Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Phân tích và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo cao đẳng và trung cấp của trường cao đẳng điện lực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 128 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO
CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:
PHAN THANH ĐỨC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGHIÊM SĨ THƯƠNG

HÀ NỘI 2007


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
Lời cam đoan

Trang



Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục hình vẽ
Phần mở đầu

1

Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo cao đẳng và trung cấp

4

1.1. Đào tạo cao đẳng và trung cấp trong hệ thống giáo dục quốc

4

dân
1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 1998

4

1.1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 2005

5

1.1.3. Sự khác biệt về đào tạo cao đẳng và trung cấp của Luật

6


Giáo dục 2005 so với Luật Giáo dục 1998
1.1.4. Mục tiêu của giáo dục cao đẳng và trung cấp

8

1.2. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của một số nước

9

1.3. Các nhân tố cơ bản của hoạt động đào tạo

10

1.3.1. Mục tiêu đào tạo

12

1.3.2. Nội dung đào tạo

15

1.3.3. Phương pháp đào tạo

17

1.3.4. Kiểm tra đánh giá

23

1.3.5. Phương tiện dạy học


26

1.3.6. Đội ngũ giáo viên

29

1.3.7. Người học

32

1.4. Quy định về kiểm định chất lượng trường đại học của Bộ

33

GD&ĐT
__________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

1.5. Các nội dung phân tích, đánh giá cơng tác đào tạo cao đẳng

36

và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM

1.6. Kết luận chương 1
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo cao

38
39

đẳng và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM
2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Trường Cao đẳng Điện

39
39

lực Tp.HCM
2.1.2. Số lượng sinh viên, học sinh đào tạo

40

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Điện lực

41

Tp.HCM
2.1.4 Ngành nghề đào tạo

43

2.1.5. Tổ chức bộ máy

45


2.2. Giới thiệu sơ lược về Tập đồn Điện lực Việt Nam (EVN)

46

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng các nội dung của hoạt động

49

đào tạo của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM
2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo

49

2.3.2.Chương trình đào tạo

50

2.3.3. Tổ chức và quản lý đào tạo

54

2.3.4. Phương pháp đào tạo

60

2.3.5. Kiểm tra đánh giá

61


2.3.6. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên, giáo viên

62

2.3.7. Người học

67

2.3.8. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

69

2.4. Kết luận chương 2

73

Chương 3: Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo cao đẳng

75

và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM
__________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội


3.1. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của Trường Cao đẳng

75

Điện lực Tp.HCM- Các cơ hội và thách thức đối với nhà trường
3.1.1. Điểm mạnh

75

3.1.2. Điểm yếu

76

3.1.3. Cơ hội

77

3.1.4. Thách thức

79

3.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo cao đẳng và

80

trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM
3.2.1. Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo

80


3.2.2. Giải pháp về chương trình đào tạo

82

3.2.3. Giải pháp về tổ chức và quản lý

91

3.2.4. Giải pháp về phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh giá

96

3.2.5. Giải pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên, CBQL

97

3.2.6. Giải pháp về người học

101

3.2.7. Giải pháp về cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, thư

102

viện
3.3. Kết luận chương 3

106

Kết luận và khuyến nghị


107

Tài liệu tham khảo

109

Phụ lục
Tóm tắt luận văn

__________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL
CNV
EVN
GD&ĐT
LĐ-TB&XH
SVHS
Tp.HCM

Cán bộ quản lý
Cơng nhân viên

Tập đồn Điện lực Việt Nam ( trước đây là Tổng công ty Điện
lực Việt Nam- Electricity of Vietnam)
Giáo dục và Đào tạo
Lao động, Thương binh và Xã hội
Sinh viên, học sinh
Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Quy định số giáo viên quy đổi trên một giảng viên quy đổi

Trang
31

Bảng 2.1: Số liệu SVHS đào tạo giai đoạn 1996-2006

40

Bảng 2.2: Ngành nghề đào tạo bậc cao đẳng

43

Bảng 2.3: Ngành nghề đào tạo bậc trung cấp chuyên nghiệp

43

Bảng 2.4: Ngành nghề đào tạo bậc công nhân kỹ thuật

44

Bảng 2.5: Tổng công suất phát của toàn hệ thống điện Việt Nam


46

Bảng 2.6: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo chun mơn chính

64

Bảng 2.7: Số lượng và phân loại đầu sách tại thư viện

70

Bảng 2.8: Diện tích sử dụng của các cơng trình xây dựng

72

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 1998

Trang
5

Hình 1.2: Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 2005

6

Hình 1.3: Quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo

10


Hình 1.4: Quan hệ giữa giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học

11

Hình 1.5: Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo

11

Hình 1.6: Các căn cứ để xác định nội dung đào tạo

13

__________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Hình 1.7: Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá

23

Hình 1.8: Mức độ hiệu quả của các loại phương tiện dạy học

29

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống đào tạo của Trường Cao đẳng Điện lực


45

Tp.HCM
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM

46

Hình 2.3: Sản lượng điện thương phẩm từ năm 1997-2005

47

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm từ năm 1997-2005

47

Hình 2.5: Cơ cấu lao động hiện nay của EVN

48

Hình 2.6: Cơ cấu độ tuổi lao động hiện nay của EVN

48

Hình 2.7: Cơ cấu trình độ hiện tại của EVN

49

Hình 2.8: Sơ đổ tổ chức của Phịng Đào tạo


55

Hình 2.9: Sơ đổ tổ chức của Phịng Quản lý SVHS

56

Hình 2.10: Sơ đổ tổ chức của các khoa

57

Hình 2.11: Quy trình tuyển dụng giáo viên

63

Hình 2.12: Cơ cấu CBQL-Giáo viên-CNV

64

Hình 2.13: Trình độ chun mơn của CBQL và giáo viên

65

Hình 2.14: Trình độ tin học của CBQL và giáo viên

65

Hình 2.15: Tuổi đời của CBQL và giáo viên

66


Hình 2.16: Thâm niên cơng tác của CBQL và giáo viên

66

Hình 2.17: Số lượng tuyển sinh giai đoạn 1996-2006

68

Hình 3.1: Sơ đồ liên thơng giữa các trình độ đào tạo

89

__________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thế giới đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, trong đó
giáo dục đào tạo cùng với khoa học - công nghệ trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp, có vai trị hết sức quan trong trong sự phát triển. Ở Việt Nam, Đảng
và Nhà nước coi giáo dục cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng
đầu. Đại hội IX của Đảng coi phát triển giáo dục là một trong những động lực
quan trọng để thúc đẩy nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng

tưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Tuy vậy, chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay đang là một vấn đề đang
được dư luận xã hội hết sức quan tâm. Chương trình đào tạo của các trường
trong hệ thống giáo dục phần lớn còn nặng tính lý thuyết, chưa quan tâm đúng
mức đến rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt
động sáng tạo. Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp giảng
giải, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại khác,
không thích ứng với khối lượng tri thức mới đang tăng nhanh, khơng khuyến
khích sự chủ động sáng tạo của người học, chưa lấy người học làm trung tâm
của quá trình đào tạo. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo của các trường
nhìn chung cịn thiếu thốn và lạc hậu. Tính chun nghiệp trong quản lý nhà
trường cịn bất cập. Sự gắn kết giữa các trường đào tạo và đơn vị sử dụng lao
động chưa chặt chẽ.
Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 sẽ có tác động rất lớn đến
công tác đào tạo nguồn nhân lực ở các trình độ, trong đó có đào tạo trình độ
cao đẳng và trung cấp. Nhu cầu về lao động giản đơn sẽ giảm nhưng nhu cầu
về lao động kỹ thuật có chất lượng cao lại tăng. Như vậy, các trường đào tạo
_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-1Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

đang đứng trước bài toán làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo trong
khi lại phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt hơn.
Luật Giáo dục 2006 có những thay đổi cơ bản về Hệ thống giáo dục quốc
dân so với Luật Giáo dục 1998, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục nghề

nghiệp, cũng đặt ra yêu cầu cho các trường phải có sự điều chỉnh cho phù
hợp.
Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM, trước đây là Trường Trung học Điện
2, là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhiệm vụ ban đầu
của nhà trường khi mới thành lập là đào tạo kỹ thuật viên trung cấp và công
nhân kỹ thuật cho các đơn vị trong ngành điện phía Nam, từ Bình Thuận đến
Cà Mau. Sau một thời gian dài phát triển, đến năm 2005 Trường được nâng
cấp lên thành trường cao đẳng. Nhiệm vụ của Trường khơng cịn gói gọn
trong việc đào tạo nhân lực cho ngành điện mà mở rộng đào tạo cho xã hội.
Trong thời gian tới, theo định hướng của ngành, Trường sẽ được tiến hành cổ
phần hố. Hiện nay trong cơng tác đào tạo của nhà trường vẫn còn nhiều vấn
đề bất cập cần cải tiến. Nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của
nhà trường, tơi chọn đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp hồn thiện công tác
đào tạo cao đẳng và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM” làm
luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tượng, mục đích nghiên cứu và phạm vi giới hạn của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những cơ sở lý luận thơng qua nghiên
cứu chính sách đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào
tạo trong xu thế hội nhập và phát triển; các nội dung về lý luận dạy học; định
hướng phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Ứng dụng vào thực tiễn
nhằm phân tích thực trạng và đưa ra những giải pháp để hồn thiện cơng tác
đào tạo cao đẳng và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM.

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-2Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD


Trường ĐHBK Hà Nội

Đề tài chỉ giới hạn ở lĩnh vực đào tạo cao đẳng và trung cấp (bao gồm
trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề), không mở rộng sang những lĩnh
vực hoạt động khác của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM như nghiên cứu
khoa học, đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp được sử dụng trong luận văn gồm:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu.
- Phương pháp thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp quy nạp, suy diễn.
4. Kết cấu của luận văn:
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo cao đẳng và trung cấp.
- Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác đào tạo cao đẳng
và trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo cao đẳng và
trung cấp của Trường Cao đẳng Điện lực Tp.HCM.

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-3Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO
CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
1.1.

Đào tạo cao đẳng và trung cấp trong Hệ thống giáo dục quốc dân

1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 1998
Luật Giáo dục năm 1998 (có hiệu lực từ 01/6/1999) quy định Hệ thống
giáo dục quốc dân gồm:
a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo
b) Giáo dục phổ thơng có hai bậc học là bậc tiểu học (5 năm) và bậc trung
học, bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sở (4 năm) và trung học
phổ thông (3 năm)
c) Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Trung học
chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt
nghiệp trung học phổ thơng (Theo Chương trình khung giáo dục Trung học
chuyên nghiệp ban hành theo Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT ngày
06/6/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì khóa đào tạo 1 năm chỉ áp dụng đối
với các khóa đào tạo nghề với thời gian đào tạo trên 1 năm ở cùng ngành học
và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương). Dạy nghề
được thực hiện dưới một năm đối với các chương trình dạy nghề ngắn hạn, từ
1 đến 3 năm đối với các chương trình dài hạn.
d) Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại
học. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong ba năm học đối với
người đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng hoặc bằng tốt
nghiệp trung học chuyên nghiệp. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ
bốn đến sáu năm tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt
_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007

-4Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp; từ
một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên
ngành.
Giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độ tiến
sĩ. Đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện trong hai năm đối với người có
bằng tốt nghiệp đại học. Đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện trong bốn
năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với
người có bằng thạc sĩ [10, Điều 6].
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học

Trung học phổ thông

Cao đẳng

Trung cấp
chuyên nghiệp

Trung học cơ sở

Dạy nghề dài
hạn (CNKT)


Tiểu học

Dạy nghề ngắn
hạn

Mẫu giáo
Nhà trẻ

Hình 1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 1998
1.1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 2005
Luật Giáo dục năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Theo Luật này
thì các cấp học và trình độ đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;
_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-5Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

- Giáo dục phổ thơng có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng;
- Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;
- Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo
trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ [11,
Điều 4].
Tiến sĩ
Thạc sĩ

Đại học

Trung học phổ thông

Cao đẳng

Trung cấp
chuyên nghiệp

Trung học cơ sở

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề
Sơ cấp
nghề

Tiểu học
Mẫu giáo
Nhà trẻ

Hình 1.2. Hệ thống giáo dục quốc dân theo Luật Giáo dục 2005
1.1.3. Sự khác biệt về đào tạo cao đẳng và trung cấp của Luật Giáo dục
2005 so với Luật Giáo dục 1998
So với Luật Giáo dục 1998 thì Luật Giáo dục 2005 có những khác biệt sau
về đào tạo cao đẳng và trung cấp trong Hệ thống giáo dục quốc dân:
a) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó
dạy nghề có 3 trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề thay
vì chỉ có dạy nghề dài hạn và dạy nghề ngắn hạn như quy định của Luật Giáo
_________________________________________________________________________

Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-6Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

dục 1998. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề có
trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp,
trình độ cao đẳng.
Quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình
khung trình độ cao đẳng nghề Ban hành theo Quyết định số 01/2007/QĐBLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH: Thời gian của khóa học trình độ trung cấp
nghề được thực hiện ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ
sở; từ một đến hai năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng.
Thời gian của khóa học trình độ cao đẳng nghề được thực hiện từ hai đến ba
năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông tùy theo nghề đào
tạo và từ một năm rưỡi đến đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề.
b) Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng
hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành. Như vậy, người có
bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành chỉ phải mất từ một năm rưỡi
đến hai năm để đạt trình độ cao đẳng thay vì phải mất ba năm như quy định
của Luật Giáo dục 1998.
c) Theo Luật Giáo dục 2005 thì đào tạo cao đẳng có hai loại là cao đẳng và
cao đẳng nghề. Trình độ cao đẳng thuộc lĩnh vực giáo dục đại học và trình độ
cao đẳng nghề thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Trình độ trung cấp cũng
có hai loại là trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề, hai loại này đều
thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

d) Một điểm khác biệt nữa là theo Luật Giáo dục 2005, đào tạo trình độ đại
học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối
với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng hoặc bằng tốt nghiệp trung
cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-7Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành. Như vậy, người có bằng tốt
nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành chỉ phải mất hai năm rưỡi đến bốn năm
học để hồn thành chương trình đại học thay vì phải học từ bốn đến sáu năm
học như ở Luật Giáo dục 1998.
1.1.4. Mục tiêu của giáo dục cao đẳng và trung cấp
Điều 39 Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục đại học, trong
đó có mục tiêu đào tạo trình độ cao đẳng như sau:
- Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị,
đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chun mơn và kỹ
năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc
chuyên ngành được đào tạo.
Điều 33 Luật Giáo Dục quy định mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp,

trong đó có mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp như sau:
- Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong cơng nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều
kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp
tục học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
- Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ
năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính
sáng tạo, ứng dụng cơng nghệ vào công việc.

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-8Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

- Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo [11].
Hệ thống giáo dục nghề nghiệp của một số nước

1.2.

Hầu hết các nước trên thế giới hệ thống giáo dục kỹ thuật và dạy nghề
(technical and vocational) bên cạnh hệ giáo dục phổ thông và đại học. Các
nước đều phân biệt giáo dục (education) và dạy nghề (training). Phần lớn các
nước đều thực hiện việc dạy nghề theo hai trình độ trung cao (high secondary)

và cao (tertiary education hoặc higher education tức thuộc vào bậc đại học)
hoặc đưa vào giáo dục sau trung học (post- secondary) như Singapore. Trình
độ trung cao được cấp chứng chỉ (certificate) hoặc tú tài nghề, tú tài kỹ thuật
(VT baccalaureat- như ở Pháp), trình độ cao được cấp chứng chỉ hoặc bằng
(diploma- như ở Anh, Australia, Singapore, Thái lan …). Có nước cơng nhận
diploma nghề tương đương với cao đẳng (2 năm- như ở Anh, Thái Lan, Hàn
Quốc). Trung Quốc có một trình độ nghề tương đương trung học cơ sở dành
cho khu vực nông thôn, miền núi cho những học sinh không muốn vào cao
đẳng, đại học và thay cho chứng chỉ phổ cập trung học cơ sở. Hệ thống dạy
nghề của Đức tuyển sinh sau trung học cơ sở nhưng học chủ yếu ở doanh
nghiệp, mỗi tuần có một ngày học văn hố ở trường trung học (dual system).
Đa số các nước không hạn chế sự liên thông giữa hệ giáo dục phổ thông
với hệ dạy nghề, tuy vậy cần có một khố bổ túc kiến thức phổ thơng mà
chương trình dạy nghề khơng có.
Hệ thống trường lớp trong dạy nghề rất đa dạng, một phần do tính đa dạng
và mềm dẽo trong việc quản lý các chương trình dạy nghề. Đa số các trường
cao đẳng, cao đẳng cộng đồng, các viện kỹ thuật đều có các chương trình dạy
nghề. Ở một số nước các đại học cũng tham gia các chương trình dạy nghề
bậc cao [2].

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-9Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

1.3.

Trường ĐHBK Hà Nội


Các nhân tố cơ bản của hoạt động đào tạo

Hoạt động đào tạo có cấu trúc phức tạp bao gồm nhiều nhân tố khác nhau:
mục tiêu - nội dung - phương pháp, phương tiện - hình thức tổ chức - phương
pháp đánh giá, môi trường họat động dạy- học và hai nhân vật cơ bản là giáo
viên và người học. Có thể nói, quá trình đào tạo là quá trình thực hiện đồng
thời và tương hỗ (tương tác) các hoạt động dạy (của giáo viên) và hoạt động
học (của người học) để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung đào tạo và hướng tới
đạt mục tiêu đào tạo trong các môi trường và điều kiện dạy học cụ thể [7].
Theo “Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường” [1] thì quá trình
đào tạo bao gồm sáu nhân tố chủ yếu sau:
- Mục tiêu đào tạo

MT

- Nội dung đào tạo

ND

- Phương pháp đào tạo

PP

- Lực lượng đào tạo

GV (giáo viên)

- Đối tượng đào tạo


HS (học sinh)

- Phương tiện, thiết bị dạy học

TB

Ba nhân tố mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo liên
kết chặt chẽ với nhau, quy định nhau và hỗ trợ nhau. Chúng có mối quan hệ
với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trạng thái tiến bộ về văn hóa, khoa
học, cơng nghệ. Chúng tạo ra cái lõi của quá trình đào tạo (hình 1.3).
MT

ND

PP

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-10Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

Hình 1.3: Quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo
Ba nhân tố lực lượng đào tạo (giáo viên), đối tượng đào tạo (học sinh),
phương tiện- thiết bị dạy học là các lực lượng vật chất hiện thực hoá được,
mục tiêu đào tạo, tái tạo, sáng tạo nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo
(hình 1.4) .

HS

GV

TB

Hình 1.4 : Quan hệ giữa giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học
Có thể sơ đồ hóa một cách tổng quá mối liên hệ tương tác 6 yếu tố trên
bằng cách gắn kết hình 1.3 và hình 1.4 với nhau tạo thành hình 1.5
MT
HS

GV

PP

ND
TB

Hình 1.5 : Mối quan hệ giữa 6 nhân tố cốt lõi của quá trình đào tạo
Trong 6 nhân tố trên thì mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo và phương
pháp đào tạo được xem là 3 trong 4 thành tố của chương trình đào tạo. Thành
tố thứ tư của chương trình đào tạo là cách thức đánh giá kết quả đào tạo.

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-11Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD


Trường ĐHBK Hà Nội

Theo Tim Wentling thì chương trình đào tạo được định nghĩa là một
bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo. Bản thiết kế tổng thể đó cho
ta biết tồn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì ta có thể trơng đợi ở
người học sau khố học, nó phát hoạ ra quy trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và các cách
thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp
theo một thời biểu chặt chẽ (Tim Wentling, 1993) [1].
Các Điều 41,35 Luật Giáo dục 2005 cũng quy định: Chương trình giáo dục
(đại học hoặc nghề nghiệp) thể hiện mục tiêu giáo dục (đại học hoặc nghề
nghiệp); quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung
giáo dục (đại học hoặc nghề nghiệp), phương pháp và hình thức đào tạo,
cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành học, trình
độ đào tạo của giáo dục (đại học hoặc nghề nghiệp); bảo đảm yêu cầu liên
thông với các chương trình giáo dục khác [11].
1.3.1. Mục tiêu đào tạo:
Tùy theo từng cấp độ mục tiêu mục tiêu đào tạo (quốc gia, bậc học, lọai
hình trường đào tạo…) mà chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp xây
dựng mục tiêu khác nhau. Ở đây, chúng ta chủ yếu xem xét phương pháp xây
dựng mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề đào tạo.
Mục tiêu đào tạo của một ngành, nghề cụ thể được xác định theo sơ đồ
các căn cứ cơ bản như trình bày ở hình 1.6:

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-12Khoa Kinh tế & Quản lý



Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội
Định hướng mục tiêu
đào tạo quốc gia
- Bậc học
- Loại trường
- Ngành đào tạo

Đặc điểm chuyên
môn ngành, nghề

Mục tiêu đào
tạo của một
ngành nghề

Các quy chế xây dựng
mục tiêu- nội dung đào
tạo của Bộ GD&ĐT và
Bộ LĐ, TB & XH

Các điều kiện đảm bảo:
- Cơ sở vật chất
- Đội ngũ giáo viên
- Tài liệu học tập
- Quản lý

Hình 1.6 : Các căn cứ để xác định mục tiêu đào tạo
1.3.1.1. Định hướng mục tiêu đào tạo quốc gia:
Định hướng mục tiêu đào tạo của nước ta nói chung và ở các trình độ

cao đẳng và trung cấp được được xác định ở Luật Giáo dục như đã trình bày ở
mục 1.2.3.
1.3.1.2. Phân tích đặc điểm chuyên môn nghề:
Một trong những căn cứ cơ bản để xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo là
tài liệu phân tích đặc điểm chun mơn ngành, nghề phản ảnh tính chất, đặc
trưng nội dung lao động, đặc điểm tâm sinh lý nghề nghiệp và các yêu cầu về
đào tạo thích ứng với các u cầu của trình độ nghề nghiệp và nhu cầu nhân
lực lao động ngòai xã hội. Tài liệu phân tích đặc điểm chun mơn một
ngành, nghề có cấu trúc cơ bản như sau:
- Phạm vi hoạt động và ý nghĩa, vai trò của ngành, nghề

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-13Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

-Phân tích nội dung lao động: Tùy theo từng đặc trưng lao động cụ thể của
từng ngành nghề trong khu vực sản xuất hoặc dịch vụ mà chúng ta cần phân
tích nội dung lao động của các ngành, nghề theo các mặt sau:
+ Nguồn nguyên, vật liệu (hoặc thông tin) đầu vào
+ Các thiết bị, phương tiên, cơng cụ lao động.
+ Quy trình công nghệ cơ bản (phương pháp gia công, tài liệu công
nghệ).
+ Các sản phẩm lao động
+ Các chuẩn đánh giá công nghệ và sản phẩm
+ Môi trường lao động

- Hệ thống định hướng giá trị và các kiến thức, kỹ năng văn hóa - khoa
học; cơng nghệ và nghề nghiệp: Tùy theo từng loại hình đào tạo cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hay dạy nghề và hình thức đào tạo (dài
hạn hay ngắn hạn, chính quy hay tại chức), trình độ đầu vào của người
học và quy định của chương trình khung do Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH mà chúng ta có thể xác định hệ thống kiến thức, kỹ năng và
các định hướng giá trị theo chương trình khung bao gồm các mơn học
chung về giáo dục chính trị, pháp luật, quốc phịng, tin học, ngoại ngữ;
khối các mơn văn hóa; kỹ thuật cơ sở, lý thuyết chun mơn và thực
hành nghề nghiệp [7].
1.3.1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mục tiêu đào tạo:
Mục tiêu giáo dục đào tạo là cơ sở định hướng cho toàn bộ hoạt động tổ
chức và quản lý đào tạo ở mọi loại hình và phương thức đào tạo. Đồng thời là
cơ sở để thiết kế nội dung chương trình đào tạo cho các ngành nghề cụ thể,
phù hợp với từng loại hình trường và hệ đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc
dân. Mục tiêu đào tạo không chỉ là cơ sở định hướng mà điều quan trọng hơn

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-14Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

là chuẩn đánh giá tồn bộ q trình tổ chức đào tạo nghề nghiệp ở các mức độ
khác nhau [7].
1.3.2. Nội dung đào tạo
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về nội dung và cấu trúc nội
dung đào tạo. Theo cách hiểu thông dụng, nội dung đào tạo là tập hợp các

kiến thức về văn hóa- xã hội, khoa học- cơng nghệ, các chuẩn mực thái độnhân cách, các kỹ năng lao động chung và chuyên biệt cần thiết để hình thành
những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp phù hợp với một loại hình lao
động nghề nghiệp cụ thể. Nội dung đào tạo cơ bản được phản ánh trong các
chương trình khung (curriculum standard).
Chương trình khung là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào
tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ
phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và chuyên môn; giữa lý
thuyết với thực hành, thực tập. Nó bao gồm khung chương trình cùng với
những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định theo thời gian và bắt
buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất cả các trường đại học hoặc
cao đẳng [14].
Trong định nghĩa của chương trình khung ở trên, thì khung chương
trình (curriculum framework) là văn bản Nhà nước quy định khối lượng tối
thiểu và cơ cấu kiến thức cho các chương trình đào tạo. Khung chương trình
xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng với các trình độ đào tạo khác
nhau nhưng khơng cho thấy sự khác biệt giữa các ngành đào tạo.
Chương trình giáo dục đại học được cấu trúc từ các học phần thuộc hai
khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức
giáo dục đại cương bao gồm các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngoại
ngữ, các môn khoa học tự nhiên, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng.

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-15Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội


Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm các môn kiến thức cơ sở, các
môn kiến thức ngành, các môn kiến thức & kỹ năng nghề nghiệp bổ trợ và
thực tập nghề nghiệp.
Cấu trúc chương trình giáo dục trung học chuyên nghiệp và trung cấp
nghề bao gồm những thành phần cơ bản là khối các mơn học chung (Giáo dục
quốc phịng, Chính trị, Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục pháp
luật) và khối các môn cơ sở và các môn chuyên môn ( bao gồm môn lý thuyết
và môn thực hành).
Quá trình thiết kế nội dung, chương trình đào tạo cần tuân thủ theo các
nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc khoa học: Nội dung chương trình bảo đảm tính khoa học của
hệ thống các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong các lĩnh vực khoa họccông nghệ.
- Nguyên tắc thực tiễn: Một mặt, nội dung chương trình phải đảm bảo phù
hợp với các điều kiện (phương tiện, giáo viên…), bảo đảm tính khả thi của
chương trình. Một mặt phải phù hợp với trình độ thực tế và dự báo phát
triển kỹ thuật- công nghệ của các lĩnh vực sản xuất- dịch vụ.
- Nguyên tắc vừa sức: Nội dung chương trình phù hợp với đối tượng tuyển
sinh, với yêu cầu của mục tiêu đào tạo và điều kiện đảm bảo.
- Nguyên tắc hệ thống: Bảo đảm nội dung chương trình có cấu trúc hợp lý.
Kết hợp hài hịa lơgic khoa học- cơng nghệ và lơgic sư phạm. Cần có phần
hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.
- Nguyên tắc liên thơng: Nội dung, chương trình đào tạo cần được thiết kế
bảo đảm yêu cầu liên thông đào tạo giữa các bậc học, ngành nghề đào tạo.
- Nguyên tắc đa kênh thơng tin: Nội dung chương trình đào tạo được chọn
lọc phản ánh tính đa dạng của các kênh thơng tin từ các tài liệu khoa học công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn sản xuất- dịch vụ, đời sống xã hội … [6]

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-16Khoa Kinh tế & Quản lý



Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

1.3.3. Phương pháp đào tạo
1.3.3.1. Định nghĩa, phân loại phương pháp đào tạo [7]
Phương pháp đào tạo là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của
người dạy và người học nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy và học để
đạt được mục tiêu đề ra với những điều kiện cụ thể về môi trường, phương
tiện học tập, thời gian đào tạo.
Phương pháp dạy học có chức năng:
- Giúp người học nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở các mức độ từ thấp
đến cao: lĩnh hội, nhận biết, tái hiện, kỹ năng, vận dụng.
- Đảm bảo cho người học phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là
năng lực tư duy độc lập sáng tạo (là sự kết hợp của năng lực nhận thức,
năng lực hành động). Chức năng này phản ánh mặt tích cực của phương
pháp dạy học giúp người học phát triển trí thơng minh, năng lực thích ứng
cao, linh hoạt trước các tình huống mới, phức tạp.
Tùy thuộc vào đối tượng học viên, mục tiêu và nội dung chương trình đào
tạo, cơ sở vật chất, loại hình đào tạo mà chúng ta sử dụng phương pháp hoặc
nhóm các phương pháp pháp đào tạo khác nhau nhằm đạt được mục tiêu và
kết quả đào tạo mong muốn. Hệ thống các phương pháp đào tạo bao gồm một
số phương pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại vấn đáp
- Các phương pháp dạy học trực quan
- Phương pháp dạy học thực tiễn
- Phương pháp làm việc với sách và tài liệu
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề


_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-17Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

1.3.3.2. Đặc điểm của các phương pháp đào tạo
a) Phương pháp thuyết trình
Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói, chữ viết để truyền
đạt nội dung học tập cho người học một cách có hệ thống.
Phương pháp thuyết trình được sử dụng phổ biến khi giảng những nội
dung mới hoặc khi trình bày để làm sáng tỏ một vấn đề phức tạp mà người
học khó có thể nhận thức độc lập. Phương pháp này cịn được dùng để hệ
thống hóa, khái qt hóa, tổng kết, ơn tập cho SVHS.
Phương pháp thuyết trình có các ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Giúp người học nắm được tri thức một cách có hệ thống và hoàn chỉnh.
- Ở một mức độ nhất định, phương pháp thuyết trình có khả năng kích
thích tích cực đến tư duy và năng lực chú ý của người học.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên làm chủ được thời gian đối với
việc truyền thụ các tri thức và tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm
của người học thơng qua giọng nói và phong cách sư phạm của mình.
Nhược điểm:
- Dễ làm người học tiếp thu tri thức một cách thụ động, chóng mệt mỏi
vì phải tiếp nhận những kích thích qua lời nói đơn điệu, phải tập trung
tư tưởng để lắng nghe, ghi chép.

- Giáo viên không thể nắm được mức độ nắm bắt tri thức của người học.
b) Phương pháp đàm thoại vấn đáp
Đàm thoại vấn đáp là phương pháp đối thoại trao đổi hỏi đáp giữa
người dạy và người học nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri
thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những nội dung đã học hoặc
những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tiễn cuộc sống, hoặc tổng kết, ôn

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-18Khoa Kinh tế & Quản lý


Luận văn cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

tập, củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức hay kiểm tra kết quả học tập của học
sinh.
Phương pháp đàm thoại vấn đáp có ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm: Kích thích học sinh tích cực tư duy, rèn luyện năng lực diễn
đạt, tập trung chú ý. Giáo viên kịp thời phát hiện những thiếu sót của
học sinh để bổ sung.
- Nhược điểm: Phương pháp đàm thoại nếu vận dụng không khéo sẽ rất
mất thì giờ, ảnh hưởng tới kế hoạch dạy học và có thể trở thành nhũng
cuộc tranh luận, đối thoại khơng mang lại hiệu quả hướng dẫn. Vì thế,
khi tiến hành phương pháp này giáo viên cần quan tâm tới việc chuẩn
bị hệ thống các câu hỏi và yêu cầu đối với việc trả lời.
c) Các phương pháp dạy học trực quan (còn gọi là phương pháp diễn thị)
Đây là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước,trong và
sau khi lĩnh hội nội dung học tập mới. Phương pháp này thường được sử dụng

trong quá trình giảng dạy và học tập các môn khoa học tự nhiên. Bằng cách
quan sát và qua các nhận thức cảm tính được tiếp nhận thơng qua tranh ảnh,
băng đĩa, mơ hình, bản vẽ, sơ đồ được sử dụng trong quá trình dạy học, người
học sẽ nắm bắt được các tri thức mới hoặc rút ra các nhận xét, các kết luận có
cơ sở thực tiễn.
Các phương pháp trực quan nếu được chuẩn bị và sử dụng khéo léo sẽ
huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống
tín hiệu nghe và nhìn, tạo điều kiện cho người học dễ hiểu, nhớ lâu, gây hứng
thú học tập, phát triển ở người học năng lực chú ý quan sát, bồi dưỡng sự say
mê, óc tìm tịi phát hiện những tri thức mới. Việc thực hiên các yêu cầu trực
quan trong dạy học phù hợp với lý luận dạy học: quá trình nhận thức bắt đầu

_________________________________________________________________________
Phan Thanh Đức- Cao học 2005- 2007
-19Khoa Kinh tế & Quản lý


×