Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.51 KB, 22 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
1.1. Tiêu thụ và kết quả tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Tiêu thụ và các phương thức tiêu thụ sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường
với mục tiêu lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp phải thực hiện giá
trị sản phẩm, hàng hoá thông qua hoạt động bán hàng( tiêu thụ). Tiêu thụ là việc
chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá gắn với phần lợi ích hoặc rủi ro cho
khách hàng, đồng thời được khách hàng chấp nhận thanh toán. Tiêu thụ là giai
đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá vốn
từ hình thái sản phẩm hàng hoá sang hình thái vốn bằng tiền tệ hoặc vốn trong
thanh toán. Vì vậy, đẩy nhanh quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu
kỳ sản xuất kinh doanh, tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình xuất giao sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ cho khách hàng và thu tiền bán hàng( chuyển giao quyền sở hữu và
thu tiền). Hiện nay, quá trình tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ được tiến hành
chủ yếu qua các phương thức sau:
- Phương thức tiêu thụ trực tiếp: là phương thức giao hàng cho người mua tại các
kho, tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp căn cứ vào các hợp đồng mua
bán đã ký. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ
và đơn vị không có quyền sở hữu số hàng này. Thông thường sản phẩm được coi là
tiêu thụ khi người mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
- Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng( chuyển hàng cho người mua chờ
chấp nhận): căn cứ vào hợp đồng đã ký, bên bán chuyển hàng cho bên mua, khi
bên mua đồng ý thanh toán lượnghàng này thì bên mua mất quyền sở hữu. Còn nếu
bên mua không đồng ý thì bên bán nhập lại kho sản phẩm.
- Phương thức bán hàng đại lý: theo phương thức tiêu thụ này, sản phẩm được
xuất giao cho đại lý để thực hiện việc tiêu thụ. Sản phẩm tại đại lý vẫn thuộc quyền


sở hữu của doanh nghiệp. Khi hàng bán được, đại lý sẽ nhận được một khoản tiền
hoa hồng. Đối với doanh nghiệp tiền hoa hồng thuộc nội dung chi phí bán hàng,
còn đối với đại lý tiền hoa hồng được coi là doanh thu.
- Phương thức bán hàng trả góp: đây là việc bán sản phẩm cho khách hàng thu
tiền nhiều kỳ. Khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp một khoản tiền nhất
định khi mua hàng, số còn lại được trả dần theo lãi suất trả chậm. Doanh nghiệp
phản ánh doanh thu bán hàng theo giá vốn thông thường của sản phẩm, phần chênh
lệch giữa giá bán trả góp và giá bán thông thường được coi là doanh thu hoạt động
tài chính.
- Tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng: Theo phương thức này, bên bán xuất
giao sản phẩm, hàng hoá cho bên mua đồng thời nhận hàng từ bên mua, như vậy
quá trình mua và bán diễn ra đồng thời trên nguyên tắc giá phí của kế toán. Phương
thức đổi hàng được áp dụng cho những doanh nghiệp có sản phẩm là những vật
liệu hoặc yếu tố đầu vào của doanh nghiệp khác, hoặc giữa hai doanh nghiệp có
mối quan hệ giao dịch, cung ứng sản phẩm dịch vụ.
- Tiêu thụ nội bộ: Trong các doanh nghiệp, còn phát sinh các nghiệp vụ cung ứng
sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ giữa các xí nghiệp thành viên trong cùng một
doanh nghiệp với nhau, giữa đơn vị chính với đơn vị trực thuộc. Cụ thể:
+ Doanh nghiệp sử dụng sản phẩm hàng hoá của mình để trả lương cho công
nhân viên trong những trường hợp cần thiết.
+ Sử dụng sản phẩm hàng hoá để biếu tặng, phục vụ hội nghị doanh nghiệp.
+ Sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, quảng cáo.
1.1.2. Kết quả tiêu thụ
Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp tiến hành xác định kết quả của
các hoạt động trên cơ sở so sánh doanh thu và chi phí. Như vậy, kết quả tiêu thụ là
chỉ tiêu phản ánh số lãi hoặc số lỗ về tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp và kết quả
này được đo bằng số chênh lệch giữa lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
với chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Hoặc số chênh lệch giữa một bên là doanh
thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với một bên là giá vốn hàng bán, chi

phí quản lý và chi phí bán hàng. Tại các doanh nghiệp sản xuất, kết quả tiêu thụ
thường được phản ánh dưới chỉ tiêu lợi nhuận (hoặc lỗ) về tiêu thụ và được tính
như sau:
Lợi nhuận
hoặc lỗ về tiêu
thụ
=
Lợi nhuận
gộp từ tiêu
thụ
-
Chi phí
bán
hàng
-
Chi phí quản
lý doanh
nghiệp
Trong đó:
Lợi nhuận gộp từ
tiêu thụ =
Doanh thu thuần về
tiêu thụ -
Giá vốn hàng đã
tiêu thụ
Doanh thu thuần về
tiêu thụ =
Tổng doanh thu
tiêu thụ -
Các khoản giảm

trừ
Các khoản giảm
trừ doanh thu =
Chiết
khấu TM +
Giảm giá
hàng bán +
Doanh thu hàng
bán bị trả lại
1.2. Kế toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.1. Khái niệm và tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất theo
phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp hạch toán một cách thường
xuyên, liên tục các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Để hạch toán tổng hợp tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 155: “Thành phẩm”: tài khoản này dùng để phản ánh trị giá thành
phẩm hàng hoá nhập, xuất, tồn kho trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Trị giá thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ
Bên có: Trị giá thực tế thành phẩm xuất kho trong kỳ
Trị giá thành phẩm thiếu hụt
Dư nợ: Trị giá thực tế thành phẩm tồn kho cuối kỳ
- TK 157: “Hàng gửi bán”: tài khoản này được dùng để theo dõi giá trị sản
phẩm, hàng hoá tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận, đại
lý ký gửi hoặc giao hàng theo đơn, hàng đã giao nhưng chưa được người
mua chấp nhận thanh toán nên nó vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh:

Bên nợ: Giá trị thành phẩm, hàng hoá gửi bán
Bên có: Giá trị thành phẩm, hàng hoá được khách hàng chấp nhận thanh toán
Giá trị hàng gửi bán bị từ trối trả lại
Dư nợ: Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận.
- TK 632: “Giá vốn hàng bán”: tài khoản này dùng để phản ánh giá vốn của
thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ:
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Tập hợp giá vốn của toàn bộ thành phẩm, hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Bên có: Giá vốn thành phẩm hàng hoá đã bán, chấp nhận cho khách hàng trả
lại.
Kết chuyển giá vốn thành phẩm, hàng hoá thực tiêu thụ trong kỳ vào
tài khoản xác định kết quả sản xuất kinh doanh.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
- TK 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: tài khoản này được
dùng để phản ánh doanh thu bán thành phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp
trong kỳ.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế XK, Thuế GTGT( tính theo phương
pháp trực tiếp) phải nộp, tính trên doanh thu bán hàng thực tế phát
sinh trong kỳ kế toán.
Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu: chiết khấu thương mại,
chiết khấu thanh toán, hàng bán bị trả lại.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả.
Bên có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, … trong kỳ kế
toán.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
- TK 512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”: tài khoản này được dùng để phản
ánh tổng số doanh thu của sản phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ trong nội bộ
doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh:

Bên nợ: Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá, thuế TTĐB, thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp của số hàng đã tiêu thụ nội bộ
Kết chuyển doanh thu nội bộ thuần vào tài khoản xác định kết quả.
Bên có: Tổng doanh thu nội bộ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ.
- TK 521: “Chiết khấu thương mại”: dùng để phản ánh khoản chiết khấu
thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho khách mua
hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi
nhận trên hợp đồng kinh tế.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp nhận sang TK 511 để xác
định doanh thu thuần.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
- TK 531- “Doanh thu hàng bán bị trả lại”: dùng để theo dõi doanh thu của
số thành phẩm, hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các
nguyên nhân: vi phạm hợp đồng, sai qui cách, phẩm chất, …
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Doanh thu hàng bán bị trả lại đã trả tiền cho người mua hoặc trừ vào
khoản phải thu.
Bên có: Kết chuyển khoản doanh thu hàng bán đã bị trả lại để xác định doanh
thu thuần.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
- TK 532: “Giảm giá hàng bán”: được dùng để theo dõi toàn bộ các khoản
giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do
chủ quan của doanh nghiệp.
Kết cấu và nội dung phản ánh:
Bên nợ: Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua
Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần.
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ.

1.2.2. Kế toán tiêu thụ theo phương thức trực tiếp
Khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trực tiếp, tại các doanh
nghiệp sản xuất thường phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế sau:
- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá bán trực tiếp cho khách hàng, kế toán
phản ánh:
BT 1) Phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632: trị giá vốn hàng xuất bán
Có TK 154, 155: trị giá thành phẩm xuất tại phân xưởng hặc tại kho
BT 2) Phản ánh doanh thu hàng bán:
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản
ánh doanh thu là giá chưa có thuế:
Nợ TK 111, 112: nếu thu ngay bằng tiền mặt, TGNH
Nợ TK 131: phải thu người mua
Có TK 333.1: thuế GTGT hàng bán ra
Có TK 511: doanh thu bán hàng thu được(bao gồm cả thuế GTGT)
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản
ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131: tổng giá thanh toán
Có TK 511: doanh thu bán hàng thu được
BT 3) Thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, thuế TTĐB, thuế xuất
khẩu phải nộp:
Nợ TK 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333.1, 333.2, 333.3( Chi tiết theo từng loại thuế)
- Trường hợp khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán do thanh toán
tiền hàng trước hạn, số chiết khấu thanh toán đã chấp nhận cho khách hàng
được tính vào chi phí hoạt dộng tài chính:
Nợ TK 635: ghi tăng chi phí tài chính
Có TK 111, 112, 131: trả bằng tiền hoặc trừ vào khoản phải thu
Có TK 131: trừ vào số tiền phải thu ở người mua
Có TK 338.8: số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho

người mua
- Khi phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, số chiết khấu thương mại sẽ
được trừ vào khoản nợ còn phải thu của khách hàng và ghi như sau:
Nợ TK 521: tập hợp chiết khấu thương mại
Nợ TK 333.1: thuế GTGT tương ứng với số CKTM phát sinh
Có TK 111, 112, 131: trả bằng tiền hoặc trừ vào khoản phải thu
- Trường hợp phát sinh các khoản giảm giá hàng bán do sản phẩm tiêu thụ
không đúng theo chất lượng, quy cách, …, kế toán ghi:
Nợ TK 532: tập hợp giảm giá hàng bán
Nợ TK 333.1: thuế GTGT tương ứng với số giảm giá hàng bán
Có TK liên quan( 111, 112, 131, 3388, …): số giảm giá hàng bán
thực tế phát sinh, khấu trừ hay chưa trả
- Trường hợp hàng đã tiêu thụ rồi bị người mua trả lại( một phần hay toàn bộ)
do không đúng quy cách, phẩm chất, … Căn cứ vào các chứng từ có liên
quan tới hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
BT 1) Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 155, 157: nhập kho thành phẩm hoặc gửi tại kho người mua
Nợ TK 138.1: giá trị chờ sử lý
Có TK 632: giá vốn hàng bị trả lại
BT 2) Tổng giá thanh toán của hàng bán bị trả lại:
Nợ TK 531: doanh thu của hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331: thuế GTGT trả lại cho khách hàng tương ứng với số hàng
đã bị trả lại
Có TK liên quan( 131, 111, 112, …): tổng giá thanh toán của hàng
tiêu thụ bị trả lại

×