Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá công nghệ sản xuất axit sunfuric nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 120 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nguyễn Thành Cơng

ĐÁNH GIÁ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội, 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Nguyễn Thành Cơng

ĐÁNH GIÁ CƠNG NGHỆ SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ĐẶNG KIM CHI

Hà Nội, 2006



Mở đầu
Công nghiệp phát triển đà đưa lại nhiều sản phÈm phơc vơ con ng­êi nh­ng cịng
®ång thêi cịng ®­a đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và phát sinh các chất thải gây ô
nhiễm môi trường. Công nghiệp càng phát triển, sản phẩm thu nhập càng nhiều thì môi
trường sống lại càng ô nhiễm nghiêm trọng.
Trong những năm gần đây nền công nghiệp thế giới đà phát triển đến một trình độ kỹ
thuật cao và con người cũng đà ý thức được sự phát triển cộng đồng, lâu dài - đó là sự phát
triển bền vững của xà hội. Mối quan hệ giữa "Phát triển kinh tế " và "Bảo vệ môi trường" đÃ
được quan tâm đến như những vấn đề mang tính cấp thiết, có ý nghĩa toàn cầu. Việc tìm ra
được một giải pháp làm hài hoà giữa hai mặt trên là một trong những hướng mà các nhà
nghiên cứu cần phải giải quyết. Đánh giá công nghệ môi trường là một hướng đi phù hợp
để có thể giải quyết được vấn đề trên. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ đánh giá công nghệ
môi trường vào thực tế đòi hỏi phải có những kiến thức và trình độ khoa học kỹ thuật nhất
định cũng như phải có sự đầu tư về tài chính và nhân lực.
Công nghệ vừa là nguyên nhân và vừa là một bộ phận quan trọng của hoạt động đánh
giá những tác động và ảnh hưởng đến môi trường. Nhờ đánh giá công nghệ và môi trường, ta
thấy nổi lên hai mục đích chính: Thứ nhất là nhận dạng những hệ quả mong muốn hoặc
không mong muốn của việc sử dụng công nghệ trong một phạm vi rộng lớn, thứ hai là khai
thác những hướng khả thi để có thể phát triển và áp dụng công nghệ.
Quy trình đánh giá công nghệ môi trường là một công cụ thực hiện cụ thể một số giải
pháp nhằm tập trung vào việc giảm thiểu chất thải tại nguồn thông qua việc phân tích, đánh
giá các nội dung, cải tiến thiết bị và thay đổi công nghệ. Việc thực hiện đánh giá công nghệ
môi trường thường được tiến hành đối với một đối tượng cụ thể, đó có thể là một chủng loại
sản phẩm, một loại hình công nghệ hay có thể là một cơ sở sản xuất cụ thể.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của nhà nước, sản lượng axít
sunfuric của nước ta không ngừng tăng lên. Tới năm 2005 công suất các cơ sở sản xuất axít
sunfuric ở nước ta là 360.000 tấn/năm. Do xu thế hội nhập trên thế giới và chủ trương đổi
mới công nghệ trong sản xuất, phát triển sản xuất axít sunfuric là một điều tất yếu. Song xét
trong công nghiệp hoá chất nói riêng và sản xuất axít sunfuric nói riêng cần phải quan tâm

đến các tác động của nó tới môi trường. Do công nghệ sản xuất axít sunfuric rất phức tạp và


có nhiều chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí (bụi,
khí SO 2 , SO 3 ) nên việc khai thác hết công suất, cải tiến những mắt xích yếu trong dây
truyền, giảm tiêu hao vật chất và chi phí quản lý cho một đơn vị sản phẩm, đảm bảo chất
lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế đồng thời cải thiện điều kiện lao động và môi trường
là những yếu tố cần thiết đối với những người quản lý vận hành các dây truyền axít sunfuric
ở nước ta.
Những nhiệm vụ sáng tạo trên đòi hỏi phải nắm vững bản chất lý thuyết và những
thành tựu mới nhất cuả công nghệ, thiết bị sản xuất axít sunfuric trên thế giới. Để phát triển
bền vững ngành công nghiệp hoá chất nói chung và sản xuất axít sunfuric nói riêng cần thiết
phải có các bước đánh giá toàn diện về sự phát triển sản xuất cũng như những ảnh hưởng
môi trường và đề ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, xem xét các cơ hội áp
dụng công nghệ sạch vào sản xuất .
Nhiệm vụ chính của bản Luận văn Thạc sỹ này là: Đánh giá quan hệ công nghệ và
môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công nghệ sản xuất axít
sunfuric:
Mục tiêu nghiên cứu:
ã Xây dựng phương pháp luận đánh giá công nghệ môi trường, áp dụng thực tế cho
điều kiện ở một số ngành công nghiệp tại Việt Nam.
ã Đánh giá công nghệ sản xuất axít sunfuric và trên cơ sở đó xác định các tác động
môi trường, đánh giá và định lượng chất thải do công nghệ sản xuất gây ra.
ã Phân tích đánh giá quan hệ công nghệ và chất thải của các loại hình công nghệ sản
xuất axít sunfuric.
ã Phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và sản
xuất sạch hơn đồng thời xem xét cơ hội áp dụng các biện pháp này vào thực tế sản
xuất của các Xí nghiệp axít - Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao.
Mặc dù trong quá trình thực hiện, tôi đà cố gắng rất nhiều trong việc tìm tài liệu
nghiên cứu, tham khảo các điều kiện thực tế, trình bày khoa học logic, song không thể tránh

khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc,
đặc biệt là của các thầy cô giáo để bản Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiƯn h¬n.


Mục lục
Mục lục

1

Mở đầu

4

Chương 1: Phương pháp luận đánh giá công nghệ môi trường

6

I.1 Đánh giá công nghệ môi trường

7

I.1.1 Định nghĩa

7

I.1.2 Đối tượng áp dụng

7

I.1.3 Tính chất và đặc điểm


7

I.1.4 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường

8

I.2 Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi trường khác

8

I.2.1 Phân tích vòng đời sản phẩm và đánh giá công nghệ môi trường

9

I.2.2 Đánh giá tác động môi trường và đánh giá công nghệ môi trường

9

I.2.3 Đánh giá công nghệ môi trường và sản xuất sạch hơn

10

I.3 Trình tự đánh giá công nghệ môi trường

14

I.3.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường

15


I.3.2 Mô tả công nghệ

16

I.3.3 Xác định các tác động môi trường

17

I.3.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ

18

I.3.5 Kết luận và kiến nghị

19

I.3.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường

19

I.4 Nhận xét
Chương 2: Công nghệ sản xuất axit sunfuric
II.1 Tổng quan vỊ s¶n xt axit sunfuric

20
21
21

II.1.1 TÝnh chÊt cđa axit Sunfuric


22

II.1.2 ứng dụng

23

II.2 Nguyên liệu sản xuất axit sunfuric

23

II.2.1 Pyrit

23

II.2.2 Lưu huỳnh

24

II. 3 Cơ sở lý thuyết của quá trình sản xuÊt
II.3.1 T¹o khÝ SO 2

25
25


II.3.2 Chuyển hoá SO 2 thành SO 3

25


II.3.3 Hấp thụ SO 3 thành H 2 SO 4

27

II.4 Mô tả công nghệ sản xuất axit sunfuric

27

II.4.1 Công nghệ sản xuất từ nguyên liệu quặng pyrit

27

II.4.2 Công nghệ sản xuất từ nguyên liệu lưu huỳnh

34

II.5 Các vấn đề môi trường trong sản xuất axit sunfuric

40

II.5.1 Khí thải

40

II.5.2 Chất thải rắn

40

II.5.3 Nước thải


41

II.5.4 Các dạng ô nhiễm khác
II.5.5 Sự ảnh hưởng của các dạng chất thải tới môi trường
và sức khoẻ cộng đồng
II.6 Nhận xét và đánh giá

41
41

Chương III: Phân tích đánh giá quan hệ công nghệ chất thải

44

III.1 Đặc trưng chất thải từ quá trình sản xuất axit sunfuric

44

43

III.1.2 Xác định các dòng thải

44

III.1.2 Định lượng chất thải

45

III.2 Phân tích quan hệ công nghệ - chất thải


46

III.2.1 Chất thải từ công nghệ PMT

46

III.2.2 Chất thải từ công nghệ SMT

49

III.2.3 Các dạng chất thải tương tự nhau

49

III.3 Đánh giá lựa chọn về kỹ thuật

51

III.3.1 Phân tích lựa chọn nguyên liệu

51

III.3.2 Phân tích đánh giá so sánh thiết bị

52

III.3.3 Đánh giá so sánh định mức năng lượng nguyên liệu

53


III.3.4 Đánh giá so sánh về hiệu quả sử dụng năng lượng

54

III.3.5 Đánh giá về phân bố áp suất của pha khí

56

III.4 Đánh giá về nhu cầu nhân lực

57

III.5 Đánh giá về hiệu quả kinh tế

58

III.6 Đánh giá so sánh các tác động môi trường

60

III.7 Đánh giá về khả năng cung cấp và đáp ứng cđa c«ng nghƯ

61


III.8 Nhận xét và đánh giá

62

Chương IV: Phân tích đánh giá các giải pháp giảm thiểu

ô nhiễm môi trường

63

IV.1 Phương pháp tiếp cận để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

63

IV.2 Phân tích đề xuất các giải pháp

64

IV.3 Đánh giá lựa chọn các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường

65

IV.3.1 Phân tích đánh giá công đoạn hoá lỏng lưu huỳnh

65

IV.3.2 Phân tích đánh giá bộ phận lò đốt nồi hơi

65

IV.3.3 Phân tích đánh giá năng lực của bộ phận tiếp xúc

68

IV.3.4 Đánh giá năng lực bộ phận sấy - hấp thụ


76

IV.4 Đề xuất các giải pháp xử lý chất thải

81

IV.4.1 Các dòng thải cần xử lý

81

IV.4.2 Đề xuất các phương án xử lý chất thải

81

IV.5 Sử dụng hiệu quả năng lượng

86

IV.6 Công tác quản lý nội vi

87

IV.7 Giải pháp tổng thể về công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường từ sản xuất Axit Sunfuric

88

IV.7.1 Sơ đồ công nghệ phù hợp và thân thiện với môi trường

88


IV.7.2 Mô tả và thuyết minh sơ đồ công nghệ

89

Kết luận
Tài liệu tham kh¶o
Phơ lơc

90


Tài liệu tham khảo
1.

Trung tâm Bồi dưỡng và Đào tạo Sau đại học, Một số hướng dẫn chung đối với Luận
văn cao học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - 2006

2.

Đỗ Bình, Công nghệ Axit sunfuric, Khoa Công nghệ hoá học - Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội - 2001

3.

Đặng Kim Chi, Hoá học môi trường, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật - 2003.

4.

Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm, Tập 1

Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật- 2002

5.

Đặng Kim Chi, Nguyễn Thị Thu Hiền, Xây dựng tiêu chí đánh giá công nghệ xử lý ô
nhiễm môi trường tại làng nghề và các cơ sở sản xuất nhỏ tại Việt Nam, Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

6.

Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Báo cáo đánh giá tác động môi
trường 1995, 2001

7.

Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Bản chỉ dẫn vận hành kỹ thuật các
dây chuyền sản xuất Lâm Thao tháng 6/2004

8.

Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Báo cáo nghiên cứu xử lý hơi lưu
huỳnh tại công đoạn hoá lỏng Lâm Thao tháng 5/2004

9.

Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Dự án đầu tư cải tạo dây chuyền Axit
số 2 sang tiếp xúc kép, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, Công ty thiết kế Công
nghiệp Hoá chất -CECO 6-2006

10. Institute of Environmental Technology, Environmental Technlogy in Water Pollution

Prevention - Hanoi, Viet Nam 2004
11. John E. Hay, Anticipating the Environmental Effects of Technology, United Nations
Environment Programme – Division of Technology, Industry and Economics.
12. International Environmental Technology Centre – UNEP, EnTA – User’s Guide,
Osaka, Japan – 2002


13. United Nations Environment Programme – Division of Technology, Industry and
Economics, Environmental Technology Assessment (EnTA), Manila, Republic of the
Philippines – February – 2000.
14.


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công
Chương I

Phương pháp luận đánh giá
công nghệ môI trường
Cùng với sự tăng trưởng của xà hội, việc ứng dụng các công nghệ sản xuất vào
thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và thoả mÃn các đòi hỏi khắt khe về môi trường
ngày càng cần thiết.
Các công nghệ mới và các công nghệ hiện có đều hướng tới mục tiêu bảo vệ môi
trường, phát triển bền vững, ổn định nền kinh tế xà hội. Để đạt được những mục tiêu
này đòi hỏi phải hoàn thiện các công nghệ hiện tại, thay thế các công nghệ cũ kỹ lạc hậu
tạo ra các loại hình công nghệ thân thiện với môi trường hơn nữa.
Công nghệ thân thiện với môi trường là các công nghệ hướng tới sự giảm thiểu ô
nhiễm, bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
tuần hoàn và tái chế chất thải cũng như sản phẩm. Hơn thế nữa, việc áp dụng công nghệ

thân thiện với môi trường còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hoá - xà hội và môi
trường. Những loại hình công nghệ như vậy là một hệ thống bao hàm các biện pháp kỹ
thuật, sản phẩm dịch vụ, thiết bị cũng như việc tổ chức và quản lý sản xuất. Để có được
những công nghệ như vậy cần thiết phải có những sự đánh giá, chuyển đổi và thay thế
các công nghệ hiện tại, đáp ứng các yêu cầu như phát triển nguồn nhân lực, sự chuẩn bị
về cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật và các yêu cầu khác.
Các công nghệ mới và công nghệ được cải thiện luôn luôn được xem xét ưu tiên
ứng dụng khi tiến hành đầu tư cho một dự án mới, đặc biệt là khi xét đến khía cạnh
giảm thiểu các tác động về an toàn và sức khoẻ con người, ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên việc nghiên cứu tạo ra một loại hình công nghệ mới hoàn toàn là công
việc hết sức khó khăn và cần phải có những sự đầu tư lâu dài. Chính vì vậy, khi có một
phương pháp phù hợp để đánh giá, tính toán các đặc điểm công nghệ nhằm tối ưu hoá
các điều kiện sản xuất, chế độ kỹ thuật, xây dựng phương pháp quản lý và tổ chức sản
xuất phù hợp, chúng ta sẽ tạo ra một công nghệ trên cơ sở của công nghệ hiện tại nhưng
có những tác động đến môi trường là nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là ta đà có được công
nghệ phù hợp và thân thiện với môi trường.
Đánh giá công nghệ - môi trường chính là một trong những phương pháp được áp
dụng để xây dựng nên các loại hình công nghệ thân thiện với môi trường.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

6


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

I.1 Đánh giá công nghệ môi trường (EnTA)
I.1.1 Định nghĩa
Đánh giá công nghệ môi trường (Environmental Technology Asessment

EnTA) là một quá trình bao gồm việc phân tích sự phát triển của công nghệ và hệ quả
của nó, xác định các thuộc tính của công nghệ nhằm tập trung vào quan hệ của nó với
môi trường, thực hiện sự phát triển bền vững trên cơ sở phát triển kinh tế - văn hoá - xÃ
hội.
Đánh giá công nghệ môi trường giúp vạch định chính sách, kế hoạch, ra quyết
định cho chính phủ, các tổ chức, cá nhân, các uỷ ban cũng như các nhà đầu tư tiến tới
thống nhất một loại hình công nghệ có vai trò ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đồng thời đảm bảo phát triển về mặt kinh tế.
I.1.2 Đối tượng áp dụng
Đánh giá công nghệ môi trường được áp dụng đối với các đối tượng sau:
Người ra quyết định và các nhà quản lý công nghiệp: Thực hiện các hành động
bảo vệ môi trường trên một phạm vi rộng hơn nhằm tuân thủ pháp luật và tránh được các
chi phí không cần thiết.
Người lập kế hoạch phát triển và các quan chức chính phủ: Nhằm chắc chắn rằng
những tác động của việc phát triển công nghệ là cơ bản và thuận lợi nhất.
Các uỷ ban, các tổ chức phi chính phủ: Nhằm chắc chắn rằng quyền lợi và trách
nhiệm của các cá nhân và tập thể khi áp dụng công nghệ mới.
Tất cả các cá nhân và các tổ chức với cam kết về phát triển bền vững: Nhằm chắc
chắn rằng các tác động môi trường là nhỏ nhất khi công nghệ mới được thông qua và áp
dụng.
I.1.3 Tính chất và đặc điểm
a. Tính chất:
Là một công cụ chất lượng cao nhằm giảm thiểu yêu cầu đối với dữ liệu kỹ thuật
một cách chi tiÕt. Trong EnTA chøa ®ùng yÕu tè giao tiÕp nh»m đạt tới sự nhất trí trong
việc ra quyết định giữa chủ đầu tư và người thiết kế.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Néi

7



Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

Cũng giống như sản xuất sạch hơn, EnTA quan tâm đến việc ngăn ngừa ô nhiễm
và các vấn đề môi trường hơn là giải quyết và khắc phục chúng (giảm thiểu tại nguồn).
EnTA có tính chặt chẽ cao, thể hiện qua sự hài hoà giữa điều kiện và yêu cầu của các
quá trình kinh tế kỹ thuật, môi trường được xem xét đồng thời.
EnTA bao gồm việc đơn giản hoá mối quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và môi
trường và kết quả của mối quan hệ đó. Xem xét ảnh hưởng môi trường của toàn bộ hệ
thống công nghệ bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, chất thải trong toàn
bộ vòng đời sản phẩm.
b. Đặc điểm:
EnTA tập trung vào công nghệ; xem xét đánh giá công nghệ dựa trên các tiêu chí
về môi trường. Đây là công cụ nhằm thiết kế theo hướng ngăn ngừa, giảm thiểu và thay
thế; tập trung vào cấp độ xí nghiệp, cơ sở sản xuất hơn là chính sách quốc gia.
Việc áp dụng EnTA là tương đối đơn giản - linh hoạt và có hiệu quả cao vì nó
hướng tới lợi ích của các chủ đầu tư;
EnTA là một công cụ hiệu quả - được sử dụng nhiều trong giai đoạn đầu từ khi
hình thành ý tưởng cho dự án, còn sau khi đà triển khai dự án nó thích hợp với việc xác
định các tác động môi trường; có tính chất tổng hợp và toàn diện chú ý đến toàn bộ
chu kỳ vòng đời sản phẩm và việc triển khai trên phạm vi rộng của hệ thống công nghệ;
EnTA được xem như là một công cụ quản lý môi trường tiên phong đồng thời
đây cũng là một công cụ tự nguyện không phải là công cụ pháp luật bắt buộc;
I.1.4 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường
Mô tả công nghệ được xem xét, đề xuất những lựa chọn thay thế có giá trị;
Mô tả các tác động môi trường (an toàn, sức khoẻ, ô nhiễm môi trường tự nhiên, xÃ
hội.) do công nghệ sản xuất gây ra;
Đưa ra các kết quả về công nghệ, kỹ thuật phù hợp và thân thiện với môi trường nhưng

vẫn đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu kinh tế.
I.2 Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi trường khác
Đánh giá công nghệ môi trường không đề cập đến việc thay thế các công cụ khác
đà được sử dụng trước đây như: đánh giá tác động môi trường (EIA); đánh giá rủi ro
môi trường (EnRA); đánh giá chu kỳ sống (LCA) mà nó tập trung vào việc xác định

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hµ Néi

8


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

và ước tính các tác động trực tiếp và gián tiếp đến môi trường, so sánh và kiểm tra chúng
gắn liền với quá trình công nghệ theo suốt chu kỳ sống của sản phẩm.
Đánh giá công nghệ - môi trường có thể hỗ trợ các công cụ khác, giúp xác định
mục tiêu đánh giá trước mắt và từ đó hướng tới sự hiểu biết hơn về ảnh hưởng của công
nghệ đến môi trường. Mặt khác, đánh giá công nghệ - môi trường cung cấp một công cụ
hiệu quả để xác định các thuộc tính đặc biệt của công nghệ. Nó mô tả rõ ràng việc ứng
dụng một cách hiệu quả các bước của quá trình sản xuất sạch hơn (chẳng hạn như ngăn
ngừa ô nhiễm và giảm thiểu sử dụng độc chất) và của các công cụ khác như phân tích
chi phí lợi ích hay đánh giá tác động xà hội.
I.2.1 Phân tích vòng đời sản phẩm và đánh giá công nghệ môi trường
Phân tích vòng đời sản phẩm và đánh giá công nghệ môi trường đều là các công
cụ có tính hệ thống để quản lý môi trường nhằm tìm hiểu rõ ràng và đánh giá những hậu
quả môi trường không mong muốn do quá trình sản xuất gây ra. Những hậu quả này có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp, ngắn hạn hoặc lâu dài.
Việc đánh giá tác động môi trường do ảnh hưởng của công nghệ thường tập trung

vào đặc thù và các thuộc tính của công nghệ và thiết bị. Đánh giá công nghệ môi trường
sẽ đánh giá những tác động trực tiếp do công nghệ sản xuất gây ra ®èi víi m«i tr­êng,
søc kháe con ng­êi, trong khi ®ã đánh giá vòng đời sản phẩm lại tập trung vào xem xét
các tác động gián tiếp gây ra các hậu quả sinh thái.
Phương pháp luận về phân tích hậu quả sinh thái được bao hàm cả hai công cụ
Đánh giá công nghệ môi trường và phân tích vòng đời sản phẩm. Trong giai đoạn đầu,
chủ yếu xem xét những công nghệ cuối đường ống (Ví dụ: làm sạch khí thải, xử lý nước
thải). Sau đó chuyển dịch dần sang công nghệ kiểm soát phế thải và các công nghệ
phát thải thấp. Tuy nhiên cả hai phương pháp trên đều mới chỉ đánh giá lượng chất thải
phát sinh và những hậu quả đối với môi trường của các công nghệ sản xuất khác nhau
tập trung vào các quy trình sản xuất chứ chưa tính đến những phát thải gián tiếp do quá
trình sản xuất trung gian hoặc do việc sử dụng sản phẩm cuối.
I.2.2 Đánh giá tác động môi trường và đánh giá công nghệ môi trường
Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích xác định các tác động đến môi
trường, kinh tế, văn hoá, xà hội của một dự án, hoạt động phát triển từ đó đề xuất các
giải pháp giảp thiểu các tác động. Trong khi đó, đánh giá công nghệ môi trường nhằm
lựa chọn công nghệ phù hợp thân thiện với môi trường đồng thời đảm bảo phát triển về
mặt kinh tế. Cả hai công cụ trên đều có chung một mục đích là chỉ ra được các tác động
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

9


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

ảnh hưởng đến an toàn, sức khoẻ con người, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và hệ
sinh thái.
Bất cứ loại hình công nghệ sản xuất nào đều có những tác động đến môi trường.

Tuy nhiên khi xác định được công nghệ hợp lý, thân thiện với môi trường thì các tác
động đó sẽ được giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, đánh giá công nghệ - môi trường là
một công cụ cơ sở làm tiền đề cho việc đánh giá tác động môi trường đồng thời nó cũng
hỗ trợ việc xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường khi cần thiết phải xem xét
đề xuất lựa chọn các giải pháp giảm thiểu tác động.
Một điểm khác biệt nữa là đánh giá tác động môi trường là yêu cầu bắt buộc phải
tuân thủ pháp luật khi tiến hành một dự án hoặc hoạt động phát triển còn đánh giá công
nghệ - môi trường là một công cụ tư vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư, quản lý.. không bắt
buộc yêu cầu tuân thủ pháp luật.
I.2.3 Đánh giá công nghệ môi trường và sản xuất sạch hơn
Trước đây việc quản lý chất thải tập chung vào xử lý chất thải cuối đường ống,
thiết kế các thiết bị xử lý chất thải và thiết bị quản lý ô nhiễm nhằm ngăn ngừa « nhiƠm
m«i tr­êng. HiƯn nay, xu thÕ chung vỊ qu¶n lý chất thải lại tập trung vào xử lý tại
nguồn, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Trong các công cụ áp dụng để ngăn ngừa,
giảm thiểu chất thải thì sản xuất sạch hơn (SXSH) đà chứng minh được hiệu quả và hoàn
toàn áp dụng được cho các ngành công nghiệp ở các quy mô khác nhau.
SXSH được hiểu là một cách nghĩ mới và sáng tạo về sản phẩm và quá trình sản
xuất ra sản phẩm đó bằng cách áp dụng liên tục chiến lược giảm thiểu tại nguồn sự phát
sinh ra chất thải. SXSH là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ môi trường đồng
thời cũng là công cụ cải thiện chất lượng sản phẩm. Việc áp dụng SXSH sẽ giúp cho các
doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, cải thiện hiện trạng môi trường và nâng cao tính
cạnh tranh của sản phẩm. Sự chuyển đổi tư duy từ xử lý cuối nguồn sang ngăn ngừa chất
thải có những lợi ích như giảm lượng chất thải; giảm tiêu thụ nguyên liệu dẫn đến giảm
chi phí s¶n xt; gi¶m chi phÝ xư lý chÊt th¶i; gi¶m ô nhiễm môi trường; cải thiện điều
kiện làm việc; nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất.
SXSH tập chung vào xem xét các quy trình nhằm xác định nguồn gốc của chất
thải, các vấn đề trong vận hành liên quan đến quy trình và những công đoạn có thể cải
tiến được. Đánh giá SXSH là một tiếp cận có hệ thống để kiểm tra quá trình sản xuất
hiện tại và xác định các cơ hội cải thiện quá trình đó hoặc cải tiến sản phẩm. Việc đánh
giá SXSH cho phép tiếp cận một cách toàn diện quy trình sản xuất đang áp dụng nhằm


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

10


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

giúp mọi người nắm được quá trình sử dụng nguyên liệu và tập chung chú ý vào các
công đoạn có thể giảm được lượng chất thải phát sinh.
Khác với đánh giá công nghệ môi trường, quá trình đánh giá SXSH không chỉ
đơn thuần là thay đổi công nghệ thiết bị mà còn tập chung cả vào vận hành và quản lý.
Quá trình đánh giá SXSH tập trung vào: Chất thải phát sinh ở đâu? Chất thải phát sinh
do nguyên nhân nào và việc giảm thiểu các chất thải như thế nào?
Quá trình đánh giá công nghệ - môi trường lại tập trung xem xét: Công nghệ nào phát
sinh ít chất thải? Thuộc tính của chất thải theo đặc thù từng công nghệ; lựa chọn công
nghệ và thiết bị phù hợp với môi trường.
Các thay đổi theo giải pháp SXSH được chia thành các nhóm: Giảm thiểu tại
nguồn; tuần hoàn; cải tiến sản phẩm. Trong khi đó những thay đổi của đánh giá công
nghệ - môi trường là: Ngăn ngừa ô nhiễm; thay đổi tÝnh chÊt cđa chÊt th¶i; thay thÕ s¶n
phÈm. KÕt qu¶ đánh giá SXSH là danh mục các giải pháp cải thiện hiệu quả sản xuất và
hiện trạng môi trường cho doanh nghiệp còn kết quả của đánh giá công nghệ - môi
trường là lựa chọn được loại hình công nghệ phù hợp đối với doanh nghiệp đó.
Đối với bất kỳ công nghệ nào (phát sinh ít hay nhiều chất thải) khi đưa vào thực
tế sản xuất đều có thể áp dụng việc đánh giá SXSH để ngăn ngừa và giảm thiểu chất
thải. Tuy nhiên, việc thực hiện đánh giá SXSH với một công nghệ đà được lựa chọn qua
quá trình đánh giá công nghệ - môi trường sẽ đem lại hiệu quả hơn rất nhiều.


Giảm chất thải tại nguồn

Tuần hoàn

Quản lý nội vi

Tận thu tái sử dụng

Kiểm soát quá trình

Tạo ra sản phẩm phụ

Thay đổi nguyên liệu

Cải tiến sản phẩm

Cải tiến thiết bị

Thay đổi sản phẩm

Thay đổi công nghệ

Thay đổi bao bì

Hình I.2: Các nhóm giải pháp sản xuất sạch hơn

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

11



Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

Bảng I.1: So sánh giữa EnTA và các công cụ đánh giá môi trường khác

Mục đích

Phạm vi

Người khởi
xướng

Đánh giá công nghệ
môi trường (EnTA)

Đánh giá tác động môi
trường (EIA)

Đánh giá rủi ro môi
trường (EnRA)

Đánh giá chu kỳ
sống (LCA)

Sản xuất sạch hơn
(CP)

Đánh giá ứng dụng

của công nghệ và định
hướng lựa chọn công
nghệ. Xây dựng mô
hình công nghệ than
thiện với môi trường

Xác định các tác động
môi trường của một dự
án, chính sách, kế
hoạch, hành động phát
triển, cung cấp cơ sở để
ra quyết định và các
định hướng giảm thiểu
tác động môi trường

Xác định các nguy cơ
rủi ro môi trường và
sức khoẻ cộng đồng.
Ước tính và so sánh
hậu quả môi trường
khi xảy ra rủi ro, đề
xuất các giải pháp
ngăn ngừa.

Xác định phạm vi
môi trường gắn liền
với sản phẩm, quá
trình hoạt động của
sản phẩm theo suốt
chu kỳ sống của nó


Chỉ ra được ảnh hưởng
đến sức khoẻ, an toàn
của con người, ảnh
hưởng đến tài nguyên
thiên nhiên và hệ sinh
thái, chi phí công nghệ
và lợi nhuận tài chính

Xác định các tác động
đến tài nguyên thiên
nhiên, hệ sinh thái và
sức khoẻ con người

Đánh giá rủi ro đến
môi trường và sức
khoẻ cộng đồng,nguy
cơ và xác xuất xảy ra
rủi ro, phạm vi ảnh
hưởng và giải pháp
ngăn ngừa

Chỉ ra được ảnh
hưởng đến an toàn
và sức khoẻ cộng
đồng, ảnh hưởng
đến tài nguyên thiên
nhiên và các hệ sinh
thái


Xác định các ảnh
hưởng môi trường từ
quá trình sản xuất, áp
dụng các giải pháp
phòng ngừa ô nhiễm
tại nguồn một cách
tổng hợp, sử dụng hiệu
quả nguyên liệu, năng
lượng
Xác định nguồn gốc
phát sinh chất thải, ảnh
hưởng của nó đến sức
khoẻ cộng đồng, đến
môi trường và các giải
pháp khắc phục tại
nguồn. Sử dụng hiệu
quả nguyên liệu, năng
lượng
Chủ doanh nghiệp, các
nhà đầu tư, quản lý dự
án

Người đề xướng ra Những người thông qua Người khởi xướng dự Người khởi xướng
công nghệ, các nhà luật pháp, các nhà quản án, các nhà đầu tư có dự án, các nhà đầu
lý, hoạch định chính liên quan
đầu tư

sách

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội


12


Luận văn thạc sỹ khoa học

Phương
pháp tiếp
cận

Thời gian

Tuân thủ
pháp luật

Có hệ thống, so sánh
một cách toàn diện các
hậu quả môi trường và
kết quả của tác động.

áp dụng trong giai
đoạn tiền đầu tư, trước
khi phát triển dự án.
Không bắt buộc
thường dùng để lựa
chọn công nghệ.

Nguyễn Thành Công

Tuân thủ theo yêu cầu

của luật pháp. Bao gồm
việc xác định các tác
động, giảm thiểu tác
động và quan trắc, tư
vấn.

Tiếp cận theo hệ
thống, phân tích đánh
giá các công đoạn sản
xuất. Đề xuất, lựa
chọn và phát triển các
cơ hội sản xuất nhằm
giảm thiểu chất thải,
ngăn ngừa ô nhiễm
áp dụng trong giai Tại mọi thời điểm khi Tại mọi thời điểm Tại mọi thời điểm khi
cần thiết hay có người
đoạn ra quyết định thực cần thiết hay có người khi cần thiết.
khởi xướng.
hiện hoặc không thực khởi xướng.
hiện.
Bắt buộc theo yêu cầu Không bắt buộc có Không bắt buộc Không bắt buộc
của luật bảo vệ môi thể sử dụng để đưa ra thường sư dơng cho th­êng sư dơng cho
tr­êng.
kÕt ln khi cã yêu cầu quá trình sản xuất và quá trình sản xuất và
của luật pháp.
tiêu thụ.
tiêu thụ và dịch vụ

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội


Xác định các nguy hại,
đánh giá liều lượng và
mức độ cũng như các
thuộc tính của rủi ro.

Kiểm soát chu kỳ
sống của nguyên
liệu năng lượng, sản
phẩm và chất thải.

13


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

I.3 Trình tự thực hiện đánh giá công nghệ môi trường
Công nghệ không tồn tại một cách riêng biệt mà nó bị tác động bởi quan hệ với
môi trường xung quanh. Ngược lại, công nghệ cũng có những tác động nhất định đến
môi trường xung quanh. EnTA là một công cụ nhằm xác định một cách hệ thống mối
quan hệ nhân quả giữa công nghệ và môi trường thông qua các tiêu chí như sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sức khoẻ cộng đồng Trình tự thực hiện đánh
giá công nghệ môi trường được mô tả bằng cụm từ DICE là từ viết tắt chữ cái đầu
của các hành động sau:
-

Describe: Mô tả công nghệ được đề xuất, các giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa,
thay thế và các yêu cầu của chúng.


-

Identify: Xác định các áp lực của loại hình công nghệ đến môi trường.

-

Characterise: Đặc điểm của các tác động môi trường đó như thế nào?

-

Evaluate: Ước tính toàn bộ hậu quả của các tác động trong một điều kiện cụ thể
Mỗi một mặt của công nghệ có một tác động đến các khía cạnh khác nhau của

môi trường. Có những tác động có lợi và có những tác động có hại. Đánh giá công nghệ
môi trường quan tâm đến hậu quả cuối cùng của các tác động đó. Chúng thường là: sức
khoẻ và an toàn của con người, ảnh hưởng môi trường tự nhiên của địa phương, quốc
gia, khu vực và toàn cầu, các tác động đến văn hoá - xà hội cũng như việc sử dụng tài
nguyên thiên nhiên.
Cơ sở hạ tầng
Nguyên liệu
Chất thải
Năng lượng

Công nghệ sản xuất
Sản phẩm

Nhân lực
Cung cấp công nghệ

Hình I.3: Các thành phần của hệ thống công nghệ có ảnh hưởng tới môi trường


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

14


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

Phương pháp luận về đánh giá công nghệ môi trường do John Hay đề xướng bao gồm 5
bước đánh giá có liên quan chặt chẽ với nhau. Các bước này được mô tả trong hình sau:

Chuẩn bị cho EnTA

Bước 1: Mô tả công nghệ

Bước 2: Xác định các tác động môi trường

Bước 3: Đánh giá các tác động sơ bộ

Bước 4: Lựa chọn công nghệ phù hợp

Bước 5: Kết luận và kiến nghị

Hoàn thiện EnTA
Hình I.4: Các bước đánh giá công nghệ môi trường
I.3.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường
Quá trình chuẩn bị đánh giá công nghệ - môi trường đòi hỏi phải xác định các
mục tiêu đánh giá và các biện pháp để đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, cần phải có

được cam kết thực hiện đánh giá của các bên liên quan cũng như việc chuẩn bị tốt về
nguồn lực (tài chính, nhân lực, kỹ thuật). Trong đó cần quan tâm đến hai vấn đề quan
trọng nhất đó là:
Xác định mục tiêu đánh giá:
Vấn đề quan trọng để bắt đầu quá trình đánh giá công nghệ môi trường là đạt
được sự nhất trí về nội dung đánh giá, các yêu cầu của đánh giá. Mục tiêu đánh giá, khả
năng và phương pháp đánh giá phải được minh bạch rõ ràng. Việc cụ thể hoá mục tiêu
nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ có thể hoàn thành, sự nhất trí của tất cả
các bên liên quan .
Xác định nguồn lực: Để tiến hành đánh giá công nghệ - môi trường cần phải xác định và
cụ thể hoá các nguồn lực sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

15


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

Con người: Thành lập nhóm đánh giá có đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết để thực
hiện nhiệm vụ và mục tiêu trên.
Các thông tin liên quan đến việc đánh giá.
Xây dựng kế hoạch đánh giá: Xác định nguồn tài chính, năng lực và sự đáp ứng
về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
I.3.2 Mô tả công nghệ
Bước này bao gồm việc mô tả công nghệ được đề xuất bằng việc xác định lựa
chọn công nghệ, xác định các mục tiêu công nghệ nhằm thoả mÃn yêu cầu của các nhà
đầu tư. Trong giai đoạn này việc tư vấn của các nhà khoa học, các chuyên gia là rất quan
trọng. Để thực hiện bước này cần phải thu thập được các thông tin chi tiết về bản chất và

chức năng của công nghệ, đặc tính môi trường tự nhiên của khu vực. Các mục tiêu chính
của công nghệ cần đạt được cũng như toàn bộ hoạt động của công nghệ cần được nêu
trong phần này. Ngoài ra cần có các mô tả sơ bộ về nguyên liệu và sản phẩm của quá
trình, mối quan hệ tương tác giữa công nghệ và môi trường.
Giai đoạn này tập trung vào đánh giá những tác động môi trường tiềm ẩn và nhu
cầu về tài nguyên mà công nghệ gây ra. Yêu cầu chi tiết về các thông tin sẽ phụ thuộc
vào mục tiêu đánh giá và ảnh hưởng đến kết quả của đánh giá. Phạm vi đánh giá có thể
xác định bằng nhiều cách: có thể theo thời gian, theo không gian, theo vị trí địa lý, theo
sự lựa chọn và ứng dụng của công nghệ
Xác định bản chất và chức năng của công nghệ: Cung cấp và mô tả được tên
công nghệ, các chi tiết về tác dụng và hiệu quảXác định và mô tả đặc điểm của công
nghệ: Mô tả công nghệ có thể thực hiện theo danh mục, nghĩa là cung cấp thông tin của
một công nghệ cụ thể đang tồn tại hoặc đang được đề xuất, công nghệ trong nước được
cải thiện hay công nghệ nhập khẩu (nhằm mục đích xem xét sự phù hợp của công nghệ
với điều kiện địa phương) hoặc là một công nghệ mới được nghiên cứu.
Mô tả và xác định nguyên liệu và sản phẩm cũng như chất thải đầu ra của công
nghệ. Mô tả công nghệ một cách logic và có trình tự. các chức năng và nhiệm vụ của
từng công đoạn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định phạm vi đánh giá và
kết quả của đánh giá.
Mô tả sơ đồ công nghệ: Công nghệ là sự kết hợp của nhiều thành phần khác
nhau. Việc mô tả càng chi tiết sơ đồ công nghệ sẽ càng dễ dàng xác định được mối
quan hệ tương tác giữa công nghệ và môi trường. Ví dụ: có thể mô tả sơ đồ công nghệ
theo cân bằng vật chất, theo dòng năng lượng, theo sản phẩm và chất thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

16


Luận văn thạc sỹ khoa học


Nguyễn Thành Công

Kết thúc bước này, nhóm đánh giá phải hiểu được đầy đủ về chu kỳ vòng đời sản
phẩm và chất thải bao gồm đầu vào, đầu ra và các yêu cầu khác. Những thông tin này
cần thiết cho việc xác định các tác động môi trường tiềm ẩn. Sự tham vấn của các bên
họp tác trong giai đoạn này là rất quan trọng.
I.3.3 Xác định các tác động môi trường
Bước này liên qua đến việc xác định nguyên liệu thô, năng lượng, nhân lực, cơ sở
hạ tầng và sự cung cấp các yêu cầu công nghệ. Các dòng chất thải, chất thải nguy hại
phải được xác định trong giai đoạn này. Các tác động môi trường và các nguy cơ tiềm
ẩn kết hợp với từng thành phần trong công nghệ cũng phải được nêu ra một cách rõ
ràng. Toàn bộ đầu vào, đầu ra của công nghệ được quan tâm theo suốt vòng đời của nó.
Hoàn thành bước này yêu cầu phải có các thông tin chi tiết từ công nghệ nhằm
xác định các tác động môi trường. Cung cấp nguyên liệu và năng lượng đầu vào, các yêu
cầu về sử dụng tài nguyên thiên nhiên là các thông tin cần phải xác định một cách rõ
ràng. Việc sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và thải bỏ của các chất thải và chất
thải nguy hại cũng cần xác định. Các yêu cầu về nhân lực, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, yêu
cầu về cung cấp công nghệ phải được đề cập và xác định một cách chi tiết.
Tất cả các vấn đề trên được nhóm đánh giá nắm bắt một cách sâu sắc cả đầu vào,
đầu ra cũng như các yêu cầu khác của công nghệ, các ảnh hưởng đến hệ thống môi
trường, chất thải công cộng và sức khoẻ con người.
Các khía cạnh của công nghệ được xem xét để xác định các áp lực môi trường
bao gồm các yếu tố liên quan đến nhu cầu nguyên liệu, năng lượng đầu vào, nguồn nhân
lực, tất cả đều phải được xem xét trong quá trình đánh giá. Ví dụ: nguyên liệu đầu
vào phải được giảm xuống tối thiểu hay nói cách khác là tăng tối đa khả năng sử dụng
nguyên liệu đầu vào tạo thành sản phẩm. Đối với năng lượng và các nhu cầu khác cũng
được xem xét tương tự. Các yếu tố đầu ra không phải là sản phẩm (chất thải) sẽ gây ra
những tổn thất về mắt kinh tế, những tác động có hại về mặt môi trường, sức khoẻ con
người Việc đánh giá, xem xét các yếu tố này là quan trọng và cần thiết. Ví dụ: Chất
thải khi được thải vào đất, nước, không khí sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, phát sinh các

chi phí gián tiếp do việc sử dụng không hiệu quả nguyên liệu và năng lượng.
Lập được danh mục về nhu cầu nguyên liệu thô, năng lượng của công nghệ và
xác định mối liên hệ của nó tới các hậu quả môi trường. Lập được danh mục về chất
thải và chất thải nguy hại phát sinh từ công nghệ, xác định các tác động của chúng tới
môi trường. Lập bảng xác định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu của công nghệ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

17


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

về cơ sở hạ tầng. Lập danh mục xác định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu về
cung cấp, áp dụng và triển khai công nghệ. Xác định các tác động môi trường do yêu
cầu về nhân lực. Xác định các tác động khác gây ra trực tiếp bởi các khía cạnh của công
nghệ.
Tất cả những thông tin trên sẽ cung cấp cơ sở cho các đánh giá những tổn hại do
công nghệ gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường tự nhiên khu vực, môi trường
toàn cầu, sử dụng tài nguyên bền vững và các tác động đến văn hoá - xà hội.
I.3.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ
Bước này đòi hỏi việc đánh giá tập trung vào các phương pháp thay thế để đạt
được cùng một mục tiêu công nghệ. Các phương pháp thay thế có thể áp dụng cho toàn
bộ công nghệ (thay đổi hoàn toàn công nghệ, ứng dụng công nghệ mới) hoặc lựa chọn
một vài thay đổi chi tiết của công nghệ nhằm cải thiện các hậu quả môi trường.
Việc đánh giá tập trung vào so sánh các đặc trưng công nghệ, thuộc tính của thiết
bị, nguyên liệu, sản phẩm, chất thải., đánh giá chúng trong mối quan hệ với môi trường.
Hoàn thành bước này yêu cầu phải xác định và mô tả một cách rõ ràng công nghệ thay
thế áp dụng, ước tính các chi phí nhằm đạt được các mục tiêu công nghệ, kỹ thuật, kinh

tế, môi trườngVới mỗi một loại hình công nghệ thay thế, cần phải so sánh các tác
động tiềm ẩn cũng như các hiệu quả kinh tế. Cuối cùng là lựa chọn được một công nghệ
phù hợp và thân thiện với môi trường hơn.
Trong quá trình đánh giá, việc so sánh giữa các giải pháp đôi khi gặp rất nhiều
khó khăn do các tác động tiềm ẩn có thể tương đương hoặc cùng hiệu quả. Khi đó đánh
giá theo phương pháp liệt kê tác động không thể đem lại hiệu quả rõ ràng, có thể sử
dụng phương pháp cho điểm đối với từng tiêu chí đánh giá để cho việc lựa chọn có hiệu
quả hơn. Việc xây dựng tiêu chí và cách cho điểm phụ thuộc vào phạm vi quy mô đánh
giá công nghệ và kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá. Có thể tham khảo phương
pháp ma trận cho điểm của công cụ đánh giá tác động môi trường (EIA) để làm cơ sở:
Lựa chọn và xây dựng các tiêu chí: bao gồm tiêu chí 1, tiêu chí 2, tiêu chí 3 và thang
điểm cho theo tầm quan trọng hoặc mức độ tác động từ công nghệ của tiêu chí đó (có
thể cho điểm từ 1 10 điểm hoặc đánh giá theo mức ®é High – Medium - Low). Sau
khi lùa chän ®­ỵc các tiêu chí, có thể gửi bản đánh giá cho các chuyên gia về công
nghệ, các nhà đầu tư hoặc thậm chí là các công nhân vận hành có kinh nghiệm để cho
điểm. Kết quả tổng hợp sẽ cho thấy rõ ràng công nghệ thay thế hoặc phương pháp đề

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

18


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

xuất được lựa chọn bằng điểm số. Đây chính là cách mà chúng ta lượng hoá được các
tiêu chí đánh giá lựa chọn công nghệ môi trường.
I.3.5 Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp lại toàn bộ các đánh giá trong bước trên - đề xuất và xem xét sự phù

hợp của các giải pháp thay thế với nhau và đưa ra được một loại hình công nghệ tổng
thể. Công nghệ này phải có tính khả thi, có hiệu quả rõ ràng (mục tiêu công nghệ phải
đạt được ít nhất là như công nghệ ban đầu) nhưng các tác động môi trường của công
nghệ này phải được giảm đến mức tối thiểu.
Mức độ cụ thể và chi tiết của công nghệ đề xuất phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ
đánh giá, trình độ và năng lực hiểu biết của chuyên gia về công nghệ đó. Kết thúc bước
này sẽ có những đề xuất để công nghệ có thể ứng dụng và triển khai vào thực tế.
I.3.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường
Việc hoàn thiện các thông tin về đánh giá thể hiện sự kết thúc một vòng lặp trong
quá trình đánh giá liên tục. Cần phải đưa ra được các thông tin đầy đủ và chi tiết về lợi
ích mục tiêu và yêu cầu công nghệ. Các phương pháp đà sử dụng trong đánh giá. Các
lựa chọn thay thế để đạt được mục tiêu và các áp lực môi trường và quan hệ của nó với
công nghệ cũng như các tác động môi trường của công nghệ ban đầu và công nghệ thay
thế. Trong các thông tin hoàn thiện chu trình đánh giá cũng cần nêu khả năng áp dụng
công nghệ thay thế để đạt được mục tiêu và quan hệ với các tác động môi trường, hiệu
quả kinh tế của các lựa chọn thay thế. Đề xuất giới thiệu các đánh giá xa hơn và thực
hiện việc áp dụng các công nghệ đề xuất vào thực tế.
Việc đề xuất các xem xét đánh giá tiếp theo phải bao gồm thông tin phản hồi các
quyết định, yêu cầu và hành động của các chuyên gia và các nhà đầu tư; chỉnh sửa lại
các đánh giá hiện tại và chuẩn bị kế hoạch và thảo luận cho các quá trình đánh giá, thay
thế tiếp theo. Bên cạnh đó việc triển khai ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ thay
thế và quan trắc và giám sát việc triển khai ứng dụng và phát triển của công nghệ thay
thế, cũng như các tác động môi trường của chúng là điều cần thiết.
Cung cấp các thông tin bổ xung và các hướng dẫn cho các chuyên gia cũng như
các nhà đầu tư; chỉnh sửa thủ tục trình tự đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với
năng lực, trình độ và mức độ áp dụng trong thực tế và thiết lập hệ thống văn bản, trình tự
báo cáo của tất cả các hoạt động trên;

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội


19


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công

I.4 Nhận xét
Đánh giá công nghệ môi trường là phương pháp đánh giá ứng dụng nhằm định
hướng lựa chọn công nghệ, xem xét quan hệ của công nghệ với môi trường nhằm giảm
thiểu các tác động môi trường và các hậu quả môi trường phát sinh từ công nghệ.
So với các công cụ đánh giá, quản lý môi trường khác, đánh giá công nghệ môi
trường được xem là một công cụ hiệu quả khi nó được áp dụng vào giai đoạn lựa chọn
công nghệ cho một dự án. Đối với các công nghệ đà được áp dụng triển khai thì việc
ứng dụng EnTA sẽ đem lại cơ hội cải thiện, đối mới công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ
gây ô nhiễm môi trường.
Trong nội dung hạn chế của Luận văn này sẽ vận dụng các phương pháp luận
đánh giá công nghệ môi trường để đánh giá công nghệ sản xuất axít sunfuric nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường - đề xuất một loại hình công nghệ phù hợp và thân thiện với
môi trường.

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

20


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyễn Thành Công
Chương II


Công nghệ s¶n xt axit sunfuric
II.1 Tỉng quan vỊ s¶n xt axit Sunfuric
Axít sunfuric có công thức hoá học là H 2 SO 4 , là một trong những axít vô cơ
mạnh, có ứng dụng rộng rÃi trong nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Nó có khả
năng tác dụng với hầu hết các kim loại và oxit kim loại tương ứng, tham gia ph¶n øng
m·nh liƯt víi n­íc, cã tÝnh oxi hoá mạnh và nhiều tính chất quan trọng khác...
Trên thế giới, axit sunfuric được sửdụng trong công nghiệp cho nhiều mục đích
khác nhau, nhưng chủ yếu là cung cấp cho sản xuất phân bón chứ lân như SSP, TSP,
DAP, MAP (chiếm khoảng 60% sản lượng).
Theo các nghiên cứu của của WMC (World Market Chemical), sản lượng axit
sunfuric hàng năm trên thế giới vào khoảng 160 triệu tấn. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ
axit vẫn lớn hơn năng lực sản xuất nên hàng năm vẫn có một lượng khỏng trên 4 triệu
tấn được thu hồi tái sử dụng. Theo IFA, thị trường tiêu thụ axit sunfuric lớn nhất là khu
vực Bắc Mỹ với nhu cầu hàng năm lên tới 46,3 triệu tấn, tiếp đến là thị trường châu á:
44,8 triệu tấn, châu Phi: 19,7 triệu tấn, Trung Âu: 17,8 triệu tấn và các khu vực khác
khoảng 4 triệu tấn.
Giá axit sunfuric trên thế giới phụ thuộc vào giá lưu huỳnh. Trong giai đoạn vừa
qua, do giá lưu huỳnh tăng vọt ảnh hưởng của giá dầu thô nên giá axit sunfuric cũng có
nhiều biến động. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, giá axit sunfuric trên thế giới sẽ ổn định
ở mức 50 USD/tấn.
Đối với thị trường Việt Nam, axit sunfuric chủ yếu được sử dụng cho sản xuất
supe phốt phát đơn, ngoài ra axit sunfuric conf được sử dụng cho một số ngành khác
như: sản xuất phèn, bột ngọt, sản xuất ắc quy
Theo thống kê hàng năm, lượng axit sunfuric tiêu thụ trên thị trường nước ta
khoảng trên 360.000 tấn, trong đó các đơn vị sản xuất supe phốt phát tiêu thụ khoảng
300.000 tấn (chiếm 84%); sản xuất phèn đơn tiêu thơ 14.400 tÊn (chiÕm 4%), s¶n xt
bét ngät 10.800 tÊn (chiếm 3%), sản xuất ắc quy 10.700 tấn (chiếm 3%), các ngành
khác tiêu thụ khoảng 22.000 tấn (chiếm 6%).
Hiện tại, ở nước ta chỉ có 3 cơ sở sản xuất axit sunfuric: Một ở phía Bắc là Công

ty Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao với năng lực sản xuất là 240.000 tấn/năm và
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường - Đại học Bách Khoa Hà Nội

21


×