Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm cải thiện việc quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 106 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH HỢP
NHẰM CẢI THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

VŨ ĐỨC ANH

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÍCH HỢP
NHẰM CẢI THIỆN VIỆC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI CÁC
BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trƣờng

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:
TS. ĐỖ TRỌNG MÙI

Hà Nội - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được sự đồng
ý của Cục Quản lý Môi trường y tế theo quy định. Các kết quả nghiên cứu trong
luận án do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp
với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào khác.

Ngƣời cam đoan

Vũ Đức Anh


LỜI CẢM ƠN
Sau 2 năm học tập, tận đáy lòng mình, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới
các thầy, cô giáoViện Khoa học và Công nghệ môi trường, Trường đại học Bách
Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành chương
trình học tập và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Với tất cả tình cảm sâu sắc nhất, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới thầy hướng
dẫn TS. Đỗ Trọng Mùi, người đã giúp đỡ tôi từ khi xác định vấn đề nghiên cứu, viết
đề cương, chia sẻ thơng tin và hồn thành luận văn này. Cùng với sự tận tình trong
giảng dạy của các thầy, cơ đã giúp tơi có được những kiến thức, kinh nghiệm qúy

báu trong nghiên cứu khoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Cục Quản lý mơi trường y tế, các
khoa phịng, đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, góp ý, hướng dẫn để tơi có
thể hồn thành nghiên cứu này.
Xin cảm ơn các bậc sinh thành, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên tơi
trong suốt q trình học tập và phấn đấu.
Xin cảm ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp cao học 2015A đã cùng nhau
chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ tôi trong 2 năm học qua.
Cuối cùng, với những kết quả trong nghiên cứu này, tôi xin chia sẻ với tất cả
các bạn đồng nghiệp nhất là những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
Tác giả


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG I - TỔNG QUAN .................................................................................3
1.1. Quản lý chất thải y tế .........................................................................................3
1.1.1. Các khái niệm ....................................................................................................3
1.1.2. Phân loại chất thải y tế ......................................................................................4
1.1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam .........6
1.1.4. Quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ....7
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe con người ...............................9
1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế .......................................................12

1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới .....................................15
1.3. Các nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam .........................17
1.3.1. Các nghiên cứu quản lý chung về chất thải rắn y tế .......................................17
1.3.2. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành trong quản lý chất thải rắn y tế .......21
CHƢƠNG II - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ ..............22
2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế khu vực Hà Nội ..............................23
2.2. Hiện trạng thực hiện quy định hành chính trong quản lý chất thải rắn y tế
khu vực Hà Nội ........................................................................................................28
2.3. Hiện trạng các hoạt động quản lý chất thải rắn y tế khu vực Hà Nội.........31
2.3.1. Hiện trạng trang thiết bị thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế ...31
2.3.2. Hiện trạng các hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải
rắn y tế........... ............................................................................................................35
2.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế ...................................................................41

i


CHƢƠNG III- ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .......................................................44
3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả trong cơng tác quản lý
chất thải y tế tại các bệnh viện công lập khu vực Hà Nội....................................44
3.2. Giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất thải y tế
tại các bệnh viện công lập khu vực Hà Nội ...........................................................48
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58
PHỤ LỤC .................................................................................................................64

ii


DANH MỤC BẢNG

Bảng I.1: Những ảnh hưởng của chất thải nhiễm khuẩn [19] ...................................10
Bảng I.2: Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn [43]...................................................11
Bảng I.3: Lượng chất thải phát sinh tại các nước trên thế giới [49] .........................17
Bảng I.4: Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện trên thế giới [49]........17
Bảng I.5: Lượng chất thải phát sinh tại các tuyến bệnh viện Việt Nam 2009 ..........19
Bảng II.1: Lượng chất thải rắn tế phát sinh trung bình tại ........................................24
Bảng II.2: Lượng chất thải y tế phát sinh và thu gom tại các bệnh viện công lập khu
vực Hà Nội năm 2016 ...............................................................................................27
Bảng II.3: Dự báo lượng chất thải rắn y tế khu vực Hà Nội đến năm 2030 .............27
Bảng II.3: Kết quả khảo sát việc thực hiện quy định hành chínhtrong quản lý chất
thải y tế ......................................................................................................................28
Bảng II.4: Kết quả khảo sát trang thiết bị thu gom, vẫn chuyển và lưu giữ chất thải
rắn y tế khu vực Hà Nội ............................................................................................32
Bảng II.5: Kết quả khảo sát nơi/nhà lưu giữ tạm thời chất thải rắn y tế ...................39
Bảng II.6: Tổng hợp công nghệ xử lý chất thải rắn y tế khu vực Hà Nội.................41
Bảng III.2: Thành phần chất thải rắn y tế và nhiệt trị ...............................................52
Bảng III.3: Năng lượng tạo thành khi xử lý chất thải y tế khu vực Hà Nội bằng
phương pháp đốt........................................................................................................53

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình II.1: Tỷ lệ các hoạt động phân loại chất thải rắn y tế theo tuyến .....................35
Hình II.2: Tỷ lệ thực hiện các hoạt động thu gom chất thải rắn y tế ........................37
Hình II.3: Tỷ lệ các hoạt động vận chuyển chất thải rắn y tế trong khuôn viên bệnh
viện khu vực Hà Nội .................................................................................................38
Hình II.4: Tỷ lệ các hoạt động về lưu giữ chất thải rắn y tế khu vực Hà Nội...........39
Hình III.1: Phương án cải thiện quy trình quản lý chất thải y tế ..............................49
Hình III.2: Xử lý chất thải bằng công nghệ không đốt .............................................55


iv


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT

Bộ Y tế

BV
BVĐK
CBYT

Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Cán bộ y tế

CT
CTR

Chất thải
Chất thải rắn

CTRYT
CTLN
CTNH

Chất thải rắn y tế
Chất thải lây nhiễm
Chất thải nguy hại


CTYT
CTYTNH
IPCS
ĐTNC
ĐTPV

Chất thải y tế
Chất thải y tế nguy hại
Chương trình tồn cầu về an tồn hóa chất
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phát vấn

GB
HBV
HCV

Giường bệnh
Hepatitis B virus (Vi rút viêm gan B)
Hepatitis C virus (Vi rút viêm gan C)
Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn
dịch ở người)

HIV
KSNK
NVYT
QLCT
QLCT

Kiểm soát nhiễm khuẩn

Nhân viên y tế
Quản lý chất thải
Quản lý chất thải

QLCTYT
QLCTRYT
IRTPC
TĐCM
TNHH

WHO

Quản lý chất thải y tế
Quản lý chất thải rắn y tế
Tổ chức đang ký tồn cầu về hóa chất độc tiềm tàng
Trình độ chuyên môn
Trách nhiệm hữu hạn
Trung ương
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

v


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều chuyển đổi
tiến bộ, các cơ sở y tế đã được củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, sự phát triển của các cơ sở, dịch vụ khám chữa bệnh tuy đem lại lợi ích
trong việc chăm sóc sức khỏe con người song việc kiểm soát xử lý chất thải từ các
cơ sở y tế đang là một vấn đề cần quan tâm. Trong chất thải rắn y tế thường chứa
một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm, các tác nhân gây bệnh này có

thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường lây nhiễm như qua da
do trầy xước, tổn thương , qua niêm mạc do giọt bắn , qua đường hô hấp ho c qua
đường tiêu hoá. Các chất thải là vật sắc nhọn c n có khả năng vừa gây tổn thương
do đâm xuyên, vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm cho các đối tượng
phơi nhiễm nếu như không được quản lý đúng cách. Tuy nhiên hiện nay, công tác
quản lý và xử lý chất thải y tế còn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo số liệu Báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế – Bộ Y tế năm 2010
bình quân mỗi ngày các cơ sở y tế trên cả nước thải ra khoảng 380 tấn chất thải rắn,
trong đó có khoảng 45 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại. Năm 2015, lượng chất thải
này tăng lên gần gấp đôi, khoảng 600 tấn/ngày và dự kiến đến năm 2020 là khoảng
800 tấn/ngày. Tuy vậy, hiện mới có khoảng 44

các bệnh viện có hệ thống xử lý

chất thải y tế trong số đó nhiều hệ thống xử lý đã xuống cấp nghiêm trọng.
Với thực trạng số liệu hỗ trợ công tác quản lý chất thải rắn y tế còn hạn chế
và chưa đầy đủ trong khi lượng chất thải loại này ngày một gia tăng, nhằm cung cấp
các số liệu cập nhật, thiết thực về công tác quản lý chất thải y tế tại bệnh viện, trên
cơ sở đó xác định và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện việc quản lý chất thải
rắn y tế tại các bệnh viện. Trong khả năng bản thân và được sự đồng ý của Cục
Quản lý môi trường y tế cho phép sử dụng phiếu cung cấp thông tin của các bệnh
viện để thực hiện luận văn, đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp
thích hợp nhằm cải thiện việc quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện công lập
trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được lựa chọn.

1


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện công

lập khu vực Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính hiệu quả trong công tác
quản lý chất thải y tế.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện
công lập khu vực Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: 100% các bệnh viên công lập trên địa bàn thành phố
Hà Nội - tương ứng 53 bệnh viện sử dụng bộ phiếu phát vấn để thu thập thông tin .
Gửi đi 100

phiếu và thu về được 72% số phiếu (38 phiếu Phụ lục 2 .

Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện cơng lập
khu vực Hà Nội.
- Phân tích đánh giá hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế thông qua
các số liệu đã thu thập được.
- Đề xuất các giải pháp cái thiện công tác quản lý thải rắn y tế tại các bệnh
viện công lập khu vực Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác quản lý
chất thải rắn y tế bằng cách gửi bộ phiếu phát vấn đến các bệnh viện công lập trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp quan sát: Thực hiện quan sát thực tế công tác quản lý chất
thải rắn y tế tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp phân tích: số liệu sau khi được thu thập sẽ được kiểm tra và
làm rõ những số liệu c n nghi ngờ. Các số liệu định lượng sẽ được xử lý bằng phần
mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.

2



CHƢƠNG I - TỔNG QUAN
1.1. Quản lý chất thải y tế
1.1.1. Các khái niệm
Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế
bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường [1], [2].
Chất thải rắn là tất cả những chất thải không phải nước thải và khí thải [47].
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe
con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy nổ, dễ
ăn m n ho c có tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an
tồn [6].
Chất thải y tế thơng thường là chất thải khơng chứa các yếu tố lây nhiễm,
hố học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ.
Chất thải y tế nằm trong Danh mục A của danh mục chất thải nguy hại và có
mã số A4020-Y1 [3].
Việc quản lý chất thải y tế cần tuân thủ các quy định có liên quan đến quản
lý chất thải nguy hại nói chung và quản lý chất thải y tế nói riêng [5].
Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu
gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải
y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là q trình phân loại, tập hợp, đóng gói
và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới
nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu huỷ.
Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn ho c tiệt khuẩn các chất thải có nguy
cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ
ho c tiêu huỷ.
Xử lý và tiêu hủy chất thải là q trình sử dụng các cơng nghệ nhằm làm mất
khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức kho của con người và môi trường.


3


Cơ sở y tế bao gồm: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trừ ph ng khám bác sĩ gia
đình; ph ng chẩn trị y học cổ truyền; cơ sở dịch vụ đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết
áp; chăm sóc sức khỏe tại nhà; cơ sở dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong
nước và ra nước ngoài; cơ sở dịch vụ kính thuốc; cơ sở dịch vụ làm răng giả; bệnh
xá; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức ; cơ sở y tế dự ph ng; cơ sở đào tạo và cơ sở
nghiên cứu có thực hiện các xét nghiệm về y học.
1.1.2. Phân loại chất thải y tế
1.1.2.1 Phân loại chất thải y tế theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Theo WHO, chất thải y tế được phân thành 8 loại [49]:
- Chất thải nhiễm trùng
Là chất thải có chứa mầm bệnh như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng với số
lượng đủ để gây bệnh cho những người dễ bị cảm nhiễm, bao gồm các loại:
+ Mơi trường ni cấy từ phịng thí nghiệm.
+ Chất thải từ phòng mổ, nhất là phòng mổ tử thi và bệnh nhân bị nhiễm
trùng.
+ Chất thải từ phòng cách ly bệnh nhân bị nhiễm trùng.
+ Súc vật được tiêm, truyền trong phịng thí nghiệm.
+ Dụng cụ ho c vật tiếp xúc với bệnh nhân bị truyền nhiễm.
- Chất thải sắc nhọn
Là chất thải có thể làm rách ho c tổn thương da bao gồm: bơm kim tiêm, dao
mổ, bộ tiêm truyền...
- Thuốc thải loại
Là thuốc quá hạn, thuốc không dùng ho c các loại vaccin, huyết thanh, kể cả
chai, lọ đựng chúng...
- Chất thải có tính độc với tế bào
Là chất thải có thể làm biến đổi gen, gây quái thai như các chất chống ung

thư.
- Hóa chất
Có thể dưới dạng rắn, lỏng ho c khí, bao gồm:

4


+ Hóa chất độc.
+ Hóa chất có tính ăn m n PH<2 ho c PH>12).
+ Hóa chất dễ gây nổ.
- Chất thải chứa kim loại nặng, độc: chất thải chứa kim loại như chì, thủy ngân,
asen.
- Các bình chứa khí nén: được dùng trong y tế dưới dạng khí như oxy, khí gây mê.
- Chất phóng xạ: khơng thể phát hiện bằng các giác quan, chúng thường gây ảnh
hưởng lâu dài (gây ion hóa tế bào như tia X, tia α, tia β...[50].
1.1.2.2. Phân loại theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
Đƣợc quy định tại Điều 4 của Thông tƣ:
“Điều 4. Phân định chất thải y tế
1. Chất thải lây nhiễm bao gồm:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết
cắt ho c xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây
truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật
và các vật sắc nhọn khác;
b) Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa
máu ho c dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ
đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng
xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số
92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Phịng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng

xét nghiệm;
d) Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
2. Chất thải nguy hại khơng lây nhiễm bao gồm:
a) Hóa chất thải bỏ bao gồm ho c có các thành phần nguy hại;

5


b Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào ho c có cảnh báo nguy hại
từ nhà sản xuất;
c) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các
kim loại n ng;
d) Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
đ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
về quản lý chất thải nguy hại sau đây gọi tắt là Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT).
3. Chất thải y tế thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con
người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
b) Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục
chất thải y tế nguy hại ho c thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại
Điểm a Khoản 4 Điều này nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy
hại;
c) Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
4. Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:
a) Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất thải y tế nguy
hại tại Phụ lục số 01 A ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ mục
đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.”

1.1.3. Các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải y tế tại Việt Nam
Cùng với công tác khám chữa bệnh, công tác quản lý CTRYT được nhà
nước quan tâm thông qua các điều luật, các quyết định, thông tư hướng dẫn về
quản lý CTYT, đ c biệt trong khuôn khổ luận văn dựa vào một số văn bản sau:
- Thông tư liên tịch số 58/2015/ TTLT-BYT-BTNMT Quy định về quản lý
chất thải y tế. Thông tư này thay thế cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quản
lý chất thải từ ngày 01 tháng 4 năm 2006 [8].

6


- Sổ tay hướng dẫn Quản lý chất thải y tế trong bệnh viện Ban hành kèm
theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/7/2014 của Cục trưởng Cục Quản lý môi
trường y tế [9].
1.1.4. Quản lý CTRYT theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT
* CTRYT đƣợc phân thành 3 nhóm:
- Chất thải lây nhiễm
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm
- Chất thải y tế thông thường
* Mã màu sắc
- Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;
- Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại khơng lây
nhiễm;
- Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông
thường;
- Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.
* Phân loại chất thải y tế
- CTRYT phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm
phát sinh;
- Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết

bị lưu chứa chất thải;
- Mỗi khoa, phịng, bộ phận phải bố trí vị trí để đ t các bao bì, dụng cụ phân
loại chất thải y tế và có hướng dẫn cách phân loại và thu gom chất thải.
* Thu gom chất thải y tế
- Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ
chất thải trong khn viên cơ sở y tế;
- Trong q trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất
thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm khơng bị rơi, r rỉ chất thải trong quá trình thu
gom;

7


- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về
khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất
thải trong khn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
- Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ
mục đích tái chế và chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế
được thu gom riêng.
* Lƣu giữ chất thải y tế
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ phải đáp
ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có thành cứng, khơng bị bục vỡ, rị rỉ dịch thải trong q trình lưu giữ chất
thải;
+ Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định;
+ Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và
chống được sự xâm nhập của các lồi động vật.

- CTYT nguy hại và CTYT thơng thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
- CT lây nhiễm và CT nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ
trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- CTYT thông thường phục vụ mục đích tái chế và CTYT thơng thường
khơng phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm: Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh
tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế khơng q 02 ngày
trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị
bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày.

8


* Vận chuyển CTRYT
- Phương tiện vận chuyển: sử dụng xe thùng kín ho c xe bảo ơn chun dụng để vận
chuyển.
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa CTYT nguy hại trên phương tiện vận chuyển
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ
bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an tồn trong q trình vận chuyển
+ Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định
+ Được lắp cố định ho c có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo
đảm khơng bị rơi, đổ trong q trình vận chuyển chất thải.
+ Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các
thùng, hộp ho c túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ ho c phát tán chất thải trên
đường vận chuyển.
* Giảm thiểu chất thải y tế
- Lắp đ t, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật
liệu phù hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.

- Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh
chất thải y tế.
- Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
* Quản lý CTYT thơng thƣờng phục vụ mục đích tái chế
- Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ
dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
- Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường được quản lý như chất thải y tế thơng thường.
- Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái
chế theo quy định [9].
1.1.5. Ảnh hưởng của chất thải y tế đối với sức khỏe con người
1.1.5.1. Ảnh hương của chất thải nhiễm khuẩn

9


Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một
lượng lớn tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm [28], [29], [46].
Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua
các cách thức sau: qua da, qua các niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa.
Bảng I.1: Những ảnh hƣởng của chất thải nhiễm khuẩn [19]
Các dạng nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn đường tiêu
hóa

Một số tác nhân gây bệnh

Chất truyền bệnh

Các vi khuẩn đường tiêu hóa:

Samonella, Shigella, Vibrio

Phân và chất nơn.

cholera, trứng giun...

Nhiễm khuẩn đường hô

Vi khuẩn Lao, virus sởi, phế

Nước bọt, chất tiết,

hấp

cầu khuẩn...

đường hô hấp...

Nhiễm khuẩn mắt

Herpes

Chất tiết ở mắt

Nhiễm khuẩn da

Tụ cầu khuẩn

Mủ


Bệnh than

Trực khuẩn than

Chất tiết qua da

AIDS

HIV

Nhiễm khuẩn huyết

Tụ cầu

Máu

Viêm gan A

Virus viêm gan A

Phân

Viêm gan B và C

Virus viêm gan B và C

Máu và dịch cơ thể

Máu, dịch tiết từ
đường sinh dục


1.1.5.2. Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Các vật sắc nhọn khơng những có nguy cơ gây thương tích cho những người
phơi nhiễm mà qua đó c n có thể truyền bệnh nguy hiểm. Theo số liệu thống kê tại
Nhật Bản, nguy cơ mắc bệnh sau khi bị bơm kim tiêm bẩn đâm xuyên qua da như
sau: nhiễm HIV là 0,3%, nhiễm viêm gan B là 3%, viêm gan C là 3 – 5% .

10


Ở Hoa Kỳ, tháng 6/1994, Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC đã phát hiện
được 39 trường hợp mắc HIV/AIDS nghề nghiệp trong đó có 32 trường hợp do bị
kim tiêm nhiễm khuẩn đâm qua da; 1 trường hợp do dao mổ cắt qua da, 1 trường
hợp bị tổn thương do vỏ của ống thủy tinh [45]. Cũng theo nguồn số liệu của CDC
tình trạng nhiễm virut viêm gan có liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn gây ra
như sau:
Bảng I.2: Ảnh hƣởng của chất thải sắc nhọn [43]
Số ca tổn thƣơng do vật

Số ca bị viêm gan

sắc nhọn (ngƣời/năm)

(ngƣời/năm)

17.700 – 22.000

56 – 96

800 – 7.500


2 – 15

11.700 – 45.300

23 – 91

Kỹ sư của bệnh viện

12.200

24

Bác sỹ và nha sỹ BV

100 – 400

<1

Bác sỹ ngoài bệnh viện

500 – 1.700

1–3

Nha sỹ ngoài bệnh viện

100 – 300

5–8


2.600 – 3.900

<1

12.000

24

500 – 7.300

1 – 15

Nghề nghiệp
Điều dưỡng
Nhân viên xét nghiệm
Nhân viên vệ sinh bệnh
viện

Nhân viên phụ giúp nha sĩ
ngoài bệnh viện.
Nhân viên cấp cứu ngoài
bệnh viện
Nhân viên xử lý chất thải
ngoài bệnh viện

Số liệu Bảng I.2 cho thấy, hầu hết các đối tượng nhân viên y tế đều bị tổn
thương do vật sắc nhọn gây ra, các đối tượng liên quan, tiếp xúc trực tiếp với chất
thải nhiều có tần số bị tổn thương cao hơn. Tỷ lệ nhiễm viêm gan tập trung chủ yếu
ở hai đối tượng: điều dưỡng viên và nhân viên vệ sinh bệnh viện.


11


1.1.5.3. Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Các chất thải hóa học có thể gây hại cho sức khỏe con người do các tính
chất: ăn m n, gây độc, dễ cháy, gây nổ, gây sốc ho c ảnh hưởng đến di truyền. Các
chất thải này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn
có thể tìm thấy khi chúng q hạn, dư thừa ho c hết tác dụng cần vứt bỏ. Các chất
này có thể gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương
như bỏng, ngộ độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của q trình hấp thụ hóa
chất ho c dược phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp ho c qua đường tiêu
hóa [50] [44]. Việc tiếp xúc với các chất dễ cháy, dễ ăn m n, các chất gây phản ứng
có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt ho c niêm mạc đường hô hấp. Các tổn
thương hay g p và phổ biến nhất là các vết bỏng.
Các chất khử trùng là những thành phần đ c biệt quan trọng của nhóm này,
chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn m n.
Cũng cần phải lưu ý rằng, những loại hóa chất gây phản ứng có thể hình thành nên
các hỗn hợp thứ cấp có độc tính cao [27].
1.1.6. Các phương pháp xử lý chất thải rắn y tế
a. Thiêu đốt:
Là phương pháp sử dụng nhiệt độ cao trong các l đốt chuyên dụng có nhiệt
độ từ 800OC  1200OC ho c lớn hơn để đốt CTRYT. Phương pháp đốt có ưu điểm
là xử lý được đa số các loại CTRYT, làm giảm tối đa về m t thể tích của chất thải.
Tuy vậy nhược điểm của phương pháp đốt là nếu chế độ vận hành không chuẩn và
khơng có hệ thống xử lý khí thải sẽ làm phát sinh các chất độc hại như Dioxin,
Furan gây ô nhiễm mơi trường thứ cấp; chi phí vận hành, bảo dưỡng và giám sát
môi trường cao.
b. Khử trùng bằng hơi nóng ẩm (lị hấp):
Là phương pháp tạo ra mơi trường hơi nước nóng ở áp suất cao để khử trùng

dụng cụ và CTYT. Các loại CTLN có thể xử lý được: CTLN khơng sắc nhọn, chất
thải có nguy cơ lây nhiễm cao, chất thải giải phẫu.

12


c. Khử trùng bằng hóa chất:
Phương pháp này thích hợp đối với chất thải lỏng như: nước tiểu, phân, máu,
nước thải BV. Tuy nhiên, hóa chất cũng có thể áp dụng để xử lý CTR, thậm chí cho
cả chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao với một số lưu ý sau:
 Một số loại chất thải phải cắt nghiền nhỏ trước khi khử trùng. Đây cũng là
nhược điểm trong phương pháp khử trùng bằng hóa chất, vì các máy cắt, nghiền
chất thải hay g p sự cố về vấn đề cơ khí;
 Bản thân hóa chất khử trùng là những chất độc hại, vì vậy những người sử
dụng phải được đào tạo về quy trình sử dụng và được trang bị đầy đủ các trang thiết
bị bảo hộ an toàn;
 Hiệu quả khử trùng phụ thuộc vào điều kiện vận hành;
 Khử trùng chỉ có hiệu quả với bề m t của CTR.
 Phải kiểm sốt dư lượng hóa chất, nếu cách xử lý khơng đúng có thể làm
phát sinh các vấn đề môi trường sau xử lý như nước thải, hơi hóa chất phát tán vào
mơi trường khơng khí trong q trình xử lý.
d. Phương pháp khử khuẩn bằng vi sóng:
Có hai phương pháp đó là sử dụng vi sóng thuần túy trong điều kiện áp suất
thường (có ho c khơng có bổ sung nước/hơi nước) và sử dụng vi sóng kết hợp hơi
nước bão h a trong điều kiện nhiệt độ, áp suất cao. Trong phương pháp này thường
đi kèm các thiết bị máy cắt, nghiền và máy ép để giảm thể tích chất thải. Các loại
CTLN có thể xử lý được: Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn (có thấm máu, dịch
sinh học và chất thải từ buồng cách ly), chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao và chất
thải giải phẫu. CTR sau khi khử khuẩn, giảm thể tích đạt tiêu chuẩn có thể xử lý, tái
chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.

e. Phương pháp chơn lấp an tồn:
Chỉ áp dụng tạm thời đối với các BV thuộc các tỉnh miền núi và trung du
chưa có cơ sở xử lý CTYTNH đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Không chôn chất thải

13


lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn
trước khi chôn lấp.
Đối với chất thải sắc nhọn sử dụng các bể đóng kén là thích hợp. Theo quy
định quản lý CTNH: Bể đóng kén có ba dạng: Chìm dưới m t đất, nửa chìm nửa
nổi, và nổi trên m t đất; Đ t tại khu vực có mực nước ngầm ở độ sâu phù hợp; Diện
tích đáy của mỗi bể ≤ 100 m2 và chiều cao ≤ 5 m; Vách và đáy bằng bê tông chống
thấm, kết cấu cốt thép bền vững, đ t trên nền đất được gia cố; Xung quanh vách
(phần chìm dưới m t đất và dưới đáy bể có bổ sung lớp lót chống thấm; Có mái
che kín nắng, mưa cho toàn bộ m t bể và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào trong
bể; Sau khi đầy, phải đóng bể bằng nắp bê tơng cốt thép chống thấm; nắp phải phủ
kín tồn bộ bề m t bể đảm bảo tuyệt đối khơng để nước rị rỉ, thẩm thấu.
g. Phương pháp đóng rắn (trơ hóa):
Chất thải cần đóng rắn được nghiền nhỏ, sau đó được đưa vào máy trộn theo
từng m . Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực
hiện q trình hịa trộn khơ, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện q trình
hịa trộn ướt. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, q trình đóng rắn diễn ra làm cho
các thành phần ô nhiễm trong chất thải hồn tồn bị cơ lập. Khối rắn sẽ được kiểm
tra cường độ chịu nén, khả năng r rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển
đến bãi chơn lấp an tồn. Phương pháp đóng rắn đơn giản, dễ thực hiện, chi phí
thấp. Tỷ lệ phổ biến cho hỗn hợp là 65

CTYT, 15


vôi, 15

xi măng, 5

nước.

h. Bao gói:
Chất kết dính vơ cơ thường dùng là ximăng, vơi, pozzolan, thạch cao, silicat.
Chất kết dính hữu cơ thường dùng là epoxy, polyester, nhựa asphalt, polyolefin, ure
formaldehyt;… Chất thải thường là chất thải hóa chất ho c dược phẩm được đưa
vào 3/4 thể tích các thùng bằng polyethylene ho c thùng kim loại. Sau đó được điền
đầy bằng các chất kết dính - để khơ - dán niêm phong và đưa đi chôn lấp.

14


1.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên Thế giới
Nghiên cứu về chất thải y tế đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới,
đ c biệt là các nước phát triển như: Anh, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada... các cơng
trình nghiên cứu quan tâm đến nhiều lĩnh vực như quản lý chất thải y tế (biện pháp
giảm thiểu chất thải, biện pháp tái sử dụng, các phương pháp xử lý chất thải, đánh
giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...), tác hại của chất thải y tế đối với
môi trường, biện pháp giảm thiểu tác hại của chất thải y tế và phòng chống tác hại
của chất thải y tế đối với sức khỏe cộng đồng...[17], [19], [37], [34]. Gần đây,
nghiên cứu về chất thải y tế được quan tâm ở nhiều khía cạnh [45, 50]:
- Sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng.
- Ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền bệnh dịch trong và
ngoài bệnh viện.
- Những vấn đề liên quan của y tế công cộng với chất thải y tế.
- Chất thải y tế nhiễm xạ với sức khỏe.

- Tổn thương nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và nhân viên thu gom chất
thải, nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu gom
chất thải, vệ sinh và cộng đồng.
- Nguy cơ phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế...
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC tổ chức đăng
ký tồn cầu về hố chất độc tiềm tàng , IPCS chương trình tồn cầu về an tồn hoá
chất), WHO (Tổ chức Y tế thế giới ... đã xây dựng và quản lý các dữ liệu thông tin
về an tồn hố chất.
Tùy từng điều kiện kinh tế xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật
cùng với nhận thức về quản lý chất thải mà mỗi nước có những cách xử lý chất thải
của riêng mình. Cũng cần nhấn mạnh rằng các nước phát triển trên thế giới thường
áp dụng đồng thời nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn, trong đó có chất thải
rắn nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học,
hóa/lý, sinh học, chôn lấp... rất khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý
chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy, Nhật Bản là nước sử dụng

15


phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất 38
33

, sau đó đến Thụy Sỹ

, trong khi đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng

phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất 30

... Các nước sử dụng phương pháp chôn


lấp hợp vệ sinh nhiều nhất trong xử lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan
(84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%) và Tây Ban Nha (80%) [11], [25].
* Hoạt động quản lý
Theo WHO [49, 50], để đạt được những mục tiêu trong quản lý chất thải y tế
các cơ sở y tế cần có những hoạt động cơ bản sau:
- Đánh giá thực trạng phát sinh chất thải tại bệnh viện (khối lượng, thành
phần).
- Đánh giá khả năng kiểm soát và các biện pháp xử lý chất thải.
- Thực hiện phân loại chất thải theo các nhóm.
- Xây dựng các quy trình, quy định để quản lý chất thải nơi lưu giữ, màu sắc
dụng cụ, đ c điểm các túi, thùng thu gom và nhãn quy định...).
- Nhân viên phải được tập huấn có kiến thức về quản lý chất thải và có các
phương tiện bảo hộ đảm bảo an tồn khi làm việc.
- Các cơ sở y tế phải chiụ trách nhiệm về các hoạt động quản lý chất thải.
- Lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp.
* Thực trạng phát sinh chất thải y tế
Khối lượng chất thải y tế thay đổi theo từng khu vực địa lý, theo mùa và phụ
thuộc các yếu tố khách quan khác như: cơ cấu bệnh tật, dịch bệnh, quy mô bệnh
viện, lượng bệnh nhân khám, chữa bệnh, điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực,
phương pháp và thói quen của nhân viên y tế trong việc khám, điều trị, chăm sóc, số
lượng người nhà được phép đến thăm bệnh nhân...
Các số liệu thống kê cho thấy, khối lượng chất thải hàng năm thay đổi theo
mức thu nhập như sau:

16


×