Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Giải pháp hỗ trợ hải quan trong việc thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự khai hàng hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.13 MB, 120 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------

NGUYỄN TRUNG HIẾU

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HẢI QUAN TRONG VIỆC THANH TRA
HÀNG HÓA DỰA TRÊN BẢN TỰ KHAI HÀNG HẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Vũ Thị Hương Giang

HÀ NỘI 2018


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn : Nguyễn Trung Hiếu
Đề tài luận văn: Giải pháp hỗ trợ hải quan trong việc thanh tra hàng hóa dựa
trên bản tự khai hàng hải
Chuyên ngành: Công nghệ thông tin


Mã số SV: CB150282

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
27/10/2018 với các nội dung sau:

-

Bổ sung thông tin phần mở đầu để người đọc nắm được ngữ cảnh của vấn
đề cần giải quyết.

-

Trình bày nhất quán phần giới thiệu nội dung chương và nội dung chương
II.

-

Đưa toàn bộ chú thích hình vẽ, bảng biểu xuống dưới hình vẽ, bảng biểu.

-

Bỏ các hình khơng cần thiết về q trình cài đặt ứng dụng.

-

Đưa nội dung Thế nào là ra quyết định vào thành 1 phần mở đầu cho mục
Quá trình ra quyết định (mục 4 – chương I).

-


Trình bày rõ ràng hơn về hình ảnh kết quả phân tích (hình 3.21).

-

Bố sung giải thích rõ ràng về Bản tự khai hàng hải (mục 1 – chương I)


-

Trình bày chuẩn tắc các liên kết tới Tài liệu tham khảo, để chữ thường ngay
với nội dung.

-

Chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, đưa về sử dụng chuẩn tiếng
Việt.
Ngày

Giáo viên hướng dẫn

tháng

năm

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................5
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................6
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .............................................................................7
Danh mục các bảng .....................................................................................................8
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ......................................................................................9
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................11
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN ...................................................................................12
1.1.

Quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại .......................................................12

1.2.

Mục tiêu giải pháp hỗ trợ thanh tra hàng hóa dựa trên bản khai hàng hải
16

1.3.

Hướng giải quyết và cơng nghệ sử dụng..................................................19

1.4.

Q trình ra quyết định.............................................................................19

1.4.1.

Phân loại quyết định ..........................................................................20


1.4.2.

Các giai đoạn của quá trình ra quyết định .........................................20

1.5.

Hệ hỗ trợ ra quyết định.............................................................................21

1.5.1.

Khái niệm Hệ hỗ trợ ra quyết định ....................................................21

1.5.2.

Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định .....................................22

1.5.3.

Mơ hình ra quyết định .......................................................................23

1.5.4.

Phân loại Hệ hỗ trợ ra quyết định ......................................................25

CHƯƠNG II – GIẢI PHÁP DỰA TRÊN HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH ..........29
2


2.1.


Giải quyết bài tốn hỗ trợ thanh tra hàng hóa đường biển .......................29

2.1.1.

Mơ hình giải pháp..............................................................................29

2.1.2.

Các biến quyết định ...........................................................................30

2.1.2.1. Bộ lọc kiểm tra thông tin bản khai .................................................30
2.1.2.2. Bộ lọc kiểm tra quy tắc số học .......................................................30
2.1.2.3. Bộ lọc đối chiếu hồ sơ rủi ro ..........................................................31
2.1.2.4. Bộ lọc thông tin vi phạm................................................................33
2.1.2.5. Bộ lọc lựa chọn phân tích ..............................................................35
2.1.2.6. Bộ lọc phân luồng ..........................................................................35
2.1.3.

Các luật quan hệ ................................................................................36

2.1.3.1. Luật dựa trên tần suất vi phạm.......................................................36
2.1.3.2. Luật dựa trên thông tin rủi ro .........................................................38
2.1.4.
2.2.

Các biến kết quả ................................................................................40

Giao tiếp giữa người dùng và hệ hỗ trợ ra quyết định .............................40


2.2.1.

Luồng phân tích hồ sơ của cán bộ .....................................................40

2.2.2.

Mơ tả các bước trong quy trình .........................................................42

CHƯƠNG III – THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................51
3.1.

Phân tích thiết kế phần mềm ....................................................................51

3.2.

Cài đặt phần mềm.....................................................................................54

3.2.1.

Môi trường .........................................................................................54

3.2.2.

Công cụ ..............................................................................................55

3.2.3.

Cài đặt ................................................................................................55

3.2.3.1. Windows Service lựa chọn hồ sơ phân tích ...................................55

3.2.3.2. Windows Service phân luồng tự động hồ sơ .................................56
3


3.2.3.3. Ứng dụng Web Sharepoint ............................................................56
3.3.

Thử nghiệm và đánh giá ...........................................................................61

3.3.1.

Thử nghiệm chức năng quản lý tiêu chí ........................................61

3.3.1.1. Tiêu chí phân luồng .......................................................................61
3.3.1.2. Tiêu chí lựa chọn phân tích ............................................................65
3.3.1.3. Tiêu chí kiểm tra thơng tin bản khai ..............................................67
3.3.1.4. Tiêu chí lọc vi phạm ......................................................................67
3.3.1.5. Tiêu chí kiểm tra quy tắc số học ....................................................68
3.3.2.

Thử nghiệm chức năng phân tích hồ sơ ............................................68

3.3.3.

Kết quả thử nghiệm và đánh giá ........................................................71

KẾT LUẬN ...............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................76


4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Trung Hiếu, học viên cao học khóa 2015B, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội xin cam kết Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân,
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Thị Hương Giang, Viện Công nghệ thông
tin và Truyền thông, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Các kết quả trong Luận văn là trung thực và không sao chép từ bất kỳ cơng
trình nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2018
Học viên: Nguyễn Trung Hiếu
Khóa: 2015B

5


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Thị Hương Giang, Bộ môn Công
nghệ phần mềm, Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa
Hà Nội đã động viên và tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn. Những ý kiến quý báu của TS đã định hướng và góp phần lớn tạo nên kết quả
của đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội nói chung và Viện Cơng nghệ Thơng tin và Truyền thơng nói riêng đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt cho tơi những kiến thức trong suốt q trình học tập tại
trường.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã hết
lịng giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.


6


Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Ký hiệu

STT

Diễn giải

1

CNTT

Công nghệ thông tin

2

QTHT

Quản trị hệ thống

3

CSDL

Cơ sở dữ liệu

4


CCHQ

Chi cục hải quan

5

CHQ

Cục hải quan

6

TCHQ

Tổng cục hải quan

7

IMO

Số nhận dạng tàu cấp bởi Tổ chức hàng hải quốc
tế (International Maritime Organization)

8

IIS

Internet Information Services

9


DN

Doanh nghiệp

7


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Mô tả các bước trong quy trình ................................................................14
Bảng 1.2. Số lượt tàu thuyền xuất nhập cảnh năm 2015 - 2018 ...............................17
Bảng 2.1. Một số tiêu chí cho bộ lọc quy tắc số học ................................................31
Bảng 2.2. Một số tiêu chí cho bộ lọc phân tích .........................................................35
Bảng 2.3. Các bước trong phân tích hồ sơ của cán bộ ..............................................42
Bảng 3.1. Kết quả phân tích thử nghiệm hồ sơ mẫu .................................................71

8


Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại ........................................................13
Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định. ................................................21
Hình 1.3. Ưu điểm của Hệ hỗ trợ ra quyết định. .......................................................22
Hình 1.4. Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định. ............................................23
Hình 1.5. Cấu trúc tổng qt của một mơ hình. ........................................................24
Hình 2.1. Mơ hình giải pháp hỗ trợ thanh tra hàng hóa ............................................29
Hình 2.2. Mơ hình bộ lọc đối chiếu hồ sơ rủi ro .......................................................32
Hình 2.3. Bộ lọc thơng tin vi phạm ...........................................................................33
Hình 2.4. Bộ lọc thơng tin vi phạm thuyền viên/hành khách ...................................34
Hình 2.5. Luật quan hệ dựa trên tần xuất vi phạm ....................................................37

Hình 2.6. Luật quan hệ dựa trên thơng tin rủi ro ......................................................39
Hình 2.7. Luồng phân tích hồ sơ của cán bộ .............................................................41
Hình 3.1. Kiến trúc tổng thể ứng dụng......................................................................51
Hình 3.2. Mơ hình tổng thể hệ thống ........................................................................53
Hình 3.3. Mơ hình hỗ trợ ra quyết định ....................................................................54
Hình 3.4. Màn hình quản lý Windows Service .........................................................56
Hình 3.5. Tạo mới webApplication...........................................................................57
Hình 3.6. Các thơng số của webApplication .............................................................57
Hình 3.7. Web site ứng dụng trên IIS .......................................................................58
Hình 3.8. Tạo Site Connections ................................................................................58
Hình 3.9. Chọn Application cần tạo site ...................................................................59
Hình 3.10. Deploy ứng dụng lên Sharepoint Server .................................................60
Hình 3.11. Thư mục lưu site trên server ...................................................................60
9


Hình 3.12. Màn hình thiết lập tiêu chí phân luồng ...................................................63
Hình 3.13. Nội dung cơng thức thuộc tiêu chí ..........................................................63
Hình 3.14. Phê duyệt tiêu chí phân luồng .................................................................64
Hình 3.15. Thiết lập tiêu chí lựa chọn phân tích .......................................................66
Hình 3.16. Quản lý tiêu chí kiểm tra thơng tin bản khai ...........................................67
Hình 3.17. Thiết lập tiêu chí lọc vi phạm..................................................................68
Hình 3.18. Quản lý tiêu chí quy tắc số học ...............................................................68
Hình 3.19. Màn hình theo dõi danh sách hồ sơ .........................................................69
Hình 3.20. Phân tích chi tiết hồ sơ ............................................................................70
Hình 3.21. Kết quả phân tích thử nghiệm hồ sơ mẫu ...............................................72

10



MỞ ĐẦU
Giải pháp hỗ trợ hải quan trong việc thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự khai
hàng hải được đề xuất trên cơ sở quy trình nghiệp vụ thanh tra hàng hóa đường biển
của hải quan Việt Nam, với mục đích dựa vào bộ hồ sơ bản khai hàng hải của
Doanh nghiệp vận tải biển, vận dụng các tiêu chí đánh giá vi phạm, hồ sơ rủi ro
được Bộ tài chính và Chính phủ hướng dẫn, từ đó hỗ trợ cán bộ hải quan phân tích
và đề xuất các kết quả phân luồng thông quan của tàu biển. Nội dung của đề tài
được trình bày trong các chương như sau:
 Chương 1: TỔNG QUAN
Trình bày về quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại của cán bộ Hải quan.
Cuối chương là phần trình bày về các khái niệm về Hệ hỗ trợ ra quyết
định, định hướng giải pháp hỗ trợ thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự
khai hàng hải để đưa ra quyết định phân luồng hồ sơ.
 Chương 2: GIẢI PHÁP DỰA TRÊN HỆ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH
Vận dụng hệ hỗ trợ ra quyết định để xây dựng giải pháp hỗ trợ hải quan
trong việc thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự khai hàng hải, triển khai
xây dựng biến đầu vào, luật ràng buộc và kết quả.
 Chương 3: THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
Chương này sẽ giới thiệu kết quả xây dựng và thử nghiệm của luận văn,
đó là phần mềm ứng dụng Web để hỗ trợ ra quyết định phân luồng hồ sơ
hàng hải.
Phần đóng góp của tác giả là đã nghiên cứu về mơ hình hệ ra quyết định, từ
đó vận dụng để xây dựng giải pháp hỗ trợ hải quan thanh tra hàng hóa dựa trên bản
tự khai hàng hải. Tác giả dựa trên các bộ lọc tiêu chí kiểm tra của hải quan, căn cứ
theo Thông tư 42/2015/TT-BTC và Nghị định 08/2015/NĐ-CP, để đề xuất mơ hình
khái qt cho nghiệp vụ thanh tra thực tế.

11



CHƯƠNG I – TỔNG QUAN
Chương này trước tiên giới thiệu quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại của
cán bộ hải quan trong mục 1.1, sau đó trình bày các hạn chế của quy trình hiện tại
và mục tiêu cần đạt để khắc phục các hạn chế đó trong mục 1.2. Hướng giải quyết
được đề xuất trong mục 1.3, dựa trên cơ sở lý thuyết về hệ hỗ trợ ra quyết được
trình bày trong mục 1.4 và 1.5.

1.1.

Quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại

Hiện nay, với thủ tục xuất nhập cảnh đường biển, doanh nghiệp hãng vận tải
đang khai báo bản khai tự hàng hải qua Cổng thông tin một cửa quốc gia [12] – Nội
dung khai báo là một bộ hồ sơ gồm các bản khai về thông tin tàu, hàng hóa, hành
khách, thuyền viên, có chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ được ban hành trong Thông
tư 50/2018/TT-BTC. Sau khi DN gửi hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa
quốc gia, dữ liệu hồ sơ sẽ được Hải quan tiếp nhận tại hệ thống Emanifest nội bộ
của hải quan [13]. Tại hệ thống Emanifest, cán bộ hải quan tiến hành thanh tra hàng
hóa dựa trên bản khai của DN, theo hướng dẫn thủ tục Hải quan quy định tại Thông
tư 42/2015/TT-BTC và Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Thanh tra hàng hóa là bước mà cán bộ sử dụng biện pháp nghiệp vụ để đối
chiếu, đánh giá mức độ rủi ro thơng tin DN khai báo, từ đó đề xuất phân luồng gửi
cán bộ nghiệp vụ tại cảng tổng hợp để thông quan hoặc từ chối thông quan tàu biển.
Đối với phương tiện vận tải đường biển đến, và rời đi Việt Nam, thành phần
hồ sơ DN phải cung cấp gồm các bản khai [10] sau:
1 – Bản khai chung (Phụ lục 1);
2 – Bản khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển (Phụ lục 2);
3 – Vận đơn chủ (Phụ lục 3);
4 – Vận đơn thứ cấp (Phụ lục 3);
5 – Danh sách thuyền viên (Phụ lục 4);

6 – Danh sách hành khách (Phụ lục 5);
12


7 – Bản khai hành lý thuyền viên, nhân viên làm việc trên tàu biển (Phụ lục
6);
8 – Bản khai hàng hoá nguy hiểm (Phụ lục 7);
9 – Bản khai dự trữ của tàu (Phụ lục 8);
10 – Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng (Phụ lục 9);
Hình 1.1 và Bảng 1.1 dưới đây mơ tả về luồng quy trình thanh tra hàng hóa
hiện tại dựa vào bộ hồ sơ bản khai.
Quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại
Người khai Hải quan

Hệ thống Emanifest

Cán bộ thanh tra hồ sơ

Cán bộ tại cảng

Bắt đầu

1. Nhập thông
tin bản khai
hàng hải

3. Truy cập hệ thống
tiếp nhận với quyền
xem thông tin hồ sơ


2. Lưu thông tin DN
khai

4. Thực hiện nghiệp
vụ thanh tra bản khai

4.1. Đối chiếu logic
dữ liệu giữa các
bản khai

4.2. Đối chiếu hồ
sơ lịch sử vi phạm

4.3. Kiểm tra
nghiệp vụ chỉ tiêu
khai báo

4.4. Thơng tin tình
báo

5. Tạo cơng văn đề
xuất phân luồng kèm
báo cáo phân tích

8. Nhận kết quả xử lý

7. Cập nhật kết quả
xử lý

Kết thúc


Hình 1.1. Quy trình thanh tra hàng hóa hiện tại
13

6. Xử lý bộ tờ
khai


Bảng 1.1. Mơ tả các bước trong quy trình
Bước

Tên bước

Mơ tả

Đối tượng
sử dụng

Người khai hải Thông tin hồ sơ bao gồm thông tin 7 bản khai:

Người khai

quan

Hải quan

nhập

thông tin bản
khai hàng hải


 Bản khai chung
 Bản khai hàng hóa
 Vận đơn chủ
 Vận đơn thứ cấp
 Bản khai thuyền viên

1

 Bản khai hành khách
 Bản khai hành lý thuyền viên
 Bản khai dự trữ tàu
 Bản khai hàng hóa nguy hiểm
 Phiếu chuyển hồ sơ tàu chuyển cảng
2

Lưu thông tin Hệ thống tiếp nhận thực hiện lưu dữ liệu bản Hệ
DN khai

khai của DN xuống CSDL

Emanifest

Truy cập hệ Cán bộ hải quan truy cập hệ thống với quyền Cán

bộ

thống tiếp nhận xem thông tin. Hệ thống hiển thị danh sách tất cả thanh

tra


với quyền xem các hồ sơ bản khai. Các thông tin hiển thị bao hồ sơ
thông tin hồ sơ
3

thống

gồm:
-

Số thứ tự;

-

Mã bộ hồ sơ;

-

Loại hồ sơ;

-

Hãng tàu;

-

Tên tàu;

-


Số IMO;
14


-

Hô hiệu (Call Sign);

-

Cảng đến/rời;

-

Thời gian gửi;

Trạng thái hồ sơ: tất cả, chưa tiếp nhận, đã tiếp
nhận, đã thông quan.
Từ đây cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh tra
hàng hóa dựa trên bản tự khai hảng hải của DN
Thực

hiện Cán bộ thực hiện thanh tra bản khai:

nghiệp

Cán

vụ 4.1. Đối chiếu logic dữ liệu giữa các bản khai: thanh
thanh tra bản Cán bộ xem lần lượt từng chỉ tiêu thông tin của hồ sơ

khai

các bản khai, đảm bảo 1 chỉ tiêu xuất hiện ở
nhiều bản khai thì phải có cùng giá trị. Như số
hành khách trong Bản khai chung và Bản khai
hành khách,...
4.2. Đối chiếu hồ sơ lịch sử vi phạm: Với mỗi
thông tin tàu biển, hành khách, thuyền viên trong

4

bộ hồ sơ, cán bộ kiểm tra trong CSDL vi phạm
lịch sử xem có thơng tin hay khơng.
CSDL vi phạm là dữ liệu có sẵn, xây dựng từ
thơng tin vi phạm tổng hợp từ lịch sử. Bao gồm
thông tin tàu biển (số IMO), con người (tên, ngày
sinh, số giấy tờ cá nhân, chức danh – đối với
thuyển viên), thời gian vi phạm và số lần vi
phạm.
4.3. Kiểm tra nghiệp vụ chỉ tiêu khai báo: Ở
nghiệp vụ này, cán bộ sẽ rà sốt chỉ tiêu thơng tin
mà DN khai báo đã đúng với quy tắc chung của

15

bộ
tra


ngành hay chưa. Như số container phải có 11 ký

tự trong đó 4 ký tự đầu là chữ cái, cịn 7 ký tự
sau là các chữ số tự nhiên.
4.4. Thông tin tình báo: Cán bộ dựa trên thơng
tin tình báo và kỹ năng kinh nghiệp cá nhân để
đưa ra nhận định.
Tạo cơng văn Kết quả của q trình thanh tra là báo cáo phân Cán

bộ

đề xuất phân tích bao gồm đề xuất của cán bộ trong việc phân thanh

tra

luồng kèm báo luồng tàu, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, yêu hồ sơ
5

cáo phân tích

cầu nghiệp vụ, chỉ dẫn rủi ro, các ghi chú khác.
Cán bộ soạn thảo công văn đề xuất phân luồng
kèm báo cáo phân tích và gửi đến cán bộ xử lý
nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ Hải quan

Xử lý bộ tờ Nhận công văn và báo cáo từ cán bộ thanh tra, Cán bộ tại
6

sau đó thao tác trên Hệ thống tiếp nhận Thông cảng

khai


quan hoặc Từ chối bộ hồ sơ.
7

8

Cập nhật kết Lưu kết quả xử lý của Cán bộ nghiệp vụ

Hệ

thống

quả xử lý

tiếp nhận

Nhận kết quả Nhận kết quả Thông quan/Từ chối hồ sơ trên Hệ Người khai
xử lý
1.2.

thống tiếp nhận

Hải quan

Mục tiêu giải pháp hỗ trợ thanh tra hàng hóa dựa trên bản khai

hàng hải
Trong lĩnh vực đường biển, mỗi năm có hàng trăm ngàn lượt hồ sơ tàu biển
xuất nhập cảnh Việt Nam. Theo thống kê, số lượng tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh
trong giai đoạn 2015 – 2018 được thể hiện ở Bảng 1.2.


16


Bảng 1.2. Số lượt tàu thuyền xuất nhập cảnh năm 2015 - 2018
Đơn vị tính: Nghìn lượt
Loại
phương
tiện
Tàu thuyền

6 tháng đầu
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

năm 2018

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập

Xuất

Nhập


Xuất

Nhập

cảnh

cảnh

cảnh

cảnh

cảnh

cảnh

cảnh

cảnh

46.7 28.99

28.7

35.1

34.1

41.2


41.7

47.6

Hiện nay:
- Có trên 40 hãng tàu quốc tế hoạt động tại Việt Nam.
- Đến tháng 8 năm 2018, Việt Nam có 11 hãng tàu container với tổng số trên
30 tàu.
Các hãng tàu Việt Nam: Biển Đông, DHP Lines, Gemadept, Marina, Nam
Triệu, VINAFCO, Vinalines, Viet Sun, VOSCO, VSICO. Thống kê mới nhất của
cơ quan quản lý nhà nước về vận tải biển cho thấy, tính đến đầu năm 2018, đội tàu
biển Việt Nam gồm 1.654 tàu biển, trong đó có 450 tàu biển hoạt động tuyến quốc
tế.
Tại Hải Phòng: Năm 2018, số lượt tàu nhập cảnh vào Việt Nam: 4.372 lượt
(trong đó 3.382 lượt tàu nước ngoài, 990 lượt tàu Việt Nam); Số lượt tàu xuất cảnh
từ: 4065 lượt (3.401 lượt tàu nước ngoài, 664 lượt tàu Việt Nam).
Tại TP. Hồ Chí Minh: Từ 1/1/2018 đến 15/08/2018, số lượt tàu nhập cảnh
vào Việt Nam: 4.110 lượt (trong đó 3.440 lượt tàu nước ngồi, 670 lượt tàu Việt
Nam); Số lượt tàu xuất cảnh: 4.110 lượt (3.357 lượt tàu nước ngoài, 753 lượt tàu
Việt Nam).
Tại Vũng Tàu: Từ 1/1/2018 đến 15/08/2018, số lượt tàu nhập cảnh vào Việt
Nam: 3.177 lượt (1.856 lượt tàu nước ngoài, 321 lượt tàu Việt Nam); Số lượt tàu
xuất cảnh: 2.134 lượt (1.821 lượt tàu nước ngoài, 313 lượt tàu Việt Nam).
Tại bước thanh tra hàng hóa trong bảng 1.1, cán bộ xem tồn bộ hồ sơ DN
khai báo và dựa vào kinh nghiệm, đối chiếu thủ công giữa các bộ hồ sơ (xem
thông tin từng bộ hồ sơ lịch sử), phân tích nghi vấn và phát hiện những vi phạm.
17



Do cán bộ xử lý chứng từ thủ công như vậy nên gặp những hạn chế:
- Tốn nhân lực, thời gian trong phân tích, đối chiếu, đánh giá thơng tin giữa
các bản khai hàng hải để ra quyết định phân luồng hồ sơ;
-

Thông tin ghi chú, lịch sử và báo cáo phân tích chỉ được lưu trữ cục bộ,
chưa quản lý dạng dữ liệu điện tử, dẫn đến khó chia sẻ kết quả với các
khâu giám sát khi tàu cập cảng về sau;

- Căn cứ theo hướng dẫn Thông tư 42/2015/TT-BTC và Nghị định
08/2015/NĐ-CP, cán bộ vận dụng bộ tiêu chí đánh giá vi phạm để phân
tích bộ hồ sơ hàng hải. Điều này dẫn đến khả năng vận dụng tiêu chí thiếu,
nhầm lẫn hoặc khơng nhất qn giữa các cán bộ với nhau;
Giải pháp hỗ trợ hải quan trong việc thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự khai
hàng hải xây dựng một phân hệ với mục đích dựa vào bộ hồ sơ bản khai hàng hải,
dựa vào các bộ quy tắc, hồ sơ rủi ro được tích lũy từ lịch sử, từ đó giúp cán bộ hải
quan phân tích và đưa ra các đề xuất phân luồng hồ sơ. Từ đó cán bộ sẽ xem xét đưa
ra quyết định phân luồng cuối cùng.
Mục tiêu giải pháp mong muốn đạt được:
-

Đối chiếu thông tin bản khai hàng hải dựa trên các bộ tiêu chí đánh giá
được hướng dẫn theo Thông tư 42/2015/TT-BTC [9] và Nghị định
08/2015/NĐ-CP [11];

-

Đánh giá mức độ rủi ro của bộ hồ sơ bản khai;

-


Đề xuất các phương án phân luồng để từ đó cán bộ xem xét và lựa chọn
đề xuất, giảm thiểu được sự khác biệt giữa các kết quả thanh tra của các
cán bộ do cách vận dụng khác nhau về Thông tư, Nghị định.

Khi đạt được mục tiêu này, giải pháp sẽ giúp làm giảm thời gian thông quan
tàu biển, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, học viên chọn đề tài: “Giải pháp hỗ trợ hải quan trong việc
thanh tra hàng hóa dựa trên bản tự khai hàng hải” nhằm giúp cán bộ Hải quan tiết
kiệm thời gian, nhân lực trong công tác đưa ra quyết định phân luồng khi thực hiện
thanh tra hàng hóa dựa trên bản khai hàng hải.
18


1.3.

Hướng giải quyết và công nghệ sử dụng

Tương ứng với mục tiêu mong muốn đạt được như trên, tác giả đề xuất
hướng giải quyết:
-

Tự động truy xuất dữ liệu hồ sơ, phân tích và đối chiếu chỉ tiêu thơng tin
trong các bản khai theo Thông tư 50/2018/TT-BTC.

-

Đánh giá và đưa ra đề xuất phân luồng cho cán bộ theo hướng dẫn Thông
tư 42/2015/TT-BTC và Nghị định 08/2015/NĐ-CP.


-

Đưa ra danh sách kết quả phân tích, cán bộ có thể lựa chọn/phủ quyết kết
quả đề xuất

Giải pháp hỗ trợ thanh tra hàng hóa dựa trên bản khai hàng hải sẽ được
nghiên cứu theo hướng một hệ hỗ trợ ra quyết định và dựa trên các yêu tố sau:
-

Dữ liệu đầu vào là các bộ hồ sơ tàu biển dạng điện tử, đã được thu thập ở
khâu tiếp nhận hồ sơ.

-

Phân tích tự động hồ sơ bản khai dựa trên các tiêu chí được đặt ra bởi cán
bộ hải quan. Tận dụng kinh nghiệm phân tích hồ sơ thực tế của cán bộ để
tiết kiệm thời gian phân tích hồ sơ, đồng thời áp dụng được chuẩn đánh
giá cho tất cả các bộ hồ sơ, hạn chế sai sót về con người.

-

Kết quả đầu ra là hồ sơ đánh dấu cần phân tích và đề xuất phân luồng –
hỗ trợ cán bộ trực tiếp đánh giá và ghi nhận kết quả cuối cùng.

Căn cứ vào công nghệ đang sử dụng tại khâu tiếp nhận hồ sơ, các hãng vận
tải khai báo thông tin trên cổng dịch vụ Sharepoint Server, dữ liệu quản lý trong
CSDL Microsoft SQL Server. Ứng dụng thử nghiệm của giải pháp sẽ là ứng dụng
web xem thông tin trên Sharepoint Server 2010, dùng Windows Service làm tiến
trình qt thơng tin trong CSDL MSSQL 2008R2.
1.4.


Quá trình ra quyết định

Việc đưa ra quyết định đối với một vấn đề xuất hiện trong khắp các lĩnh vực,
19


hoạt động của đời sống mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Từ những việc đơn giản
như chọn một bộ quần áo để đi dự tiệc cho đến các việc lớn lao như phân bổ ngân
sách vào các chương trình của quốc gia đều là các cơng việc đưa ra quyết định.
Vậy đưa ra quyết định chính là chọn ra trong các giải pháp khả thi một giải
pháp mà theo người đưa ra quyết định là phù hợp nhất.
1.4.1. Phân loại quyết định
Có thể phân ra bốn loại quyết định như sau:
 Quyết định có cấu trúc (Structured Decision): Các quyết định mà
người ra quyết định biết là chắc chắn đúng.
 Quyết định không cấu trúc (Nonstructured Decision): Các quyết định
mà người ra quyết định biết là có nhiều câu trả lời gần đúng và khơng
có cách nào để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
 Quyết định đệ quy (Recurring Decision): Các quyết định lặp đi, lặp
lại.
 Quyết định không đệ quy (Nonrecurring Decision): Các quyết định
không xảy ra thường xuyên.
1.4.2. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định
Các giai đoạn của quá trình ra quyết định (Hình 1.2) bao gồm các pha:
 Nhận định (Intelligence): Tìm kiếm các tình huống dẫn đến việc phải
ra quyết định, nhận dạng các vấn đề, nhu cầu, cơ hội, rủi ro...
 Thiết kế (Design): Phân tích các hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề,
đáp ứng các nhu cầu, tận dụng các cơ hội, hạn chế các rủi ro...
 Lựa chọn (Choice): Cân nhắc và đánh giá từng giải pháp, đo lường

hậu quả của từng giải pháp và chọn giải pháp tối ưu.

20


 Tiến hành ra quyết định (Implementation): Thực hiện giải pháp được
chọn, theo dõi kết quả và điều chỉnh khi thấy cần thiết.

Hình 1.2. Các giai đoạn của quá trình ra quyết định.

1.5.

Hệ hỗ trợ ra quyết định

1.5.1. Khái niệm Hệ hỗ trợ ra quyết định
Trong thập niên 1970, Scott Morton đưa ra những khái niệm đầu tiên về Hệ
hỗ trợ ra quyết định (Decision Support Systems - DSS). Ông định nghĩa DSS như là
những hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp những người ra quyết định sử dụng
dữ liệu và mơ hình để giải quyết các vấn đề khơng có cấu trúc [5].

21


Hình 1.3. Ưu điểm của Hệ hỗ trợ ra quyết định.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về DSS. Tuy nhiên tất cả
đều đồng ý mục đích cơ bản nhất của DSS là để hỗ trợ và cải tiến việc ra quyết định
(Hình 1.3).
1.5.2. Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định
Một Hệ hỗ trợ ra quyết định gồm có ba thành phần chính (Hình 1.4):
 Quản lí mơ hình

 Quản lí dữ liệu
 Quản lí giao diện người dùng
Quản lí mơ hình (Model Management) bao gồm các mơ hình ra quyết định
(DSS models) và việc quản lí các mơ hình này. Một số ví dụ của các mơ hình này
bao gồm: mơ hình nếu thì, mơ hình tối ưu, mơ hình tìm kiếm mục đích, mơ hình
thống kê.
Quản lí dữ liệu (Data Management) thực hiên công việc lưu trữ các thông
tin của hệ và phục vụ cho viêc lưu trữ, cập nhật, truy vấn thơng tin.
Quản lí giao diện người dùng (User Interface Management) quản lí việc
giao tiếp giữa người dùng cuối và Hệ ra quyết định.

22


Hình 1.4. Các thành phần của Hệ hỗ trợ ra quyết định.
1.5.3. Mơ hình ra quyết định
Một đặc trưng cơ bản của Hệ hỗ trợ ra quyết định là phải có ít nhất một mơ
hình hỗ trợ ra quyết định. Việc chọn lựa và xây dựng mơ hình nằm trong giai đoạn
thứ hai (Design Phase) của quá trình ra quyết định.
Một mơ hình là một khái qt hóa hay trừu tượng hóa của thực tế. Mơ hình
hóa là việc khái quát hóa và trừu tượng hóa các vấn đề thực tế thành các mơ hình
định tính hay định lượng. Đó là một quy trình kết hợp cả khoa học (sự chính xác,
logic) và nghệ thuật (sự sáng tạo).
Một mơ hình thường bao gồm ba thành phần cơ bản (Hình 1.5):
 Biến quyết định: Đây là các yêu cầu đầu vào xác định bởi người ra
quyết định. Chẳng hạn trong bài tốn quyết định phân luồng thì đây là
23



×