Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số đặc tính chỉ đến độ độ nhăn đường may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.42 MB, 89 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN DUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
ĐẶC TÍNH CHỈ ĐẾN ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY
Chun ngành: Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. NGUYỄN MINH TUẤN

Hà Nội - 2017


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Nguyễn Minh Tuấn. Tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế tại một số công ty may
như: công ty TNHH may Đức Giang, công ty may 10.....và mọi kết quả nghiên cứu
đều được phản ánh trung thực kết quả nghiên cứu thu được từ các thí nghiệm thực
hiện tại Trung tâm thí nghiệm Dệt may – Viện dệt May – Minh Khai, Hà Nội.


Tơi xin cam đoan rằng luận văn này khơng có sự sao chép từ các luận văn
khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà nội, ngày 2 tháng 02 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Văn Dung

Học viên: Nguyễn Văn Dung

i

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Minh
Tuấn người thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và dành nhiều
thời gian cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Viện Dệt may – Da
giầy và Thời trang – Trường ĐHBK Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành đề tài của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của CBCNV cơng ty TNHH
may Đức Giang và Trung tâm thí nghiệm Dệt may – Viện dệt May – Minh Khai, Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này.
Lời cảm ơn của tôi xin gửi tới các bạn đồng nghiệp, tập thể Giáo viên khoa
May Thời trang – Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ đã tạo điều kiện thuận

lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Sau cùng, là lịng biết ơn chân thành nhất tới gia đình tơi, những người thân
u gần gũi và động viên, chia sẻ, gánh vác mọi cơng việc để tơi n tâm hồn
thành đề tài luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Văn Dung

Học viên: Nguyễn Văn Dung

ii

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY VÀ ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY ....3
1.1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY ...........................................3
1.1.1. Khái niệm về chỉ may ( theo ASTM) ..........................................................3

1.1.2. Phân loại chỉ may ........................................................................................3
1.1.2.1. Phân loại chỉ may theo nguyên liệu gia công ........................................3
1.1.2.2. Phân loại chỉ may theo cấu chúc chỉ .....................................................3
1.1.2.3. Phân loại chỉ may theo chức năng hoàn tất ..........................................4
1.1.3. Yêu cầu và các tính chất của chỉ may..........................................................4
1.1.3.1. Các tính chất của chỉ may......................................................................4
1.1.3.2. Yêu cầu đối với chỉ may .........................................................................5
1.1.4. Một số loại chỉ may thông dụng ..................................................................6
1.1.4.1. Chỉ bông .................................................................................................6
1.1.4.2. Chỉ PES ..................................................................................................7
1.1.4.3. Chỉ Rayon ..............................................................................................7
1.1.4.4. Chỉ tơ tằm ..............................................................................................8
1.1.4.5. Chỉ PA ....................................................................................................8
1.1.4.6. Chỉ bọc lõi ..............................................................................................8
1.1.5. Xử lý hoàn tất chỉ may ................................................................................8
1.1.5.1. Cân bằng xoắn .......................................................................................8
1.1.5.2. Nhuộm ....................................................................................................9
1.1.5.3. Kéo giãn ở điều kiện nóng .....................................................................9
1.1.5.4. Bôi trơn ..................................................................................................9
Học viên: Nguyễn Văn Dung

iii

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn


1.2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY .........................9
1.2.1. Đường may mũi thoi 301 .............................................................................9
1.2.1.1. Mũi may thắt nút 301 ............................................................................9
1.2.1.2. Mũi may thắt nút 304 ..........................................................................10
1.2.1.3. Mũi may thắt nút 308 ..........................................................................10
1.2.1.4. Mũi may thắt nút 309 ..........................................................................11
1.2.2. Hiện tượng nhăn đường may .....................................................................12
1.2.2.1. Khái niệm về nhăn đường may ............................................................12
1.2.2.2. Phân tích hiện tượng nhăn đường may ................................................13
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhăn đường may ........................................15
1.2.3.1. Ảnh hưởng của một số thông số may đến độ nhăn đường may ...........15
1.2.3.2. Ảnh hưởng của vải và chỉ đến độ nhăn đường may ............................17
1.2.3.3. Ảnh hưởng của thiết bị may đến độ nhăn đường may .........................18
1.2.3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố khác ........................................................19
1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ..............................19
TĨM TẮT TỔNG QUAN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU ........................23
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................24
2.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................24
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................24
2.2.1. Vải..............................................................................................................24
2.2.1. Chỉ may......................................................................................................25
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................27
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................28
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu và khảo sát ............................................28
2.4.1.1. Vải ........................................................................................................28
2.4.1.2. Chỉ may. ...............................................................................................29
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ......................................................29
2.4.2.1. Các phương án thí nghiêm. ..................................................................29
2.4.2.2. Tiến hành thí nghiệm ...........................................................................29
2.4.3. Phương pháp đánh giá. ..............................................................................36

Học viên: Nguyễn Văn Dung

iv

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................38
3.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH CHỈ MAY. .....38
3.1.1. Kết quả xác định độ nhỏ của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1907/D1907M-2012................................................................................39
3.1.2. Kết quả xác định độ săn sợi của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn ASTMD14232002......................................................................................................................40
3.1.3. Kết quả xác định độ biến thiên khối lượng của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1425/D1425M-2009................................................................................41
3.1.4. Kết quả xác định độ xù lông của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1425/D1425M-2009................................................................................42
3.1.5. Kết quả xác định độ bền trung bình của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1425/D1425M-2009................................................................................43
3.1.6. Kết quả xác định độ giãn đứt của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1425/D1425M-2009................................................................................44
3.1.7. Kết quả xác định độ bền tương đối của 5 mẫu chỉ theo tiêu chuẩn
ASTMD1425/D1425M-2009................................................................................45
3.2. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHĂN ĐƯỜNG MAY ĐƯỜNG
MAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỬ AATCC88B-2014.....................................46
3.2.1. Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 1 theo chiều dọc và
chiều ngang vải. ...................................................................................................47

3.2.2. Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 2 theo chiều dọc và
chiều ngang vải. ...................................................................................................48
3.2.3. Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 3 theo chiều dọc và
chiều ngang vải. ...................................................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................52
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................53
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................56
PHỤ LỤC .................................................................................................................57

Học viên: Nguyễn Văn Dung

v

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Mẫu Vải được sử dụng để nghiên cứu ......................................................24
Bảng 2.2 – Mẫu chỉ được sử dụng để nghiên cứu.....................................................26
Bảng 3.1 – Kết quả thí nghiệm xác định độ nhỏ của 5 mẫu chỉ ...............................39
Bảng 3.2 – Kết quả thí nghiệm xác định độ săn sợi của 5 mẫu chỉ ..........................40
Bảng 3.3 – Kết quả thí nghiệm xác định độ biến thiên khối lượng của 5 mẫu chỉ ...41
Bảng 3.4 – Kết quả thí nghiệm xác định độ xù lông của 5 mẫu chỉ .........................42
Bảng 3.5 – Kết quả thí nghiệm xác định độ bền trung bình của 5 mẫu chỉ ..............43
Bảng 3.6 – Kết quả thí nghiệm xác định độ giãn đứt của 5 mẫu chỉ .......................44

Bảng 3.7 – Kết quả thí nghiệm xác định độ bền tương đối của 5 mẫu chỉ ...............45
Bảng 3.8 – Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 1 theo chiều dọc
và chiều ngang ...........................................................................................................47
Bảng 3.9 – Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 2 theo chiều dọc
và chiều ngang ...........................................................................................................48
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ so sánh nhăn đường may trên vải 2 theo chiều dọc và chiều
ngang vải. ..................................................................................................................49
Bảng 3.10– Kết quả thí nghiệm xác định nhăn đường may trên vải 3 theo chiều dọc
và chiều ngang ...........................................................................................................50
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện độ nhỏ thực tế của 5 mẫu chỉ. ...................................40
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ thể hiện độ săn sợi của 5 mẫu chỉ. ..........................................41
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện độ biến thiên khối lượng của 5 mẫu chỉ. ...................42
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện độ xù lông của 5 mẫu chỉ. .........................................43
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện độ bền trung bình của 5 mẫu chỉ ...............................44
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ thể hiện độ giãn đứt của 5 mẫu chỉ. ........................................45
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện độ bền tương đối của 5 mẫu chỉ. ...............................46
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ so sánh nhăn đường may trên vải 1 theo chiều dọc và chiều
ngang vải. ..................................................................................................................47
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ so sánh nhăn đường may trên vải 2 theo chiều dọc và chiều
ngang vải. ..................................................................................................................49
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ so sánh nhăn đường may trên vải 3 theo chiều dọc và chiều
ngang vải. ..................................................................................................................50
Học viên: Nguyễn Văn Dung

vi

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật


GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Hình minh họa mũi may thắt nút 301 .......................................................10
Hình 1.2. Hình minh họa mũi may thắt nút 304 .......................................................10
Hình 1.3. Hình minh họa mũi may thắt nút 308 .......................................................11
Hình 1.4. Hình minh họa mũi may thắt nút 309 ......................................................11
Hình 1.5. Hình ảnh nhăn đường may ........................................................................12
Hình 2.1. Điều chỉnh sức căng chỉ kim .....................................................................32
Hình 2.2. Điều chỉnh sức căng chỉ thoi .....................................................................32
Hình 2.3. Đo sức căng chỉ kim ..................................................................................32
Hình 2.4. Đo sức căng chỉ thoi ..................................................................................33
Hình 2.5. Điều chỉnh lực nén chân vịt ......................................................................33
Hình 2.6. Điều chỉnh tốc độ máy may ( vòng / phút) ...............................................34
Hình 2.7. Điều chỉnh mật độ mũi may ......................................................................35
Hình 2.8. Mật độ mũi may 5 mũi / 1cm ....................................................................35
Hình 2.9. Kích thước vải và mẫu vải sau khi may theo tiêu chuẩn .........................36

Học viên: Nguyễn Văn Dung

vii

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội trong tất cả các
lĩnh vực, ngành Dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển lớn mạnh. Sự phát
triển đó cũng làm góp phần to lớn đối với nền kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy
cuộc sống con người nâng cao. Sản phẩm con người sử dụng là quần, áo…Khơng
những địi hỏi tính thẩm mỹ mà còn đòi hỏi về lượng sản phẩm.
Để phát triển được, các doanh nghiệp may phải không ngừng mở rộng mặt
hàng, chiếm lĩnh thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể thỏa mãn được
nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước Hiện nay một số công ty may như
công ty TNHH may Đức Giang, công ty may 10…đang sản xuất rất nhiều sản phẩm
áo sơ mi nam, nữ. Những sản phẩm này được sử dụng nhiều, đa dạng về màu sắc,
chất liệu phong phú.
Việc đánh giá chất lượng của sản phẩm cũng tùy thuộc vào mục đích sử dụng
để đánh giá chất lượng. Nhưng chất lượng về độ nhăn đường liên kết các chi tiết là
mối quan tâm của người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Có rất nhiều phương pháp để ráp nối các chi tiết của sản phẩm như: hàn, dán,
dập khuy, kết hợp may – dán, hàn – dán và phương pháp may. Trong tất cả các
phương pháp đó thì phương pháp may vẫn là một tiêu chí quan trọng nói lên tuổi
thọ của sản phẩm, là phương pháp phổ biến nhất hiện nay vì cơng nghệ may ghép
nối các chi tiết đơn giản và cho độ bền mối ráp nối các chi tiết cao, có thể dễ dàng
điều chỉnh các thơng số công nghệ cho phù hợp. Đặc biệt là đường may mũi thoi
301 là thông dụng và cho độ bền cao nhất.
Đường may sau khi may chịu tác động của nhiều yếu tố co giãn, kéo uốn, lực
tác dụng theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo đường may trong quá
trình may các chi tiết của sản phẩm mang tính thẩm mỹ, doanh nghiệp may phải chú
ý đến việc chọn lựa chỉ may sao cho phù hợp với vải. Vải là thành phần cơ bản để
tạo nên các sản phẩm may mặc. Tính chất của vải khơng chỉ ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm may nói chung mà cịn ảnh hưởng đến chất lượng đường may nói
riêng, đặc biệt về tính thẩm mỹ của đường may.


Học viên: Nguyễn Văn Dung

1

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

Nhăn đường may gây ra bởi nhều yếu tố khác nhau như thiết bị may, các
thông số công nghệ may, chỉ, vải và một số yếu tố khác. Vải với các đặc tính khác
nhau sẽ ứng xuất khác nhau dưới các tác động trong và sau quá trình hình thành
đường may. Vì vậy gây nhăn đường may là khác nhau.
Các nghiên cứu liên quan đã xác định rằng nếu loại trừ các yếu tố gây nhăn
do thiết bị hay các thông số cơng nghệ may thì nhăn đường may là do tương tác
giữa chỉ may và vải. Trong mỗi mũi may, sức căng tất yếu của chỉ tác động lên vải
làm uốn và nén vải.
Để góp phần đảm bảo nên chất lượng của sản phẩm và hiệu quả của một số
doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ một số loại vải thì việc lựa chọn chỉ phù hợp
là rất quan trong, chính vì vậy luận văn “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số đặc
tính chỉ đến độ nhăn đường may” luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một số loại
chỉ khác nhau trên một số loại vải sử dụng may sản phẩm áo sơ mi nam với nội
dung gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về chỉ may và độ nhăn đường may
Nội dung chương 1 sẽ nghiên cứu lý thuyết tổng quan về chỉ may, hiện tượng nhăn
đường may. Trong phạm vi và điều kiện thực tế đề tài chỉ đề cập đến một số loại chỉ
khác nhau được may trên một số mẫu vải cho độ nhăn đường may.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Thực nghiệm may một số loại chỉ trên một số mẫu vải.
Chương 3: Kết quả và bàn luận.
Đánh giá và kết luận về sự ảnh hưởng của một số loại chỉ khác nhau, may trên cùng
một mẫu vải sẽ cho đến sự khác nhau về chất lượng nhăn đường may theo chiều dọc
và chiều ngang vải. Lựa chọn loại chỉ phù hợp cho độ nhăn thấp nhất.

Học viên: Nguyễn Văn Dung

2

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY VÀ ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY
1.1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ CHỈ MAY
1.1.1. Khái niệm về chỉ may ( theo ASTM)
Chỉ may được hiểu như là các sợi mềm mại, đường kính nhỏ rất đều, được xe
lại với nhau cùng độ săn lớn, thông thường được nhuộm và xử lý hồn tất bề mặt
(như đốt lơng, tráng phủ bề mặt, bôi trơn) dùng để may liên kết hai hay nhiều miếng
vải hoặc vật dựng với nhau thông qua đường may.
Như vậy chỉ may là dạng sợi xe đặc biệt có tiết diện trịn nhỏ, bền chắc, đều
đặn, có thể chịu được các loại ứng suất và biến dạng khi đi qua mắt kim và các lớp
vải trong quá trình kết nối các mảnh vải tạo thành đường may.
1.1.2. Phân loại chỉ may
Chỉ may là thành phần chính để ráp nối các chi tiết vải cắt rời thành sản

phẩm may. Chỉ may có thể làm từ các loại nguyên liệu xơ nguồn gốc tự nhiên như
bông, len, tơ tằm…, nguồn gốc nhân tạo như Vixcô, PES, PA, PAN…hay kết hợp
cả hai nguyên liệu trên. Chỉ may có thể kéo từ xơ ntapen nhưng cũng có thể làm từ
tơ filamăng đơn hay nhiều tơ filamăng được xe săn, bện với nhau hoặc tạo nhúm
textua sử dụng để may các sản phẩm co giãn lớn như quần áo bơi, quần áo thể thao,
bo gấu áo…
Chỉ may có thể xe đơn, xe kép dưới dạng chỉ bọc lõi nhiều thành phần khác
nhau hay bện từ nhiều chỉ khác nhau.
Các loại chỉ may khác nhau cho ta các tính chất riêng biệt và khác nhau. Có
thể phân loại chỉ may theo nhiều cách sau đây:
1.1.2.1. Phân loại chỉ may theo nguyên liệu gia công
Tùy theo nguyên liệu gia công khác nhau mà ta có chỉ bơng, chỉ len, chỉ tơ
tăm, chỉ PeCo, chỉ PES, chỉ PA, chỉ Vixcô… sử dụng cho các mục đích khác nhau.
1.1.2.2. Phân loại chỉ may theo cấu chúc chỉ
Thơng thường chỉ may gồm ít nhất hai sợi đơn được xe lại với nhau trở lên.
Chỉ may có thể được xe đơn (Nm60/3, Nm20/3…), xe kép (Nm37/5/3,

Học viên: Nguyễn Văn Dung

3

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

Nm39/4/3….); bện từ nhiều chỉ; chỉ bọc lõi (ví dụ: chỉ bơng bọc lõi PES); chỉ Fancy
nhiều kiểu khác nhau để trang trí, chỉ nhóm textua để may các sản phẩm co giãn

lớn…
1.1.2.3. Phân loại chỉ may theo chức năng hoàn tất
Tùy theo sản phẩm may có chức năng khác nhau mà sử dụng chỉ, chỉ chống
cháy, chỉ chống thấm nước, chỉ chống cắt, chỉ chống nấm mốc, chỉ chống tia UV,
chỉ chống tia phóng xạ, chỉ kháng khuẩn, chỉ kim loại dẫn điện, chỉ phản quang, chỉ
từ tính, chỉ nhiễm xạ …..
1.1.3. Yêu cầu và các tính chất của chỉ may
1.1.3.1. Các tính chất của chỉ may
Các tính chất quan trọng nhất của chỉ may tác động đến chất lượng, công
năng và khả năng may là: độ bền, độ đồng đều, loại xơ, chất xử lý hoàn tất, cỡ chỉ,
độ săn, độ co, độ đàn hồi, độ dãn dài và cấu trúc.

a. Độ bền của chỉ
Độ bền của chỉ là quan trọng đối với độ bền lâu của mũi may và đường may.
Đứt chỉ liên tục do chỉ kém bền trong q trình may quần áo có thể làm hỏng kế
hoạch sản xuất và dẫn đến đường may kém bền.
Hai khía cạnh quan trọng nhất của độ bền là độ bền tương đối và độ bền
vòng. Độ bền tương đối và độ bền vịng thích hợp phải được xác định khi chọn chỉ
may công nghiệp.
Học viên: Nguyễn Văn Dung

4

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn


b. Độ đều chỉ
Bản chất tự nhiên là có một số biến thiên bên trong chỉ may công nghiệp.
Tuy nhiên, điều quan trọng là số lượng đoạn dày và đoạn mỏng là nhỏ nhất. Chỉ to
không thể tự do đi qua các bộ phận tiếp xúc với chỉ của máy may, có thể dẫn tới đứt
chỉ trong khi may.
c. Độ săn chỉ may
Hầu hết chỉ có hướng xoắn Z, là hướng xoắn phổ biến nhất.
Cách xe sợi ảnh hưởng đến độ ổn định của chỉ. Độ săn là quan trọng. Độ săn quá lớn
làm cho chỉ bị xoắn kiến, dẫn đến chỉ bị xoắn vòng. Chỉ bị xoắn kiến làm cho vòng chỉ
kim nghiêng ra xa cơ cấu móc vịng chỉ trong quá trình may dẫn đến mũi may bị nhảy
hoặc tạo mũi may xấu. Độ săn quá ít sẽ ảnh hưởng xấu đến độ bền của chỉ.
d. Độ đàn hồi và độ giãn dài của chỉ
Độ đàn hồi là lượng mà chỉ sẽ hồi phục lại tới chiều dài ban đầu sau khi được
kéo giãn ra một lượng nhất định. Độ đàn hồi đặc biệt quan trọng trong vải dệt kim
co giãn do chỉ cần có độ đàn hồi lẫn độ ổn định cao. Độ đàn hồi của chỉ kém sẽ dẫn
đến các mũi may lỏng và làm cho đường may nhăn hoặc có độ che phủ kém.
Chỉ khơng ổn định có thể giãn dài và hồi phục quá nhiều, tạo ra đường may nhăn
tương tự về ngoại quan của nhăn đường may do độ co.
Độ giãn dài là lượng mà chỉ có thể giãn ra cho tới khi nó đạt tới điểm đứt. Cả hai
tính chất đều quan trọng khi đánh giá độ giãn của đường may.
1.1.3.2. Yêu cầu đối với chỉ may
Chỉ may cần trượt nhẹ nhàng, trơn qua mắt kim rất nhỏ và qua các lớp vải
trong quá trình may gia cơng để tạo ra đường may mong muốn một cách hiệu quả
nhất, đẹp nhất nên cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Yêu cầu cao về khả năng may (Sewability).
- Yêu cầu về tính bền lâu (Durability), tính ổn định cả về kích thước và màu
sắc (dimensional stability và color pastness).
- Yêu cầu về tính thẩm mỹ đường may (Acsthetics of seam).
- Yêu cầu về giá thành tương ứng với đường may mong muốn, thiết kế (hiệu
quả kinh tế - price).

Học viên: Nguyễn Văn Dung

5

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

Vì vậy để đáp ứng các yêu cầu về đường may chỉ cần có các tính chất sau:
- Độ bền cao, mềm mại, khơng có lỗi (faullt - free), khơng xù lơng, khơng có
nút(hnot - free), khơng có gút, khơng vón cục (nub- free).
- Độ bền đứt cao (lớn hơn 30cN/tex). Thông thường chỉ may cần bền hơn vải
để không bị đứt khi may, giặt và sử dụng.
- Độ bền mài mòn, uốn, nén, xoắn, ma sát trên máy may tốc độ cao với các
loại ứng suất và biến dạng luôn lặp đi, lặp lại với tần suất cao trên chỉ may làm giảm
đáng kể các tính năng và độ bền của chỉ sau khi may. Tốc độ máy may, chế độ cài
đặt máy và bản thân chỉ may quyết định tới các ứng suất và biến dạng trên chỉ may.
- Độ giãn và đàn hồi tương đối cao và ổn định để tạo mũi may đều đặn, phù
hợp với độ giãn và đàn hồi của vải.
- Độ bền màu giặt, ánh sáng, mồ hơi, hóa chất, là, nhuộm định hình ở nhiệt độ
cao.
- Ngoại quan đẹp, phù hợp về các tính chất ma sát bề mặt, độ xù lơng, độ
bóng, hướng xe săn, thẩm mỹ, màu sắc…..
Nhìn chung chỉ may cần có đầy đủ các tính chất đảm bảo tạo ra đường may
có độ bền, độ ổn định, độ bền lâu, độ đều, độ co giãn đàn hồi, độ ổn định cả về kích
thước và màu sắc phù hợp với vải và tính thẩm mỹ trong q trình may, sau khi
may và trong suốt quá trình sử dụng.

1.1.4. Một số loại chỉ may thông dụng
1.1.4.1. Chỉ bông
Đây là loại chỉ đa năng, có thể co theo vải bơng nhưng ít co giãn dùng cho
vải dệt thoi, không dùng cho vải dệt kim và các loại vải co giãn.
- Chỉ bông thường kéo từ 100% xơ bông chải kỹ, chất lượng cao
- Khả năng may xuất sắc vì các xơ bơng khơng bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt
độ sinh ra do kim xun qua vải trong q trình may.
- Độ bền khơng quá cao, có su hướng co lại khi giặt, hấp, nhuộm. Chỉ bông
không chị được chế độ kéo giãn luôn tục, thường dùng may vải dệt thoi.
+ Chỉ bông được sử lý ln bóng, có khả năng may tốt, tăng bền, bóng đẹp
nhung vẫn hơi bị co khi nhúng nước
Học viên: Nguyễn Văn Dung

6

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

+ Ngoại quan đẹp (beautiful thread) nhưng ít co giãn (little stretch) và có độ
bền hạn chế ( limited strength)
+ Mềm mại, ít ma sát, tiết diện tròn, đủ đàn hồi và đáp ứng (tốc độ ) máy may
tốc độ cao.
+ Yêu cầu cao về các tính chất bề mặt như đã xử lý, ma sát, độ đều, độ nhuỗm
bẩn, độ bóng.
1.1.4.2. Chỉ PES
Đây là một trong các loại chỉ tốt nhất, bền nhất, đa năng nhất nhờ độ bền cao

chống lại ứng suất lặp đi, lặp lại có chu kỳ, độ bền hóa chất, độ bền mài mịn, độ
bền màu tốt với giá thành rẻ.
- Chỉ PES kéo từ xơ xtapen hay filamăng dạng xe săn hay textual cho rất
nhiều mục đích khác nhau.
- Độ bền đứt và độ bền màu cao.
- Chịu mài mòn và ánh sáng UV.
- Độ bền và ổn định kích thước suất sắc, mềm, mượt, bóng hơn chỉ bơng.
- Chịu bền mài mịn ở mức độ cao, bền màu cao ( nhở nhuộm cao áp), bền với
mối mọt, bền chống mục, chịu hóa chất, kháng nấm mốc.
- Khả năng co giãn, chống nhăn, phục hồi tốt hơn bông.
- Bị ảnh hưởng nhiệt độ cao khi may tốc độ cao, các lớp vải thô, dầy.
- Giá thành rẻ.
- Cấu chúc chủng loại phong phú: chỉ xe đơn , xe kép, chỉ bọc lõi, chỉ phức,
chỉ nhóm textual, chỉ có tính năng đặc biệt…
1.1.4.3. Chỉ Rayon
- Kéo từ xơ xtapen hay xơ filamăng.
- Không co giãn.
- Độ bền thấp đặc biệt giảm bền và giảm mô đun đàn hồi trong mơi trường
ướt.
- Có thể chịu ở nhiệt độ cao.
- Chỉ mềm mại, bóng đẹp, giả tơ tằm, dùng để may, thùa, thêu, đường trần,
trang trí…
Học viên: Nguyễn Văn Dung

7

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật


GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

- Ngoại quan bóng, đẹp, mềm mại và sáng bóng.
1.1.4.4. Chỉ tơ tằm
Chỉ làm từ tơ tự nhiên bền, bóng, mềm mại sang trọng và đẹp dùng cho khâu
tay, khâu lược và may đo mặt hàng sang trọng, cao, cấp, chie tốt nhất may vải len
và lụa tơ tằm, vải nhẹ, vải dễ tổn thương.
- Chỉ rất đàn hồi khi may và sử dụng.
- Bền mềm mại và bóng đẹp, có thể chị kéo giãn trong khoảng thời gian dài.
- Chỉ trung bình để may.
- Chỉ mảnh để may vải len chải kỹ và lụa tơ tằm.
- Chỉ nặng hơn để may thùa khuyết cài khuy các mẫu may cao cấp, trang trí và
chỉ phẫu thuật tự tiêu.
1.1.4.5. Chỉ PA
- Chi số độ bền, độ nhỏ cao
- Độ bền mài mòn tốt nhưng độ bền màu ánh sáng không cao dễ bị lão hóa
dưới nắng.
- Tính chất giãn khơng thuận lợi.
- Độ bền cao.
- Tính năng đặc biệt với chỉ chống cháy, chống đạn, chống cắt( dùng chỉ
Kenlar, nomex…).
1.1.4.6. Chỉ bọc lõi
- Có độ bền tuyệt hảo.
- Độ bền mài mịn của các tơ PES cho phép tạo ra đường may vững chắc và
bền chặt.
- Khả năng cách nhiệt cao của lớp xơ bơng bao ngồi cao giúp đường may
chịu được nhiệt độ, khả năng phục hồi đàn tính xuất sắc mà không bị đứt chỉ tại
điểm ứng suất cao.
- Chất bôi trơn được giữ lại trên lớp phủ bơng bao ngồi cung cấp khả năng

làm mát cao hơn tránh chỉ bị cháy tại mắt kim.
1.1.5. Xử lý hoàn tất chỉ may
1.1.5.1. Cân bằng xoắn
Học viên: Nguyễn Văn Dung

8

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

Chỉ may với độ xe săn cao được cân bằng xoắn nhờ hấp hay định hình độ săn
trong nồi hấp autoclave với áp lực 0,6kg/cm² trong vịng 30 ÷ 60 phút nhiệt độ
thường giữ ở 100 ºC. Thời gian hấp phụ thuộc vào mức độ xe săn sợi xe. Xử lý
nhiệt lại sự ổn định của cân bằng xoắn và các tính chất co giãn của chỉ may, tính
xoắn uốn. Chỉ PES và PA cần nồi hơi có áp suất cao trong khi chỉ bông công nghiệp
chỉ cần áp suất thấp.
1.1.5.2. Nhuộm
Chỉ may yêu cầu có độ bền màu và độ nhuộm mầu chính xác cao, óng màu nên
thường dùng các thiết bị nhuộm cao áp, chỉ cần bền mầu ánh sáng, giặt, là, hấp…
1.1.5.3. Kéo giãn ở điều kiện nóng
Sấy nóng chỉ may bởi một nhiệt độ cho trước và nhiệt độ kiểm sốt trong
khoảng 180 ÷ 240 ºC cùng với sức căng và nhiệt độ, tăng khả năng co giãn của chỉ
may. Nếu cần mơ đun đàn hồi cao thì cần kéo giãn hơn tiếp sau đó. Kéo giãn nóng
cải thiện được độ ổn định nhiệt, giảm độ co giãn của chỉ may. Độ dài chỉ được cải
thiện 4 ÷ 6 %. Độ bền tương đối tăng 3 ÷ 5 % được cải thiện trong khi nhuộm
không bị rối văng chỉ may.

1.1.5.4. Bôi trơn
Hiệu ứng trơn, trượt, làm mát bôi trơn may nhờ lớp bôi trơn hiệu quả giúp
chỉ may đi qua mắt kim nhẹ nhàng, không gây vết bẩn. Chất bôi trơn cần được tẩm
đều cho phép tơ chỉ đều đặn tở ống chỉ. Ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc cần giảm
thiểu nhờ các chất bội trơn.
Ưu tiên sử dụng các chất bội trơn thông dụng, rẻ tiền như Silicme nhờ tác
dụng của bôi trơn tốt, đều, hiệu quả hơn sáp.
1.2. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ĐỘ NHĂN ĐƯỜNG MAY
Có rất nhiều kiểu đường may để may liên kết các chi tiết của sản phẩm lại
với nhau. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu đường may mũi thoi 301
hay sử dụng để may ghép nối các chi tiết lại với nhau:
1.2.1. Đường may mũi thoi 301
1.2.1.1. Mũi may thắt nút 301
a. Mô tả
Học viên: Nguyễn Văn Dung

9

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

- Mũi may một kim, hai chỉ may đường may thẳng
- Chỉ kim được liên kết với một chỉ thoi (chỉ dưới)
- Hai mặt đường may giống nhau.
- Chỉ tháo được khi làm hỏng chỉ.
- Với máy may bằng một kim, mũi may được thực hiện bởi chỉ của kim và chỉ

của ổ (thoi).
- Đặc điểm nhận biết máy may bằng một kim là cơ cấu ổ cung cấp chỉ dưới.
b. Hình minh họa

Hình 1.1. Hình minh họa mũi may thắt nút 301
1.2.1.2. Mũi may thắt nút 304
a. Mô tả
- Mũi may một kim, hai chỉ may đường zíc zắc
- Giống như đường may 301, tuy nhiên hướng may có thay đổi theo phương
ngang
b. Hình minh họa

Hình 1.2. Hình minh họa mũi may thắt nút 304
1.2.1.3. Mũi may thắt nút 308
a. Mô tả
Mũi may một kim, hai chỉ may đường zíc zắc

Học viên: Nguyễn Văn Dung

10

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

b. Hình minh họa


Hình 1.3. Hình minh họa mũi may thắt nút 308
1.2.1.4. Mũi may thắt nút 309
a. Mô tả
- Mũi may hai kim, ba chỉ may đường thẳng
- Hai chỉ kim liên kết với một chỉ thoi ở mặt dưới nguyên liệu. Chỉ thoi chạy
theo đường zíc zắc. Nút thắt thể hiện ở mặt dưới.
b. Hình minh họa

Hình 1.4. Hình minh họa mũi may thắt nút 309
Mũi may thắt nút là loại mũi may chắc chắn, bền và đảm bảo kết nối tốt hai
lớp vải với nhau, không tuột chỉ đường may nếu bị đứt mũi may, tiết kiệm tối đa
lượng chỉ tiêu hao trên đường may. Chỉ trên và chỉ dưới giống nhau và có thể hợp
mầu với nguyên liệu. Chiều dài chỉ cần dùng thường dài hơn 2,5 lần chiều dài
đường may.
Trong luận văn này tập trung nghiên cứu phương pháp ráp nối các chi tiết
sử dụng mũi may thắt nút 301 (hay còn gọi là đường may mũi thoi 301).
Học viên: Nguyễn Văn Dung

11

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

1.2.2. Hiện tượng nhăn đường may
1.2.2.1. Khái niệm về nhăn đường may [2]
- “ Nhăn” theo từ điển Tiếng Việt là tính từ nghĩa là có nếp nhỏ như gấp lại,

khơng phẳng.
- “ Nhăn đường may” theo từ điển Oxford định nghĩa: là những đường gợn,
nếp nhăn hoặc sự nhăn lại của vật liệu may hoặc một số các đường nhăn nhỏ chạy
qua chạy lại xuất hiện trong quá trình may các mảnh vải.
Như vậy trên quan điểm chỉ tiêu chỉ tiêu chất lượng đường may, gắn giữa tâm
lý nhận biết sự biến dạng của vải trên đường may với lý thuyết sức bền vật liệu, có
thể định nghĩa nhăn đường may như sau: “ Nhăn đường may là hiện tượng vải bị
biến dạng uốn và co bởi đường may tạo nên những sóng nhăn liên tục của một hay
nhiều lớp vải tham gia liên kết may từ mũi may này sang mũi may khác dọc theo
đường may”.

Hình 1.5. Hình ảnh nhăn đường may
Học viên: Nguyễn Văn Dung

12

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

1.2.2.2. Phân tích hiện tượng nhăn đường may
Có nhiều ngn nhân gây nhăn đường may. Một số nghiên cứu đã xác định
bốn nguyên nhân gây đường may. Trên cơ sở đó, chia hiện tượng nhăn đường may
thành bốn loại: Nhăn tự nhiên (nhăn do sự ép chặt cấu trúc vải), nhăn do dịch vải,
nhăn do sức căng và nhăn do co. Nói chung, có thể thấy các nguyên nhân gây nhăn
đường may bao gồm:
- Sức căng của chỉ may quá mức.

- Do xuất hiện sự ép chặt cấu trúc trong vải khi tạo thành đường may.
- Sự co lại của chỉ và vải.
- Do sự dịch chuyển lớp vải trên và lớp vải dưới không đồng nhất.
- Độ xê dịch giữa 2 lớp vải.
- Độ lượn sóng vật liệu tại đường may……
a. Độ xê dịch giữa hai lớp vải
Khi máy may làm việc với đốc độ cao, quan sát thấy có hiện tượng xê dịch
giữa hai lớp vải tại mũi may, nếu lực nén chân vịt quá cao, ma sát qua lớn giữa chân
vịt và lớp vải trên có thể kéo căng lớp vải trên và làm lớp vải trên dài ra nhiều hơn.
Nếu lực nén chân vịt qua thấp, ma sát nhỏ sẽ làm mất đi sự kiểm soát 2 lớp vải bởi
cơ cấu dịch chuyển vải
- Độ xê dịch tuyệt đối giữa lớp vải trên và lớp vải dưới tại đường may (∆L TD)
được xác định bằng công thức:
∆LTD = │ LT - LD│
Trong đó:
+ LT (mm) – Chiều dài lớp vải trên tại đường may sau khi may
+ LD (mm) – Chiều dài lớp vải dưới tại đường may sau khi may.
- Độ xê dịch tương đối giữa hai lớp vải tại đường may (εTD) được xác định bằng
công thức:
εTD
Trong đó:
+ L0: Chiều dài lớp vải tại đường may trước khi may.

Học viên: Nguyễn Văn Dung

13

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may



Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

b. Độ co đường may
Thể hiện qua độ biến dạng vải do co các mũi may.
Độ co đường may được xác định bằng các công thức sau:
Độ co tuyệt đối của đường may ∆L (mm)
∆L = L0 – LT
Độ co tương đối của đường may ε (%)
ε
c. Độ lượn sóng vật liệu tại đường may
Thể hiện qua độ biến dạng vải, vải có thành phần xơ khác nhau thì hệ số ma
sát khác nhau, khi thít căng mũi may vải khơng bị ép xuống mà bị uốn tạo thành
lượn sóng, đường may có 2 dạng lượn sóng là lượn sóng tại một mũi may và lượn
sóng trên cả đường may.
- Độ lượn sóng của đường may (W) được xác định bằng cơng thức:
W =

=

(%)

Trong đó:
+ f : Chiều cao sóng uốn của vải tại mũi may

(mm)

+ b: Khoảng cách từ đỉnh nền vải đến đỉnh sóng (mm)
+ h: Độ dày lớp vải.


(mm)

+ l0: Chiều dài một mũi may.

(mm)

+ n: Số lương mũi may trong khu vực sóng lan.

(mm)

Để xá định các giá trị b, h sử dụng thiết bị cảm biến quang điện.
Nguyên tắc hoạt động: đo các giá trị b, h dưới tác dụng của hệ thấu kính của
cảm biến làm thay đổi năng lượng tia sáng qua tế bào quang học thành điện trở.
Trong quá trình may trên vải thường gặp các hiện tượng nhăn đường may. Các
nguyên nhân gây ra độ nhăn của vải bao gồm:
- Sức căng của chỉ may quá lớn gây ra độ co đường may.
- Vải dịch chuyển sau mỗi mũi may gây ra sự xê dịch giữa lớp vải trên và lớp
vải dưới.
Các hiện tượng này xảy ra đồng thời trong quá trình may tạo nên độ nhăn của
đường may.
Học viên: Nguyễn Văn Dung

14

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật


GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhăn đường may
Để sản phẩm may đạt chất lượng cao, cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây nhăn
đường may. Hiện tượng nhăn đường may có thể xuất hiện trong q trình may, hay
trong q trình sử dụng, sau khi giặt là sản phẩm. Đặc biệt nhăn hay xuất hiện nhiều
trong quá trình may nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Có nhiều yếu tố
ảnh hưởng đến nhăn đường may như loại sợi sử dụng cho vải, cấu trúc và tính chất
cơ vải, cấu trúc và tính chất cơ học của vải, ứng xuất của chỉ may, kỹ năng may, các
thông số công nghệ may như mật độ mũi may, lực nén chân vịt, sức căng chỉ, tốc độ
may và hình dạng chân vịt……Nhăn đường may có thể xuất hiện với đương may
trên mọi chất liệu. Có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến nhăn đường may theo
các nhóm sau:
- Nhóm các yếu tố về điều kiện may (thông số công nghệ may).
- Nhóm các yếu tố về chỉ may.
- Nhóm các yếu tố về thiết bị may.
- Nhóm các yếu tố về vải.
- Nhóm các yếu tố khác.
1.2.3.1. Ảnh hưởng của một số thông số may đến độ nhăn đường may
a. Mật độ may
Mật độ mũi may có ảnh hưởng trực tiếp lên độ nhăn do sức căng và nhăn, do
sự ép chặt cấu trúc. Nếu mật độ mũi may tăng cao, lượng chỉ dự trữ trong đường
may tăng lên làm giảm nguy cơ nhăn do sức căng. Trên các vải có ấu trúc ép chặt
nếu tăng mật độ mũi may sẽ làm tăng số sợi chỉ có trong cấu trúc vải trên một đơn
vị chiều dài đường may, điều này dẫn đến làm tăng mức độ ép chặt cấu trúc trong
vải sẽ dẫn đến nguy cơ làm tăng sự nhăn đường may. Khi đó cần dùng kim và chỉ
mảnh hơn để tránh nhăn đường may.
Nếu mật độ mũi may thấp ít gây nhăn đường may do cấu trúc ép chặt nhưng
nhăn do sức căng chỉ và ngược lại, mật độ mũi may cao làm nhăn nhiều do ép chặt
cấu trúc nhưng lại giảm nhăn do sức căng. Vải nhẹ cần cả hai loại nhăn trên. Vì vậy

nên cần cả chỉ, cỡ kim và mật độ mũi may.

Học viên: Nguyễn Văn Dung

15

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

b. Sức căng chỉ may
Nhăn do sức căng chỉ thường xảy ra trên các vải mỏng, nhẹ. Nguyên nhân
của quá trình này là do vải nhẹ bị đẩy sít lại gần nhau, co lại dưới sức căng chỉ. Vì
vậy nên giảm sức căng chỉ càng thấp càng tốt.
Mật độ mũi may cao cũng làm giảm sức căng chỉ. Việc điều chỉnh sức căng
chỉ phụ thuộc vào thành phần chỉ, chi số chỉ, số lớp vải trên đường may, độ dày,
….Để tránh nhăn do sức căng của chỉ nên kiểm tra và đặt sức căng chỉ dưới, chỉ
trên ở mức thấp nhất có thể với điều kiện mũi may cân bằng, đường may đảm bảo
độ bền không nhăn. Nên sử dụng chỉ đã được định hình và có chất lượng cao.
Sức căng của chỉ trên đường may mũi thoi 301 tác dụng lên vật liệu tại mỗi
mũi may tạo nên sức căng của chỉ trên và chỉ dưới. Sức căng của chỉ lớn nhất tại
thời điểm thít mũi may. Đối với từng loại chỉ khác nhau sức căng chỉ cũng khác
nhau. Vì vậy cần chọn chỉ trên và chỉ dưới cùng một loại tuỳ theo vật liệu.
Để đạt yêu cầu về độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm thì cần điều chỉnh
sức căng của chỉ trên và chỉ dưới phù hợp với mô đun đàn hồi , độ dày của vật liệu.
Chỉ trên


Chỉ dưới
-

Sức căng chỉ không đạt yêu cầu:

+ Chỉ trên căng quá so với chỉ dưới: `
Chỉ trên

Chỉ dưới
+ Chỉ dưới căng quá so với chỉ trên:
Chỉ trên

Chỉ dưới
Học viên: Nguyễn Văn Dung

16

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may


Luận văn Thạc sỹ kỹ thuật

GVHD:TS Nguyễn Minh Tuấn

c. Vận tốc may
Qua thực tế đã cho thấy nếu may với tốc độ 5000 vịng / phút, q trình hình
thành mũi may và hệ thống cấp vải có ảnh hưởng nhiều đến hình dạng đường may
trên vải nhẹ, có khi cịn xảy ra hiện tượng bỏ mũi. Với tốc độ may 3000 – 4000
vòng / phút là phù hợp nhất để đường may phẳng phiu. Tốc độ may cao hơn yêu cầu
lực nén chân vịt lớn hơn. Sự tăng sức căng chỉ kim cũng đồng thời làm tăng sự chênh

lệch giữa sức căng chỉ kim và chỉ suốt. Điều này cũng làm cho sự co và gợn sóng vải
trên đường may tăng. Nói chung nhăn đường may tăng lên khi tốc độ may tăng.
d. Hướng đường may
Đường may theo các hướng khác nhau trên vải có mức độ nhăn khơng giống
nhau. Nghiên cứu của G.Stylios và D.W.Lloyd cho thấy khi may nghiêng 15 độ so
với sợi dọc và sợi ngang trên các vải có cấu trúc chặt chẽ, độ nhăn đường may giảm
xuống. Các đường may theo hướng ngang ít nhăn hơn đường may theo hướng dọc.
e. Dạng mũi may
Dạng mũi may 300 được coi là phổ biến nhất. Trên mỗi loại đường may khác
nhau sẽ cho ta độ nhăn khác nhau., theo loại vải khác nhau.
g. Cấu trúc đường may
Cấu trúc đường may khác nhau cũng làm ảnh hưởng đến nhăn đường may.
Việc loại trừ các đường may diễu cũng làm giảm nhăn trên sản phẩm may nhưng
cũng bị ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm may.
1.2.3.2. Ảnh hưởng của vải và chỉ đến độ nhăn đường may
a. Chỉ may
Chỉ may cần được lựa chọn sao cho phù hợp với tính chất của vải. Thành
phần của chỉ khác nhau dẫn đến độ dãn của chỉ khác nhau, sức căng chỉ trong quá
trình may cũng khác nhau. Kết quả cho thấy vật liệu chỉ may và tính chất cơ lý của
chỉ có ảnh hưởng đáng kể tới độ nhăn đường may.
Độ dãn đứt và độ bền đứt của chỉ là những đặc tính quan trọng trong khi
may. Phương pháp xử lý hoàn tất cũng ảnh hưởng đến khả năng may của chỉ và
nhăn đường may.

Học viên: Nguyễn Văn Dung

17

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may



×