Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

KHBD 5512 CHỦ đề NGHỊ LUẬN tác PHẨM TRUYỆN (đoạn TRÍCH) NGỮ văn 9nhung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.85 KB, 11 trang )

TÊN BÀI DẠY:
CHỦ ĐỀ: NGHỊ LUẬN TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
MƠN HỌC: NGỮ VĂN 9
Gồm 03 bài:
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Thời gian thực hiện: 05 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Những yêu cầu và cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đề bài nghị luận và các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Năng lực.
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm
bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong
chương trình.
- Xác định được yêu cầu nội dung và hình thức của một văn bản NL về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).
- Xác định được các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa
chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) với bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ).
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với suy
nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Phẩm chất.
- Có lịng say mê, yêu thích văn học, biết nhận xét, đánh giá nhân vật, tác phẩm truyện
phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ liên kết phù hợp đúng ngữ cảnh góp phần giữ gìn sự trong


sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước làm một bài văn nghị luận để đạt hiệu quả giao
tiếp.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
- Ngữ liệu, phiếu học tập...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật qua văn bản đã được học.
b) Nội dung hoạt động
=============================================================



- GV hướng dẫn HS đóng vai (cặp đơi) nhân vật anh thanh niên và cô kĩ sư trẻ, giới
thiệu về nhân vật, cuộc trò chuyện.
c) Sản phẩm học tập
- Cuộc đối thoại giữa 2 nhân vật trong 1 phân cảnh.
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- 2 HS lên bảng trong vai nhân vật anh thanh niên và cô kĩ sư trẻ gặp nhau, giới thiệu về
bản thân.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đã chuẩn bị ở nhà, lên bảng thực hiện nhiệm vụ.
* Báo cáo kết quả:
- HS thể hiện bằng ngơn ngữ nói.
* Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, kết luận, dẫn vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:
- Những yêu cầu và cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Đề bài nghị luận và các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).
- Đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm
bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong
chương trình.
- Xác định được u cầu nội dung và hình thức của một văn bản NL về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).
- Xác định được các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa
chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Phân biệt được những điểm giống và khác nhau giữa bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích) với bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ).
- Có lịng say mê, u thích văn học, biết nhận xét, đánh giá nhân vật trong truyện phù
hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Có ý thức sử dụng từ ngữ liên kết phù hợp đúng ngữ cảnh góp phần giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
- Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước làm một bài văn nghị luận để đạt hiệu quả giao
tiếp.
b) Nội dung hoạt động
- Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài cách làm bài nghị
luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
c) Sản phẩm học tập:
- Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn
trích).
- Quy trình và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
=============================================================




d) Tổ chức thực hiện
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
* GV yêu cầu HS đọc văn bản – SGK/61,
thảo luận nhóm với kĩ thuật mảnh ghép
để thực hiện nhiệm vụ:
- Vịng 1:
Nhóm 1: Bài NL phân tích, đánh giá về
nhân vật nào trong t/p Lặng lẽ SaPa? Xác
định vấn đề nghị luận của văn bản? Hãy
đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
Nhóm 2: Vấn đề NL được người viết trình
bày qua những luận điểm nào? Tìm những
câu văn mang luận điểm? Các luận điểm
nêu lên tính cách của nhân vật có rõ ràng
khơng? Những luận điểm thường đứng ở vị
trí nào trong đoạn? Tạo nên cách lập luận
gì?
Nhóm 3: Người viết đã phát triển các luận
điểm với cách dẫn dắt, phân tích, chứng
minh như thế nào? Các dẫn chứng được
chọn như thế nào? Kết hợp với giải thích ra
sao?
Nhóm 4: Nhận xét về bố cục của văn bản?

NỘI DUNG
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích).
1. Ví dụ: Văn bản – SGK/61.

Dự kiến sản phẩm:
a) Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất,
đức tính tốt đẹp của nhân vật anh thanh
niên.
b) Luận điểm:
* Luận điểm 1: Anh thanh niên đẹp ở tấm
lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách
nhiệm cao với cơng việc.
- Luận cứ:
+ Hồn cảnh sống: Là người cô độc nhất
thế gian sống một mình trên đỉnh núi n
Sơn bốn mùa mây mù.
+ Cơng việc: Nghề khí tượng kiêm vật lí
địa cầu thực chất cơng việc rất tỉ mỉ, chịu
khó.
+ u cơng việc: Quan niệm của anh về
công việc “Khi ta làm việc ta với công ...
->coi công việc là niềm vui.
+ Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học nề
nếp ngăn nắp.
* Luận điểm 2: Là người đáng yêu qua nỗi
thèm người, lòng hiếu khách. Câu văn:
“Nhưng anh thanh... cách chu đáo”.
- Luận cứ:
+ Vui được đón khách, thái độ nhiệt tình
chu đáo.
+ Say sưa kể về cơng việc của mình.
+ Đón mọi người đến thăm nơi ở của mình.
* Luận điểm 3: Là người khiêm tốn. Câu
“Công việc vất vả... khiêm tốn”.

- Luận cứ:
+ Thấy đóng góp của mình nhỏ bé so với
người khác.
+ Từ chối vẽ chân dung, giới thiệu người
khác
c) Phép lập luận: phân tích, chứng minh ->
thuyết phục, hấp dẫn người đọc. Luận cứ
rõ ràng, xác đáng, sinh động, phù hợp.

=============================================================



d) Bố cục: mạch lạc, rõ ràng. Lời văn
chuẩn xác, gợi cảm.
=> Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).
- Vịng 2: Qua phân tích văn bản, em hiểu 2. Ghi nhớ-SGK/63
thế nào là NL về t/p truyện hay đoạn trích?
Những nhận xét, đánh giá về truyện phải
được đánh giá từ đâu? Luận điểm, luận cứ
và cách lập luận trong bài ntn? Để bài NL
có tính thuyết phục người viết cần chú ý gì
đến bố cục và lời văn?
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
* GV cho HS thảo luận nhóm với kỹ
thuật khăn phủ bàn để trả lời câu hỏi:
- Những điểm giống và khác nhau giữa
nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ) và nghị

luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)?
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Dự kiến sản phẩm:
Những điểm giống và khác nhau giữa nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
và nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)
Giống
- Nghị luận văn học.
nhau
- Trình bày những nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật.
- Dựa trên những hiểu biết về tác phẩm để đưa ra cảm nhận.
Khác nhau
Nghị luận về một đoạn thơ
Nghị luận về tác phẩm truyện
(bài thơ)
(đoạn trích)
- Trình bày nhận xét, đánh giá của - Trình bày những nhận xét, đánh
mình về nội dung và nghệ thuật của giá của mình về nhân vật, sự kiện
đoạn thơ, bài thơ ấy.
chủ đề hay nghệ thuật của một tác
- Phân tích các yếu tố: ngơn từ, hình phẩm cụ thể.
ảnh, giọng điệu,... để làm nổi bật - Xuất phát từ ý nghĩa của cốt
nội dung tư tưởng và nghệ thuật.
truyện, tính cách, số phận của nhân
vật và nghệ thuật trong tác phẩm
được người viết phát hiện và khái
quát.
- Phải nêu được các nhận xét, ý
kiến (luận điểm) xác đáng, rõ ràng
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn

trích); phải có các luận cứ tiêu biểu
=============================================================



xác thực làm cơ sở cho luận điểm.
- Cần sử dụng phối hợp các thao tác,
kĩ năng (phân tích, chứng minh, giải
thích…); nên có những suy nghĩ,
những cách trình bày bài mang sắc
thái riêng.
* GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả
lời câu hỏi sau: Qua việc đọc văn bản trên,
em hãy cho biết bài văn nghị luận về về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần đáp ứng
những yêu cầu gì về nội dung và hình
thức?
* GV yêu cầu HS đọc các đề bài –
SGK/64, suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi để
thực hiện nhiệm vụ:
(1) Đề bài yêu cầu nghị luận vấn đề gì?
(2) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài
cho ta biết giữa các đề bài có sự giống và
khác nhau nào?
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

* GV yêu cầu HS lần lượt đọc các gợi ý –
SGK/65,66, suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi trả
lời các câu hỏi để nắm được quy trình và

kĩ năng làm bài.
- Muốn làm được đề văn này, ta cần thực
hiện những bước nào?
- Đề thuộc dạng nào?
- Vấn đề cần nghị luận là gì?
- Tư liệu lấy ở đâu?
- Nét nổi bật của ơng Hai là gì ?
- Tình u làng, u nước của ơng Hai
được đặt trong tình huống nào?
- Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ

II. Tìm hiểu bài cách làm bài nghị luận
về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
1. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).
Dự kiến sản phẩm:
- Đề 1: NL về thân phận người phụ nữ
trong XH cũ.
- Đề 2: NL về diễn biến cốt truyện.
- Đề 3: NL về thân phận Thuý Kiều.
- Đề 4: NL về đ/sống t/c gia đình trong
chiến tranh.
* Giống nhau: đều là kiểu bài NL về tác
phẩm truyện hoặc đoạn trích.
* Khác nhau:
+ Phân tích: Phân tích các mặt của nhân
vật hoặc cốt truyện -> nêu ra nhận xét về n/
vật hoặc cốt truyện.
+ Suy nghĩ: xuất phát từ sự cảm, hiểu của
mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm.

2. Các bước làm bài nghị luận về tác
phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai
trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
Dự kiến sản phẩm:
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: NL về một n/vật trong tác phẩm
truyện.
- Vấn đề NL: Lịng u làng, u nước của
ơng Hai.
- Tư liệu: trong tác phẩm Làng - Kim Lân
b. Tìm ý: Muốn tìm được ý phải đặt câu hỏi
và trả lời câu hỏi
- Tình u làng u nước của ơng Hai
- Đi tản cư nhưng ln nhớ về làng
- Đau xót tủi hổ khi nghe tin làng theo giặc
- Vui mừng khi nghe tin cải chính

=============================================================



một cách sinh động, thú vị tình u làng và
lịng yêu nước ấy (về tâm trạng, cử chỉ,
hành động, lời nói...)
- Dàn ý của bài NL gồm những phần nào?
- Mở bài nêu những gì?
- Thân bài nêu mấy luận điểm?
- Các luận cứ nào?
- Nội dung của phần kết bài là gì?

- Bước tiếp theo ta cần phải làm gì?
- Có mấy cách mở bài?
- Phần thân bài có mấy luận điểm?
- Nêu cách trình bày luận điểm?
- Các đoạn văn trong bài văn phải liên kết
như thế nào với nhau (về nội dung và hình
thức)?
- Sau bước viết bài, ta phải làm gì?

- Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để
miêu tả
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu truyện ngắn Làng...
- Giới thiệu nhân vật ông Hai...
* Thân bài:
- Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ơng
Hai là tình cảm nổi bật xun suốt tồn
truyện.
+ Đi tản cư luôn nhớ về làng, theo dõi tin
tức k/chiến
+ Đau đớn tủi hổ khi nghe tin làng theo
giặc.
+ Vui mừng khi tin đồn được cải chính.
- Nghệ thuật xây dựng truyện đặc sắc:
+ Đặt nhân vật vào tình huống cụ thể để
thể hiện tính cách nhân vật
+ Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
* Kết bài:
- Thành công của nhà văn khi xây dựng

nhân vật.
- Suy nghĩ và hành động của bản thân qua
nhân vật.
d. Viết bài
* Mở bài: Có nhiều cách
- Đi từ khái quát đến cụ thể.
- Nêu trực tiếp những suy nghĩ của người
viết.
* Thân bài: Mỗi luận điểm viết thành một
đoạn văn (nêu rõ ý kiến nhận xét của mình
về tình yêu làng, u nước của ơng Hai. Có
phân tích, chứng minh cụ thể, chính xác
bằng những dẫn chứng trong tác phẩm.
Giữa các đoạn văn có sự liên kết, chuyển
tiếp)
* Kết bài : Sgk
e. Đọc lại bài viét và sửa chữa
* GV cho HS thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư Ghi nhớ: SGK/68
duy với các gợi ý:
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích) gồm mấy bước?
- Nhiệm vụ của từng bước?
=============================================================



- Khi viết bài cần chú ý những gì?
+ GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Dự kiến sản phẩm:

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm
bài nghị luận thuộc dạng này.
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với suy
nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
- Có ý thức thực hiện đầy đủ các bước làm một bài văn nghị luận để đạt hiệu quả giao
tiếp.
b. Nội dung hoạt động:
- HS làm bài tập nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
c. Sản phẩm:
- Câu trả lời, đoạn văn, bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích).
d. Tổ chức thực hiện:
CÁCH THỨC TỔ CHỨC
NỘI DUNG
* GV yêu cầu HS đọc bài tập – SGK/63, Luyện tập bài văn nghị luận về tác phẩm
suy nghĩ, chia sẻ cặp đơi để trả lời các truyện (đoạn trích).
câu hỏi:
- Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn
- Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì?
nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp
của nhân vật này.
=============================================================



- Đoạn văn nêu lên những ý kiến chính
nào?

- Các ý kiến ấy giúp ta hiểu thêm gì về
nhân vật lãơ Hạc?
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
* GV yêu cầu HS đọc đề bài – SGK/68,
suy nghĩ, chia sẻ cặp đôi để trả lời các
câu hỏi:
- Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài?
- Lập dàn ý cho đề bài trên?
- Viết phần mở bài và 1 phần thân bài.
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- Phân tích cụ thể nội tâm, hành động của
nhân vật lão Hạc.
- Bài viết đã làm sáng tỏ một nhân cách
đáng kính trọng, một tấm lịng hy sinh cao
q.
Luyện tập cách làm bài văn nghị luận về
tác phẩm truyện (đoạn trích).
Đề: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão
Hạc của Nam Cao.
- Mở bài: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam
Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc
sống người nông dân trong xã hội. Tác
phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh
Lão Hạc- một người nơng dân có cuộc
sống nhiều bất hạnh nhưng lại là người
nhân hậu, giàu lòng yêu thương và lòng tự
trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quý.

- Thân bài: Viết đoạn văn cho luận điểm:
lão Hạc là một người nông dân hiền lành,
chất phác.
Điều khiến em yêu thích nhất trong tác
phẩm này chính là ở nhân vật lão Hạc.
Nhân vật lão Hạc được Nam Cao xây dựng
là một người nông dân hiền lành, chất
phác. Ơng là một nhân vật điển hình cho
những người nơng dân sống trong xã hội
cũ. Họ là những người có cuộc sống nghèo
khó nhưng họ có nhân cách cao đẹp. Như
lão Hạc, ông sống cầm cự qua từng ngày,
niềm vui duy nhất của ơng đó chính là cậu
Vàng. Lão thương u cậu Vàng như con
của mình. Lão nghèo khó như vậy nhưng
vẫn cố gắng làm lụng và giữ đúng phẩm
chất, cốt cánh chứ khơng biến mình thành
một kẻ xấu. Lão cịn dành cho cậu Vàng
một cái bát ăn riêng. Hình ảnh của lão
Hạc hiện lên đẹp như vậy đấy. Lão khiến
cho người đọc phải suy ngẫm nhiều. Ngày
nay, chúng ta có một cuộc sống đầy đủ
hơn, có ăn có mặc đàng hồng nhưng
khơng phải ai cũng giữ đúng được bản chất
con người. Thậm chí, có những người cịn

=============================================================




lầm đường, lạc lối và trở thành gánh nặng
của gia đình.
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm
truyện (đoạn trích).
*Đề bài:
Cảm nhận của em về đoạn trích
truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn
Quang Sáng.

* GV yêu cầu HS đọc bài tập – SGK/68,
thảo luận nhóm để thống nhất lại nội
dung đã chuẩn bị ở nhà, trình bày trên
bảng phụ nhóm.
- Mỗi nhóm trình bày 1 đoạn văn, 1 nhóm
trình bày tồn bộ bài viết.
* Sau khi HS trình bày kết quả, GV tổ
chức nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Dự kiến sản phẩm:
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: nghị luận về đoạn trích.
- Vấn đề NL: Tình cha con sâu nặng của cha con ơng Sáu trong hồn cảnh éo le. Bằng
nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc và xây dựng tình huống bất ngờ của Nguyễn
Quang Sáng.
- Tư liệu: đoạn trích Chiếc lược ngà của Ng. Quang Sáng.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài :
- Truyện Chiếc lược ngà được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966 tại chiến
trường Nam Bộ trong thời kì k/c chống Mỹ của nhân dân ta đang diễn ra ác liệt.
- Giới thiệu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
b. Thân bài : Phân tích, chứng minh các luận điểm.

- Tình cảm của ơng Sáu với con:
+ Biết con chưa nhận ra mình “Khổ tâm đến khơng khóc được”nhưng ông kiên nhẫn chờ
đợi.
+ Nỗi day dứt, ân hận khi trở về khu căn cứ..
+ Vui mừng khi kiếm được khúc ngà, dồn hết tâm trí vào làm cây lược và tẩn mẩn khắc
từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”
-> Những chi tiết trên khơng chỉ nói lên tình cha con sâu nặng mà cịn làm cho người
đọc thấm thía những đau thương mất mát, tình cảnh éo le trong chién tranh.
- Tình cảm của bé Thu đối với cha:
+ Lảng tránh và lạnh nhạt vì ơng Sáu khơng giống hình chụp chung với má.
+ Đột ngột thay đổi cất tiếng kêu thét lên: “Ba..a...a...ba...và đôi vai nó run run” tình u
và nối nhớ thương bị dồn nén bấy lâu đã thể hiện mạnh mẽ thể hiện rõ tính cách rạch rịi,
mạnh mẽ, sâu sắc của bé Thu.
- Nghệ thuật tạo tình huống, cách chọn vai kể rất phù hợp vừa bày tỏ sự đồng cảm với
các nhân vật vừa thể hiện được nội dung tư tưởng của tác phẩm, miêu tả tâm lí trẻ rất
đặc sắc...
c. Kết bài: Đánh giá thành cơng của đoạn trích và suy nghĩ của bản thân về đoạn trích.
3.Viết bài:
a. Viết đoạn mở bài.
=============================================================



“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu
nặng của cha con ông Sáu thời kì chiến tranh. Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng
chứa đầy sự bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích
trong sách giáo khoa đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng
liêng của tình phụ tử.
b. Viết đoạn thân bài: Luận điểm: thành công về nghệ thuật của văn bản.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” đã rất thành công trong việc kết hợp kể với miêu tả nội

tâm nhân vật, xây dựng nội tâm mâu thuẫn nhưng rất nhất quán về tính cách. Truyện
được kể ở ngơi thứ nhất dưới góc nhìn của ơng Ba. Điều đó làm cho sự việc trở nên
khách quan, tin cậy và xác thực, tạo điều kiện cho người đọc bày tỏ sự đồng cảm, chia
sẻ, thấu hiểuvà xúc động trước tâm trạng của từng nhân vật. Hơn nữa truyện lại có sự
sắp xếp rất chặt chẽ với nhiều tình huống bất ngờ làm cho người đọc cảm thấy hứng thú
và cuốn hút khi đọc.
c. Viết đoạn kết bài.
Truyện đã làm sống lại quãng thời gian đánh giặc giữ nước và thơng qua đó tác giả
muốn người đọc phải nghĩ và thấm thìa nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến.
Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để
ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Viết được đoạn văn, bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) với suy
nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
b) Nội dung:
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để làm
bài.
c) Sản phẩm học tập:
- Bài làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
d) Tổ chức thực hiện:
- Chọn 1 trong 2 đề (SGK/69) để viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
- Hoàn thành bài viết ở nhà, đầu tuần sau nộp bài.

=============================================================



=============================================================





×