Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 74 trang )

LỜI CAM ĐOAN
..

Nghiên cứu này do tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của PGS.TS.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Viện Khoa học và Công nghệ môi trường – Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu này chưa từng được tác giả khác công bố trong
bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu và kết quả của nghiên cứu là hoàn
toàn khách quan, trung thực được thực hiện từ những nguồn số liệu tin cậy liên quan
đến nội dung nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Khai


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức thiết thực và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập để
hồn thành khóa học.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Ánh Tuyết đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành
nghiên cứu này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo Sở Tài ngun và
Mơi trường Vĩnh Phúc, Ban lãnh đạo và tập thể Chi cục Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc
đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và chế độ làm việc để tơi hồn thành khóa học


và thực hiện nghiên cứu này.
Tơi cũng xin cảm ơn các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân đã giúp đỡ trong quá
trình điều tra, khảo sát, thu thập cơ sở dữ liệu phục vụ đề tài nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Học viên

Nguyễn Văn Khai


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

KTXH

: Kinh tế xã hội.


BVMT

: Bảo vệ môi trường.

BXD

: Bộ Xây dựng.

KTXH

: Kinh tế xã hội.

CTNH

: Chất thải nguy hại.

QLCTNH

: Quản lý chất thải nguy hại.

CTR

: Chất thải rắn.

CTRSH

: Chất thải rắn sinh hoạt.

CTRCN


: Chất thải rắn công nghiệp.

KCN

: Khu công nghiệp.

CCN

: Cụm công nghiệp

CXL

: Chủ xử lý.

CVC

: Chủ vận chuyển

CNT

: Chủ nguồn thải.

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

GRDP

: Gross Regional Domestic Product



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................................1
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài ........................................................................................2
2.1. Mục đích của đề tài ..................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................3
3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát ..............................................................................3
3.4. Phương pháp dự báo ................................................................................................ 4
3.5. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................................4
4. Thời gian, phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5
5. Nội dung thực hiện ......................................................................................................5
CHƢƠNG I .................................................................................................................... 6
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 6
1.1. Định nghĩa và phân loại chất thải nguy hại .............................................................. 6
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại ...............................................................................6
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại .................................................................................6
1.2. Quản lý chất thải nguy hại ........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại....................................................................9
1.2.2. Các giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải nguy hại ................................................9
1.2.3. Một số mơ hình quản lý chất thải nguy hại ......................................................... 10
1.2.3.1. Mơ hình quản lý chất thải bền vững .................................................................10
1.2.3.2. Mơ hình dựa trên vịng đời ...............................................................................10
1.2.3.3. Mơ hình dựa trên nguồn phát sinh ...................................................................11
1.2.3.4. Mơ hình dựa trên quản lý .................................................................................12
1.2.4. Tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam................................................13
1.2.4.1. Các quy định pháp lý ........................................................................................13
1.2.4.2. Tình hình cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại .............................. 14
1.2.4.3. Các loại hình doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất thải nguy hại ....14

1.3. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam..............................................15
1.3.1. Lò đốt tĩnh hai cấp và lò quay .............................................................................16
1.3.2. Đồng xử lý trong lò nung xi măng .......................................................................17
1.3.3. Chôn lấp chất thải nguy hại ................................................................................18


1.3.4. Hóa rắn (bê tơng hóa) ......................................................................................... 19
1.3.5. Xử lý bóng đèn huỳnh quang thải ........................................................................20
1.3.6. Xử lý chất thải điện tử ......................................................................................... 20
1.3.7. Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải ............................................................................21
1.3.8. Tái chế dầu thải ...................................................................................................22
1.3.9. Một số công nghệ khác ........................................................................................23
CHƢƠNG II ................................................................................................................. 25
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI.... 25
2.1. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc ..................................25
2.1.1. Q trình phát triển cơng nghiệp ........................................................................25
2.1.1.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ............................................................... 25
2.1.1.2. Tốc độ phát triển công nghiệp ..........................................................................26
2.1.1.3. Thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp .............................................28
2.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ..30
2.1.2.1. Các ngành công nghiệp chủ đạo ......................................................................30
2.1.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp .......................................................................30
2.1.2.3. Dự báo tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp ............................................31
2.1.2.4. Quy hoạch các khu công nghiệp .......................................................................32
2.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp nguy hại ......................................32
2.3. Dự báo phát thải chất thải rắn công nghiệp nguy hại đến năm 2020 .....................37
2.3.1. Dự báo số lượng các chủ nguồn thải ..................................................................37
2.3.2. Dự báo thành phần chất thải rắn công nghiệp nguy hại.....................................37
2.3.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại .....................................38
2.4. Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại .........................................39

2.4.1. Đăng ký chủ nguồn thải và cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại .....39
2.4.2. Công tác phân loại tại nguồn ..............................................................................40
2.4.3. Công tác lưu giữ tạm thời....................................................................................41
2.4.4. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý...................................................................41
2.4.4.1. Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý ...................................................................41
2.4.4.2. Phương tiện thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý .....................................45
2.4.4.3. Kê khai và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại ..............................................47
2.4.5. Cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về chất thải nguy hại .....................................47


2.5. Nguyên nhân, hạn chế trong quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại .............48
CHƢƠNG III XÂY DỰNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ............. 51
CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI ..................................................................................... 51
3.1. Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn ......................................................... 51
3.2. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trạm tập kết, trung chuyển chất thải công nghiệp
và chất thải nguy hại .....................................................................................................52
3.3. Đề xuất hướng tuyến vận chuyển CTNH ................................................................ 56
3.4. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong quản lý hệ thống thu gom vận
chuyển chất thải .............................................................................................................58
3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất thải nguy hại .......................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 62


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam


15

Bảng 2.1. Số cơ sở sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc
giai đoạn 2011-2014

25

Bảng 2.2. Danh mục các khu, cụm công nghiệp đã hình thành
và đi vào hoạt động
Bảng 2.3. Dự báo giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp
chủ đạo đến năm 2020
Bảng 2.4. Dự báo tăng trưởng của các ngành công nghiệp chủ đạo đến
năm 2020

28
31
31

Bảng 2.5. Khối lượng chất thải công nghiệp nguy hại năm 2014

33

Bảng 2.6. Thành phần các loại chất thải rắn cơng nghiệp
nguy hại điển hình năm 2014

35

Bảng 2.7. Dự báo lượng chất thải công nghiệp nguy hại
giai đoạn 2015-2020


38

Bảng 2.8. Đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014
Bảng 2.9. Tổng hợp những vấn đề còn tồn tại trong công tác
quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở

44
50


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên vịng đời

11

Hình 1.2. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên nguồn phát sinh

12

Hình 1.3. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên quy định pháp lý

13


Hình 1.4. Hệ thống xử lý khí thải lị đốt chất thải nguy hại
Hình 1.5. Hệ thống lị nung xi măng và bộ phận nạp chất thải nguy hại
dạng lỏng
Hình 1.6. Hầm chơn lấp chất thải nguy hại

17

Hình 1.7. Thiết bị hố rắn chất thải nguy hại

20

Hình 1.8. Thiết bị xử lý bóng đèn thải

20

Hình 1.9. Dây chuyền nghiền và bàn phá dỡ bản mạch điện tử

21

Hình 1.10. Dây chuyền phá dỡ ắc quy chì thải cơ giới hố

22

Hình 1.11. Hệ thống chưng dầu thải phân đoạn và chưng đơn giản
Hình 2.1. Sản lượng của một số ngành cơng nghiệp
chủ đạo giai đoạn 2010-2014
Hình 2.2. Tỷ lệ chất thải cơng nghiệp nguy hại phát sinh
theo địa bàn năm 2014
Hình 2.3. Tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại phân theo nhóm ngành
cơng nghiệp năm 2014

Hình 3.1. Mơ hình hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải công
nghiệp, chất thải nguy hại từ các khu, cụm công nghiệp đến các cơ sở
xử lý
Hình 3.2. Mơ hình kho chứa chất thải của trạm trung chuyển
Hình 3.3. Hướng tuyến vận chuyển chất thải nguy hại từ các cơ sở sản
xuất cơng nghiệp
Hình 3.4. Mơ hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý chất thải
nguy hại

23

18
19

28
34
34
54
55
57
59


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Là một tỉnh được tái lập năm 1997, nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đơ Hà Nội,
với vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Cùng với sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ và chính
quyền tỉnh với các chính sách phù hợp, kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đã đạt được những
thành tựu đáng kể, đưa tỉnh trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển kinh
tế nhanh nhất miền Bắc.

Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn do bối cảnh suy thoái kinh
tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh Phúc vẫn giữ được ở mức cao hơn cả nước, bình
qn tăng 6,2%/năm, trong đó: nơng - lâm nghiệp - thủy sản tăng 3,56%/năm, công nghiệp
- xây dựng tăng 9,2%/năm và dịch vụ tăng 7,3%/năm. Quy mô GRDP theo giá hiện hành
tăng dần qua các năm, ước năm 2015 đạt 70,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2010.
GRDP/người ước đến năm 2015 đạt 66,7 triệu đồng, tăng bình quân 9,2%/năm; Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Mặc dù không thể phủ nhận phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng trong
chiến lược phát triển KTXH của Vĩnh Phúc do có những đóng góp đáng kể về mặt kinh tế,
song hoạt động sản xuất công nghiệp luôn đi kèm với áp lực xử lý chất thải và những nguy
cơ suy thối mơi trường do chất thải cơng nghiệp gây ra. Với sự hồn thiện dần của hệ
thống luật pháp, kết hợp với những cải cách và chính sách hợp lý, Vĩnh Phúc đã đạt được
một số thành công nhất định trong việc quản chất thải công nghiệp thông thường, nhất là
việc phát triển của cơ sở thu gom, tái chế phế liệu, phế thải.
Tuy nhiên từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn tỉnh gần như khơng có các nghiên cứu
hoặc đề xuất một cách có hệ thống, khách quan, khoa học về quản lý môi trường nói chung
và quản lý chất thải nói riêng. Trong quản lý chất thải, có nhiều vấn đề cũ tích lũy và các
vấn đề mới nảy sinh. Hệ thống này đang giải quyết các vấn đề theo sự vụ nhiều hơn là theo
định hướng lâu dài,…đặc biệt là vấn đề phát triển đội ngũ cán bộ, xây dựng các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay cũng như
trong tương lai. Một trong những nguyên nhân là do Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải
của tỉnh chưa đồng bộ, bao quát được những vấn đề bức xúc trước mắt cũng như trong
tương lai.

1


Trước thực trạng trên, đề tài nghiên cứu “Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn
công nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề

thực tiễn trong quản lý chất thải công nghiệp hiện nay.
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian và phạm vi nghiên cứu, đề tài này chỉ đi sâu
phân tích hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý CTRCN nguy hại trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trên cơ sở Quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Trong đó có kế thừa và áp dụng các thành tựu khoa học quản lý môi
trường, tham khảo học tập một số trường hợp điển hình đã được áp dụng thành công ở một
số vùng trên thế giới cũng như các địa phương khác của Việt Nam.
Trên cơ sở thực tiễn mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính, …và
nhận thức của các cơ quan quản lý, luận văn đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi
nhằm từng bước nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý CTRCN nguy hại nói riêng và CTR
nói chung, góp phần hồn thành mục tiêu chung của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục đích của đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm xem xét đánh giá một cách tồn diện thực trạng quản lý
chất thải rắn cơng nghiệp nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Trên cơ sở đó xem xét đề
xuất một số giải pháp quản lý phù hợp nhằm góp phần bảo vệ mơi trường tới mục tiêu
xây dựng thành phố xanh Vĩnh Phúc.
2.2. Ý nghĩa của đề tài
Cùng với những thành tựu về phát triển về kinh tế, đặc biệt là về phát triển công
nghiệp, trong những năm qua, lượng chất thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc ngày càng lớn, nhất là chất thải rắn cơng nghiệp nói chung và chất thải rắn cơng
nghiệp nguy hại nói riêng. Vấn đề quản lý loại chất thải này đã và đang là những áp lực lớn
đối với công tác quản lý mơi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Do đó, việc lựa chọn và
thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần giải quyết vấn đề khó khăn, bức xúc trong
cơng tác quản lý chất thải rắn nói chung, công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy
hại nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

2



3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thu thập, tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu sẵn có trong nước và quốc
tế về CTNH để đánh giá tổng quan, xây dựng cơ sở lý luận và đánh giá tình hình thực tế.
Ngồi ra cịn xem xét hồ sơ, tài liệu liên quan đến quản lý công tác phân loại, lưu giữ tại
các cơ sở sản xuất; hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH của các chủ hành nghề
QLCTNH.
Mặt khác, trong phương pháp này cũng tiến hành rà soát, nghiên cứu thực trạng và
quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm
2030, bao gồm: Các nhóm ngành ưu tiên phát triển; tốc độ tăng trưởng của từng nhóm
ngành; định hướng phát triển các KCN, CCN, làng nghề… Ngồi ra cịn nghiên cứu quy
hoạch quản lý CTR của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được
phê duyệt… làm cơ sở đề xuất các giải pháp điều chỉnh phù hợp.
3.2. Phương pháp điều tra - khảo sát
Tiến hành khảo sát thực địa tại một số chủ nguồn thải lớn như các công ty Honda
Việt Nam, Toyota Việt Nam, Công ty Công nghiệp chính xác Việt Nam 1, Piagio Việt
Nam, tập đồn Prime Group; các chủ hành nghề quản lý CTNH trên địa bàn như: Trung
tâm Tái chế phế thải và xử lý chất thải – Chi nhánh Công ty TNHH môi trường Công
nghiệp xanh, Công ty TNHH Song Tinh, Công ty Tái chế Covi, Công ty TNHH Công
nghệ và xử lý môi trường, Công ty Cổ phần công nghiệp Việt Nam, Công ty TNHH
Khánh Dư, Công ty TNHH Trường Biện…các chủ vận chuyển CTNH như Công ty Cổ
phần Môi trường và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên, Doanh nghiệp Tư nhân Trọng Hiếu, Công ty
Cổ phần Công nghiệp Hà Nội 10…
Trong phương pháp này, tiến hành xem xét quy trình sản xuất và cơng tác quản lý
CTNH nói chung và CTRCN nguy hại nói riêng của các cơ sở từ khâu phát sinh cho đến
phân loại, lưu giữ và chuyển giao cho các đơn vị hành nghề QLCTNH. Đồng thời cũng
nghiên cứu thành phần, đặc tính của CTRCN nguy hại đối với từng cơ sở theo loại hình
sản xuất được lựa chọn khảo sát.


3


3.3. Phương pháp thống kê
Thống kê là phương pháp xử lý số liệu một cách định lượng. Ở giai đoạn đầu, tiến
hành thống kê, thu thập các số liệu, các kết quả nghiên cứu của các chương trình, dự án đã
được thực hiện có liên quan trên địa bàn tỉnh như kết quả điều tra tổng thể chất thải công
nghiệp Vĩnh Phúc năm 2007; kết quả thống kê các nguồn thải rắn, lỏng trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc năm 2012; … Q trình này cịn kết hợp thu thập, thống kê số liệu trong hồ sơ
đăng ký chủ nguồn thải CTNH và các báo cáo định kỳ về QLCTNH của các chủ hành
nghề QLCTNH, các chủ nguồn thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và thông tin, số liệu trong
và ngoài nước.
3.4. Phương pháp dự báo
Trong đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp dựa trên tốc độ tăng trưởng công
nghiệp và khối lượng CTRCN nguy hại tại thời điểm hiện tại
Khối lượng CTRCN nguy hại mỗi năm được ước tính theo cơng thức:
Ni = Ni-1 x (1 + r)
Trong đó:
- Ni: Khối lượng CTRCN của năm cần tính;
- Ni-1 : Khối lượng CTRCN của năm trước năm cần tính;
- r : Tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp của năm cần tính;
Trong phương pháp này, giả định tốc độ tăng CTRCN nguy hại bằng với tốc độ
tăng trưởng công nghiệp. Biến số khối lượng CTRCN nguy hại có thể thống kê hoặc ước
tính được thơng qua việc tổng hợp số liệu báo cáo của các chủ nguồn thải, số liệu khảo sát
thực tế của các cơ sở nhỏ lẻ. Đối với hệ số tăng trưởng theo từng ngành, hiện Vĩnh Phúc
đã xây dựng được bộ hệ số dự báo tăng trưởng các nhóm ngành cơng nghiệp chủ đạo và
được thể hiện trong Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm
2030.
3.5. Phương pháp chuyên gia
Tham vấn ý kiến của các nhà quản lý về môi trường tại tỉnh Vĩnh Phúc, một số

chuyên gia, kỹ sư tư vấn công nghệ xử lý cho các đơn vị hành nghề quản lý CTNH như
Trung tâm Tái chế phế thải và xử lý chất thải – Chi nhánh Công ty TNHH môi trường
Công nghiệp xanh, Công ty TNHH Song Tinh, Công ty Tái chế Covi, Công ty TNHH
Công nghệ và xử lý môi trường, Công ty Cổ phần công nghiệp Việt Nam….
Nội dung của phương pháp này bao gồm:

4


- Trao đổi, tham vấn quan điểm, ý kiến về hệ thống quản lý CTNH trong quá khứ
cũng như hiện nay làm cơ sở để xem xét sự phù hợp của các mơ hình quản lý CTNH trong
điều kiện hiện nay.
- Trao đổi, tham vấn ý kiến của các kỹ sư, chuyên gia tại các cơ sở sản xuất, cơ sở
xử lý CTNH để xem xét những bất cập từ khâu phát sinh, phân loại, lưu giữ tạm thời, thu
gom vận chuyển, xử lý và thải bỏ cuối cùng. Đồng thời cũng tìm hiểu, đánh giá cơng nghệ
xử lý hiện có, những tồn tại hạn chế về mặt pháp lý cũng như cơng tác quản lý hành chính
đối với hoạt động quản lý CTRCN nguy hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
4. Thời gian, phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 9 năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, trong đó tập trung vào các
vùng phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh như thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh
Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường.
5. Nội dung thực hiện
Luận văn được chia thành ba phần, gồm: mở đầu, ba chương nội dung và kết luận.
Ba chương nội dung gồm:
- Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu;
- Chương 2. Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại;
- Chương 3. Xây dựng giải pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại;
- Kết luận.


5


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Định nghĩa và phân loại chất thải nguy hại
1.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại
Thuật ngữ “Chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập
niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác.
Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và
xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước hiện nay trên thế giới mà CTNH được định nghĩa
khác nhau theo nhiều cách trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường
Theo UNEP (United Nations Environmet Programme): CTNH là chất thải ở dạng
rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí do hoạt tính hố học, độc tính, nổ, ăn mịn, hoặc các đặc
tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khoẻ con người hoặc mơi
trường bởi chính bản thân chúng hay khi được tiếp xúc với chất khác [2].
Theo Luật BVMT 2014: CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mịn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Định
nghĩa về CTNH theo Luật BVMT 2014 nhìn chung là đầy đủ và đã được cụ thể hố trong
Thơng tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường bằng
danh mục các loại CTNH theo nguồn thải.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Có nhiều cách để phân loại CTNH, nhưng nhìn chung được phân loại theo 2 cách
sau: 1) Phân loại theo tính chất và 2) Phân loại theo danh mục được ban hành kèm theo
luật.
1.1.2.1. Phân loại theo tính chất
Tính cháy (Ignitability):
Tính ăn mịn (Corossivity):
Tính phản ứng (Reactivity

Tính độc hại (Toxicity):
Tại Thơng tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về Quản lý CTNH, các tính chất nguy hại chính được tóm tắt như sau:

6


Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết
quả của phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa,bị va đập hoặc ma sát),tạo ra các loại khí
ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
Dễ cháy(C): Bao gồm:
Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng
hoặc chất lỏng chứa chất rắn hồ tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ
chớp cháy không quá 550°C.
Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng
bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận
chuyển.
Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong
điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với khơng khí và có khả
năng bắt lửa.
Ăn mịn (AM): Các chất thải, thơng qua phản ứng hố
học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc,
hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá
và phương tiện vận chuyển. Thơng thường đó là các chất hoặc hỗn
hợp các chất có tính axit mạnh (pH≥2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn
hơn hoặc bằng 12,5).
Oxi hố(OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng
thực hiện phản ứng oxy hố toả nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các
chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.


Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật
hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con người và độngvật.

7


Có độc tính (Đ): Baogồm:
Gây kích ứng: Các chất thải khơng ăn mịn có các thành
phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng
nhầy.
Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khoẻ ở mức độ
thấp thông qua đường tiêu hóa, hơ hấp hoặc qua da.
Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương
nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khoẻ thơng qua đường tiêu hóa, hơ hấp hoặc qua da.
Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng
tỉ lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây
tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô
hấp hoặc qua da.
Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ
tổn thương gen di truyền thơng qua đường tiêu hóa, hơ hấp hoặc qua da.
Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với khơng khí hoặc
với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật.
Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc
từ từ đối với môi trường, thơng qua tích luỹ sinh học hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
1.1.2.2. Phân loại theo danh mục [1]
Theo cách phân loại này, việc xác định chất thải có phải là CTNH hay khơng được
xác định theo nhóm nguồn hoặc dòng thải. Ở Việt Nam hiện nay, việc phân loại CTNH
theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý CTNH. Trong đó, danh mục CTNH được phân thành 19 nhóm

nguồn/dịng thải. Theo các danh mục này, cịn có thể tiếp tục phân CTNH ra thành các
nhóm phụ từ các nhóm nêu trên. Các doanh nghiệp có thể tự tra cứu để kê khai các chất
thải phát sinh đặc trưng của ngành sản xuất, đồng thời nhờ đó, các cơ quan quản lý địa
phương cũng dễ dàng trong việc cấp sổ chủ nguồn thải và quản lý các nguồn thải.

8


1.2. Quản lý chất thải nguy hại
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại
Quản lý CTNH (QLCTNH) là quá trình phịng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân
loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm làm giảm các nguy
cơ, tác động của chất thải tới sức khỏe con người và môi trường.
Do có các tính chất nguy hại và các rủi ro có thể gây ra cho con người và mơi
trường, CTNH được quản lý một cách chặt chẽ với những yêu cầu nghiêm ngặt, riêng biệt
với những biện pháp kỹ thuật, công nghệ khác biệt so với chất thải thông thường.
QLCTNH có những đặc điểm sau:
- Trách nhiệm QLCTNH thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thực hiện chức
năng theo quy định của luật BVMT) và các tổ chức, cá nhân có liên quan (chủ nguồn thải,
chủ hành nghề QLCTNH).
- Nội dung quản lý CTNH bao gồm: Xây dựng và thi hành pháp luật về quản lý
CTNH (cấp phép, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm)…hoạt động phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH.
Việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng nhiều cơng cụ như: kinh tế, pháp lý,
kĩ thuật… trong đó công cụ pháp lý được coi là công cụ hiệu quả hàng đầu trong công tác
quản lý CTNH, thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống các
quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
1.2.2. Các giải pháp kỹ thuật quản lý chất thải nguy hại
Cũng như chất thải thông thường, các giải pháp kỹ thuật QLCTNH gồm các bước
theo thứ tự ưu tiên như sau [3]:

Giảm thiểu tại nguồn: Bao gồm các biện pháp nhằm giảm tiêu thụ nguyên, nhiên
liệu sản xuất để giảm lượng chất thải phát sinh. Các giải pháp cụ thể là thay đổi công nghệ
và kỹ thuật sản xuất như tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, tái sử dụng phế liệu,
kiểm sốt và giám sát q trình sản xuất, tận thu chất thải làm nguyên liệu đầu vào cho
công đoạn khác, thay đổi thiết kế sản phẩm, tăng cường tuổi thọ sản phẩm…
Thu gom, lưu trữ và vận chuyển: Là quá trình nhằm thu nhặt các loại chất thải từ
các nguồn khác nhau và vận chuyển đến các vị trí (các trạm trung chuyển, lưu giữ) tập kết
hoặc xử lý.
Tái sử dụng: Là việc sử dụng lại chất thải mà không cần phải xử lý hay chế biến lại
với cùng chức năng tương tự hoặc khác biệt so với trước khi bị thải bỏ.

9


Tái chế: Là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật để thu lại các thành
phần có giá trị từ chất thải.
Xử lý chất thải là quá trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật (khác với sơ
chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các yếu
tố có hại trong chất thải.
Đồng xử lý chất thải: Là việc kết hợp một quá trình sản xuất sẵn có để tái chế, xử
lý, thu hồi năng lượng từ chất thải trong đó chất thải được sử dụng làm nguyên, nhiên liệu
thay thế hoặc được xử lý.
Chôn lấp: Là biện pháp được xếp cuối cùng về mức độ ưu tiên, tuy nhiên đây cũng
là biện pháp lâu đời nhất và hiện nay vẫn đang là biện pháp phổ biến nhất ở nhiều nơi trên
thế giới.
1.2.3. Một số mơ hình quản lý chất thải nguy hại
1.2.3.1. Mơ hình quản lý chất thải bền vững
Trong mơ hình này, quản lý chất thải là một quá trình tổng hợp gồm các bên liên
quan; các yếu tố (thực tiễn và kỹ thuật) và các khía cạnh bền vững trong bối cảnh thực tiễn
cần phải xem xét khi đánh giá, quy hoạch hệ thống quản lư chất thải. Các bên liên quan là

cá nhân hoặc tổ chức có vai trị, trách nhiệm, lợi ích trong quản lý chất thải bao gồm: chính
quyền; các chủ nguồn thải; các tổ chức thu gom, xử lý, tái chế, tiêu hủy CTNH;
Ở Việt Nam, các bên liên quan khá đa dạng, tuy nhiên vai trò của cộng đồng, các tổ
chức, đồn thể xã hội cịn mờ nhạt đối với lĩnh vực này. Các khía cạnh liên quan đến hoạt
động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thu hồi năng lượng đã được quy định cụ
thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật và được thực hiện tương đối hiệu quả. Tuy nhiên,
khía cạnh liên quan đến việc ngăn ngừa và giảm thiểu chất thải vẫn chưa đạt được hiệu quả
rõ rệt. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ cơng nghệ cịn lạc hậu, ý thức của các doanh
nghiệp còn chưa cao. Việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa phát sinh chất thải
vẫn còn phụ thuộc ý thức của từng doanh nghiệp.
Thực tế quá trình hình thành và phát triển mơ hình quản lý chất thải bền vững trải
qua các mơ hình sau:
1.2.3.2. Mơ hình dựa trên vịng đời
Theo UNEP, 2009, dựa vào việc đánh giá vòng đời của một sản phẩm từ khâu sản
xuất đến tiêu thụ, việc giảm thiểu tiêu thụ và tận dụng các sản phẩm bị thải bỏ để làm

10


nguồn nguyên liệu thay thế có thể làm giảm lượng chất thải cuối vịng đời, do đó sẽ giảm
được chi phí tiêu hủy chất thải.
Mơ hình này tập trung vào việc giảm thiểu phát sinh chất thải, tiết kiệm tài ngun
và năng lượng. Đây là mơ hình lý tưởng vì nó nhắm tới cấp cao nhất trong hệ thống cấp
bậc ưu tiên của quản lý chất thải. Tuy nhiên, để thực hiện mơ hình này địi hỏi phải có cải
tiến cơng nghệ sản xuất một cách triệt để, tồn diện. Đây là quá trình rất tốn kém và chưa
thực sự phù hợp với điều kiện công nghệ cũng như kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Giảm thiểu

Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên tái tạo


Giảm thiểu

Tiêu thu trực tiếp

Tuần hoàn

Sản xuất

Tái chế tuần hoàn
trực tiếp

Tiêu thụ bền vững

Xử lý

Tiêu thụ
(Sản phẩm và
dịch vụ)

Xử lý và tái chế

Loại bỏ
(sản phẩm,
chất thải

Thải bỏ cuối cùng

Quản lý tổng hợp CTR


Tái sử dụng

Xử lý phù hợp

Hình 1.1. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên vòng đời
1.2.3.3. Mơ hình dựa trên nguồn phát sinh
Theo UNEP, 2009, dựa vào sự phát sinh chất thải từ các nguồn khác nhau như sinh
hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, chất thải sẽ được phân loại tại nguồn thành
CTNH và chất thải thông thường và được thu gom, xử lý theo những quy định nghiêm
ngặt. Cách tiếp cận 3R có thể được áp dụng ngay tại nguồn phát sinh hoặc từ các khâu thu
gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy.

11


Xử lý và thải bỏ CTNH

3R

Dân cƣ

3R

Công nghiệp và Thƣơng
mại

3R

Dịch vụ (chăm sóc sức khỏe, phịng thí
nghiệm…)


CH4 và nhiệt
Năng lƣợng

Thu gom, phân loại, tái
chế (vô cơ, hữu cơ),
trao đổi chất thải

Xử lý, tái chế,
chất thải cuối
cùng

Tài nguyên

Nhựa, gỗ, sắt, giấy,
thủy tinh, phân hữu
cơ/ khí sinh học
Chơn lấp hợp vệ
sinh, thiêu đốt

Thải bỏ cuối cùng

Hình 1.2. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên nguồn phát sinh
Trọng tâm của mơ hình này là việc phân loại chất thải tại nguồn, giúp cho việc quản
lý chất thải đạt hiệu quả cao và tiết kiệm. Đây cũng là mơ hình lý tưởng để áp dụng cho hệ
thống quản lý CTNH. Nhưng thực tế cho thấy, việc phân loại chất thải tại nguồn không chỉ
địi hỏi phải có cơng nghệ tiên tiến mà cịn yêu cầu phải có sự chuyển biến nhận thức, tạo
thành thói quen của tồn xã hội. Q trình này địi hỏi một thời gian dài và chưa thể khẳng
định được chính xác thời gian có thể đạt được hiệu quả cần thiết. Do đó, mơ hình này cũng
khó áp dụng với tình hình của Việt Nam hiện nay. Đối với CTNH, việc áp dụng mơ hình

này cũng cần lưu ý một số biện pháp xử lý sẽ không thực hiện được như với chất thải
thơng thường như sản xuất khí sinh học hoặc phân hữu cơ.
1.2.3.4. Mơ hình dựa trên quản lý
Là sự tổng hợp các quy định, thể chế, cơ chế tài chính, cơng nghệ và cơ sở hạ tầng
cùng với vai trò của nhiều bên liên quan khác nhau trong chu trình quản lý chất thải (Theo
UNEP, 2009).

12


Quy định thải bỏ chất
thải

Các quy định và cơ chế tài chính
hiệu quả cho phát điện, cung cấp
dịch vụ và kinh doanh

Đổi mới công nghệ hiệu quả

3R

Phát điện từ chất
thải (dân cƣ,
KCN và dịch vụ)

Chất thải

Đổi mới và phát triển
công nghệ


Chính quyền (Trung ƣơng
và địa phƣơng)

Thu gom, phân loại,
vận chuyển

Kinh doanh (sản xuất phân
hữu cơ, sản xuất năng
lƣợng, tái chế vật liệu, sản
phẩm)

Nhà cung cấp dịch vụ (thu gom, vận
chuyển, tái chế, xử lý, chôn lấp)

Xử lý và thải bỏ cuối
cùng

Tái chế, làm phần phân hữu cơ,
sản xuất năng lƣợng

Hình 1.3. Hệ thống quản lý chất thải dựa trên quy định pháp lý
Mơ hình này bao gồm 3 nhóm đối tượng: Quy trình quản lý (từ phát sinh đến tiêu
hủy sau cùng), chủ thể của quá trình quản lý (nguồn phát sinh, cơ quan quản lý, các nhà
cung cấp dịch vụ quản lý và xử lý), công cụ (quy định, tiêu chuẩn, cải tiến cơng nghệ).
Mơ hình này tập trung vào các biện pháp tổng hợp (chủ yếu về mặt quản lý, pháp
luật, cơ chế) để thực hiện từng bước trong chuỗi quy trình quản lý chất thải. Mơ hình này
khơng thực sự địi hỏi phải có sự cải tiến nào về công nghệ cũng như nhận thức mà tận
dụng hệ thống pháp luật, quản lý, công nghệ và kỹ thuật sẵn có. Đây là mơ hình phù hợp
nhất với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.2.4. Tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam

1.2.4.1. Các quy định pháp lý
Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, hiện nay công tác QLCTNH đã được
cụ thể hóa tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ Về quản lý
chất thải và phế liệu; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về quản lý CTNH. Theo các văn bản trên, công tác QLCTNH
được tiến hành từ khâu phát sinh cho đến các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý.

13


1.2.4.2. Tình hình cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
Đến nay, trên tồn quốc có 87 cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH được Bộ Tài nguyên
và Môi trường cấp phép và khoảng 130 cơ sở (chủ yếu là cơ sở vận chuyển CTNH) do các
địa phương cấp phép. Riêng công suất xử lý CTNH của các cơ sở được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp phép là khoảng 1.300 ngàn tấn/năm. Với số lượng và công suất xử lý như
vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trị chính trong việc thu gom, vận
chuyển và xử lý CTNH đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Trung bình
các cơ sở này thu gom, xử lý được khoảng 180 ngàn tấn CTNH/năm. Số lượng CTNH phát
sinh còn lại được xử lý bởi chính các chủ nguồn thải, các cơ sở xử lý do địa phương cấp
phép hoặc được xuất khẩu ra nước ngoài để xử lý, tái chế. Một số CTNH đặc thù (ví dụ
như chất thải có chứa PCB) do chưa có cơng nghệ xử lý phù hợp thì hiện đang được lưu
giữ tại nơi phát sinh. Với tình hình như vậy, nhìn chung lượng CTNH phát sinh tại hầu hết
các chủ nguồn thải lớn đều đã được quản lý đúng theo các quy định hiện hành.Một phần
CTNH còn lại phát sinh tại các chủ nguồn thải nhỏ hoặc tại các vùng sâu, vùng xa chưa
được thu gom, xử lý đạt yêu cầu; số còn lại được các làng nghề thu gom, tái chế chưa đảm
bảo yêu cầu về mơi trường hoặc thậm chí bị đổ lẫn vào chất thải sinh hoạt và chôn lấp
chung tại bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt, gây ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường và sức
khỏe cộng đồng.
1.2.4.3. Các loại hình doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất thải nguy hại
a) Loại hình doanh nghiệp nhà nước

Loại hình doanh nghiệp này chủ yếu là các công ty Môi trường đô thị hoạt động
dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu hoặc Cơng ty cổ phần hoặc Cơng ty TNHH
Nhà nước một thành viên. Công ty Môi trường đô thị của các tỉnh, thành phố (các Urenco)
là đơn vị trực tiếp đảm nhận công tác quản lý vệ sinh mơi trường và các cơng trình đơ thị
nói chung, đồng thời là đơn vị tổ chức thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt cũng như CTNH. Nguồn vốn hoạt động của các Công ty này được
lấy từ ngân sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ vệ sinh mơi
trường.
b) Loại hình doanh nghiệp tư nhân
Hiện nay, ngồi các Urenco, tại một số địa phương, cơng tác thu gom, vận chuyển
và xử lý CTNH còn được thực hiện bởi các công ty cung cấp dịch vụ xử lý môi trường.
Các doanh nghiệp này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện hành nghề quản lý CTNH theo

14


quy định của pháp luật và được Tổng cục Môi trường, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép thu
gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Dưới góc độ quản lý nhà nước, các Cơng ty này đã đóng
góp phần lớn trong việc xử lý CTNH phát sinh từ các nguồn khác nhau. Thông qua các báo
cáo định kỳ theo quy định các cơ quan quản lý, có thể kiểm sốt được lượng CTNH phát
sinh, thu gom và xử lý. Bên cạnh đó về mặt thương mại, các Cơng ty này cũng đóng góp
khơng nhỏ vào tổng thu ngân sách cũng như giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận
người lao động.
Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 87 cơ sở vận chuyển, xử lý CTNH được
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và khoảng 130 cơ sở (chủ yếu là cơ sở vận chuyển
CTNH) do các địa phương cấp phép. Nhìn chung, đây là mơ hình quản lý CTNH hiệu quả
nhất hiện nay.
Trong giai đoạn trước 2011, hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải
đều tập trung ở phía Nam. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, do sự phát triển của sản xuất
công nghiệp và nhu cầu xử lý CTNH, số lượng các doanh nghiệp phía Bắc tham gia vào

lĩnh vực này ngày càng tăng.
1.3. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
So với hiện trạng công nghệ xử lý CTNH được đánh giá cách đây 05 năm (năm
2010), cơng nghệ xử lý CTNH đã có bước phát triển đáng kể về quy mô, số lượng và công
nghệ xử lý. Chi tiết số liệu về sự thay đổi được thể hiện trong các bảng sau:
Bảng 1.1. Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam [4]

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên cơng nghệ
Lị đốt tĩnh hai cấp
Lị đốt quay
Đồng xử lý trong lị nung xi măng
Chơn lấp, đóng kén
Hóa rắn (bê tơng hóa)
Xử lý, tái chế dầu thải
Xử lý bóng đèn thải
Xử lý CTĐT
Phá dỡ, tái chế ắc quy chì thải

Tái chế kẽm oxit từ bụi lò thép
Tái chế CTĐT

Năm 2010
Số cơ
Số mô
sở áp
đun hệ
dụng
thống
21
24
0
0
2
2
2
3
17
17
13
14
8
8
4
4
6
6
0
0

0
0

Năm 2015
Số cơ sở
áp dụng

Số mô đun
hệ thống

34
02
2
6
31
23
23
18
18
03
20

47
02
2
6
33
24
24
19

22
03
22

15


Nhìn vào bảng trên có thể thấy, cơng nghệ xử lý chất thải của Việt Nam trong năm
năm qua đã có sự chuyển biến rõ rệt. Ví dụ, trước đây việc thiêu hủy chất thải chỉ thực hiện
bằng từ công nghệ lị tĩnh hiện nay đã có lị quay, từ việc chủ yếu là xử lý, thiêu hủy sang
việc đầu tư các cơng nghệ tái chế các ngun liệu có ích. Ngồi ra, các cơng nghệ tái chế
cũng bắt đầu được đầu tư một cách bài bản hơn và hiện đại hơn. Về quy mô, công suất của
các thiết bị cũng bắt đầu được đầu tư lớn hơn. Ví dụ, số lượng các đơn vị áp dụng công
nghệ chưng cất chân không để tái chế dầu thải ngày càng nhiều so với việc tái chế dầu thải
áp dụng công nghệ xử lý hóa lý một cách đơn thuần. Một số đơn vị cũng đã áp dụng công
nghệ điện phân để thu hồi kim loại (chì, kẽm,...) tinh khiết thay cho việc tinh luyện bằng
nhiệt trước đây.
1.3.1. Lò đốt tĩnh hai cấp và lị quay
Đối với lị tĩnh 2 cấp, tính đến tháng 7/2015, Tổng cục Môi trường đã cấp phép cho
50 cơ sở xử lý CTNH có áp dụng cơng nghệ với số lượng là 69 lị đốt tĩnh có công suất từ
100 - 2000 kg/h. Đây là loại công nghệ phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam.. Các lị
đốt này sử dụng quy trình cơng nghệ dạng buồng đốt tĩnh theo mẻ và thiêu đốt hai cấp. Lò
thường cấu tạo 2 buồng đốt gồm: buồng đốt sơ cấp để đốt cháy các chất thải cần tiêu hủy
hoặc hóa hơi chất độc ở nhiệt độ 400-800oC; buồng đốt thứ cấp để tiếp tục đốt cháy hơi khí
độc phát sinh từ buồng đốt sơ cấp ở nhiệt độ trên 1100oC. Một số lị có thêm buồng đốt bổ
sung sau buồng đốt thứ cấp để tăng cường hiệu quả đốt các khí độc. Đa số các lị khơng có
biện pháp lấy tro trong q trình đốt. Các lị đốt đều trang bị hệ thống xử lý khí thải và trao
đổi nhiệt (hạ nhiệt bằng khơng khí hoặc nước); hấp thụ (phun sương hoặc sục dung dịch
kiềm) và có thể có hấp phụ (than hoạt tính).
Ưu điểm: Phù hợp với điều kiện Việt Nam do có thể xử lý được nhiều loại chất thải

nguy hại khác nhau (bao gồm cả chất thải y tế).
Nhược điểm: - Công nghệ đơn giản, sẵn có (nhập khẩu hoặc chế tạo trong nước), chi
phí đầu tư thấp, dễ vận hành; Công suất thấp do mất nhiều thời gian khi khởi động và dừng lò khi tro
lấy tro giữa.

16


- Quy trình kiểm sốt, vận hành cịn thủ cơng
hoặc chưa tự động hố cao nên khó có thể đốt
các CTNH đặc biệt độc hại như các chất có
chứa halogen (ví dụ PCB, thuốc bảo vệ thực
vật có nhóm cơ clo).
- Không hiệu quả đối với các loại chất thải khó
cháy và có độ kết dính cao như bùn thải.
- Hay bị trục trặc hệ thống béc đốt hoặc hệ
thống xử lý khí thải (như bị thủng ống khói do
hơi axit).
Hình 1.4. Hệ thống xử lý khí thải
lị đốt chất thải nguy hại
Đối với lị quay, cơng nghệ này hiện nay đang dần được áp dụng. Hiện ở Việt Nam có
02 cơ sở xử lý CTNH được cấp phép có 2 lò đốt dạng quay. Việc áp dụng lò đốt dạng quay
giúp quá trình đảo trộn chất thải, đặc biệt là trong đốt các chất thải dạng bùn hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, quá trình đảo trộn tạo ra bụi nhiều hơn trong q trình đốt địi hỏi có biện pháp
thu và kiểm sốt bụi trong khí thải một cách chặt chẽ hơn.
1.3.2. Đồng xử lý trong lị nung xi măng
Cơng nghệ này mới được sử dụng bởi hai cơ sở sản xuất xi măng tại Kiên Giang và
Hải Dương với công suất được cấp phép khá lớn so với các nhà máy xử lý CTNH khác,
432 nghìn tấn CTNH/năm trên tổng số 1.300 nghìn tấn của tồn bộ các cơ sở xử lý CTNH
được cấp phép. Bên cạnh đó, một số nhà máy sản xuất xi măng hiện đang áp dụng việc tự

xử lý CTNH cho chất thải phát sinh trong nội bộ cơ sở.
Do đặc thù của công nghệ sản xuất xi măng lị quay, có thể sử dụng CTNH làm
nguyên liệu, nhiên liệu bổ sung cho quá trình sản xuất xi măng, chất thải được thiêu huỷ
đồng thời trong lò nung xi măng ở nhiệt độ cao (trên 1300oC). Lị nung có hình trụ quay
quanh trục để đảo trộn các vật liệu khi nung. Do quá trình nung xi măng thường phát sinh
nhiều khí độc và bụi nên các nhà máy sản xuất xi măng thường đầu tư hệ thống xử lý khí
thải hiện đại. Hệ thống xử lý khí thải nhà máy xi măng bao gồm các công đoạn như: lọc
bụi thô bằng xyclon, lọc bụi tinh bằng tĩnh điện hoặc túi vải, sau đó sử dụng phương pháp
hấp thụ các khí độc bằng dung dịch kiềm dưới dạng phun sương.

17


×