Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Điều tra hiện trạng phát sinh quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị thị trấn nho quan huyện nho quan tỉnh ninh bình và đề xuất một số giải pháp cải thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 85 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐÀO THU THỦY

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THỊ TRẤN NHO QUAN, HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

ĐÀO THU THỦY

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THỊ TRẤN NHO QUAN, HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN.

Chuyên ngành :

Kỹ thuật Môi trƣờng



LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

TS.Nguyễn Phạm Hồng Liên

Hà Nội – 2017
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học
của TS.Nguyễn Phạm Hồng Liên. Các kết quả, nội dung điều tra trong luận văn này là
trung thực, do tôi điều tra và đánh giá và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức
nào. Những số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn khác đều đƣợc ghi chú và ghi rõ nguồn
trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
nội dung luận văn của mình.
Hà Nội, ngày

tháng 9 năm 2017

Học viên

Đào Thu Thủy

2



LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Phạm Hồng Liên
đã trực tiếp tận tình hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn. Cảm ơn TS đã luôn quan tâm,
động viên, giúp đỡ nhiệt tình tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy cơ giáo của Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã ân cần dạy bảo,
chia sẻ những kiến thức bổ ích, thiết thực để tơi có thể vận dụng, hồn thành tốt bài luận
văn của mình. Cảm ơn các thầy cô của Viện đào tạo sau đại học đã tạo điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Nho Quan và Trung tâm
Vệ sinh môi trƣờng đô thị huyện Nho Quan và một số cơ quan, đơn vị và ngƣời dân tại
thị trấn Nho Quan đã hợp tác, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các số liệu,
thông tin cần thiết để tôi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Đào Thu Thủy

3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. 7
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 8
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ 10
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 11

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ13
1.1. Chất thải rắn ......................................................................................................... 13
a, Nguồn gốc phát sinh ......................................................................................... 13
b, Thành phần và phân loại .................................................................................. 13
1.2. Chất thải rắn đô thị ............................................................................................... 15
a, Định nghĩa ........................................................................................................ 15
b, Thành phần, nguồn gốc phát sinh..................................................................... 15
1.3. Ảnh hƣởng của các loại CTR đến môi trƣờng và con ngƣời ............................... 16
1.4. Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới và tại Việt Nam ........................... 17
a, Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới .................................................. 17
b, Quản lý và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam ..................................................... 21
1.5. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn ................................................................... 25
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, QUẢN LÝ
VÀ XỬ LÝ CTRĐT THỊ TRẤN NHO QUAN ........................................................... 31
2.1. Tổng quan về thị trấn Nho Quan – Huyện Nho Quan ......................................... 31
2.2. Điều tra, thu thập các số liệu, khảo sát thực tế hiện trƣờng ................................. 34
2.3. Lấy mẫu chất thải từ các nguồn phát sinh ............................................................ 35
2.4. Tính tốn và ƣớc tính khối lƣợng chất thải phát sinh và thu gom ....................... 39
4


2.5. Phát phiếu điều tra kết hợp phỏng vấn trực tiếp .................................................. 40
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG PHÁT SINH, QUẢN LÝ VÀ XỬ
LÝ CTR THỊ TRẤN NHO QUAN. ............................................................................. 43
3.1. Kết quả điều tra hiện trạng phát sinh CTRĐT thị trấn Nho Quan ...................... 43
3.1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải ..................................................................... 43
3.1.2. Tỷ lệ phát sinh CTR bình quân đầu người .................................................. 44
3.1.3. Khối lượng CTR phát sinh .......................................................................... 45
3.1.4. Thành phần chính có trong CTRĐT phát sinh tại thị trấn Nho Quan ......... 49
3.2. Kết quả điều tra hiện trạng quản lý CTRĐT thị trấn Nho Quan .......................... 51

3.3. Kết quả điều tra hiện trạng xử lý CTRĐT thị trấn Nho Quan ............................. 53
3.3.1. Phân loại và thu gom chất thải .................................................................... 53
3.3.2. Vận chuyển và xử lý chất thải ...................................................................... 58
3.4. Xây dựng sơ đồ dòng thải tại thị trấn Nho Quan ................................................ 62
3.4.1. Phương pháp xây dựng sơ đồ ...................................................................... 62
3.4.2. Sơ đồ dòng thải hiện tại tại thị trấn Nho Quan ........................................... 63
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ XỬ
LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THỊ TRẤN NHO QUAN......................................... 65
4.1. Cơ sở đề xuất phƣơng án...................................................................................... 65
4.1.1. Những hạn chế trong công tác quản lý và xử lý CTR tại thị trấn Nho Quan65
4.1.2. Sự gia tăng dân số đơ thị ............................................................................. 66
4.1.3. Lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn ................................................... 67
4.2. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình quản lý và xử lý CTR cho thị trấn
Nho Quan. ................................................................................................................... 67
4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ ................................................................ 67
a, Phân loại CTR tại nguồn .................................................................................. 67
b, Duy trì và giảm thiểu tỷ lệ phát sinh CTR ....................................................... 69
5


c, Xây dựng phƣơng án thu gom cụ thể ............................................................... 69
d, Bố trí quy hoạch các điểm tập kết chất thải ..................................................... 70
e, Quy hoạch, xây dựng khu xử lý CTR ............................................................... 70
f, Lựa chọn công nghệ xử lý CTR phù hợp với địa phƣơng ................................ 71
4.2.2. Giải pháp về quản lý Nhà nƣớc ................................................................... 72
4.3. Cải thiện dòng thải thị trấn Nho Quan. ................................................................ 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 78

6



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR:

Chất thải rắn

CTRĐT:

Chất thải rắn đô thị

VSMT:

Vệ sinh môi trƣờng

TTVSMTĐT: Trung tâm Vệ sinh môi trƣờng đô thị huyện Nho Quan
UBND:

Ủy ban nhân dân

3R:

Reduce, Recycle, Reuse (Giảm thiểu, Tái chế, Tái sử dụng)

7


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau...................................... 14
Bảng 1.2: Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp ........................ 16

Bảng 1.3:Lƣợng CTRĐT phát sinh trên đầu ngƣời của 1 số đô thị lớn ở châu Á ......... 18
Bảng 1.4: Ƣớc tính chi phí quản lý CTR theo mức thu nhập ......................................... 19
Bảng 1.5: Số lƣợng đô thị các loại qua các năm từ 2005 đến 2025 ............................... 22
Bảng 1.6: CTRĐT phát sinh tại Việt Nam các năm 2009 – 2010 .................................. 22
Bảng 1.7: Mục tiêu quản lý tổng hợp CTR tại Việt Nam đến 2025 tầm nhìn 2050....... 24
Bảng 1.8: Quy mô bãi chôn lấp ...................................................................................... 26
Bảng 1.9 : Các quy định về khoảng cách bãi chôn lấp ................................................... 26
Bảng 1.10: So sánh các biện pháp quản lý, giám sát giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng .. 28
Bảng 2.1: Diện tích đất sử dụng tại huyện Nho Quan và thị trấn Nho Quan ................. 31
Bảng 2.2: Dân số toàn huyện Nho Quan và tại Thị trấn Nho Quan ............................... 32
Bảng 2.3: Vị trí, thời gian và số mẫu lấy tại thị trấn Nho Quan..................................... 35
Bảng 2.4: Phạm vi điều tra các hộ dân tại thị trấn Nho Quan ........................................ 41
Bảng 3.1: Kết quả điều tra lƣợng CTR phát sinh bình quân đầu ngƣời trong 1 ngày tại
thị trấn Nho Quan ........................................................................................................... 44
Bảng 3.2: Khối lƣợng CTRĐT ƣớc tính phát sinh từ các hộ gia đình ........................... 45
Bảng 3.3: Khối lƣợng CTR ƣớc tính phát sinh tại các khu Chợ .................................... 45
Bảng 3.4: Khối lƣợng CTR ƣớc tính phát sinh tại Bệnh viện ........................................ 46
Bảng 3.5: Khối lƣợng CTR ƣớc tính phát sinh tại các trƣờng học................................. 47
Bảng 3.6: Khối lƣợng CTR ƣớc tính phát sinh từ các cơ quan ...................................... 47
Bảng 3.7: Quy chuẩn về lƣợng CTR phát sinh bình quân đầu ngƣời ............................ 48
Bảng 3.8: Tổng khối lƣợng CTRĐT ƣớc tính phát sinh tại thị trấn Nho Quan.............. 48
Bảng 3.9: Kết quả tính tỷ lệ % về khối lƣợng các thành phần có trong CTRĐT ........... 49
Bảng 3.10: Mức thu phí VSMT áp dụng tại huyện Nho Quan năm 2016...................... 53
8


Bảng 3.11: Khối lƣợng CTRĐT ƣớc tính thu gom từ các hộ gia đình ........................... 54
Bảng 3.12: Kết quả tính tỷ lệ thu gom CTR từ các hộ gia đình tại các khu phố trên địa
bàn thị trấn Nho Quan .................................................................................................... 55
Bảng 3.13: Kết quả tính tỷ lệ thu gom CTR từ các chợ, cơ quan, đơn vị, trƣờng học trên

địa bàn thị trấn Nho Quan............................................................................................... 56
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả điều tra và ƣớc tính lƣợng CTR thu gom và xử lý tại thị
trấn Nho Quan ................................................................................................................ 58
Bảng 3.15: Chi phí để xử lý 1 tấn chất thải tại bãi rác Tam Điệp .................................. 62
Bảng 3.16: Bảng tổng hợp các kết quả điều tra để xây dựng sơ đồ dòng thải tại thị trấn
Nho Quan ........................................................................................................................ 63
Bảng 4.1: Dự báo CTR phát sinh tại đô thị Nho Quan năm 2020 – 2030...................... 66
Bảng 4.2: Dự báo lƣợng chất thải tái chế phát sinh tại đô thị Nho Quan năm 2030 ...... 72

9


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Số lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau ..................... 23
Hình 1.2: Quản lý CTR tổng hợp ................................................................................... 23
Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thị trấn Nho Quan........................................................... 34
Hình 2.2: Vị trí các điểm lấy mẫu .................................................................................. 37
Hình 2.3: Phƣơng pháp lấy mẫu, cân đo mẫu thực nghiệm ........................................... 38
Hình 3.1: Kết quả điều tra nguồn phát sinh CTRĐT chủ yếu tại thị trấn Nho Quan ..... 43
Hình 3.2: Kết quả tính tốn tỷ lệ các nguồn phát sinh CTR tại thị trấn Nho Quan ....... 49
Hình 3.3: Tỷ lệ các thành phần CTRĐT thị trấn Nho Quan qua 4 lần lấy mẫu. ............ 50
Hình 3.4: Kết quả tính tỷ lệ % các thành phần CTRĐT tại Thị trấn Nho Quan ............ 51
Hình 3.5: Hệ thống bộ máy quản lý CTR tại thị trấn Nho Quan.................................... 52
Hình 3.6: Tỷ lệ thu gom CTR từ các khu phố tại thị trấn Nho Quan ............................. 57
Hình 3.7: Tỷ lệ thu gom CTR tại thị trấn Nho Quan ...................................................... 57
Hình 3.8:Lƣợng CTR đƣợc xử lý bằng các hình thức khác nhau .................................. 59
Hình 3.9: Kết quả điều tra về tỷ lệ xử lý CTR bằng các hình thức xử lý tại thị trấn Nho
Quan................................................................................................................................ 60
Hình 3.10: Kết quả điều tra về hiện trạng thu gom và xử lý CTRĐT tại thị trấn Nho
Quan................................................................................................................................ 61

Hình 3.11: Sơ đồ dịng CTR hiện tại tại thị trấn Nho Quan (2016) ............................... 64
Hình 4.1: Hƣớng dẫn phân loại CTR tại gia đình .......................................................... 69
Hình 4.2: Sơ đồ cải tiến dịng chất thải tại đơ thị Nho Quan trong tƣơng lai (2030) ..... 74

10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quản lý và xử lý các loại chất thải rắn (CTR), đặc biệt là CTR sinh hoạt đô thị
hiện đang là mối quan tâm của nhiều nƣớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thị trấn Nho Quan hiện tại là đô thị loại V, là đô thị duy nhất tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình, với số dân tính đến năm 2016 là 8.827 ngƣời. Theo quy hoạch của tỉnh
Ninh Bình, trong giai đoạn 2015 - 2020, đô thị Nho Quan đƣợc định hƣớng trở thành đô
thị loại IV, là thị xã trực thuộc tỉnh Ninh Bình. Đến năm 2030, đơ thị Nho Quan đƣợc
định hƣớng mở rộng và phát triển lên đô thị loại III. Do đó, nhu cầu thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị (CTRĐT) ngày càng tăng nhanh. Việc có phƣơng
án để cải thiện tình hình thu gom và xử lý lƣợng CTR phát sinh trở thành nhiệm vụ
quan trọng và bức thiết cho lãnh đạo, cán bộ và nhân dân địa phƣơng.
Là một ngƣời dân hiện đang làm việc và sinh sống tại thị trấn Nho Quan, tôi lựa
chọn thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý chất thải rắn
đô thị thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và đề xuất một số giải
pháp cải thiện” nhằm góp phần đƣa ra cái nhìn tổng quát về hiện trạng phát sinh, quản
lý và xử lý CTR tại thị trấn Nho Quan từ đó đề xuất một số giải pháp để cải thiện tình
hình quản lý và xử lý CTR tại địa phƣơng để giảm thiểu chi phí cũng nhƣ nhân lực cho
cơng tác vệ sinh môi trƣờng (VSMT).
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới và tại Việt Nan đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát về tình
hình quản lý và xử lý CTR tại các khu đô thị, lƣợng CTRĐT phát sinh và các ảnh
hƣởng của chúng đến đời sống con ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng.

Tuy nhiên, tại thị trấn Nho Quan chƣa có một nghiên cứu hay một cuộc điều tra
khảo sát chính thức nào về CTRĐT mà chỉ có những số liệu, những điều tra nhỏ lẻ của
các cơ quan, ban ngành có liên quan đến cơng tác vệ sinh mơi trƣờng.
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: Điều tra hiện trạng phát sinh, quản lý, thu
gom, vận chuyển và xử lý CTRĐT tại thị trấn Nho Quan. Xây dựng sơ đồ dòng thải tạo
11


số liệu cụ thể góp phần cải thiện các bƣớc trong công tác quản lý và xử lý CTR tại địa
phƣơng, từ đó đề xuất giải pháp giúp cải thiện tình hình quản lý và xử lý CTR tại thị
trấn Nho Quan.
Đối tượng nghiên cứu: Chất thải rắn đô thị.
Phạm vi nghiên cứu: thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
4. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Đƣa ra những kết quả trong quá trình điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng phát sinh,
quản lý, phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR tại thị trấn Nho Quan.
- Xây dựng sơ đồ dòng thải hiện tại tại thị trấn Nho Quan, từ đó đƣa ra các số liệu cụ
thể để góp phần cải thiện tình hình quản lý và xử lý CTR cho thị trấn Nho Quan.
- Đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý, phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRĐT cho thị trấn Nho Quan.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp kế thừa: thu thập, sử dụng các số liệu, tài liệu, thơng tin có liên quan đến
cơng tác quản lý, xử lý CTR nói chung và công tác quản lý và xử lý CTR tại thị trấn
Nho Quan nói riêng.
- Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa để thu thập thông tin, phát phiếu
điều tra cho các đối tƣợng có liên quan (có mẫu phiếu điều tra kèm theo).
- Phƣơng pháp lấy mẫu tại hiện trƣờng, cân đo mẫu để xác định các thành phần chính
có trong chất thải phát sinh tại thị trấn Nho Quan.
- Phƣơng pháp ƣớc tính đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng khối lƣợng CTRĐT phát sinh và

thu gom trong một tháng tại thị trấn Nho Quan.
- Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu, nhận xét, đánh giá tổng hợp các kết quả đạt
đƣợc.

12


CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
1.1. Chất thải rắn
a, Nguồn gốc phát sinh
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ các hộ gia đình (nhà ở riêng
biệt, khu tập thể, nhà chung cƣ), chợ, các khu trung tâm thƣơng mại, dịch vụ, các cơ
quan, trƣờng học, bệnh viện, các khu công nghiệp, công trƣờng xây dựng, từ các vùng
trồng trọt, chăn ni, giết mổ,...
b, Thành phần và phân loại
CTR có thành phần rất phức tạp, là một tập hợp không đồng nhất gồm rất nhiều
các chất khác nhau. Thành phần CTR phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ điều kiện kinh tế
- xã hội, trình độ quản lý, ngành nghề sản xuất, các mùa trong năm,… Tùy mỗi loại chất
thải lại có thành phần đặc trƣng riêng biệt, có thể phân ra thành một số loại nhƣ sau:
- Theo thành phần hóa học và vật lý có thể phân loại nhƣ sau:
+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học nhƣ thực phẩm thừa, lá cây, xác động thực vật,
hoa quả,...
+ Chất thải hữu cơ khó phân hủy sinh học nhƣ nhựa, cao su, túi nilon, giấy bìa,...
+ Chất thải vô cơ không phân hủy sinh học nhƣ kim loại, thủy tinh, gạch ngói, sành
sứ,...
- Theo nguồn gốc phát sinh có thể phân loại thành:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh từ các khu dân cƣ, chợ, trung tâm thƣơng mại, dịch
vụ,... Thành phần rất đa dạng, đủ chủng loại, chủ yếu là thức ăn thừa, lá cây, hoa quả,
giấy, túi nilon, thủy tinh, gốm sứ, kim loại, cao su, chất dẻo,...

+ Chất thải công nghiệp: phát sinh từ các q trình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp. Thành phần phức tạp, đa dạng, có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí.
+ Chất thải xây dựng: gồm gạch, ngói, vơi, cát, bê tơng, sắt thép, đất đá,… phát sinh từ
các cơng trình xây dựng, sửa chữ nhà cửa, phá dỡ cầu cống,..

13


+ Chất thải nông nghiệp: phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn
nuôi, chế biến nông sản, giết mổ gia súc gia cầm,… Thành phần chủ yếu là rơm rạ, lá
cây, rau củ quả hỏng, xƣơng động vật, lông và các chất thải động vật.
- Theo mức độ nguy hại có thể phân biệt thành hai loại:
+ Chất thải nguy hại: là những chất thải có khả năng đe dọa đến sức khỏe và sự an tồn
cho con ngƣời, sinh vật và mơi trƣờng. Nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp nhƣ thuộc da, sản xuất dung mơi, hóa chất, công nghiệp dệt
nhuộm, sản xuất đồ điện, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, các chất thải y tế, bệnh
phẩm,...
+ Chất thải không nguy hại: là các chất thải khơng chứa các chất và hợp chất có tính
nguy hại. Nguồn gốc chủ yếu là chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, khu đơ thị.
Bảng 1.1: Phân loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau [1]
Nguồn phát sinh

Tính chất

Loại chất thải
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vƣờn, gỗ,

Thông thƣờng

thủy tinh, lon, kim loại, lá cây,… VLXD thải

từ xây sửa nhà, đƣờng giao thông, công
trƣờng,...

CTR đô thị

Đồ điện, điện tử hƣ hỏng, nhựa, túi nilon, pin,
Nguy hại

săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì
thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi,...
Rác thực phẩm, giấy, vải, da, rác vƣờn, gỗ,

Thông thƣờng

thủy tinh, lon, kim loại, lá cây, rơm rạ, cành lá
cây, chất thải chăn nuôi,...
Đồ điện, điện tử hƣ hỏng, nhựa, túi nilon, pin,

CTR nông thôn
Nguy hại

săm lốp xe, sơn thừa, đèn neon hỏng, bao bì
thuốc diệt chuột/ruồi/muỗi, bao bì thuốc bảo
vệ thực vật,...

CTR công nghiệp

Thông thƣờng
Nguy hại


Rác thải của công nhân trong quá trình sản
xuất và sinh hoạt
Kim loại nặng, giẻ lau máy, cao su, bao bì
14


đựng hóa chất độc hại
Chất thải nhà bếp, chất thải từ hoạt động hành
Thơng thƣờng
CTR y tế

chính, bao gói thơng thƣờng
Phế thải phẫu thuật, bông, gạc, chất thải bệnh

Nguy hại

nhân,chất phóng xạ, hóa chất độc hại, thuốc
quá hạn,...

1.2. Chất thải rắn đô thị
a, Định nghĩa
Theo quan điểm mới: Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là vật chất mà con
người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đơ thị mà khơng địi hỏi được bồi
thường cho sự vứt bỏ đó. CTRĐT có hai đặc trƣng là: bị vứt bỏ trong khu vực đô thị và
đô thị đó phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. [15]
b, Thành phần, nguồn gốc phát sinh
Thành phần của CTRĐT chủ yếu từ CTR sinh hoạt (chiếm 50-70% lƣợng CTR
phát sinh), tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,…
+ CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, khu tập thể, chất thải đƣờng phố,
chợ, trung tâm thƣơng mại, văn phòng, trƣờng học,…

+ CTR xây dựng: phát sinh từ các cơng trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng
+ CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong khu đô thị
+ CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trong khu vực đô thị.
+ CTR điện tử: là các đồ điện tử cũ hỏng bị loại bỏ. Đây là loại chất thải có xu hƣớng
ngày càng tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Thành phần của CTRĐT phụ thuộc vào quy mô mức sống của từng khu đơ thị. Đơ
thị lớn có mức sống cao, lƣợng chất thải phát sinh nhiều thì thành phần chất thải cũng
phức tạp hơn so với các đô thị nhỏ có mức sống thấp. Trong thành phần của CTRĐT,
hàm lƣợng chất hữu cơ chiếm chủ yếu, khoảng từ 55 – 77%, nhựa chiếm 8 – 16%, kim
loại chiếm khoảng 2%.

15


Bảng 1.2: Thành phần CTR sinh hoạt tại đầu vào của các bãi chôn lấp
tại một số địa phƣơng năm 2009 – 2010 [3]

TT





Hải

Hải

Loại chất

Nội


Nội

Phịng

Phịng

thải

(Nam

(Xn

(Tràng

(Đình

Sơn)

Sơn)

Cát)

Vũ)

Huế
(Thủy
Phƣơng)

Đà

Nẵng
(Hịa
Khánh)

HCM

HCM

(Đa

(Phƣớc

Phƣớc)

Hiệp)

Bắc
Ninh
(TT
Hồ)

1

Rác hữu cơ

53,81

60,79

55,18


57,56

77,1

68,47

64,5

62,83

56,9

2

Giấy

6,53

5,38

4,54

5,42

1,92

5,07

8,17


6,05

3,73

3

Vải

5,82

1,76

4,57

5,12

2,89

1,55

3,88

2,09

1,07

4

Gỗ


2,51

6,63

4,93

3,7

0,59

2,79

4,59

4,18

-

5

Nhựa

13,57

8,35

14,34

11,28


12,47

11,36

12,42

15,96

9,65

6

Da, cao su

0,15

0,22

1,05

1,9

0,28

0,23

0,44

0,93


0,2

7

Kim loại

0,87

0,25

0,47

0,25

0,4

1,45

0,36

0,59

-

8

Thủy tinh

1,87


5,07

1,69

1,35

0,39

0,14

0,4

0,86

0,58

9

Sành sứ

0,39

1,26

1,27

0,44

0,79


0,79

0,24

1,27

-

10

Đất cát

6,29

5,44

3,08

2,96

1,7

6,75

1,39

2,28

27,85


11

Xỉ than

3,1

2,34

5,7

6,06

-

0

0,44

0,39

-

12

Nguy hại

0,17

0,82


0,05

0,05

-

0,02

0,12

0,05

0,07

13

Bùn

4,34

1,63

2,29

2,75

1,46

1,35


2,92

1,89

-

14

Khác

0,58

0,05

1,46

1,14

-

0,03

0,14

0,04

-

100


100

100

100

100

100

100

100

Tổng

1.3. Ảnh hƣởng của các loại CTR đến môi trƣờng và con ngƣời
- Tại Việt Nam, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hạn chế, phƣơng tiện thu
gom chƣa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo VSMT, các điểm tập kết rác cịn thiếu và
tạm bợ gây nên tình trạng ứ đọng rác tại các khu dân cƣ, đô thị, rác thải vứt bừa bãi ra
đƣờng phố hoặc các khu đất trống quanh khu vực sống gây mất cảnh quan, mỹ quan
đƣờng phố, thơn xóm. Bên cạnh đó, việc vứt rác bừa bãi, khơng thu gom, xử lý kịp thời
cịn là nơi dễ gây phát sinh các ổ dịch bệnh do CTR bị phân hủy thiếu kiểm soát.
- CTR bị vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp không hợp vệ sinh, khơng đúng kỹ thuật cịn
làm ảnh hƣởng rất lớn đến môi trƣờng đất. CTR phân hủy làm thay đổi thành phần và
pH của đất, làm ô nhiễm đất, gây suy giảm chất lƣợng đất đai.
16



- CTR khơng đƣợc xử lý cịn gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nguồn nƣớc, đặc biệt
là nguồn nƣớc mặt. CTR thải vào ao hồ, sơng ngịi làm tắc nghẽn dịng lƣu thơng nƣớc,
giảm tiếp xúc của nƣớc với khơng khí gây giảm DO trong nƣớc, giảm chất lƣợng nƣớc.
Các chất phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể gây phú dƣỡng nguồn nƣớc,
nƣớc có mùi hơi thối. Nƣớc rỉ rác, nƣớc từ các hố phân thải, nƣớc từ các q trình làm
lạnh tro xỉ, lị thiêu,… ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm.
- Các khí phát sinh trong q trình phân hủy rác, chủ yếu là CH4 (chiếm 64%), CO2
(chiếm 33,5%) gây ô nhiễm mơi trƣờng khơng khí, gây hiệu ứng nhà kính. Việc phát
sinh mùi do phân hủy các chất hữu cơ gây ơ nhiễm khơng khí: anoni có mùi khai, phân
có mùi hơi thối, H2S có mùi trứng thối,… Ngồi ra, việc đốt rác làm phát sinh khói thải,
tro bụi, mùi và có thể có các khí độc hại nhƣ CO, NOx, dioxin, furan,… Một số kim loại
nặng và hợp chất chứa kim loại nhƣ thủy ngân, chì cũng có thể bay hơi theo tro bụi phát
tán vào khơng khí gây nguy hiểm cho sinh vật.
- Việc quản lý và xử lý CTR không đúng kỹ thuật, không đạt tiêu chuẩn gây nên nhiều
bệnh tật cho con ngƣời. Dễ nhận thấy nhất là các bệnh về da, hô hấp và đau xƣơng khớp
ở những ngƣời dân sống gần các bãi rác. Các vật sắc nhọn, thủy tinh vỡ, bơm kim tiêm
cũ có thể cào xƣớc gây nhiễm trùng và lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm. Kim loại
nặng và các chất hữu cơ khó phân hủy có thể theo nguồn nƣớc, tích lũy trong đất rồi đi
vào nông sản, thực phẩm gây nên nhiều bệnh nguy hiểm cho ngƣời nhƣ vô sinh, quái
thai, dị tật, ung thƣ,… Các bãi rác là nơi cƣ trú, sinh sống và phát triển rất nhanh của
nhiều loại côn trùng, gặm nhấm nhƣ gián, chuột, ruồi, muỗi là mầm mống lan truyền,
lây nhiễm nhiều loại dịch bệnh.

1.4. Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới và tại Việt Nam
a, Tình hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới [2]
Lƣợng phát sinh CTR tại các nƣớc trên thế giới là rất khác nhau, phụ thuộc vào sự
phát triển kinh tế, dân số và mức sống của mỗi nƣớc, mỗi địa phƣơng. Tuy nhiên, xu
hƣớng chung là lƣợng rác thải phát sinh đều ngày càng tăng nhanh. Ƣớc tính lƣợng rác
thu gom đƣợc trên toàn thế giới từ 2,5 - 4 tỉ tấn một năm trong đó khoảng 1,2 tỉ tấn rác
tập trung tại đô thị, 1,1 - 1,8 tỉ tấn rác công nghiệp không nguy hiểm và 150 triệu tấn rác

17


nguy hiểm (mức tính tốn thực hiện tại 30 nƣớc, do các chuyên viên nghiên cứu của
Viện nguyên vật liệu Cyclope và Công ty quản lý rác Veolia Proprete). Tỷ lệ phát sinh
rác trung bình theo đầu ngƣời ở các quốc gia có mức thu nhập khác nhau là khác nhau:
các quốc gia có thu nhập thấp phát sinh 0,4 – 0,6 kg/ngƣời.ngày, các quốc gia có thu
nhập trung bình phát sinh 0,52 – 1 kg/ngƣời.ngày.
Đơ thị có tỷ lệ phát sinh CTR cao là khu vực Bắc Mỹ, sau đó là Tây Âu và
Ơxtrâylia (600 – 700kg/ngƣời), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Âu
(300 – 400kg/ngƣời). Theo Ngân hàng thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi
ngày phát sinh khoảng 760.000 tấn CTRĐT. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8
triệu tấn/ngày.
Bảng 1.3:Lƣợng CTRĐT phát sinh trên đầu ngƣời của 1 số đô thị lớn ở châu Á [2]
Lƣợng CTRĐT phát sinh

Tên đô thị

(kg/ngƣời.ngày)

Kuala lămpua – Malayxia

1,62

Băng Cốc – Thái Lan

1,5

Osaka – Nhật Bản


1,23

Seoul – Hàn Quốc

1,08

Hà Nội – Việt Nam

1,06

Thƣợng Hải – Trung Quốc

0,96

Bắc Kinh – Trung Quốc

0,89

Singapore – Singapore

0,88

Chennai - Ấn Độ

0,71

Jakacta – Indonesia

0,68


Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ thu gom CTR trên thế giới dao động
từ mức thấp 41% ở các nƣớc thu nhập thấp đến mức cao nhất 98% ở các nƣớc có thu
nhập cao. Tại các nƣớc phát triển, dân trí cao, rác thải đƣợc phân loại trực tiếp ngay từ
đầu nguồn thải do đó việc tái chế rác thuận lợi hơn, tài nguyên rác đƣợc quản lý và có
biện pháp xử lý hiệu quả cho từng loại rác do đó việc xử lý rác thải cũng triệt để và tiết
kiệm hơn.
18


Các hình thức thu gom CTRĐT trên thế giới [2]:
- Thu gom tại nhà: những ngƣời thu gom chất thải đến tận các hộ gia đình để thu gom,
các hộ phát sinh chất thải phải trả phí cho dịch vụ này.
- Thùng chứa chất thải nơi công cộng: ngƣời dân mang chất thải sinh hoạt của mình tới
những thùng chứa công cộng đƣợc đặt cố định ở một vài điểm trong khu phố hoặc khu
dân cƣ, chất thải sau đó đƣợc chính quyền thành phố tiến hành vận chuyển theo lịch
định sẵn.
- Thu gom lề đƣờng: ngƣời dân mang chất thải ra cửa nhà theo lịch sẵn có của địa
phƣơng, sau đó ngƣời thu gom đến lấy và mang đi theo lịch cố định trƣớc.
- Tự đổ: ngƣời phát thải trực tiếp mang chất thải tới các bãi thải hoặc trạm trung chuyển
hoặc thuê bên thứ ba thực hiện.
Các nƣớc có thu nhập cao hơn thì việc thu gom chất thải cũng hiệu quả hơn mặc
dù ngân sách cho việc quản lý CTR ít hơn. Ở những nƣớc thu nhập thấp, dịch vụ thu
gom CTRĐT chiếm một khoản ngân sách khổng lồ (cao tới 80 – 90% trong nhiều
trƣờng hợp) nhƣng tỷ lệ thu gom đƣợc lại thấp hơn nhiều dẫn đến tần suất và hiệu quả
thu gom cũng rất thấp. Ở những nƣớc có thu nhập cao, mặc dù chi phí thu gom chỉ
khoảng 10% ngân sách địa phƣơng, tỷ lệ thu gom trung bình thƣờng cao hơn 90% và
phƣơng pháp thu gom cũng đƣợc cơ giới hóa, thƣờng xuyên và hiệu quả.
Bảng 1.4: Ƣớc tính chi phí quản lý CTR theo mức thu nhập [2]

Thu nhập

(GNI bình quân)
Lƣợng rác thải
(tấn/ngƣời/năm)
Hiệu suất thu gom (%)

Các nƣớc có

Các nƣớc có

Các nƣớc có

Các nƣớc

thu nhập

thu nhập trung

thu nhập trung

có thu nhập

thấp

bình thấp

bình cao

cao

< 876$


876 – 3.465$

0,22

0,29

0,42

0,78

43%

68%

85%

98%

3.465 –
10.725$

> 10.725$

Chi phí thu gom và xử lý (US $/tấn)
Thu gom

20 – 50

30 – 75


40 – 90

85 – 250

Chôn lấp hợp vệ sinh

10 – 30

15 – 40

25 – 65

40 – 100

19


2–8

3 – 10

NA

NA

5 – 30

10 – 40


20 – 75

35 – 90

Thiêu đốt

NA

40 – 100

60 – 150

70 – 200

Xử lý kỵ khí

NA

20 – 80

50 – 100

65 – 150

Chơn lấp mở
Làm phân hữu cơ
(composting)

Việc quản lý CTR tại một số nước trên thế giới [18]:
- Tại Nhật Bản: theo số liệu thống kê của Bộ tài nguyên và môi trƣờng Nhật Bản, mỗi

năm nƣớc này phát sinh khoảng 450 triệu tấn rác, trong đó phần lớn là rác thải cơng
nghiệp chiếm khoảng 397 triệu tấn. Chỉ có khoảng 5% lƣợng rác trên phải đƣa tới bãi
chôn lấp. Trên 36% lƣợng rác phát sinh đƣợc tái chế, số còn lại đƣợc xử lý bằng các
phƣơng pháp khác nhƣ thiêu hủy hoặc chôn lấp hợp vệ sinh. Nhật Bản chuyển từ hệ
thống quản lý chất thải truyền thơng với dịng ngun liệu xử lý theo một hƣớng sang
xã hội có chu trình xử lý ngun liệu theo mơ hình 3R (giảm thiểu – tái sử dụng – tái
chế). Các hộ gia đình tự phân loại chất thải thành 3 loại: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái
chế (giấy, vải, thủy tinh, kim loại,…) đƣợc cho vào ba thùng đựng rác với màu sắc khác
nhau theo quy định của nhà nƣớc. Chất thải hữu cơ đƣợc đƣa đến nhà máy xử lý chất
thải để sản xuất phân vi sinh. Tại đây, chất thải đƣợc đƣa đến hầm ủ có nắp đậy và các
chất hữu cơ đƣợc phân giải triệt để. Sau quá trình xử lý đó, chất thải chỉ cịn nhƣ một
hạt cát mịn và nƣớc thải. Các loại chất thải còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,… đều
đƣợc đƣa đến cơ sở tái chế. Các cặn tro không phân hủy sẽ đƣợc đem nén thành các
viên gạch lát vỉa hè.
Nhật Bản là một trong những nƣớc thu hồi và tái chế đƣợc rác thải nhiều nhất trên
thế giới. Với chủ trƣơng vận động tất cả cộng đồng dân cƣ cả nƣớc thu gom chất thải và
xây dựng xã hội tái chế trong thế kỷ XXI, chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách
thúc đẩy và khuyến khích việc quản lý chất thải rắn trên cơ sở sự tham gia tích cực và
tình nguyện của ngƣời dân.
- Tại Singapo: đây là nƣớc đơ thị hóa 100% và là đơ thị sạch nhất trên thế giới. Mỗi
ngày Singapo thải ra khoảng 16.000 tấn rác. Là một nƣớc nhỏ, Singapo khơng có nhiều
đất để chôn lấp nên rác thải đƣợc xử lý chủ yếu theo hƣớng tái chế và đốt. CTR đƣợc
20


thu gom và phân loại bằng túi nylon. Khoảng 56% số rác thải ra mỗi ngày đƣợc đƣa vào
các nhà máy để tái chế. Khoảng 41% lƣợng rác đƣợc đem đi thiêu đốt tại ba nhà máy
trên cả nƣớc. Những thành phần CTR không cháy đƣợc và không tái chế đƣợc chơn lấp
ngồi biển. Bãi chơn lấp rác Semakau đƣợc xây dựng bằng cách đắp đê ngăn nƣớc biển
ở một đảo nhỏ ngồi khơi Singapo với diện tích 350ha, có sức chứa 63 triệu mét khối

rác. Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động hết sức nhịp
nhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến khâu xử lý. Xử
lý khí thải từ các lị đốt rác đƣợc thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sự
chuyển dịch ơ nhiễm từ dạng rắn sang dạng khí. Nhiệt năng thu đƣợc từ các lò đốt rác
đƣợc dùng để chạy máy phát điện đủ cung cấp 3% tổng nhu cầu sử dụng điện của
Singapo.
- Tại Trung Quốc: lƣợng CTR phát sinh trung bình là 0,4kg/ngƣời.ngày, ở các thành
phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/ngƣời.ngày. Do mức sống ngày càng tăng và dân số
thành thị tăng nhanh, dự báo đến năm 2030 mức phát sinh CTR trung bình tại Trung
Quốc sẽ vƣợt 1kg/ngƣời.ngày. Ƣớc tính chỉ khoảng 20% CTRĐT ở Trung Quốc đƣợc
thu gom và xử lý phù hợp, số còn lại đổ vào sông, đổ đống để đốt hoặc xử lý không
theo quy định. Gần đây, việc quản lý chất thải tại Trung Quốc đã có nhiều cải biến đáng
kể. Rác thải dần đƣợc thu gom để chôn lấp hợp vệ sinh do chứa lƣợng tro thải lớn
chiếm khoảng 13%. Việc phân loại và tái chế CTR ở Trung Quốc đƣợc tiến hành bằng
lao động thủ công. Ủ phân compost là một hƣớng đi khả thi cho Trung Quốc do lƣợng
chất thải hữu cơ chiếm đến 40 – 65%, tuy nhiên việc phân loại, sàng lọc rác còn nhiều
hạn chế.
b, Quản lý và xử lý chất thải rắn tại Việt Nam
Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới đang ngày càng chú trọng đến vấn
đề quản lý và xử lý CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt khu đơ thị. Q trình đơ thị hóa ở
Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ. Năm 2000 nƣớc ta có 649 đơ thị thì năm 2005 đã
tăng lên 715 đơ thị và năm 2011 là 755 đô thị. Tại Việt Nam, tổng dân số năm 2010 ƣớc
tính khoảng 86,93 triệu ngƣời, trong đó dân thành thị là 26,22 triệu ngƣời, chiếm
khoảng 30,2% tổng dân số. Dự báo đến năm 2020 dân số đô thị là 44 triệu ngƣời, chiếm

21


45% dân số cả nƣớc và đến năm 2025 là 52 triệu ngƣời, chiếm khoảng 50% dân số cả
nƣớc.

Bảng 1.5: Số lƣợng đô thị các loại qua các năm từ 2005 đến 2025 [11]

Năm

Loại đặc
biệt

Loại 1

Loại 2

Loại 3

(thành

(thành

(thành

phố)

phố)

phố)

Loại 4

Loại 5

(thị xã)


(thị trấn)

Tổng

2005

2

4

14

22

52

621

715

2007

2

4

13

43


36

631

729

2010

2

9

13

43

43

624

734

2011

2

10

12


47

50

634

755

2015

2

9

23

65

79

687

870

20

81

122


-

1000

2025

17

Cùng với sự gia tăng dân số thành thị, lƣợng rác thải đơ thị cũng tăng một cách
nhanh chóng, tạo ra sức ép về nhiều mặt dẫn đến suy giảm chất lƣợng môi trƣờng và
phát triển không bền vững.
Bảng 1.6: CTRĐT phát sinh tại Việt Nam các năm 2009 – 2010
và d báo đến năm 2025 1
Nội dung

2010

2015

2020

2025

2009
Dân số đô thị (triệu ngƣời)

25,5

26,22


35

44

52

% dân số đô thị so với cả nƣớc

29,74

30,2

38

45

50

0,95

1,0

1,2

1,4

1,6

Chỉ số phát sinh CTR đô thị

(kg/ngƣời/ngày)
Tổng lƣợng CTR đô thị phát sinh
(tấn/ngày)

24.225 26.224 42.000 61.600 83.200

22


Hình 1.1: Số lƣợng CTR sinh hoạt phát sinh ở các loại đô thị khác nhau [5]
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR đƣợc điều chỉnh
bằng một hệ thống chính sách, văn bản quy phạm phát luật khá chi tiết. Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Chương trình xử lý chất thải rắn từ nay đến năm 2020 do Bộ
Tài nguyên và mơi trƣờng đệ trình, theo đó đảm bảo 70% lƣợng rác thải nông thôn,
80% rác thải sinh hoạt, 90% rác thải công nghiệp không nguy hại và 100% rác thải
nguy hại phải đƣợc thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn mơi trƣờng. Đề án xác định đến năm
2020 có 95% lƣợng rác này phải đƣợc tái chế, tái sử dụng.
Quản lý tổng hợp chất thải là 1 cách tiếp cận mới trong quản lý chất thải đang
đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới áp dụng.

Hình 1.2: Quản lý CTR tổng hợp
23


Quyết định số 2149/QĐ-TTg ban hành ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tƣớng
Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến 2025 tầm
nhìn đến 2050 với các mục tiêu cụ thể về quản lý CTR trong tƣơng lai.
Bảng 1.7: Mục tiêu quản lý tổng hợp CTR tại Việt Nam đến 2025 tầm nhìn 2050 [11]
TT


Mục tiêu

Mục tiêu

Mục tiêu

đến 2020

đến 2025

1

Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị thu gom

90%

100%

2

Tỷ lệ CTR sinh hoạt đô thị tái chế

85%

90%

3

Tỷ lệ CTR xây dựng ở các đô thị đƣợc thu gom


80%

90%

4

Tỷ lệ CTR xây dựng ở các đô thị đƣợc tái chế

50%

60%

5

Tỷ lệ khối lƣợng túi nilon tại các siêu thị giảm so với

65%

85%

80%

100%

90%

100%

75%


-

70%

90%

80%

100%

năm 2010
6

Tỷ lệ đơ thị có các cơng trình tái chế thực hiện phân
loại tại nguồn

7

Tỷ lệ CTR công nghiệp không nguy hại đƣợc thu gom

8

Tỷ lệ CTR công nghiệp không nguy hại đƣợc tái sử
dụng, tái chế

9

Tỷ lệ CTR tại các điểm dân cƣ nông thôn đƣợc thu
gom, xử lý


10

Tỷ lệ CTR tại các làng nghề đƣợc thu gom, xử lý

Thực tế từ trƣớc tới nay phần lớn CTR nói chung và CTR sinh hoạt đô thị ở nƣớc
ta vẫn chƣa đƣợc thu gom và xử lý triệt để theo các mục tiêu nhà nƣớc đề ra. CTR ở các
đô thị hiện nay chủ yếu do các Công ty môi trƣờng đô thị thu gom và vận chuyển. Tuy
nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, kinh phí hoạt động của các công ty này đều dựa
vào nguồn ngân sách Nhà nƣớc và sự đóng góp của ngƣời dân với mức phí khoảng
6.000đ – 8.000đ/ngƣời.tháng ở khu vực thành thị và 3.000đ – 5.000đ/ngƣời.tháng ở khu
vực nông thôn nên hoạt động thu gom, vận chuyển rác vẫn hoạt động cầm chừng, chƣa
đáp ứng hết nhu cầu thực tế đề ra, do đó tình trạng ứ đọng rác trên đƣờng phố, các khu
chợ vẫn thƣờng xuyên xảy ra.
24


×