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,q cảnh và chính sách thuế đối với hàng hố xuất
khẩu, nhập khẩu [Điều 11, Luật Hải quan].
1.2 Cơ sở lý luận về thương mại điện tử (e-commerce) và hải quan điện
tử (e-customs):
1.2.1. Cơ sở lý luận về thương mại điện tử (e-commerce) [14], [5]
1.2.1.1 Các khái niệm về thương mại điện tử: [14]

* Thương mại được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh
từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay khơng có hợp đồng. Các
mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các
giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá
hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài
hạn; xây dựng các cơng trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư cấp vốn;
ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tơ nhượng; liên doanh và các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng
hố hay hành khách bằng đường biển, đường khơng, đường sắt hoặc đường
bộ.
* Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hố và dịch vụ thơng qua các
phương tiện điện tử, nhất là Internet và các mạng viễn thông khác. Cách hiểu
này tương tự với một số các quan điểm vào cuối thập kỷ 90:
Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch
vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại
xuyên Đại Tây Dương, 1997).
Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thơng
qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền
sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
* Khái niệm Thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-7-


Trường ĐH Bách khoa -HN

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và
thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển
tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất
phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật
Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại
[commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát
sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay khơng có hợp đồng.
Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ
bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao
đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý
thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây
dựng các cơng trình; tư vấn, kỹ thuật cơng trình (engineering); đầu tư; cấp
vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tơ nhượng, liên doanh
và các hình thức về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh; chun chở hàng
hố hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường
bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại
điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó
hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong
thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực
hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử
lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
1.2.1.2 Lợi ích của thương mại điện tử: [14]
Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích: Lợi ích cho doanh nghiệp,
cho người tiêu dùng, cho xã hội,…


Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-8-

Trường ĐH Bách khoa -HN

*Lợi ích của thương mại điện tử với doanh nghiệp, người tiêu dùng
và nhà nước:
- Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương
mại truyền thống, các cơng ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận
người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng
lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá
thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.
- Xây dựng quan hệ với đối tác: Thương mại điện tử tạo điều kiện cho
việc thiết lập, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào q trình
thương mại: Thơng qua mạng Internet/Web các thành viên tham gia (người
tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) có thể giao tiếp trực tiếp (liên
lạc trực tuyến) và liên tục với nhau có cảm giác như khơng có khoảng cách
địa lý đề được tiến hành một cách nhanh chóng liên tục: các bạn hàng mới,
các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn
quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn.
- Giảm chi phí sản xuất: Thương mại điện tử làm giảm chi phí sản xuất
trước hết là chi phí văn phịng; Các văn phịng khơng giấy tờ (paperless
office) chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chí phí tìm kiếm chuyển giao tài

liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn hầu như được bỏ hẳn);
- Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ
trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế
hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.
- Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua
Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà
khơng mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
- Mơ hình kinh doanh mới: Các mơ hình kinh doanh mới với
những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mơ hình của Amazon. com, mua
hàng theo nhóm hay đấu giá nơng sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là
điển hình của những thành cơng này.
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

-9-

Trường ĐH Bách khoa -HN

- Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và
khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm
thời gian tung sản phẩm ra thị trường.
- Giảm chi phí thơng tin liên lạc.
- Giảm chi phí mua sắm: Thơng qua giảm các chi phí quản lý hành
chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%)
- Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua
mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng

thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với
khách hàng và củng cố lịng trung thành.
- Thơng tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ,
giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
- Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích
bằng cách giảm hoặc khơng thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng. Thực tế,
việc thu nếu triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
- Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện
chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và
chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng
khả năng tiếp cận thơng tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt
trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
* Lợi ích đối với xã hội:
- Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm
việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn.
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức: Trước hết thương mại
điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành cơng nghệ thông tin tạo cơ sở
cho phát triển kinh tế tri thức. Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược
cơng nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước cơng nghiệp hóa.

Hồng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 10 -

Trường ĐH Bách khoa -HN


- Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với
các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và
thương mại điện tử. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ
năng... được đào tạo qua mạng.
- Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực
giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cao hơn, nâng cao mức
sống của mọi người.
- Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng
như y tế, giáo dục, các dịch vụ cơng của chính phủ... được thực hiện qua
mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng,
tư vấn y tế, dịch vụ hải quan.... là các ví dụ thành cơng điển hình.
1.2.1.3 Cở sở pháp lý của thương mại điện tử ở Việt Nam:
Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới đã làm thay đổi cách
thức kinh doanh thương mại. Tuy nhiên nguy cơ gặp những rủi ro trong quá
trình giao dịch là có nên địi hỏi phải có các giải pháp khơng chỉ về mặt kỹ
thuật mà cịn cần một cơ sở pháp lý đầy đủ. Những kinh nghiệm thực tế trên
thế giới cho thấy để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thì vai trị của Nhà
nước phải được thể hiện rõ nét trên hai lĩnh vực: cung ứng dịch vụ điện tử và
xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và cụ thể để điều chỉnh
các quan hệ thương mại điện tử. Nếu như chúng ta thiếu đi một cơ sở pháp lý
vững chắc cho thương mại điện tử hoạt động thì các doanh nghiệp và người
tiêu dùng sẽ rất lúng túng trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan và về
phía các cơ quan nhà nước cũng rất khó có cơ sở để kiểm soát được các hoạt
động kinh doanh thương mại điện tử.
Hơn thế nữa thương mại điện tử là một lĩnh vực mới mẻ cho nên tạo
được niềm tin cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ thương mại điện tử là
một việc làm có tính cấp thiết mà một trong những hạt nhân là phải tạo ra
được 1 sân chơi chung với những quy tắc được thống nhất một cách chặt chẽ.


Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 11 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

Trong tiến trình hội nhập với thế giới với tư cách là thành viên của
APEC, Việt Nam đang tích cực tham gia và ủng hộ Chương trình hành động
chung mà khối này đã đưa ra về thực hiện Thương mại phi giấy tờ vào năm
2005 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước đang phát
triển. Việt Nam cũng tích cực tham gia vào lộ trình tự do hóa của hiệp định
khung E-Asean và thực hiện theo “Các nguyên tắc chỉ đạo thương mại điện tử
mà các nước trong khối đã thơng qua. Chính vì thế chúng ta phải đáp ứng
những đòi hỏi của pháp lý quốc tế để có thể hịa nhập và theo kịp các nước
trong khu vực và thế giới”.
* Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử:
- Từ trước đến nay chữ ký là phương thức phổ biến để ghi nhận tính
xác thực của thơng tin được chứa đựng trong văn bản. Chữ ký có một số đặc
trưng cơ bản là:
- Chữ ký nhằm xác định tác giả của văn bản.
- Chữ ký thể hiện sự chấp nhận của tác giả với nội dung thông tin chứa
đựng trong văn bản. Trong Thương mại điện tử người ta dùng hìnht hức chữ
ký điện tử.
- Chữ ký điện tử trờ thành một thành tố quan trọng trong văn bản điện
tử. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là về mặt công nghệ và pháp lý thì

chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an tồn và thể hiện ý chí rõ ràng của các
bên về những thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu và đã được
ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Luật pháp điều
chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ
ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít thơng tin về nhau có
thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác. Và trong
trường hợp này để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta trù
liệu hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và
đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử.
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 12 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

Cơ quan này hình thành nhằm cung cấp một dịch vụ mang nhiều ý
nghĩa về mặt pháp lý hơn là về mặt cơng nghệ. Bộ bưu chính viễn thơng đang
hình thành cơ quan xác thực điện tử.
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam ra
đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Cuối năm 2005, Việt Nam mới
có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 mới ra đời Nghị định số
57/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/06/2006 hướng dẫn thi
hành luật này.
Ngày 15/09/2005 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký Nghị định số

222/2005/NĐ-CP về việc Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại
điện tử giai đoạn 2006-2010.
Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số
27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài
chính", số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 "Quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số", số
35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 "Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân
hàng".
1.2.1.4. Những dịch vụ có thể triển khai được trên mạng:
Những dịch vụ sau đây là những dịch vụ có thể triển khai thành cơng
trên mạng:
- Kế tốn, quảng cáo, giáo dục đào tạo mang tính thương mại.
- Các phần mềm và dịch vụ máy tính, khai thuê hải quan.
- Các dịch vụ tài chính, y tế, chăm sóc sức khoẻ từ xa, bảo hiểm.
- Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm lao động, thông tin và truyền thông.
- Các dịch vụ lữ hành, dịch thuật, thiết kế và bảo trì trang Web.
- Tư vấn quản lý, giáo dục, dịch vụ in ấn và đồ họa.
- Các dịch vụ đấu giá, các dịch vụ viết thuê….
1.2.2 Cơ sở lý luận về hải quan điện tử (e-customs) [7]:
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 13 -

Trường ĐH Bách khoa -HN


1.2.2.1 Các khái niệm về hải quan điện tử:
Để hiểu rõ thủ tục thủ tục hải quan điện tử là gì, trước hết chúng ta hãy bắt
đầu bằng khái niệm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những
người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan
[36].
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức
hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương
tiện vận tải.” [7,tr.2-3]
Những cơng việc đó bao gồm:
* Đối với người khai hải quan:
- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan;
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc
kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
* Đối với công chức hải quan:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải;
- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
- Quyết định việc thơng quan hàng hóa, phương tiện vận tải.”
Theo Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan năm
2005 thì cơng việc khai và nộp tờ khai hải quan của người khai hải quan và công
việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hải quan đã được sửa đổi
như sau:
* Đối với người khai hải quan:
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008


Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 14 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

- Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan
được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của
hải quan.
* Đối với công chức hải quan:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; trong trường hợp thực hiện thủ tục
hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan.
Như vậy, thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những cách thức, phương
tiện khác nhau. Ví dụ: truyền thống (thủ công), bán truyền thống hoặc điện tử.
Trước đây, ở Việt Nam, thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương
pháp truyền thống (hoàn toàn dựa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyền thống - kết
hợp giữa truyền thống và điện tử (khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng
internet kết hợp hồ sơ giấy). Trong phương pháp này, ln có sự tiếp xúc trực
tiếp giữa người khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục
hải quan và sử dụng hồ sơ giấy.
Hiện nay, ngoài phương pháp truyền thống, bán truyền thống, thủ tục hải
quan cịn được thực hiện hồn tồn bằng phương tiện điện tử (hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử). Người khai hải quan có thể đăng ký hồ sơ làm thủ tục hải quan
bằng cách tạo, gửi các thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan hải quan và nhận
các thông tin (cũng dưới dạng điện tử) phản hồi từ phía cơ quan hải quan thơng

qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
do nghiệp gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp cũng
thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong việc làm thủ tục hải quan, người
khai hải quan và cơng chức hải quan khơng có sự tiếp xúc trực tiếp (trừ một số
trường hợp ngoại lệ).
Từ khái niệm thủ tục hải quan quy định tại Điều 4 và Điều 16 Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về
thủ tục hải quan điện tử như sau:
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 15 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan, trong đó việc khai báo và gửi
hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan của
công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của
hải quan.
Tuy nhiên, nếu chỉ giới hạn như vậy thì khái niệm thủ tụ hải quan điện tử
chưa đầy đủ, bởi vì chỉ đề cập đến khâu đăng ký tờ khai và tiếp nhận tờ khai.
Điều này rất dễ khiến cho nhiều người chúng ta ngộ nhận, đồng nhất giữa khái
niệm khai báo từ xa và thủ tục hải quan điện tử là một.
1.2.2.2 Sự cần thiết của việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử: [23a]
a. Do yêu cầu thực hiện khối lượng công việc tăng lên nhanh chóng:
Trong những năm qua, khối lượng hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu,

phương tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh ra vào nước ta, số lượng thương
nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu và số lượng tờ khai xuất nhập khẩu đều
tăng theo hàng năm. Theo dự báo của các ngành chức năng, trong những năm tới
các chỉ tiêu này sẽ tiếp tục tăng. Cụ thể:
- Nhập khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân
13%/năm. Nhập khẩu dịch vụ tăng trưởng bình qn 11%/năm. Tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 57 tỷ USD (nguồn:
Bộ Cơng thương).
- Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng bình quân 14%/năm. xuất khẩu dịch vụ
tăng trưởng bình quân 15%/năm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt khoảng 58 tỷ USD (nguồn: Bộ Công
thương).
- Số lượng hành khách xuất nhập cảnh bằng đường hàng không, đường bộ
và đường biển: dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt khoảng 7 đến 8,3 triệu lượt.
(Nguồn: Chiến lược giao thông vận tải đến 2010- Bộ GTVT).
- Số lượng, chủng loại phương tiện vận tải xuất nhập cảnh: theo dự báo
đến năm 2010 sẽ vào khoảng 700.000 lượt, tăng trung bình 10% năm. [38]

Hồng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 16 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

- Số lượng thương nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu: Theo dự báo,

đến năm 2006, số lượng thương nhân sẽ vào khoảng 65.000 người và đến năm
2010 sẽ là 98.000 người. [38]
b. Do yêu cầu quản lý của Nhà nước và của cộng đồng doanh nghiệp:
Trước yêu cầu phát triển đất nước, đòi hỏi ngành hải quan phải nâng cao
năng lực quản lý để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế của nhà
nước, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn việc buôn bán, vận
chuyển hàng cấm qua biên giới, ngăn chặn các giao dịch thương mại bất hợp
pháp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, góp phần bảo vệ trật tự an tồn xã hội,
lợi ích người tiêu dùng, an ninh quốc gia, bảo vệ môi trường.
Hoạt động quản lý nhà nước về hải quan phải đảm bảo thuận lợi, thơng
thống cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch, dịch vụ v.v... Cụ thể: thủ
tục hải quan phải đơn giản, cơng khai, minh bạch; thơng quan nhanh, giảm thiểu
chi phí cho doanh nghiệp; cung cấp thơng tin nhanh chóng, cơng khai; cân bằng
giữa quản lý và phục vụ.
c. Do yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của hải quan quốc tế:
Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới đặc
biệt là khi đã ltrở thành thành viên cuả WTO, Việt Nam cần phải thực hiện thực
hiện các yêu cầu, các cam kết với các nước, các tổ chức đã tham gia, ký kết như
APEC, ASEAN v.v...; những công việc mà ngành phải thực hiện là đơn giản hóa
thủ tục hải quan theo công ước Kyoto sửa đổi, thực hiện việc xác định trị giá hải
quan theo Hiệp định trị giá GATT, thực hiện Cơng ước hệ thống mơ tả hài hịa
và mã hóa hàng hóa (cơng ước HS), thực hiện cam kết liên quan đến bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (Hiệp định TRIPs), đảm bảo hệ thống
pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các
cam kết quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Việc
thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhằm chứng tỏ thiện chí, nỗ lực tích cực của
Nhà nước Việt Nam trong việc tham gia thực hiện các mục tiêu của các tổ chức
này, vì lợi ích quốc gia và quốc tế.
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008


Khoa Ktế & Q lý


Luận văn Thạc sỹ QTKD

- 17 -

Trường ĐH Bách khoa -HN

Xu thế phát triển của hải quan quốc tế ngày nay là ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động quản lý một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng thủ tục hải
quan điện tử là con đường phát triển của hầu hết các nước và là yêu cầu của hải
quan quốc tế trong xu hưóng tồn cầu hóa.
d. Sự phát triển của thương mại quốc tế về cả nội dung lẫn hình thức:
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng, đa dạng của thương mại và
dịch vụ quốc tế, khối lượng công việc của hải quan các quốc gia ngày càng gia
tăng một cách đáng kể. Ngày càng xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ và kinh
doanh thương mại mới địi hỏi cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan
hải quan phải đáp ứng. Một trong những loại hình đó là thương mại điện tử. Chỉ
trong vài thập niên lại đây, thương mại điện tử đã có tốc độ phát triển rất cao và
theo dự báo nó sẽ tiếp tục thống trị nền kinh tế thế giới trong suốt thế kỷ XXI.
Chính vì vậy, áp dụng thủ tục hải quan điện tử vừa là việc làm bắt buộc, vừa là
xu thế chung của Hải quan Việt Nam và các nước.
Xu hướng tự do hóa, tồn cầu hóa thương mại quốc tế, yêu cầu hải quan
các quốc gia phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp
hoạt động và phát triển. Với mục tiêu đơn giản hóa, hài hịa hải quan, giảm thiểu
tối đa chi phí trong q trình làm thủ tục, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh; Ngày nay các quốc gia đã không ngừng cải tiến thủ tục hải quan sao cho
vừa đơn giản, vừa phù hợp với các chuẩn mực của quốc tế, vừa đảm bảo công
tác quản lý. Một trong những phương thức mà các nước trên thế giới đã và đang

áp dụng đó là thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Đây là phương thức tiên tiến,
hiện đại phù hợp với quá trình phát triển chung của thế giới.
e. Do yêu cầu nhiệm vụ mới của ngành hải quan:
Với biên chế có hạn, chỉ vào khoảng 8000 người (tính đến 11/2008),
nguồn nhân lực của ngành hải quan không thể tiếp tục tăng mãi theo tốc độ gia
tăng cơng việc và nếu như có tăng cũng khơng thể quản lý được một cách hiệu
quả. Chính vì vậy, một vấn đề đặt ra cho ngành hải quan là phải thay đổi tư duy
về phương pháp quản lý. Đó là áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào trong
Hoàng Trung Dũng: CH 2006-2008

Khoa Ktế & Q lý


×