Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.69 KB, 21 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hoá,
chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để
tiền hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thự hiện cung cấp lao vụ, dịch vụ trong
một kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền.
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất từ quan điểm của kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ CPSX của doanh nghiệp được chia thành
các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm các chi phí có cùng nội dung kinh
tế, không phân biệt chi phí đó phát sinh từ lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu. Các yếu
tố chi phí này bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động SXKD trong kỳ.
+ Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp và các khoản trích
theo lương của công nhân và nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số khấu hao TSC|Đ sử dụng cho
hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi ra
về các dịch vụ mua từ bên ngoài như điện, nước…phục vụ cho hoạt động SXKD
của doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản
xuất ngoài 4 yếu tố chi phí trên.
Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí có tác dụng cho
biết kết cấu, tỷ trọng từng loại CPSX để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự
toán CPSX, lập báo cáo CPSX theo yếu tố. Cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự
toán CPSX, lập kế hoạc cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương.


1.1.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong
sản xuất để chia các khoản mục chi phí khác nhau, không phân biệt chi phí đó có
nội dung kinh tế như thế nào.
Với cách phân loại này toàn bộ CPSX của doanh nghiệp được chia thành các
khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về các loại nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp vào việc sản
xuất,chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp
phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng cho dùng cho việc quản lý và phục
vụ sản xuất chung tại bộ phận sản xuất ( phân xưởng, đội…) bao gồm các chi phí
như : Tiền lương trả bộ phận quản lý phân xưởng, tiền điện, tiền khấu hao và các
khoản mua ngoài khác…
Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng kinh tế có tác dụng phục vụ cho
việc quản lý chi phí theo định mức là cơ sở cho kế toán tổng hợp CPSX và tính giá
thành sản phẩm theo khoản mục là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế
hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
1.1.2.3 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí
Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất được chia thành:
+ Chi phí trực tiếp: Là những chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối tượng kế
toán tập hợp chi phí, như: Từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt
hàng…Loại chi phí này chiểm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, chúng dễ nhận biết
và hạch toán chính xác.
+ Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối
tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau, hoặc liên quan đến việc sản xuất nhiều
loại sản phẩm, nhiều công việc.
Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác định
phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí

một cách đúng đắn, hợp lý.
1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau,
dùng vào các quá trình với những mục đích, công dụng khác nhau. Do vậy khâu
quan trọng đầu tiên trong kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là xác
định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất chính là việc xác định
phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần phải tập hợp để kiểm tra, giảm sát chi phí
sản xuất và phục vụ công tác tính giá thành sản phẩm. Thực chất của việc xác định
đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi
phí.
Để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, người ta căn cứ vào:
+ Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất.
+ Dựa vào đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh.
+ Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm.
+ Dựa vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý.
1.1.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.1.4.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụng trực tiếp
để sản xuất chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện cung cấp dịch vụ, lao vụ.
+ Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến
một đối tượng chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp,
tức là chi phí phát sinh bao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy nhiêu.
+ Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí, thì phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để phân bổ
cho các đối tượng chịu chi phí.
Việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng đối tượng cũng như phân bổ
chi phí gián tiếp, áp dụng theo công thức phân bổ sau:
Chi phí phân Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu thức phân

bổ cho từng bổ cho từng
đối tượng i Tổng tiêu thức dùng để phân bổ đối tượng i
Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài
khoản: 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết
cho từng đối tượng chịu chi phí.
Tài khoản 621 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kì hạch toán.
- Bên Có: + Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản
xuất trong kì vào đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm (TK 154 hoặc
TK 631)
+ Kết chuyển chi phí NL,VL trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK632
“Gía vốn hàng bán”
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp dùng không hết nhập lại kho, trị giá phế
liệu thu hồi.
- Cuối kỳ: Không có số dư
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo: Sơ đồ 01- Phụ lục 1
1.1.4.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền lương, tiền công phải trả
cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các loại lao
vụ, dịch vụ, chi phí này gồm: Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, và
các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ).
Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
chịu chi phí, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tập hợp trực tiếp chi phí nhân công
trực tiếp cho từng đối tượng có liên quan.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi
phí, áp dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gian tiếp.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản
622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này phản ánh chi phí lao động trực
tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.

Tài khoản 622 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản trích
theo lương của công nhân sản xuất sản phẩm.
- Bên Có: + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành sản
phẩm (kết chuyển vào TK 154 hoặc TK 631).
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào
TK632 “Giá vốn hàng bán”.
- Cuối kì: Không có số dư
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo: Sơ đồ 02 - Phụ lục 02
1.1.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý
sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau như: chi
phí về tiền công, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí về khấu hao TSCĐ…
Chi phí sản xuất chung cần tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí,
sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan.
Trường hợp chi phí sản xuất chung phải phân bổ cho các đối tượng thì tiêu
chuẩn phân bổ có thể là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp, định mức chi phí sản xuất chung, số giờ máy chạy…
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản: 627
“ Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất chung ở các
phân xưởng, tổ đội…phục vụ sản xuất sản phẩm.
Tài khoản 627 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì.
- Bên Có: +Phản ánh các khoản giảm chi phí sản xuất chung
+ Phản ánh chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ do mức sản xuất
sản phẩm thực tế dưới công suất bình thường và được hạch toán vào TK 632.
+ Cuối kì kết chuyển chi phí sản xuất chung vào các đối tượng chịu chi phí để
tính giá thành sản phẩm.
-Cuối kì: không có số dư

Kế toán chi phí sản sản xuất chung theo: Sơ đồ 03 - Phụ lục 03
1.1.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán cần tập
hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng chịu chi phí về cả ba khoản mục nêu trên
( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung), để phục vụ cho việc đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, và tính giá thành
sản phẩm.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý mà các doanh nghiệp lựa chọn
một trong hai phương pháp hạch toán sau:
* Phương pháp kê khai thường xuyên: Theo phương pháp này, kế toán sử
dụng tài khoản : 154 – “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất.
Tài khoản 154 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công
trực tiếp; chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì để sản xuất chế tạo sản phẩm.
- Bên Có: + Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm được nhập kho hoặc
mang đi bán.
+ Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
- Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kì.
Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kê khai thường
xuyên theo: Sơ đồ 04 - Phụ lục 04
* Phương pháp kiểm kê định kì: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng tài
khoản: 631 – “ Giá thành sản xuất” để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Ở đơn vị sản xuất, trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kì. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Tài khoản 631 có kết cấu như sau:
- Bên Nợ:+ Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kì được kết chuyển để tính

giá thành.
+ Phản ánh phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
- Bên Có: + Phản ánh và kết chuyển trị gía sản phẩm dở dang cuối kì vào TK
154.
+ Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, các khoản bồi thường do sản phẩm hỏng
không sữa chữa được.
+ Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kì vào TK 632.
- Cuối kì: không có số dư
Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kì
theo: Sơ đồ 05 - Phụ lục 05
1.1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

×