HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HOÁ H.T.H
3.1. Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng ở công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H:
3.1.1. Về ưu điểm:
Công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H đã có những bước đầu tư đúng đắn
nhằm thích nghi với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường . Với trang
thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, công ty ngày càng
khẳng định được vị thế của mình trên thương trường.
* Về phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu
Việc xác định phạm vi và thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng tại công ty phần
lớn đã theo đúng chuẩn mực số 14. Với phương thức bán buôn qua kho theo hình thức
giao hàng trực tiếp, kế toán ghi nhận doanh thu khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng,
thanh toán tiền hàng hoặc chập nhận nợ.
* Về chứng từ sử dụng
Hệ thống chứng từ kế toán mà công ty dùng để phản ánh các nghiệp vụ liên quan
đế kế toán bán hàng được sử dụng đúng quy định, chuẩn mực và phù hợp với tình hình
thực tế tại công ty. Trình tự luân chuyển chứng từ để ghi sổ kế toán hợp lý tạo điều kiện
cho việc hạch toán đúng, đủ, kịp thời quá trình bán hàng.
* Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Kế toán tại công ty áp dụng theo quyết định 1177/TC/ QĐ/CĐKT. Công ty đã vận
dụng tài khoản 1 cách linh hoạt đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình bàn
hàng tại công ty.
Phương pháp hạch toán kế toán, ghi nhân doanh thu, kết chuyển giá vốn đều được
thực hiện theo đúng qui định chung. Phòng kế toán đã hạn chế được việc ghi chép trùng
lặp, luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để hoạt động kinh
doanh được nhịp nhàng, ăn khớp. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên phù hợp với tình hình nhập – xuất hàng hoá diễn ra thường
xuyên liên tục ở công ty tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng. Công ty
lựa chọn phương pháp đích danh để chỉ giá thực tế hàng xuất bán là phù hợp với đặc
điểm của công ty. Do hàng bán ra của công ty là hàng nhập khẩu để bán ra.
* Về sổ kế toán sử dụng
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung để hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát
sinh. Mẫu sỗ hình thức này đơn giản, dễ ghi chép và thuận tiện cho việc phân công công
việc của kế toán viên đồng thời phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế phát sinh. Hệ thống sổ
sách kế toán về nghiệp vụ bán hàng được công ty sử dụng khoa học, hợp lý, theo đúng
qui định của nhà nước. Ngoài sổ tổng hợp, công ty còn sử dụng các sổ chi tiết như: sổ
chi tiết tài khoản phải thu khách hàng, sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng, sổ chi
tiết tài khoản giá vốn hàng bán, sổ chi tiết hàng hoá để thuận tiện cho quá trình theo dõi,
đối chiếu. Ngoài ra việc mở các sổ chi tiết còn giúp cho việc hạch toán kế toán nghiệp vụ
bán hàng tại công ty được đầy đủ và rõ ràng.
3.1.2 Về nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, việc vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán
nghiệp vụ bán hàng tại công ty vẫn tồn tại một số nhược điểm đòi hỏi phảu đưa ra giải
pháp cụ thể nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt
hơn chức năng và nhiệm vụ của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý.
* Về phạm vi, thời điểm ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty phần lớn đã theo đúng chuẩn mực
qui định. Song trong một vài trường hợp, kế toán công ty cho rằng việc vận dụng đúng
chuẩn mực số 14 vào trong các giao dịch bán hàng cụ thể của công ty là khó thực hiện.
Trường hợp bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng, khi hoá đơn GTGT đã phát
hành và người mua chấp nhận thanh toán nhưng hàng chưa chuyển giao thì kế toán công
ty vẫn ghi nhận doanh thu. Như vậy, công ty chưa chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
cho người mua mà đã ghi nhận doanh thu dẫn đến việc hạch toán doanh thu tại công ty
còn tuỳ tiện.
* Về chứng từ sử dung
Chứng từ sử dụng trong kế toán bán hàng tại công ty được sử dụng khá đầy đủ.
Tuy nhiên trên một số hoá đơn GTGT mà công ty sử dụng khi bán hàng hoá thường
thiều chữ ký người mua hàng.
Khi phát sinh nghiệp vụ chiết khấu thương mại hầu hết không lập hoá đơn chứng
từ mà chỉ căn cứ vào sự thoả thuận trong hợp đồng mua – bán hoặc chính sách thương
mại của công ty.
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán, công ty đã sử dụng hoá đơn GTGT
trên đó ghi rõ khoản giảm giá hàng bán do chế độ chưa có hoá đơn chứng từ để chúng
minh tính xác thực của nghiệm vụ này.
Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại, công ty yêu cầu bên mua lập hoá đơn
GTGT theo giá bán của công ty đã bán cho bên mua cho mình. Căn cứ vào hoá đơn này,
kế toán lập phiếu nhập kho và phản ánh như 1 nghiệp vụ mua hàng.
Như vậy, việc hạch toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại chưa dựa trên chứng từ bắt buộc nên nhà nước khó quản kiểm soát
được tính chân thực của nghiệp vụ này. Chính vì vậy chế đọ cần có hoá đơn chứng từ để
phản ánh nghiệp vụ này.
* Về tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán
Công ty sử dụng TK521 để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Việc hạch
toán các khoản triết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại trên cùng tài
khoản tổng hợp 521 dẫn đến rất khó thu thập thông tin. Do đó, công ty nên mở chi tiết
TK521 để phản ánh khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
để xác định và tính toán chính xác doanh thu thuần.
Công ty không phản ánh nghiệp vụ hàng bán bị trả lại vào TK521 mà xử lý giảm
công nợ, tăng trị giá hàng nhập kho và hạch toán như 1 nghiệp vụ mua hàng. Việc xử lý
như vậy chỉ bù trừ được công nợ phải thu và thuế GTGT, phần doanh thu hàng bán bị trả
lại không được hạch toán nên không loại trừ để xác định doanh thu thuần, trị giá thực tế
hàng trả lại không được loại trừ khỏi chi tiêu giá vốn hàng bán. Dẫn đến việc xác định
lợi nhuận gộp của công ty là không chính xác.
* Về sổ kế toán sử dụng
Công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H sử dụng hệ thống sổ kế toán khá đầy
đủ và hợp lý. Các nghiệp vụ bán hàng diễn ra thường xuyên mà công ty lại không sử
dụng sổ nhật ký chuyên dùng để theo dõi. Do đó theo em công ty nên sử dụng thêm sổ
nhật ký bán hàng và sổ nhật ký thu tiền.
* Về báo cáo kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty,chi tiêu doanh thu thuần không chính xác,
chi tiêu giá vốn không bóc tách được giá vốn của hàng bán bị trả lại dẫn đến chi tiêu lợi
nhuận gộp không đúng thực tế. Mặt khác, kế toán công ty mới chỉ tập trung vào việc thu
thập, xử lý và công cấp thông tin phục vụ cho kế toán tài chính mà chưa thu thập, xử lý,
cung cấp thông tin cho kế toán quản trị. Do đó theo em kế toán công ty cần chú ý thiết
lập hệ thống báo cáo quản trị.
3.2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H:
3.2.1. Về phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu:
Để xác định và hạch toán doanh thu bán hàng tại công ty được chính xác thì kế
toán công ty phải hiểu đúng và đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng. Đồng
thời kế toán công ty phải tiến hành vận dụng vào từng giao dịch bán hàng cụ thể tại công
ty. Đặc biệt trong trường hợp hoá đơn GTGT đã phát hành và bên mua đã chấp nhận
thanh toán thì chỉ ghi nhận doanh thu khi bên mua thông báo đã nhận được hàng hoá.
3.2.2.Về chứng từ sử dụng:
Công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H đã sử dụng hệ thống chứng từ kế toán
khá đầy đủ. Tuy nhiên trên một số hoá đơn GTGT mà công ty sử dụng khi xuất bán hàng
hoá thiếu chữ ký của người mua hàng. Vì thê không đảm bảo tính , hợp lý, hợp lệ của
hoá đơn GTGT, không thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát của công ty cũng như
của cơ quan nhà nước.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán là những nghiệp vụ phát sinh thường
xuyên trong quá trình bán hàng của công ty. Xuất phát từ thực trạng của chế độ về hoá
đơn chứng từ theo quyết định số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 là không ban hành
hoá đơn để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Do vậy thực
trạng công ty TNHH Điện – Tự động hoá H.T.H nói riêng và các doanh nghiệp nói
chung là hạch toán tuỳ tiện, thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến khó kiểm soát được tính chân
thực của nghiệp vụ. Chính vì vậy em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến bổ sung thêm “ hoá đơn
chiết khấu, giảm giá hàng bán” vào hệ thống chứng từ kế toán. Việc bổ sung chứng từ “
hoá đơn chiết khấu, giảm giá hàng bán” phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:
- Thống nhất trong các doanh nghiệp và là chứng từ bắt buộc
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết từ chứng từ
- Mẫu chứng từ đơn giản, dễ ghi chép
- Mang đầy đủ các yếu tố của một chứng từ bặt buộc
Hoá đơn chiết khấu, giảm giá dùng để phản ánh nghiệp vụ chiết khấu thương mại,
giảm giá hàng bán ngoài hoá đơn. Ngoài ra hoá đơn chiết khấu, giảm giá là căn cứ để
doanh nghiệp hạch toán vào chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán. Đồng thời
hoá đơn chiết khấu, giảm giá là căn cứ để doanh nghiệp mua hàng hạch toán giảm giá
hàng tồn kho. Hoá đơn chiết khấu, giảm giá do bên bán hàng lập thành 3 liên:
- Liên 1: Lưu ở nơi viết chứng từ
- Liên 2: Giao cho khách hàng
- Liên 3: Vận chuyển nội bộ