Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG TẠI C.TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ GIA TRỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.26 KB, 7 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG,
TIỀN THƯỞNG TẠI C.TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & ĐẦU TƯ GIA
TRỊNH
I. Hoàn thiện hình thức trả lương đối với bộ phận quản lý.
Tổ chức, xắp xếp lại bộ máy quản lý.
Tiền lương trả theo thời gian chỉ thực hiện đúng chức năng của nó và quán
triệt nguyên tắc phân phối lao động khi phân công lao động và đánh giá khối
lượng, chất lượng công việc mà người lao động hoàn thành được thực hiện có hiệu
quả.
Việc trả lương thời gian cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhân viên văn
phòng dựa vào lương cấp bậc từng người và ngày công thực tế trong tháng của
người đó. Chính vì vậy tại công ty xuất hiện tình trạng người lao động không làm
hết khả năng của mình, thời gian lãng phí còn nhiều do công việc có ít mà bố trí
lao động nhiều. Để khắc phục tình trạng trên công ty nên sắp xếp lại bộ máy quản
lý sao cho gọn nhẹ, để tăng thời gian làm việc trong ngày, xem xét cụ thể từng
công việc, thời gian làm việc giao cho từng người. Người lãnh đạo có thể sắp xếp
bố trí lao động theo luân phiên công việc, giúp đỡ nhau hoàn thành công việc.
II. Hoàn thiện các hình thức trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán.
1. Hoàn thiện các điều kiện trả lương theo sản phẩm.
a. Hoàn thiện hệ thống định mức.
Hiện nay tình trạng chung của các doanh nghiệp là ít quan tâm tới công tác
định mức. Do đó việc xây dựng mức sau khi đưa vào sản xuất ít được xem xét đến
việc có hoàn thành mức hay không. Việc quản lý mức lỏng lẻo, không theo dõi sát
sao việc hoàn thành mức và điều chỉnh mức thì sẽ không tìm ra được nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.
Tại công ty từ khi áp dụng chế độ lương khoán sản phẩm đã áp dụng định
mức 1242/1998/QĐ - BTM, nhưng việc thực hiện theo định mức chưa đạt hiệu
quả, việc xây dựng chủ yếu là dựa theo kinh nghiệm.
Để khắc phục tình trạng trên công ty cần thiết phải xem xét lại hệ thống định
mức để xây dựng cho mình định mức lao động hợp lý nhằm đảm bảo số lượng lao
động theo kế hoạch sản xuất, tiết kiệm sức lao động, đảm bảo quỹ lương phù hợp


với yêu cầu phát triển sản xuất tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm.
Cùng với việc xây dựng định mức thì việc xây dựng hệ thống điều chỉnh
giữa định mức với điều kiện thực tế là việc làm quan trọng. Để xây dựng được hệ
số điều chỉnh ta sử dụng phương pháp so sánh điển hình.
Cách làm ta chia các bước công việc thành các nhóm khác nhau. Sau khi
chia thành các bước công việc ta chọn ở mỗi nhóm một bước công việc điển hình.
Ví dụ: Bằng phương pháp phân tích khảo sát bước công việc trong quá trình
may 100 thân áo của 1 công nhân ta thấy: Để may được 100 thân áo theo định
mức phải mất 2,24 công trong khi thực tế ở phân xưởng phải mất 3,32 công.
Hệ số điều chỉnh k
dc
=
24,2
32,3
= 1,48. Vậy định mức lao động bước công

việc của cả nhóm là: Mức ban hành x hệ số 1,48. Bên cạnh việc xây dựng các định
mức phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, công ty cần tổ chức sản xuất để
đảm bảo sản xuất liên tục, nhịp nhàng tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị.
b. Hoàn thiện công tác thống kê nghiệm thu sản phẩm.
Công tác thống kê, nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết
quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng và số lượng sản phẩm. Đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan
trọng quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Do đó công tác
thống kê nghiệm thu sản phẩm phải được quan tâm chú ý.
Để trả lương đúng sát với việc làm và hiệu quả kinh tế của người lao động,
công tác thống kê, ghi chép các số liệu có vị trí quan trọng. Có ghi chép tỉ mỉ và
theo dõi chính xác thời gian lao động sản lượng, chất lượng sản phẩm từng công
việc, từng bước công việc thì việc trả lương theo chế độ khoán mới chính xác và
công bằng.

* Phương hướng nâng cao hiệu quả của công tác này.
- Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép, thống kê đầy
đủ, đề ra bảng biểu phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng giai đoạn.
- Cán bộ phụ trách công tác này phải thường xuyên giám sát, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu của từng bước công việc trong
quá trình sản xuất. Từ đó đề ra những giải pháp kịp thời sửa chữa thiếu sót về kĩ
thuật và việc sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị.
c. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc.
Muốn sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải
quan tâm đến tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Nếu tổ chức phục vụ nơi làm việc
tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất hạn chế được thời gian lãng phí do không làm
việc.
Muốn làm tốt công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc, Xí nghiệp cần:
- Xem xét cụ thể từng khâu sản xuất trong cả dây chuyền, điều kiện sinh hoạt của
công nhân, máy móc thiết bị cho từng khâu trong dây chuyền. Từ đó có các biện
pháp hợp lý nhằm tạo điều kiện cho người lao động làm việc đạt năng suất chất
lượng cao.
- Là 1chi nhánh của công ty làm công việc sản xuất may mặc nên các sản
phẩm thường phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn để có thể hoàn thành các hợp đồng đúng
thời hạn từ đó tránh thất thoát không đáng có cho doanh nghiệp.
- Về công tác phục vụ nguyên vật liệu cần xen xét cụ thể số lượng, chủng
loại nguyên vật liệu để có kế hoạch hợp lý về vận chuyển và nhanh chóng đưa vào
các tổ để tạo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn.
d. Bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ lao động.
Mỗi một khâu trong dây chuyền cần tách ra từng công việc, công đoạn trên
cơ sở đó xác định mức độ phức tạp của công việc để phân bố lao động vào làm
trong các công đoạn, công việc một cách hợp lý. Như vậy sẽ tránh được tình trạng
không trung thực trong việc sử dụng lao động.
Để lập kế hoạch bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn cán bộ
quản lý cần xác định mức độ phức tạp của từng công việc để lập kế hoạch lao động

cho phù hợp, đúng với trình độ chuyên môn.
Việc bố trí lao động được thực hiện bằng cách bố trí lao động trong một tổ
có tay nghề cao và tay nghề thấp sẽ tạo được sự hỗ trợ nhau trong công việc.
Người tay nghề thấp sẽ học hỏi nâng cao tay nghề của mình, nhờ sự giúp đỡ chỉ
bảo của người có tay nghề cao.
2. Hoàn thiện hình thức trả lương đối với lao động làm lương khoán, lương
sản phẩm tập thể.
* Hoàn thiện phương pháp chia lương cho từng công nhân trong tổ sản xuất.
Công nhân trong tổ sản xuất được hưởng lương theo chế độ lương khoán có
ưu điểm tính lương cho cả tổ nhóm chặt chẽ và hợp lý dựa vào kết quả cuối cùng
của cả tổ. Nhưng phương pháp chia lương cho từng cá nhân trong nhóm chưa tính
đến các yếu tố như: Tinh thần, sự cố gắng, sức lao động của mỗi người trong lao
động. Muốn hoàn thiện hơn nữa phương pháp chia lương cho từng cá nhân thì
người tổ trưởng phải theo dõi sát sao, phân loại công nhân dựa vào các chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo ngày công làm việc.
+ Tinh thần trách nhiệm.
+ Hiệu quả công việc.
Từ đó đưa ra đánh giá phân loại công nhân trong tổ theo các loại A, B, C
tương ứng với hệ số điều chỉnh tiền lương của từng người k
a
= 1,2; k
b
= 1; k
c
= 0,9.
Tiền lương từng công nhân sẽ được tính:
L
thực hành
= ĐG
ngày công hệ số

x hệ số của công nhân x hệ số điều chỉnh.
Ví dụ: Tiền lương của anh Hoàng Văn Khu là công nhân tổ cắt có tiền lương
tháng 5/2001 là 720.500. Nhưng trong tháng anh được đánh giá phân loại A. Tiền
lương thực tế anh được lĩnh sẽ là: 720.500 x 1,2 = 864.600
III. Các điều kiện phụ trợ khác đảm bảo cho việc trả lương.
1. Tổ chức chỉ đạo sản xuất.
Đó là nội dung quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của:
Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Công ty phải tìm ra được hướng
đi đúng đắn để thích ứng với những biến động của thị trường.
Xí nghiệp cần lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất cụ thể theo giai đoạn và theo
yêu cầu của khách hàng từ đó đề ra phương án tối ưu về nguyên vật liệu, máy móc,
số lượng lao động. Sau khi có kế hoạch sản xuất Xí nghiệp cần tổ chức các yếu tố
đầu vào hợp lý. Xí nghiệp cần có biện pháp quản lý, giám sát thời gian lao động
của từng bộ phận công nhân sản xuất, có các biện pháp thưởng phạt thích đáng
nhằm khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên
vật liệu.
2. Về kỷ luật lao động.
Xí nghiệp áp dụng chế độ lương khoán sản phẩm đòi hỏi kỷ luật lao động
phải được thực hiện nghiêm đối với từng cá nhân trong các tổ đội sản xuất. Do vậy
phải tăng cường công tác kỷ luật giúp người lao động coi đó như là một quy định
tự giác chấp hành. Xem xét đánh giá ý thức , trách nhiệm, thái độ làm việc của
từng cá nhân, cần tiến hành thưởng phạt trực tiếp bằng kinh tế đối với công nhân
để công tác trả lương được thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo số lượng và
chất lượng lao động.

×