Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Triệu chứng tim mạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 34 trang )


















Triệu chứng tim mạch









§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

TRIỆU CHỨNG TIM MẠCH
Nội dung:


1. Khám bệnh nhân tim mạch?
2. Các tiếng bệnh lý khi nghe tim: cơ chế, đặc điểm, gặp trong bệnh nào?
3. Giải thích các NP và dấu hiệu
4. Cơ chế T2 đanh, tách đôi và các nguyên nhân của T2 đanh , tách đôi?
5. Các triệu chứng khi nghe tim ở bệnh nhân hẹp lỗ van 2 lá?
6. Cơ chế tiếng thổi tâm thu(TTTT) ở mỏm , các bệnh có tiếng thổi tâm thu ở
mỏm tim?
7. Hội chứng suy tim phải: triệu chứng và nguyên nhân?
8. Hội chứng suy tim trái: triệu chứng và các nguyên nhân?
9. Triệu chứng cơ năng bệnh tim mạch?
10. Triệu chứng của hở van động mạch chủ?

Câu 1. Thực hành khám bệnh nhân tim mạch:
1.
Nhìn:
Da, niêm mạc: tím tái, màu sắc da, niêm mạc,ban vòng
-
+ Tím tái: khi hemoglobin khử > 5g/100ml: bệnh tim bNm sinh có luồng thông
trái- phải đã đảo shunt(thông liên thất, tứ chứng Fallot), suy tim phải nặng. Thấy tím ở
môi, đầu chi…
+ Da xanh, niêm mạc nhạt: thiếu máu gây suy tim, thiếu máu trong viêm màng
trong tim nhiễm khuNn(Osler), thấp tim thể nặng, thấp tim tiến triển
+ Da, niêm mạc vàng: suy tim phải lâu ngày → ứ máu lâu ngày → ảnh hưởng
chức năng gan
+ Ban vòng: ban màu hồng có gờ khép kín hoặc không khép kín, dính liền nhau
hay ở ngực và bụng. Ban xuất hiện và mất đi nhanh, Gặp trong thấp tim
+ U vàng, mảng cholesterol do ứ đọng cholesterol ở mí mắt, cơ tam đầu cánh
tay, gân Achille. Gặp trong tăng cholesterol
Phù: phù mềm, ấn lõm
-

N gón tay, ngón chân dùi trống: do thiếu oxy mạn tính gây tăng sinh tổ chức liên
kết dưới da. Gặp: viêm màng trong tim nhiễm khuNn, bệnh tim bNm sinh có tím,
bệnh phổi mạn tính(u phổi, tâm phế mạn)
-
Mỏm tim: Bình thường mỏm tim đập ở LS V đường giữa đòn trái
-
+ Khi thất trái to: mỏm tim xuống thấp, ra ngoài
+ Khi thất phải to: lên cao

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 1 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt







Ng. Quang Toμn_DHy34 - 2 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

Khi nghe tim cần trả lời các nội dung sau:
- N hịp tim đều hay không đều, nếu không đều thì do ngoại tâm thu (N TT) hay do
loạn nhịp hoàn toàn (LNHT: xem câu 2) hay bị block. Khi có loạn nhịp hoàn toàn thì
tấn số tim bao nhiêu, tần số mạch bao nhiêu; nếu có ngoại tâm thu thì bao nhiêu
N TT/1phút.
- Tiếng T1, T2 : bình thường, mờ hay đanh tách đôi
- Có tiếng bệnh lý không, nếu có tiếng thổi phải mô tả tiếng thổi đó: vị trí nghe rõ,
cường độ (2/6,3/6..), âm sắc (thô ráp, nhẹ xa xăm), hướng lan, tư thế nghe rõ hơn,
nghiệm pháp liên quan

Câu 2: Các tiếng tim:
1. Các tiếng bệnh lý thường gặp trong khi nghe tim
- Tiếng T1 đanh: Hẹp lỗ van 2 lá
- T2 đanh tách đôi : tăng huyết áp; tăng áp đm mạch phổi(hẹp 2 lá, thông liên nhĩ,
còn ống động mạch); sinh lí bình thường
- Tiếng thổi tâm thu ở mỏm: hở lỗ van 2 lá
- Tiếng rùng tâm trương ở mỏm: hẹp 2 lá
- Tiếng thổi tâm thu ở ổ van đm chủ(LSIII cạnh ức trái và LS II cạnh ức phải): Hở
lỗ van đm chủ
- Tiếng thổi tâm thu ở mũi ức: Hở lỗ van 3 lá với N P Rivero - carvalho dương
tính
- Tiếng thổi tiền tâm thu: Hẹp lỗ van 2 lá
- Tiếng rùng Austin-Flint: Hở van đm chủ
- Tiếng thổi liên tục : còn ống đm, thông động tĩnh mạch
- Tiếng thổi tâm thu ở LS III-IV cạnh ức trái: thông liên thất
- Tiếng thổi tâm thu ở ổ van đm phổi: Hẹp lỗ van đm phổi
- Tiếng thổi tâm trương ở ổ van đm chủ: Hở van đm chủ
- Tiếng clắc mở van 2 lá và ý nghĩa của nó?
- Tiếng thổi kép ở đm bẹn(Tiếng thổi Durozier): Hở van đm chủ
- Tiếng cọ màng ngoài tim, cách phân biệt nó với tiếng cọ màng phổi: tràn dịch
màng ngoài tim mức độ ít hoặc trường hợp TDMN T nhiều nhưng dịch đã rút
còn lại ít
- Tiếng ngựa phi: tâm thất quá dãn
1. Tiếng tim bình thường: Tiếng T1, tiếng T2, tiếng T3 và T4 ( 2 tiếng này ít gặp)
- T1: Tạo bởi van 2 lá và van 3 lá đóng
- T2 : Tạo bởi van đm chủ và van đm phổi đóng

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 3 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt


- T3: T3 sinh lý đi sau T2 ở thì tâm trương giai đoạn đầy máu nhanh máu dồn
mạnh từ nhĩ xuống thất, thất giãn mạnh và nhanh chạm vào thành ngực gây T3,
khi hít sâu nín thở T3 mất đi , T3 hay gặp ở thanh niên khoẻ mạnh
- T4 còn gọi là tiếng tâm nhĩ, khi nhĩ thu dồn mạnh máu từ tâm nhĩ xuống thất, T4
hiếm gặp hơn T3
2. Thay đổi cường độ tiếng tim:
- Một số trạng thái sinh lý làm giảm cường độ tiếng tim: người béo đặc biệt phụ
nữ
- Bệnh làm giảm cường độ tiếng tim: tràn dịch màng ngoài tim, viêm cơ tim, nhồi
máu cơ tim
- T1 đanh: Hẹp 2 lá do van xơ cứng, đóng nhanh và mạnh do thất trái ít máu, bóp
nhanh và mạnh hơn bình thường
- T1 mờ hoặc mất: Hở van 3 lá, hở van 2 lá, viêm cơ tim, viêm màng trong tim,
tràn dịch màng ngoài tim, do van đóng không kín , do phù nề các lá van, dịch
cản âm
- T2 đanh tách đôi gặp trong tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi, T2 giảm
cường độ khi hở van đm chủ, van đm phổi
3. Tiếng bệnh lý:
Gồm: tiếng thổi, tiếng cọ màng ngoài tim, tiếng clắc mở 2 lá, tiếng clíc, tiếng
ngựa phi
3.1 Tiếng thổi:
- Tiếng thổi xuất hiện khi dòng máu đi từ một chỗ rộng qua một chỗ hẹp sang một
chỗ rộng, nó phụ thuộc vào đường kính mạch máu, tốc độ dòng chảy, độ nhớt và
tỉ trọng của máu theo công thức sau:
VD
N = P
M
N: chỉ số Reynord (đặc trưng cho tiếng thổi)
P: tỉ trọng của máu
M: độ nhớt của máu

V: tốc độ dòng máu
D: đường kính mạch máu
N hư vậy cường độ tiếng thổi tăng lên khi : tăng tốc độ dòng máu, thay đổi kích thước
lòng mạch có dòng máu chảy qua: từ chỗ rộng qua chỗ hẹp- đến chỗ rộng khác, lỗ

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 4 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

thông giữa 2 buồng tim hoặc giữa hai mạch máu, giảm độ nhớtcủa máu đều làm tăng
độ xoáy của máu gây ra tăng cường độ tiếng thổi
- Phân loại: Gồm 3 loại:
+ Tiếng thổi tâm thu: xảy ra ở thì tâm thu cùng với mạch nNy (nghe kết hợp với bắt
mạch thì tâm thu là lúc mạnh nNy hoặc áp tay vào mỏm tim là lúc mỏm tim dội vào
lòng bàn tay)
+ Tiếng thổi tâm trương: Xảy ra ở thì tâm trương
+ Tiếng thổi liên tục: N ghe thấy cả 2 thì
- Cách phân loại khác:
+ Tiếng thổi cơ năng: không có tổn thương ở van tim thường do giãn các buồng tim
gây giãn các vòng van hoặc do giảm độ nhớt của máu(thiếu máu)
+ Tiếng thổi thực thể: Tổn thương thực thể ở các van tim
- Khi nghe một tiếng thổi cần mô tả:
+ Vị trí rõ nhất của tiếng thổi
+ Cường độ tiếng thổi: thường là 2/6,3/6,4/6
+ Âm sắc tiếng thổi: thô ráp(rùng tâm trương do hẹp 2 lá), nhẹ xa xăm ( tiếng
thổi tâm trương do hở van đm chủ)
+ Hướng lan
+ Biến đổi cường độ khi thay đổi khi thay đổi tư thế (nghiêng trái, bệnh nhân
ngồi dậy cúi người về phía trước) hay làm một số nghiệm pháp( hít sâu : NP
Rivero- Carvalho)
A. Tiếng thổi thực thể:

1) TTTT ở mỏm do hở lỗ van 2 lá:
- Cơ chế: Do hở lỗ van 2 lá lên khi thất trái bóp đNy máu lên động mạch chủ xuất
hiện dòng phụt ngược qua lỗ hở van 2 lá lên nhĩ trái gây ra TTTT
- Đặc điểm:
+ Vị trí nghe rõ nhất: mỏm tim
+ Cường độ thường 3/6,4/6
+ Âm sắc thô ráp như tiếng phụt hơi nước
+ Hướng lan : có 3 hướng tuỳ theo lá van bị tổn thương
Lan ra nách trái nếu tổn thương lá van trước ngoài chiếm ưu thế
Lan ra sau lưng nếu tổn thương lá van sau trong chiếm ưu thế
Lan lên LS IV cạnh ức trái nếu tổn thương nặng cả 2 lá van
+ Khi nghiêng trái nghe rõ hơn ( do tim gần hơn)

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 5 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

2) Tiếng thổi tâm thu ở vùng van đm chủ( LS II cạnh ức phải hoặc LS III cạnh ức
trái): do hẹp lỗ van đm chủ
- Cơ chế: Khi thất trái bóp tống máu lên đm chủ dòng máu đi từ chỗ rộng (thất
trái) qua chỗ hẹp (lỗ van đm chủ) lên chỗ rộng khác(gốc đm chủ) gây ra TTTT
- Đặc điểm: Cường độ mạnh, lan lên hố thượng đòn phải hoặc hõm ức, thường có
rung miu tâm thu
3) TTTT ở vùng van đm phổi (LS II cạnh ức trái) do hẹp lỗ van đm phổi( do dòng
máu đi qua chỗ hẹp) tiếng thổi này lan lên hố thượng đòn trái
4) TTTT ở LS III-IV cạnh ức trái do thông liên thất
- Cơ chế: Bình thường áp lực thất trái trong thì tâm thu 100-140mmHg, áp lực
thất phải trong thì tâm thu là 15-30mmHg. Do vậy khi có thông liên thất máu sẽ
từ thất trái(chỗ rộng) qua lỗ thông( chỗ hẹp) sanh thất phải (chỗ rộng khác) gây
ra TTTT
- Đặc điểm: Cường độ mạnh, lan theo hình lan hoa

5) Tiếng rùng tâm trương ở mỏm tim trong hẹp lỗ van 2 lá:
- Cơ chế: Ở thời kỳ tâm trương máu từ nhĩ chảy xưống thất do van 2 lá bị hẹp,
dòng máu chảy từ chỗ hẹp xuống thất va vào dây chằng và trụ cơ dưới van 2 lá
gây tiếng thổi giống như tiếng dùi trống vê trên mặt trống hoặ giống như tiếng
xay lúa xuất hiện ở thời kỳ tâm trương nên gọi là tiếng rùng tâm trương. N ghe rõ
hơn khi nghiêng trái
Rung tâm trương ở mỏm gặp ở bệnh nhân u nhầy nhĩ trái có đặc điểm là thay
đổi cường độ theo tư thế bệnh nhân do thay đổi tư thế làm u nhầy chèn vị trí lỗ
van khác nhau
6) Tiếng thổi tâm trương do hở lỗ van đm chủ( LSIII cạnh ức trái và LS II cạnh
ức phải)
Cơ chế: Trong thì tâm trương do hở lỗ van đm chủ lên xuất hiện dòng phụt
ngược từ đm chủ về thất trái gây ra TTTTr
Đặc điểm:
- Vị trí nghe rõ: LS III cạnh ức trái
- Âm sắc: nhẹ nhàng êm dịu nghe xa xăm
- Lan xuống mũi ức hoặc mỏm tim
- N ghe rõ ở tư thế cúi mình ra trước
7) Thổi tâm trương ở ổ van đm phổi(LS II cạnh ức trái) do hở lỗ van đm phổi máu
từ đm phổi trào về thất phải ở thời kỳ tâm trương. N ghe nhẹ nhàng êm dịu
8) Tiếng thổi liên tục: gặp ở bệnh nhân còn ống động mạch

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 6 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

Cơ chế: Bình htường áp lực đm chủ thì tâm thu là 100-140mmHg thì tam trương
là 60-70mmHg, còn áp lực đm phổi thì tâm thu là 15-30mmHg, thì tâm trương
là 4-15mmHg nên dòng máu sẽ đi từ đm chủ sang đm phổi cả 2 thì tạo nên tiếng
thổi liên tục
N ghe rõ nhất ở LS II-III cnạh ức trái, mạnh lên ở thì tâm thu

B. Tiếng thổi cơ năng:
1) TTTT do hở van 3 lá cơ năng:
Cơ chế: Thất phải giãn gây giãn vòng van 3 lá làm hở lỗ van 3 lá cơ năng, thì
tâm thu thất phải bóp tống máu lên lên đm phổi, do hở lỗ van 3 lá nên xuất hiện
dòng phụt ngược lên nhĩ phải qua lỗ hở van 3 lá gây TTTT
Đặc điểm :
- N ghe rõ: Mũi ức
- N P Rivero-Carvalho(+): Bảo bệnh nhân hít vào sâu rồi nín thở TT to lên .Cơ chế
là do khi hít vào sâu làm tăng áp lực âm tính trong lồng ngực máu về tim phải
nhiều hơn gây ra TTTT mạh hơn.
Tham khảo: Mặt khác khi hít vào sâu áp lực phế nang tăng, các phế nang căng chèn ép
các mao mạch phổi làm tăng áp lực trong hệ đm phổi do đó máu lên đm phổi khó khăn
hơn, trong khi đó hở van 3 lá nên máu sẽ qua lỗ hở van 3 lá nhiều hơn. Hai yếu tố trên
làm TTTT ở mũi ức mạnh lên)
TTTT ở vùng van đm chủ và van 2 lá do thiếu máu máu loãng giảm độ nhớt, tốc độ qua
van đm chủ quá lớn nghe rõ LS II cạnh ức phải và LS III cạnh ức trái
2) Thổi tâm thu ở vùng van đm chủ và van 2 lá do bệnh tăng huyết áp, nhiễm độc
hormon tuyến giáp(Bệnh Basedơ)
- Trong THA: Thất trái tăng co bóp để tống máu lên đm chủ lâu ngày làm giãn
buồng thất trái gây giãn vòng van 2 lá
- Trong nhiễm độc hormon giáp: tim tăng co bóp lâu nagỳ gây giãn buồng tim gây
hở van 2 lá cơ năng
3) Thổi tâm thu ở ổ van đm phổi do hẹp lỗ van đm phổi cơ năng gặp trong thông
liên nhĩ
Cơ chế: Bình thường áp lực nhĩ trái 2-12mmHg cao hưon áp lực nhĩ phải (2-6
mmHg) nên khi có thông liên nhĩ thì dòng máu sẽ đi từ nhĩ trái sang nhĩ phải
xuống thất phải gây tăng thể tích tâm trương thất phải gây ,lỗ van đm phổi trở
nên hẹp tương đối với lượng máu lớn từ thất phải tống lên qua van đm phổi
4) TTTT ở ổ van đm chủ do hẹp lỗ van đm chủ tương đối gặp trong hở van đm
chủ đơn thuần


Ng. Quang Toμn_DHy34 - 7 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

Cơ chế: Khi hở chủ, ở thì tâm trương sẽ xuất hiện dòng phụt ngược từ gốc đm
chủ về thất trái làm tăng thể tích tâm trương thất trái do đó ở thì tâm thu lỗ van
đm chủ trở thành hẹp tương đối, dòng máu qua chỗ hẹp gây TTTT. Tiếng thổi
này còn gọi là tiếng thổi đi kèm ( kèm với TTTTr do hở van đm chủ)
5) TTTTr ở ổ van đm phổi do hở van đm phổi cơ năng ( Tiếng thổi Graham-
Steel): Hay gặp trong hẹp khít lỗ van 2 lá
Cơ chế: Khi hẹp van 2 làm ứ máu giật lùi, máu ứ lại ở vòng tuần hoàn bé, gây
giãn thất phải , thất phải giãn làm giãn vòng van đm phổi gây hở lỗ van đm
phổi(hở cơ năng) . Do vậy trong thì tâm trương xuất hiện dòng phụt ngược từ
gốc đm phổi về thất phải tạo ra TTTTr nghe rõ ở LS II cạnh ức trái
6) TTTTr ở mỏm tim( Rùng Flint-Austin) gặp ở bệnh nhân hở lỗ van đm chủ
Cơ chế: Do hở van đm chủ lên ở thì tâm trương xuất hiện dòng máu phụt ngược
từ gốc đm chủ về thất trái, dòng phụt ngược này đNy lá trước ngoài van 2lá làm
lá van này không mở rộng ra được gây hẹp lỗ van 2 lá cơ năng , đồng thời dòng
máu trào ngược này hoà trộn cùng dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái gây tiếng
rùng Flint-Astin
3.2 Tiếng cọ màng ngoài tim:
Cơ chế: Do lá thành và lá tạng của màng ngoài tim không còn nhẵn do bị viêm
nên khi cọ vào nhau trong khi tim hoạt động đã tạo ra tiếng cọ
Đặc điểm:
- N ghe rõ ở vùng trước tim
- Âm sắc thổ ráp như xáp 2 miếng lụa vào nhau
- Phân biệt với tiếng cọ màng phổi: tiếng cọ MN T không mất đi khi nín thở còn
tiếng cọ màng phổi mất đi.
3.3 Tiếng clắc mở van 2 lá: gặp ở hẹp 2 lá hoặc hẹp lỗ van 3 lá.
Do các van này bị hẹp, xơ dính nhưng chưa cứng đờ. Xuất hiện sau T1, T2 từ 0,07-

0,11s nghe đanh gọn. Tiếng clắc mở 2 lá không thay đổi theo hô hấp, trong khiđó tiếng
clắc mở 3 lá mạnh lên khi hít sâu ( do tăng lượng máu về tim)
3.4 Tiếng clíc đầu tâm thu (do phụt máu)
Do thành động mạch chủ hoặc đm phổi căng giãn đột ngột khi máu được bóp lên đm
đầu kỳ tâm thu hoặc do van đm chủ, van đm phổi bị xơ dày và hẹp ( clíc mở van đm
chủ, clíc mở van đm phổi). Tiếng clíc phụt từ tim trái nghe rõ ở đáy và mỏm tim,
không thay đổi theo hô hấp. Tiếng clíc phụt từ tim phải nghe rõ ở ổ van đm phổi, yếu
hoặc mất đi khi hít vào.

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 8 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

Các tiếng clíc đầu kỳ tâm thu thường do tăng cung lượng tim hoặc tăng ps lực của thất
trái( cương giáp, tăng huyết áp. Fallot4, hẹp lỗ van đm chủ, hở van đm chủ, van đm chủ
nhân tạo..) tăng cung lượng hoậc tăng áp lực của thất phải ( tăng áp lực đm phổi, hẹp
đm phổi)
Tiếng clíc giữa và cuối tâm thu ( không do phụt máu) như ở sa van 2 lá. TIếng này
mạnh khô gọn, sau đó thường có tiênến thổit tâm thu của hở van 2 lá. Do trong thời kỳ
tâm thu, vào khoảng giữa taâ thu, áp lực thất trái lên cao, lá van 2 lá bị sa bật vào nhĩ
trái vì dây chằng của van dài hưon bình thường
3.5 Tiếng ngựa phi:
- Tiếng ngựa phi: tiếng nhịp 3 như tiếng ngựa phi , do xuất hiện sau T1 và T2 một
tiếng thứ 3 tiếng này là do cơ tim giãn to khi máu từ nhĩ xuống thất làm cơ tim
chạm vào thành ngực. N hịp 3 tiếng T1, T2 và tiếng thứ 3 trên gây ra tiếng ngựa
phi
Các loại tiếng ngựa phi:
- N hịp ngựa phi tiền tâm thu: Tiếng ngựa phi xuất thời kỳ tiền tâm thu
- N hịp ngựa phi đầu tâm trương: sinh ra do tâm thất đã nhẽo quá nên ngay khi các
van nhĩ thất mở luồng máu từ tâm nhĩ xuống dội vào thành tâm thất đã làm giãn
thành tâm thất ngay

- N hịp ngựa phi kết hợp(N hịp ngựa phi giữa tâm trương): Khi nhịp tim nhanh kết
hợp 2 loại nhịp ngựa phi đầu tâm trương và tiền tâm thu vào nhau ở giữa thì tâm
trương
Ý nghĩa: Khi nghe thấy tiếng ngựa phi chứng tỏ tâm thất đã giãn nhiều suy tâm
thất đặc biệt là thất trái nặng
N hịp ngựa phi có thể gọi là nhịp ngựa phi thất phải nếu như thất phải suy hoặc
là nhịp ngựa phi thất trái nếu như thất trái suy.
Câu 3. Giải thích:
1. NP Rivero-Carvalho:
- Cách làm: Bảo bệnh nhân hít vào sâu rồi nín thở nghe thấy tiếng thổi tâm ở mũi
ức rõ hơn
- Cơ chế: Hít vào sâu làm tăng áp lực âm tính trong lồng ngực do đó máu bị hút
về tim phải nhiều hơn, thể tích tâm thu thất phải tăng , hơn nữa khi hít vào do
phế nang giãn căng hơn nên máu tĩnh mạch phổi ở vách phế nang bị ép và trở về
tim trái ít hơn làm tăng áp lực đm phổi do vậy máu từ thất phải lên đm phổi khó
hơn dẫn đến lượng máu phụt ngược lên nhĩ phải tăng làm tiếng thổi tâm thu ở
mũi ức nghe mạnh hơn nghe rõ hơn

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 9 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

- Ý nghĩa: N P (+) trong hở lỗ van 3 lá
2. NP Valsalva:
- Cách làm: Bệnh nhân thở ra hết cỡ (tăng áp lực trong lồng ngực) làm giảm
lượng máu về tim, cường độ tiếng thổi xuất phát từ tim phải giảm
3. NPphản hồi gan –tm cảnh : câu 6
4. Dh Musset: Đm cảnh đập mạnh làm cổ gật gù theo nhịp đập của tim gặp trong
hở van đm chủ. Do thể tích thất trái cuối tâm trương tăng nên ở thời kỳ tâm thu
thất trái phải co bóp mạnh để tống lượng máu lớn hơn bình thường vào đm chủ
làm đm cảnh đập mạnh

5. DH Harger: Tim đập mạnh ở vùng mũi ức do thất phải to
6. Loạn nhịp hoàn toàn:
- N ghe tim: N hịp tim không đều, thường nhanh, nhịp tim và mạch không trùng
nhau (mạch hụt)
- ECG: Rung nhĩ
Tiêu chuNn rung nhĩ:
+ Mất sóng P thay bằng các sóng f(fibrillation) là các sóng nỏ lăn tăn tần số
khoảng 300-400/phút thấy rõ trên V1, V2
+ Phức bộ QRS không đều về biên độ (các sóng R cao thấp khác nhau) và tần
số( các khoảng R-R dài ngắn khác nhau)
VD:

Sóng f
Rung nhÜ
Câu 4. Cơ chế T2 đanh, tách đôi và các nguyên nhân của T2 đanh , tách đôi?
* Cơ chế:

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 10 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

T2 được tạo bởi sự đóng của van đm chủ và van đm phổi. Bình thường van đm chủ
đóng trước van đm phổi khoảng 0,02- 0,03s , khoảng thời gian này tai ta không phân
biệt được tiếng đóng của 2 van trên do vậy bình thường có thể coi 2 van này đóng cùng
lúc. Khi có cao áp động mạch phổi thất phải cần một công lớn hơn bình thường để đNy
máu lên đm phổi, do vậy thời gian tâm thu thất phải kéo dài ra làm khoảng thời gian
đóng giữa van đm chủ và van đm phổi dài ra và lúc này tai ta phân biệt được cho ta
tiếng T2 tách đôi
Cũng do cao áp đm phổi nên khi van đm phổi đóng các lá van va chạm vào nhau mạnh
hơn gây ra T2 đanh hơn bình thường
* Các nguyên nhân dẫn đến T2 đanh:

- Hẹp lỗ van 2 lá
- Thông liên nhĩ
- Tăng huyết áp
- Tồn tại ống động mạch
- T2 đanh tách đôi sinh lý có thể gặp ở người khoẻ mạnh bình thường
1. Hẹp lỗ van 2 lá:
- Cơ chế: Bình thường chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái là 4-5mmHg. Khi hẹp lỗ
van 2 lá máu ứ lại ở N T làm tăng áp lực N T (có khi tới 20-30mmHg), dẫn tới tăng áp
lực tĩnh mạch phổi và đm phổi. Khi có tăng áp đm phổi nghe T2 đanh tách đôi
2. Tăng huyết áp: Tăng áp lực đóng van đm chủ
3. Thông liên nhĩ: T2 đanh tách đôi cố định tại ổ van đm phổi không thay đổi theo
nhịp thở
- Cơ chế: Bình thường ALN T 2-12mmHg lớn hơn ALN P( 4-5mmHg). Khi có lỗ
thông sẽ có dòng máu đi từ N T sang N P rồi xuống thất phải làm tăng thể tích
tâm trương thất phải gây tăng lượng máu lên đm phổi tức tăng áp đm phổi,T2
nghe đanh và tách đôi
4. Tồn tại ống động mạch:
- Cơ chế: Bình thường AL đm chủ thì tâm thu 100-140mmHg, thì tâm trương 60-
70mmHg, còn áp lực đm phổi thì tâm thu là 15-30mmHg, thì tâm trương 4-15mmHg.
Do đó khi còn ống đm sẽ xuất hiện dòng máu đi từ đm chủ sang đm phổi ở cả 2 thì
của chu chuyển tim tạo shunt trái - phải, gây tăng AL đm phổi nghe sẽ T2 đanh và
tách đôi

Câu 5. Các triệu chứng khi nghe tim ở bệnh nhân hẹp lỗ van 2 lá?
1. Rùng tâm trương (RTTr):

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 11 -
§C Tim -ThËn- Khíp- Néi tiÕt

- Cơ chế: Ở thời kỳ tâm trương máu từ nhĩ trái(chỗ rộng) chảy qua van 2 lá xuống

thất trái, do hẹp lỗ van 2 lá nên dòng chảy bị xoáy khi qua lỗ van 2 lá, dòng xoáy này
qua chỗ hẹp của van 2 lá gây ra tiếng thổi tâm trương, mặt khác xuống nhĩ trái dòng
xoáy này còn va vào các dây chằng cột cơ ở thất trái làm tiếng thổi tâm trương này
nghe giống như tiếng vê dùi trống trên mặt trống nên gọi là tiếng rùng tâm trương
2. T
1
đanh ở mỏm tim (khi van còn di động tốt )
- Cơ chế: N guyên nhân hay gặp dẫn đến hẹp lỗ van 2 lá là do thấp tim, trong thấp
tim các lá của van 2 lá bị viêm, lâu ngày các lá van trở nên xơ cứng. Mặt khác do hẹp
lỗ van 2 lá nên khối lượng máu tâm trương thất trái ít hơn bình thường do đó cơ chế bù
trừ của tim làm thất trái co bóp mạnh để đảm bảo cung lượng tim. Kết hợp 2 yếu tố
trên( lá van xơ cứng + lực co bóp mạnh) khi thất trái bóp van 2 lá đóng mạnh hơn và
tiếng các lá van va chạm vào nhau mạnh và đanh hơn : T1 đanh mạnh hơn bình thường
4. Clắc mở van 2lá:
- Khi có hẹp khít van 2 lá, do các lá van 2 lá bị viêm nên xơ cứng vôi hoá khi mở
tách khỏi nhau gây ra tiếng clắc mở 2 lá nghe được sau T2
- Ý nghĩa của tiếng clắc mở van 2 lá: Khi nghe thấy tiếng clắc mở van 2 lá chứng
tỏ có hẹp khít lỗ van 2 lá
- N ếu hẹp khít van 2 lá kết hợp hở lỗ van 2 lá sẽ không nghe thấy tiếng clắc mở van 2

5. Tiếng thổi tiền tâm thu:
- Cơ chế: Cuối thì tâm trương đầu kỳ tâm thu nhĩ trái bóp đNy lốt 1/10 lượng máu
xuống thất trái làm cho tiếng rùng tâm trương mạnh lên thành tiếng thổi tiền tâm thu
- Tiếng thổi tiền tâm thu chỉ còn khi còn nhịp xoang nếu LN HT sẽ không còn tiếng
thổi tiền tâm thu nữa do nhĩ không còn khả năng co bóp tống máu
6. Tiếng thổi Graham- Steell:
N ghe rõ ở LS II-III cạnh ức trái do hở lỗ van đm phổi cơ năng(do giãn thất phải)

Câu 6. Cơ chế tiếng thổi tâm thu(TTTT) ở mỏm , các bệnh có tiếng thổi tâm thu ở
mỏm tim?

1. Cơ chế:
TTTT ở mỏm tim xuất hiện khi có hở lỗ van 2 lá: Do hở lỗ van 2 lá nên trong thì tâm
thu thất trái bóp đNy máu lên đm chủ đồng thời xuất hiện dòng phụt ngược nên nhĩ trái
qua lỗ hở van 2 lá. Dòng máu phụt ngược đi từ chỗ rộng ( thất trái ) qua chỗ hẹp( lỗ hở
van 2 lá) đến chỗ rộng khác (nhĩ trái) gây ra tiếng thổi tâm thu nghe rõ ở mỏm tim.
2. Đặc điểm:

Ng. Quang Toμn_DHy34 - 12 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×