Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CÙNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.57 KB, 7 trang )

ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG CÙNG CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT
LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG
I. Đặc điểm tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán
lương
1. Đặc điểm tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Khái niệm
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền hay sản phẩm mà xã hội trả cho người lao
động tương ứng với thời gian và kết quả lao động mà người lao động đã bỏ ra.
BHXH: là sự bảo vệ của xã hội các thành viên của mình, thông qua một loạt
các biện pháp công cộng đẻ chống lại tình trang khó khăn về kinh tế - xã hội do bị
mất hoặc giảm thu nhập trong những trường hợp bị mất khả năng lao động như:
ốm đau, thai sản, mất sức, hưu trí, tai nạn…
Quỹ BHXH là khoản tiền được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy
định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân trong tháng theo tỷ lệ quy
định là 20%. Trong đó, 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, 5%
trừ vào lương của ngươi lao động. Quỹ BHXH được quản lý tập trung ở tài khoản
của người lao động kết hợp với nhờ thu của Bộ tài chính thông qua hệ thống
BHXH theo ngành dọc, từ cơ quan BHXH đến quỹ BHXH tại Bộ Lao Động –
Thương Binh và Xã Hội quản lý thực hiện.
BHYT: thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia bao hiểm nhằm
giúp họ phần nào về tiền khám chữa bệnh…Theo chế độ hiện hành Công ty phải
trích quỹ theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương phải trả CNV trong tháng, trong đó
2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty, 1% trừ vào lương của CNV.
Công ty phải nộp 100% quỹ BHYT cho cơ quan quản lý quỹ
KPCĐ: là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động công đoàn trong Công ty,
nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.. Được trích lập theo tỷ lệ 2%
trên tổng quỹ lương phải trả cho CNV,. Số KPCĐ Công ty trích một phần nộp lên
cơ quan quản lý cấp trên, một phần để lại chi tiêu cho hoạt động Công đoàn tại
Công ty.
b. Ý nghĩa


Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài tiền lương,
người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp khác: BHXH, BHYT và KPCĐ
mà theo chế độ tài chính hện hành Công ty phải tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh.
Cùng với tiền lương, các khoản bảo hiểm và kinh phí hợp thành khoản chi
phí về lao động sống trong tổng chi phí của Công ty.Khoản chi phí này là một
trong các yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do Công ty sản xuất ra. Sử
dụng hợp lý lao động cũng là tiết kiệm chi phí lao động sống , đồng thời góp phần
hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Công ty và là điều kiện để cải
thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong Công ty.
2. Tình hình thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Hiện tại Công ty đang áp dụng mức lương tối thiểu là 730.000 đồng theo
quyết định 97/ 2009/ NĐ – CP ngày 06/04/2009 của Nhà nước, không hạn chế
mức lương tối đa mà điều tiết thu nhập của người lao động. Mức lương tối thiểu
này dùng để tính phụ cấp lương, làm căn cứ để tính đơn giá tiền lương chung của
Công ty và đơn giá tiền lương riêng của sản phẩm. Đồng thời làm cơ sở trả lương,
thưởng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, đối với người CNV của Công ty.
Công thức tính:
Mức lương cấp bậc = 730.000 x Hệ số TL tương ứng cấp bậc
Căn cứ vào các chứng từ như, Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm
hoàn thành, hợp đồng giao khoán… Kế toán tiền lương thời gian, tiền lương sản
phẩm, tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng bộ phận sử dụng
lao động cùng với bảng thanh toán tiền lương lập cho từng đội sản xuất, phòng ban
của Công ty. Các trường hợp CNV bị ốm, thai sản, tai nạn…đã tham gia đóng
BHXH thì được hưởng trợ cấp BHXH và được tính:
Số BHXH = Số ngày nghỉ x Lương cấp bậc x Tỷ lệ
Phải trả tính BHXH BQ/ ngày % BH
Theo chế độ hiện tại Công ty đang áp dụng tỷ lệ trích trợ cấp BHXH trong
trường hợp nghỉ ốm là 75% tham gia đóng góp BHXH; trường hợp nghỉ thai sản,
tai nạn lao động tính theo tỷ lệ 100% tiền lương tham gia đóng góp BHXH.

Ngoài ra những nhân viên thuộc diện nghỉ không lương, theo quy định đóng
toàn bộ 20% BHXH vào quỹ BHXH của Công ty. Căn cứ vào chứng từ Phiếu nghỉ
hưởng BHXH, Biên bản điều tra tai nạn lao động, kế toán tính ra tiền trợ cấp
BHXH phải trả CNV và phản ánh vào Bảng thanh toán BHXH. Đối với các tiền
thưởng của CNV, kế toán tính toán và lập bảng Thanh toán tiền thưởng để theo dõi
và chi trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động. tính toán trích BHXH,
BHYT, KPCĐ theo chế độ tài chính hiện hành, kết quả tổng hợp thanh toán được
phản ánh trong Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
II. Tổ chức quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ
phần vật liệu xây dựng Văn Giang
1. Hồ sơ thanh toán lương và các khoản trích theo lương
Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời
gian và kết quả lao động.
Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương theo đúng chế độ.
Tính toán phân bổ chính xác, đúng đối tượng chi phí tiền lương các khoản
trích theo lương và chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận đơn vị sử dụng lao
động.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,
đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động của Công ty.
2. Phân cấp quản lý tiền lương và các khoản trích theo lương
Tiền lương của Công ty được chi trả theo từng tháng, đúng với khối lượng
công việc của tháng đó cùng với đơ giá được duyệt. Công ty áp dụng đầy đủ các
khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành. Đảm bảo hệ số tiền lương và các mức lương
tối thiểu do Nhà nước quy định cho CBCNV có năng suất thấp nhất và luôn
khuyến khích CBCNV vươn lên đạt trình độ cao hơn, không phâ biệt đối xử về tinh
thần và quyền làm chủ của mọi người lao động. Việc chi trả lương cao hơn mức
quy định là tùy thuộc vào khả năng lao động và kết quả lao động của mỗi tháng.
Để thực hiện những nguyên tắc đó Công ty đã thực hiện các biện pháp:
- Sắp xếp lại lao động hợp lý với khả năng và nhu cầu công tác của từng
người và của toàn Công ty.

- Tiến hành phân loại một cách tương đối chính xác về khả năng lao động
của CBCNV dựa vào khả năng hoàn thành công việc được giao và kết quả công
việc thực hiện.
- Hàng tháng Giám đốc họp với các trưởng phòng, Chủ tịch Công đoàn để
đánh giá kết quả và năng suất lao động để quy định mức lương tối thiểu, đồng thời
xem xét các trường hợp vi phạm kỷ luật nếu có.
Hiện nay Công ty quy định hai loại phụ cấp trách nhiệm:
Loại I: 84.000 đ dành cho các trưởng phòng
Loại II: 63.000 đ dành cho các phó phòng
Tiền lương của CBCNV được thanh toán làm hai kỳ:
Kỳ 1: Tạm ứng cho CNV vào ngày 15 hàng tháng.
Kỳ 2: Thanh toán hết số tiền lương trong tháng của CBCNV vào ngày cuối
tháng, theo công thức:
Số tiền phải trả =Tổng số thu nhập của - Số tiền tạm - Các khoản giảm
kỳ 2 cho CNV CNV trong tháng ứng kỳ 1 trừ vào TH
CNV
Do Doanh nghiệp là Công ty Cổ phần có 70% vốn thuộc ngân sách Nhà
nước nên hệ số chức vụ quản lý được tính như sau:

×