Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích khái niệm ổ sinh thái của côn trùng và hướng tác động trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.73 KB, 9 trang )

Đề tài: Phân tích khái niệm ổ sinh thái của côn trùng và hướng tác động trong bảo vệ
thực vật đối với ổ sinh thái
I- Đặt vấn đề
Hiện nay, Việt Nam đã biết hơn 1,5 triệu lồi cơn trùng, mỗi lồi có một tên la tinh
gọi là tên khoa học được thống nhất trên toàn thế giới. Giữa các loài có mối quan hệ
dịng dõi nhất định và có mối quan hệ dinh dưỡng theo chuỗi dài ngắn khác nhau. Giữa
các lồi càng có nhiều đặc điểm giống nhau thì chúng càng có họ hàng gần nhau hơn.
Vì vậy, người ta căn cứ vào số lượng các đặc điểm chung nhiều hay ít mà quy nạp
thành các quần loại riêng biệt, dần dần xây dựng thành một hệ thống phân loại tự
nhiên phản ánh được mối quan hệ dòng dõi trong q trình tiến hố tương quan giữa
các lồi. Cơn trùng tồn tại dưới dạng quần thể( tập hợp các cá thể lồi) và địi hỏi các
điều kiện cần thiết để sinh trưởng phát triển và sinh sản thuận lợi. Mối quan hệ tương
hỗ của từng lồi với mơi trường bên ngoài, với các yếu tố ngoại cảnh tồn tại ổn định
trong quần thể. Côn trùng chỉ phân bố ở một khu vực sinh thái của lãnh thổ, nơi đáp
ứng được nhu cầu sinh thái, đáp ứng được yêu cầu về điều kiện sống. Nhu cầu sinh
thái của từng loài là khác nhau, là thuộc tính sinh thái quan trọng nhất của lồi. Mơi
trường sống của cơn trùng bao gồm các yếu tố hữu sinh và vơ sinh. Mỗi lồi cơn trùng
có nhu cầu nhất định đối với từng yếu tố mơi trường để có thể tồn tại trong thiên
nhiên.
Các lồi sống với những điều kiện mơi trường cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển lâu dài của các thế hệ loài và cả quần thể của côn trùng được gọi là ổ sinh
thái. Một ổ sinh thái là sự phù hợp của một loài khi sống dưới những điều kiện mơi
trường cụ thể. Trong đó thực vật là không gian sinh thái đáp ứng được các điều kiện
sống cần thiết cho ổ sinh thái bao gồm: thực vật cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản,
nơi trốn tránh kẻ thù,... Mỗi lồi cơn trùng trong tự nhiên có đời sống gắn liền với từng
loại thực vật nào đó nhất định. Trong mối quan hệ khép kín của thực vật trong ổ sinh
thái cơn trùng, cơn trùng sử dụng các bộ phận của cây thân, lá, rễ, cành, hoa, quả, sản
phẩm tiết ra, xác thực vật để làm thức ăn có thể gây hoặc khơng gây phát sinh thành
dịch và gây hại kinh tế. Côn trùng sử dụng thực vật theo từng nhóm chuyên hóa khác
nhau: Nhóm hại lá, nhóm hại quả, nhóm hại thân, nhóm chích hút dịch cây. Tất cả các
lồi cơn trùng đều tham gia vào chu trình tuần hồn vật chất, thuộc vào một trong 3


khâu sau đây: sinh việt sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật tái sản xuất. Thành phần
sâu hại và mật độ mỗi loài sâu hại phụ thuộc vào cây trồng là ký chủ( cả về số lượng
và chất lượng). Người ta nói “ Cây nào sâu ấy” để nói rằng có cây mới có sâu, cây
quyết định sự phân bố của côn trùng ăn thực vật, thành phần dinh dưỡng trong cây ảnh
hưởng đến mọi chỉ tiêu sinh học của cơn trùng sử dụng nó làm thức ăn. Ngoài ra,
thành phần và số lượng cá thể các kẻ thù tự nhiên lại phụ thuộc vào ký chủ của chúng,
bắt đầu từ các loài ăn thực vật. Cơn trùng có thể có tính ăn nhiều loại(có phổ ký chủ
rộng) hay ăn ít loại( có phổ ký chủ hẹp).
1


Những lồi có phổ thức ăn rộng thường phân bố rộng theo ký chủ của nó. Với
những lồi có phổ ký chủ hẹp, biện pháp luân canh cây trồng để cắt nguồn thức ăn là
biện pháp phòng chống khả thi và có ý nghĩa để hạn chế tác hại của chúng đối với thực
vật. Ngoài ra, hoạt động kinh tế của con người trong ổ sinh thái nông nghiệp tạo nên
những biến đổi sâu sắc, ảnh hưởng trực tiếp đến côn trùng, bao gồm cả sâu hại cây
trồng và các loại kẻ thù tự nhiên của sâu hại. Các hoạt động của con người có những
mặt tích cực như thực hiện các biện pháp để điều khiển sinh quần theo hướng có lợi
cho con người và cải biến điều kiện ngoại cảnh để thuận lợi cho các lồi có ích. Thế
nhưng, cũng có nhiều hậu quả tiêu cực, như việc sử dụng thuốc trừ sâu hố học khơng
hợp lý làm ảnh hưởng đến môi trường, đến cân bằng sinh học trong tự nhiên, làm xuất
hiện nhiều loài sâu chống thuốc, trong hoạt động thương mại đã làm nhiều lồi cơn
trùng hại nguy hiểm lan tràn từ nước này sang nước khác, một số trường hợp cịn sử
dụng cơn trùng như vũ khí trong chiến tranh. Tất cả các hoạt động có hại đó cần được
khắc phục. Cơng tác bảo vệ thực vật đòi hỏi phải cẩn trọng và khoa học để an tồn cho
mơi trường, cho con người và có hiệu quả bền vững, dựa trên phân tích hướng tác
động trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái để đề xuất các biện pháp phù hợp. Trước
tình hình đó, tơi tiến hành phân tích khái niệm ổ sinh thái của côn trùng và hướng tác
động trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái.
II- Nội dung

2.1. Phân tích khái niệm ổ sinh thái của cơn trùng
Ổ sinh thái cũng còn gọi là tổ sinh thái hoặc hốc sinh thái, trong tiếng Anh là
ecological niche-khái niệm này được đưa ra năm 1917, nhưng G. Evelyn Hutchinson
đã đưa ra một khái niệm tiên tiến hơn vào năm 1957 khi giới thiệu khái niệm được
chấp nhận rộng rãi: "là một tập hợp các sinh học và phi sinh học mà trong đó các lồi
có thể tồn tại và duy trì quy mô quần thể ổn định." Ổ sinh thái là một khái niệm chính
trong hệ sinh thái của sinh vật và được chia nhỏ thành ổ cơ bản và ổ sinh thái thành
phần. Ổ sinh thái là một không gian mà ở đó những điều kiện mơi trường cần thiết
đảm bảo sự tồn tại lâu dài của các thế hệ trong loài và cả quần thể.
Ổ sinh thái miêu tả cách một sinh vật hoặc quần thể phản ứng lại với sự phân bố của
tài nguyên và đối thủ cạnh tranh (một ví dụ điển hình là sự phát triển thuận lợi của một
quần thể khi mơi trường sống có nhiều tài ngun và khi có ít kẻ săn mồi, ký sinh
trùng và mầm bệnh) và thay đổi ngược lại chính những yếu tố đó (như là giới hạn khả
năng tiếp cận tới nguồn tài nguyên của các sinh vật khác, đóng vai trị là nguồn thức ăn
của sinh vật săn mồi và cũng đồng thời là một sinh vật tiêu thụ con mồi). "Kiểu và
lượng biến số bao gồm các khơng gian của một ổ sinh thái thì biến đổi từ loài này tới
loài khác và tầm quan trọng tương đối của các biến số môi trường cụ thể của một lồi
có thể biến đổi dựa theo hồn cảnh vùng và địa lý"
Có 2 loại ổ sinh thái:
- Ổ sinh thái thành phần
2


Ổ sinh thái cơ bản
Ổ sinh thái thành phần là tổng hợp các điều kiện môi trường cần thiết đảm bảo cho
hoạt động chức năng nào đó của cơ thể. Ví dụ: ổ sinh thái dinh dưỡng,
Tổ hợp các ổ sinh thái thành phần tạo nên ổ sinh thái cơ bản. Nơi sống là nơi sinh
vật sống và xuất hiện ở đó, là điều kiện mơi trường nơi mà lồi đó sinh sống, nơi sống
chỉ ra địa chỉ, ổ sinh thái chỉ ra nghề nghiệp. Ổ sinh thái phải được xác định từ góc độ
thích ứng trong lồi, ổ sinh thái là một thuộc tính của lồi.

Ổ sinh thái cơ bản ( Fundamental Niche)= ổ sinh thái lý thuyết lý tưởng nhất. Đáp
ứng được mọi yêu cầu sinh thái của sinh vật. Là một khơng gian lớn nhất mà lồi phân
bố(khơng

cạnh
tranh
khác
lồi).
Ổ sinh thái thực(Real Niche) là tập hợp các điều kiện sinh thái mơi trường xét thêm
mà theo đó một lồi vẫn tồn tại. Là khơng gian mà sinh vật đó sinh phân bố, bị hạn chế
về mặt sinh học( có mặt các lồi cạnh tranh). Phức hợp điều kiện môi trường quyết
định sự phân bố của côn trùng trong ổ sinh thái. Tính chất thức ăn có vai trị quan
trọng.
Ví dụ: Sâu tơ(Plutella xylostella), rệp muội xám( Brevicoryne Brassicae), bọ nhảy
(Phyllotreta striolata)đều chỉ ăn lá cây họ thập tự, chỉ phân bố trong sinh cảnh cây rau
họ thập tự, có 1 ổ sinh thái giống nhau, chúng là những lồi có họ hàng xa.
-

Ví dụ khác: Bọ trĩ Haplothrips tritici(quan hệ với họ hòa thảo) và bọ trĩ Halothrips
subti(quan hệ với cây gỗ và bụi) có ổ sinh thái không giống nhau. Ổ sinh thái quyết
định sự phân bố và mật độ của côn trùng trong không gian. Các lồi hẹp sinh
cảnh(đồng quần xã) có ổ sinh thái hẹp. Các lồi rộng sinh cảnh(dị quần xã) có ổ sinh
3


-

thái rộng. Ví dụ: Cùng họ vịi voi nhưng Sitona Cylindrical hại đậu Medicago và đậu
khác có ổ sinh thái rộng. Phytonomus variabilis chỉ hại đậu Medicago có ổ sinh thái
hẹp.

Từng pha phát triển của một lồi cơn trùng có thể có quan hệ khác nhau với yếu tố
mơi trường và có ổ sinh thái khơng giống nhau. Ví dụ: Ấu trùng chuồn chuồn Odonata
sống trong nước, trường thành sống trên cạn.
2.2. Hướng tác động trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái
2.2.1. Vai trò và đặc điểm của thực vật trong các ổ sinh thái côn trùng
Ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà các yếu tố mơi trường của nó quyết định sự
tồn tại và phát triển ổn định của cá thể loài theo thời gian.
Thực vật là không gian sinh thái đáp ứng được các điều kiện sống(thức ăn, nơi ở, nơi
sinh sản, nơi trốn tránh kẻ thù). Thành phần sâu hại và mật độ mỗi loài sâu hại phụ
thuộc vào cây trồng là ký chủ (cả về chất lượng và số lượng). Người ta nói “cây nào
sâu ấy” để nói rằng có cây mới có sâu, cây quyết định sự phân bố của côn trùng ăn
thực vật, thành phần dinh dưỡng trong cây ảnh hưởng đến mọi chỉ tiêu sinh học của
côn trùng sử dụng nó làm thức ăn. Tiếp đó, thành phần và số lượng cá thể các kẻ thù tự
nhiên lại phụ thuộc vào ký chủ của chúng, bắt đầu từ các lồi ăn thực vật.
Ví dụ: Thức ăn của rầy RẦY NÂU (MUỘI NÂU) Nilaparvata lugens Stal trưởng
thành và rầy non là dịch cây, rầy sử dụng miệng chích vào thân cây lúa. Rầy nâu có rầy
trưởng thành thường tập trung thành đám ở trên thân cây lúa phía dưới khóm để hút
nhựa, nhựa cây lúa là nguồn thức ăn chủ yếu của rầy nâu. Khi bị khua động thì rầy lẩn
trốn bằng cách bị ngang hoặc nhảy sang cây khác hoặc bay xa đến chỗ khác. Chiều tối
rầy bị lên phía trên thân lúa hoặc lá lúa. Khi lúa ở thời kỳ chín, phần dưới của thân lúa
đã cứng khơ thì ban ngày chúng tập trung phía trên cây lúa hoặc gần chỗ non mềm của
cuống bông để hút nhựa.

4


-

Trong tự nhiên: nhiều lồi cơn trùng trong một phần hay toàn bộ đời sống của chúng
gắn liền với một lồi thực vật nào đó. Do đó cây chỉ là một phần, 1 điểm để thỏa mãn

nhu cầu cuộc sống của côn trùng, như vậy từng đối tượng cây trồng, cây đó sẽ là một
phần của ổ sinh thái. Tập hợp các cây giống nhau và khác nhau sẽ tạo thành ổ sinh thái
rộng hơn.
Có lồi chỉ ở trên cây một giai đoạn nhất định, sâu cuốn lá loại lớn Parnara guttata
Bremer et Grey có sâu non nhả tơ cuốn lá thành bao lớn và cắn khuyết lá. Khi sâu nở
ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn
tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá. Trưởng thành đẻ
trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt sau lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một
bướm cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa 20 phút là bướm bay đi kiếm ăn.
Có lồi đẻ trứng trên cây này nhưng lại ăn và ẩn nấp ở chỗ khác, bọ nhảy hại
rau(Phyllotreta spp.) Bọ trưởng thành hoạt động nhanh nhẹn, nhảy xa và bay khỏe, bọ
trưởng thành ăn lá và giao phối trên cây. Đẻ trứng chủ yếu trong đất, cách rễ chính
khoảng 3cm. Trứng đẻ rác rác xung quanh gốc cây, cách gốc khoảng 3cm, sâu khoảng
1cm nơi có nhiều rễ phụ. Sâu non có 3 tuổi, sống trong đất, ăn rễ cây, làm cho cây bị
còi cọc, héo hoặc bị thối. Đẫy sức hoá nhộng ngay trong đất ở độ sâu 3-7cm. Con non
mới nở ăn từ rễ phụ tiến dần về phí rễ chính, ăn vỏ rễ, độ sâu của lớp đất sâu non sống
tùy thuộc vào cây ký chủ: Củ cải thường sống ở độ sâu 4-5cm, sâu nhất 12cm; cải bẹ
sống ở lớp đất 3-4 cm. Sâu non hóa nhộng ở lớp đất 3-7 cm, thời gian tiền nhộng 2-12
ngày. Giai đoạn trưởng thành bọ nhảy thường sống trên các cây dại họ hoa thập tự và
các cây trồng khác.
Côn trùng lựa chọn thực vật làm nơi ở vì khơng gian cây thuận lợi, nơi ở cao ráo,
5


tránh ẩm thấp, ngập lụt. Tán cây che phủ tạo khí hậu thuận lợi cho cơn trùng ẩn nấp,
sinh sống có thể tránh được các điều kiện bất lợi. Mơi trường sống trên cây tạo điều
kiện tốt để lẩn trốn kẻ thù. Cơn trùng có thể biến đổi hình thái, ngụy trang, bắt
chước(giả dạng) để hịa lẫn với mơi trường giúp kẻ thù không phát hiện ra chúng(hiện
tượng giả dạng, bắt chước). Điển hình ở lồi bọ que (Phasmatodea) với hình dạng bề
ngồi giống như một cành cây, với thân và chân rất dài, thơng thường ở một số lồi

cánh của chúng bị thoái hoá hoặc rất nhỏ gần như khơng có. Hình thù kỳ lạ rất đặc biệt
này là sự ngụy trang hoàn hảo, giúp chúng tránh được sự phát hiện và ăn thịt của các
loài săn mồi. Ngoài ra với tài ngụy trang hoàn hảo loài vật này còn được mệnh danh là
"những chiếc que biết đi" . Màu sắc của bọ que cũng thay đổi tùy theo mơi trường
xung quanh. Lồi bọ que màu nâu thường sống trên những cành cây khơ, hoặc lồi bọ
que màu xanh có mơi trường sống trên những cành lá màu xanh. Đặc điểm ngụy trang
về hình dạng và màu sắc này là sự thích nghi kiểu gen được hình thành dưới tác dụng
của chọn lọc tự nhiên qua một quá trình tiến hóa hàng triệu năm. Khi bị các lồi săn
mồi tiếp cận, nó vẫn bình tĩnh nằm im để hịa mình vào màu sắc của cành lá cây, nhằm
đánh lừa thị giác của kẻ săn mồi. Ngoài ra, khả năng ngụy trang ẩn mình của lồi
bướm lá khơ cũng vơ cùng tinh vi, khi chúng đậu khép cánh lại, mặt dưới cánh giống
hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và
một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá. Hiện
tượng ngụy trang màu giống với màu của môi trường xung quanh, màu của lá. Loài bọ
lá xanh với vẻ bề ngoài giống tới 99,99 lá cây, tăng khả năng ngụy trang của chúng
trước nanh vuốt của các lồi chim tinh ranh.

-

Cây đóng vai trò như một bộ phận trong ổ sinh thái, thực vật cung cấp thức ăn và nơi ở
6


-

-

-

-


cho cơn trùng. Mỗi lồi cơn trùng khác nhau sống trên những cây khác nhau sẽ hình
thành các mối quan hệ khác nhau, phải kể tới mối quan hệ tay ba giữa kiến, cây keo và
hươu cao cổ. Cây keo tiết ra mật ngọt để thu hút các loài kiến đến, cây keo là thức ăn
của hươu cao cổ, trong q trình tiến hóa cây keo phình to gai cho kiến làm tổ và tiết
ra mật làm thức ăn cho kiến. Cả 3 loài cùng tồn tại và phát triển trên mối quan hệ này.
Thực vật đóng vai trị dinh dưỡng trong ổ sinh thái, cơ thể thực vật là kho dinh dưỡng
phức tạp và có nhiều trở ngại khơng phải lúc nào cũng an tồn với cơ thể cơn trùng.
Chính những trở ngại này mà trong HST tự nhiên, động vật ăn thực vật chưa khai thác
được 1% sinh khối của thực vật.
Thực vật tạo ra các kiểu tiểu khí hậu khơng gian hẹp, đây là một kiểu khí hậu rất đặc
biệt, có nhiều biến động ở các tầng, tàn, mặt lá của cây. Nhiệt độ môi trường và cây
chênh lệch có thể lên tới 20oC, thực vật có hàm lượng nước trên 70% được các lồi
cơn trùng ưa thích, cây thân gỗ, cây ngơ, cao lương có hàm lượng nước <70% nên
nhiều lồi cơn trùng qua hè ngừng phát dục tạm thời. Ngồi ra, cơn trùng tự trang bị
cho mình khả năng để thích nghi khác nhau như lớp vỏ giáp tăng cường chống thốt
nước có bột sáp như ve sầu bọt hoặc thay đổi tập tính chỉ hoạt động vào điều kiện
thích hợp nhất.
2.2.2. Hướng tác động trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái
Hướng tác động bền vững trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái bao gồm:
Biện pháp tác động nâng cao tính bền vững của cấu trúc quần thể để duy trì cân bằng
sinh học trong ổ sinh thái, giảm tác động xấu trong bảo vệ thực vật đối với ổ sinh thái.
Hướng tác động bền vững trong bảo vệ thực vật làm gia tăng tính bền vững của các
điều kiện mơi trường sống của các cá thể lồi theo thời gian. Các biện pháp trong bảo
vệ thực vật làm tăng tính bền vững của ổ sinh thái: Tăng đa dạng thảm thực vật, hạn
chế dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc có độ độc cao, khơng diệt 1 loài
đến cùng, mà chỉ làm giảm mật độ lồi đó tới dưới ngưỡng gây hại kinh tế, tạo mơi
trường thuận lợi cho thiên địch có ích(về điều kiện thức ăn, nơi cư trú, các điều kiện
khác), bổ sung thêm vào đồng ruộng KTTN (du nhập loài mới, bổ sung số lượng cho
lồi đã có tại chỗ).

Ngồi ra, cải biến điều kiện sinh sống của sâu hại bằng việc tiến hành các biện pháp
khác nhau trong quá trình canh tác trên đồng ruộng hay bảo quản nông sản sau thu
hoạch để làm cho điều kiện sống của các loài sâu hại không thuận lợi, dẫn đến chúng
không thể sinh sản và phát triển số lượng nhiều đến mức có thể gây thiệt hại kinh tế
đáng kể cho con người. Bằng cách đó con người khơng nhất thiết phải tiến hành các
biện pháp diệt trừ mà vẫn bảo vệ được cây trồng để cho năng suất và sản lượng mong
muốn, tính bền vững của các điều kiện mơi trường vẫn được giữ vững. Điều kiện sống
của sâu hại gồm nhiều yếu tố quan trọng như: thức ăn, nơi cư trú,nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng, thành phần hoá học, pH đất, v.v... Khi tác động làm thay đổi các yếu tố trên đây
ra ngồi khả năng thích ứng của sâu hại thì sẽ hạn chế số lượng của chúng. Trên đồng
7


-

-

ruộng có 1 phức hợp gồm nhiều lồi sâu hại có hố trị sinh thái khác nhau với từng
yếu mơi trường, nên việc cải biến điều kiện sống phải mang tính tình huống và mềm
dẻo. Thí dụ, khi mật độ bore đục thân cà phê cao thì trồng cây tạo bóng râm trên ruộng
cà phê. Các biện pháp cụ thể: luân canh (để cắt nguồn thức ăn của sâu hẹp thực), dùng
giống chống chịu (tạo thức ăn không phù hợp hoặc có chất ức chế lồi sâu cụ thể), làm
đất (cày lật đất, phơi khô, làm dầm), xới xáo làm khó khăn cho sâu sống trong đất, làm
luống to, vun luống, lấp các khe nứt nẻ trên mặt luống để ngăn cản sâu di chuyển lên
xuống đất (như với bọ hà hại khoai lang), bón phân hữu cơ làm giảm sự nứt nẻ bề mặt
đất để hạn chế sâu từ dưới đất lên hoặc chui xuống đất, ngâm nước, tưới ngầm làm khó
khăn cho các lồi sâu sống trong đất, tỉa cành, tạo hình cây ăn quả, làm luống trồng
theo hướng gió để giảm độ ẩm khơng khí trong tán cây và trong ruộng, làm khơng
thuận lợi cho các lồi ưa ẩm, trồng cây che bóng, hạn chế cường độ ánh sáng để chống
các loài ưa ánh sáng trực xạ (như bore hại cà phê), phơi khô sản phẩm sau thu hoạch

(giảm ẩm phần trong nông sản để không thuận lợi cho sâu mọt), vệ sinh đồng ruộng,
trừ cây dại để hạn nơi cư trú và nơi qua đông, qua hè.
Giảm nhẹ khả năng bị hại cho cây trồng bằng chọn tạo giống chống chịu và né tránh
sâu hại. Sâu hại phát sinh phát triển có quy luật theo các tháng trong năm, phụ thuộc
vào quy luật diễn biến của thời tiết từng vùng. Mỗi loài sâu gây hại ở một giai đoạn
phát triển nhất định của một cây trồng, nên nếu giai đoạn phát triển ấy không trùng với
lúc lồi sâu đó phát sinh nhiều theo quy luật vốn có của nó thì cây ít bị hại. Vì vậy
người ta điều chỉnh thời vụ gieo trồng hay sử dụng các biện pháp khác nhau để thúc
đẩy hoặc kìm hãm sự sinh trưởng của cây trồng lệch với lúc nhiều sâu. Các biện pháp
cụ thể bao gồm: thu thập, bảo tồn nguồn Gen chống chịu sâu, chọn lọc các giống có
khả năng chống chịu đối với từng lồi sâu cụ thể, lai tạo giống chống chịu, chuyển nạp
Gen kháng, điều chỉnh thời vụ và dùng các biện pháp khác nhau (như bón phân, tưới
nước, dùng chất điều hịa sinh trưởng v..v...) để làm cho giai đoạn xung yếu của cây
trồng khơng rơi vào lúc lồi sâu chủ yếu phát sinh rộ.
Khi mật độ một lồi sâu hại nào đó cao đến mức gây thiệt hại kinh tế cho con người thì
phải tiến hành các biện pháp diệt trừ trực tiếp để giảm mật độ của chúng. Đây là
phương hướng quan trọng trong các trường hợp có các dịch sâu hại trên đồng ruộng và
kho tàng. Nó là tất yếu khơng phải chỉ ở các nước chậm phát triển, mà nó là một
phương hướng không bỏ qua được cả ở các. Sử dụng thuốc trừ sâu hoá học và các chế
phẩm sinh học trong bảo vệ thực vật, đối với thuốc hoá học phải tuân thủ nguyên tắc
“4 đúng” (dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ & liều lượng, đúng cách), bắt tay
và dùng các dụng cụ thô sơ, dùng bẫy, bả độc, cày lật đất, ngâm nước và một số biện
pháp trong canh tác, chiếu xạ liều cao.
2.3. Kết luận
Ổ sinh thái là không gian đáp ứng điều kiện môi trường sống cần thiết bào gồm
nguồn thức ăn, điều kiện mơi trường, khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, độ PH,... cần thiết để
8


đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển và tồn tại lâu dài của các thế hệ trong loài, cả quần

thể. Hiện nay việc nghiên cứu ảnh hưởng của các tác động của bảo vệ thực vật tới ổ
sinh thái là hết sức quan trọng. Tìm ra được các biện pháp phù hợp, bền vững đảm bảo
cho các điều kiện môi trường sống của các lồi, quần thể. Bên cạnh đó, hoạt động kinh
tế của con người trong hệ sinh thái nông nghiệp đang tạo nên những biến đổi sâu sắc
tới điều kiện sống của các loài. Tất cả hoạt động có hại cần được khắc phục và cơng
tác bảo vệ cần phải an tồn cho mơi trường và có hiệu quả bền vững.
III- Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Đức Tùng, Bài giảng sinh thái côn trùng nâng cao, link:
/>%20cao%20%28Tung%29up.pdf?dl=0
- Nguyễn Đức Khiêm, Giáo trình cơn trùng nơng nghiệp, 2005, nhà xuất bản trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội.
- Ổ sinh thái, link bài viết: />%C3%A1i

9



×