ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VIỆT ANH
1.1. Đặc điểm hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh
Hiện nay ngành nghề kinh doanh chính của công ty là kinh doanh gỗ tự nhiên và các sản
phẩm đồ gỗ như: gỗ ván sàn các loại, giường, tủ, cửa,…Công ty Cổ phần thương mại Việt Anh
vừa tiến hành bán buôn, bán lẻ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Cung cấp chủ yếu các mặt
hàng phục vụ đời sống, sinh hoạt, nhu cầu sử dụng của các tầng lớp nhân dân.
1.1.1. Danh mục hàng bán của Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh tổ chức các hoạt động kinh doanh thương
mại và dịch vụ mua bán các loại sản phẩm hàng hóa và các loại thiết bị sau:
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: dao, kéo, kính,…
+ Buôn bán, kinh doanh các loại sợi vải, quần áo, da giày,…
+ Mua bán nông, lâm, hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may
mặc, thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến: Rau quả, thịt hộp, mây tre đan,
quần áo phông nam, váy nữ,…
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp: Máy công trình, máy trộn bê
tông, thiết bị nội, ngoại thất,…
+ Mua bán các loại hóa chất phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp
Sản phẩm phụ: Bảo hộ lao động, quần áo cotton nam nữ,...
Công ty phấn đấu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng với
chất lượng, giá cả phù hợp, giao hàng đúng tiến độ. Các sản phẩm của Công ty chủ
yếu đáp ứng thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh có sử dụng phần mềm nhưng các mặt
hàng thì công ty không mã hóa hàng hóa.
1.1.2. Thị trường của Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh là công ty hoạt động thương mại. Chính
do đó, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng và rộng lớn. Các sản
phẩm mà công ty phân phối, tiêu thụ có mặt ở hầu hết các địa bàn trong nước và cả
ở nước ngoài.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty tập trung vào hầu hết các tỉnh phía Bắc
như: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình,…và một số mặt hàng có mặt tại nước ngoài.
Với đặc điểm của mình, thị trường cho tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm đặc
biệt của đội ngũ quản lý công ty. Hình thức hoạt động của công ty thì thị trường
cho tiêu thụ sản phẩm luôn quyết định đến sự làm ăn thăng trầm của công ty.
Thị trường nói chung và thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng, câu hỏi: "Đối
tượng khách hàng là ai?" luôn được cán bộ công nhân viên trong công ty tìm hiểu
và thâm nhập làm sao để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Xuất phát từ một chân lý đơn giản: Thị trường tổng thể luôn gồm một số lượng
lớn khách hàng với những nhu cầu đặc tính mua và khả năng tài chính rất khác
nhau. Sẽ không có một doanh nghiệp nào có thể với tới tất cả các khách hàng tiềm
năng. Mặt khác doanh nghiệp không chỉ có một mình trên thị trường mà họ phải
đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh bằng những cách thức lôi kéo khác nhau,
ngoài ra mỗi doanh nghiệp thường chỉ có một thế mạnh xét trên một phương diện
nào đó trong việc thoả mãn nhu cầu thị trường.
* Thị trường trong nước
Xác định được tầm quan trọng của vấn đề thị trường, dựa trên cơ sở năng lực
sản xuất và kinh doanh hiện có của công ty, phân tích về thị trường tiêu thụ các loại
mặt hàng mà mình đang kinh doanh công ty luôn xác định cho mình mục tiêu cụ
thể như là tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước, nhất là thị trường miền
Bắc.
Bảng 1-1:
Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng doanh thu 40520 47225 57083 70253
Trong nước 35200 37225 46025 55253
Ngoài nước 5320 10000 11058 15000
* Thị trường xuất khẩu
Công ty Cổ phần Thương mại Việt Anh chỉ mới bắt đầu tham gia thị trường xuất
khẩu trong một số năm trở lại đây nên thị trường xuất khẩu không nhiều. Thị
trường xuất khẩu hiện nay của công ty tập trung chủ yếu là một số nước như
Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan.
1.1.3. Phương thức bán hàng của Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh
+ Phương thức bán hàng
Nhờ tích cực đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng cũng như chủng loại, mẫu
mã sản phẩm, Công ty Thương mại Việt Anh đã tạo được uy tín và chỗ đứng trên
thị trường. Sản phẩm của Công ty được bạn hàng tin cậy và đặt hàng với số lượng
ngày càng lớn. Hiện nay tại Công ty, phương thức bán hàng chủ yếu được áp dụng
là giao bán trực tiếp cho khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng (theo
Giấy đề nghị mua hàng hoặc Hợp đồng mua hàng), khách hàng sẽ tới liên hệ với
phòng kinh doanh của Công ty. Tại đây hai bên sẽ thoả thuận các thông tin cần
thiết về giá cả, số lượng, phương thức giao hàng, thời hạn thanh toán và các nghĩa
vụ liên quan. Sau khi hai bên thống nhất các điều khoản, cán bộ Phòng Kinh doanh
sẽ viết hoá đơn bán hàng cho người mua.
+ Phương thức giao hàng
Hàng bán có thể được giao ngay tại các cửa hàng của Công ty hoặc giao tận nơi
theo yêu cầu của khách hàng.
+ Các hình thức thanh toán
Nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn, đồng thời
phù hợp với khả năng thanh toán của từng khách hàng. Công ty áp dụng nhiều hình
thức thanh toán khác nhau: thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng.
Với các đơn vị vừa là người mua sản phẩm, vừa là nhà cung cấp, Công ty áp dụng
hình thức đối trừ công nợ, từ đó tạo được sự linh hoạt và chủ động cho cả hai bên.
+ Thời hạn thanh toán
Được thoả thuận khi hai bên ký hợp đồng, chủ yếu là hình thức trả chậm.
+ Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn đồng thời tất cả năm điều kiện
sau:
- Công ty đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu
sản phẩm hàng hoá cho người mua;
- Công ty không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Công ty đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
- Công ty xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Tại Công ty cổ phần Thương mại Việt Anh thì tại thời điểm xuất hoá đơn VAT
cho khách cũng là lúc doanh thu bán hàng được ghi nhận.
1.2. Tổ chức quản lý hoạt động bán hàng của Công ty cổ phần Thương mại
Việt Anh
Đứng trước yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, để nâng cao
hiệu quả của bộ máy quản lý nói chung và bộ máy kế toán nói riêng, Công ty đã
mạnh dạn xây dựng phần mềm kế toán áp dụng trong toàn Công ty. Các phòng ban
nghiệp vụ có thể trao đổi thông tin với nhau qua hệ thống mạng máy tính, nhờ đó
việc giám sát, quản lý bán hàng cũng được dễ dàng thuận tiện hơn. Điều này còn
cho phép Công ty giảm thiểu các chi phí, đồng thời rút ngắn thời gian luân chuyển
chứng từ phục vụ đắc lực cho việc cung cấp thông tin kế toán. Cụ thể, công tác
quản lý khâu bán hàng được chú trọng trên các mặt sau:
+ Về quy cách, chất lượng sản phẩm
Thực hiện phương châm đặt chữ tín lên hàng đầu, Công ty luôn chú trọng kiểm
tra kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm, nhằm mục đích đem lại sự hài lòng cao nhất cho
khách hàng. Trước khi cho nhập kho, thành phẩm hoàn thành đã được bộ phận
KCS kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, mẫu mã, đảm bảo loại bỏ
được hoàn toàn những sản phẩm không đạt yêu cầu ra khỏi kho thành phẩm xuất
bán. Khi giao hàng, Công ty cũng cử nhân viên kỹ thuật kiểm tra, giám sát việc vận
chuyển, bốc dỡ hàng hoá, vừa đảm bảo cung cấp hàng đúng yêu cầu cho người
mua, vừa tránh được các tổn thất gây thiệt hại cho cả hai bên.
+ Về khối lượng hàng xuất bán
Phòng kinh doanh đảm nhận khâu phát hành chứng từ và theo dõi về khối
lượng trên các thẻ chi tiết. Vì vậy, Phòng kinh doanh luôn nắm chắc về tình hình
nhập - xuất - tồn của từng loại hàng hoá, làm cơ sở để khai thác nguồn hàng, khách
hàng, ký kết hợp đồng. Giúp cho quá trình kinh doanh của Công ty diễn ra liên tục,
khách hàng có thể nhanh chóng nhận hàng đúng đủ cả về chất lượng và số lượng.
+ Về giá cả
Giá bán do Hội đồng giá quyết định (Chủ tịch hội đồng giá là Tổng Giám đốc)
dựa trên cơ sở bù đắp các chi phí và thực tế biến động của thị trường. Phòng Kinh
doanh và Phòng Tài chính - Kế toán đều có một bảng báo giá để đối chiếu, kiểm
tra. Công ty luôn thực hiện đúng trách nhiệm về giá bán đối với các hợp đồng đã
ký kết, với những khách hàng thường xuyên thì điều này đặc biệt được chú ý.