Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo ngành hàn theo nguyên tắc modul hóa nhằm thay đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ tại trường cao đẳng công nghiệp sao đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 206 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------------

VŨ HỒNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ

NGÀNH: CƠNG NGHỆ CƠ KHÍ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH HÀN THEO NGUN TẮC MODUL HỐ NHẰM THAY
ĐỔI TỪ ĐÀO TẠO NIÊN CHẾ SANG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ

VŨ HỒNG SƠN
2007 – 2009
Hµ néi
2009

HÀ NỘI 2009


Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội
-------------------------------------------

Luận văn thạc sỹ khoa học


NGHIấN CU PHT TRIN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
NGÀNH HÀN THEO NGUN TẮC MODUL HỐ NHẰM THAY
ĐỔI TỪ ĐÀO TẠO NIÊN CHẾ SANG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHIỆP SAO ĐỎ
NGÀNH: CƠNG NGHỆ CƠ KHÍ
MÃ SỐ:

VŨ HỒNG SƠN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ DUY LIÊM

HÀ NỘI 2009


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-1-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sỹ: “Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo ngành Hàn
theo ngun tắc modul hố nhằm thay đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ
tại trường Cao đẳng Cơng nghiệp Sao Đỏ”. được hoàn thành bởi tác giả Vũ Hồng
Sơn, học viên lớp Cao học Chế tạo máy, khóa 2007-2009, khoa Cơ khí trường Đại
học Bách khoa Hà Nội.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tất cả các số
liệu nghiên cứu đều là trung thực và chưa được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2009

Tác giả luận văn

Vũ Hồng Sơn

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


-2-

GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành của tơi, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc
tới Ban giám hiệu cùng các Giáo sư, Giảng viên trường Đại học Bách khoa Hà nội
tham gia giảng dạy lớp Cao học Công nghệ chế tạo máy năm học 2007 - 2009 tại
trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ, đã tạo điều kiện cho tác giả được học tập và
nghiên cứu đề tài này.
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Tạ Duy
Liêm người trực tiếp hướng dẫn đã dành nhiều thời gian, công sức để chỉ dẫn, giúp
đỡ để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cán bộ và Giảng viên của khoa Kết cấu kim
loại - trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ, các thầy cô Học viện quản lý giáo dục,
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Cơng ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long,
Nhà máy đóng tàu Sơng Cấm, các bạn học viên cùng lớp Cao học và người thân đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn.
Mặc dù đã cố gắng, do điều kiện về thời gian cũng như hạn chế về kinh

nghiệm, trình độ nghiên cứu và sự mới mẻ của đề tài nghiên cứu nên đề tài nghiên
cứu cũng không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung của Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2009
Tác giả

Vũ Hồng Sơn

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-3-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Bảng chữ cái viết tắt..............................................................................................
Danh mục các hình vẽ và bảng biểu......................................................................

MỞ ĐẦU.........................................................................................................................
1. Lý do nghiên cứu đề tài............................................................................................

2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................
3. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................
4. Luận cứ khoa học......................................................................................................
5. Các kết quả mong đợi...............................................................................................
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...................................................................................
7. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................................
7.2. Phương pháp điều tra.......................................................................................
7.3. Phương pháp thực tiễn.....................................................................................
8. Cấu trúc luận văn......................................................................................................
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH HÀN TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ
1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ..............................
1.1.1 Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ....................................................

1.1.2. Khoa Kết cấu kim loại........................................................................
1.2. Phân tích đánh giá chương trình đào tạo hiện hành................................
1.2.1. Khái qt về chương trình các mơn học và nội dung đào tạo.............
1.2.2 Về phân phối thời gian toàn khóa, phương pháp và quy trình đào tạo........
1.2.2.1 Về phân phối thời gian tồn khóa................................................
1.2.2.2 Về phương pháp và quy trình đào tạo..........................................
1.2.3 Về cách đánh giá kết quả đào tạo.......................................................
1.2.4 Những hạn chế của chương trình đào tạo hiện hành..........................
1.3. Phân tích đánh giá đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện hành................
1.4 Phân tích đánh giá cở sở hạ tầng.............................................................
1.4.1 Hạ tầng kiến trúc phục vụ đào tạo......................................................
1.4.2 Trang thiết bị phục vụ đào tạo............................................................
1.5. Đối tượng học sinh sinh viên đào tạo hiện nay......................................
1.5.1 Đầu vào của đối tượng đào tạo...........................................................
1.5.2 Quá trình đào tạo học sinh-sinh viên hiện nay...................................

1.5.3 Đầu ra của đối tượng đào tạo.............................................................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn

5
6
7
7
8
8
8
9
9
9
9
9
9
10
11
11
11
13
14
14
16
16

17
19
19
20
21
21
21
21
21
22
22
29


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-4-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

2.1. Những định hướng cơ bản về đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình
đào tạo.........................................................................................................................
2.1.1. Đổi mới mục tiêu đào tạo...................................................................
2.1.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.............................................
2.2. Tổng quan về chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ (TC)............
2.2.1. Một số thuật ngữ về “Chương trình đào tạo.....................................
2.2.2. Các cách tiếp cận trong việc xây dựng chương trình đào tạo...........
2.2.3. Học chế tín chỉ...................................................................................
2.2.3.1. Khái niệm về tín chỉ.....................................................................
2.2.3.2. Ưu, nhược điểm của học chế tín chỉ............................................

2.3. Hiện trạng áp dụng học chế Tín chỉ ở Việt Nam..................................
2.3.1. Vài nét về hệ thống “niên chế” áp dụng trong giáo dục đại học
nước ta trước năm 1988...................................................................................
2.3.2. Học chế học phần trong hệ thống đại học và cao đẳng nước ta.......
2.3.2.1. Khái niệm về “học phần”, “đơn vị học trình”............................
2.3.2.2. Bản chất của học chế học phần..................................................
2.3.2.3. So sánh các học chế học phần được áp dụng phổ biến ở Việt
Nam và học chế tín chỉ ở Mỹ...........................................................................
2.3.3. Sự khác nhau giữa đào tạo niên chế và đào tạo theo học chế tín chỉ..........
2.4. Quy trình phát triển chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ.........
2.4.1. Phân tích tình hình.............................................................................
2.4.2. Xác định mục đích chung và mục tiêu................................................
2.4.3. Thiết kế CTĐT....................................................................................
2.4.4. Thử nghiệm CTĐT..............................................................................
2.4.5. Đánh giá CTĐT................................................................................
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THỢ HÀN THEO
NGUYÊN TẮC MODUL HỐ

3.1 Chương trình đào tạo theo modul và các quan điểm về modul............
3.1.1 Cơ sở lý luận khi thiết kế chương trình theo modul............................
3.1.2. Modul và khái niệm modul.................................................................
3.1.3. Các quan điểm về thiết kế chương trình theo Modul.........................
3.1.4. Các mục tiêu của modul.....................................................................
3.1.5. Kiểu chương trình đào tạo theo modul...............................................
3.2 Thợ Hàn.....................................................................................................
3.2.1 Giới thiệu chung về hệ thống dạy nghề của Việt Nam và một số
nước trên thế giới.............................................................................................
3.2.1.1 Hệ thống dạy nghề của một số nước trên thế giới........................
3.2.1.2 Hệ thống dạy nghề của Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới.......


Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn

29
29
29
31
31
33
36
36
38
41
41
42
42
44
45
47
54
55
55
55
55
56
57
57
57
60

61
63
64
67
67
67
70


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-5-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

3.2.2 Các cấp trình độ đào tạo....................................................................
3.3 Chương trình đào tạo thợ hàn theo nguyên tắc modul hoá cho hai
ngành Hàn hồ quang và hàn khí...................................................................

71

3.3.1 Phương pháp triển khai học trình theo ngun tắc modul hố...........
3.3.1.1 Khái niệm.....................................................................................
3.3.1.2 Thành phần chính của bộ chương trình theo modul....................
3.3.1.3 Cấu trúc của chương trình modul................................................
3.3.1.4 Cách thể hiện modul.....................................................................
3.3.1.5 Các bước xây dựng chương trình đào tạo modul........................
3.3.2 Chương trình đào tạo về Hàn hồ quang và Hàn khí...........................
3.3.2.1 Danh sách các môn học nghề Hàn...............................................
3.3.2.2 Bảng mô tả nhiệm vụ và công việc của thợ hàn.......................

3.3.2.3 Mô tả các modul đào tạo..........................................................

72
72
72
73
74
75
79
79
82
84

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HÀN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

4.1. Một số vấn đề kỹ thuật cần lưu ý khi thiết kế các chương trình đào tạo
4.2. Tiến trình chuyển đổi..............................................................................
4.3. Học phần và mã học phần.......................................................................
4.3.1. Tên học phần.....................................................................................
4.3.2. Mã học phần.......................................................................................
4.3.3. Quy đổi khối lượng học phần.............................................................
4.3.4. Kiểm tra và thi học phần....................................................................
4.4. Chương trình đào tạo ngành Hàn..........................................................
4.4.1. Mục tiêu đào tạo.................................................................................
4.4.2. Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Hàn của các bậc học.............
4.4.3. Danh mục học phần chi tiết ngành Hàn.............................................
4.4.4. Kế hoạch học tập chuẩn.....................................................................
4.4.5. Danh mục các học phần của khoa Kết cấu kim loại..........................
4.4.5.1. Danh sách các học phần của khoa Kết cấu kim loại.......................

4.4.5.2. Mô tả nội dung các học phần khoa Kết cấu kim loại......................
4.5. Một số yêu cầu cần thiết để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ....
4.6. Tổng hợp thăm dị ý kiến chun gia về chương trình đào tạo theo
học chế tín chỉ..................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn

72

87
87
91
92
92
92
94
98
99
99
100
100
100
100
100
100

100
101


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-6-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.

CĐCN

Cao đẳng cơng nghiệp

CTĐT

Chương trình đào tạo

HSSV

Học sinh sinh viên

ĐVHT


Đơn vị học trình

TC

Tín chỉ

CNKT

Cơng nhân kỹ thuật

DACUM

Developing A Curriculum

ĐTN

Đào tạo nghề

GD&ĐT

Giáo dục & Đào tạo

GDNN

Giáo dục nghề nghiệp

KT

Kỹ thuật


KTV

Kỹ thuật viên

CNKT

Công nhân kỹ thuật

KNTH

Kỹ năng thực hành

MKH

Modul kỹ năng hành nghề

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TH

Thực hành

THN

Thực hành nghề

THPT


Trung học phổ thông

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-7-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức nhà trường
Hình 1.2: Sơ đồ đào tạo và tuyển sinh
Hình 1.3: Cấu trúc chương trình đào tạo nghề hàn ( theo môn học)
Bảng 1.1: Khung thời gian đào tạo tồn khố
Bảng 1.2: Khung thời gian đào tạo tồn khố
Hình 2.1: Các giai đoạn phát triển CTĐT
Hình 3.1: Mơ hình phát triển chương trình đào tạo
Hình 3.2: Kiểu chương trình đào tạo theo cấu trúc modul và modul
Hình 3.3: Sơ đồ đào tạo nghề theo 3 cấp của Thái Lan, Trung quốc
Hình 3.4: Sơ đồ đào tạo dạy nghề Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới
Hình 3.5: Sơ đồ giáo dục nghề Việt Nam theo luật giáo dục năm 2005
Hình 3.6: Sơ đồ modul
Hình 3.7: Cấu trúc chương trình modul
Hình 3.8: Các bước xây dựng chương trình đào đạo theo modul.
Bảng 4.1: Đề xuất ký hiệu các khoa – trung tâm và bộ môn trực thuộc trường
Bảng 4.2: Quy đổi khối lượng các học phần từ ĐVHT sang TC

Bảng 4.3: Đặt mã số và quy đổi cho các học phần

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-8-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập - tồn cầu hóa, sự phát triển
nhanh chóng của khoa học cơng nghệ cũng như sự phát triển năng động của nền kinh
tế đòi hỏi nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải có sự đổi mới
tồn diện.
Mặc dù, trong những năm vừa qua hệ thống giáo dục đại học đã đạt được
những thành tựu đáng kể, đặc biệt là việc thực hiện đa dạng hóa mục tiêu, nội dung,
phương thức đào tạo, góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực phục
vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Nhưng bên cạnh đó vẫn cịn bộc lộ những
bất cập, đặc biệt là chương trình đào tạo thiếu linh hoạt và kém mềm dẻo, khó
thích ứng với sự biến đổi công nghệ và với một thị trường lao động ngày càng đa
dạng không thể dự báo trước.
Để thích ứng với sự biến động của nền kinh tế trong giai đoạn mới, địi hỏi
cơng tác Đào tạo nghề đặc biệt là chương trình đào tạo phải được thiết kế, tổ chức,
thực hiện linh hoạt và mềm dẻo, đa dạng hóa - kết cấu chương trình theo modul là
một lựa chọn trong việc phát triển chương trình đào tạo nghề hiện nay, nhằm phù

hợp với nhu cầu của thị trường lao động cũng như nhu cầu của người học, hình
thành và phát triển tốt năng lực thực hiện trong nghề nghiệp.
Để giải quyết những tồn tại này, Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 của Chính phủ ban hành ngày
2/11/2005 đã đề ra giải pháp đổi mới quan trọng là “Đổi mới nội dung, phương
pháp và quy trình đào tạo”. Trong đó chỉ rõ việc cần thiết phải “Xây dựng và thực
hiện lộ trình chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận
lợi để người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp
tới các cấp học tiếp theo ở trong nước và nước ngoài”.
Những ưu việt của đào tạo theo nguyên tắc modul và học chế tín chỉ đã được
khá nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới khai thác và mang lại kết quả
cao, đặc biệt đối với giáo dục ở mọi cấp bậc.
Tuy nhiên cho đến nay, phương thức đào tạo này vẫn còn mới, chưa được
tổ chức thực hiện một cách có hệ thống và phổ biến trong hệ thống giáo dục ở
Việt Nam.
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

-9-

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Theo chủ trương của Chính phủ (trong Báo cáo về tình hình giáo dục tại kì
họp thứ 6 Quốc hội khóa XI): “Học chế tín chỉ sẽ được áp dụng trong hầu hết các
trường đại học nước ta vào năm 2010”. Cũng như phát biểu của Phó Thủ tướng
Phạm Gia Khiêm - Ủy viên Bộ Chính trị trong diễn đàn quốc tế “Đổi mới giáo dục

đại học và hội nhập quốc tế” là cần phải “Đẩy nhanh quy trình đào tạo theo học chế
tín chỉ để tăng khả năng lựa chọn, tăng tính liên thơng chuyển đổi ngành nghề của
sinh viên”.
Trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ là một trong những trường phải thực hiện
theo chủ trương trên, chính vì vậy tác giả đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển
chương trình đào tạo ngành Hàn theo nguyên tắc modul hoá nhằm thay đổi từ đào tạo
niên chế sang đào tạo tín chỉ tại trường Cao đẳng Cơng nghiệp Sao Đỏ”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về cơng nghệ đào tạo theo tín chỉ và thực tiễn điều
tra tại một số xí nghiệp có nhu cầu về kỹ thuật trong ngành hàn, tiến hành phát triển
ngành hàn theo nguyên tắc modul và ứng dụng thí điểm tại trường Cao đẳng công
nghiệp Sao Đỏ chuyển đổi chương trình từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục Đại học – Cao đẳng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung chương trình đào tạo ngành hàn, đội ngũ giáo viên,
giảng viên, phương pháp giảng dạy và đối tượng học sinh sinh viên tại trường Cao
đẳng công nghiệp Sao Đỏ theo học chế tín chỉ.
Nghiên cứu các cơ sở vật chất cần thiết phù hợp với nội dung chương trình
Hàn hồ quang và hàn khí, phát triển đến cơng nghệ hàn MIG, MAG đáp ứng được
nhu cầu đào tạo.
4. Luận cứ khoa học
- Nghiên cứu phương pháp giảng dạy DACUM
- Nghiên cứu tính cập nhật chương trình, kế hoạch đào tạo theo học chế tín chỉ
để đáp ứng được yêu cầu đào tạo.
- Tính liên thơng giúp người học có thể nâng cao trình độ
- Tính xã hội như học theo chương trình xố đói giảm nghèo được viện trợ bởi
các đơn vị, học nâng cao trình độ đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhóm xã hội.

Luận văn cao học


Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 10 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

- Các phương pháp giảng dạy sư phạm nghề.
- Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn của nhà nước.
5. Các kết quả mong đợi
Nếu ngành Hàn thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ tạo ra
tính mềm dẻo, linh hoạt và nâng cao tính chủ động bản thân người đi học, đáp ứng
nhu cầu phát triển nghề nghiệp của bản thân, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả
trong đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện cho việc học liên thông và học suốt đời.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp
Sao Đỏ.
- Thời gian phát triển và thử nghiệm triển khai ứng dụng chương trình khoảng
3 đến 5 năm
- Nghiên cứu phát triển chương trình hàn hồ quang và hàn khí
- Đối tượng nghiên cứu: Giảng viên, giáo viên dạy nghề và đối tượng học nghề.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu tài liệu, các văn bản pháp quy có liên quan đến đề tài, trên cơ sở
đó phân tích, tổng hợp, khái qt hóa phục vụ cho cơ sở lí luận và kế thừa kết quả
nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu có liên quan làm cứ liệu giải quyết các
vấn đề lí luận mà đề tài đặt ra: chuyên môn Hàn, cấp độ hàn, phương pháp phát
triển Dacum, công nghệ đào tạo theo tín chỉ, nghiên cứu lựa chọn một số lớp, giáo

viên, hạ tầng cơ sở để áp dụng đào tạo và kết quả sau đào tạo là đánh giá của người
sử dụng lao động và là cơ sở để người thầy ln hồn thiện trình độ chun mơn,
nhà trường có kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị.
7.2. Phương pháp điều tra.
Phỏng vấn, điều tra khảo sát bằng phiếu thăm dò.
7.3. Phương pháp thực tiễn.
Tổ chức khảo sát, trao đổi lấy ý kiến của những người có kinh nghiệm trong
thực tiễn đào tạo và ý kiến của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc xây

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 11 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

dựng chương trình. Tổ chức chuyển giao kết quả phát triển chương trình cho một
nhóm cán bộ hạt nhân và đưa vào đào tạo thực nghiệm theo chương trình mới.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Thực trạng đào tạo ngành hàn tại trường Cao đẳng công nghiệp
Sao Đỏ.
Chương 2: Cơ sở lý luận của việc chuyển đổi chương trình đào tạo theo học
chế tín chỉ.
Chương 3: Phát triển chương trình và đào tạo thợ hàn theo ngun tắc modul hố.

Chương 4: Xây dựng chương trình đào tạo ngành hàn tại trường Cao đẳng
công nghiệp Sao Đỏ theo học chế tín chỉ.
Kết luận:
- Phân tích đánh giá kết quả chính yếu mà luận văn đã giải quyết.
- Nghiên cứu phát triển đến hàn Mag và phát triển chương trình đào tạo đến
các ngành khác trong trường.

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 12 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGÀNH HÀN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG
CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ
1.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ
1.1.1 Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ
Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ tiền thân là Trường đào tạo Nghề Cơ
điện thành lập ngày 15/5/1969.
Năm 2001 trường được nâng cấp và đổi tên thành trường Trung học công
nghiệp Cơ điện, với nhiệm vụ vừa đào tạo công nhân kỹ thuật (CNKT) vừa đào tạo
kỹ thuật viên (KTV). Với sự nỗ lực của nhà trường năm 2004 trường lại được nâng
cấp và đổi tên thành trường Cao đẳng công nghiệp Sao Đỏ, với nhiệm vụ nghiên
cứu và đào tạo đa ngành nghề: công nhân kỹ thuật (CNKT), kỹ thuật viên (KTV)

có trình độ Cao đẳng nhằm cung cấp lao động có kỹ thuật cho sự nghiệp CNHHĐH đất nước.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Nhà trường đã có rất nhiều cố gắng
trong cơng tác quản lý các hoạt động đào tạo và trở thành cơ sở đào tạo chất lượng
cao. Uy tín và vị thế của Nhà trường ngày càng được khẳng định trong cơ chế thị
trường.
Hiện trường có quy mơ đào tạo vào loại lớn trong nước của khối trường Cao
đẳng, với đầy đủ các ngành, nghề đào tạo về cơ khí, điện, kinh tế, du lịch,... Hiện
nay tại trường có 48 ngành và chuyên ngành đào tạo tại các hệ Cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp nghề, hơn 15.000 HSSV, 550 cán bộ cơng nhân viên tồn
trường trong đó 450 giáo viên, giảng viên (với 29 giáo sư tiến sỹ, hơn 200 thạc sỹ
và trên 200 giáo viên, giảng viên) làm việc tại 11 khoa, 9 phòng.
Cho đến nay, Trường đã đào tạo được cho đất nước hàng ngàn công nhân, kỹ
thuật viên. Về nghiên cứu khoa học trường đã hoàn thành 02 đề tài nghiên cứu cấp
bộ xuất sắc và nhiều đề tài cấp trường góp phần nâng cao trình độ và chất lượng
đào tạo của nhà trường.

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


- 13 -

GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG


PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐÀO TẠO

PHĨ HIỆU TRƯỞNG
HÀNH CHÍNH

Phịng Đào tạo

Phịng Hành chính tổ chức

Phịng Cơng tác tuyển sinh

Phịng Tài chính kế tốn

Phịng Nghiên cứu khoa học

Phòng Quản trị Đời sống

Phòng Kế hoạch kỹ thuật

Phòng Quản lý học sinh sinh viên

Khoa Điện

Phòng Quản lý dự án

Khoa Động Lực
KHOA KẾT CẤU KIM LOẠI
Khoa Kinh tế
Khoa Cơ khí

Khoa Cơng nghệ may và giầy da
Khoa CN Hố học và thực phẩm
Khoa Du lịch và ngoại ngữ
Khoa Khoa học cơ bản
Khoa Giáo dục chính trị và thể chất

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức nhà trường
• Đa dạng về trình độ đào tạo:

- Hệ cao đẳng: Cử nhân cao đẳng (36 tháng)
- Hệ trung cấp chuyên nghiệp: Kỹ thuật viên trung cấp ( 24 tháng)
- Hệ trung cấp nghề: Trung cấp nghề chính quy (24 tháng)
Trung cấp nghề mở rộng (14 tháng)
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

- 14 -

GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

Cơng nhân bán lành nghề (ngắn hạn 3 tháng)
• Đa dạng về đối tượng tuyển sinh:
Trường CĐCN Sao Đỏ tuyển sinh từ các đối tượng tốt nghiệp PTTH, THBT
(12/12) và tốt nghiệp THCS (9/12)
TIẾN SĨ
2- 3 năm


CAO HỌC
2 năm

ĐẠI HỌC
4- 6 năm

CAO ĐẲNG
3 năm

TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG
3 năm

TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP
2 năm

TRUNG HỌC CƠ SỞ
(4 năm)

CAO ĐẲNG NGHỀ
Max = 3 năm

TRUNG CẤP NGHỀ
1 - 2 năm

SƠ CẤP NGHỀ
< 1 năm


TIỂU HỌC 5 năm
MẪU GIÁO 3 năm
NHÀ TRẺ 2 năm

• Đa dạng về ngành-nghề đào tạo:

Hình 1.2: Sơ đồ đào tạo và tuyển sinh

Trường CĐCN Sao Đỏ đào tạo 21 chuyên ngành đối với Cử nhân cao đẳng,
10 chuyên ngành đối với KTV trung cấp và 7 chuyên ngành đào tạo nghề đối với
công nhân kỹ thuật.
1.1.2 Khoa Kết cấu kim loại.
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 15 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Khoa Kết cấu kim loại được thành lập năm 2002 từ khoa Cơ khí tại trường
CĐCN Sao Đỏ với nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, cử
nhân hàn cho các đơn vị sản xuất.
Là một đơn vị đào tạo được thành lập cách đây 7 năm với 21 giảng viên giáo
viên gồm 1 nghiên cứu sinh, 4 thạc sỹ cịn lại đều có trình độ Đại học, các thầy đều
có trình độ và tay nghề từ bậc 5/7 trở lên. Ngành Hàn là một ngành đào tạo truyền
thống của nhà trường.

1.2. Phân tích đánh giá chương trình đào tạo hiện hành.
Chương trình giảng dạy hệ Đào tạo nghề và Trung cấp chuyên nghiệp mà
trường đang đào tạo do Bộ công thương, Bộ Lao động & Thương binh xã hội quản
lý, chương trình đào tạo Cao đẳng do Bộ Giáo dục & Đào tạo quản lý. Chương
trình được xây dựng cho đào tạo CNKT bậc 3/7 với 7 bậc trình độ và đào tạo KTV
trung cấp do Bộ GD & ĐT ban hành. Chương trình hàng năm được hiệu chỉnh bổ
sung và có cấu trúc theo môn học với các học phần: các môn chung, các môn kỹ
thuật cơ sở, lý thuyết chuyên môn và thực hành nghề (thực tập cơ bản, thực tập
nghề liên quan, thực tập nghề chuyên môn) và thực tập sản xuất.
Về tổ chức quá trình đào tạo, trường CĐCN Sao Đỏ thực hiện dạy xen kẽ lý
thuyết và thực hành, lấy tuần làm đơn vị kế hoạch cơ bản trong đào tạo. Cứ sau một
tuần học lý thuyết thì học sinh lại xuống xưởng học thực hành. Khi hết phần học lý
thuyết thì học sinh sẽ đi thực tập liên tục cho tới cuối khoá học. Cách này áp dụng
cho loại hình đào tạo chính quy dài hạn. Cịn đối với loại hình đào tạo ngắn hạn,
học sinh học thực hành là chính.
1.2.1. Khái qt về chương trình các mơn học và nội dung đào tạo.
Kế hoạch giảng dạy các môn chung do nhà nước qui định chung cho các
ngành đào tạo:
- Môn quân sự học riêng vào 1-2 tuần đầu khố
- Mơn thể dục học ngồi giờ ở tuần lý thuyết
- Môn lý thuyết chuyên môn học ở tuần lý thuyết
Kế hoạch giảng dạy các môn kỹ thuật cơ sở được thiết kế chung về thời lượng
chênh lệch nhau không đáng kể (từ 17,5 tuần đến 21 tuần đào tạo).
Hệ thống các môn học chung và môn kỹ thuật cơ sở phân phối nhìn chung
khơng có sự khác biệt. Sự chênh lệch của môn lý thuyết chuyên môn giữa các nghề
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn



Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

- 16 -

GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

được điều tiết bằng cách giảm hoặc tăng phần thực hành chuyên nghề. Môn lý
thuyết chuyên môn thiết kế giảng dạy riêng, đây là hạn chế của chương trình. Cấu
trúc được thể hiện trên .

Cấu trúc chương trình đào tạo ngành Hàn hiện nay (theo môn học)
Nguồn:Trường CĐCN Sao Đỏ

Thực tập sản xuất

TỐT NGHIỆP
Thực tập sản xuất

Chuyên môn nghề

Thực tập chuyên môn nghề

Thực tập cơ bản

Thực tập nghề liên quan

Các môn lý thuyết chuyên môn nghề
Khối các môn kỹ thuật cơ sở
TCSX và
quản lý

DN

VKT VLCK CLT DSLG&
DLKT
CK

Auto
CAD

Sức bền
vật liệu

ĐKT

Chi tiết
máy

AT


.....

Khối các mơn chung
Ngoại
ngữ

Tin học

Chính
trị


Pháp
luật

GD quốc
phịng

GD thể
chất

Hình 1.3: Cấu trúc chương trình đào tạo nghề hàn ( theo mơn học)

Đã dẫn đến sự trùng lặp nội dung ở môn lý thuyết chuyên môn và phần thực
hành nghề chuyên môn. Hậu quả của hạn chế này làm cho thời gian đào tạo kéo dài
thêm, điều này đồng nghĩa với tăng chi phí đào tạo. Đồng thời gây rắc rối cho việc
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 17 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

cải tiến, bổ sung, sửa đổi chương trình đào tạo vốn là việc làm thường xuyên và cần
thiết trước sự phát triển của khoa học & công nghệ. Hạn chế này gợi ý cho tác giả
một giải pháp về tích hợp nội dung đào tạo.
Chương trình đào tạo cơng nghệ hàn nhằm trang bị cho người học sự phát

triển tồn diện; có thể tham gia vào các hoạt động xã hội với phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng tương xứng với trình độ của một kỹ thuật viên
cơng nghệ, cụ thể là:
+ Về chính trị và đạo đức: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người
công dân nước cơng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật. Yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một
công dân sống trong xã hội công nghiệp.
+ Về chun mơn
- Có hiểu biết về những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin, đường lối
cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Có tri thức cơ bản và khả năng thực hành về công nghệ kỹ thuật Hàn.
- Sau khi tốt nghiệp, kỹ thuật viên ngành cơng nghệ hàn có thể làm việc tại các
cơ sở chế tạo sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.
+ Sức khoẻ: Thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ đảm bảo cơng
tác lâu dài. Sẵn sàng chiến đấu giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tổ quốc.
1.2.2 Về phân phối thời gian tồn khóa, phương pháp và quy trình đào tạo
1.2.2.1 Về phân phối thời gian tồn khóa
Thời gian hoạt động đào tạo trong một khóa học được chia theo học kỳ. Đối
với các loại hình đào tạo Cao đẳng, kỹ thuật viên, CNKT bậc 3/7 thì thời gian đào
tạo khác nhau.
Về cơ bản sự phân phối thời gian của các bậc học là chưa cân đối giữa các học kỳ.
+ Đào tạo Hệ cao đẳng: gồm 6 học kỳ được đào tạo trong 3 năm cụ thể như sau:

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


Trường ĐH Bách khoa Hà Nội


- 18 -

GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

Bảng 1.1: Khung thời gian đào tạo tồn khố

HK

I

Học
LT&
TH
33

II

Năm
học

Thi


Tết

Lễ

6


6

3

1

34

6

6

3

1

III

35

5

5

3

1

Cộng


102

17

5

9

3

TN

12

Nguồn trường CĐCN Sao Đỏ
Đơn vị: Tuần
Khai
bế
giảng
1

Dự
phòng

Lao
động

Cộng

1


1

52

1

1

52

1

1

1

52

2

3

3

156

+ Đào tạo Hệ Trung cấp chuyên nghiệp: gồm 4 học kỳ được đào tạo trong 2 năm
cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Khung thời gian đào tạo tồn khố

Thi

Năm
học

Thực
học

HK

I

40
37
77

2
3
5

II
Cộng

TN



4
4
8


4
4

Nguồn trường CĐCN Sao Đỏ
Đơn vị: Tuần

Tết

Lễ

Lao
động

Dự
phịng

Cộng

2
2
4

1
1
2

2
0
2


1
1
2

52
52
104

+ Đào tạo Hệ Trung cấp nghề: gồm 4 học kỳ được đào tạo trong 2 năm học, cụ
thể như sau:
Bảng 1.3: Khung thời gian đào tạo tồn khố

Năm
học

Thực
học

I
II
Cộng

41
42
83

Thi
Học kỳ
TN


3
1
4

3
3

Nguồn trường CĐCN Sao Đỏ
Đơn vị: Tuần



Lễ, Tết, Khai,
bế giảng

Lao động,
dự phòng

4
4
8

2
2
4

2

Cộng


2

52
52
104

1.2.2.2 Về phương pháp và quy trình đào tạo
- Các lớp học được xếp theo khóa tuyển sinh, chương trình học được thiết kế
chung cho mọi HSSV cùng một khóa, tiến trình để đạt một văn bằng đã được thể
hiện qua một CTĐT qui định trước khá cứng nhắc.
- HSSV luôn bị động trong học tập do không được thông tin đầy đủ về
CTĐT (kể cả biểu đồ kế hoạch học tập).
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 19 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

- Trung bình mỗi học kỳ (15 tuần thực học) HSSV phải học trên dưới 26
ĐVHT, thậm trí có những học kì tới 31 ĐVHT (theo CTĐT hiện hành). Điều này
đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của HSSV, khiến tỉ lệ HSSV phải
ngừng học (lưu ban), thơi học khá cao. Chính những điều này dẫn đến sức ép đối
với sinh viên trong học tập đồng thời gây nên sự lãng phí trong đào tạo.
- Đối với giảng viên, giáo viên họ cũng phải chịu sức ép khi bắt buộc lên lớp

đủ số giờ đã qui định tùy theo từng học phần, chẳng hạn một học phần lý thuyết 3
ĐVHT (tương đương 45 tiết lý thuyết trên lớp) thì giảng viên phải lên lớp đủ 3÷6
tiết/tuần và công tác giáo viên chủ nhiệm lớp chiếm của họ mất rất nhiều thời gian
trong tuần, trong tháng như sinh hoạt lớp hàng tuần, phân tích chất lượng, ... chính
vì vậy họ thường quan tâm đến nhiệm vụ của mình là truyền đạt được càng nhiều
nội dung càng tốt hơn là việc xem HSSV học tập như thế nào. Mặt khác, mỗi giảng
viên, giáo viên phải đảm nhiệm nhiều mơn học trên một giáo viên (có giáo viên
trên 3 môn) và số giờ lên lớp khá lớn (thường thừa giờ khá cao theo qui định).
Cũng chính vì những lý do này mà họ ít có thời gian đầu tư cho việc chuẩn bị bài
dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học (nhằm tăng tính chủ động, sáng tạo
của HSSV trong việc học tập).
Về phương pháp và quy trình đào tạo riêng đối với khoa kết cấu kim loại:
Ngành Hàn gồm các môn học với các nguyên lý kỹ thuật chung nhất trong quá
trình sản xuất chủ yếu, các phương tiện kỹ thuật kết hợp kỹ năng sử dụng bảo quản,
các phương pháp công nghệ cơ bản trong sản xuất các dạng nguyên vật liệu.
Đặc điểm nội dung các môn học của ngành Hàn cũng giống như đặc điểm của
các mơn học kỹ thuật cơng nghiệp khác. Nó bao gồm các đặc điểm sau:
- Tính cụ thể và trừu tượng:
+ Tính cụ thể: Nội dung mơn học bao gồm những kiến thức về công cụ lao
động, dụng cụ máy móc, những quy trình kỹ thuật, các thao tác cụ thể. Những tri
thức này học sinh có thể tri giác ngay trên các sản phẩm kỹ thuật và qua thao tác
mẫu của giáo viên.
+ Tính trừu tượng: Phản ánh trong hệ thống các khái niệm, các nguyên lý kỹ thuật.
- Tính tổng hợp và tích hợp:
+ Tính tổng hợp: Mơn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp.

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn



GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 20 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

+ Tính tích hợp: Ứng dụng những kiến thức thuộc các mơn khoa học khác
nhau như tốn, lý, hố, tin học, các môn cơ sở... các môn này liên quan đến thống
nhất nhau để phản ánh những đối tượng kỹ thuật.
Với đặc điểm các môn học của ngành hàn như trên thì ngun tắc dạy học
phải đảm bảo tính khoa học và phù hợp với trình độ người học, tính hệ thống và
định hướng vận dụng, nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp và tích hợp.
Hiện nay, các mơn chun ngành hầu hết được giảng dạy dưới hình thức thực
hành và lý thuyết tách riêng. Chưa có sự tích hợp giữa 2 nội dung này và gây rất
nhiều khó khăn cho người học.
Trong quá trình giảng dạy, việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại còn
hạn chế, các giáo viên chưa tích cực xây dựng giáo án phục vụ cho giảng dạy bằng
công nghệ dạy học, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao.
1.2.3 Về cách đánh giá kết quả đào tạo
Mỗi học phần được đánh giá bằng một điểm (theo thang mười bậc) là các kết
quả tổng hợp của các đánh giá bộ phận (theo các hình thức: kiểm tra thường xuyên,
kiểm tra định kỳ để lấy điểm; hoặc chấm điểm tiểu luận, bài tập lớn; hoặc chấm
điểm các bài thực hành hay thí nghiệm tùy theo đặc thù nội dung của học phần.
Việc lựa chọn hình thức nào là do giảng viên phụ trách học phần quyết định, chưa
có sự thống nhất rộng rãi trong bộ môn, khoa và trường) và của một kỳ thi kết thúc.
Kết quả học tập chung của học kì, năm học, hoặc khóa học được đánh giá bằng
điểm trung bình chung. Mỗi học kỳ thường dành 3 đến 4 tuần cho việc thi đánh giá
kết quả đào tạo. Tuy nhiên HSSV vẫn chưa nhận được những thông tin sớm về lịch
kiểm tra giữa kỳ cũng như thi hết học kỳ (lịch kiểm tra giữa kỳ do giảng viên phụ

trách học phần qui định, lịch thi hết học kỳ do Phòng Đào tạo qui định và HSSV
cũng chỉ được biết lịch này trước khi thi từ 2 đến 3 tuần), khiến HSSV bị hạn chế
khá nhiều trong việc chủ động sắp xếp thời gian học tập phù hợp với bản thân họ.
1.2.4 Những hạn chế của chương trình đào tạo hiện hành
Như đã phân tích phân tích trên đây, CTĐT hiện hành cho ngành Hàn tại
trường CĐCN Sao Đỏ là một CTĐT vẫn còn mang nặng kiểu truyền thống, được
phân theo các học kỳ, năm học, khóa học, chương trình học được thiết kế chung cho

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 21 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

mọi HSSV cùng một khóa, cùng hệ. Tuy nội dung chương trình được thiết kế theo
cấu trúc học phần (kiến thức được modul hóa thành các học phần, với đơn vị đo là
ĐVHT) nhưng chương trình đã bộc lộ một số hạn chế sau:
-

Cấu trúc của chương trình đào tạo còn thiếu mềm dẻo, linh hoạt, chưa
hướng vào người học (chưa lấy người học làm trung tâm), chưa đảm bảo
tính liên thơng giữa các ngành đào tạo trong và ngồi nhà trường.

-


Nội dung chương trình chưa bắt kịp được mục tiêu đào tạo mới. Thể hiện
rõ nhất qua việc thay đổi nội dung sách giáo khoa và đòi hỏi đổi mới
phương pháp dạy học trong giáo dục nói chung và ở trường trung học
phổ thơng nói riêng, nhưng thực tế CTĐT chưa chỉnh sửa bổ sung kịp
một số nội dung cần thiết ví dụ các nội dung về cơng nghệ - thiết bị, lý
thuyết chuyên môn, về kỹ năng,...

-

Phương pháp và quy trình đào tạo cịn khá cứng nhắc, số giờ phải dự lớp,
lên lớp của HSSV và giảng viên quá nhiều, thời gian tự học của HSSV và
thời gian dành cho việc nghiên cứu thiết kế bài dạy theo phương pháp
mới của giảng viên, giáo viên bị hạn chế. Mặt khác HSSV không được
biết sớm và đầy đủ các thơng tin về CTĐT: nội dung chương trình, biểu
đồ thời gian học tập, quy trình kiểm tra đánh giá học tập... Điều này đã
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

-

Vì CTĐT theo loại hình đào tạo tập chung chính quy nên khơng cho phép
người học học trong thời gian quá dài, không được lựa chọn hình thức
học phù hợp với điều kiện của bản thân họ.

Những hạn chế trên đây dẫn đến cấu trúc và nội dung CTĐT hiện hành của
ngành Hàn tại trường CĐCN Sao Đỏ khơng cịn phù hợp với u cầu của xã hội
trong nền kinh tế nhiều thành phần và hội nhập quốc tế. Đây cũng là một trong
những lý do cơ bản (đồng thời phù hợp với chủ trương của Nhà nước về mở rộng
học chế TC) để tác giả đề xuất việc chuyển đổi CTĐT đang sử dụng (theo niên chế
học phần) sang CTĐT theo học chế tín chỉ (trên cơ sở kế thừa CTĐT theo niên chế
học phần) nhằm tăng mức độ mềm dẻo, cơ động của nó.

1.3. Phân tích đánh giá đội ngũ giáo viên, giảng viên hiện hành
Cùng với sự phát triển của nhà trường, đội ngũ giáo viên của nhà trường đã
trưởng thành và hầu hết đạt tiêu chuẩn hoá chức danh, trên 20 giáo sư tiến sỹ, trên
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 22 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

20 giảng viên giáo viên đang làm nghiên cứu sinh trong nước, hơn 200 thạc sỹ và
trên 200 giáo viên, giảng viên đều có trình độ Đại học. Chun ngành Hàn hiện nay
gồm 21 giảng viên, giáo viên, trong đó: 1 nghiên cứu sinh, 4 thạc sỹ cịn lại đều có
tình độ Đại học, các thầy đều có trình độ và tay nghề từ bậc 5/7 trở lên. Nhiều giáo
viên được đi học công nghệ mới, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước và ở
nước ngồi như Đức, Hàn quốc,...
1.4 Phân tích đánh giá cơ sở hạ tầng.
1.4.1 Hạ tầng kiến trúc phục vụ đào tạo.
Trường có cở sở vật chất khang trang và hiện đại gồm các phòng học lý thuyết
được trang bị máy chiếu đa năng, ti vi Plasma, xưởng thực tập, phòng học thực
nghiệm chun mơn hố, thư viện, nhà tập và sân chơi thể thao...trên khuôn viên
rộng trên 4ha tại cơ sở 1 và 22,1ha tại cơ sở 2, đảm bảo các điều kiện cho đào tạo
công nhân lành nghề của nghề Hàn cũng như KTV trung cấp và cử nhân Cao đẳng.
Khoa Kết cấu kim loại có diện tích nhà xưởng 750m2, được chia làm 8 xưởng
thực hành, trong đó: 5 xưởng thực hành hàn hồ quang, 2 xưởng hàn công nghệ cao
TIG, MIG, MAG và 01 xưởng hàn tự động bằng Rơbơt.

1.4.2 Trang thiết bị phục vụ đào tạo
Trong q trình đào tạo để đáp ứng được nhu cầu thị trường về trình độ, tay nghề
nhà trường ln quan tâm đến việc đầu tư trang thiết bị, hàng năm nhà trường đầu tư
hàng tỷ đồng để mua thiết bị mới, mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn
cho đội ngũ giảng viên giáo viên, mời các giáo sư tiến sỹ đầu ngành về giảng dạy của
các trường như ĐH Bách Khoa, Đại học Quốc gia, Viện,...
Hiện nay trang thiết bị đầu tư đào tạo của nhà trường khá hiện đại, đầy đủ các
phịng thí nghiệm, các thiết bị xưởng thực hành, ...Như trung tâm gia công đứng,
máy tiện CNC, thiết bị kiểm tra tổng thành Ơtơ, phịng thí nghiệm thực phẩm và
hố học, phịng thí nghiệm PLC, Rơbốt hàn,...
Riêng khoa Kết cấu kim loại là một khoa mũi nhọn của nhà trường việc đầu tư
trang thiết bị tương đối hiện đại gồm 01 Rôtbốt hàn, các máy hàn bán tự động như
13 máy hàn TIG/MIG, 01 máy hàn điểm, 01 máy cắt plasma, gần 50 máy hàn hồ
quang, máy cắt dây,...
1.5. Đối tượng học sinh sinh viên đào tạo hiện nay
1.5.1 Đầu vào của đối tượng đào tạo
Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


GVHD: PGS.TS Tạ Duy Liêm

- 23 -

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Trường Cao đẳng công nghiệp tuyển sinh cả nước từ các đối tượng tốt nghiệp
PTTH, THBT (12/12) và tốt nghiệp THCS (9/12)
- Đối tượng đào tạo của nhà trường: Đào tạo theo nhu cầu của xã hội, của thị

trường lao động, do chuyển đổi ngành nghề, nâng bậc, hay đào tạo theo một
chương trình phát triển nghề,...
1.5.2 Quá trình đào tạo học sinh-sinh viên hiện nay.
- Đào tạo học sinh hiện nay của nhà trường HSSV học theo thời khố biểu xếp
sẵn theo khố tuyển sinh, chương trình học được thiết kế chung cho mọi HSSV,
cùng một khóa. Vì vậy HSSV thụ động trong việc học tập nên chưa nhận thức đầy
đủ về ngành và chuyên ngành của mình dẫn đến việc tiếp thu kiến thức lý thuyết và
kỹ năng nghề của mình chưa đảm bảo, đồng thời thái độ, tác phong nghề nghiệp
cịn hạn chế chưa có khả năng làm việc độc lập và sáng tạo hay ứng dụng công
nghệ vào công việc.
1.5.3 Đầu ra của đối tượng đào tạo
Sau khi đào tạo trong trường, HSSV ra trường làm việc tại các doanh nghiệp
do nhà trường giới thiệu hoặc tự xin việc. Trên cơ sở khảo sát bằng các phiếu hỏi
với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy của khoa Kết cấu kim loại, cán bộ quản lý
tại trường CĐCN Sao Đỏ và một số doanh nghiệp sử dụng nhiều HSSV ngành Hàn
của nhà trường đào tạo. Các phiếu khảo sát sử dụng chung cho học sinh-sinh viên
của khoa Kết cấu kim loại. (Phụ lục 01).

* Số phiếu khảo sát tại nhà trường
Kết quả khảo sát

TT

Số lượng

Đạt tỷ lệ

1

Số phiếu phát ra khảo sát


34

100%

2

Số phiếu thu về khảo sát

34

100%

3

Số phiếu hợp

32

94%

4

Số phiếu không hợp lệ

02

6%

* Số phiếu khảo sát tại một số công ty

1. Công ty Cổ phần nhiệt điện Phả Lại - Thị trấn Phả lại - huyện Chí Linh- Hải Dương
2. Cơng ty Cổ phần cơ khí đóng tàu Hạ Long – Số 6/125 Lê Lai - Hải Phịng
3. Nhà máy đóng tàu Sơng Cấm – Số 47 Chi Lăng - Hồng Bàng - Hải Phòng

Luận văn cao học

Học viên: Vũ Hồng Sơn


×