Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở công ty điện lực từ liêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 116 trang )

.....

TRẦN ĐĂNG HIẾU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN ĐĂNG HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở CÔNG
TY ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2011A

HÀ NỘI - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

TRẦN ĐĂNG HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN


LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở CÔNG TY ĐIỆN
LỰC TỪ LIÊM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN TRỌNG PHÚC

HÀ NỘI - 2013


LUẬN VĂN THẠC SỸ

MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................................1 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................4 
DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC ................................................................................6 
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................7 
CHƯƠNG 1 

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ........9 

1.1  Kinh tế đầu tư ................................................................................................9 
1.1.1  Khái niệm về kinh tế đầu tư................................................................ 9 
1.1.2  Đầu tư phát triển ................................................................................. 9 
1.1.3  Đặc điểm đầu tư phát triển................................................................ 10 
1.1.4  Vai trò đầu tư phát triển .................................................................... 11 
1.1.5  Nguồn vốn đầu tư phát triển ............................................................. 15 
1.2  Đầu tư XDCB ..............................................................................................18 
1.2.1  Khái niệm đầu tư XDCB .................................................................. 18 

1.2.2  Đặc điểm đầu tư XDCB.................................................................... 19 
1.2.3  Vai trò đầu tư XDCB ........................................................................ 20 
1.2.4  Vốn đầu tư XDCB ............................................................................ 21 
1.2.5  Nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB ............................................... 21 
1.2.6  Nội dung của vốn đầu tư XDCB....................................................... 22 
1.3  Đầu tư XDCB ngành điện ...........................................................................24 
1.3.1  Các khái niệm ................................................................................... 24 
1.3.2  Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành Điện....................................... 26 
1.3.3  Đặc điểm đầu tư XDCB của ngành Điện.......................................... 28 
1.3.4  Vai trò, nhiệm vụ đầu tư XDCB các cơng trình điện ....................... 29 
1.3.5  Trình tự đầu tư XDCB các cơng trình điện. ..................................... 31 
1.4  Hiệu quả của đầu tư ngành điện ..................................................................33 
1.4.1  Khái niệm về hiệu quả đầu tư ........................................................... 33 
1.4.2  Phân loại hiệu quả đầu tư.................................................................. 33 
1.4.3  Hệ chỉ tiêu hiệu quả đầu tư ngành điện ............................................ 35 
1.4.4  Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư XDCB ........................ 38 
1.5  Tóm tắt chương 1 ........................................................................................39 
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TẠI CÔNG TY
ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM.................................................................................................................41 

2.1  Tổng quan về kinh tế xã hội và sự phát triển của huyện Từ Liêm..............41 
2.1.1  Đặc điểm tự nhiên – kinh tế - xã hội ................................................ 41 
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
1
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ


2.1.2  Phương hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2015 ...... 42 
2.2  Quá trình hình thành và phát triển của Cơng ty Điện lực Từ Liêm ............42 
2.3  Mơ hình tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Từ Liêm. ..........................43 
2.4  Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện lực Từ Liêm ............................44 
2.4.1  Công tác lập kế hoạch....................................................................... 45 
2.4.2  Quản lý đầu tư phát triển .................................................................. 46 
2.4.3  Quản lý tài chính - kế tốn................................................................ 46 
2.4.4  Cơng tác kinh doanh điện năng ........................................................ 47 
2.4.5  Tổ chức và đào tạo cán bộ lao động ................................................. 48 
2.4.6  Cơng tác thanh tra an tồn lao động ................................................. 48 
2.4.7  Quản lý vật tư thiết bị ....................................................................... 48 
2.5  Đặc điểm kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Từ Liêm ...............49 
2.6  Hiện trạng lưới điện phân phối: ..................................................................51 
2.6.1  Nguồn cung cấp ................................................................................ 51 
2.6.2  Trạm biến áp phân phối .................................................................... 51 
2.6.3  Đường dây phân phối........................................................................ 52 
2.6.4  Đường trục hạ thế và hệ thống công tơ............................................. 54 
2.7  Thực trạng quản lý các dự án tại Công ty Điện lực Từ Liêm .....................55 
2.7.1  Nguồn vốn đầu tư XDCB ................................................................. 59 
2.7.2  Công tác kế hoạch đầu tư XDCB ..................................................... 60 
2.7.3  Công tác tư vấn thiết kế .................................................................... 62 
2.7.4  Công tác thẩm định ........................................................................... 63 
2.7.5  Công tác đấu thầu ............................................................................. 63 
2.7.6  Công tác thi công, xây lắp ................................................................ 65 
2.7.7  Công tác quyết tốn và giải ngân vốn............................................... 67 
2.7.8  Cơng tác vận hành sau khi bàn giao đưa cơng trình vào sử dụng .... 67 
2.8  Kết quả đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Từ Liêm ................................68 
2.8.1  Khối lượng vốn đầu tư thực hiện ...................................................... 68 
2.8.2  Tài sản cố định huy động.................................................................. 69 
2.8.3  Năng lực phục vụ tăng thêm ............................................................. 70 

2.8.4  Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển ....................... 71 
2.8.5  Doanh thu.......................................................................................... 72 
2.8.6  Số việc làm tăng thêm và thu nhập bình quân đầu người................. 72 
2.8.7  Kết quả chỉ tiêu kỹ thuật ................................................................... 73 
2.8.8  Hiệu quả kinh tế xã hội khác ............................................................ 75 
2.9  Những khó khăn, tồn tại trong công tác đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực
Từ Liêm................................................................................................................75 
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
2
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

2.9.1  Nguồn vốn đầu tư XDCB ................................................................. 76 
2.9.2  Công tác kế hoạch đầu tư XDCB ..................................................... 77 
2.9.3  Công tác lập các thủ tục đầu tư......................................................... 78 
2.9.4  Công tác thẩm định ........................................................................... 79 
2.9.5  Công tác đấu thầu ............................................................................. 80 
2.9.6  Công tác thi công xây lắp ................................................................. 81 
2.9.7  Công tác quyết tốn và giải ngân vốn............................................... 81 
2.10  Tóm tắt chương 2 ........................................................................................82 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 3 
XDCB Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM.............................................................................83 

3.1  Mục tiêu - kế hoạch của Công ty Điện lực Từ Liêm ..................................83 
3.1.1  Phương hướng chung của Công ty Điện lực Từ Liêm trong những
năm tới .......................................................................................................... 83 
3.1.2  Mục tiêu và kế hoạch cụ thể về quản lý đầu tư XDCB ở Công ty

Điện lực Từ Liêm.......................................................................................... 84 
3.2  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB tại
Công ty Điện lực Từ Liêm...................................................................................84 
3.2.1  Giải pháp 1: Tuân thủ chuẩn mực quản lý nhà nước, ban, ngành
trong XDCB.................................................................................................. 85 
3.2.2  Giải pháp 2: Xây dựng mơ hình chuẩn trong thực hiện kiểm sốt dự
án đầu tư XDCB ........................................................................................... 87 
3.2.3  Giải pháp 3: Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn
………………………………………………………………………...96 
3.2.4  Giải pháp 4: Đào tạo và đào tạo lại nhân lực của Công ty Điện lực
Từ Liêm. ....................................................................................................... 97 
3.2.5  Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng công tác tư vấn giám sát thi cơng
cơng trình ...................................................................................................... 98 
3.2.6  Giải pháp 6: Áp dụng hệ thống đấu thầu qua mạng trong công tác
quản lý đầu tư XDCB. ................................................................................ 100 
3.3  Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 104 
KẾT LUẬN................................................................................................................................105 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................106 
PHỤ LỤC...................................................................................................................................107 

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
3
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EVN


Tập đoàn điện lực Việt Nam

TBA

Trạm biến áp

MBA

Máy biến áp

ĐD

Đường dây

TSCĐ

Tài sản cố định

VHLĐ

Vận hành lưới điện

QLDA

Quản lý dự án

KĐTM

Khu đô thị mới


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

SCL

Sửa chữa lớn

QLVH

Quản lý vận hành

XDCB

XDCB

CNTT

Công nghệ thơng tin

BCKTKT

Báo cáo kinh tế kỹ thuật

TH

Tổng hợp

TCKT


Tài chính kế tốn

KT

Kỹ thuật

KHVT

Kế hoạch vật tư

TCKT

Tài chính kế tốn

ĐVQL

Đơn vị quản lý

B04

Ban kỹ thuật Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội

B02

Ban kế hoạchcông ty Điện lực thành phố Hà Nội

B05

Ban vật tư công ty Điện lực thành phố Hà Nội


PAKT

Phương án kỹ thuật

ĐVTV

Đơn vị tư vấn

VTTB

Vật tư thiết bị

TSCĐ

Tài sản cố định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

HSMT

Hồ sơ mời thầu

UBND

Ủy ban nhân dân

BCNCKT


Báo cáo nghiên cứu khả thi

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
4
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

TKKTTC

Thiết kế kỹ thuật thi cơng

HSMT

Hồ sơ mời thầu

DT

Dự tốn

PAKT

Phương án kỹ thuật

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT

5
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ PHỤ LỤC
 

STT

Nội dung

Trang

Bảng biểu
Bảng 2.1

Khối lượng trạm biến áp phân phối trên địa bàn Huyện Từ Liêm

51

Bảng 2.2

Chiều dài đường dây trung thế Huyện Từ Liêm

52

Bảng 2.3


Thống kê đường trục hạ thế Công ty Điện lực Từ Liêm quản lý

55

Bảng 2.4

Vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư XDCB thời kỳ 2010- 2013

59

Bảng 2.5

Số liệu đấu thầu giai đoạn 2010 - 6/2013

64

Bảng 2.6

Các hình thức đấu thầu giai đoạn 2010- 6/2013

65

Bảng 2.7

Vốn đầu tư XDCB thực hiện thời kỳ 2010- 6/2013

68

Bảng 2.8


Tăng tài sản cố định các năm 2010- 6/2013

69

Bảng 2.9

Tình hình tiêu thụ điện năng tại Huyện Từ Liêm

71

Bảng 2.10

Thống kê kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Từ Liêm

71

Bảng 2.11

Bảng tính tốn chỉ số tin cậy SAIFI - SAIDI - MAIFI trung bình năm
2010-2013

73

Bảng 2.12

Kết quả thực hiện giảm tổn thất điện năm 2010-2013

74

Phụ lục

Phụ lục 1

Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2010

107

Phụ lục 2

Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2011

109

Phụ lục 3

Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2012

111

Phụ lục 4

Báo cáo quản lý kỹ thuật 6/ 2013

113

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
6
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào, hệ thống kết cấu hạ tầng có vai trị vơ cùng quan trọng
trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng tạo cơ sở tiền đề cho
phát triển tất cả các ngành kinh tế. Trong hệ thống kết cấu hạ tầng thì năng lượng, đặc
biệt là điện năng là nguồn năng lượng không thể thiếu đối với các ngành sản xuất như
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; sử dụng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật, an ninh
quốc phòng, cho đời sống con người.
Ở nước ta, ngành điện luôn được chú trọng đầu tư nhằm đảm bảo đi trước các
ngành khác một bước. Hàng năm ngành điện phải đầu tư rất lớn cho công tác XDCB:
xây dựng mới đường dây truyền tải điện, trạm biến áp, hệ thống hạ thế, cải tạo nâng công
suất các trạm biến áp, lộ đường dây. Đặc thù của ngành điện là có cơng trình trải đều trên
mọi miền đất nước, yêu cầu về độ an toàn vận hành cao, các cơng trình phải có đơn vị
quản lý chun biệt và được vận hành thường xuyên. Quá trình đầu tư xây dựng mới mất
nhiều thời gian cho công tác khảo sát lập dự án đầu tư, vật tư thiết bị có tính kỹ thuật cao
nên rất đắt tiền cần huy động nguồn vốn lớn, phải có nguồn nhân lực kỹ thuật cao vận
hành. Do đó cơng tác quản lý đầu tư XDCB ngành điện cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơng ty Điện lực Từ Liêm là một đơn vị trực thuộc Tổng Cơng ty Điện lực Thành
phố Hà Nội-Tập đồn Điện lực Việt Nam. Tốc độ đơ thị hóa trên địa bàn Huyện Từ Liêm
trong những năm gần đây diễn ra rất nhanh chóng tuy nhiên khơng đồng đều. Phụ tải
điện trên địa bàn Huyện Từ Liêm trải rộng, bán kính cấp điện lớn, lưới điện đã cũ, độ tin
cậy cấp điện chưa cao gây khó khăn trong cơng tác quản lý vận hành đảm bảo cung cấp
điện cũng như trong công tác khảo sát lập phương án ĐTXD mới. Cùng với qúa trình xây
dựng và trưởng thành, Cơng ty đã ln cố gắng khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả
trong công tác đầu tư XDCB, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao của các phụ tải điện
trong trên địa bàn Huyện Từ Liêm.
Công tác tại Công ty Điện lực Từ Liêm, tôi thấy được tầm quan trọng của việc
nghiên cứu cơ sở lý luận, nắm bắt thực trạng đầu tư XDCB từ đó đưa ra được các giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dưng cơ bản tại Công ty Điện lực Từ Liêm và đã

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
7
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư XDCB ở
Công ty Điện lực Từ Liêm” làm luận văn Thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Kết hợp nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng quản lý XDCB tại Cơng ty Điện
lực Từ Liêm từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư
XDCB ở Công ty Điện lực Từ Liêm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý các dự án đầu tư XDCB tại
Công ty Điện lực Từ Liêm - Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong việc đưa ra cơ sở lý luận phân
tích những thực trạng quản lý XDCB tại Công ty Điện lực Từ Liêm trong giai đoạn từ
năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý XDCB ở Công ty Điện lực Từ Liêm.
4. Các phương pháp nghiên cứu đề tài
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích hiệu quả đầu tư dựa trên cơ
sở những lý thuyết về quản lý dự án, phân tích trên các số liệu thống kê, so sánh với các
tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống để tìm nguyên nhân khách quan,
chủ quan của các vấn đề về đầu tư XDCB.
5. Kết cấu của đề tài
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở
Công ty Điện lực Từ Liêm”
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
ƒ


Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả, đầu tư xây dựng cơ bản;

ƒ

Chương II: Phân tích thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại Công ty
Điện lực Từ Liêm;

ƒ

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ
bản ở Công ty Điện lực Từ Liêm.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
8
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1 Kinh tế đầu tư
1.1.1 Khái niệm về kinh tế đầu tư
Kinh tế đầu tư là một khoa học về cách bỏ vốn để hình thành tài sản nhằm sinh lợi,
có nội dung liên ngành rất tổng hợp, có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức khoa học và
những kinh nghiệm thực tiễn về đầu tư để giúp các nhà đầu tư thực hiện kê hoạch đầu tư
của mình vói hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế-xã hội tốt nhất, cũng như đế giúp các
cơ quan quản lí của Nhà nước thực hiện quản lí đầu tư ở cấp vĩ mơ với hiệu quả cao nhất.
Mặt khác, kinh tế đầu tư cũng là một lĩnh vực quản lí kinh tế quan trọng nhất của

Nhà nước, một hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, vì lĩnh vực này có ảnh
hưởng quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và đất nước.
1.1.2 Đầu tư phát triển
Đầu tư là một hoạt động kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến gia tăng tiềm lực của
nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất của từng đơn vị kinh tế nói riêng, đồng thời tạo
ra việc làm cho các thành viên trong xã hội. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau sẽ có một
khái niệm về đầu tư khác nhau.
Dưới góc độ tài chính: Đầu tư là một chuỗi các hoạt động chi tiêu để chủ đầu tư
nhận về một chuỗi các dịng thu nhằm hồn vốn và sinh lời.
Dưới góc độ tiêu dùng: Đầu tư là một hình thức hạn chế tiêu dùng hoặc hy sinh tiêu
dùng ở hiện tại để thu về một mức tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.
Dưới góc độ một nhà đầu tư: Đầu tư là việc bỏ vốn hay chi dùng vốn cùng các
nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra hoặc khai thác
sử dụng một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai.
Từ các khái niệm trên về đầu tư ta có thể rút ra khái niệm chung về đầu tư như sau:
đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào đó nhằm thu về
cho nhà đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
9
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Những kết quả của đầu tư có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài
sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao
động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là q trình chuyển hố vốn
bằng tiền thành vốn hiện vật, là quá trình chi dùng vốn để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và

các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, và bồi dưỡng
nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh; dịch vụ; tạo ra những tài sản
mới, năng lực sản xuất mới và duy trì tiềm lực sẵn có của nền kinh tế.
1.1.3 Đặc điểm đầu tư phát triển
Đầu tư có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, do đó cần đẩy
mạnh hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm cơ bản khác biệt
với các loại hình đầu tư khác đó là:
Thứ nhất, đầu tư phát triển địi hỏi lượng vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt
quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển. Do đó
cần phải tính tốn chính xác khả năng có thể đầu tư và để khơng bị thiếu vốn thì chủ đầu
tư nên đầu tư theo giai đoạn, hạng mục công trình nào cần làm trước, hạng mục cơng
trình nào cần làm sau có thể làm sau. Đồng thời cần làm tốt các bước của quá trình lập
dự án và phải biết huy động vốn từ nhiều nguồn.
Thứ hai, hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài. Thời gian tiến hành một công
cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả phát huy tác dụng đòi hỏi nhiều năm tháng với
nhiều biến động xảy ra và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đã bỏ ra cũng đòi
hỏi nhiều năm. Đời của dự án gắn với sự tồn tại của sản phẩm dự án trên thị trường và từ
khi vận hành đến khi kết thúc đời dự án cũng đòi hỏi thời gian dài.
Thứ ba, đa số các cơng trình thuộc đầu tư phát triển được tạo ra ở một vị trí cố định.
Nên nó chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của vùng. Để hoạt động đầu
tư có hiệu quả nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ điều kiện khí hậu, tơn giáo, thói quen của người
dân nơi cơng trình được đầu tư.
Thứ tư, vì thời gian đầu tư và vận hành kết quả kéo dài, vốn đầu tư lớn nên hoạt
động đầu tư phát triển có mức độ rủi ro cao. Do đó khi tiến hành phải nghiên cứu mọi
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
10
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ


yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư của dự án, xem xét các nguyên nhân rủi ro và biện
pháp loại bỏ, hạn chế rủi ro.
Ngoài ra hoạt động đầu tư phát cịn có một số đặc điểm như: Thành quả có giá trị
lớn, chịu tác động lớn từ điều kiện ngoại cảnh: khí hậu, thời tiết, luật pháp, chính sách …
Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao địi hỏi
phải làm tốt cơng tác chuẩn bị, đó là việc lập dự án đầu tư.
1.1.4 Vai trò đầu tư phát triển
Từ việc xem xét khái niệm của đầu tư phát triển, chúng ta có thể khẳng định đầu tư
phát triển là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khố của sự tăng
trưởng. Vai trò của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây:
a) Đ u t  v a tác đ ng đ n t ng cung và t ng c u 
Cung, cầu là hai nhân tố cơ bản trong nền kinh tế thị trường, là động lực của tăng
trưởng kinh tế. Tổng cầu là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các tác nhân trong nền
kinh tế (Doanh nghiệp, các nhà sản xuất) sẽ sử dụng tương ứng với giá, thu nhập và một
số biến khác đã biết. Còn tổng cung là một bộ phận khối lượng sản phẩm quốc dân mà
các hãng sẽ sản xuất và sẵn sàng bán ra trong một thời kỳ tương ứng với giá cả, khả năng
sản xuất và chi phí sản xuất đã cho.
Có hai phương thức tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu đó là: tác động
trực tiếp và tác động gián tiếp. Nếu sử dụng vốn đầu tư là một yếu tố đầu vào của q
trình trực tiếp tạo ra sản phẩm, tác động đó là trực tiếp. Còn nếu đem vốn đầu tư vào các
yếu tố đầu vào khác như: khoa học công nghệ, lao động... từ đó tác động đến tổng cung
và tổng cầu trong nền kinh tế, tác động đó là gián tiếp.
Cơ chế tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu ra sao?
Về mặt tổng cầu: Đầu tư là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn
bộ nền kinh tế. Đầu tư tác động đến đường tổng cầu làm đường tổng cầu dịch chuyển và
sự tác động của đầu tư tới tổng cầu là sự tác động ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay
đổi, sự tăng lên về nhu cầu các yếu tố sản xuất tức tổng cầu tăng, dẫn tới sản lượng cân
bằng và giá cả các yếu tố đầu vào tăng lên.


TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
11
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Về mặt tổng cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi
vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng
tiềm năng tăng lên trong khi giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến
lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ
bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội. Tăng thu nhập cho người lao động, nâng
cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Đây là tác động có tính chất dài hạn của
đầu tư. Vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đầu tư chính ở điểm này.
b) Đ u t  là m t nhân t  tác đ ng đ n s   n đ nh và phát tri n kinh t   
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng
cung của nền kinh tế, làm cho mỗi sự thay đổi trong đầu tư, dù là tăng hay giảm đều
cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định.
Bên cạnh những tác động tích cực do hoạt động đầu tư mang lại như: Tăng sản
lượng sản phẩm, tăng trưởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế hợp lý, cải thiện đời sốg, tăng thu nhập…thì hoạt động đầu tư cũng có nhiều
tác động tiêu cực đó là tác động đến mơi trường (nếu đầu tư không hợp lý); làm giá cả
tăng lên trong một chừng mực nhất định dẫn đến lạm phát; đến lượt mình lạm phát làm
cho sản xuất đình trệ, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách,
phát triển kinh tế chậm lại.
c) Đ u t  tác đ ng đ n chuy n d ch c  c u kinh t  
Một số cơ cấu kinh tế quan trọng:
-Cơ cấu kinh tế ngành (Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ):trong những năm gần đây
cơ cấu ngành của Việt Nam: Công nghiệp: 33%, nông nghiệp: 27%, dịch vụ: 40%.
-Cơ cấu kinh tế theo vùng: Việt Nam chia làm 7 vùng cơ bản (vùng núi phía Bắc;

Vùng đồng bằng Bắc Bộ; vùng Bắc Trung Bộ; vùng Nam Trung Bộ; vùng Đông
Nam Bộ; vùng Tây Nguyên; vùng Tây Nam Bộ)
-Cơ cấu thành phần kinh tế
-Cơ cấu đầu tư sản xuất - phi sản xuất
-Cơ cấu đầu tư theo cơ cấu công nghệ của vốn
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu để có tăng trưởng
nhanh với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%/năm) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
12
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành lâm ngư nghiệp
do những hạn chế về đất đai và kh gia cơng tác giám sát cơng trình.
- Có hợp đồng chặt chẽ giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn bằng các văn bản chi tiết,
trong đó có quy định cụ thể rõ ràng các công việc mà tổ chức tư vấn phải làm, phạm vi
quyền hạn và trách nhiệm, các việc xử lý khi đơi bên có thiếu sót (như chậm tiến độ, kém
chất lượng), việc bảo hiểm trách nhiệm.
- Sử dụng phiếu giao việc, nêu cụ thể những gì giám sát viên phải làm, việc nào
được quyền giải quyết, việc nào phải báo cáo xin ý kiến của cấp trên. Cần quy định cụ
thể phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của giám sát viên, tránh các trường hợp bỏ sót việc
như khơng có mặt để kiểm tra trước khi thi công các phần ẩn dấu chẳng hạn hoặc giải
quyết quá phạm vi quyền hạn cho phép như tự ý giải quyết về mặt kỹ thuật hoặc giảm
bớt khối lượng cơng việc cho phía thi cơng.
- Trong khâu thực hiện cũng cần phân biệt giữa nhiệm vụ giám sát nói chung của tổ
chức tư vấn với nhiệm vụ cử cán bộ (kỹ sư, cán bộ kỹ thuật) bám sát công trường hàng
ngày.
- Áp dụng ISO 9000 trong công tác quản lý chất lượng tư vấn giám sát.

Bản thân tổ chức tư vấn cần xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 - 2000
cho đơn vị mình, quán triệt đến tường người, từng bộ phận. Đối với mỗi dự án đầu tư
XDCB cần phải làm kế hoạch chất lượng của dự án đó theo ISO 9000-2000. Tiến tới các
tổ chức tư vấn cần phải nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO
14000. Đây là một yêu cầu cần thiết nhất là khi ta đang trong tiến trình hội nhập quốc tế.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
99
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Việc lựa chọn cơ quan tư vấn giám sát là một nhiệm vụ quan trọng và phức tạp.
Trong khi lựa chọn, nhân tố quyết định là năng lực hoạt động tư vấn, kinh nghiệm của cơ
quan tư vấn. Một phương pháp thường dùng để chọn là đòi hỏi các công ty tư vấn cung
cấp các thông tin về năng lực, kinh nghiệm, nhân lực sau đó xem xét lựa chọn rồi tiến hành
đấu thầu.
3.2.5.3 Kết quả mong đợi
Nếu thực hiện tốt cơng tác giám sát thì đó là một cơng cụ quản lý chất lượng cơng
trình một cách hữu hiệu. Giảm thất thất thốt và lãng phí, tránh rủi ro, đảm bảo thực
hiện quản lý đầu tư XDCB hiệu quả, thành công.
3.2.6 Giải pháp 6: Áp dụng hệ thống đấu thầu qua mạng trong công tác quản lý
đầu tư XDCB.
3.2.6.1 Lý do lựa chọn giải pháp
Việc triển khai các dự án XDCB từ trước đến nay thường là đấu thầu khép kín,
khơng ít các cơng trình thực hiện theo kiểu cơng trình “thành tích”, việc xác định tính
khả thi của dự án nhiều khi mang tính chủ quan duy ý chí của một cá nhân hoặc một
nhóm người khơng xét đến hiệu quả cuối cùng có thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho
Công ty hay không? Việc không tuân thủ các quy định về đầu tư XDCB của Nhà nước

ban hành cũng là vấn đề cần bàn đến, đó là việc bng lỏng quản lý ở tất cả các khâu từ
khâu tuyển chọn tư vấn đến lập báo cáo đầu tư, TKKTTC, Tổng dự toán -> thẩm định và
ra quyết định phê duyệt đến khâu chỉ thầu (hoặc đấu thầu) – thi công – nghiệm thu bàn
giao đưa vào sử dụng -> giải ngân.... dẫn đến hậu quả chất lượng cơng trình khơng đảm
bảo…
Các khối lượng phát sinh như căn bệnh “trầm kha” luôn luôn đẩy dự án vào tình thế
bội chi ngân sách, nhưng điều thực tế đáng buồn trước đây đều theo “kiểu tiền trảm hậu
tấu” như kiểu sự việc đã rồi với nhiều lý do để thi cơng xong rồi mới tìm mọi phương
cách đi duyệt phát sinh. Tuy nhiên cũng có khối lượng phát sinh thật song khối lượng
phát sinh ảo cũng không phải là nhỏ. Sự yếu kém trong quản lý đi đôi với sự yếu kém
trong chuyên môn nghiệp vụ cùng với sự không tuân thủ các quy định chuẩn mực XDCB
dẫn đến việc thất thốt, lãng phí lớn trong đầu tư XDCB đó cũng là điều tất yếu. Tất
cả những bất cập trên đều xuất phát từ việc không minh bạch thông tin.
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
100
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Việc triển khai hệ thống đấu thầu mua sắm công (đấu thầu trực tuyến) sẽ phá vỡ
đấu thầu khép kín truyền thống như hiện nay, các thơng tin sẽ được minh bạch, cơng
khai… góp phần phịng, chống lãng phí, thất thốt, tham nhũng. Áp dụng hệ thống này là
việc rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
3.2.6.2 Nội dung giải pháp
Đấu thầu mua sắm công (đấu thầu trực tuyến) thể hiện tính minh bạch vượt trội và
tiết kiệm được nhiều chi phí. Đã là đấu thầu qua mạng thì bên đấu thầu với bên mời thầu
khơng cần trực tiếp gặp nhau, các hành vi tiêu cực gần như được loại bỏ. Đây là cách làm
thật, minh bạch và là giải pháp quản lý đầu tư XDCB tối ưu:
Tiện lợi về thời gian và địa lý: Để chuẩn bị mở thầu một dự án, đội ngũ quản lý

dự án và ban tư vấn dự án liên kết làm việc với nhau
mà không bị ràng buộc về thời gian ngay cả khác nhau về múi giờ.
Ví dụ một dự án xây dựng mới trạm biến áp của Công ty Điện lực Từ Liêm, đội
ngũ kỹ sư và hội đồng chuyên gia xét thầu của dự án có thể từ nhiều phòng ban khác
nhau sẽ thay phiên nhau làm việc mà khơng bị ngắt qng thời gian. Họ có thể cùng làm
việc trên cùng hạng mục mà không sợ bị trùng lập. Họ không cần phải Họp hội đồng làm
việc để giảm tối thiểu thời gian và việc đi lại của các chuyên gia. Họ sẽ tập trung vào
công việc chun mơn của mình nhiều hơn. Sau khi dự án hoàn chỉnh để mở thầu, các
nhà thầu sẽ được mời tham gia mà họ không cần phải đi đến địa điểm nhận hay nộp hồ
sơ như trước kia. Chỉ cần những thao tác đơn giản, họ có thể xem xét hồ sơ thầu và cung
cấp thông tin trực tiếp.
Tiện lợi tạo và quản lý thư viện văn bản và ngay cả nhưng biểu mẫu của gói
thầu và hỗ trợ đa ngơn ngữ: Một dự án có thể bao gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau dùng
cho các nhà thầu khác nhau nếu có hạng mục chào thầu cần sử dụng tiếng Anh.
Trong quá trình mở thầu cho đến kết thúc, những bước đầu được ghi nhận lại
trên hệ thống. Những thông tin này hoàn toàn được bảo mật nên hạn chế tối đa được
việc gian lận. Nếu có thì sẽ bị phát hiện kịp thời hay có thể truy tìm được nguồn gốc.
1. Dễ sử dụng
2. Nâng cao hiệu suất quản lý đầu tư XDCB
3. Tiết kiệm chi phí
TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
101
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên gia kỹ sư của nhà thầu và đội ngũ quản lý đầu tư XDCB, hội đồng chuyên
gia xét thầu không cần phải là một chuyên viên về công nghệ thông tin. Thao tác rất đơn
giản. Chỉ cần họ sử dụng được chương trình truy cập internet thì có thể sử dụng được

ngay sau khi đọc những hướng dẫn trên trang web: muasamcong.mpi.gov.vn/ của Bộ kế
hoạch đầu tư.
Tùy thuộc vào lĩnh vực liên quan của dự án, các bước đấu thầu sẽ có sự khác
nhau, nhưng nhìn tổng thể thì có những bước cần thiết như mơ hình trên và ln có mối
liên kết chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, nếu một bước không được quản lý tốt thì sẽ ảnh
hưởng rất nhiều cho những bước sau. Ví dụ, trong q trình khởi đầu hình thành dự án,
những mục tiêu không được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt ra rõ ràng thì khâu thiết kế,
chuẩn bị sẽ giống như giải pháp tạm thời và có khuynh hướng sẽ phát sinh sau. Điều này
sẽ rất rủi ro. Nếu may mắn thì các nhà dự thầu sẽ tìm ra dễ dàng, cịn ngược lại, có khả
năng trong q trình thi cơng hoặc gần cuối dự án mới phát hiện ra. Như vậy sẽ gây khó
khăn cho các nhà dự thầu, họ cũng không hiểu thấu để đáp ứng từ những yêu cầu do chủ
đầu tư hay các kỹ sư, chuyên gia tư vấn của bên quản lý dự án.
Bước tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng là phần xét thầu, thời gian để
các chuyên gia tư vấn phải mất bao lâu để xem xét xuyên suốt các hạng mục từ các nhà dự
thầu đáp ứng? Có nhiều trường hợp các dữ liệu thơng tin thiếu tính đồng nhất cũng tạo nên
rào cản tìm kiếm, khai thác và chắc chắn sẽ dẫn đến sai xót. Thời gian có thể mất gấp hai
hoặc ba lần so với thời gian xét thầu dự định ban đầu. Và điều không tránh khỏi là có thể
chọn khơng chính xác nhà thầu cho dự án.
Như vậy nếu thời gian đầu của dự án khơng được chuẩn bị phân tích một cách
hệ thống và khoa học, sẽ ảnh hưởng cho những bước kế tiếp, và ảnh hưởng nhiều nhất là
phần khai thác thông tin từ những hồ sơ nộp thầu. Mức liên quan cũng không nhỏ là
phần triển khai thi công dự án khi có những thay đổi và phát sinh thêm, khơng chỉ nâng
cao chi phí mà trì hỗn tiến độ và cũng có thể khơng đảm bảo chất lượng của dự án.
Sau khi xác định được các yếu tố có sức ảnh hưởng tới hiệu quả quy trình đấu
thầu theo phương thức truyền thống; thì khi triển khai ứng dụng đấu thầu trực tuyến sẽ
thuận lợi và nâng cao được hiệu suất.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
102
 



LUẬN VĂN THẠC SỸ

Trước đây, thông thường phải mặt đối mặt để trao đổi cùng những văn bản tài
liệu và mất nhiều thời gian để tìm tiếng nói chung từ chủ đầu tư/chuyên gia tư vấn dự án
với nhà thầu. Với sự hỗ trợ của trực tuyến, họ có thể làm việc với nhau không bị giới hạn
về địa lý hoặc thời gian, và dễ tìm ra những vấn đề chưa thỏa đáng cho hai bên. Khi kết
thúc đấu thầu và chọn được một nhà thầu, họ sẽ dựa trên những yêu cầu và cam kết để
theo dõi tiến độ hoàn thành.
Một câu hỏi đặt ra làm sao quản lý tất cả thơng tin trong q trình trao đổi
giữa hai bên? Giải pháp đấu thầu trực tuyến bắt buộc phải có phần này vì có những
trường hợp xảy ra sự tranh chấp, thì cần có những thơng tin để là bằng chứng có sự
thỏa thuận hai bên.
Cuối cùng là một phần không thể thiếu trong đấu thầu trực tuyến, quản lý hợp
đồng và kiểm tra chất lượng công việc, hai phần này khơng có nêu chung trong qui trình
đấu thấu vì tùy thuộc vào đối tượng dự án. Tuy nhiên sự đóng góp của hai phần này cũng
khá là quan trọng, sẽ giảm bớt được áp lực cho các chuyên gia tư vấn sau khi hoàn tất
đấu thầu.
3.2.6.3Kết quả mong đợi
- Hiệu quả của hoạt động đấu thầu mua sắm công với nghĩa một hệ thống được vận
hành đúng cách, giảm thiểu thủ tục hành chính nhưng vẫn đạt được các yêu cầu cơ bản
của một gói thầu theo đúng chuẩn mực, định mức và các cơ chế trong quản lý đầu tư
XDCB
- Một hệ thống công khai mang đến cơ hội công bằng cho tất cả các nhà thầu hợp lệ
trong việc cạnh tranh để cung cấp hàng hóa, cơng trình xây lắp, tư vấn và dịch vụ.
- Một hệ thống minh bạch có các quy định và cơ chế rõ ràng để đảm bảo tuân thủ
đúng các quy định đó. Các quy định về cạnh tranh được biết trước và đưa ra một cách rõ
ràng để tạo thuận lợi cho việc thanh tra của các nhà kiểm toán công và các cơ quan liên
quan.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư, góp phần phịng và chống thất thốt, lãng phí, tham nhũng,
quan liêu.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
103
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

3.3 Tóm tắt chương 3
Trong Chương 1 :“Cơ sở lý luận về đầu tư và công tác quản lý đầu tư XDCB” đã
nêu cơ sở lý luận và hệ thống định mức, hệ thống cơ chế quản lý, hệ thống chuẩn mực
chuyên dụng ngành. Trong chương 2 :“Phân tích thực trạng cơng tác quản lý đầu tư
XDCB tại Cơng ty Điện lực Từ Liêm” đã phân tích rõ những bất cập và tồn tại hiện có
trong cơng tác quản lý đầu tư XDCB tại Cơng ty. Vì vậy 6 giải pháp trên đều là giải pháp
đồng bộ để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Từ
Liêm.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
104
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

KẾT LUẬN
Ngành điện là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và đảm
bảo an ninh quốc phịng. Trong q trình phát triển mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng điện ngày một tăng nhanh của Đất nước thì địi hỏi ngành Điện phải có một lộ trình

đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống của mình một cách đúng đắn và hợp lý.
Dựa trên cơ sở những luận giải và trình bày một cách hệ thống những vấn đề lý
luận cơ bản về đầu tư XDCB, luận văn đã đi sâu phân tích trên nhiều góc độ khác nhau
để đánh giá đúng thực trạng đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Từ Liêm trong những
năm qua. Chuyên đề cũng đã đề xuất những kiến nghị chủ yếu nhằm mục đích nâng cao
hiệu quả đầu tư XDCB tại Cơng ty Điện lực Từ Liêm. Các giải pháp được đưa ra dựa
trên những chuẩn mực, định mức, cơ chế quản lý nhà nước và dựa trên thực trạng quản
lý vận hành lưới điện, nguồn nhân lực hiện nay của Điện lực và nhu cầu phát triển của
địa phương, của người sử dụng điện.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Trọng
Phúc đã giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hiện đề tài luận văn. Xin
chân thành cảm ơn tới các đồng nghiệp tại cơng ty đã cộng tác, góp ý và giúp đỡ cho tác
giả hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu thực tế, nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý
kiến về tình hình đầu tư XDCB của Cơng ty Điện lực Từ Liêm, song do thời gian và khả
năng có hạn nên chắc chắn bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Tác giả kính mong
nhận được sự cộng tác, giúp đỡ của mọi người trong q trình hồn thiện tri thức cũng
như trong công việc sau này nhằm đưa hoạt động đầu tư XDCB tại Công ty Điện lực Từ
Liêm đạt hiệu quả hơn./.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
105
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Lã Văn Bạt (2004), Bài giảng môn Quản lý Chất lượng trong doanh nghiệp,
Khoa Kinh tế và Quản lý, Trường ĐHBK Hà Nội,

2. Tạ Thị Kiều An, Ngơ Thị Ánh, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh
Phượng Vương (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Thống kê,
3.PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân năm 2008.
4.TS Từ Quang Phương (2005), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, NXB Lao động Hà
Nội.
5. Vụ công tác lập pháp (2005), Những nội dung cơ bản của Luật Điện lực, NXB
Tư pháp.
6. Đỗ Văn Phức, Quản lý nhân lực, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật -2003.
7. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật điện lực - Quốc hội thông qua ngày
03/1/2004.
8. Bộ công nghiệp - Quy phạm trang bị điện ban hành kèm theo Quyết định số: Số
19/2006/QĐ-BCN ngày 17/6/2006.
9. Viện chiến lược chính sách cơng nghiệp - Bộ Cơng nghiệp, Quy hoạch ngành
điện lực cho 6 vùng kinh tế.
10. Viện Năng lượng - Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Từ Liêm TP Hà Nội giai đoạn 2010 - 2015, có xét tới 2020.
11. Các trang web của:
+ Bộ Cơng thương: />+ Tập đồn điện lực Việt Nam: />+ Công ty điện lực TP, Hà Nội />+ UBND Thành Phố Hà Nội />12. Các tài liệu khác và một số website về điện lực trong và ngoài nước.

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
106
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2010.

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI

CƠNG TY ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM

TT
1
2
3
4

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2010
Mục 2.1: Chiều dài đường dây trung thế Huyện Từ Liêm 2010
Chiều dài (m)
Tên lộ
Chủng loại
Tổng cộng
Công ty

Khách hàng
DDK
1.851
1.851
371-E62
Cáp ngầm
0
DDK
12.219
6.006
18.225
372-E62
Cáp ngầm
79
390
469
DDK
17.478
2.289
19.767
373-E62
Cáp ngầm
968
117
1.085
DDK
17.904
10.806
28.710
373-E4

Cáp ngầm
134
3.380
3.514
DDK
47.601
20.952
68.553
Tổng lộ DD 35kV
Cáp ngầm
1.181
3.887
5.068
DDK
11.858
260
12.118
472-474 E62
Cáp ngầm
2.663
1.377
4.040
DDK
806
806
483 E20
Cáp ngầm
2.450
1.582
4.032

DDK
14.606
14.606
475-478 E5
Cáp ngầm
0
DDK
6.824
990
7.814
477 E25
Cáp ngầm
6.322
3.731
10.053
DDK
9.395
618
10.013
476 E25
Cáp ngầm
4.726
2.904
7.630
DDK
0
473-474 E25
Cáp ngầm
4.993
3.435

8.428
DDK
35
35
477 E21
Cáp ngầm
0
DDK
0
472+483-E21
Cáp ngầm
10.250
10.250
DDK
0
481-482 E25
Cáp ngầm
3.749
1.621
5.370
DDK
0
471+472 E25
Cáp ngầm
1.908
405
2.313
DDK
0
473+474-E25

Cáp ngầm
7.732
6.490

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
107
 


LUẬN VĂN THẠC SỸ

15

474 E21

25

476 E62
Tổng lộ DD 22kV

26

973E9

26

976-E9
Tổng lộ DD 10kV

27


671-Cầu diễn

28

672- CD

29

674CD

30

675 CD

31

677 Cầu diễn

32

676-E5

32

677-E5
Tổng lộ DD 6kV

DDK
Cáp ngầm

DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm
DDK
Cáp ngầm

17.941
18
10.249

4.587
71.714
39.148
960
373
1131
960
1.504
2.681
5300
4.257
1687
2.996
1012
11.970
2254
9.266
457
1.251
780
7.374
2773
39.795
14.263

947
5.483
3.302
1.573
6.117

32.361
45
5897
45
5.897
153
871
1.831
4.156
1.589
448
2.392
445
1.843
1.065
505
927
813
8.735
8.303

18.888
5.501
13.551
6.160
77.831
71.509
1.005
6.270
0

1.131
1.005
7.401
2.834
6.171
6.088
5.843
4.585
1.460
14.362
2.699
11.109
1.522
1.251
1.285
8.301
3.586
48.530
22.566

Mục 2.2: Khối lượng trạm biến áp phân phối trên địa bàn Huyện Từ Liêm
STT

Trạm biến áp

Số trạm (trạm)

Số máy (máy)

1


Trạm biến áp công cộng

442

469

242.150

2

Trạm biến áp khách hàng

342

396

219.775

Tổng

784

865

461.925

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
108
 


Dung lượng
(kVA)


LUẬN VĂN THẠC SỸ

Phụ lục 2: Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2011.

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC TP HÀ NỘI
CƠNG TY ĐIỆN LỰC TỪ LIÊM

TT
1
2
3
4

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

25
25

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Báo cáo quản lý kỹ thuật năm 2011
Mục 2.1: Chiều dài đường dây trung thế Huyện Từ Liêm 2011
Chiều dài (m)
Tên lộ
Chủng loại
Tổng cộng
Công ty
Khách hàng
DDK
371-E62
Cáp ngầm
0
DDK
12.633
5.637
18.270
372-E62
Cáp ngầm
79
390
469
DDK
17.938
2.682

20.620
373-E62
Cáp ngầm
1024
61
1.085
DDK
19.055
10.560
29.615
373-E4
Cáp ngầm
1164
5.795
6.959
DDK
0
Tổng lộ DD 35kV
Cáp ngầm
0
DDK
11.858
260
12.118
472-474 E62
Cáp ngầm
3533
2.469
6.002
DDK

806
806
483 E20
Cáp ngầm
2510
1.802
4.312
DDK
0
480 E21
Cáp ngầm
100
1.298
1.398
DDK
1.251
128
1.379
478 E20
Cáp ngầm
1406
1.705
3.111
DDK
9.395
618
10.013
476 E25
Cáp ngầm
4726

2.904
7.630
DDK
30
30
472 E20
Cáp ngầm
0
DDK
0
477 E21
Cáp ngầm
645
645
DDK
0
472+483-E21
Cáp ngầm
10.250
10.250
DDK
0
475+478-E5
Cáp ngầm
14606
14.606
DDK
6.924
990
7.914

477-E25
Cáp ngầm
7562
3.826
11.388
DDK
9.395
618
10.013
476-E25
Cáp ngầm
4876
2.919
6.490
DDK
0
473+474-E25
Cáp ngầm
4993
3.435
8.428
DDK
0
481-482 E25
Cáp ngầm
4122
3.681
7.803
DDK
0

471+472 E25
Cáp ngầm
2408
405
2.813

TRẦN ĐĂNG HIẾU-11AQTKD1-PTTT
109
 


×